10/08/2010 10:20 (GMT+7)
Số lượt xem: 129377
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Xa Bát La Bà: Tên của một loài thần—Name of a spirit.

Xa Cách: Far—Separated—far-off.

Xa Cừ,硨磲, Musaragalva, or Musalagarbha (skt)—Một trong thất bảo—Mother-of-pearl, or coral, one of the saptaratna

** For more information, please see Thất Bảo.

Xa Di,奢彌, Sami (skt)—Tên của cây Câu Kỷ—A leguminous tree associated with Siva

Xa Đa,賒多, Santa (skt)—Pacified—At ease—Ceased—Dead—Liberated

Xa Đế,車帝, Tên của một hang động tại Ấn Độ trong thời Đức Phật còn tại thế—The name of a cave, said to be Sataparna, or Saptaparnaguha during the Buddha’s lifetime

Viễn Ly,遠離, Separated.

Xa Lìa Ba Pháp Chướng: To abandon the three things that hinder enlightenment.

Xa Lợi Da: Tên gọi nơi ở của các vị Bà La Môn—Name of the residence of Brahmins.

Xa Lợi Phất: Sarputra (skt)—See Xá Lợi Phất.

Xa Ma Địa: Samatha (skt)—Xá Ma Tha—Xa Ma Đà—Xá Ma Đà—Một trong bảy tên gọi của thiền định (thu nhiếp tâm vào một duyên, xa lìa mọi tán loạn; trong các cảnh nhiễm tịnh mà tâm không vọng duyên)—One of the seven names for dhyana.

1) Chỉ: Quiet.

2) Tịch tĩnh: Tranquility—Calmness of mind.

3) Năng diệt dục: Absence of passion—Rest—Peace—Power to end passions.

Xa Mặt Cách Lòng: Out of sight, out of mind.

Xa Mù: Very far—Very far away.

Xa Nặc,車匿, Chandaka (skt)—Channa (p)—


Người hầu cận của thái tử Sĩ Đạt Đa. Ông đã đánh xe đưa Thái tử Sĩ Đạt Đa rời cung điện trong đêm Ngài xuất gia, để vào rừng và bắt đầu cuộc sống không nhà để tìm phương cứu nhân loại. Sau nầy Xa Nặc cũng trở thành một đệ tử của Đức Phật. Tuy nhiên, trong Hội Nghị Kết Tập Kinh Điển lần thứ nhất, các Tỳ Kheo đã thông qua hình phạt cao nhất áp dụng cho Xa Nặc vì ông đã tỏ ra xem thường Tăng đoàn từ cao đến thấp và vô cùng ngạo mạn. Hình phạt áp dụng là sẽ bị cô lập hoàn toàn về mặt xã hội. Khi hình phạt được thông báo thì Xa Nặc đã tỏ ra hối hận, buồn phiền sâu sắc và đã sửa chữa hết mọi lỗi lầm của mình. Sau đó ông đã đắc quả A La Hán—Channa, the servant of Prince Siddhartha, the Buddha’s charioteer or driver, one who drove Prince Siddartha from his father’s palace into the forest on the night of his renunciation of the world, where he entered the homeless life to seek salvation for mankind. Chandaka later became a disciple of the Buddha. However, at the First Council, the ighest penalty was passed on him because he had slighted every member of the Order, high and low, and was arrogant in the extreme. The penelty imposed was complete social boycott. When the punishment was announced to Channa, he was seized with profound repentance and grief and was purged of all his weaknesses. Soon after that, he became an Arhat.

Xa Yết La,奢羯羅, Sakala (skt)—Kinh đô cổ của Takka của toàn vùng Punjab. Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, thì Xa Yết La là vùng bây giờ gọi là làng Sanga, vài dậm về phía tây nam Amritsar, nhưng điều nầy không chắc—The ancient capital of Takka and under Mihirakula of the whole Punjab; the Sagala of Ptolemy. According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Sakala is the place of present village of Sanga, a few miles south-west of Amritsar, but this is doubtful

Xá:

1) Nhà nhỏ hay chòi: A shelter—A cottage.

2) Từ được dùng để xưng hô “ của tôi” một cách khiêm nhường: A term of humility for “my.”

3) Trú ngụ: To lodge.

4) Xá bỏ: To let go—To relinquish.

Xá Chào Ai: To salute someone with joined hands.

Xá Chi,舍支, Sasa, Sasi, Sasin, Sakti (skt)

1) Thiết Thi: Sasi (skt).

· Theo Giáo Sư Soothill trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Thiết Thi (Sasa) là tên của một loài thỏ rừng (tiền thân của Đức Phật), đã quăng mình vào lửa, để làm thức ăn cứu vớt những người đang đói. Thỏ được Vua Trời Đế Thích đưa vào trung tâm của mặt trăng—According to Professor Soothill in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, sasa is a hare, which threw himself itself into the fire to save starving people. It was transferred by Indra to the center of the moon.

· Lực của khẩu và hành: The power of speech and action.

2) Xá Chi là vợ của một chư Thiên, có lẽ là của vua Trời Đế Thích: Sakti is the wife or female energy of a deity, maybe of Indra.

3) Xá Chi là bộ phận sinh dục của nữ phái: The female organ.

Xá Chi Bát Đê: Sacipati (skt)—See Thiên Đế Thích.

Xá Chỉ: Indra (skt)—Tên của hoàng hậu vợ vua Đế Thích—Name of Indra’s chief consort (wife).

Xá Di,舍夷, Sakya (skt)—Có lẽ đây là một trong năm họ của Đức Phật—Probably one of the five surnames of the Buddha

Xá Đa Đề Ba Ma Mâu Xá Nam: Sastadeva-manusyanam (skt)—Thiên Nhân Sư (bậc thầy của cõi trời và người), một trong mười danh hiệu của Phật—Teacher of gods and men, one of the ten titles of a Buddha.

** For more information, please see Thiên Nhân Sư.

Xá Đa Tỳ Sa,舍多毘沙, Satabhisa (skt)—Một chòm sao trong vùng sao Bảo Bình—A constellation in the Aquarius

Xá Đầu Gián,舍頭諫, Sardula-karna (skt)—Tên nguyên thủy của Ngài A Nan, được diễn dịch là “Lỗ tai cọp.”—The original name of Ananda, interpreted as “Tiger’s ears.

Xá La,舍羅, Sari or Sarika (skt)

1) Xá Lợi: Sari (skt)—See Xá Lợi.

2) Tên của loài chim “Bách Thiệt”: Name of a kind of bird.

3) Thẻ bài bằng tre để điểm danh chư Tăng trong tự viện: Bamboo or wooden tallies used in numbering monks in a monastery.

Xá La Bà Ca,舍羅婆迦, Sravaka (skt)

1) Đệ tử từng được nghe lời Phật dạy: A hearer, disciple, who has heard the voice of Buddha.

2) Những đệ tử từng theo bên Phật thì gọi là Đại Thanh Văn: All the personal disciples of sakyamuni, the chief disciples being called Mahasravakas.

3) Bậc Thánh quả thấp nhất, những bậc cao hơn gồm Bích Chi Phật, Bồ Tát, và Phật: The lowest degree of saintship, the other higher being Pratyeka-buddhas, bodhisattvas, and Buddhas—For more information, please see Thanh Văn and Sravaka.

Xá La Ma Nã,舍囉摩拏, Sramana (skt)—See Sa Môn in Vietnamese-English Section and Sramanera in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section

Xá Lặc,舍勒, Sataka (skt)—Xá Tra Ca—Quần áo mặc bên trong—An inner garment, or a skirt

Xá Lâu Già,舍樓伽, Saluka (skt)—Một loại thực phẩm lỏng làm bằng rễ sen—A kind of cooked liquid food made of lotus roots

Xá Lợi,舍利, Sari (skt)

XaloiPhat

Video Buddha Tooth

(A) Sari (skt)—Những tinh túy của các bậc chân tu. Theo kinh điển, sau khi hỏa thiêu, Phật đã để lại 84.000 viên xá lợi. Chúng trông giống như những viên ngọc thạch. Tùy theo nghiệp của mỗi người mà họ nhìn thấy xá lợi một cách khác nhau. Theo kinh điển thì trong quá khứ có rất nhiều vị giác ngộ đã để lại xá lợi. Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, xá lợi của Ngài được chia làm tám phần và giao cho tám vương quốc xây tháp thờ (Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, Đại Đức Ma Ha Ca Diếp từ núi Kỳ Xà Quật đến thành Câu Thi Na làm lễ trà tỳ tức là lễ hỏa táng cho Đức Phật. Sau khi hỏa táng xong, xá lợi của Phật được dòng Mạt La trong thành Câu Thi Na quản thủ phụng thờ, tuy nhiên, các vương quốc kế cận đem binh mã đến tranh giành, do đó mọi người đồng ý chia xá lợi của Ngài ra làm 8 phần)—Relics or remains—The Buddha’s or his disciples’ physical remains or relics—Objects left behind by Buddha or other enlightened beings. It comes from their merits and virtues in Cultivation of the Way. The sutra states (the Buddha left behind 84,000 relics) when the Budha was cremated, his body turned into 84,000 saris (relics). These are like gems and depending on each individual’s karma, everyone can look at the same Sari but see completely different things. According to the sutras, other enlightened high ranking monks of the past also left behind relics. After the Buddha’s nirvana, his relics were divided into eight parts and distributed to eight kingdoms.

1) Thành Câu Thi Na: Kusinaga.

2) Thành Ba bà: Pravari.

3) Thành Giá La: Carya.

4) Thành La Ma Già: Ramaya.

5) Thành Ca Tỳ La Vệ: Kapilavastu.

6) Thành Tỳ Lưu Đề: Virupaksa.

7) Thành Tỳ Xá Ly: Vaisali.

8) Xứ Ma Kiệt Đà: Magadha.

Xá Lợi (Chim): Egrets—Một loại cò trắng.

Xá Lợi Phất,舍利弗, Sariputra (skt)—Xa Lợi Phất—Xá Lợi Phất Đa—Xá Lợi Tứ—Xá Lợi Phú Đa La—Xá Lợi Bổ Đát La—Một trong mười đệ tử lớn của Phật, ông là bậc đệ nhứt trí tuệ trong số những đệ tử A La Hán của Phật. Ngài Xá Lợi Phất sanh tại vùng Nalandagrama, con của Sarika và Tisya, nên có tên gọi Xá Lợi Phất, lại được gọi theo tên cha là Ưu Bà Đề Xá. Ngài nổi tiếng về trí tuệ và đa văn. Ngài là vị thị giả đứng hầu bên phải Phật Thích Ca. Các môn đồ phái Vi Diệu Pháp thì cho rằng Ngài chính là sơ tổ của họ. Tên ngài nổi bật trong một số kinh điển Phật giáo. Người ta nói ngài thị tịch trước thầy là Phật Thích Ca. Ngài và Mục Kiền Liên là hai biểu tượng đứng bên cạnh Phật khi nhập niết bàn. Ngài thành Phật hiệu là Hoa Quang Như Lai ở cõi Ly Cấu Thế Giới (ngài Xá Lợi Phất nguyên là bạn của Mục Kiền Liên, cả hai là học giả của phái Lục Sư Ngoại Đạo, học vấn trí thức cao thâm được mọi người đương thời kính nể. Nhân tín phục giáo nghĩa của Đức Phật, hai ngài cùng đem 200 đệ tử đồng quy-y Phật, thọ giới xuất gia. Về sau hai Ngài phụ tá Đức Phật để tuyên giáo, công nghiệp hoằng hóa của hai ngài rất lớn đối với Phật giáo)—One of the ten major disciples of the Buddha, the foremost in wisdom among his Arhat disciples. He was born at Nalandagrama, the son of Sarika and Tisya, hence known as Upatisya; noted for his wisdom and learning; he is the right-hand attendant on Sakyamuni. The followers of the Abhidharma count him as their founder and other works are attributed, without evidence, to him. He figures prominently in certain sutras. He is said to have died before his Master; he is represented as standing with Maudgalyayana by the Buddha when entering nirvana. He is to appear as Padmaprabha Buddha

Xá Lợi Sa Bà: Sarsapa (skt).

1) Một hạt cải—A mustard seed.

2) Một đơn vị đo lường tương đương với một phần 10.816.000 do tuần: A unit which is equivalent to the 10,816,000th part of a yojana.

Xá Lợi Tháp,舍利塔, Sarira-stupa (skt)—Tháp đặt xá lợi của Đức Phật—A reliquary, or pagoda for a relic of Buddha

Xaloi

Xá Ma,舍摩, Sama (skt)

1) Yên tịnh: Calm—Quiet.

2) Một tên khác của cây Bồ Đề: Another name for the Bodhi-tree.

Xá Ma Đà: See Xá Ma.

Xá Ma Xa Na,舍磨奢那, Smasana (skt)

1) Nghĩa trang hay lò hỏa táng: A cemetery or crematorium.

2) Một ụ đá thấp để địa táng các nhà sư (trong những xứ ở phía Tây trung Quốc): A low mound of stone under which the remains of monks are buried in countries west of China.

Xá Na Thân,舍那身, Thân Phật Tỳ Lô Giá Na—The body or person of Vairocana

Xá Na Tôn Đặc: Locana (skt)—Thân tôn nghiêm đặc biệt của Đức Tỳ Lô Giá Na (vị giáo chủ của Kinh Hoa nghiêm)—The adorned person of Vairocana.

Xá Vệ,舍衛, S(h)ravasti—

Buddha Land Map


Xá Vệ, Shravasti—Xá Bà Đề—Thất La Phạt—Thất La Phạt Tất Để—Thi La Bạt Đề—Xả La Bà tất Đế Da—Xá Vệ mà nay là Saheth-Maheth ở Uttar Pradesh, kinh đô của vương quốc Kiều Tất La. Trong thời Đức Phật, Xá Vệ là tên của một vương quốc lớn ở Ấn Độ, vương quốc của vua Ba Tư Nặc, cha của Thái Tử Kỳ Đà. Người ta nói đây là thành phố nổi tiếng về người và vật (xứ văn vật hay xứ mà cái gì cũng có), một thành phố trong vương quốc cổ ở vùng bắc Ấn Độ, nam ngạn sông Hằng, khoảng 500 dậm về phía tây bắc của thành Ca Tỳ La Vệ, bây giờ là Rapetmapet, phía nam sông Rapti. Chính nơi đây, thương gia Cấp Cô Độc (Anathapindika) đã cho xây một tu viện lớn trong khu vườn mua lại của Thái Tử Kỳ Đà bằng số vàng với cái giá thần thoại để đón tiếp Đức Phật. Câu chuyện mua lấy khu vườn và dâng tặng cho Đức Phật là một đề tài được yêu chuộng trong nghệ thuật Phật giáo thời trước. Sau đó, nhiều đền đài và tu viện đã được xây dựng lên tại đây và nơi nầy vẫn tiếp tục là một trung tâm phồn thịnh của Phật giáo trong một thời gian dài. Người ta nói nước Xá Vệ nằm trong Vương Quốc Bắc Kiều Tất La, khác hẳn với Vương Quốc Nam Kiều Tất La. Nước Xá Vệ là một nơi an cư mà Đức Phật rất thích, trong đó có ngôi vườn Kỳ Thọ nổi tiếng—Sravasti, modern Saheth-Maheth in Uttar Pradesh, the capital of the ancient kingdom of Kosala. During the time of Sakyamuni Buddha, Sravasti was the name of a great kingdom in India, the kingdom of King Prasenajit, father of Prince Jeta. People said this was a city of famous things, or men, or the famous city; it was a city and ancient kingdom in northern India, on the southern bank of the Ganges River, about 500 miles northwest of Kapilavastu, now Rapetmapet, south of Rapti River. Even from the days of the Buddha, Sravasti was an active center of Buddhism and it was here that the merchant Anathapindika built a large monastery for the reception of the Master (in the garden of Prince Jeta, and was purchased at a fabulous price in gold). The story of its purchase and its eventual presentation to the Buddha was a favorite theme in early Buddhist art. In later times, shrines and monasteries arose on this sacred spot which continued to be a flourishing center of the Buddhist faith for a long time. It is said to have been in northern Kosala, distinct from the southern kingdom of that name. It was a favourite resort of Sakyamuni, the famous Jetavana being there

Xá Xá Ca,舍舍迦, Sasaka (skt)—A hare—A rabbit—See Xá Chi

Xà:

1) Âm thanh—Sounds.

2) Rắn: Sarpa (skt)—Snake—Serpent.

Xà Bà Lệ,闍婆隸, Jvala (skt)—Loại quỷ miệng phun ra lửa—Flame-mouth demon, a class of hungry ghost

Xà Da Bổ La,闍耶補羅, Jayapura (skt)—Theo Trung Anh Phật Học Từ Điển, Xà Da Bổ La, một thành phố cổ nằm trong khu Punjab, khoảng 30 dậm về phía tây bắc của Lahore—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Jayapura, an ancient city in the Punjab, probably the present Hasaurah, 30 miles north-west of Lahore

Xà Da Cúc Đa,闍耶毱多, Jayagupta (skt)—Thầy của ngài Huyền Trang tại thành Srughna—A teacher of Hsuan-Tsang in Srughna

Xà Da Nhân Đà La: Jayendra (skt)—Tự viện Xà Da Nhân Đà La ở Pravarasenapura, bây giờ là Srinagar, thuộc Kashmir—A monastery of Pravarasenapura, now Srinagar, Kashmir.

Xà Da Tể Na,闍耶宰那, Jayasena (skt)—Một học giả Phật giáo nổi tiếng về Kinh Vệ Đà, người miền tây Ấn Độ—A noted Buddhist scholar of the Vedas, a native of west India

Xà Dạ,闍夜, Jaya (skt)—Chế ngự, dấu hiệu của sự chế ngự—Conquering, a manual sign of overcoming

Xà Dạ Đa,闍夜多, Jayata (skt)—Vị tổ thứ 20 của Ấn Độ—The Indian twentieth patriarch—See Hai Mươi Tám Tổ Ấn Độ in Vietnamese-English Section

Xà Diễn Đế,闍演帝, Jayanta (skt)—Người chế ngự—Tên của Thần Siva và các vị Thần khác—Conqueror—Name of Siva and others

Xà Dược,蛇藥, Xà dược hay thuốc rắn là tên của tự viện Sarpausadhi ở Udyana, nơi mà trong một tiền kiếp Đức Phật Thích Ca đã hóa ra một con rắn lớn, bố thí thịt để cứu những người đang chết đói—Snake-medicine, name of the Sarpausadhi monastery in Udyana, where Sakyamuni in a former incarnation appeared as an immense snake, and by giving his flesh saved the starving people from death

Xà Đa Già,闍多伽, Jataka (skt)—Xà Đà—Xà Đà Ca—Xà Đà Già—Kinh Bản Nguyên—Kinh Bản Khởi—Kinh Bản Sanh, gồm những câu chuyện nói về tiền thân của chư Phật và chư Bồ Tát (thụ sinh thành vô số thân hình, sắc tướng để hành Bồ Tát Đạo. Đây là một trong 12 bộ kinh)—Stories of previous incarnations of Buddhas and Bodhisattvas

Xà Đà Già,闍陀伽, Jataka (skt)—See Xà Đa Già

Xà Đề,闍提, Jati (skt)

1) Sanh—Birth—Production.

2) Tên của một vài loại thảo mộc: Name of several plants, e.g. marigold.

Xà Đề Thủ Na,闍提首那, Jatisena (skt)—Tên của một vị Bà La Môn, một nhà thông thái được Phật nói đến trong Kinh Niết Bàn, người đã chịu quy-y Phật sau khi nghe Phật thuyết giảng—Name of a Brahman, an ancient sage mentioned in the Nirvana Sutra, who converted to Buddhism after hearing a preaching from the Buddha

Xà Đề Xà La,闍提闍羅, Jatijara (skt)—Sanh và lão—Birth and decrepitude (aging)

Xà Hành:

1) Đi như rắn đi bằng bụng: To crawl, to go on the belly.

2) Đức Phật nói về những Tỳ Kheo có “Xà Hành” pháp—The Buddha talked about those Bhiksus who crawl or go on the belly as follow:

· Sát sanh, tay thường dấy máu: Killing beings with their bloody hands.

· Hành thập ác: Practice ten evil deeds or actions—See Thập Ác.

· Thân Xà Hành: Practice evil actions.

· Khẩu Xà Hành: Speak evil words.

· Ý Xà Hành: Their mind always bears evil thoughts.

Xà La: Jhapita (skt)—Trà Tỳ—A monk’s funeral pyre.

Xà Lạn Đạt Na: Jalandhara (skt)—Vương quốc và thành phố cổ trong khu vực Punjab, bay giờ là Jalandar—An ancient kingdom and city in the Punjab, the present Jalandar.

Xà Lâu,闍樓, Jarayu (skt)—Nhau của thai nhi—A placenta—An after-birth

Xà Lê,闍梨, Acarya (skt)—See Acarya in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section

Xà Lợi,闍利, Jala (skt)—Nước—Water

Xà Na Da Xá,闍那耶舍, Jnanayasas (skt)—Người xứ Ma Kiệt Đà, là thầy của Da Xá Quật Đa và Xà Na Quật Đa. Ông đã cùng với một nhà sư khác dịch sáu bộ kinh sang Hán văn—A native of Magadha, teacher of Yasogupta and Jnanagupta, co-translator of six works, A.D. 564-572.

Xà Na Quật Đa,闍那崛多, Jnanagupta (skt)—Một vị sư người xứ Kiện Đà La, miền bắc Ấn Độ, người đã dịch 43 bộ kinh sang chữ Hán vào khoảng những năm 561-592 sau Tây Lịch (một vị Tỳ Kheo đời Trần Tùy, người vùng bắc Ấn Độ)—A native of Gabdhara, translated forty-three works into Chinese A.D. 561-592

Xà Phạ La: Jvala (skt)—Quang minh hay ánh sáng (còn có nghĩa là vô tướng bất sinh)—Shining—Light.

Xà Quật Sơn,闍崛山, Grdhrakuta (skt)—Vulture Peak—See Grdhrakuta in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section

Xà Thằng Ma,蛇繩麻, Cái mà ta tưởng là rắn chỉ là một sợi dây thừng, kỳ thật khi đã biết ra thì mới biết thực tướng của dây thừng chỉ là những sợi đay mà thôi—The seeming snake, which is only a rope, and in reality hemp.

Xà Thằng Ma Dụ: Thí dụ về sự lầm tưởng sợi dây là con rắn—The parable of the seeming snake—See Xà Thằng Ma.

Xà Thế,闍世, See Ajatasatru in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section

Xà Tón: See Xvay Ton in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Xà Túc,蛇足, Chân rắn, ý nói về chuyện không tưởng như lông rùa sừng thỏ vậy—Snake’s legs, i.e. the non-existent, e.g. the turtle’s hairs or the rabbit horns

Xà Tỳ: Jhapita (skt)—Trà Tỳ—Burial and cremation.

Xà Vương,闍王, Ajatasatru (skt)—A Xà Thế—See Ajatasatru in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section

Xà Y Na,闍伊那, Jaina (skt)—Kỳ Na Giáo được sáng lập bởi Ni Kiền Đà Nhã Tử, một người cùng thời với Đức Phật Thích Ca (kỳ thật giáo phái nầy ra đời sớm hơn đạo Phật một chút. Lý tưởng của giáo phái nầy giống như Phật giáo ở chỗ bác bỏ quyền uy của Phệ Đà và bốn giai cấp của xã hội Ấn Độ thời bấy giờ)—The Jains, founded by Jnatrputra, a contemporary of Sakyamuni

Xà Y Na Giáo: Jain (skt)—See Xà Y Na.

Xả: Upeksa (skt).

1) Còn gọi là Một Xa, nội tâm bình đẳng và không có chấp trước, một trong những đức tính chính của Phật giáo, xả bỏ sẽ đưa đến trạng thái hửng hờ trước những vui khổ hay độc lập với cả hai thứ nầy. Xả được định nghĩa là tâm bình đẳng, như không phân biệt trước người vật, kỷ bỉ; xả bỏ thế giới vạn hữu, không còn bị phiền não và dục vọng trói buộc. Xả là một trong thất giác phần hay thất bồ đề phần. Đức Phật dạy: “Muốn được vào trong cảnh giới giải thoát thậm thâm của các bậc Bồ Tát, Phật tử trước hết cần phải xả bỏ tất cả dục lạc của ngũ dục của phàm phu—Self-sacrifice—Neglect—Abnegationt—Indifference—Abandoning—Relinquish—Renounce—Equanimity—To let go—Neutral feeling. One of the chief Buddhist virtues, that of renunciation, leading to a state of iddifference without pleasure or pain, or independence of both. It is defined as the mind in equilibrium, i.e. above the distinction of things or persons, of self or others; indifferent, having abandoned the world and all things, and having no affections or desirs. Upeksa is one of the seven Bodhyangas. The Buddha taught: “If one wishes to penetrate into the profound realm of liberation of the Maha-Bodhisattvas, Buddhists must first be able to let go of all of the five desires of ordinary people.”—See Thất Bồ Đề Phần.

Xả Gia Khí Dục,捨家棄欲, Ly gia cắt dục để trở thành một vị Tăng—To leave home and cast off desires, i.e. to become a monk

Xả Giác Phần: Upeksa-bodhyanga (skt)—Abandonment—Xả giác phần còn là một trong những cửa ngõ quan trọng đi vào đại giác, vì nhờ đó mà chúng ta có thể từ bỏ ngũ dục—Abandonment is one of the most important entrances to the great enlightenment; for with it, we can turn away from the five desires.

** For more information, please see Thất Bồ Đề Phần in Vietnamese-English Section.

Xả La Phạn: Sarava (skt)—Bình sứ—A shard—An earthernware vessel.

Xả Nhất Thiết Công Dụng Hành: Sarvabhogavigata (skt)—Xả bỏ hết mọi công việc có tính cách dụng công—Discarding all effortful works.

Xả Niệm Thanh Tịnh Địa,捨念淸淨地, Địa thứ năm trong cửu địa tam giới trong đệ tứ Thiền thiên—The Pure Land or heaven free from thinking, the fifth of the nine Brahmalokas in the fourth dhyana region

Xả Tâm,捨心, Tâm vứt bỏ tất cả, không vướng mắc, một trong tứ vô lượng tâm—The mind of renunciation, one of the four immeasurable minds—See Tứ Vô Lượng Tâm

Video Tu Vo Luong Tam (Thich Nhat Tu)

Xả Thân,捨身, Hoặc như báo ân mà đốt cánh tay, đốt thân thể, hoặc vì bố thí mà cắt thịt xả thân—To sacrifice one’s life—Bodily sacrifice, e.g. by burning or cutting off a limb, etc

Xả Thọ,捨受, Một trong năm trạng thái cảm thọ, trạng thái trong đó con người đã xả bỏ sự đớn đau cũng như lạc thú—One of the five vedanas or sensations, the state in which one has abandon both pain and pleasure—The state of renunciation or indifference to sensation—See Vô Khổ Vô Lạc Thọ, and Ngũ Thọï

Xả Vô Lượng Tâm,捨無量心, Upeksa (skt)—Hoàn toàn xả bỏ, một trong tứ vô lượng tâm của chư Phật—Complete abandonment, or absolute indifference (renunciation of the mental faculties), one of the four forms of unlimited, or unsparing mind of all Buddhas—Limitless indifference—Giving up all things—See Tứ Vô Lượng Tâm.

Xã Đắc Ca,社得迦, Jataka (skt)—Bản Sanh Kinh nói về tiền thân của chư Phật và chư Bồ Tát (một trong 12 bộ Kinh Phật)—Previous births or incarnations, especially of Buddhas or Bodhisattvas

Xã Đắc Ca Ma La,社得迦摩羅, Jatakamala (skt)—Bản Sanh Man, hay tên của các bài tán tụng (tập hợp các chuyện về sự tu khổ hạnh của Đức Phật)—A garland of incarnation stories in verse

Xã Già,社伽, Jagat (skt)—Tất cả chúng sanh—All the living

Xảo Diệu Trí,巧妙智,

1) Trí thông minh khéo léo: A skillful mind.

2) Trí Huệ Phật: The Buddha’s wisdom—See Nhất Thiết Trí Trí.

Xảo Minh,巧明, Silpasthana-vidya (skt)—See Công Xảo Minh

Xảo Trí Tuệ,巧智慧, The Buddha’s wisdom—See Nhất Thiết trí Trí.

Xí Thạnh Quang Phật: Tên của một vị Phật nổi tiếng phóng quang rực rỡ từ mỗi lổ chân lông—Name of a Buddha, noted for effulgence, light streaming from every pore.

Xí Xá Khâm Bà La: Kesakambala (skt).

1) Phát y: Áo tóc—A hair garment or covering.

2) Tên của vị ngoại đạo thứ năm trong mười vị ngoại đạo tại Ấn Độ: Name of the fifth of the ten heretical Indian schools.

Xích Bạch Nhị Đế,赤白二渧, Hai giọt tinh túy xích đế (máu huyết của mẹ) và bạch đế (tinh của cha) hòa hợp lại với nhau thành thai—The drops of red and white, i.e. female and male sperm which unite in conception

Xích Chân: See Xích (5).

Xích Châu,赤珠, Red pearls

Xích Đế: Fire god.

Xích Lại: See Xích (3).

Xích Mai Đàn,赤梅檀, Một loại cây dùng làm nhang—A tree used for incense

Xích Mích: Petty quarrel—Bickering Disagreement.

Xích Ngạc Nhai Na: Chagayana (skt)—Một tỉnh và thành phố cổ của xứ Tukhara, bây giờ là Chaganian—An ancient province and city of Tukhara, the present Chaganian.

Xích Nhãn,赤眼, Mắt đỏ như rùa—The red-eye, i.e. a turtle

Xích Nhục Đoàn,赤肉團, Một khối thịt đỏ hay quả tim—The red flesh lump, the heart

Xích Quỷ,赤鬼, Quỷ đỏ trong địa ngục, có con đầu bò, có con đầu ngựa—The red demons of purgatory, one with the head of a bull, another with that of a horse, etc

Xích Ra: To move aside.

Xích Sắc Xích Quang,赤色赤光, red colored red light

Xích Sắt: Chain of iron.

Xích Tâm: Red mind—The state of sincerity—The mind as it is—Loyalty—Faithfulness.

Xích Thằng: Red thread—Bond of marriage.

Xích Tư Tỳ Bà Sa: Buddhayasas (skt)—Phật Đà Da Xá, vị sư râu đỏ đến Trung Quốc từ xứ Thiên Trúc vào khoảng năm 407 sau Tây Lịch—The red-moustached or bearded Vibhasa, a name for Buddhayasas, came to China around 407 A.D.

Xiển Đà,闡陀, Chandaka (skt)—See Xa Nặc in Vietnamese-English Section

Xiển Đề,闡提, Phế bỏ Phật pháp—Abandon Buddha-truth

Xiển Đề Tỳ Kheo: Vị Tỳ Kheo không chịu vào Niết Bàn mà ở lại trần thế để tế độ chúng sanh—Bhiksus who refuse to enter upon their Buddhahood in order to save all beings

Đoan Chánh,端正, See Xinh

Xu Yếu,樞要, Nguyên tắc—The pivot—Principles

Xú:

1) Mùi hôi thối: Stink—Stinking—Smell.

2) Xấu xa—Ugly—Disgraceful—Shameful.

Xú Khẩu Quỷ,臭口鬼, Loại quỷ hơi thở và đầu tóc xuất ra mùi hôi thối—Demons with stinking breath, or hair

Xú Mục Thiên Vương: Virupaksa (skt)—See Quảng Mục Thiên Vương.

Xú Ngạ Quỷ: See Phú Đơn Na in Vietnamese-English Section.

Xua Đuổi: To get rid of someone—To drive away someone—To put away from the mind (something).

Xuất Diệu Kinh,出曜經, Avadanas (skt)—A Ba Đà Na—Kinh nói về những chuyện đáng nhớ; phần thứ sáu trong 12 phần của kinh điển, chọn lấy yếu nghĩa của các kinh, để diễn thuyết phô bày cho người sau—Stories of memorable deeds; the sixth of the twelve sections of the canon, consisting of parables of comparisons.

Xuất Đạo,出道, Xuất Gia—To leave the world and enter the nirvana way

** For more information, please see Xuất Gia.

Xuất Đầu Lộ Diện: To make one’s appearance.

Xuất Định,出定, Ra khỏi trạng thái “Thiền Định”—To come out of the stage of dhyana (deep meditation)—To exit (emerge) from meditation

Xuất Đội,出隊, Khả năng vượt trội hơn đại chúng—Outstanding—Of outstanding ability—Egregious—Standing forth.

Xuất Đội Ca Để: Tháng cuối cùng trong mùa an cư kiết hạ, Tăng chúng công bố phân phát ‘công đức y’ trước khi ra khỏi đội ngũ của đại chúng—The public announcement of distribution of the kathina garment (công đức y) in the last month of the rainy season, i.e. of the coming forth of the monks from their retreat.

Xuất Gia,出家, Pravraj (skt)

Video Dong Co va Ban Chat Xuat Gia (Thich Nhat Tu)

(I) Nghĩa của “Xuất Gia”—The meanings of Pravraj—“Xuất gia” có nghĩa là từ bỏ gia đình để gia nhập giáo đoàn và trở thành Tăng sĩ, đối lại với “tại gia” có nghĩa là cư sĩ còn ở tại gia đình—Leaving Home—Renunciation—Ordination—To leave home and family or to get out of a family and to become a monk or a nun—To leave one’s home and family in order to join the Buddhist community to become a monk or nun, in contrast with “staying home” which means the life of a layman—To enter monkhood (monastic life or the order)—Ordination in Buddhism is initiation into the Buddhist Order (Sangha) in the presence of witnesses and self-dedication to monastic life.

Xuất Gia Nhân: Người đã từ bỏ gia đình để trở thành Tăng sĩ hay Ni cô. Có sáu loại xuất gia—One who has left home and become a monk or a nun. There are six kinds of monks or nuns:

1) Thân xuất gia: One who physically leaves home, but spirit remains with wife and family.

2) Thân Xuất gia, Tâm tại gia: One who physically leaves home, but in spirit remains with wife and family

3) Tâm xuất gia: One who leave home in spirit and conduct.

4) Thân tại gia, tâm xuất gia: One who physically remains at home, but whose spirit goes forth.

5) Thân tâm đều xuất gia: One who leave home body and spirit.

6) Thân tâm đều tại gia: One who, body and mind, refuses to leave home.

Xuất Gia Nhập Đạo: To leave home and enter the Way.

Xuất Gia Nhựt: The day of renunciation.

Xuất Giả Hành: Bồ Tát khởi ý giả quán mà nhận sai biệt tướng, để giáo hóa làm lợi ích cho chúng sanh—A bodhisattva’s entry into time and space, or the phenomenal, for the sake of saving others.

Xuất Hành: To go out.

Xuất Hiện,出現,

1) To appear—To become visible—To come into sight—To manifest—To reveal.

2) Chư Phật vì đại sự nhân duyên mà hiện ra nơi đời hay là ‘hóa thân’ của Phật nơi đời—To be manifested—To appear (as does a Buddha’s temporary body or nirmanakaya).

3) Ưu Đà Di: Udayi (skt)—Ưu Đà Di, một trong những đệ tử của Phật mà sau nầy sẽ tái sanh làm Phổ Minh Như Lai—A disciple of Buddha to be reborn as Samantaprabhasa.

4) Con trai của vua A Xà Thế: A son of Ajatasatru.

Xuất Tuệ,出慧, Diệu huệ đưa chúng sanh ra khỏi luân hồi sanh tử—The wisdom of leaving mortality, or reincarnations—The wisdom of leaving the world

Xuất Kỳ,出期, Kỳ hạn ra khỏi nỗi khổ đau của luân hồi sanh tử—The going forth period, i.e. from the suffering of mortality; the appointed time of going forth; the period of setting forth

Xuất Kỳ Bất Ý: Unexpectedly—Suddenly.

Xuất Lệnh: To issue an order.

Xuất Ly,出離, Ra khỏi sanh tử—To leave—To come out from

Xuất Ly Phiền Não,出離煩惱, Ra khỏi dục vọng phiền não, chứng nhập Niết Bàn—To leave the passions and delusions of life—Nirvana

Xuất Phàm: Transcendent—Excelling—Outstanding.

Xuất Phát: To start—To originate.

Xuất Phật thân huyết: Làm chảy máu thân Phật, một trong ngũ nghịch—To shed a Buddha’s blood, one of the five grave sins.

Xuất Sanh,出生,

1) Sanh ra: To be born—To produce.

2) Xuất chúng sanh phạn (cơm gạo hay thực phẩm của tự viện): Monastic food.

3) Xuất Phạn Sinh Phạn: Lấy ra một phần cơm trong bữa ăn để thí thực cho chúng sanh trong bữa ăn—Superior as bestowed in alms.

Xuất Thánh,出聖, The surpassing sacred truth, or the sacred immortal truth

Xuất Thế,出世, To leave the world—Beyond or outside this world—not of this world—Of nirvana character—To transcend the secular world—To manifest oneself in the world (sự xuất hiện của Đức Phật nơi đời)

Xuất Thế Bộ,出世部, Xuất Thế Gian Thuyết Bộ—Xuất Thế Gian Thuyết Ngữ Ngôn Bộ—Lokottaravadinah (skt)—Một trong mưới tám tông phái Tiểu Thừa—An offshoot of the Mahasanghikah division of the eighteen Hinayana schools; the tenets of the schools are unknown, but the name as implied by the Chinese translation, suggests if not the idea of Adi-Buddha, yet that of supra-mundane nature

Xuất Thế Bổn Hoài: Bổn ý xuất thế của Phật nơi cõi Ta Bà—The aim cherished by the Buddha in appearing in the world.

Xuất Thế Đại Sự,出世大事, Đại sự nhơn duyên mà Đức Phật đản sanh nơi đời—The great work of the Buddha’s appearing, or for which he appeared

Xuất Thế Gian,出世間, Đi ra ngoài vòng sinh tử của cõi Ta bà—To go out of the world—The supramundane—The spiritual world

Xuất Thế Gian Đàn: Supramundane dana.

Xuất Thế Gian Đạo,出世間道, Xuất thế gian pháp—Pháp môn ra khỏi thế gian; pháp môn giác ngộ—The way of leaving the world—The way of enlightenment—The spiritual law

Xuất Thế Gian Giáo: The teaching of Buddha-truth of other worldly happiness in escaping from mortality.

Xuất Thế Gian Pháp,出世間法, See Xuất thế gian đạo

Xuất Thế Gian Thừa: The Vehicle or teaching for the attainment in lives outside this world, in contrast with the ordinary vehicle or teaching for the attainment of good fruit in the present life (Thế gian thừa).

Xuất Thế Gian Thượng Thượng Trí: Jnanam-lokottaratam (skt)—Supreme supra-worldly knowledge—Xuất thế gian thượng thượng trí là Như Lai trí thanh tịnh có được trong sự nhận biết về nhẫn, tịch tịnh tuyệt vời, và nó tạo ra ý nghĩa tuyệt vời nhất vượt khỏi mọi hành động—Supreme supra-worldly knowledge is the Tathagata-knowledge which is obtained in the Kshanti, tranquil and most excellent, and it gives birth to the most excellent meaning which transcends all doings.

Xuất Thế Gian Trí,出世間智, Jnanam-lokottaram (skt)—Supra-mundane, or spiritual wisdom, or Super-worldly knowledge

Xuất Thế Nghiệp,出世業, Nghiệp của người đã xuất thế gian (Tăng Sĩ)—The work or position of one who has quitted the world—The work or position of a monk

Xuất Thế Pháp,出世法, Pháp xuất thế gian (thực hành pháp nầy sẽ ra khỏi vòng luân hồi sanh tử)—Supramundane dharmas

Xuất Thế Phục,出世服, Y phục của người tu xuất thế—The garment of one who has left the world

Xuất Thế Quả,出世果, Nhờ công hạnh xuất thế tu hành mà đắc quả Niết Bàn—The fruit of leaving the world—The result in another world—Nirvana

Xuất Thế Tâm,出世心, Vô Lậu Tâm hay tâm Niết Bàn—The nirvana, or other world-mind

Xuất Thế Thuyết Bộ,出世說部, See Xuất Thế Bộ

Xuất Thế Xá,出世舍, Nơi cư ngụ của người xuất thế (tịnh xá)—An abode away from the world—A monastery—A hermitage

Xuất Thể,出體, Xuất thể của các pháp—To put forth (come out) a body—External—The components of a thing or matter

Xuất Trần,出塵, To leave the dusty world of passion and delusion

Xuất Trận,出陣, To stand out from the class or rank (i.e. to ask a question)

Xuất Triền: Rời bỏ những phiền trược của trần thế—To leave the dusty world of passion and delusion.

Xuất Triền Chân Như,出纏眞如, Chân như không phiền trược, đối nghĩa lại với tại triền chân như—The unfettered or free bhutatathata, as contrast with fettered bhutatathata (Tại triền chân như)

** For more information, please see Nhị Chân Như (D).

Xuất Trình: To show—To produce—To exhibit (one’s passport).

Xuất Tuệ,出慧, Diệu Tuệ đưa chúng sanh ra khỏi vòng luân hồi sanh tử—The wisdom of leaving mortality, or reincarnations—The wisdom of leaving the world

Xuất Tức,出息, Thở ra—Xuất Tức Bất Trì Nhập—(Phật dạy, ‘hơi thở ra chẳng bảo đảm được hơi thở vào,’ nên cố mà tu mau kẻo trễ)—To breath out (the Buddha taught, ‘there is no certainty that we will have a breath-in after the breath-out or breathing-out not waiting for breathing-in or we can be breathless at any time,’ so we should take advantage of any time we have to cultivate)

Xuất Xuất Thế Gian,出出世間, Vượt qua thế gian pháp, hay ở trên địa thứ tám của Thập Địa—Surpassing the supra-mundane, the stage of bodhisattvahood above the eighth ground—See Thập Địa Bồ Tát.

Tư Tấn,資訊, Origin

Xúc:

1) Múc (đồ ăn): To scoop up—To get out with a spoon or bowl.

2) Tiếp xúc: Sparsa (skt)—Tát Ba La Sa—Một trong lục trần, cũng là một trong 12 nhân duyên—Contact—Touch—To strike against—Collision—The quality of tangibility, feeling and sensation, one of the six gunas or objects, one of the twelve nidanas.

3) Xúc: Phassa (p)—Theo Vi Diệu Pháp của Tỳ Kheo Bồ Đề, từ “Phassa” lấy từ động từ “phusati,” có nghĩa là xúc chạm; tuy nhiên, không nên hiểu chỉ là sự xúc chạm vật lý suông vào một vật thể hay thân. Xúc còn phải được hiểu như là một yếu tố tinh thần—The wood “phassa” is derived from the verb “phusati,” meaning “to touch,” however, contact should not be understood as the mere physical impact of the object on the bodily faculty. It is, rather, the mental factor by which consciousness mentally touches th object that has appeared, thereby initiating the entire cognitive event.

Xúc Cảnh,觸境, To be moved at the sight (scenery)

Xúc Chỉ,觸指, Ngón tay thứ tư và thứ năm (ngón đeo nhẫn và ngón út), theo phong tục Ấn Độ, là những ngón dùng để rửa rái sau khi đi vệ sinh, vì vậy hai ngón nầy được xem như bất tịnh, không được chạm vào thức ăn—The fourth and fifth fingers of the left hand, which in Indian custom, are used at stool, the unclean fingers (not to be used to pick up or to prepare food)

Xúc Chung,觸鐘, Đánh chuông (loại chuông lớn)—To strike a bell

Xúc Dục,觸欲, Một trong ngũ dục, dục vọng dấy lên từ sự xúc chạm (thân thể trai gái tiếp xúc đụng chạm với nhau một cách cố ý và vui thích, khiến dấy lên trong người lòng ham muốn tình dục)—Desire awakened by touch, one of the five kinds of desire

**For more information, please see Ngũ Dục.

Xúc Độc,觸毒, Sự độc hại của xúc chạm, từ ám chỉ đàn bà—The poison of touch, a term applied to woman

Xúc Động: To be moved (touched—affected).

Xúc Giác: Tactile or touch sensation.

Xúc Kim Cang: See Bất Tịnh Phẫn Nộ.

Xúc Lạc: Sự vui thích trong khi đụng chạm nhau (thân thể trai gái tiếp xúc đụng chạm với nhau mà sanh ra cảm giác vui thích khoái lạc)—The pleasure produced by touch.

Xúc Lễ,觸禮, Phủ phục đầu lên ghế hay xuống ngạch cửa, để tỏ lòng tôn kính—To prostrate one’s head to a stool, or footstool, in reverence.

Xúc Nhân,觸因, Nhân gây ra bởi sự xúc chạm—Touch, or sensation cause

Xúc Phạm: To give offence to someone—To offend.

Xúc Phạm Danh Dự Của Ai: To wound someone’s honour.

Xúc Thực,觸食, Một trong bốn loại thực phẩm. One of the four nutriments or four kinds of food

a) Đồ ăn bất tịnh vì bị tay chân chạm vào: Food made unclean by being touched, or handled; any food soiled, or unclean.

b) Cảm xúc vui sướng làm cho mình no như đã ăn rồi (nghe hát, xem kịch, v. làm cho thân tâm thoải mái vui sướng): The food of sensation, or imagination, mentally conceived.

**For more information, please see Tứ Thực.

Xúc Tiến: To push on.

Xúc Trần,觸塵, Phassarammana (p)—The tactile object—Một trong lục trần, thân căn tiếp xúc với cảnh (trần), làm huyễn hoặc ý thức của con người đến mức làm nhơ bẩn cả chân tính (trần)—The medium or quality of touch, one of the six gunas

Xúc Uế,觸穢, Chạm vào vật bất tịnh và trở thành bất tịnh—To touch anything unclean and become unclean

Xuy Mao,吹毛, Kiếm “Xuy Mao” có thể chẻ đôi một chiếc lông đang rơi—Name of a sharp sword, that would sever a falling feather

Xuy Pháp Loa,吹法螺, Thổi loa pháp. Ví việc Phật thuyết pháp như thổi tù và hiệu lệnh cho ba quân vậy—The blow the conch of the Law, the Buddha’s teaching.

Xuy Quang,吹光, To blow out a light.—A blown-out light

Xuyên:

1) Con suối: A stream—A mountain stream.

2) Tỉnh Tứ Xuyên: Ssu-Ch’uan province in China.

3) Mặc (quần áo): To wear.

4) Xuyên qua (dùi): To bore—To pierce—To thread.

Xuyên Nhĩ Khách: Một từ mà người Trung Hoa dùng để gọi Tổ Bồ Đề Đạt Ma—A term which Chinese used to call Bodhidharma—See Xuyên Nhĩ Tăng.

Xuyên Nhĩ Tăng,穿耳僧, Sư Tăng Ấn Độ phần nhiều đeo vòng nơi tai. Tổ Bồ Đề Đạt Ma được người Trung Hoa gọi là Xuyên Nhĩ Khách—Pierce-ear monks, many of the Indian monks wore ear-rings. Bodhidharma was called (by the Chinese) the ear-pierced guest

Xuyên Thí Ngạ Quỷ,川施餓鬼, Cúng thí những ngạ quỷ chết đuối nơi thác ghềnh—Making offerings at the streams to the hungry ghosts of the drowned

Xuyên Tỉnh Tầm Thủy: Khoan giếng tìm nước, nước từ từ được phát hiện, cũng giống như người ta từ từ tìm ra được Phật tánh của mình—To bore a well and gradually discover water, likened to the gradual discovery of the Buddha-nature .

Xứ Bất Thoái,處不退, Nơi không còn thoái lui trở lại nữa—Not to fall away from the status attained

Xưng Danh,稱名,

1) Niệm hồng danh một vị Phật, đặc biệt là Phật A Di Đà: To invoke the Buddha’s name, especially that of Amitabha.

2) Tự nói tên mình ra: To say one’s name.

Xưng Danh Chánh Hành: Còn gọi là Chánh Ngữ Hành—See Bát Chánh Đạo (3).

Xưng Danh Tạp Hành: Tín ngưỡng nhiều vị Phật thay vì chỉ trung thành với Đức Phật A Di Đà, nghĩa là không chuyên tụng niệm danh hiệu Đức A Di Đà, mà niệm hồng danh chư Phật, chư Bồ Tát, và ngay cả chư tổ sáng lập ra các tông phái—To worship a variety of Buddhas, etc., instead of cleaving to Amitabha alone.

Xưng Phật,稱佛, Niệm hồng danh một vị Phật—To invoke a Buddha

Xưng Tán,稱讚, To praise

Xưng Ý Hoa,稱意華, Còn gọi là hoa “đẹp ý,” được Sir Aurel Stein cho rằng đây là loại “đại hoàng” dại (loại hoa đẹp ý, còn gọi là Tu Mạn Na hay Tu Mạt Na, có nghĩa là thiện nhiếp ý hay hoa “đẹp ý,” màu vàng trắng, hương rất thơm, cây không lớn, cao khoảng dưới mười bộ Anh, tàn lá xòe ra như cái lọng)—The soma plant, suggested by Sir Aurel Stein as possibly wild rhubarb

Xứng: Correspondent to (with)—Commensurate with—Suitable.

Xứng Hợp: To be suitable.

Xứng Pháp Hạnh: Hạnh nầy được áp dụng cho cả Tịnh Độ lẫn Thiền Tông—True Thusness Dharma—The practice being in accord with the Dharma. This practice is applied in both the Pure Land and the Zen sects:

1) Tịnh Độ Xứng Pháp: Tâm của hành giả Tịnh Độ phải luôn tập trung vào lục tự Di Đà—True Thusness Dharma for the Pure Land. Practitioners’ mind should always focus on the words “Amitabha Buddha.”

2) Thiền Tông Xứng Pháp: Tâm của hành giả nhà Thiền lúc nào cũng như tâm Phật, từ đi, đứng, nằm, ngồi, không rời chánh niệm. Hành giả dù chỉ rời chánh niệm một chốc, thì chốc ấy người nầy chẳng khác một thây ma—True Thusness Dharma for the Zen—Zen cultivators’ mind should always be in accord with the Thusness, whether they are walking, standing, reclining, or sitting, without leaving the “Mindfulness.”

Xướng Danh,唱名,

1) Kêu tên—To call on, or to cry out, the name.

2) Niệm hồng danh của Phật: To call on the name of Buddha.

Xướng Đạo,唱導, Thuyết pháp và dẫn dắt chúng sanh—To preach to people and lead them to conversion

Xướng Đạo Sư,唱道師,

1) Người thuyết pháp: A preacher.

2) Vị Tăng thủ tòa trong pháp hội: Vị nầy xướng đọc kinh văn để dẫn chúng trong các buổi lễ—The president of a monastic assembly.

Xướng Họa: Unison.

Xướng Hồng Danh Chư Phật: To call on the names of the Buddhas.

Xướng Khởi: To take the initiative in doing something.

Xướng Lễ,唱禮, Biểu bạch trong pháp hội (các sư đăng lễ đàn xướng đọc bài văn ngũ hối, ngũ đại nguyện)—To announce the ceremonial duty

Xướng Nghị: To propose.

Xướng Thực,唱食, Chúc phúc cho chúng sanh trong các bữa ăn—To give the blessing at meals

Xướng Tịch,唱寂, Niệm Niết Bàn, như người ta nói Đức Phật đã làm lúc Ngài thị tịch—To cry or to call on Nirvana, as the Buddha is said to have done at his death

Xướng Y,唱衣, Còn gọi là Cô Y, hoặc Cô Xướng, nghĩa là khi trong hàng Tỳ Kheo có vị thị tịch, đem phân phối y áo của vị nầy cho chúng Tỳ Kheo có mặt gọi là Xướng Y (khi một vị Tỳ Kheo thị tịch, di vật của vị nầy được chia làm hai loại khinh trọng khác nhau. Vàng bạc, ruộng vườn, nhà cửa là của quý hay trọng vật, được đưa vào hàng vật thường trụ; còn y áo cà sa chúng Tăng đều có gọi là thường vật, được phân phối cho chúng Tăng có mặt bằng cách gọi chư Tăng lại để thỉnh bán những thường vật nầy)—To cry for sale the robes of a deceased monk.

Âm lịch

Ảnh đẹp