10/08/2010 10:20 (GMT+7)
Số lượt xem: 129512
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Ba Ba,波波,

1) Chạy vòng vòng (trong vòng luân hồi sanh tử): To run hither and thither in the samsara.

2) Một địa danh gần thành Vương Xá: A place near Rajagrha.

Ba Ba Kiếp Kiếp,波波劫劫, Chạy vòng mãi trong vòng luân hồi sanh tử—Rushing about forever in the Samsara

Ba Bà Lợi,波婆利, See Ba Hòa Lợi

Ba Cấp Độ Kiến Thức: Three degrees of knowledge—Theo ngài Long Thọ trong Trung Quán Luận, có ba cấp độ kiến thức—According to Nagarjuna in the Madhyamika-karika, there are three degrees of knowledge:

1) Huyền Ảo: Parikalpita (skt)—Illusory knowledge—Huyền ảo là sự gán ghép sai lầm một ý tưởng không có thực cho một đối tượng do nhân duyên tạo ra. Đối tượng nầy chỉ hiện hữu trong trí tưởng tượng và không tương ứng với thực tại—Illusory knowledge is the false attribution of an imaginary idea to an object produced by its cause and conditions. It exists only in one’s imagination and does not correspond to reality.

2) Thường Nghiệm: Paratantra (skt)—Empirical knowledge—Thường nghịm là sự hay biết về một đối tượng do nhân duyên mà có. Đây là kiến thức tương đối và dùng để phục vụ cho các mục đích của cuộc sống—Empirical knowledge is the knowledge of an object produced by its cause and conditions. This is relative knowledge and serves the practical purposes of life.

3) Tuyệt Đối: Parinispanna (skt)—Absolute knowledge—Tuyệt đối là chân lý cao nhất hay chân như, chân lý tuyệt đối. Huyền ảo và thường nghiệm tương ứng với chân lý tương đối, còn tuyệt đối thì tương ứng với chân lý cao nhất của Trung Luận tông—The absolute knowledge is the highest truth or tathata, the absolute. The illusory knowledge and empirical knowledge correspond to relative truth (samvrti-satya), and the absolute knowledge to the highest truth (paramartha-satya) of the Madhyamika system.

Ba Chướng: Three obstacles/hindrances


1) Tham, sân, si (greed, hatred, delusion)—See Tam Độc.

2) Ba chướng ngại của người tu Phật—Three types of obstacles for any Buddhist cultivators:

a) Phiền não chướng: The obstacles of afflictions.

b) Nghiệp chướng: Đây là chướng nghiêm trọng nhất trong ba chướng—The obstacles of karma. This is the most serious obstacles in the three.

c) Quả báo chướng: The obstacles of retribution.

Ba Cửa Vào Niết Bàn: The three gates to Nirvana:

1) Không: The emptiness—The void—Immaterial.

2) Vô tướng: Formless.

3) Vô tác: Inactivity.

Ba Da,波耶, Payas (skt)

1) Nước: Water.

2) Sửa: Milk.

3) Nước trái cây: Juice.

Ba Dật Đề,波逸提, Pataka (skt)-Ba Dật Để Dà—Ba Dược Chí—Ba La Dật Chi Kha—Ba La Dạ Chất Chi Ca—Ba Chất Chi Kha—Ba Da Đề—Đọa Tội—Những ai phạm giới luật trọng tội như ngũ nghịch, chẳng những bị trục xuất khỏi giáo đoàn, mà còn phải đọa vào a tỳ địa ngục—Those who commit one of the five grave sins, will not only be excommunicated from the order, but will also fall into avici forever.

(A) Cửu Thập Giới Ba Dật Đề: Ninety offences in the Rules for Mendicant Bhiksus—See Cửu Thập Đọa Giới.

(B) Bách Thất Thập Bát Giới Ba Dật Đề: One hundred seventy-eight offences in the Rules for Mendicant Bhiksunis—See Bách Thất Thập Bát Giới Ba Dật Đề.

Ba Di La,波夷羅, Vajra (skt)—Kim Cang Thần, một trong mười hai vị thần tướng của Phật Dược Sư—One of the twelve generals of Bhaisajya (Yao-Shih), the Buddha of Healing

Ba Diễn Na,波演那, Paryayana (skt)—Ba Nha Na—Một hành lang, sân, hay nơi có mái che để đi hành thiền trong tự viện—An ambulatory, courtyard, or a sheltered place for walking in a temple

Ba Đà,波陀, Pada (skt)

1) Bước chân: Step.

2) Dấu chân: Footprint.

3) Vị trí: Position.

4) Một chữ đầy đủ: A complete word.

Ba Đà Kiếp,波陀劫, Bhadra-kalpa (skt)—Hiền Kiếp—The present kalpa

Ba Đà La,波陀羅, Patali (skt)—Bát Đảm La

1) Một loại cây có bông rất thơm—A tree with scented blossoms, the trumpet-flower.

2) Một vương quốc cổ ở Ấn Độ: An ancient kingdom in India.

Ba Đại A Tăng Kỳ: Three asankhyeya maha kalpas.

Ba Đạo Lý Tâm Duyên Quyết Định: Ba lý do khiến vãng sanh Tịnh Độ không tùy thuộc vào ác nghiệp, công hạnh hay thời gian tu tập lâu mau—Three reasons why rebirth in the Pure Land does not necessarily depend on the weight of bad karma, the amount of practice or the duration of cultivation—See Tam Lý Tâm Duyên Quyết Định.

Ba Đầu Ma,波頭摩, Padma (skt)—Bông sen đỏ—The red lotus

Ba Đầu Ma Ba Ni,波頭摩巴尼, Padma-pani (skt)—Bồ tát Quán Âm đang cầm hoa sen, một trong những hình thức của Quán Thế Âm Bồ Tát—One of the forms of Kuan-Yin, holding a lotus

Ba Đế,波帝, Pati (skt)—Ba Để—Bát Để

1) Vị Thầy: Master.

2) Vị Chúa: Lord.

3) Người Chủ: Proprietor.

4) Quốc Vương: A king.

5) Người chồng hay gia chủ: Husband or householder.

Ba Đề Mộc Xoa: Pratimoksa (skt)—58 cụ túc giới Bồ Tát dành cho chư Tăng Ni—Cũng là 250 giới cụ túc cho chư Tăng trong giới luật giải thoát khỏi luân hồi sanh tử—The 58 Bodhisattva precepts—The full body of Bhiksu or Bhiksuni precepts. Also the 250 rules of the Vinaya for monks for their deliverance from the ground of mortality.

Ba Điều Như Lai Không Cần Gìn Giữ: Three things a Tathagata has no need to guard against—Theo Trường Bộ, Kinh Phúng Tụng, có ba điều mà Đức Như Lai không cần gìn giữ—According to The Long Discourses of the Buddha, Sangiti Sutra, there are three things a Tathagata has no need to guard against.

1) Nầy các hiền giả, Như Lai thanh tịnh thiện hành về thân. Như Lai không có ác hạnh về thân mà Như Lai phải gìn giữ: A Tathagata is perfectly pure in bodily conduct. There is no misdeed of body.

2) Như Lai thanh tịnh thiện hành về miệng. Như Lai không có ác hạnh về miệng mà Như Lai phải gìn giữ: A Tathagata is perfectly pure in speech. There is no misdeed of speech.

3) Như Lai thanh tịnh thiện hành về ý. Như Lai không có ác hạnh về ý mà Như Lai phải gìn giữ: A Tathagata is perfectly pure in thought. There is no misdeed of thought.

Ba Điều Phật Có Thể Làm Được: Three things possible to a Buddha:

1) Khả năng hiểu biết vạn vật: He can have perfect knowledge of all things.

2) Khả năng hiểu biết bản chất thật của vạn hữu: He can have perfect knowledge about the natures of all beings.

3) Khả năng cứu độ vô lượng chúng sanh: He can save countless beings.

Ba Điều Phật Không Thể Làm Được: Three things impossible to a Buddha:

1) Không thể loại trừ nhân quả nghiệp báo cho chúng sanh: He cannot annihilate causality karma.

2) Không thể cứu rỗi vô điều kiện: He cannot save unconditionally.

3) Không thể chấm dứt các đường dữ cho chúng sanh: He cannot end the realm of the living.

Ba Điều Thống Thiết Tự Trách Của Người Tu Pháp Môn Tịnh Độ: The Pure Land practitioners should always bitterly reproach themselves for three things—

1) Báo Ân: Repaying one’s obligation

2) Chí Quyết Định: The Resolute Will

3) Cầu Sự Ứng Nghiệm: Seeking an Auspicious Response

Tam Thế,三世, Ba đời bao gồm quá khứ, hiện tại và vị lai—Three generations—Three lifespans include past, present and future

Tam Ác Đạo,三惡道, See Tam đồ ác đạo

Ba Già La,波伽羅, See Ba Lợi Già La

Ba Hòa Lợi,波和利, Pravari or Pravara (skt)

1) Tên của một loại vải len có nhiều lông: Woollen or hairy cloth.

2) Tên của một tịnh xá vùng Bắc Ấn: Name of a monastery in northern India.

3) Ba Hòa Ly: Tên của một người dì của Phật Di Lặc—Name of a maternal aunt of Maitreya.

Ba Kỳ: Parasi (skt)—Ba Tư—Ba Lặc Kỳ—Vùng đất Ba Tư ngày nay—Persian—Persia (Iran).

Ba La,般羅, Pala (skt)—See Bát La

Ba La Di,波羅夷, Parajikas (skt)—Ba La Xà Dĩ Ca—Ba La Thị Ca—

Phần đầu trong Luật Tạng, bao gồm luật lệ trục xuất ra khỏi Giáo Đoàn một vị Tăng phạm tội không thể tha thứ hay sám hối được—The first section of the Vinaya Pitaka containing rules of expulsion from the order for unpardonable sins—See Tứ Đọa

Ba La Di Tứ Dụ,波羅夷四喩, Bốn thí dụ về Ba La Di tội mà Phật đã dạy chư Tăng Ni về những kẻ phạm vào điều dâm—The four metaphors addressed by the Buddha to monks and nuns about he who breaks the vow of chasity

1) Kẻ phạm vào điều dâm như chiếc kim mẻ mũi gẩy đích, không xài được nữa: He who breaks the vow of chasity is as a needle without an eye.

2) Như sinh mệnh của một người đã hết, không thể sống được nữa: As a dead man.

3) Chiết Thạch: Như đá vỡ không thể chấp lại—As a broken stone which cannot be united.

4) Như cây gẩy không thể sống lại: As a tree cut in two which cannot live any longer.

Ba La Đề Mộc Xoa,波羅提木叉, Pratimoksa (skt)—Biệt Giải Thoát—Xứ Xứ Giải Thoát—See Pratimoksa in Pali/Sanskrit Section

Ba La Đề Xá Ni,波羅提舍尼, Pratidesaniya (skt)—Hướng Bỉ Hối Tội—Bát Lặt Để Ba La Đề—Ba La Xá Ni—Đề Xá Ni—Một phần trong Luật Tạng nói về tội phải sám hối trước chúng—A section of the Vianyana concerning public confession of sins—See Nhị Bách Ngũ Thập Giới

Ba La Già,波羅伽, Paraka (skt)—Đáo bỉ ngạn—Carrying over—Saving—The paramita boat

Ba La Già La,波羅伽羅, Prakara (skt)—Một thứ rào cản—A containing wall—Fence

Ba La Lợi Phất Đa La,波羅利弗多羅, See Ba Liên Phất

Ba La Mạt Đà,波羅末陀, Paramartha (skt)

1) Đệ nhất nghĩa—The highest truth—Ultimate truth.

2) Chân Đế: Reality—Fundamental meaning.

3) Chân Đế Tam Tạng, tên của một vị sư nổi tiếng người miền Tây Ấn Độ, đến Trung Quốc khoảng những năm 547 hay 548, nhưng thời đó nước Tàu quá loạn lạc nên ngài phải trở về Ấn bằng đường biển, tàu của ngài bị trôi dạt vào Quảng Châu. Tại đó ngài dịch hơn 50 bộ kinh—Name of a famous monk from West India, reached China around 547 or 548, but the country was so disturbed that he set off to return by sea; his ship was driven back to Canton, where he stayed and translated some fifty works.

Ba La Mật,波羅蜜, Ba La Mật Đa—Paramita—Đáo bỉ ngạn—Thập Độ Ba La Mật

1) Bố thí: Charity—Giving.

2) Trì giới: Moral conduct.

3) Nhẫn nhục: Patience.

4) Tinh tấn: Correct Energy/Devotion.

5) Thiền định: Contemplation.

6) Trí huệ: Prajna—Knowledge.

7) Trạch pháp: Use of expedient or proper means.

8) Phát Bồ đề tâm: Vow for Bodhicittta and helpfulness.

9) Dũng mãnh: Strength.

10) Trí huệ: Wisdom.

Ba La Mật Đa,波羅蜜多, Paramita (skt)—Đáo bỉ ngạn hay vượt qua bờ sinh tử bên nầy để đến bờ bên kia, Niết Bàn. Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật đưa ra ba loại Ba La Mật—To cross over from this shore of births and deaths to the other shore, or nirvana. In The Lankavatara Sutra, the Buddha gave three kinds of Paramitas (see Tam Chủng Ba La Mật).

Ba La Mật Tự:

chua_ba_la
Tên của một ngôi chùa cổ ở Huế, Trung Việt. Lịch sử thành lập của chùa Ba La Mật gắn liền với quảng đời của một vị quan thuộc dòng họ Nguyễn Khoa, giữa lúc đất nước đang bị ngoại bang xâu xé. Khi vua Đồng Khánh ra lệnh cho quan quân triều đình tiêu trừ phong trào Cần Vương, ông bèn treo ấn từ quan, bỏ lên chùa Đại Bi ở Thanh Hóa ẩn dật. Được ít lâu, ông về quê, nhưng triều đình lại triệu ông ra giữ chức Thị Lang Binh Bộ, ông giả bệnh không ra nhậm chức. Từ đó ông phát nguyện tu hành, lên chùa Từ Hiếu làm lễ xuất gia với Hòa Thượng Hải Thiệu. Về sau, bà phu nhân của ông là Công Tôn Nữ Thị Tỳ, đã xây dựng xong ngôi chùa trong khuôn viên của gia tộc lấy tên là chùa Ba La Mật ông về trụ tại đây đến khi thị tịch năm 1900. Năm 1934, con cháu dòng họ Nguyễn Khoa trùng tu chùa. Năm 1943, Hòa Thượng Trí Thủ trùng tu lần nữa và kiến trúc chùa vẫn duy trì cho đến ngày nay—Name of an ancient temple in Huế, Central Vietnam. The history of the temple is closely attached to the life of a mandarin named Nguyễn Khoa Luận, while the country was being torn by the invaders. When king Đồng Khánh ordered his court soldiers to fight against Cần Vương movement, he resigned from the post, went to Đại Bi temple in Thanh Hóa and stayed there as a hermit. Sometime later, he got back to his native village. When being appointed a mandarin again by the court, he pretended to go crazy in order to refuse the appointment. Then, he resolved to leave home and join the Order. He went to Từ Hiếu temple to become a monk with the Buddha name Thanh Chơn. In autumn 1886, his wife, Tôn Nữ Thị Tỳ, built a temple within her mansion, and invited him back to be the headmonk there. He passed away in 1900. In 1934, the Nguyễn Khoa descendents rebuilt the temple. In 1943, Most Venerable Trí Thủ renovated the temple again and its construction has remained the same until now.

Ba La Môn,波羅門, Brahmin (skt)—See Brahmana in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section

Ba La Nại,波羅奈, Baranasi (skt)—Benares

Buddha_map


Tên khác của thành Ba La Nại Tư (Varanasi), một thành phố nằm về phía Bắc Ấn Độ, kinh đô của vương quốc cổ Ca Thị nằm bên bờ sông Hằng, một trong mười sáu nước của Ấn Độ trong thời Đức Phật còn tại thế. Ba La Nại là một thành phố thiêng liêng cho cả Ấn giáo và Phật giáo. Lộc Uyển cách Ba La Nại chừng bảy dậm nơi Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên “Kinh Chuyển Pháp Luân” cho năm vị đệ tử đầu tiên của Ngài—Benares, another name for Baranasi, a city in northern India, an ancient kingdom and city on the Ganges River, the capital of the kingdom of Kasi which was one of the sixteen major countries during the Buddha’s time. Baranasi was a sacred city for both Hinduism and Buddhism. About seven miles from Baranasi was sarnath or the deer Park (the outskirt of Benares) where the Buddha preached his first discourse on the “Sermon on Setting in motion of the Wheel of the Law” to his first five disciples. Baranasi is also the most holy city in India and important in Buddhism

Ba La Ni Mật Bà Xá Bạt Đề Thiên,波羅尼密婆舍跋提天, Paranirmita-vasavartin (skt)—Tha Hóa Tự Tại Thiên—A deva who is obedient to the will of those who are transformed by others

Ba La Pha Bà Để,波羅頗婆底, Prabhavati (skt)

1) Em gái của A Tu La: Younger sister of Asura.

2) Em gái của vua A Dục: Younger sister of Asoka.

Ba La Phả Ca La Mật Đa La: Prabhakaramitra (skt)—Người giác ngộ—Enlightener.

Ba La Phó,波羅赴, Prabhu (skt)

1) Mạnh mẽ: Powerful—Surpassing.

2) Danh hiệu của Tỳ Nữu Thiên (Tỳ Ni Thiên): A title of Visnu.

3) Nhân cách hóa của mặt trời, Phạm Thiên hay Đế Thích: Personification of the sun, Brahma, Indra, etc.

Ba La Thị Ca,波羅市迦, Parajika (skt)—See Ba La Di and Tứ Đọa

Ba La Tức: Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển thì Ba La Tức là kinh đô của nước Surasthana, nơi mà người ta cho rằng “bát khất thực” của Phật được mang đến lưu trữ vào khoảng năm 600 sau Tây Lịch—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms composed by Professor Soothill, in its capital of Surasthana the Buddha’s almsbowl was said to be in 600 A.D.

Ba La Việt,波羅越, Paravata (skt)—Chim bồ câu—A dove

Ba La Xa Hoa,波羅奢華, Palasa (skt)—Theo Giáo Sư Soothill trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Palasa là tên của một loại hoa của một loại cây ở Tây Vực, lá xanh, hoa có ba sắc. Khi mặt trời chưa mọc thì màu đen, mặt trời trưa thì màu đỏ, mặt trời lặn thì màu vàng. Nước cây rất đỏ dùng làm thuốc nhuộm—According to Professor Soothill in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, palasa is the name of a blossom of a tree with green leaves and red flowers, whose sap is used to dye fabric stuff. Its flowers are said to be black before sunrise, red during the day, and yellow after sunset

Ba La Xa Thụ: Palasa tree—See Ba La Xa Hoa.

Ba La Xá Ni,波羅舍尼, Pratidesaniya (skt)—See Ba La Đề Xá Ni

Ba La Xà Dĩ Ca: Parajika (skt)—See Ba La Di and Tứ Đọa.

Ba Lãng,波浪, Taranga (skt)—Lọn sóng—A wave—Waves

Ba Lật Thấp Phược,波栗溼縛, Parsva (skt)—Hiếp Tôn Giả (Worship of the Ribs)—Theo Giáo Sư Soothill trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Hiếp Tôn Giả (thời Đường bên Trung Quốc gọi Ngài Parsva là Hiếp Tôn Giả) là vị Tổ thứ mười của Ấn Độ, là thầy của Tổ Mã Minh, người đã thệ nguyện không nằm cho đến khi nào thấu triệt chơn lý trong Tam Tạng Kinh Điển. Trong ba năm, Ngài đã cắt đứt mọi dục vọng trong Dục giới, sắc giới, và Vô sắc giới, đạt được lục thông và Bát Ba La Mật. Ngài thị tịch khoảng năm 36 trước Tây Lịch—According to Professor Soothill in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Parsva was the tenth patriarch, the master of Avaghosa, previously a Brahman of Gandhara, who took a vow to not lie down until he had mastered the meaning of the Tripitaka, cut off all desire in the realms of sense, form, and non-form, and obtained the six supernatural powers and the eight paramitas. This he accomplished after three years. He died around 36 B.C

Ba Lâu Na,波樓那, Vatya (skt) ???—Một trận cuồng phong—A pierce wind—Hurricane

Ba Lâu Sa Ca,波樓沙迦, Parusaka (skt)—Một công viên trên cõi trời Đao Lợi—A park in the Trayastrimsas heaven

Ba-Li: Pali

1) Phạn ngữ Pali, một trong những ngôn ngữ căn bản trong truyền thống Phật giáo, ngôn ngữ mà trường phái Theravada đã dùng để ghi lại những kinh điển Phật. Ba Li ngữ được Phật giáo phương Nam xem là ngôn ngữ Ma Kiệt Đà mà Đức Phật đã nói trong thời Ngài còn tại thế. So với tiếng Phạn Bắc Ấn, thì âm điệu và văn pháp có phần biến thái và đơn giản hơn—Pali—One of the basic languages in which the Buddhist tradition is reserved—The language adopted by the Theraveda for the reservation of the Dharma—Considered by the Southern Buddhists to be the language of Magadha, such as Magadhi Prakrit spoken by Sakyamuni; their Tripitaka is written in it. It is closely allied to Sanskrit, but phonetically decayed and grammatically degenerate.

2) Ưu Ba Li: See Upali in sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Ba Liên Phất,巴連弗, Pataliputra (skt)—Nguyên thủy là thành Kusumapura, đế đô của vua A Dục, nơi mà cuộc kiết tập kinh điển lần thứ ba được tổ chức—Originally Kusumapura, the modern Patna; capital of Asoka, where the third synod was held

Ba Loại Ba La Mật: Three kinds of Paramita ideals or methods of perfection:

1) Thế gian Ba La Mật: The Paramitas of people in general relating to this world.

2) Xuất thế gian Ba La Mật: Paramitas of Sravakas and Pratyeka-buddhas relating to the future life for themselves.

3) Xuất thế gian thượng thượng Ba La Mật: The Paramitas of the supreme one of bodhisattvas, relating to the future life for all.

Ba Loại Cúng Dường: Three modes of serving the Buddha:

1) Dâng hương, hoa, quả: Offerings of incense, flowers, and fruits.

2) Tỏ lòng tôn kính: Offerings of praise and reverence.

3) Hành trì tốt: Good (right) conduct.

Ba Loại Người Có Thể Đi Theo Con Đường Đại Thừa: Theo Kinh Thắng Man, có ba loại người có thể bước theo nẻo Đại Thừa—According to the Shrimaladevi-Sutra, three are three types of beings who can tread the path of the Mahayana:

1) Những người tự mình hiểu được trí năng sâu sắc: Those who realize the most profound wisdom or Prajna.

2) Những người hiểu được trí năng bằng cách nghe học thuyết: Those who realize wisdom through hearing the teaching.

3) Những người tuy không hiểu được trí năng cao nhất, nhưng có một niềm tin hoàn toàn vào Đấng Như Lai: Those who cannot realize supreme wisdom, but have devout faith in the Tathagata.

Ba Loại Nhẫn Nhục: Three kinds of patience or forebearance:

1) Thân nhẫn: The patience or forbearance of the body.

2) Khẩu nhẫn: The patience or forbearance of the mouth.

3) Tâm nhẫn: The patience or forbearance of the mind.

Ba Loại Thanh Tịnh Của Bồ Tát: Three purities of a bodhisattva:

1) Thân thanh tịnh: A pure body.

2) Tướng thanh tịnh: Perfectly pure and adorned appearance.

3) Tâm thanh tịnh: A mind free of impurity.

Ba Thiện Căn,三善根, Three good roots

Ba Loại Thiện Căn: Three kinds of good roots:

1) Bố thí: Almsgiving.

2) Bi mẫn: Mercy.

3) Trí tuệ: Wisdom.

Ba Lợi,波利, Pari (skt)

1) Viên: Round—Round about.

2) Tròn đầy: Complete.

3) Đều khắp: All.

Ba Lợi Bà Sa,波利婆沙, Parivasa (skt)—Biệt Trụ, tên của một hình phạt trong Luật Tạng. Kẻ phạm giới phải ở một mình một phòng riêng, không được ở cùng với các vị Tăng khác—Sent to a separate abode, isolation for improper conduct

Ba Lợi Ca La,波利迦羅, See Ba Lợi Già La

Ba Lợi Chất Đa La,波利質多羅, Ba Lợi Chất La—Ba Nghi Chất Cấu—Ba Lợi Chất Đa La Câu Đà La—Ba Lợi Thụ

1) Paricitra (skt)—Cây Hương Biến (từ cánh lá đến quả đều thơm) trên cõi trời Đao Lợi, tỏa ngát hương thơm cùng khắp cõi trời nầy: A tree in the Trayastrimsas heavens which fills the heavens with fragrance.

2) Parijata (skt)—Một loại san hô mọc trong vườn của vua Đế Thích, một trong năm loại cây trên cõi nước Cực Lạc (khi Phật còn tại thế, Ngài đã từng lên đây ngồi dưới gốc cây Ba Lợi Chất Đa La nầy mà thuyết pháp cho chư Thiên, người đầu tiên được ngài độ chính là mẹ của ngài là Hoàng Hậu Ma Da)—A tree in Indra’s heaven, one of the five trees of the paradise, the coral tree.

Ba Lợi Già La,波利伽羅, Parikara (skt)—Ba Già La

1) Một thứ khăn tắm—An auxiliary garment, loin cloth, towel.

2) Chiếc áo bảo vệ thân thể: A body-guarding shirt.

Ba Lợi Nặc Phược Nam: Parinirvana (skt)—See Niết Bàn in Vietnamese-English Section, Nirvana and Parinirvana in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Ba Lý Do Hành Giả Niệm Phật Không Được Nhứt Tâm Bất Loạn: Three causes which practitioners of Buddha Recitation cannot achieve “one-pointedness of mind.”

Sao gọi là “Nhứt tâm bất loạn?” “Nhứt tâm” là duy có một tâm niệm Phật, không xen tạp niệm chi khác. “Bất loạn” là lòng không rối loạn duyên tưởng cảnh nào ngoài cảnh niệm Phật. Bậc thượng căn niệm Phật một ngày có thể được nhứt tâm, bậc trung căn hoặc ba bốn ngày có thể được nhứt tâm, còn bậc hạ căn phải đến bảy ngày. Cũng có ý nghĩa khác, bậc thượng căn trong bảy ngày hoàn toàn nhứt tâm, bậc trung căn chỉ nhứt tâm được ba bốn ngày, còn bậc hạ căn duy nhứt tâm được có một ngày. Nhưng tại sao Đức Thế Tôn ước hạn trong bảy ngày có thể được nhứt tâm, mà chúng ta nhiều kẻ niệm hai ba năm vẫn chưa được nhứt tâm? Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, có ba lý do khiến cho hành giả niệm Phật không được nhứt tâm—What does it mean to have “one-pointedness of mind?” It means to concentrate the mind on recitation without sundry thoughts. “One-pointedness” means the mind is devoid of all distractions, thinking about no other realm except the realm of Buddha Recitation. Individuals of high capacities may reach such a state in, perhaps, one day; those of moderate capacities in three or four days; those of limited capacities in seven days. There is still another point of view, individuals of high capacities, ideally, achieve one-pointedness of mind during the entire seven-day period; those of moderate capacities only do so for three or four days; while those of limited capacities may only do so for one day during the whole period of retreat. However, why did Sakyamuni Buddha estimate that we could achieve one-pointedness of mind within a week, when in fact, some of us may recite for two or three or even many years without ever reaching that state? According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Pure Land Buddhism in Theory and Practice, there are three causes which practitioners of Buddha Recitation cannot achieve “one-pointedness of mind.”

1) Về sự tướng, ta không y theo lời Phật dạy kiết kỳ tu hành, khi kiết thất lại tạp tu. Phải biết trong kỳ thất, muốn được nhứt tâm, nên chuyên giữ một câu niệm Phật, không được xen trì chú, tụng kinh hay tham thiền chi khác: From the viewpoint of “mark” or phenomena, we fail to follow Sakyamuni Buddha’s admonition to conduct periodic retreats for cultivation. When we do so, we engage in several practices at the same time (sundry practices). We should realize that if we would like to achieve one-pointedness of mind, we should practice oral recitation exclusively during the retreat period, and not engage in Mantra or Sutra Recitation or meditation as well.

2) Trong bảy ngày chưa tránh được tạp duyên, dứt được tạp niệm, chuyên chú tu hành. Bởi có vị kiết thất, vì thiếu sự ngoại hộ, phải tự lo việc cơm nước, chưa yên lòng về các chuyện lặt vặt bên ngoài, cho đến chưa có tâm cầu sự tất chứng: There are various reasons why some practitioners canot avoid sundry conditions and thoughts or concentration on cultivation for seven days. These reasons range from lack of external support, i.e., the need to prepare their own meals and attend to other miscellaneous activities, to lack of earnestness.

3) Ba căn như đã nói, chỉ là ước lược. Chẳng hạn như trong thượng căn có thượng-thượng căn, thượng-trung căn, thượng-hạ căn; trung và hạ căn cũng thế, thành ra chín căn. Trong chín căn nếu chia chẻ ra hãy còn rất nhiều căn nữa. Lại nên biết lời Phật nói chỉ là khái lược. Thí dụ như nói bậc thượng căn chỉ nói bảy ngày không loạn, mà chẳng nói tám chín ngày. Thật ra bậc ấy, chẳng những tám chín ngày không loạn, mà cho đến suốt đời cũng có thể không loạn. Ngược lại, kẻ độn căn nghiệp chướng nặng nhiều, chẳng những bảy ngày không được nhứt tâm, mà có thể niệm suốt đời cũng chưa được nhứt tâm. Cho nên đối với tất cả kinh nghĩa phải khéo hiểu, không nên chấp văn hại lời, và chấp lời hại ý: The three capacities mentioned above are a rough estimation. For example, within the category of high capacity cultivators, we have “supremely high,” “moderately high,” and “low high” capacities. Moderate and limited capacities may likewise be subdivided. There are thus a total of nine categories, which may in turn be divided into many more categories. We should also realize that Sakyamuni Buddha’s words are only generalities. For example, the sutras state that individuals of high capacities can achieve one-pointedness of mind for seven days, not eight or nine. In reality, these sages are not only undisturbed for eight or nine days, conceivably, their minds can remain empty and still during their entire lives. Conversely, those of limited capacities, weighed down bu heavy karmic obstructions, not only may fail to reach one-pointedness of mind after seven days, they may even recite during their whole lifetime without ever reaching that state. Thus we should interpret the words and meaning of the sutras flexibly, without being attached to the words and betraying the phrase, or grasping at the phrase and doing injustice to the meaning.

Ba Lý Do Hành Giả Niệm Phật Không Nguyện Vãng Sanh Về Đâu Suất Thiên: Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, có ba lý do khiến hành giả niệm Phật không nguyện vãng sanh về Đâu Suất Thiên—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Pure Land Buddhism in Theory and Practice, there are three reasons that practitioners do not vow to have rebirth in the Tushita Heaven.

1) Khó vãng sanh về Đâu Suất Thiên vì Bồ Tát Di Lặc không có nguyện tiếp dẫn như Đức Phật A Di Đà, nên chúng sanh phải tự nương vào sức của chính mình để thành tựu vãng sanh về đây: It is difficult to be reborn in the Tushita Heaven, as Maitreya Bodhisattva does not have the “welcoming and escorting Vow of Amitabha Buddha.” Sentient benigs must rely solely on their own self-power to achieve rebirth there.

2) Đâu Suất Thiên vẫn còn là một phần của cõi trời Dục Giới nên chúng sanh trong cõi nầy vẫn còn bị thối chuyển: Tushita Heaven is still part of the World of Desire, of which the Shaha World is an infinitesimal part, not outside of it as is the Western Pure Land. Thus sentient beings in the Tushita Heaven remain subject to retrogression.

3) Đâu Suất Thiên rất khó vãng sanh, như khi xưa 900 năm sau khi Phật nhập diệt, ở xứ Thiên Trúc có ba vị Bồ Tát huynh đệ với nhau là Vô Trước, Thế Thân và Sư Tử Giác, tu môn Nhật Quang Định đồng phát nguyện sanh về Đâu Suất nội viện. Ba người cùng ước hẹn, ai sanh lên trước phải trở xuống báo tin cho hay. Sau đó Sư Tử Giác mãn phần trước, trải qua ba năm tuyệt vô âm tín. Kế đó Ngài Thế Thân viên tịch rồi cũng bặt tin luôn. Ba năm sau đó vào một buổi chiều tối khi Ngài Vô Trước đang ngồi giảng kinh, bỗng thấy giữa hư không ánh sáng chói lòa, một vị thiên tử áo mão trang nghiêm hiện xuống, tự xưng mình là Thế Thân, bảo đã được sanh lên Đâu Suất nội viện. Ngài Vô Trước hỏi, “Tại sao đến bây giờ mới cho hay?” Thế Thân đáp: “Em vừa sanh lên được Đức Di Lặc xoa đảnh thuyết pháp, nghe pháp xong đi nhiễu ba vòng rồi xuống đây liền. Bởi thời gian tại Đâu Suất một ngày đêm, ở dưới nầy dến bốn trăm năm, nên thành ra làm cho anh nhọc lòng chờ đợi.” Vô Trước lại hỏi: “Còn Sư Tử Giác ở đâu?” Thế Thân đáp, “Trong khi em đi nhiễu, nhìn ra thấy Sư Tử Giác lạc vào ngoại viện, đang say mê theo thiên nhạc và ngũ dục, nên chẳng bao giờ diện kiến được Ngài Di Lặc. ”—It is difficult to achieve rebirth in the Tushita Heaven. It is said that some nine hundred years after Sakyamuni Buddha’s demise, there were three Indian Patriarchs who cultivated together, Asanga, Vasubandhu, and Simhabhadra. These three all had the same determination in being born in the Tushita Heaven and in desiring to see Maitreya. They vow that if one were to die first, and obtain a look at Maitreya, he would return and inform the others. Simhabhadra died, but once he had gone he did not return. Later, when Vasubandhu was nearing his death, Asanga said to him, “If you see Maitreya, come and tell me.” Vasubandhu , but returned only after a period of three years. Asanga asked him, “Why did it take you such a long time to return?” Vasubandhu said that he had arrived there, in the Tushita Heaven, had heard the Maitreya Bodhisattva preach but one sermon, had circumambulated him… and had come back immediately; but days are long there in Tushita, and here on earth, three years had already elapsed. Asanga asked him again, “Where is Simhabhadra now?” Vasubandhu replied that because Simhabhadra had received such heavenly pleasures, he was enjoying the five desires, and so… from that time to the present he has never seen Maitreya!

Ba Lý Do Hành Giả Niệm Phật Nguyện Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc: Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Tịnh Độ Thập Nghi Hoặc Vấn Luận, câu hỏi số 13, trong mười phương có vô số chư Phật, những chúng sanh hữu tâm đều có thể thân cận, chứ không riêng gì Đức Phật A Di Đà. Tuy nhiên, có ba lý do mà người tu nguyện vãng sanh về Tây Phương Cức Lạc—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in the Treatise on the Ten Doubts, question number 13, there are countless Buddhas in the ten directions. All right-minded sentient beings can approach and study with them, not necessarily Amitabha buddha alone. However, there are three reasons for reciting Amitabha Buddha:

1) Vì theo Kinh Vô Lượng Thọ thì trong nhiều kiếp tu nhân về trước, Đức Phật A Di Đà đã phát bốn mươi tám lời thệ nguyện rộng sâu. Tiêu biểu cho những lời nguyện nầy là lời nguyện thứ 18 và 11—Because according to the Longer Amitabha Sutra or the Infinite Life Sutra, in his previous lifetimes, Amitabha Buddha has made forty-eight profound, all-encompassing vows. The general tenor of these vows is best exemplified in the eighteenth and eleventh vows—See Tứ Thập Bát Nguyện (11) and (18).

2) Theo Tổ của tông Thiên Thai là ngài Trí Giả, nên niệm Phật cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc vì chúng sanh nơi cõi Ta Bà có nhân duyên với Đức Phật A Di Đà. —According to the founder of the T’ien-T’ai School, the Patriarch Chih-I, the reason why we should beg to be reborn in the Western Bliss is that sentient beings in this world have great affinities (causes and conditions) with Amitabha Buddha.

3) Bởi vì giáo thuyết của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong cõi Ta Bà và giáo thuyết của Đức Phật A Di Đà nơi Tây Phương Cực Lạc quan hệ với nhau. —Because the teachings of Sakyamuni Buddha in the saha World those of Amitabha Buddha in the West are interrelated. 

Ba Lý Do Ma Sự Phát Sanh: Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Liên Tông Thập Tam Tổ, niệm Phật cũng có ma sự vì bởi ba nguyên nhân sau đây—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Thirteen Patriarchs of Pureland Buddhism, practicing Buddha Recitation also has the element of demonic obstructions, for the three reasons.

1) Không thông hiểu vững chắc về giáo lý: Not having a firm foundation and understanding of the Buddha’s teachings.

2) Không gặp minh sư hay thiện hữu tri thức: Not encountering a good knowledgeable advisor or having virtuous friends.

3) Không biết tự xét lấy mình, đây là điểm quan yếu nhất trong ba điểm trên: Not knowing how to practice mental reflection of one’s self, or lacking self-awareness. This is the most crucial point among the three (see Năm Điểm Phải Biết Tự Xét Lấy Mình Của Người Tu Tịnh Độ).

Ba Lý Y Đa La,波里衣多羅, Pariyatra (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, đây là một vương quốc cổ, 800 dậm về phía tây nam của Satadru, trung tâm của các phái ngoại đạo. Bây giờ là thành phố Birat, phía tây của Mathura—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Pariyatra was an ancient kingdom, 800 miles south-west of Satadru, a center of heretical sects. The present city of Birat, west of Mathura.

Ba Mối Nghi Của Phật Tử Về Tịnh Độ: Three doubts of practitioners about the Pure Land—Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, có nhiều người thật tâm muốn niệm Phật, hoặc đã từng hành trì rồi, nhưng vì sự học hiểu về giáo lý còn kém, nên khi nghe kẻ khác biện luận bài bác, liền khởi lòng nghi. Những mối nghi đó rất nhiều, nhưng chỉ nêu lên đây ba mối nghi chánh—According to Most Venerable in The Pure Land Buddhism in Theory and Practice, there are some people who truly want to recite the Buddha’s name or have engaged in the practice; however, because their study and understanding of the Dharma are still wanting, they develop doubts as soon as they hear criticisms of others. There are many such doubts; however, here we only mention three of the most common.

1) Tịnh Độ chỉ là một quyền thuyết—Pure Land is really just an expedient teaching:

2) Có người nghe nói pháp môn Tịnh Độ hành trì giản dị mà kết quả rất mau chóng cao siêu nên nghi ngờ—Hearing that the Pure Land method is easy to practice but the results are speedy and lofty, some people develop doubts.

3) Chúng sanh ít nhân duyên phước đức không thể sanh về Tịnh Độ: Sentient beings lack conditions and merit and therefore cannot achieve rebirth in the Pure Land.

Ba Mục Tiêu Của Tọa Thiền: Theo Roshi Philip Kapleau, tác giả của quyển Ba Trụ Thiền, có ba mục tiêu của tọa thiền—According to Roshi Philip Kapleau, author of The Three Pillars of Zen, there are three aims of meditation:

1) Phát Triển Định Lực: Định lực là năng lực hay sức mạnh phát sinh khi tâm được hợp nhất qua sự tập trung. Người đã phát triển định lực không còn nô lệ vào các đam mê, người ấy luôn làm chủ cả chính mình lẫn các hoàn cảnh bên ngoài, người ấy hành động với sự tự do và bình tĩnh hoàn toàn. Tâm của người ấy như trạng thái nước đã lắng trong và tĩnh lặng—Development of the power of concentration, which is the power or strength that arises when the mind has been unified and brought to one-pointedness in meditation concentration. One who has developed the power of concentration is no longer a slave to his passions, he is always in command of both himself and the circumstances of his life, he is able to move with perfect freedom and equanimity. His mind becomes like clear and still water.

2) Giác Ngộ: Kiến tánh ngộ đạo hay nhìn thấy tự tánh chân thật của mình và đồng thời nhìn thấy bản tánh tối thượng của vũ trụ và vạn vật. Ấy là sự hốt nhiên nhận ra rằng: “Xưa nay ta vốn đầy đủ và toàn hảo. Kỳ diệu thay, huyền diệu thay!” Nếu là thấy Phật tánh thì thực chất sẽ luôn luôn giống nhau đối với bất cứ ai kinh nghiệm nó, dẫu người ấy là Phật Thích Ca hay Phật A Di Đà hay bất cứ người nào trong các bạn. Nhưng nói thế không có nghĩa là tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm kiến tánh ở cùng một mức độ, vì trong cái rõ, cái sâu, cái đầy đủ của kinh nghiệm có những khác biệt lớn lao—Awakening or seeing into your True-nature and at the same time seeing into the ultimate nature of the universe and all things. It is the sudden realization that “I have been complete and perfect from the very beginning. How wonderful, hoe miraculous!” If it is true awakening, its substance will always be the same for whoever experiences it, whether he be the Sakyamuni Buddha, the Amitabha Buddha, or any one of you. But this does not mean that we can all experience awakening to the same degree, for in the clarity, the depth, and the completeness of the experience there are great difference.

3) Vô Thượng Đạo Chi Thể Hiện: Thể hiện đạo vô thượng trong cuộc sống hằng ngày. Lúc nầy chúng ta không còn phân biệt cứu cánh và phương tiện nữa. Giai đoạn nầy tương ứng với tối thượng thừa thiền. Khi các bạn ngồi một cách hăng say và không vị kỷ, cũng như hợp với sự dẫn đạo của một bậc chân sư, nghĩa là hợp với tâm mình, mặc dù có ý thức đầy đủ, vẫn hoàn toàn vô niệm như một tờ giấy trắng tinh không một vết bẩn, bây giờ dù các bạn đã ngộ hay chưa, Phật tánh thanh tịnh vốn có của mình vẫn khai mở. Nhưng đây phải nhấn mạnh chỉ với chân ngộ các bạn mới có thể trực nhận được chân thể tánh Phật của mình, và tối thượng thừa thiền là loại thuần khiết nhất, không khác gì loại thiền đã được chư Phật thực hành—Actualization of the Supreme Way in our daily lives. At this point we do not distinguish the end from the means. The highest type of Zen corresponds to this stage. When you sit earnestly and egolessly in accordance with the instructions of a competent teacher, with your mind fully conscious yet as free of thought as a pure white sheet of paper is unmarred by a blemish, there is an unfoldment of your intrinsically pure Buddha-nature whether you have had awakening or not. But what must be mephasized here is that only with true awakening do you directly apprehend the truth of your Buddha-nature and perceive that awakening, the purest type of Zen, is no different from that practiced by all Buddhas.

Tam Thập Thất Trợ Đạo Phẩm,三 十七助道品, Ba mươi bảy phẩm dẫn tới giác ngộ và quả vị Phật—Thirty seven conditions leading to bodhi or Buddhahood (see Thirty Seven Aids to Enlightenment)

a) Tứ niệm xứ: Smrtyupasthana (skt)—The four subjects to be contemplated.

· Bốn đối tượng quán chiếu hay bốn cơ sở chánh niệm: Four stages of memory or four subjects of reflection.

· Tứ niệm xứ là giáo lý căn bản trong phần Đạo đế, nó liên quan mật thiết với ngũ uẩn, cũng như cho chúng ta thấy sự thật về Thân, Thọ, Tâm, và Pháp: Four foundations of mindfulness are related to the five skandhas as well as to our body, feeling, mind, and dharma.

b) Tứ chánh cần: Samyakprahana—Bốn cố gắng đúng hay bốn cố gắng toàn hảo—Four proper lines of exertion—Four perfect efforts—See Tứ Chánh Cần.

c) Tứ như ý túc: Rddhipada—Bốn bước tiến đến thần lực—Four steps towards supernatural power—Four roads to power—Four bases of miraculous powers—See Tứ Như Ý Túc.

d) Ngũ căn: Panca-indriyani—Five spiritual faculties (five good roots).

e) Ngũ lực: Panca-balani—The power of five faculties—Five strengths—See Ngũ Căn.

f) Thất bồ đề phần (Thất giác chi): Sapta-bodhyanga—Bảy yếu tố giác ngộ—Seven degrees (factors) of enlightenment or intelligence—See Thất Bồ Đề Phần.

g) Bát chánh đạo: Asta-marga—The eightfold noble path—See Bát Chánh Đạo.

Ba Mươi Hai Tướng Tốt Của Phật: Thirty-two marks of perfection—See Tam Thập Nhị Hảo Tướng của Phật and Dvatrimshadvara-Lakshana.

Ba Mươi Hai Ứng Thân: Thirty-two response bodies—See Tam Thập Nhị Ứng Thân.

Ba Na Sa,波那娑, Panasa (skt)—Bán Na Sa—Một loại cây như cây mít—The bread-fruit tree—Jaka or jack-fruit.

Ba Nô,波奴, Vidhu (skt)—Mặt trăng—The moon

Ba Nẻo Sáu Đường: Đức Phật so sánh chúng sanh với những khách lữ hành mù trong đêm tối và những khổ đau trong ba nẻo sáu đường—Three worlds and six realms of life—The Buddha compared sentient beings with travelers who blindly travel in the darkness and suffering of the three worlds and six realms of existence:

(A) Ba nẻo: Three worlds:

1) Dục giới: The world of passions (sensuous desires).

2) Sắc giới: The world of Beauty (form).

3) Vô sắc giới: The world of no Beauty (formless).

(B) Sáu đường: Six realms

1) Thiên: Six realms of Heaven.

2) Nhơn: The realm of human.

3) A-Tu-La: The realm of Asura (Angry spirits).

4) Ngạ quỷ: The realm of Pretas (hungry ghosts).

5) Súc sanh: The realm of animal.

6) Địa ngục: The realm of hell.

Ba Nễ Ni,波儞尼, Panini (skt)—Theo Tây Vực Ký thì đây là tên của một vị cổ tiên Salaturiya, cũng là nhà văn và nhà văn phạm (cú pháp chữ Phạn) nổi tiếng của Ấn Độ vào thế kỷ thứ tư trước Tây Lịch. Ông còn được biết đến với tên Salaturiya: Panini (skt)—According to the Record of the Western Lands, this was the great Indian grammarian and writer of the fourth century B.C. He was also known as Salaturiya

Ba Ngàn Oai Nghi: Three thousand demeanors—Ba ngàn oai nghi bắt nguồn từ nơi Cụ Túc Giới Tỳ Kheo mà thành. Trong 250 giới cụ túc của Tỳ Kheo, mỗi giới đều có đầy đủ bốn oai nghi “Đi, Đứng, Nằm, Ngồi.” Như vậy 250 giới nhân cho 4 thành 1.000. Một ngàn oai nghi nầy tương ứng với ba đời (quá khứ, hiện tại và vị lai, tức là 1.000 nhân cho 3 thành ra 3.000 oai nghi—Three thousand demeanors originate from the Complete Bhiksu Precepts. A Bhiksu maintains 250 Pratimoksa Precepts, each precept is complete with all four demeanors of Walking, Standing, Lying Down, and Sitting. Thus taking these 250 demeanors to multiple with 4 to make 1,000. These 1,000 demeanors transcend across all three periods of Past, Present, and Future. Thus 1,000 demeanors multiply 3 to make 3,000 demeanors—See Tứ Chủng Oai Nghi.

Ba Nguyên Do Niệm Hồng Danh Phật A Di Đà Để Cầu Vãng Sanh Cực Lạc:

Trong mười phương quốc độ, có vô số cõi Phật mầu đẹp tinh sạch trang nghiêm, chẳng hạn như thế giới Tịnh Lưu Ly trong Kinh Dược Sư, thế giới Chúng Hương và Diệu Hỷ trong Kinh Duy Ma Cật. Nhưng tại sao ta không niệm danh hiệu chư Phật để cầu sanh về các Tịnh Độ mười phương, lại chỉ phát nguyện sanh về Cực Lạc? Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, có ba nguyên do khiến người tu Phật niệm hồng danh Phật A Di Đà để cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc hơn là cầu về các cõi Tịnh Độ ở mười phương—In the realm of the ten directions, there are innumerable beautiful and purely adorned Buddha lands, such as the Pure Lapis Lazuli Land mentioned in the Medicine (Healing) Buddha Sutra, or the Land of Many Fragrances and Sublime Joy found in the Vimalakirti Sutra. Why should we restrict ourselves seeking rebirth in the Western Pure Land? According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Pure Land Buddhism in Theory and Practice, there are basically three reasons for Buddhists to recite Amitabha Buddha’s name to seek rebirth in the Land of Ultimate Bliss than in other pure lands of the ten directions:

1) Do sự giới thiệu khuyên dạy của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngài bảo nên cầu sanh về cõi Cực Lạc. Theo lời cổ đức, thì ngoài sự kiện cõi Cực Lạc có nhiều duyên nhiệm mầu thích hợp cho việc nhiếp hóa chúng sanh căn cơ khác nhau ở các cõi uế độ, Đức Bổn Sư không muốn thuyết minh nhiều về những cõi Tịnh Độ khác, e sợ chúng sanh khởi niệm so sánh phân biệt, mà tâm không được quy nhứt. Do việc đủ duyên nhiệm mầu để nhiếp hóa, mà không những riêng ở tại cõi Ta Bà, các chúng sanh ở vô số thế giói trong mười phương đều cầu về Cực Lạc—Because of the teachings of Sakyamuni Buddha, who exhorted us to seek rebirth in the Land of Ultimate Bliss. Sakyamuni Buddha did not wish to expound at length on the other pure lands, lest sentient beings develop a mind of discrimination, become undecided and have no focal point for their aspirations. Moreover, thanks to the ideal conditions for teaching and transformation in the Western Pure Land, not only do sentient beings from the Saha World seek rebirth there, but sentient beings in countless other worlds do so as well.

2) Do Đức A Di Đà Thế Tôn có 48 lời thệ rộng lớn trang nghiêm cõi Tịnh Độ, nguyện tiếp dẫn từ bậc Bồ Tát, cho đến hàng phàm phu nhiều tội ác—Because Amitabha Buddha has adorned the Western Pure Land with forty-eight lofty Vows. These vows (particularly the eighteenth Vow of “welcoming and escorting”) embrace all sentient beings, from Bodhisattvas to common beings full of evil transgressions.

3) Do vì chúng sanh ở cõi nầy có nhân duyên lớn với Phật A Di Đàvà Bồ Tát Quán Thế Âm ở cõi Cực Lạc. Điều minh chứng là khi các Phật tử gặp nhau đều chào mừng bằng câu ‘A Di Đà Phật’ và lúc bị tai nạn thường niệm danh hiệu Đức ‘Quán Thế Âm.’—Because sentient beings in the Saha World have great affinities with Amitabha Buddha and the Bodhisattva Avalokitesvara. As proof, when Buddhists meet, they usually gret each other with the words “Amitabha Buddha” and when faced with accidents or disasters, they usually recite the secred name of Avalokitesvara.

Ba Nguyên Nhân Phát Sanh Chướng Nghiệp:  Three causes of karmic obstructions.

Theo Duy Thức Học, ngoài những trở ngại của ngoại duyên, còn có ba nguyên nhân phát sanh chướng nghiệp cho người tu—According to The Mind-Only School, apart from the obstacles caused by external factors, there are three other causes of karmic obstructions.

1) Sức Phản Ứng Của Chủng Tử Nghiệp: Trong tạng thức của ta có chứa lẫn lộn những nghiệp chủng lành dữ. Khi niệm Phật hay tham thiền, ta huân tập hạt giống công đức vô lậu vào, tất cả nghiệp chủng kia phải phát hiện. Ví như một khu rừng rậm nhiều thú, nếu có cư dân khai hoang, tất cả cây cối bị đốn, các loài thú đều ra. Cảnh tướng và phiền não chướng duyên do nghiệp chủng phát hiện cũng thế—The reaction of evil karmic seeds—Various evil and wholesome karmic seeds are stored randomly in our Alaya consciousness. When we recite the Buddha’s name or meditate, we accumulate the seds of transcendental virtue, and therefore, evil karmic seeds have to emerge. For example, if a dense forest full of wild beasts is cleared for habitation, trees and shrubs are cut down, causing these beasts to flee out of the forest. The development of afflictions and obstacles from evil karmic seeds is similar.

2) Tự Gây Chướng Nạn vì không am tường giáo pháp: Có những vị tu hành chẳng am tường giáo lý, không hiểu những tướng của nội tâm và ngoại cảnh đều như huyễn, chưa phát minh thế nào là chân và vọng, nên nhận định sai lầm. Do đó đối với cảnh duyên trong ngoài sanh niệm tham chấp, vui mừng, thương lo, sợ hãi, mà tự gây chướng nạn cho mình—Creating obstacles for themselves due to lack of full understanding of the Dharma—There are cultivators who practice without fully understanding the Dharma, not realizing that the manifestations of the inner mind and the environment are illusory nor discovering what is true and what is false. They therefore have wrong views. Because of this, they develop thoughts of attachment, happiness, love, worry and fear, creating obstacles for themselves when they are faced with objects and conditions within themselves or in the outside world.

3) Không Vững Lòng Bền Chí Nên Thối Lui: Lại ví như người theo họa đồ đi tìm mỏ vàng, đường xá phải trải qua non cao, vực thẳm, đồng vắng, rừng sâu, bước hành trình tất phải nhiều công phu và gian lao khổ nhọc. Nếu người ấy không vững lòng, không biết tùy sức tùy hoàn cảnh mà nhẫn nại uyển chuyển, tất phải thối lui. Hoặc có khi bỏ cuộc ghé vào một cảnh tạm nào đó, hay chết giữa đường. Lộ trình tu tập cũng thế, hành giả tuy y theo kinh giáo mà thực hành, song nếu không biết tùy sức tùy hoàn cảnh mà nhẫn nại uyển chuyển, sự lập chí không bền lâu, tất sẽ thất bại—Not flexible and patient—Take the case of a man who follows a map, hoping to find a gold mind. The path that he takes crosses high mountains, deep ravines, empty open stretches and dense forests, an itinerary naturally requiring much labor, hardship and adversity. If his mind is not steady, and he does not adapt himself to the circumstances and his own strength, he is bound to retrogress. Alternatively, he may abandon his search, stop at some temporary location, or even lose his life enroute. The path of cultivation is the same. Although the practitioner may follow the sutras, if he is not flexible and patient, ready to change according to his own strength and circumstances, and if his determination is weak, he will certainly fail. This obstacle, in the end, is created by himself alone.

Ba Ni,波尼, Pana (skt)—Thức uống như nước—Beverage as water

Ba Ni Bồn: Panila (skt)—Bình chứa nước uống—A drinking vessel.

Ba Pha,波頗, Prabha-kara-mitra (skt)—Tên của Pháp Sư Tam Tạng, một vị cao Tăng Ấn Độ, đến Trung Quốc khoảng năm 626 sau Tây Lịch—Name of a famous Indian monk, who came to China around 626 A.D

Ba Phẩm Chất Đặc Biệt Của Hoa Sen: Three special qualities (characteristics) of the lotus:
white_lotus

1) Cánh hoa mang gương sen (trái) giống như pháp phương tiện được giảng giải để hiển bày chân lý: The petals are made to bear the fruit, in the same manner with expedient teachings are expounded in order to reveal the true teaching.

2) Khi hoa sen nở, thì gương sen cũng hiện ra ngay bên trong, như chân giáo ẩn tàng trong giáo pháp phương tiện: When the lotus flower opens, the fruit is seen therein, in the same manner we find the true teaching latent in the expedient teachings.

3) Khi gương sen (trái) khô thì cũng là lúc bông rụng, ý nói khi chân giáo đã được thiết lập thì pháp phương tiện không còn cần thiết nữa: When the fruit is ripened, at the same time the flower also falls. In the same manner, when the true teaching is established, the expedient teachings are no longer necessary.

Ba Thâu Bát Đa,波輸鉢多, Pasupata (skt)—Phái ngoại đạo khổ hạnh, bôi tro lên khắp thân mình—A particular sect of Sivaites who smeared their bodies with ashes

Ba Thí Dụ Về Sự Ngộ Đạo Còn Bị Thối Thất:

1) Như dùng tảng đá đè lên cỏ dại, cỏ tuy không mọc được nhưng củ của nó chưa hư thúi; nếu gặp duyên khác tảng đá bị lật lên, cỏ vẫn mọc lại như cũ—When we crush prairie grass with a stone block, though the grass cannot grow, its roots are not yet rotten or destroyed. If conditions arise that cause the stone to be overturned, the grass will continue to grow as before.

2) Như nước lóng trong chum, bùn tuy lắng xuống nằm yên tận đáy, nhưng khi chưa gạn lọc ra được, gặp duyên khuấy động, bùn lại nổi lên—When we pour water into a jar, though the impurities are deposited at the very bottom, they are not yet filtered out. If conditions change and the water is stirred up, the impurities will rise.

3) Như đồ gốm tuy nắn thành hình, nhưng chưa trải qua một phen nung lại cho chắc, gặp mưa xuống tất phải bị tan rã. Trạng huống ngộ đạo khi chuyển sanh dễ bị thối thất, cũng lại như thế—Take the case of clay which is molded into earthernware would certainly disintegrate. The strong probability that those who have merely experienced an Awakening will retrogress during transmigration is similar to the above examples.

Ba Thú: Pasu (skt)—Loài súc sanh—Any animal.

Ba Trường Hợp Đáng Bị Quở Trách Của Một Vị Thượng Tọa Tỳ Kheo: Tôn giả Xá Lợi Phất thuyết giảng về “Ba Trường Hợp Đáng Bị Quở Trách Của Một Vị Thượng Tọa Tỳ Kheo” (Ngài Xá Lợi Phất giảng và được Thế Tôn chấp thuận) trong kinh Thừa Tự Pháp trong Trung Bộ Kinh—“The Elder Bhikkhus are to be blamed for three reasons” expounded by Venerable Sariputta in the Dhammadayada Sutta in the Middle Length Discourses of the Buddha—Này chư hiền giả, các Thượng Tọa Tỳ Kheo có ba trường hợp đáng bị quở trách—Friends, elder bhikkhus are to be blamed for three reasons:

1) Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử lại không tùy học viễn ly—As disciples of a Teacher who lives secluded, they do not train in seclusion.

2) Những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ—They do not abandon what the Teacher tells them to abandon.

3) Những vị nầy sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly—They are luxurious and careless, leaders in backsliding, neglectful of seclusion.

Ba Trường Hợp Kẻ Nặng Nghiệp Vẫn Được Vãng Sanh: Theo Quán Kinh Sớ, thì người nghịch ác mà được vãng sanh, là do khi lâm chung, kẻ ấy chí tâm niệm Phật, nên tội chướng được tiêu trừ. Chính vì vậy mà Kinh đề nghị niệm Phật là điều kiện tối quan trọng để được vãng sanh. Có ba trường hợp kẻ nặng nghiệp vẫn được vãng sanh—According to the Treatise on the Meditation Sutra, the rebirth of depraved, evil beings is due to their recitation of the Buddha’s name with utmost sincerity at the time of death, as this leads to the dissipation of karmic obstructions. Therefore, the Treatise suggests that Buddha Recitation is the most important condition for rebirth. There are three conditions that evil beings may be reborn in the Pure Land.

1) Trường hợp thứ nhất: The first condition—Hành giả chỉ niệm Phật trong thời gian ngắn ngủi mà có thể thắng nổi nghiệp ác trọn đời, là do nhờ tâm lực rất mạnh mẽ, ý chí cực quyết định; đó gọi là đại tâm. Tình cảnh ấy ví như người bị quân giặc vây khổn, đang lúc nguy cấp, do liều chết không kể đến thân mạng, nên phát được sức dũng mãnh cùng cực, xông phá vượt ra khỏi nanh vuốt của vi trùng—Very strong mind-power and utterly determined will, which allow the practitioner to overcome the evil karma of an entire lifetime by reciting the Buddha’s name for only a short period of time. This is called the Great Mind. This situation can be compared to that of a soldier surrounded by enemies ready to harm him. In such dangerous circumstances, boldly risking his life, he musters his utmost power and strength and thus breaks out of encirclement.

2) Trường hợp thứ hai: The second condition—Hành giả tuy có tạo ác, song hoặc hiện

Âm lịch

Ảnh đẹp