Tý: Cánh tay—The arm—Forearm.
Tý Đa Thế La,臂多勢羅, Pitasila (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Tý Đa Thế La là một vương quốc và thành phố cổ trong tỉnh Sindh, khoảng 700 dậm về phía bắc Adhyavakila, và 300 dậm về phía tây nam của Avanda; tuy nhiên không ai biết địa điểm chính xác của nó—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Pitasila, an ancient kingdom and city in the province of Sindh, 700 miles north of Adhyavakila, 300 miles south-west of Avanda; however, exact position is unknown.
Tý Xa Chá,臂奢柘, Pisaca (skt)—Một loại quỷ—A class of demon
Tỳ Bá Ca,毘播迦, Vipaka (skt)
1) Thuần thục: Chín mùi—Ripeness—Maturity.
2) Trạng thái thay đổi: Change of state.
3) Tên khác của thức thứ tám: Another name for the eighth consciousness.
Tỳ Bá Sa: Vipasa (skt)—Tên một con sông trong vùng Punjab—A river in the Punjab.
Tỳ Bà,琵琶, Một loại đàn có dây của Trung Quốc, tựa như đàn ghi-ta của tây phương—The P’i-P’a, a Chinese stringed musical instrument somewhat resembling a guitar of the West
Tỳ Bà Sa,毘婆沙, Vibhasa (skt)—Đề Bà Sa—Tỳ Bà Thi—Tỳ Phả Sa—Tỵ Bà Sa—Quảng Thuyết—Thắng Thuyết—Dị Thuyết (Tỳ có nghĩa là “Quảng, Thắng, Dị;” Bà Sa có nghĩa là “Thuyết”)—Vibhasa means option, alternate, wider interpretation, or different explanation—See Tỳ Bà Thi
Tỳ Bà Sa Luận,毘婆沙論, Vibhasa-sastra (skt)—Bộ Kinh Luận do Thi Đà Bàn Ni soạn, được ngài Tăng Già Bạt Trừng dịch sang Hoa ngữ vào khoảng năm 383 sau Tây Lịch. Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, có lẽ vào thế kỷ thứ II sau Tây Lịch, trước hay sau cuộc kiết tập kinh điển của triều đại Ca Sắc Nị Ca, chúng ta không thể nói được, một sớ giải vĩ đại và chi li mệnh danh Tỳ Bà Sa Luận (Aibhasa-sastra) được tập thành dựa trên tác phẩm của Ca Đa Diễn Ni Tử. Từ ngữ “Vibhasa” có nghĩa là “Quảng diễn,” hay những “Dị kiến,” và tiêu đề nầy tỏ ra rằng nhiều quan điểm của thời ấy được tập hợp và phê bình chi tiết, và một vài quan điểm riêng tư được tuyển chọn và ghi chép lại. Mục đích chánh của luận Tỳ Bà Sa là lưu truyền lời trần thuật chính xác của trường phái A Tỳ Đàm, từ đó trường phái nầy mới được gọi là phái Phân Biệt Thuyết (Vaibhasika)—A philosophical treatise by Katyayaniputra, translated into Chinese by Sanghabhuti around 383 A.D. According to Prof. Junjiro Takakusu in the Essentials of Buddhist Philosophy, probably in the second century A.D., whether before or after the Buddhist Council of King Kaniska’s reign, we cannot tell, a great and minute commentary named Vibhasa Sastra was compiled on Katyayaniputra’s work. The word “Vibhasa” means an extreme annotation or various opinions, and this title indicates that many opinions of the time were gathered and criticized in detail and that some optional ones were selected and recorded. The main object of the Vibhasa commentary was to transmit the correct exposition of the Abhidharma School which has since then come to be called the Vaibhasika School
Tỳ Bà Sa Luận Sư: Những vị luận sư đệ tử của trường phái trung thực, mà giáo thuyết dựa vào bộ luận Tỳ Ba Sa—The Vaibhasikas were the followers of the Realistic school which based on the Vibhasa-sastra.
Tỳ Bà Thi,毘婆尸, Vipasyin (skt)—Tên của vị Phật đầu tiên trong bảy vị cổ Phật, mà Đức Thích Ca Mâu Ni là vị thứ bảy (Thắng Quan, Chủng Chủng Quan, Chủng Chủng Kiến. Hồi 91 kiếp sơ trước Hiền Kiếp, có vị Phật tên là Tỳ Bà Thi)—The first of the seven Buddhas of antiquity, Sakyamuni being the seventh
** For more information, please see Thất Phật.
Tỳ Bà Xa Bà Đề: Vibhajyavadins (skt)—
1) Trả lời chi tiết hay Phân biệt thuyết—Answerers in detail, interpreted as discriminating explanation, or particularizing.
2) Phân Biệt Thuyết Bộ: Theo Keith trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Tỳ Bà Xa Bà Đề (Vibhajyacadins) là trường phái cho rằng chấp nhận A Tỳ Đạt Ma Luận Tạng là hợp lý, vì trong đó chứa cả bộ Tạng Pali—According to Keith in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Vibhajyavadins, a school of logicians. It is reasonable to accept the view that the Abhidharma-Pitaka, as we have it in the Pali Canon, is the definite work of this school.
Tỳ Bà Xá Na,毘婆舍那, Vipasyana (skt)
1) Biện Biệt: Discernment
2) Quán: Insight.
3) Chánh Kiến: Correct perception, or views.
Tỳ Bà Xá Na-Tỳ Bà Xá Na: Vipasyana-Vipasyana (skt)—Thorough insight and perception.
Tỳ Bát Xá Na,毘缽舍那, See Tỳ Bà Xá Na
Tỳ Bạt Da Tư,毘跋耶斯, Smrti-upasthana (skt)—The four department of memory—See Tứ Niệm Xứ
Tỳ Bố La,毘布羅, Vipula (skt)—See Tỳ Phú La
Tỳ Cạt (Ngật) La Ma A Điệt Đa: Vikramaditya (skt).
1) Vượt qua mặt trời: Surpassing the sun.
2) Vị vua đã đánh đuổi dòng họ Sa Ca hay Scythians, mà trị vì vùng Bắc Ấn vào khoảng những năm 57 trước Tây Lịch—A celebrated king who drove out the Sakas, or Scythians, and ruled over northern India from 57 B.C.
3) Một vị thí chủ và một ân nhân của Phật Giáo: Vikramaditya, a patron of literature and famous benefactor of Buddhism (maybe the same person as in (2)).
Tỳ Câu Chỉ: Bhrukuti (skt)—Tỳ Câu Tri.
1) Chân mày đan lại với nhau: Knitted brow.
2) Một trong những hình thức của Quán Thế Âm: One of the forms of Kuan-Yin.
Tỳ Chỉ Đa Bà Đa,毘指多婆多, Vijitavat (skt)
1) Một người chế ngự: A conqueror or one who has conquered.
2) Mặt trời: The sun.
Tỳ Chiêm Bát Bổ La: Vichavapura (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Tỳ Chiêm Bát Bổ La là kinh đô cổ của xứ Sindh—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Vichavapura, the ancient capital of Sindh.
Tỳ Da Sa,毘耶裟, Vyasa (skt)
1) Người soạn thảo: A compiler.
2) Người sắp xếp: An arranger.
3) Phân phối: To distribute.
4) Sắp xếp: To arrange.
5) Tên của một vị Thánh, người đã soạn thảo bộ kinh Vệ Đà, người đã sáng lập ra luận triết Vedanta: A sage reputed to be the compiler of the vedas and founder of the Vedanta philosophy.
Tỳ Đa Thâu,毘多輸, Vitasoka (skt)—Tên một người em trai của vua A Dục—Nam of a younger brother of king Asoka
Tỳ Đà,鞞陀, Vedas (skt)—Bề Đà—Bì Đà—Vi Đà—Kinh Vệ Đà—Kinh sách của Bà La Môn—The vedas
Tỳ Đà La,毘陀羅, Vetala (skt)—Mê Đát La—Một phép thần chú dựng tử thi dậy và sai đi giết người (đây là một thứ thần chú của ngoại đạo Tây Thổ)—An incantation for raising a corpse and to order it to kill another person (this is an heretic incantation)
Tỳ Đàm,毘曇, Abhidharma (skt)—A Tỳ Đạt Ma
Tỳ Đát Ca,毘怛迦, Vitarka (skt)—Theo Keith trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Tỳ Đát Ca có nghĩa là “Tầm”, hay tìm hiểu một cách hời hợt; đối lại với “Tư” có nghĩa là quan sát kỹ lưỡng—According to Keith in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Vitarka means initial attention, or cognition in initial application, search, or inquiry; in contrasted with Spying out, or careful examination.
Tỳ Đầu Lợi,毘頭利, Vaidurya (skt)
1) Lưu Ly, một trong thất bảo—Lapis-lazuli, one of the seven precious things—See Thất Bảo.
2) Tên một ngọn núi gần Varanasi: Name of a mountain near Varanasi.
Tỳ Đê La,毘低羅, Vikara (skt)—Tỳ Khư La—Một nữ quản gia cho dòng họ Thích Ca, người có rất nhiều chìa khóa quanh lưng. Bà luyến ái công việc đến nỗi không còn ao ước đến giác ngộ nữa—An old housekeeper with many keys round her waist who had charge of the Sakya household, and who loved her things so much that she did not wish to be enlightened
Tỳ Đề Ha,毘提訶, Videha (skt)—Phật Đề Ba—Phất Ư Đãi
1) Tên gọi tắt của Đông Đại Châu, nằm về phía đông của núi Tu Di: An abbreviation for Purvavideha, the continent east of Mount Meru.
2) Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển thì Tỳ Đề Ha là một tên gọi khác của thành Tỳ Xá Lê và vùng phụ cận Mathava bây giờ: According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Videha is another name for Vaisali and the region near Mathava.
Tỳ Giá La: Vicara (skt)—Tầm hay trạng thái tâm trong giai đoạn đầu thiền định—Applied attention, interpreted as pondering, investigating; the state of mind in the early stage of dhyana meditation.
** For more information, please see Tỳ Đát Ca.
Tỳ Già La,毘伽羅, Vyakarana (skt)—Tỳ Da Yết Lạt Nam—Tỳ Hà Yết Lợi Nã—Theo Keith trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Tỳ Già Na (Vyakarana) là Thanh Minh Ký Luận, thuộc về thanh minh trong Ngũ Minh, là tên gọi chung của tục thư ngữ học; người ta nói đầu tiên một triệu bài được truyền cho Phạm Vương, tiếp theo Đế Thích tóm tắt lại thành 10 vạn bài, sau đó Ba Nệ Ni Tiên tóm tắt thành 8000 bài. Ba Nệ Ni Tiên cũng soạn lại thành 300 bài tụng—Grammatical analysis, grammar; formal prophecy. According to Keith in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Vyakarana is a record and discussion to make clear the sound; in other words, a grammar, or sutras to reveal right forms of speech; said to have been given first to Brahma in a million stanzas, abridged by Indra to 100,000 by Panini to 8,000, and later reduced by him to 300
Tỳ Ha La,毘訶羅, See Vihara in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section
Tỳ Ha La Ba La,毘訶羅波羅, Viharapala (skt)—Vị hộ pháp giữ chùa—The guardian of a monastery
Tỳ Ha La Toa Nhị,毘訶羅莎弭, Viharasvamin (skt)—Vị thí chủ của tự viện—The patron or bestower of the monastery
Tỳ Kheo,比丘, Bhiksu (skt)—Bật Sô—Bức Sô
(I) Nghĩa của Tỳ Kheo—The meanings of Bhiksu:
1) Tỳ có nghĩa là phá, kheo nghĩa là phiền não. Tỳ kheo ám chỉ người đã phá trừ dục vọng phiền não—“Tỳ” (Bhi) means destroy and “Kheo” (ksu) means passions and delusions. Bhiksu means one who destroys the passions and delusions.
2) Người thoát ly gia đình, từ bỏ của cải và sống tu theo Phật. Người đã được thọ giới đàn và trì giữ 250 giới cụ túc—Bhiksu—Mendicant—Buddhist monk—A religious mendicant who has left home and renounced—Bhikkhu who left home and renounced all possessions in order to follow the way of Buddha and who has become a fully ordained monk. A male member of the Buddhist Sangha who has entered homeless and received full ordination. A Bhiksu’s life is governed by 250 precepts under the most monastic code—Bhiksu is one who destroys the passions and delusions.
3) Tất cả chư Tỳ Kheo đều phải tùy thuộc vào của đàn na tín thí để sống tu, không có ngoại lệ—All Bhiksus must depend on alms for living and cultivation, without any exception.
4) Tất cả chư Tỳ Kheo đều thuộc chủng tử Thích Ca, dòng họ của Phật—All Bhiksus are Sakya-seeds, offspring of Buddha.
5) Tỳ kheo còn có nghĩa là người đã xuất gia, đã được giữ cụ túc giới. Tỳ Kheo có ba nghĩa—Bhiksu still has three meanings:
a. Khất sĩ: Beggar for food or mendicant—Người chỉ giữ một bình bát để khất thực nuôi thân, không chất chứa tiền của thế gian—Someone who has just a single bowl to his name, accumulates nothing (no worldly money and properties), and relies exclusively on asking for alms to supply the necessities of life.
b. Bố ma: Frightener of Mara (delusion)—Bố Ma là người đã phát tâm thọ giới, phép yết ma đã thành tựu, loài yêu ma phiền não phải sợ hãi—Someone who has accepted the full set of 250 disciplinary precepts. His karma has reached the level of development that he immediately fears delusion.
c. Phá ác: Destroyer of Evil—Người dùng trí huệ chân chính để quán sát và phá trừ mọi tật ác phiền não; người chẳng còn sa đọa vào vòng ái kiến nữa—Someone who has broken through evil, someone who observes everything with correct wisdom, someone who has smashed the evil of sensory afflictions, and does not fall into perceptions molded by desires.
** For more information, please see Nhị
Chủng Khất Sĩ.
(II) Những lời dạy của Đức Phật về Tỳ Kheo trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on Bhiksu in the Dharmapada Sutra:
1) Trong hết thảy nhơ cấu đó, vô minh cấu là hơn cả. Các ngươi có trừ hết vô minh mới trở thành hàng Tỳ Kheo thanh tịnh—The worst taint is ignorance, the greatest taint. Oh! Bhikshu! Cast aside this taint and become taintless (Dharmapada 243).
2) Người nào nghiêm giữ thân tâm, chế ngự khắc phục ráo riết, thường tu phạm hạnh, không dùng đao gậy gia hại sanh linh, thì chính người ấy là một Thánh Bà la môn, là Sa môn, là Tỳ khưu vậy—He who strictly adorned, lived in peace, subdued all passions, controlled all senses, ceased to injure other beings, is indeed a holy Brahmin, an ascetic, a bhikshu (Dharmapada 142).
3) Chỉ mang bình khất thực, đâu phải là Tỳ kheo! Chỉ làm nghi thức tôn giáo, cũng chẳng Tỳ Kheo vậy!—A man who only asks others for alms is not a mendicant! Not even if he has professed the whole Law (Dharmapada 266).
4) Bỏ thiện và bỏ ác, chuyên tu hạnh thanh tịnh, lấy “biết” mà ở đời, mới thật là Tỳ Kheo—A man who has transcended both good and evil; who follows the whole code of morality; who lives with understanding in this world, is indeed called a bhikshu (Dharmapada 267).
Tỳ Kheo Đức Vân: Bhikshu cloud of Virtue.
Tỳ Kheo Hải Vân: Bhikshu Sea Cloud.
Tỳ Kheo Hội: Tăng Già—Một hội đồng gồm ít nhất là bốn vị Tăng—An authoritative assembly of at least four monks.
Tỳ Kheo Ni,比丘尼, Bhiksuni (skt)—Nữ tu Phật giáo, người đã gia nhập giáo đoàn và nguyện trì giữ 348 hoặc 364 giới Tỳ kheo Ni. Ngoài ra, Tỳ Kheo Ni phải luôn vâng giữ Bát Kính Giáo—Bhiksuni—Nun—A female observer of all the commandments—A female mendicant who has entered into the order of the Buddha and observes the 348 or 364 precepts for nuns. In addition, a bhiksuni must always observe the eight commanding respect for the monks (Bát Kính Giáo)
Tỳ Kheo Ni Bát Kính Giáo: Tám điều mà Tỳ Kheo Ni phải luôn kính trọng một vị Tỳ Kheo—Bhiksunis’ eight commanding respects for monks—See Bát Kính Giáo.
Tỳ Kheo Ni Đầu Tiên: Ngài A Nan đã khẩn khoản xin Phật cho mẹ là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề, cũng là dì và nhũ mẫu của Đức Phật, được xuất gia làm Tỳ Kheo Ni đầu tiên. Mười bốn năm sau ngày Đức Phật thành đạo, Ngài đã nhận dì của Ngài và các phụ nữ vào giáo đoàn đầu tiên, nhưng Ngài nói rằng việc nhận người nữ vào giáo đoàn sẽ làm cho Phật giáo giảm mất đi 500 năm—Ananda insisted the Buddha to accept his mother, Mahaprajapati, she was also the Buddha’s aunt and step-mother, to be the first nun to be ordained. In the fourteenth years after his enlightenment, the Buddha yielded to persuation and admitted his aunt and women to his order of religious mendicants, but said that the admission of women would shorten the period of Buddhism by 500 years.
Bỉ Khâu Ni Giới,比丘尼戒, The nuns’ 500 rules—See Giới Cụ Túc
Tỳ Kheo Thiện Trụ: Bhikshu Good Dwelling.
Tỳ La Nã Yết Sa Bà: Viranakacchapa (skt)—Con rùa—A tortoise—A turtle.
Tỳ La San Nã,毘羅删拏, Virasana (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Tỳ La San Nã là một vương quốc cổ trong khu Doab giữa sông Hằng và Yamuna, bây giờ là Karsanah—According to Eitel in The Dictionary od Chinese-English Buddhist Terms, Virasana, an ancient kingdom and city in the Doab between the Ganges and the Yamuna. The modern Karsanah
Tỳ Lam Bà,鞞藍婆, Pralamba (skt)
1) Tên của một loại bạo phong: Name of a strong wind.
2) Tên của một loại La sát Nữ: Name of one of the raksasis.
Tỳ Lam Phong,毘嵐風, Vairambha (skt)
1) Một loại gió lan khắp vũ trụ, khi thổi đến đâu thì nơi đó phải tan hoại: The great wind which finally scatters the universe.
2) Địa luân nằm bên trên phong luân hay vòng xoắn của gió, phong luân nầy lại nằm bên dưới thủy luân: The circle of wind under the circle of water on which the world rests.
Tỳ Lặc,毘勒, Pitaka (skt)—Một thuật ngữ của tông Thiên Thai để chỉ Tạng Giáo Tiểu Thừa—A T’ien-T’ai term for the Hinayana Pitaka
Tỳ Lê Da,毘梨耶, Virya (skt)
1) Năng lực: Strength—Energy.
2) Tinh Tấn: Ba la mật thứ tư trong mười Ba La Mật—Zeal—Pure progress, the fourth of the ten paramitas.
Tỳ Lợi Sái,毘利差, Vrksa (skt)
1) Cây: A tree.
2) Ngạ quỷ: Hungry ghost.
3) Chó sói: A wolf.
Tỳ Lô Giá Na,毘盧遮那, Vairocana
Tì Lô Giá Na,毘盧遮那, Vairocana
Vairocana Buddha (skt): Phật Tỳ Lô Giá Na—Great Sun Tathagata (coming from or belonging to the sun), name of a Dhyani Buddha (a son of the sun or the Dhyani Buddha of the centre). The central Sun, personifying the Dharma-Dhatu or Supreme Wisdom. In East Asian traditions, this Buddha is often referred to as the “Original Buddha” (Adi-Buddha), meaning that he has always been awakened. He represents the “truth body” (Dharmakaya), and he is said to preside over the “Flower Treasury World.” Vairocana or the All-Illuminating One (of the non-historical Buddha), is one of the five transcendent buddhas. He is associated with the transcendent Bodhisattva Samantabhadra and the earthly Buddha Krakuchchanda. Vairocana a symbol of supreme wisdom, or cosmic consciousness, that is, transcendental Buddha-knowledge, and one of his symbols is the “wheel of doctrine” (Dharmacakra). His Pure Land is the entire cosmos. He is often depicted with white skin and making the Mudra of “supreme wisdom.”—Phật Tỳ Lô Giá Na, tên của Phật Dhyani. Trong các trường phái tại các nước Đông Á, Đức Đại Nhật Như Lai thường được xem như là vị “Bổn Phật,” có nghĩa là vị Phật luôn ở trạng thái giác ngộ. Ngài tiêu biểu cho “Pháp thân,” và người ta nói Ngài đang ngự trên “Hoa Tạng Thế Giới.” Đại Nhật Như Lai hay Quang Minh Biến Chiếu (vị Phật phi lịch sử), một trong năm vị Phật siêu việt trong trường phái Đại Thừa. Bên cạnh Ngài còn một vị Bồ Tát siêu việt tên là Phổ Hiền và Cổ Phật Câu Lưu Tôn. Phật Tỳ Lô Giá Na là biểu tượng của cử chỉ sáng suốt cao tuyệt, hay tâm thức vũ trụ, tức là Phật trí thức siêu việt, và một trong những biểu tượng của Ngài là “Pháp Luân.” Tịnh Độ của Ngài là toàn thể vũ trụ. Người ta thường họa Ngài với nước da trắng và tay đang bắt ấn “đại trí.”
Tỳ Lư Xá Da: See Vairocana in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Tỳ Lưu Ba Xoa,毘流波叉, Virupaksa (skt)—Tỳ Lưu Lâu Bát Xoa—Tỵ Lưu Ba A Xoa—Một trong Tứ Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương (có đôi mắt bất thường, ba mắt, mắt ác), hộ trì phương Tây, có màu đỏ—Irregular-eyed, or three-eyed like Siva, translated wide-eyed, or evil-eyed; one of the four maharajas, guardian of the West, lord of nagas, color red
Tỳ Lưu Ly,毘璢璃, Virudhaka (skt)
1) Một trong Tứ Thiên Vương, hộ trì phương Nam, màu xanh, còn được biết như là—One of the four maharajas, guardina of the South, colour blue, also known as:
a) Lưu Ly Vương: Crystal king.
b) Ác Sinh Vương: Ill-born king.
2) Tên của vua nước Câu Xá La (con trai vua Ba Tư Nặc), người đã tiêu diệt thành Ca Tỳ La Vệ: Name of a king of Kosala (son of Prasenajit), destroyer of Kapilavastu.
3) Tên vua Iksvaku, cha đẻ của bốn vị sáng lập của thành Ca Tỳ La Vệ: Iksvaku, father of the four founders of Kapilavastu.
Tỳ Ly Da Tê Na,毘離耶犀那, Viryasena (skt)—Tên vị Thầy của Ngài Huyền Trang tại Tịnh Xá Hiền Kiếp—An instructor of Hsuan-Tsang at Bhadravihar
Tỳ Ma,毘摩, Bhima (skt)
1) Phu nhân của Durga: A form of Durga, his wife (the terrible).
2) Theo Eitel trong trung Anh Phật Học Từ Điển, Tỳ Ma là một thành phố nằm về phía tây của Khotan, có một tượng Phật mà người ta nói đã tự di chuyển từ Udyana—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Bhima, a city west of Khotan, possessing a statue of Budha said to have transported itself from Udyana.
Tỳ Ma Chất Đa,毘摩質多, Vimalacitra (skt)—Vua của loài A Tu La, cư ngụ nơi đáy biển, cha vợ của Trời Đế Thích—A king of asuras, residing at the bottom of the ocean, father of Indra’s wife
Tỳ Ma La: Vimala (skt).
1) Vô Cấu: Unsullied—Pure.
2) Tên một con sông ở Ấn Độ: Name of a river in India.
3) Phu nhân của Thần Siva: Siva’ wife.
Tỳ Ma La Cật,毘摩羅詰, Vimalakirti (skt)—See Vimalakirti and Vimalakirti-Sutra in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section
Tỳ Ma Tự: Một tự viện nằm về phía Tây của Khotan, nơi mà những người Hung Nô đã được giáo hóa để quay về với đạo Phật—A monastery west of Khotan, where the Huns are said to have been converted to Buddhism.
Tỳ Mục Cù Sa: Vimuktaghosa (skt)—Tỳ Mục Đa La—Tiếng của Đức Phật giải thoát khỏi mọi sự sợ hãi—The Buddha’s voice of liberation from all fear.
Tỳ Mục Đa La,毘目多羅, See Tỳ Mục Cù Sa
Tỳ Mục Xoa,毘目叉, Vimoksa (skt)—Tỳ Mộc Để—Tỳ Mộc Xoa—Hữu vi Giải thoát (vô vi giải thoát là Mộc Xoa)—Liberation—Emancipation—Deliverance—Salvation
Tỳ Na Dạ: Luật—See Vinaya in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Tỳ Na Dạ Ca: Vinayaka (skt)—Tỳ Na Da Ca—Tỳ Na Dã Ca—Phệ Na Dã Đát Ca—Thường Tùy Ma hay Chướng Ngại Thần, mình người mũi voi, là loại ác quỷ thần thường gây ra trở ngại hay tai nạn cho con người—A hinderer, the elephant god or Ganesa; a demon with a man’s body and elephant’s head, which places obstacles in the way.
Tỳ Na Đát Ca,毘那怛迦, Vinataka (skt)—Tỳ Nê Tra Ca—Tỳ Na Dạ Ca
1) See Tỳ Na Dạ Ca.
2) Núi thứ sáu trong 7 núi Kim Sơn: The sixth of the seven concentric circles around Mount Meru.
3) Bất cứ núi nào có hình dáng giống như Núi Tượng Đầu: Any mountain resembling an elephant.
Tỳ Nại Da,毘柰耶, Vinaya (skt)
(A) Nghĩa của Tỳ Nại Da—The meanings of Vinaya: Giới luật mà Đức Phật đã giảng thuyết: Ordinances—Moral training; the disciplinary rules; the precepts and commands of moral asceticism and monastic discipline, said to have been given by Buddha.
(B) Tác dụng của Tỳ Nại Da—The purposes of Vinaya:
1) Diệt tội: Destroying sin.
2) Điều phục thân khẩu ý: Subjugation of deed, word, and thought.
3) Ly hành ác nghiệp: Separation from evil action.
Tỳ Nại Da Tạng,毘柰耶藏, Vinayapitaka (skt)—Phần thứ hai trong Tam Tạng Kinh Điển, người ta nói là được soạn bởi ngài Ưu Ba Li—The second portion of the Tripitaka, said to have been compiled by Upali
Tỳ Nhã Để: Vijnapti (skt)—Thức hay sự phân biệt rõ ràng—Knowledge—Understanding—Information—Report—Representation.
Tỳ Nhã Để Ma Đát Thích Đa: Vijnaptimatrata (skt)—Duy Thức—Reality is nothing but representations or ideas.
Tỳ Ni Đa Lưu Chi: Vinitaruci (?-594)—Ngài gốc người nam Ấn, sanh trưởng trong một gia đình Bà La Môn. Sau khi xuất gia, ngài du hành khắp các miền tây và nam Ấn Độ để học thiền. Ngài đến Trường An năm 574. Theo Hòa Thượng Thích Thanh Từ trong Thiền Sư Việt Nam, sau khi gặp và được Tổ Tăng Xán khuyến tấn, ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã sang Việt Nam, ngài là vị sơ tổ đã sáng lập ra dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi tại Việt Nam. Ngài đã hoằng hóa tại Việt Nam gần hai mươi năm cho đến khi thị tịch vào năm 594—He was from South India, from a Brhamin family. After he joined the Sangha, he travelled all over the west and south India to study meditation. He came to Chang-An in 574 A.D. According to the Most Venerable Thích Thanh Từ in the Vietnamese Zen Masters, after meeting the Third Patriarch in China, Seng-Ts’an, Vinitaruci went to Vietnam to establish a Zen Sect there. Vinitaruci was the first patriarch of the Vinitaruci Zen Sect in Vietnam. He spent almost twenty years to expand Buddhism in Vietnam until he passed away in 594.
Tỳ Ni Luật: See Vinaya in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Tỳ Phật Lược,毘佛略, Vaipulya (skt)
1) Phương Quảng: Rộng rãi—Large—Spacious—Expanded—Enlarged.
2) Kinh Phương Quảng—Sutras of an expanded nature, especially expansion of the doctrine.
a) Tiểu Thừa Phương Quảng: Kinh Trường A Hàm—Hinayana Sutras of expansion of the doctrine, i.e. the Agama Sutras.
b) Đại Thừa Phương Quảng: Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Pháp Hoa—Mahayana Sutras of expansion of the doctrine, i.e. the Hua-Yen Sutra and the Lotus Sutra.
Tỳ Phệ Già,毘吠伽, Viveka (skt)
1) Sự biện biệt hay “thanh biện”—Discrimination, a clear distinction or discrimination.
2) Bát Tỳ Phệ Già: Bhavaviveka (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Tỳ Phệ Già (Bhavaviveka) là một đệ tử của ngài Long Thọ lui về hang đá ẩn tu chờ Đức Hạ sanh Di Lặc—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Bhavaviveka, a disciple of Nagarjuna, who retired to a rock cavern to await the coming of Maitreya.
Tỳ Phệ Lưu Ly: Vaidurya (skt)—See Tỳ Đầu Lợi (1).
Tỳ Phú La,毘富羅, Vipula (skt)—Tỳ Bố La
1) Quảng Đại: Sâu rộng vô bờ, không thể đo lường được—Large—Broad—Spacious—See Tỳ Phật Lược (1).
2) Một ngọn núi gần Kusagarapura, trong xứ Ma Kiệt Đà: A mountain near Kusagarapura, in Magadha.
Tỳ Sa Môn Ngũ Đồng Tử: Năm sứ giả của Tỳ Sa Môn—The five messengers of Vaisravana.
Tỳ Sa Môn Thiên Vương,毘沙門天王, Vaisravana (skt)
1) Đa Văn Thiên Vương, là một trong bốn vị Thiên Vương hộ thế. Vị trời này có tên “Đa Văn” là vì ngài thường hay bảo hộ đạo tràng của Như Lai và ưa nghe Phật thuyết pháp. Màu vàng: One of the four Maharajas, guardian of the north, king of Yaksas, has the title “universal or much hearing or learning, said to be so called because he heard the Buddha’s preaching. Colour yellow.
2) Đối với Thai Tạng Mạn Đồ La thì vị nầy ở bên cửa Bắc: He resided in the north of the Garbhadhatu Mandala.
3) Đối với Kim Cang Tạng Mạn Đồ La thì vị nầy ở phương Tây: He resided in the west of the Vajradhatu Mandala.
4) Tỳ Sa Môn Thiên Vương là con trai nổi tiếng của Visravas—Vaisravana was son of Visravas, which is from Visru, to be heard of far and wide, celebrated, and should be understood in this sense.
5) Tỳ Sa Môn là vị Diêm Vương theo truyền thuyết của Ấn Độ, là vua của loài quỷ; về sau nầy là thần tài, ngự trị phương Bắc. Huyền Trang đã xây một ngôi đền cho ngài vào năm 753 sau Tây Lịch, từ đó ngài trở thành ông Thần Tài của dân Trung Quốc và hộ pháp tại cổng vào các tự viện. Tay phải cầm phướn, tay trái cầm một viên bảo châu, dưới chân ngài có hai con quỷ: Vaisravana is Kuvera, or Kubera, the Indian Pluto; originally a chief of evil spirit, afterwards the god of riches, and ruler of the northern quarter. Hsuan-Tsang built a temple to him in 753 A.D., since which he has been the god of wealth in China and guardian at the entrance of Buddhist temples. In his right hand he often holds a banner or a lance, in his left a pearl or shrine, or a mongoose out of whose mouth jewels are pouring; under his feet are two demons.
Tỳ Sa Nã,毘沙拏, Visana (skt)
1) Độc giác: The single horn of the rhinoceros.
2) Danh hiệu của Độc Giác Phật: An epithet for a Pratyeka-buddha.
3) Duyên Giác: Buddhist Practitioner whose aim is his own salvation.
Tỳ Sái Ca,毘灑迦, Visakha (skt)—Một trong những quyến thuộc của Tỳ Sa Môn Thiên Vương—One of the retinue of vaisravana
Tỳ Thấp Bà,毘濕婆, Tên của một loại gió, người ta nói đây là chuyển ngữ Phạn của Tỳ Xá—A wind, said to be a transliteration of Visva
Tỳ Thê,毘睇, Vidya (skt)
1) Kiến Thức: Knowledge—Learning—Philosophy.
2) Khoa Học: Science.
3) Minh Chú: Incantation to get rid of all delusion.
Tỳ Thi Sa,毘尸沙, Visesa (skt)—Giáo thuyết “Tinh Yếu Cá Biệt” của trường phái Vệ Thế Sư, được sáng lập bởi ngài Kanada—The doctrine of particular or individual essence, i.e. the nature of the nine fundamental substances; it is the doctrine of the Vaisesika school of philosophy founded by Kanada
Tỳ Thủ Yết Ma,毘首羯磨, Visvakarman (skt)—Tỳ Thấp Phược Yết Ma
1) Thợ Thuyền: Doers—Makers.
2) Đại thần của Trời Đế Thích, vị thần trông coi việc xây dựng. Tất cả thợ thuyền ở Tây Thiên Trúc đều xem ngài là vị Thần bảo hộ: A minister of Indra, and his director of works. He is the architect of the universe and patron of artisans.
Tỳ Trà,毘茶, Bhida or Panca-nada (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển của Giáo Sư Soothill, Tỳ Trà là tên một vương quốc cổ lấy tên theo tên kinh đô Tỳ Trà mà bây giờ thuộc vùng Punjab—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Bhida was an ancient kingdom called after its capital Bhida, the present Punjab
Tỳ Xa Mật Đa La,毘奢蜜多羅, Visvamitra (skt)—Tên của một vị thầy dạy Đức Phật Thích Ca lúc còn nhỏ—Name of Sakyamuni’s school teacher.
Tỳ Xa Na: Vijnana (skt)—Tỳ Nhã Nam—Liễu biệt hay sự phân biệt rõ ràng—Consciousness or intellect—Knowledge—Perception—Understanding.
Tỳ Xá,毘舍, Vesa (skt)
1) Cửa vào: Entrance.
2) Nhà: House.
3) Trang sức: Adornment.
4) Gái giang hồ: Prostitute.
5) Giai cấp nông dân và thương nhân ở Ấn Độ: The third caste of farmers and traders in India.
Tỳ Xá Da: Picasa (skt)—Đạm Tinh Khí Quỷ, loại quỷ hút máu và tinh khí—A type of evil god that suck blood and eats phlegm.
Tỳ Xá Chi,毘舍支, Pisaci (skt)—Tỳ Xá Giá—Nữ quỷ—Female sprites, or demons
Tỳ Xá Giá: See Tỳ Xá Chi.
Tỳ Xá Khư,毘舍佉, Visakha or Vaisakha (skt)—Một trong những chòm sao mà người Trung Hoa diễn dịch là tên ngôi sao từ giữa tháng thứ hai đến giữa tháng thứ ba, tên là Trưởng Dưỡng—One of the constelations, similar to the third of the Chinese constellations, the Chinese inpterpret it as from the middle of their second to the middle of their third month
Tỳ Xá Khư Mẫu,毘舍佉母,
1) Lộc Mẫu: Con hươu mẹ—A female gazelle.
2) Tên của một người đàn bà giàu có, vợ của ngài Cấp Cô Độc, đã cùng chồng dâng hiến vườn Kỳ Thọ cho Phật: Viasakha, name of a wealthy matron who with her husband gave a vihara to Sakyamuni, wife of Anathapindika.
Tỳ Xá La,毘舍羅, Visala (skt)—Một vị Thần hộ pháp đã bảo hộ tượng Phật và mang đến dâng lên vua Minh Đế đời nhà Hán—A deity who is said to have protected the image of Buddha brought to Ming-Ti of the Han dynasty
Tỳ Xá Ly,毘舍離, Vaisali (skt)—Tỳ Da Ly-Bề Xá Ly—Duy Da—Duy Da Ly—Bề Xá Lệ Dạ—Phệ Xá Ly—
Video Hanh Huong Phat Tich (Ty Xa Ly)
Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Tỳ Xá Ly là tên của kinh đô nước Quảng Nghiêm hùng mạnh, một vương quốc cổ ở Trung Ấn, nơi 700 vị Hiền Thánh đã kết tập kinh điển lần thứ hai, bây giờ gần Bassahar, thuộc Bihar, phía bắc Patna. Thành Tỳ Xá Ly từng là thành trì Phật giáo trong những ngày đầu. Các nhà hành hương Trung Hoa như Pháp Hiển và Huyền Trang, trên đường đi qua Ấn Độ đã ghé lại Tỳ Xá Ly. Huyền Trang mô tả thành phố nầy trải rộng trên một diện tích từ 10 đến 12 dậm vuông. Ông viết rằng bên trong bên ngoài và khắp nơi xung quanh thành phố, số đền chùa nhiều đến nỗi không sao kể hết. Tiếc thay, trên vùng đất nầy hiện nay hầu như không còn nhìn thấy một di tích đền chùa nào cả. Tại Kolhua, cách Raja Bisal ko Gadh hai dặm về phía tây bắc, có một trụ đá nguyên khối, dân địa phương gọi là Bhimsen, bằng sa thạch mài thật láng, bên trên có một đầu trụ hình chuông nâng đỡ một tượng sư tử đứng trên bệ vuông. Trụ nầy cao hơn mặt đất hiện nay khoảng 7 mét, một đoạn trụ dài bị chôn vùi dưới đất qua dòng thời gian. Nhìn kiểu dáng thì giống các trụ đá của vua A Dục, nhưng đào xới xung quanh thân trụ thì chẳng thấy một dòng chữ nào của vua A Dục cả. Tuy nhiên, có thể xác định đây là một trong các trụ đá của vua A Dục mà Huyền Trang đã nói đến tại Tỳ Xá Ly ngày xưa. Dãy dài các cây trụ thuộc quận Champaran và quận Muzaffarpur tại Ramapurva, LauriyaAraraj, Lauriya Nandagadh và Kolhua, được xem là đã đánh dấu các chặng đường trên con đường vua A Dục đi từ thành Hoa Thị (Pataliputra) đến Lâm Tỳ Ni khi ông lên ngôi được 20 năm. Cách một quảng ngắn về phía nam có một hồ nước nhỏ, có tên là Rama-kunda, đã được Cunningham xác định là hồ khỉ (Markata-hrada) ngày xưa, và người ta cho rằng hồ nầy do một bầy khỉ đào để lấy nước cho Đức Phật dùng. Về phía tây bắc có một gò đống đổ nát, nay chỉ còn cao độ 5 mét và dưới đáy có đường kính độ 20 mét, được xác định là những gì còn lại của ngôi tháp A Dục mà Huyền Trang đã nói đến. Trên đỉnh gò nầy có một ngôi đền bằng gạch kiểu mới bên trong có một tượng Phật thời Trung cổ. Theo lời kể lại thì Đức Phật đã đến viếng nơi nầy ba lần khi ngài còn tại thế. Cũng theo lời kể thì trong một lần đến đây, ngài đã được bầy khỉ dâng một chén mật, sự kiện được cho là một trong tám sự kiện lớn trong đời Đức Phật. Cũng tại nơi nầy, Đức Phật đã loan báo ngày sắp nhập diệt của mình, và sau khi ngài nhập Niết Bàn, người xứ Quảng Nghiêm đã dựng một bảo tháp trên phần chia xá lợi của Ngài. Hơn một trăm năm sau ngày diệt độ của Đức Phật, Nghị Hội Kết Tập lần hai đã diễn ra tại đây. Đối với Kỳ Na giáo thì Tỳ Xá Ly là nơi sinh ra của Mahavira, vị Tirthankara Kỳ Na giáo thứ hai mươi bốn. Raja Bisal Ka Gadh được xem là thành lũy của Tỳ Xá Ly. Đây là một gò đất lớn được lót gạch, cao khoảng hai mét rưỡi trên mặt bằng, có chu vi gần một dậm. Lúc đầu được bao bọc bởi một con mương, thành nầy có lối ra vào ở phía nam bằng con đường đất cao. Các cuộc khai quật đã làm lộ ra phần nền của những tòa nhà nằm trên một mặt bằng không đều, có thể có niên đại từ thời Gupta. Các phát hiện đáng kể là những con dấu chứng tỏ thành Tỳ Xá Ly đã từng là một đầu não hành chánh quan trọng trong thời kỳ Gupta, và một con dấu đáng chú ý, khắc chữ Maurya, thuộc về một tiền đồn tuần tra ở Tỳ Xá Ly—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Vaisali, an ancient kingdom and city and the capital the powerful Licchavis, where the second synod was held with 700 famous learned monks, near Basarh (Bassahar), in Bihar, north of Patna. The city of Vaisali was a stronghold Buddhism in early days. The Chinese pilgrims, i.e., Fa-Hsien and Hsuan-Tsang, visited Vaisali in the course of their travels. Hsuan-Tsang described the city as covering an area of 10 to 12 square miles. He wrote that, within and without and all around the town of Vaisali, the sacred monuments were so numerous that it was difficult to mention them all. Unfortunately, the area is now practically denuded of any visible remains of religious edifices. At Kolhua, two miles to the north-west of Raja Bisal ka Gadh, there stands a monolithic, locally known as Bhimsen’s Lath of highly sandstone surmounted by a bell-shaped capital that supported by a bell-shaped capital and supports on the sedent figure of a lion on a square abacus. It is about 22 feet above represent ground level, a considerable portion having sunk underground in the course of time. In Style it resembles the edict pillars of Asoka, but diggings round the shaft have failed to reveal any Asokan inscription. Nevertheless, it can be identified with one of the Asoka pillars mentioned by Hsuan-Tsang at the site of ancient Vaisali. The line of pillars in the Champaran and Muzaffarpur district, at Ramapurva, Lauriya Araraj, Lauriya Nandagadh, and Kolhua, is believed to have marked the stages of a royal journey from Pataliputra to Lumbini which Asoka undertook in the 20th year of his consecration. Nearby to the south, there is a small tank, called Rama-kunda, identified by Cunningham with the ancient Markata-hara or monkey’s tank, believed to have been dug by a colony of monkeys for the use of the Buddha. To the northwest there is a ruined mound, at present only 15 feet high and with a diameter of about 65 feet at the base, which has been identified with the remains of the Asoka stupa mentioned by Hsuan-Tsang. On the summit of this mound stands a modern brick temple enshrining a medieval image of Buddha. The Buddha is said to have visited in three times during his life-time. In once of these visits, several monkeys are said to have offered the Buddha a bowl of honey, an incident mentioned among the eight great events in the life of the Buddha. It was here again that the Buddha announced his approaching nirvana, and after the nirvana the Licchavis are said to have errected a stupa over their share of the remains of the Buddha. A little over a hundred years after the nirvana, the Secon Buddhist Council was held here. To Jaina also, Vaisali was equally sacred, being the birth-place of Mahavira, the twenty-fourth Jaina Tirthankara. The site of Raja Bisal ka Gadh is believed to represent the citadel of Vaisali. It consists of large brick covered mound, about eight feet above the surrounding level and slightly less than a mile in circumference. Originally surrounded by a ditch, it was approached by a broad embanked causeway from the south. Excavations have exposed the foundations of old buildings of irregular plan which may date back to the Gupta period. Besides, the most interesting finds consist of a large number of clay seals. The official seals indicate the Vaisali was an important administrative headquarters in the Gupta period, and an interesting seal, engraved in characters of the Maurya period, refers to the patrol outpost at Vaisali
** See Vaisali in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Tỳ Xá Na: Tỳ Lư Xá Na—See Vairocana
Tỳ Xá Phù,毘舍浮, Visvabhu (skt)—Tỳ Thấp Bà Bộ—Tỳ Thứ Bà Phụ—Tỳ Nhiếp La—Tỳ Thứ Sa Phó—Tỳ Nhiếp La—Tỳ Xá Bà
1) Vị Phật thứ hai trong kiếp thứ 31: The second Buddha of the 31st kalpa.
2) Trong Kinh Trường A Hàm, Tỳ Xá Phù là Đức Phật thứ 1000 trong kiếp trước, vị Phật thứ ba trong bảy vị cổ Phật, bậc đã hai lần độ được 130.000 người: Acording to The Long Discourses of the Buddha, Visvabhu was the last 1,000th Buddha of the preceding kalpa, the third of the Sapta Buddha, who converted on two occasions 130,000 persons.
Tỳ Xá Xa: Pisacah (skt)—Tỳ Xá Giá—Tỳ Xá Chi—Loài quỷ trong họ Trì Quốc Thiên—Demons or goblins in the retinue of Dhrtarastra.
Tỷ:
1) Lổ mũi: Ghrana (skt)—Lổ mũi là một trong ngũ căn, cũng là một trong lục thức—Nose, one of the five indriyas; the organ of smell; one of the six vijnanas, or perceptions, the sense of smell.
2) Màu tím—Purple—Dark red.
Tỷ Bà Sa: Vibhasa (skt)—See Tỳ Bà Sa.
Tỷ Cách Thiền Sư: Vị thiền sư mà lổ mũi và các căn khác (ngũ căn) đã cắt đứt khỏi dòng cảm thọ—Dhyana master with nose and other organs shut off from sensation.
Tỷ Căn: Lổ mũi—The organ of smell.
Tỷ Cô: Vị nữ Thần trú ngụ nơi hầm phẩn—The goddess of the cesspool.
Bỉ Dụ,比喩, For instance—For example—Example
Bỉ Đa,比多, Cha—Father
Tỷ Kheo: See Tỳ Kheo.
Tỷ Kheo Ni: See Tỳ Kheo Ni.
Tỷ Lạc Ba A Xoa: Virupaksa (skt).
1) Một trong những vị thần canh giữ tứ phương quanh núi Tu Di: One of the lokapalas, or guardians of the four cardinal points of Mount Sumeru—See Lokapala in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
2) Ở Trung Quốc, vị Thần nầy được xem như “Quảng Mục” Thiên Vương, da màu đỏ, tay phải cầm một cái tháp nhỏ, tay trái cầm một con rắn: In China known as “Wide-eyed” guardians, red in colour, with a small pagoda in his right hand, and a serpent in his left.
3) Người ta cũng thờ vị Thần nầy như một trong nhị thập tứ vị Thiên Tôn bên Trung Quốc: In China worshipped as one of the twenty-four Deva Arya.
4) Tên của Thần Ma Hê Thủ La: A name for Mahesvara or Rudra (Siva).
Tỷ Lệ: Proportion—Ratio.
Bỉ Lượng,比量, Inference, i.e. fire from smoke—See Nhị Lượng, and Tông Nhân Dụ
Tỷ Lượng Tương Vi: Viruddha (skt)—Một trong chín lỗi trong Tông Pháp trong 33 lỗi của Nhân Minh như nói cái bình là thường hằng vĩnh cửu vì tính sở tác của nó (nhân)—A contradicting example or analogy in logic, such as the vase is permanent or eternal because of its nature; one of the nine , in the proposition, of the thirty-three possible fallacies in a syllogism.
Tỷ Ma: Tỷ Ma Kim—Vàng ròng—Pure gold.
Tỷ Ma Kim: Vàng ròng—Pure gold.
Tỷ Ma Nhẫn Nhục: Hình tượng Phật, tĩnh lặng và hững hờ trước những sướng khổ của cuộc đời—The Buddha’s image in atitude of calmness and indifference to pleasure and pain.
Tỷ Na Dạ: See Vinaya in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Tỷ Nhập: Tỷ căn và tỷ thức—Organ and sense of smell.
Tỷ Như: See Tỷ Dụ.
Tỷ Thức: Tỷ thức phát triển trên những điều kiện của khứu giác. Tỷ thức tùy thuộc hoàn toàn nơi tỷ căn. Nơi một người mất khả năng khứu giác, thì khứu giác và mùi vị không bao giờ gặp nhau, do đó tỷ thức không khởi sanh. Người tu Phật phải cố gắng đóng bớt tỷ căn—The sensation or perception of smell—Smell consciousness—Nose consciousness—Olfactory consciousness—The nose consciousness develops immediately from the dominant condition of the nose faculty when it focuses on smell. Nose consciousness completely dependents on the nose faculty. Someone who lacks smelling capability, nose faculty and smell never meet, therefore, nose consciousness will never arise. Buddhist cultivators should always practise meditation to stop or close the nose consciousness.
Tỷ Tức:
1) Hơi thở bằng mũi: The breath of the nostrils.
2) Tỷ thức: The perception of smell.
Tỷ Xa Khư: Vaisakha (skt)—Tháng thứ hai của mùa xuân—The second month of spring.
Tỷ Y: Tỷ Phục—Y màu tím hay đỏ thẳm, mà người ta nói là dành riêng cho một số Tăng dưới thời nhà Đường—The purple robe, said to have been bestowed on certain monks during the T’ang dynasty.