10/08/2010 10:20 (GMT+7)
Số lượt xem: 125213
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

U:

1) Đen tối bí mật: Hidden—Dark—Mysterious.

2) Dầy: Dense.

3) Lo lắng: Anxious.

U Ẩn: Hidden—Secret.

U Bát La: See Ưu Bát La.

U Cốc: Dark cavern (cave).

U Cư: To live in seclusion.

U Đa La: Uttara (skt)—U Đảm La.

1) Hậu Quả: Subsequent—Result.

2) Cao Hơn: Thượng—Upper—Higher—Superior—Further.

3) Phía Bắc: North.

U Đa La Cứu Lưu: Uttarakuru (skt)—U Đa La Câu Lâu. Còn gọi là Câu Lư Châu, hay là châu ở về phía Bắc núi Tu Di, hình vuông, dân cư ở đây cũng có mặt hình vuông—The northern of the four continents around Meru, square in shape, inhabited by square-faced people, described as:

a) Cao Thượng Tác: Superior to or higher than other continents.

b) Thắng: Superior.

c) Thắng Sinh: Đời sống nơi nầy kéo dài đến cả ngàn năm và chúng sanh ở đây không phải sản xuất thực phẩm—Superior life because human life there was supposed to last a thousand years and food was produced without human effort.

d) Nơi cư ngụ của chư Thiên, chư Thánh trong cõi Phạm Thiên—The dwelling of gods and saints in Brahmanic cosmology.

U Đa La Tăng Già: Uttarasanga (skt)—Áo bên trên và phía ngoài của chư Tăng (áo thất điều mặc choàng qua vai trái)—An upper and outer garment; the seven-patch robe of a monk (the robe flung toga-like over the left shoulder).

U Đa Ma: Uttama (skt).

1) Chính Yếu: Chief.

2) Cao Nhứt: Highest.

3) Lớn Nhứt: Greatest.

U Đà La La Ma Tử: Một vị Bà La Môn có nhiều thần thông, một thời là thầy dạy của Phật Thích Ca sau khi Ngài xuất gia—A Brahman ascetic, to whom miraculous powers are ascribed, for a time mentor of Sakyamuni after he left home.

U Đảm La: See U Đa La.

U Đồ: Con đường tăm tối, sau khi chết phải đọa vào ba đường ác là địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh (con đường u minh mà thần thức sẽ phải đến để chịu sự phán quyết về tội phúc lúc sanh tiền; tùy theo tội phúc mà phải đọa vào ba đường dữ hay lên cõi trời, hoặc về cõi nhân gian)—The dark paths, i.e. of rebirth in purgatory or as hungry ghosts or animals.

U Động: Deep and dark cavern (cave).

U Kim: See Ưu Kim.

U Linh: Tinh linh của cõi u minh, thứ mà chúng sanh trong lục đạo không thể thấy được. Sau khi con người chết, hình thể của họ không thể thấy được nên gọi là u linh—Invisible spirits, the spirits in the shades, the souls of the departed.

U Minh,幽明,

1) Nơi xa xôi u tối mà kiến thức bình thường không hiểu nổi: A dark, obscure, and mysterious which is beyond comprehension.

2) Cõi âm ty: The shades—Hells.

U Minh Giới: See U Minh and Minh Giới.

U Nghi: Thần thức của người chết—The mysterious form, the spirit of the dead, or the departed.

Uẩn: Skandha (skt)—Tắc Kiện Đà—Ấm.

(A) Nghĩa của Uẩn—The meanings of Skandha:

1) Che lấp hay che khuất, ý nói các pháp sắc tâm che lấp chân lý: Things that cover or conceal, implying that physical and mental forms obstruct realization of the truth.

2) Tích tập hay chứa nhóm (ý nói các sắc pháp tâm lớn nhỏ trước sau tích tập mà tạo ra tính và sắc): An accumulation or heap, implying the five physical and mental constituents, which combine to form the intelligence or nature, and rupa.

3) Uẩn chỉ là những hiện tượng hữu vi chứ không phải vô vi: The skandhas refer only to the phenomenal, not to the non-phenomenal.

(B) Phân loại Uẩn—Categories of Skandha:

1) Ngũ Uẩn: The five kinds of skandha—See Ngũ Uẩn.

Uẩn Đà Nam,蘊馱南, Udana (skt)—Lành thay! (câu Phật thường hay nói để diễn tả sự tán thán)—An expression of joy or praise, voluntary address (by the Buddha)

Uẩn Lạc: Thân thể gồm ngũ uẩn—Any unit or body, consisting of skandhas.

Uẩn Ma,蘊魔, Những con ma hay chướng ngại của ngũ uẩn—The evil spirits that through the five skandhas.

**For more information, please see Ngũ Uẩn.

Uẩn Thức,蘊識, Uẩn thức hay hữu tình thức, uẩn thứ năm trong ngũ uẩn—The fifth of the five skandhas, the skandha of intelligence, or intellectuation, or the skandha of consciouseness

**For more information, please see Ngũ Uẩn .

Uẩn Xứ Giới,蘊處界, Ngũ Uẩn-Thập Nhị Xứ-Thập Bát Giới—The five aggregates or skandhas, the twelve bases or ayatana, the eighteen elements or dhatu

Uất Đầu Lam Phất,鬱頭藍弗, See Udraka-ramaputra in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section

Uất Hận: Hidden spite.

Uế: Ô uế—Foul—Filthy—Unclean—Impure.

Uế Độ: Uế Quốc—Uế Sát—Cõi uế trược nầy, đối lại với cõi Tịnh Độ—This impure world, in contrast with the Pure Land.

Uế Khí: Unhealthy air.

Uế Khư A Tất Để Ca,穢佉阿悉底迦, Cát Tường—See Swastika in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section

Uế Nghiệp,穢業, Nghiệp bất tịnh, một trong ba loại nghiệp—Impure karma, one of the three kinds of karma

** For more information, please see Tam Nghiệp.

Uế Quốc,穢國, See Uế Độ

Uế Sát,穢刹, See Uế Độ

Uế Thân,穢身, Thân thể nhơ nhớp, nói về thân phàm phu, ô uế không trong sạch, do nhiễm các mối tham dục, sân hận, và ngu si—The impure or sinful body, that of ordinary people, caused by lust, hatred, and ignorance

Uế Thực,穢食, Thức ăn bất tịnh ô uế như thức ăn còn thừa lại, hay thức ăn mà người bệnh đã ăn—Unclean or contaminated food, e.g. left over, or used by the sick

Uế Tích Kim Cang: Ucchuma (skt)—Uế Tích Kim Cương, còn gọi là Ô Sô Sát Ma Minh Vương hay Thần Kim Cang Chấp, chúa tể của những nơi ô uế—The vajra-ruler who controls unclean places.

Úng Hình,甕形, Kumbhandaka (skt)—Có hình thể giống như cái khạp—Jar-shaped

Uổng Tử,枉死, Wrongly done to death

Uy: Prabhava (skt)—Dáng vẻ uy nghi—Awe-inspiring majesty.

Uy Âm Vương,威音王, Bhisma-garjita-ghosa-svara-raja (skt)—Còn gọi là Uy Âm Vương Phật với âm thanh vi diệu, tên của vô lượng Đức Phật xuất hiện thời “Không Kiếp” (các ngài thị hiện làm sáng tỏ nghĩa thực tế với âm thanh vi diệu của các ngài)—The king with the awe-inspiring voice, the name of countless Buddhas successively appearing during the empty kalpa

Uy Danh: Power and reputation—Prestige.

Uy Đức,威德, Uy nghi và đức hạnh (đáng tôn là uy nghi, đáng kính là đức hạnh)—Respect-inspiring virtue; dignified reverence and virtue

Uy Đức Thần Thông: Majestic supernatural powers.

Uy Lực,威力, Power and influence

Uy Nghi,威儀,

(A) Nghĩa của Uy Nghi—The meanings of Respect-inspiring deportment:

1) Đi, đứng, ngồi, nằm, đều có uy nghi phép tắc. Có đến 3.000 uy nghi và 80.000 phép tắc về uy nghi nầy—Majestic—Solemnly—Respect-inspiring deportment, or dignity, i.e. in walking, standing, sitting, lying. There are said to be 3,000 and also 80,000 forms of such deportment.

(B) Phân Loại Uy Nghi—Categories of Respect-inspiring deportment:

a) Tứ Uy Nghi—Four forms of respect-inspiring deportment:

1) Đi: Walking.

2) Đứng: Standing.

3) Nằm: Lying.

4) Ngồi: Sitting.

b) Tam Thiên Uy Nghi: Bao gồm 250 giới cụ túc Tiểu Thừa và tất cả những tế hạnh khác—Three thousand forms of respect-inspiring deportment, including the complete 250 commandments for Hinayana Bhikkhus and all other subtle behaviors.

c) Tám Vạn Uy Nghi: Tám vạn tư uy nghi của Bồ Tát Đại Thừa, có nghĩa là nhiều uy nghi vô số kể cho hàng Bồ Tát—Eighty thousand forms of respect-inspiring deportment, meaning there are innumerable forms of respect-inspiring deportment for the Bodhisattvas.

*** See Ba Ngàn Oai Nghi and Tám Muôn Tế hạnh.

Uy Nghi Pháp Sư,威儀法師, Uy Nghi Tăng—A master of ceremonies

Uy Nghi Tăng: See Uy Nghi Pháp Sư.

Uy Nghiêm: Imposing—Solemn—Grave.

Uy Nộ,威怒, Awe-inspiring; wrathful majesty

Uy Nộ Vương,威怒王, Tên chung của chư vị Kim Cang Bộ hiện ra Phẫn Nộ Hộ Pháp trong Phật Giáo—The Wrathful Maharaja guardians of Buddhism

Uy Quyền: Authority—Power.

Uy Thần,威神, Anubhava (skt)—Uy đức của chư Thần—The awe-inspiring gods or spirits—Pervading power or grace

Uy Thần Lực,威神力, Adhisthana (skt)—See Gia Trì in Vietnamese-English Section, and Adhisthana in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Uyên: Chim uyên (đôi uyên ương, con trống gọi là uyên, con mái gọi là ương)—Drake of mandarin duck.

Uyên Ban,鴛班, Đứng thành hàng đối mặt nhau lúc tụng kinh, như kiểu chim uyên đậu—Paired bands, i.e. to stand facing each other when reciting sutras

Uyển Công Tứ Giáo,苑公四教, Four doctrines, teachings or schools—See Tứ Giáo

Ư: Sở y—Chỗ y chỉ nương dựa—At—In—On—To—From—By—Than.

Ư Đế,於諦, Tất cả các pháp do Phật nói là “giáo đế” (là chỗ dựa nương cho thế đế và đệ nhất nghĩa), rằng tính của chư pháp là không (người đời lại điên đảo cho là có tức là thế đế; các bậc Hiền Thánh thì biết rõ thực tánh của chư pháp là không tức là đệ nhất đế)—All Buddha’s teaching is “based upon the dogmas” that all things are unreal, and that world is illusion.

Ư Huy,於麾, Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Ư Huy là tên của Ladakh. “Vùng thượng nguồn sông Ấn Hà, dưới sự cai trị của người Cashmere, nhưng cư dân ở đây lại là người Tây Tạng—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, this is a name for Ladakh. “The upper Indus valley under Cashmerian rule but inhabited by Tibetans.

Ức Chỉ Nhiếp Thủ: Răn đe và dung nạp, giống như chiết phục nhiếp thọ. Về phương diện trí tuệ thì răn đe và cự tuyệt tội ác bạo ngược; về mặt từ bi thì dung nạp hết thảy thiện ác một cách không sót lọt—The suppression or universal reception of evil beings; pity demands the latter course; to subdue the evil and receive the good.

Ức Dương Giáo: Thời giáo thứ ba trong Ngũ Thời Giáo của Đức Phật, được Niết Bàn Tông Trung Quốc xiển dương—The third of the five periods of Buddha’s teaching, as held by the Nirvana sect of China.

** For more information, please see Ngũ Thời Giáo (3).

Uế Độ: Impureland—Wasteland.

Ưng Hành: Đi qua theo hình chữ V, giống như đội hình bay của loài ngỗng trời—To pass in V-shaped formation like wild geese.

Ưng Sa Già Lam: See Hỗ Sa Già Lam.

Ưng Tháp: Dã Ngan Tự, tên một tự viện nổi tiếng ở Trung Hoa—The Wild Goose Temple, name of a famous monastery in China.

Tương Ưng,相應, To accept—To consent

Ưng Tự: A term for a monastery.

Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm (Kinh Kim Cang): Theo Kinh Kim Cang, một vị Bồ tát nên có các tư tưởng được thức tỉnh mà không trụ vào bất cứ thứ gì cả—According to the Diamond Sutra, a Bodhisattva should produce a thought which is nowhere supported, or a thought awakened without abiding in anything whatever.

Toàn câu Đức Phật dạy trong Kinh Kim Cang như sau: “Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm (không nên sinh tâm trụ vào sắc, không nên sinh tâm trụ vào thanh, hương, vị, xúc, Pháp. Nên sinh tâm Vô Sở Trụ, tức là không trụ vào chỗ nào)—The complete sentence which the Buddha taught Subhuti as follows: “Do not act on sight. Do not act on sound, smell, taste, touch or Dharma. One should act without attachments.”

Ưng Ý: See Ưng (1).

Ứng:

1) Ứng trước: To advance money to someone.

2) Đáp ứng: To respond—To correspond—To answer—To reply.

3) Thích ứng: Appropriate—Adaptability.

Ứng Báo: Thưởng phạt tùy theo những việc làm trước đây—Corresponding retribution—Rewards and punishments in accordance with previous moral action.

Ứng Bệnh Dữ Dược: Phật thuyết pháp như một vị lương y, tùy theo bệnh của chúng sanh mà cho thuốc—To give medicine suited to the disease, the Buddha’s mode of teaching.

Ứng Biến: To make the best of—To adapt oneself to.

Ứng Ca: Anga (skt)—Chân tay hay thân hình—A limb—Member—Body.

Ứng Chánh Biến Tri: Ứng Cúng và Chánh Biến Tri, là hai danh hiệu của Đức Phật—The arhat of perfect knowledge, a title of a Buddha.

** For more information, please see Thập Hiệu.

Ứng Chân: Arhat (skt)—A La Hán, bậc chánh chân xứng đáng được sự cúng dường của người và trời—A worthy true one who is in harmony with truth.

Ứng Cúng,應供, Arhat (skt)—Bậc đã xa lìa mọi điều ác, xứng đáng được hưởng thụ sự cúng dường của người và trời, một trong mười danh hiệu của Như Lai—Worthy of worship, one of the ten titles of a Tathagata

Ứng Cúng Quả: Quả A La Hán—The reward of arhatship.

** For more information, please see Thập Hiệu.

Ứng Dụng: Respond to needs—Ability to aid—To apply.

Ứng Dụng Vô Biên: Khả năng phổ hiện vô biên nhằm cứu độ chúng sanh—Omnipresent response to need; universal ability to aid.

Ứng Đáp: To reply—To answer.

Ứng Độ: Hóa Độ—Ứng trong cơ duyên chúng sanh mà hóa hiện nơi đất nước—Any land or realm suited to the needs of its occupants, one of the two lands.

** For more information, please see Hóa Độ and Nhị Độ.

Ứng Đối: See Ứng đáp.

Ứng Hiện: Ứng theo cơ duyên mà hiện thân (Chân pháp thân Phật giống như hư không, ứng theo vật mà hiện hình như trăng trong nước)—Responsive manifestation—Revelation through a suitable medium—See Ứng Tác.

Ứng Hình: Ứng Thân—The form of manifestation, the nirmanakaya.

** For more information, please see Ứng Thân and Tam Thân Phật.

Ứng Hóa: Nirmana (skt)—Ứng là ứng hiện theo cơ duyên chúng sanh mà hiện thân. Hóa là biến hóa, là ứng theo duyên của thân Phật mà biến hóa thành các loại thân khác nhau—Nirmana means formation, with Buddhists transformation, or incarnation. Responsive incarnation, or manifestation, in accordance with the nature or needs of different beings.

** For more information, please see Tam Thân Phật.

Ứng Hóa Lợi Sanh: Sự ứng hiện của chư Phật và chư Bồ Tát, vì chúng sanh mà ứng hiện thuyết pháp khiến họ đi vào con đường Phật đạo, để đạt được lợi ích vô thượng—Revelation or incarnation of Buddhas or Bodhisatvas for the benefit of the living.

Ứng Hóa Pháp Thân: Pháp thân của Đức Phật, ứng hiện vô lượng thân (thân của mọi quốc độ, thân của mọi thế giới, thân của tất cả chúng sanh, của tất cả Phật và Bồ Tát)—Responsive manifestation of the Dharmakaya, or Absolute Buddha, in infinite forms.

Ứng Hóa Thanh Văn: Chân thân Phật hay Bồ Tát ứng hóa làm Thanh Văn để dẫn dắt người khác (Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên)—Buddhas or Bodhisattvas incarnate as sravakas, or disciples.

Ứng Hóa Thân: Nirmakaya (skt)—Ứng Thân—Hóa Thân—Từ chân thân Phật mà ứng hiện ra Ứng Hóa Thân để tuyên lưu Chánh Pháp—The Buddha incarnate, the transformation body, capable of assuming any form for the propagation of Buddha-truth.

** For more information, please see Tam Thân Phật.

Ứng Hoặc: Sự đáp ứng của chư Phật vì nhu cầu của chúng sanh—The responses of Buddhas and spirits to the needs of men.

Ứng Hộ: Sự ứng hiện và bảo hộ chúng sanh của chư Phật và chư Bồ Tát—The response and protection of Buddhas and Bodhisattvas according to the desires of all beings.

Ứng Khẩu: To speak extempore (without preparation).

Ứng Khí: Patra (skt)—Ứng Lượng Khí—Cái bát sắt của Tỳ Kheo dùng đựng thức ăn khi đi khất thực. Bát đựng đủ một phần ăn cho một vị Tăng hay Ni—Begging bowl, the utensil corresponding to the dharma, the utensil which responds to the respectful gifts of others; the vessel which corresponds with one’s needs.

Ứng Lượng Khí: Patra (skt)—See Ứng Khí.

Ứng Lý Viên Thực Tông: Một tên khác của Pháp Tướng Tông (cho rằng chư pháp đều ứng hợp với lý một cách chân thực và viên mãn)—Another name of the Dharmalaksana school.

** For more information, please see Pháp Tướng Tông.

Ứng Mệnh: To obey an order.

Ứng Mộng: To see in a dream.

Ứng Nghi: Arhat (skt)—Bậc có đủ uy nghi xứng đáng được người và trời cúng dường—Deserving of respect, or corresponding to the correct.

Ứng Nhân: Arhat or Arhan (skt)—A La Hán hay bậc đáng được cúng dường—An arhat, or a sage who is deserving worship.

** For more information, please see A La Hán, A La Hán Quả, and Arhat.

Ứng Pháp: Tương ứng với pháp và không trái ngược với lý—In harmony with dharma or law.

Ứng Pháp Diệu Báo: Áo của một vị Tăng—The mystic or beautiful garment in accordance with Buddha-truth, i.e. the monk’s robe.

Ứng Pháp Sa Di: Một trong ba loại sa di, tuổi từ 14 đến 19—One of the three kinds of Sramana, a novice, preparing for the monkhood, between 14 and 19 years of age.

Ứng Phật: See Ứng Thân and Tam Thân Phật.

Ứng Phó: To cope—To face.

Ứng Quả: Quả A La Hán—Arhat-fruit, the reward of arhatship.

Ứng Ra: To advance money.

Ứng Tác: Theo cơ duyên mà xuất hiện tác động—Responsive appearance, revelation—See Ứng Hiện.

Ứng Thân: Sambhogakaya (skt)—Nirmanakaya (skt).

1) Thân Phật ứng với cơ duyên khác nhau mà hóa hiện, một trong ba thân Phật—Transformation body—Manifested body, or any incarnation of Buddha, one of the three bodies of a Buddha.

2) Thân Phật tương ứng với chân như: The Buddha-incarnation of the Bhutatathata.

** For more information, please see Tam Thân Phật, and Thiên Thai Nhị Ứng Thân.

Ứng Thời: Timely.

Ứng Thuận Vương Thiền Sư: Zen Master Ứng Thuận Vương—Thiền sư Việt Nam, quê ở Thăng Long, Bắc Việt. Ngài là một quan chức trong triều đình dưới thời vua Trần Thái Tông. Ngài là một trong những đệ tử tại gia xuất sắc của Thiền sư Túc Lự, và là pháp tử đời thứ 15 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Nơi và khi nào ngài thị tịch vẫn chưa ai rõ—A Vietnamese Zen master from Thăng Long, Hanoi, North Vietnam. He was an official in the royal court during the reign of king Trần Thái Tông. He was one of the most outstanding lay disciples of Zen master Túc Lự, and became the dharma heir of the fifteenth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. His whereabout and when he passed away were unknown.

Ứng Tích: Ứng hiện để lại dấu tích (thân ứng với cơ duyên mà hóa hiện để lại dấu tích)—Evidential nirmanakaya, manifestations or indications of incarnation.

Ứng Tụng: Geya (skt)—Kỳ Dạ—Trùng Tụng—Trùng Tụng Kệ—Lập lại nội dung theo phần tản văn đã trình ở trên bằng văn vần cho dễ nhớ—Corresponding verses, i.e. prose address repeated in verse; the verse section of the canon.

Ứng Ứng: Chân thân Phật ứng hiện tùy theo nhu cầu của chúng sanh—Nirmanakaya response, its response to the needs of all.

Ước:

1) Ao ước: To long for—To wish—To desire—To hope—To yearn for.

2) Hiệp ước: Agreement—Treaty—Restrain—Agree—Bind—Covenant.

3) Ước lượng: To estimate—To guess—To conjecture—About.

Ước Bộ: See Ước Giáo.

Ước Chừng: About—Approximately.

Ước Ky,約機, To avail oneself of opportunity, or suitable conditions

Ương Câu Thi: See Ương Câu Xá.

Ương Câu Xá,鴦倶舍, Angusa (skt)—Còn gọi là Ương Câu Xa, Ương Câu Giả, hay Ương Câu Thi—Mũi tên hay một loại vũ khí bén—An arrow—A barbed weapon

Ương Cừu Ma La,央仇魔羅, See Ương Quật Ma La

Ương Gàn: Stubborn and crazy.

Ương Già,鴦伽, See Ương Quật Đa La

Ương Ngạnh: Stubborn—Obstinate—Headstrong.

Ương Quật Đa La: Anga (skt)—Nước Ương Quật Đa La còn gọi là Ương Già, nằm về phía bắc xứ Ma Kiệt Đà—Described as a country north of Magadha.

Ương Quật Ma La,鴦崛摩羅, Một môn đồ Bà La Môn, người đã tu tập sai lầm bằng cách giết người và đeo chuỗi được xâu lại bằng những ngón tay của những người chết, và coi chuyện sát hại người là một hành động tín ngưỡng linh thiêng. Sau khi ông giết 99 người, người thứ 100 mà ông gặp là mẹ ông. Trong khi đang đuổi giết mẹ, thì Đức Phật xuất hiện, ông bèn buông tha mẹ mà đuổi theo Phật. Tuy nhiên, sau vài câu trao đổi với Phật, ông được Phật cảm hóa. Hối hận vì những tội lỗi của mình, ông bèn xin gia nhập Tăng đoàn. Với thiên nhãn thông, Phật nhìn thấy cò thể hóa độ được ông trở thành A La hán vì những thiện nghiệp trong những đời trước của ông. Theo kinh điển Phật thì một ngày nọ trong khi đang khất thực trong vùng, Phật xuất hiện trước nhà của Ương Quật Ma La, trong khi ông nầy đang đuổi giết mẹ, khi thấy Phật Ương Quật bèn đuổi theo để giết Phật. Cứ chạy theo Phật mà không bắt kịp, Ương Quật bèn la to lên kêu Phật dừng lại, dừng lại ! Phật bèn đáp lại rằng: “Nầy Ương Quật ! Ta đã dừng lại từ lâu và đang đợi nhà ngươi đây! Tuy nhiên, vấn đề là ngươi không chịu dừng lại.” Sau đó Phật giải thích cho Ương Quật thế nào là “Dừng lại.” Cuối cùng Ương Quật hiểu và cải đạo thành Phật tử và cuối cùng sau khi dụng công tu tập ông đã đắc quả A La Hán—Angulimala—A Brahmin follower who erroneously practiced by killing people and wore chaplet of finger-bones (the Sivaitic sect that wore such chaplets), and made assassination a religious act. After he killed 99 people, the hundredth person he met was his mother. While chasing to kill his mother, the Buddha appeared, he turned to chase the Buddha; however, after some conversations with the Buddha, he was converted by the Buddha. He repented his evil ways and joined the Order—He was a greatest killer when the Buddha was alive. However, the Buddha with his Buddha eye, foresaw that this killer had the potential to attain Arhathood enlightenment because of his good karma from previous lives. According to Buddhist sutras, one day when the Buddha was in the neighborhood to beg for food, he appeared in front of Angulimala’s house, the killer was attempting to kill his mother , but he saw the Buddha and decided to chase after the Buddha instead. He kept chasing the Buddha but in no way he could catch up with the Buddha. He then yelled at the Buddha: “Gotama, stop! Stop! Stop! He Kept asking the Buddha to stop. The Buddha responded: “Angu! I have stop for so long and have been waiting for you; however, the problem is you; you don’t want to stop.” The Buddha then continued to explain to him the real meaning of “stop.” He understood and was converted to practice Buddhism and eventually attained enlightenment.

Ương Thu Phạt Ma: Amsuvarman (skt)—Một vị vua của xứ Nepal thời cổ, là dòng dõi Licchavis (Lực Sĩ)—A king of ancient Nepal, descendant of the Licchavis.

Ưu Ba Bà Sa,優波婆娑, Upavasa (skt)—Ưu Bà Sa

1) Cận Trụ: To dwell in.

2) Trai giới: Fasting—Abstinence.

3) Người trì giữ bát quan trai giới hay thập thiện: A person who keeps eight or ten prohibitions.

Ưu Ba Cúc Đa: Upagupta (skt)—See Hai Mươi Tám Tổ Ấn Độ (4).

Ưu Ba Đề Xá,優波提舍, Upadesa (skt)—Còn gọi là Ô Ba Đề Thước, Ưu Bà Đề Xá, Ô Ba Đệ Thước, hay Ưu Ba Thế Xá

1) Một trong 12 bộ kinh: A section of Buddhist literature, general treatises, one of the 12 sutras in the sutra-pitaka.

2) Upatisya (skt)—Có lẽ là tên của Ngài Xá Lợi Phất—Perhaps a name of Sariputra.

3) Đồng nghĩa với A Tỳ Đạt Ma Tạng Kinh: A synonym for the Abhidharma-pitaka.

4) Đồng nghĩa với Mật Chú của phái Du Già: A synonym for the Tantras of the Yogacara school.

Ưu Ba Kiêu Xá La,優波憍舍羅, Upayakausalya (skt)—Ba La Mật thứ bảy—The seventh paramita

** For more information, please see Thập Độ Ba La Mật (7).

Ưu Ba Li: Upali (skt)—Ưu Ba Lợi—See Ưu Bà Li.

Ưu Ba Ni Sa Độ,優波尼沙土, Upanisad (skt)—See Ưu Ba Ni Tát Đàm Phân

Ưu Ba Ni Tát Đàm Phân: Upanisad (skt)—Ưu Bà Ni Sa Đàm.

1) Giác quan bí mật của kinh trong Mật Giáo—The secret sense of the sutra in esoteric doctrine.

2) Những tư tưởng căn bản và thần bí của triết học cổ Ấn Độ, không phải là tác phẩm do một người vào một thời nào đó viết, do vậy không thể xác định niên đại ra đời. Nó kèm theo những bài tán tụng của Kinh Vệ Đà, rồi sau mới xuất hiện phần Bà La Môn, mục đích là khẳng quyết cảm giác huyền bí của Kinh Vệ Đà—Philosophical or mystical writings by various authors at various periods attached to the Brahmanas, the aim of which is the ascertainment of the secret sense of the veda.

Ưu Ba Sa Ca,優波娑迦, Upasaka (skt)—See Ưu Bà Tắc

Ưu Ba Thất Sa: See Xá Lợi Phất, and Sariputra.

Ưu Ba Thế Xá: See Xá Lợi Phất, and Sariputra.

Ưu Bà Di,優婆夷, Upasika (s&p)—Còn gọi là Ưu Ba Di, Ưu Ba Tư, Ô Ba Tư Ca, Ưu Ba Tứ Ca, hay Ư Bà Tư Kha—Phật tử tại gia nữ hay cận sự nữ, tại gia nhưng tu hành trì ngũ giới—Lay women—A female disciple who remains at home—A female observer of at least one of the five commandments (lay precepts)—Members of the laity who have taken the Bodhisattva precepts.

Ưu Bà Đà Da,優婆馱耶, Upadhyaya (skt)—Còn gọi là Ổ Ba Đà Da, Ưu Ba Na Ha, hay Ưu Ba Đệ Da Dạ

1) Hòa Thượng: Nguyên thủy Ưu Ba Đà Da có nghĩa là thân giáo sư, y chỉ sư, hay y học sư; về sau nầy tại các xứ Trung Á, từ nầy được dùng như là một vị Thầy trong Phật giáo nói chung, để phân biệt với luật sư hay thiền sư, nhưng từ nầy còn được dùng để gọi Hòa Thượng là thân giáo sư hay vị thày chỉ dạy trực tiếp trong tự viện—Originally a subsidiary teacher of the Vedangas; later through Central Asia, it became a term for a teacher of Buddhism, in distinction from disciplinists and intuitionalists, but as Ho-Shang it attained universal application to all masters.

2) Từ để gọi một vị Tăng: A general term for monk.

Ưu Bà Đề Xá,憂婆提舍, Upadesa (skt)—See Ưu Ba Đề Xá

Ưu Bà Li: Upali (skt)—See Giới Ba Li.

Ưu Bà Tắc,優婆塞, Upasaka (s&p)—Còn gọi là Y Bồ Tắc, Ô Ba Sách Ca, Ưu Ba Sa Ca, Ưu Bà Sa Kha, Ô Ba Tắc Ca, hay Ô Ba Tố Ca

2) Nam Phật tử tại gia, người thọ trì ngũ giới Tam quy. Phật tử tại gia thọ trì Bồ Tát giới. Theo truyền thống Phật giáo Đại Thừa thì người cư sĩ, ngoài việc hộ trì Tam Bảo, khả năng giải thoát của họ là không thể nghĩ bàn—Laymen—A male observer of at least one of the five commandments (lay precepts) and takes refuge in the Triratna—Members of the laity who have taken Bodhisattva precepts. In the Mahayana tradition, laymen are of great importance, because in addition to their support of the triratna, their possibility of attaining emancipation is indisputable.

Ưu Bát La,優鉢羅, Utpala (skt)—Còn gọi là Ưu Bát, Ô Bát La, Âu Bát La, hay Ưu Bát Lạt.

1) Thanh Liên Hoa: Hoa sen xanh, lá nó dẹt dài, gần cuống hơi tròn, phía đầu nhỏ dần giống như đôi mắt Phật—Blue lotus, to the shape of whose leaves the Buddha’s eyes are likened.

2) Tên gọi chung của các loại bông lục bình: A general name for other water lilies.

3) Tên của một loài Long Vương: Name of a dragon king.

4) Một trong bát hàn địa ngục: One of the eight cold hells—See Địa Ngục (B) (6).

Ưu Đa La,優多羅, See U Đa La

Ưu Đa La Cứu Lưu: See U Đa La Cứu Lưu.

Ưu Đa La Tăng Già: See U Đa La Tăng Già.

Ưu Đà Di,優陀夷, Udayin (skt)—Một trong những đệ tử của Phật, sau nầy thành Phật hiệu là Phổ Minh Như Lai—One of the disciplies of the Buddha, to appear as Buddha Samantaprabhasa

Ưu Đà Già,憂陀伽, Udaka (skt)—Nước—Water

Ưu Đà La La Ma Tử: See U Đà La La Ma Tử.

Ưu Đà Na,優陀那, Udana or Udanaya (skt)—Còn gọi là Ô Đà Nam, Uất Đà Na, hay Ưu Đàn Na

1) Tiếng gió ở cổ họng phát ra khi nói: Udana (skt)—Breathing upwards from the throat into the head; gutteral sounds

2) Đan Điền: Chỗ nằm bên dưới rốn khoảng một tấc—The navel (the exact location of “Udana” is three inches under the navel); umbilical; the middle.

3) Những bài kinh vô vấn tự thuyết của Đức Phật, một trong 12 phần của Tạng Kinh: Udanaya (skt)—Voluntary address (discourses), or volunteered remarks by the Buddha, sermons that came from within him without external request (voluntarily to testify), one of the twelve sections of the canon.

Ưu Đãi: To treat with the kindest attention—To favour.

Ưu Đàm,優曇, Udumbara (skt)—See Ưu Đàm Ba La Hoa

Ưu Đàm Ba La,優曇波羅, Udumbara (skt)—


Người ta nói rằng cây Ưu Đàm Ba La có trái mà không có hoa. Thường thì lâu lâu lắm nó mới nở hoa một lần (khoảng 3000 năm). Hoa Ưu Đàm nở là biểu tượng cho sự xuất hiện hiếm hoi của Phật. Người ta nói Hoa Ưu Đàm ba ngàn năm mới nở một lần. Cũng như gặp được Phật pháp và Phật cũng hiếm như loại hoa Ưu Đàm nầy—Udumbara flower—An Udumbara tree is said usually to bear fruit without flowers. Once in a very long period of time (about 3,000 years), it is said to bloom; hence, the udumbara flower is a symbol of the rare appearance of a Buddha. This flower is said to bloom once every three thousand years. For this reason, it is often used as an illustration of how difficult it is to come in contact with true Buddhist teachings as well as the rarity of encountering a Buddha

Ưu Đàm Ba La Hoa: See Ưu Đàm Ba La.

Ưu Đàm Bát La,優曇鉢羅, See Ưu Đàm Ba La

Ưu Đàn Na,優檀那, Uddana (skt)—Trói buộc—Fasten—Bind—Seal

Ưu Điểm: Good point—Strong point.

Ưu Điền,優填, Udayana (skt)—Vu Điền—Ưu Đà Diên—Ưu Đà Diễn Na—Ô Đà Diễn Na Phạt Sai—Vua Ưu Điền của xứ Câu Thiểm Di, người cùng thời với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vua Ưu Điền nổi tiếng về việc tạc tượng Phật đầu tiên—King of Kausambi and contemporary of Sakyamuni, who is reputed to have made the first image of the Buddha

Ưu Điền Vương: See Ưu Điền.

Ưu Hạng: First class honour.

Ưu Hỏa,憂火, Lửa ưu phiền—The fire of sorrow or distress

Ưu Kim: Kunkuma (skt).

1) Cây nghệ: saffron.

2) Một loại cây dùng làm dầu thơm: A plant from which scent is made.

Ưu Lâu Ca,優樓迦, Uluka (skt)—Ưu Lưu Ca—Au Lư Già—Ưu Lũ Khư—Ôn Lộ Ca—Âu Lâu—Hưu Lưu Tiên Nhân

1) Chim cú mèo: The owl.

2) Hưu Lưu Tiên Nhân, ra đời vào khoảng 800 năm trước thời Phật đản sanh, người sáng lập ra triết Thắng Luận: A rsi, 800 years before Sakyamuni, reputed as founder of the Vaisesika philosophy.

Ưu Lâu Tần Loa,優樓頻螺, Uruvilva (skt)

1) Cây đu đủ: Papaya-tree.

2) Tên khu rừng gần đạo tràng Gaya nơi mà Đức Thích Ca Mâu Ni thực tập khổ hạnh trước khi ngài giác ngộ: Name of a forest near Gaya where Sakyamuni practiced austere asceticism before his enlightenment.

Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp,優樓頻螺迦葉, Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp là một trong ba vị Ca Diếp, đệ tử của Phật. Người ta gọi ông như vậy là vì ông tu hành khổ hạnh trong khu rừng Ưu Lâu Tần Loa, ông cũng có tướng hảo trên ngực in hình quả đu đủ. Phật thọ ký cho ông về sau nầy thành Phật hiệu là Phổ Minh Như Lai—Uruvilva Kasyapa, one of the three Kasyapas, one of the principal disciples of sakyamuni, so called because he practiced asceticism in the Uruvilva forest, or because he had on his breast a mark resembling the fruit of the papaya. He is to reappear as Budha Samantaprabhasa

Ưu Liệt,優劣, Excellent and bad

Ưu Lự: Anxious—Uneasy.

Ưu Lưu Mạn Đà,優留曼荼, Urumunda (skt)—tên một ngọn núi được nói tới trong Kinh A Dục Vương—Name of a mountain in the Asoka sutra

Ưu Muộn,憂悶, Sorrowful—Sad—See Muộn

Ưu Mỹ: Excellent

Ưu Nhàn: Unoccupied—Free.

Ưu Phiền: Sad—Sorrowful

Ưu Sầu,憂愁, See Ưu phiền

Ưu Tất Xả,優畢捨, Upeksa (skt)—Ưu Tất Xoa

1) Xả bỏ: Một trong ba pháp tu Chỉ Quán Xả (Samadhi—Xa Ma Tha, Vipasyana—Tỳ Bà Xá Na, Upeksa—Ưu Tất Soa). Nội tâm bình đẳng không chấp trước—Explained by abandonment, or indifference attained in abstraction, i.e. indifference to pain or pleasure, equanimity, resignation, stoicism. Looking on , hedonic neutrality or indifference, zero point between joy and sorrow, disinterestedness, neutral feeling—See Chỉ Quán Xả.

2) Trì giữ tâm bình đẳng, bất thiên nhất phương (không nghiêng về bên nào)—The state of mental equilibrium in which the mind has no bent or attachment, and neither meditates nor acts, a state of indifference.

Ưu Tất Xoa,憂畢叉, Upeksa (skt)—See Ưu Tất Xả

Ưu Thế,憂世,

1) Có uy thế nhất: Superiority.

2) Thế giới của phiền não và ưu sầu: The world of trouble and sorrow.

Ưu Thọ,憂受, Một trong năm thứ thọ—Sorrow, one of the five vedanas, or emotions, or sensations—See Ngũ Thọ (A) (1)

Âm lịch

Ảnh đẹp