10/08/2010 10:20 (GMT+7)
Số lượt xem: 127063
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Cù Đàm: Gautama (skt)—See Siddhartha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Cù Lao Cúc Dục: Parents’ painful task of rearing children.

Củ Củ Tra:

1) Dịch là Kê Quý: Kukkuta (skt)—Gà vịt—A cock—A fowl.

2) Tên khác của nước Cao Ly: Kukkutesvara (skt)—Another name for Korea.

Củ Củ Tra Ế Thuyết La: Kukkutesvara (skt)—See Củ Củ Tra (2).

Củ Xa Yết La Bổ La,矩奢揭羅補羅, Kusagrapura (skt)—Còn gọi là kinh thành Thượng Mao của xứ Ma Kiệt Đà (nơi các vương quốc cổ thường đóng đô)—An ancient capital of Magadha

Cụ Chi Quán Đảnh,具支灌頂, Một trong ba phép Quán Đảnh trong Kinh Đại Nhựt. Đây là phép quán đảnh thọ nhận nước rãi hay sái thủy trên đầu của quốc vương với nước từ biển hay sông trong lãnh thổ của vương triều. Phép nầy cũng được dùng cho những chức sắc cao trong hàng Giáo Phẩm Phật Giáo—One of the three abhiseka or baptisms of The Vairocana Sutra. A ceremony sprinkling of the head of a monarch at his investiture with water from the seas and rivers (in his domain). It is a mode also employed in the investiture of certain high officials of Buddhism.

Cụ Đàm: Gautama (skt)—See Siddhartha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Cụ Giới,具戒, See Cụ Túc Giới

Cụ Giới Địa,具戒地, Đệ nhị địa trong Thập Địa, trong đó có đủ giới luật phải trì giữ—The second of the Bodhisattva ten stages in which the rules are kept

Cụ Giới Phương Tiện,具戒方便, Pháp phương tiện bằng cách cho thọ trì cụ túc giới từng bước (trước cho thọ 5, rồi 8, rồi 10, vân vân)—The expedient method of giving the whole rules by stages (first by 5, then 8, then 10, etc)

Cụ Phược,具縛, Hết thảy phàm phu đều bị trói buộc vào phiền trược (ai cũng có sẳn phiền não)—Completely bound, all men are in bondage to illusion

Video Chuyen Hoa Troi Buoc (Thich Nhat Tu)

Cụ Sử La,具史羅, Ghosira (skt)

1) Hảo Thanh Điểu: Tên một loài chim có giọng hót rất hay—Name of a bird that has an excellent voice.

2) Tên của một vị trưởng giả tại Kausambi, người đã dâng hiến Cụ Sử La viên và tịnh xá cho Đức Phật—A wealthy householder of Kausambi, who gave Sakyamuni the Ghosiravana park and vihara.

Cụ Thọ,具壽, Ayusmant (skt)—Tiếng xưng hô chung của các Tỳ Kheo, các Thầy gọi đệ tử hay trưởng lão Tỳ Kheo gọi các Tỳ Kheo trẻ (ý nói các vị ấy có đủ thọ mệnh thế gian và tuệ mệnh pháp thân)—Having long life, a term by which a monk, a pupil, or a youth may be addressed.

Cụ Thuyết,具說, Giáo thuyết đầy đủ—To discuss completely, state fully

Cụ Túc,具足, Tròn đầy—All—Complete—Replete with endowments

Cụ Túc Đức Bổn Nguyện: Lời nguyện thứ 44 trong bốn mươi tám lời nguyện của Phật A Di Đà, tất cả chúng sanh đều có đầy đủ công đức—The forty-fourth of Amitabha’s forty-eight vows, that all universally should acquire his virtue—See Tứ Thập Bát Nguyện.

Cụ Túc Giới,具足戒, Cụ túc giới của Tỳ Kheo hay 250 giới tròn đầy của chư Tăng. 250 giới thường cho Tỳ Kheo Tăng, và 348 giới cho Tỳ Kheo Ni (có nơi cho là 500 giới cho Tỳ Kheo Ni)—The perfect or complete (full) 250 commandments, which are obligatory on monks and nuns. 250 commandments are usually for monks, those for nuns are 348 (some says 500 commandments for the nuns)

**For more information, please see Viên Cụ.

Cụ Túc Giới Tỳ Kheo: Hai trăm hai mươi bảy hoặc hai trăm năm chục giới cho Tỳ Kheo—Two hundred twenty-seven or two hundred fifty moral precepts for monks—

Tứ Đọa,四墮, Parajikas (skt)—Tứ Ba La Di—Tứ Cực Trọng Cảm Đọa Tội—Tứ Khí—Tứ Trọng—Chữ Parajika được lấy từ gốc chữ Bắc Phạn Para và Jika có nghĩa là ĐỌA. Tứ Đọa có nghĩa là bốn tội Ba La Di thoái đọa pháp hải và bị khai trừ khỏi Tăng Chúng. Theo quan điểm xuất gia của Phật giáo thì những vi phạm nầy được xem là có tính chất nghiêm trọng. Bất cứ vị Tăng nào, bất kể thứ bậc và thâm niên trong Giáo Đoàn, hễ phạm phải một trong Tứ Ba La Di nầy sẽ bị trục xuất khỏi Giáo Đoàn. Một khi bị trục xuất sẽ không bao giờ được phép trở lại Giáo Đoàn (bất cứ hệ phái nào trong Phật Giáo). Những vị nầy sẽ vĩnh viễn bị đọa lạc. Vì thế mà Đức Phật khuyến cáo chư Tăng Ni phải cẩn trọng đừng để vướng phải một trong Tứ Ba La Di nầy—The four grave prohibitions or sins—The word Parajika is derived from the Sanskrit root Para and Jika which means that makes DEFEAT. Four parajikas mean four causes of falling from grace and final excommunication or expulsion of a monk or nun. According to the monastic point of view, these offences are regarded as very serious in nature. Any monks, regardless of their ranks and years in the Order, violate any one of these offences, are subject to expulsion from the Order. Once they are expelled, they are never allowed to join the Order again. They are defeated foreverTherefore, the Buddha cautioned all monks and nuns not to indulge in any one of them

Theo Đại Thừa và Tiểu Thừa—According to the Mahayana and Hinayana:

1) Sát: Giết hại chúng sanh—Vadha-himsa (skt)—Killing—See Sát Sanh.

2) Đạo: Trộm Cắp—Adattadana (skt)—Stealing—See Trộm Cắp.

3) Dâm Dục: Phạm tội thông dâm—Abrahmacarya (skt)—Adultery—Sexual immorality or bestiality—See Dâm.

4) Vọng: Vọng ngữ hay nói dối—Uttaramanusyadharma-pralapa (skt)—False speaking—Falsity—See Nói Dối, and Nói Lời Đâm Thọc.

Ba trăm bốn mươi tám giới cho Tỳ Kheo Ni—Three hundred forty-eight moral precepts for nuns—

Bát Đọa,八墮, Parajikas (skt)—Ba La Di—Bát Cực Trọng Cảm Đọa Tội—Chữ Parajika được lấy từ gốc chữ Bắc Phạn Para và Jika có nghĩa là ĐỌA. Bát Đọa có nghĩa là tám tội Ba La Di thoái đọa pháp hải và bị khai trừ khỏi Tăng Chúng. Theo quan điểm xuất gia của Phật giáo thì những vi phạm nầy được xem là có tính chất nghiêm trọng. Bất cứ vị Ni nào, bất kể thứ bậc và thâm niên trong Giáo Đoàn, hễ phạm phải một trong Bát Ba La Di nầy sẽ bị trục xuất khỏi Giáo Đoàn. Một khi bị trục xuất sẽ không bao giờ được phép trở lại Giáo Đoàn (bất cứ hệ phái nào trong Phật Giáo). Những vị nầy sẽ vĩnh viễn bị đọa lạc. Vì thế mà Đức Phật khuyến cáo chư Tăng Ni phải cẩn trọng đừng để vướng phải một trong những Ba La Di nầy—The eight grave prohibitions or sins—The word Parajika is derived from the Sanskrit root Para and Jika which means that makes DEFEAT. Eight parajikas mean eight causes of falling from grace and final excommunication or expulsion of a monk or nun. According to the monastic point of view, these offences are regarded as very serious in nature. Any nuns, regardless of their ranks and years in the Order, violate any one of these offences, are subject to expulsion from the Order. Once they are expelled, they are never allowed to join the Order again. They are defeated forever. Therefore, the Buddha cautioned all monks and nuns not to indulge in any one of them

Theo cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa—According to both Mahayana and Hinayana:

1) Sát: Giết hại chúng sanh—Vadha-himsa (skt)—Killing—See Sát Sanh.

2) Đạo: Trộm Cắp—Adattadana (skt)—Stealing—See Trộm Cắp.

3) Dâm Dục: Phạm tội thông dâm—Abrahmacarya (skt)—Adultery—Sexual immorality or bestiality—See Dâm.

4) Vọng: Vọng ngữ hay nói dối—Uttaramanusyadharma-pralapa (skt)—False speaking—Falsity—See Nói Dối, and Nói Lời Đâm Thọc.

5) Cấm một Ni cô rờ rẫm, chà xát hay xoa bóp người nam từ xương cổ trở xuống tới đầu gối: The action like enjoying rubbing, touching and pressing against a male person below the collar-bone and above the circle of the knees with some desire by a nun is treated as a serious offence which makes her defeated in the spiritual life.

6) Cấm một Ni cô nắm tay nắm áo người nam, đứng gần, nói chuyện, hay đề nghị gặp gỡ hay hẹn hò với người nam ở nơi kín đáo: It is a serious offence named Parajika for a nun who with some desire consents to hold the hand of a male person, his outer cloak, standing near him, holding a talk with him or suggesting to go a rendez-vous, consent to meet him or enter into a covered place and dispose the body for such purpose.

7) Cấm một Ni cô dấu tội của những Ni cô khác: A nun should not conceal a knowingly Parajka offence of some other nuns entails her to be defeated in the monastic life.

8) Cấm đi theo một vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni đã bị trục xuất khỏi Giáo Đoàn: A nun who follows a Bhikkhu or a Bhikkhuni who have been suspended by the Sangha even after thrice admonitions by other nuns is an act of Parajika for the nun.

Cúc Đa,鞠多, Upagupta (skt)—See Hai Mươi Tám Tổ Ấn Độ in Vietnamese-English Section.

Cúc Đăng,菊燈, Một loại đèn cúng trong chùa, thuờng trước bàn Phật—A chrysanthemum-shaped lamp used in temples, usually in front of the Buddha

Cúc Lợi Nhai Na: Kuryana or Kuvayana (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Cúc Lợi Nhai Na là một vương quốc cổ nằm về phía tây nam Ferghana, phía bắc thượng nguồn sông Bác Xoa (Oxus), bây giờ là Kurrategeen—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Kuvayana is an ancient kingdom south-west of Ferghana, north of the upper Oxus, the present Kurrategeen.

Cung Bàn Trà,弓槃茶, Quỷ Cung Bàn Trà—Kumbhanda demons—See Kumbandha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section

Cung Bạn Trà,恭畔茶, See Kumbandha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section

Cung Kiến Na Bổ La,恭建那補羅, Konkanapura (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Cung Kiến Na Bổ La là một vương quốc cổ nằm về bờ biển phía tây của Ấn Độ, bao gồm các vùng Konka, Goa, và phía bắc Kanara—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Konkanapura, an ancient kingdom on the West Coast of India, including Konkan, Goa, and North Kanara

Cung Kính Thí,恭敬施, Cung kính cũng là một cách cúng dường—Worship as an offering

Cung Ngự Đà,恭御陀, Konyodha (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Cung Ngự Đà được ngài Huyền Trang nói đến là một vương quốc cổ của những người không tin Phật, nằm về phía đông nam Orissa, có lẽ bây giờ là thị trấn Ganjam—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Konyodha, an ancient kingdom mentioned by Hsuan-Tsang as a stronghold of unbelievers; it is said to be in south-east Orissa, possibly the present Ganjam town

Cung Thai,宮胎, Thai cung nơi những người niệm Phật vãng sanh mà còn nghi ngờ nơi Đức Phật A Di Đà sẽ được về ở tại đây trong 500 năm cho đến khi đủ công đức sanh về Tịnh Độ—The palace womb, where those who call on Amitabha but are in doubt of him are confined for 500 years, devoid of the riches of Buddha-truth, till born into th Pure Land—See Nghi Thành Thai Cung

Cung Tỳ La,宮毘羅, Còn gọi là Kim Tỳ La, dịch là cá sấu—A crocodile

Cúng Dường,供養,

(I) Nghĩa của Cúng Dường—The meanings of offerings—Cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như thức ăn, hương, hoa, nhang, đèn, kinh sách, giáo thuyết, vân vân—To support—To offer—To make offerings to—To make offerings of whatever nourishes, e.g. food, goods, incense, lamps, scriptures, the doctrine, etc, any offerings for body or mind.

(II) Phân loại Cúng Dường—Categories of offerings:

(A) Nhị Cúng Dường—There are two kinds:

1) Tài cúng dường: Offerings of goods.

2) Pháp cúng dường: Offerings of the Buddah truth.

(B) Tam Cúng Dường: Three kinds of offerings—See Tam Cúng Dường.

(C) Tứ Cúng Dường: Four kinds of offerings—See Tứ Cúng Dường, and Tứ Sự.

(D) Ngũ Cúng Dường: Five kinds of offerings—See Ngũ Cúng Dường.

(E) Lục Cúng Dường: Six kinds of offerings—See Lục Cúng Dường.

(F) Thập Cúng Dường: Ten kinds of offerings—See Thập Cúng Dường.

(III) Những lời Phật dạy về “Cúng Dường” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Offerings” in the Dharmapada Sutra:

1) Mỗi tháng bỏ ra hàng ngàn vàng để sắm vật hy sinh, tế tự cả đến trăm năm, chẳng bằng trong giây lát cúng dường bậc chân tu; cúng dường bậc chân tu trong giây lát thắng hơn tế tự quỷ thần cả trăm năm—Month after month, even though one makes an offerings of a thousand for a hundred years, yet it is no better than one moment that he pays homage to a saint who has perfected himself (Dharmapada 106).

2) Cả trăm năm ở tại rừng sâu thờ lửa, chẳng bằng trong giây lát cúng dường bậc chân tu; cúng dường bậc chân tu trong giây lát thắng hơn thờ lửa cả trăm năm—Should a man, for a hundred years, tend the sacrificial fire in the forest, yet it is no better than just one moment he honours the saint who has perfected himself; that honour is indeed better than a century of fire-sacrifice or fire-worship (Dharmapada 107).

3) Suốt một năm bố thí cúng dường để cầu phước, công đức chẳng bằng một phần tư sự kính lễ bậc chính trực (chánh giác)—Whatever alms or offering a man has done for a year to seek merit, is no better than a single quarter of the reverence towards the righteous man (Dharmapada 108).

4) Thường hoan hỷ, tôn trọng, kính lễ các bậc trưởng lão thì được tăng trưởng bốn điều: sống lâu, đẹp đẽ, tươi trẻ, khỏe mạnh—For a man who has the habit of constant honour and respect for the elder, four blessings will increase: longevity, beauty, happiness, and good health (Dharmapada 109).

5) Kẻ nào cúng dường những vị đáng cúng dường, hoặc chư Phật hay đệ tử, những vị thoát ly hư vọng, vượt khỏi hối hận lo âu—Whoever pays homage and offering, whether to the Buddhas or their disciples, those who have overcome illusions and got rid of grief and lamentation (Dharmapada 195).

6) Công đức của người ấy đã cúng dường các bậc tịch tịnh vô úy ấy, không thể kể lường—The merit of him who reverences such peaceful and fearless Ones cannot be measured by anyone (Dharmapada 196).

7) Hàng Tỳ kheo dù được chút ít cũng không sinh tâm khinh hiềm, cứ sinh hoạt thanh tịnh và siêng năng, nên đáng được chư thiên khen ngợi—Though receiving little, if a Bhikhshu does not disdain his own gains, even the gods praise such a monk who just keeps his life pure and industrious (Dharmapada 366).

Cúng Dường Hương Hoa: Phật tử cúng dường hương hoa là bên ngoài tỏ lòng kính trọng Phật. Khi cúng dường hoa, chúng ta nên nghĩ rằng hoa nầy rồi sẽ tàn phai héo úa và hoại diệt đi, chúng ta cũng sẽ hoại diệt như vậy, không có một thứ gì trên đời nầy đáng cho ta bám víu—To offer flowers and incense—Buddhists offer flowers and incense to the Buddha as an outward form of respect to the Buddha. When we offer flowers, we think that as those flowers fade we also fade and die; therefore, there is nothing in this world for us to cling on.

Cúng Dường Phật: An offering to Buddha.

Cúng Dường Tràng Phan Bảo Cái: Offering pennants and banners to the Buddhist temple.

Cúng Dường Vô Lượng Chư Phật Trong Quá Khứ: To serve countless Buddhas in the past.

Cúng Phật,供佛, To offer to Buddha

Cúng Thiên,供天, Thiên Cúng—Cúng dường các vị Trời, Phạm Thiên, Đế Thích Thiên, Công Đức Thiên, Hoan Hỷ Thiên—To make offerings to the devas, Brahma, Indra, etc

Cúng Trướng: Đời nhà Đường chư Tăng Ni phải đăng ký ba năm một lần—The T’ang dynasty register, or census of monks and nuns, supplied to the government every three years.

Cúng Trướng Vân: Mây của các vị Bồ Tát phụng sự Như Lai—The cloud of Bodhisattvas who serve the Tathagata.

Cập Dữ,及與,

1) Nghèo—Impoverished—Exhausted—Poor.

2) Xem xét tường tận: To investigate throroughly.

Cùng Sanh Tử Uẩn,窮生死蘊, Chấm dứt cái uẩn căn bản dẫn đến luân hồi sanh tử—To exhaust the concomitants of reincarnation—To be free from transmigration

Cùng Tử,窮子, Chàng Cùng Tử trong Kinh Pháp Hoa—The poor son, or prodigal son, of the Lotus sutra.

Cuồng Cẩu,狂狗, A mad dog (deluded mind)

Cuồng Hoa,狂華, Hoa dốm nhảy múa trước mắt—dancing flowers before the eyes

Cuồng Huệ: Kẻ trí tuệ bị tán loạn mà phát cuồng (định mà không tuệ gọi là si định, giống như người mù cưỡi ngựa tất phải té nhào; ngược lại tuệ mà không định gọi là cuồng tuệ, giống như đèn bảo trước gió lung linh không soi sáng được gì)—Foolish wisdom—Clever but without calm meditation.

Cuồng Loạn Vãng Sanh,狂亂往生, Người gây tội tạo nghiệp ngay lúc lâm chung, tâm thần tán loạn sợ hãi, thấy ngọn lửa trong địa ngục, giơ tay lên nắm bắt giữa không trung. Đang lúc ấy mà có cơ duyên có người khuyên niệm được hồng danh chư Phật mười lần hay ngay cả một lần cũng được vãng sanh Tịnh Độ—Saved out of terror into the next life; however, distressed by thoughts of hell as the result of past evil life, ten repetition or even one, of the name of Amitabha ensures entry into his Paradise.

Cuồng Tâm Tứt, Bồ Đề Lộ: When your perverted mind is expelled, it is precisely Bodhi mind.

Cuồng Thiền: Mad Zen—Thiền bậy bạ, không đúng theo Chánh Pháp Phật Giáo. Người tu theo loại thiền nầy thường bị âm ma ám nhập trở nên điên cuồng. Cuồng Thiền cũng bao gồm những kẻ không thực hành mà nói thực hành, không đắc mà nói đắc, ngày ngày họ hãy còn ăn thịt uống rượu mà vỗ ngực xưng tên là Thiền Sư nầy nọ—Mad Zen is a false method of practicing Zen. It is erronous and not according to the proper Dharma teachings of the Buddha. People who follow this type of Zen practice are often possessed by demonic spirits and eventually become mad. Mad Zen also includes those who never practice but saying practicing, never obtaining enlightenment but saying obtaining enlightenment, those who are still eating sentient beings’ flesh and drinking wine everyday, but always pretending themselves as Zen Master.

Cuồng Tượng,狂象, Vọng tâm mê cuồng ví như voi điên—A mad elephant, such is the deluded mind

Cư Luân,居倫, Ajnata-Kaudinya (skt)—A Nhã Kiều Trần Như

Cư Nhân Hạnh: Hạnh của người tại gia—The virtue of the lay disciple.

Cư Sĩ,居士, Grhapati or Kulampuriso (p)—Kulapati or Kulapurusha (skt)—Câu La Bát Để—Ca La Việt—A chief (head) of a family—A landlord—Householder—The master of a household—Lay devotee

· Người của gia đình tốt hay người đáng tôn kính: A person of good family or a respectable person.

· Người chủ gia đình tu tại gia hay Phật tử tại gia—A householder who practises Buddhism at home without becoming a monk—See Ưu Bà Tắc in Vietnamese-English Section, and Upasaka in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Cư Sĩ Nam: Upasaka (p & skt)—Cận sự nam—Layman—See Upasaka.

Cư Sĩ Nữ: Upasika (p & skt)—Cận sự nữ—Laywoman—See Upasika.

Cư Sĩ Thuần Thành: Devout layman—Sincere layman.

Cư Sĩ Truyện: Truyện biên soạn tiểu sử hành trạng của những Phật tử tại gia hết lòng vì đạo (do Bành Tế Thanh đời nhà Thanh biên soạn)—A compilation giving biography of many devout Buddhists.

Cự Ma,巨磨, Gomaya (skt)—Phân bò—Cow-dung

Cự Thưởng Di,巨賞彌, Kausambi (skt)—Kosambi or Vatsa-pattana (p)—Câu Diễm Di—Câu La Cù—Vương quốc của vua Udayana với kinh đô nổi tiếng được ghi lại trong Tây Vực Ký. Nơi có một hình tượng Phật thật lớn. Đây là một trong những thành phố cổ nhứt của Ấn Độ—The country of King Udayana in “Central India” with a famous capital mentioned in the Vogage to the West. There was a great image of the Buddha. It was one of the most ancient cities of India

Cửa Giải Thoát: Theo Phật giáo Đại thừa, cửa giải thoát của Bồ Tát nằm ngay bên trong tự tánh, chứ không phải bên ngoài. Cửa mở rộng bằng tu tập Lục Ba La Mật và trì giới cụ túc—The gate of diliverence—Door of liberation—According to the Mahayana Buddhism, Bodhisattva door of liberation is within our self-nature, not outside. The door open through practice, cultivation of the paramitas and holding the complete precepts.

Cửa Không: Pagoda—Temple—Monastery

Cửa Khổng: Confucianist School

Cửa Phật: Pagoda.

Cửa Thánh: Saint door.

Cửa Thiên Đàng: The gates of heaven.

Cửa Thiền: Pagoda.

Cực Địa,極地, Đạt được vị trí cao nhất trong tất cả, như Phật—Reaching the ground; utmost; fundamental principle; the highest of all, i.e. Buddha

Cực Giác,極覺, Tên khác của Diệu giác—Profound enlightenment, or utmost awareness—See Diệu Giác

Cực Hỷ Địa,極喜地, Còn gọi là Hoan Hỷ Địa, địa thứ nhất trong Thập Địa Bồ Tát (Bồ Tát sau khi đã hoàn thành tu hành trong đệ nhất A tăng kỳ, từ vô thủy đến nay, giờ mới phát ra chân vô lậu mà đạt đến lý nhất phần nhị không, dứt bỏ hết phiền não phân biệt, nhân đó mà lìa bỏ được cái tính phàm phu, trở thành Bồ Tát pháp thân, ở vào ngôi vị cực sinh hoan hỷ địa)—The stage of utmost joy, the first of the ten stages of Bodhisattva—See Thập Địa Phật Thừa (1)

Cực Lạc,極樂, Sukhavati (skt)

1) Nơi hỷ lạc cực độ: Extremely happy, ultimate Bliss, highest joy.

2) Tên một cõi Phật, quốc độ của Đức Phật A Di Đà, còn gọi là Tây Phương Tịnh Độ, còn gọi là An Dưỡng, An Lạc, Vô Lượng Thanh Tịnh Độ, Vô Lượng Quang Minh Độ, Vô Lượng Thọ Phật Độ, Liên Hoa Tạng Thế Giới, Mật Nghiêm Quốc, hay Thanh Thái Quốc: name of the Land of Ultimate Bliss, or the Pure Land of Amitabha in the West—See A Di Đà.

Cực Lạc Báo Hóa: See Nhị Độ (A).

Cực Lạc Hóa Sanh,極樂化生, Vãng sanh vào cõi Cực Lạc bằng cách hóa sanh qua Liên Hoa—Birth in the happy land of Amitabha by formation throught the Lotus.

Cực Lạc Quốc Độ,極樂國土, The Land of Ultimate Bliss

Cực Lạc Thế Giới,極樂世界, Sukhavati (skt)—The world of utmost joy—See Cực Lạc

Cực Lạc Thế Giới A Di Đà Phật: Amitabha Buddha of the Land of Ultimate Bliss.

Cực Lạc Quốc Độ Thành Tựu: The realization (achievement) of the land of ultimate bliss.

Cực Lạp,極臈, Vị Tăng có tuổi hạ lạp cao nhất trong giáo đoàn—The oldest monk in the orders (highest number of years in the orders).

Cực Lược Sắc,極略色, Phần tử nhỏ nhất mà vật thể có thể được phân tách, đó là nguyên tử—The smallest perceptible particle into which matter can be divided, an atom

Cực Nan Thắng Địa,極難勝地, Hàng thứ năm trong Thập Địa Bồ Tát, còn gọi là Nan Thắng Địa, là giai đoạn mà vị Bồ Tát vượt qua những khó khăn—The stage in which the Bodhisattva has overcome his worst difficulties, the fifth stage—See Thập Địa Phật Thừa (5)

Cực Nhiệt Địa Ngục,極熱地獄, Pratapana, or Mahapratapana (skt)—Địa ngục nóng nhất, địa ngục thứ bảy trong tám địa ngục nóng—The hottest hell, the seventh of the eight hells—See Địa Ngục (A) (a) (7)

Video Coi Am Coi Duong (Thich Nhat Tu)

Cực Quả,極果, Chứng quả cực chỉ, hay quả vị giác ngộ tối thượng của Phật—The highest fruit, perfect Buddha-enlightenment

Cực Quang,極光, Ultimate light

Cực Quang Tịnh,極光淨, Utmost light-purity

Cực Quang Tịnh Thiên,極光淨天, Còn gọi là Cực Quang Âm Thiên, cõi trời cao nhất trong Sắc Giới Nhị Thiền Thiên; cõi được tái thành lập đầu tiên ngay khi vũ trụ hoại diệt, và trong đó Phạm Thiên và chư Thiên khác ra đời—Pure heaven of utmost light, the highest of the second dhyana heavens of the form-world; the first to be re-formed after a universal destruction and in it Brahma and devas come into existence—See Thiên (III) (B)

Cực Thánh,極聖, Vị Thánh cao nhất, chỉ Đức Phật—The highest saint, Buddha

Cực Tôn,極尊, Bậc Tôn túc đáng tôn kính nhất, hay Đức Phật—The highest revered one, Buddha

Cực Trí,極致, Điểm cao tột độ—Utmost, ultimate, final point, reaching to

Cực Vi,極微, Paramanu (skt)

1) Còn gọi là Cực Tế Trần, Cực Vi Trần, cách dịch cũ là Lân Hư, một nguyên tử hay là đơn vị vật chất phân tích đến nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa, chỉ được nhìn thấy bằng mắt chư Thiên, chứ không thấy được bằng mắt người thường. Cho tới bây giờ người ta vẫn còn bàn cãi về sự hiện hữu của cực vi, có hiện hữu, có vĩnh hằng không thay đổi hay không—An atom, especially as a mental concept, in contrast with a material atom which has a centre and the six directions, an actual but imperceptible atom, seven atoms make a molecule, the smallest perceptible aggregation, called an anu; the perceptibility is ascribed to the deva-eye rather than to the human eye. There is much disputationas to whether the ultimate atom has real existence or not, whether it is eternal and immutable and so on.

2) Theo Hữu Bộ Tông (tông phái với quan niệm “ngã không pháp hữu”), cực vi có ba loại—According to the Sarvastivadah (the sect with the concept of “the self is empty, the Dharma exists.”), there are three kinds of atoms.

a) Cực vi chi vi: Phần nhỏ bé nhất của thập sắc gồm ngũ căn và ngũ cảnh hay ngũ trần (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân; và sắc, thanh, hương, vị, xúc. Phần thực sắc nầy không thể nào chia nhỏ ra được nữa nên gọi là cưc vi chi vi)—An atom, (especially as a mental concept), the smallest parts of the ten rupa, including the five faculties or pancendriyani, and the objects of five senses.

b) Sắc tụ chi vi: Một nguyên tử vật chất gồm một nhân và sáu hướng bao quanh nhân nguyên tử nầy (sắc tụ chi vi như sắc, thanh, v.v. vừa kể trên cực vi chi vi tụ họp lại mà trở thành phần tối cực vi về mặt vật chất. Chúng không đơn độc sinh ra, mà phải do cái nầy dựa vào cái kia mà cùng nảy sinh)—A material atom which has a centre and six directions, an actual but imperceptible atom.

c) Vi trần: Bảy nguyên tử làm một vi trần, đây là phần tử nhỏ nhất mà chỉ có mắt của các vị trời mới nhìn thấy, chứ không thể thấy được bằng mắt thịt của người phàm—Seven atoms make a molecule, the smallest perceptible aggregation is ascribed to the deva-eye rather than to the human eye.

Cực Vi Trần: Fine motes of dust.

Cực Vị,極位, Ngôi vị chứng ngộ cao nhất hay Phật quả—The highest stage of enlightenment, that of Buddha.

Cước Bố,脚布, Tấm vải lau chân—Foot-towel

Cương Duy,綱維, Vị kiểm soát công việc trong chùa—The controller of a monastery

Cương Sa Lạc,僵娑洛, Samsara (skt)—Dòng luân hồi sanh tử—The course of transmigration

Video Luan Hoi va Giai Thoat (Thich Nhat Tu)

Cưu Bàn Trà,鳩槃荼, Kumbhanda (skt)

Kumbhanda (skt): Demons of monstrous form—Cát Bàn Trà—Cưu Bàn Trà—Kiết Bàn Trà—Yểm Mị Quỷ—Kumbhandas, a demon shaped like a gourd, or pot, it devours the vitality of men (sucks the life energy from living creatures, including humans). This is one of the eight groups of demon-followers of the four maharajas. This is a type of evil god that sucks and deprives the life energy from living creatures, including humans (it devours the vitality of men). This type of demon is part of the retinue of Virudhaka, the Four-Quarter King who rules the south. This demon has the body of a man and the head of a horse, with huge testicles, shaped like a gourd, or pot; however, he is able to run as swiftly as the wind. He usually appears in the outermost square of the Garbhadhatu mandala, one of the two major mandalas of Esoteric Buddhism—Cưu Bàn Trà, một loài quỷ có hình như trái bầu hay cái bình, loại quỷ ăn hết tinh khí của con người. Đây là một trong tám bộ quỷ chúng. Còn gọi là Cát Bàn Đồ, Câu Biện Đồ, Cung Bàn Đồ, Cung Bạn Đồ, Cưu Mãn Noa, hay Cứu Bàn Đồ. Quỷ Câu bàn đồ hay yểm mỵ quỷ, là một loài quỷ chuyên hút hết sinh khí của chúng sanh, kể cả con người. Đây là loại quỷ do Tăng Trưởng Thiên ở nam phương cai quản, loài quỷ nầy có thân người đầu ngựa, với đôi ngọc hành to bằng quả bầu hay bình nước, còn gọi là quỷ bầu hay quỷ bí đao; tuy nhiên, nó có khả năng chạy nhanh như gió. Quỷ Cưu Bàn Trà thường xuất hiện khu ngoại biên của Mạn Đà La Thai Tạng Giới, một trong hai loại mạn đà la chính yếu của Mật Giáo.

Cưu Cưu Tra: Kukkuta (skt)—Loài kê điểu—A fowl.

Cưu Cưu Tra Bộ: Tên tiếng Phạn của Kê Dẫn Bộ, một trong số 18 bộ của Tiểu Thừa—Sanskrit name for Kukkuta Sect, one of the eighteen Hinayana sects.

Cưu Di La,鳩夷羅, Kokila (skt)—Tên một loài chim cu—A kind of cuckoo

Cưu Ma La,鳩摩羅, Kumara (skt)

1) Đồng tử: A youth—A child.

2) See Câu Thi Na.

3) Thái tử: A prince.

Cưu Ma La Đa,鳩摩羅多, Kumaralabdha (skt)—Còn gọi là Câu Ma La La Đa, Củ Ma La Đa, Cưu Ma La Đà, Cưu Ma La Đạt, Hán dịch là Đồng Hào, Đồng Thủ, Đồng Thụ, Đồng Tử—Tên của hai vị sư nổi tiếng, một là Cưu Ma La Đa sống thời vua A Dục (theo Duy Thức Thuật Ký, sau khi Đức Phật nhập diệt khoảng 100 năm, ở nước Đát Xoa Kiều La, phía bắc Thiên Trúc, có ngài Cưu Ma La Đa, dịch là Đồng Thủ đã làm ra “Cửu Bách Luận.” Rồi 400 năm sau mới ra đời một vị khác cũng tên Cưu Ma La Đa làm tổ đời thứ 19 ở Ấn Độ), hai cũng là Cưu Ma La Đa là vị tổ thứ 19 ở Ấn Độ—Names of two noted monks, one during the period of Asoka, of the Sautrantika sect; the other Kumaralabdha, or Kumarata, the nineteenth patriarch.

Cưu Ma La Già,鳩摩羅伽, Kumaraka (skt)—See Cưu Ma La

Cưu Ma La Già Địa,鳩摩羅伽地, Còn gọi là Cưu Ma La Phù Địa, Cưu Ma La Phù Đa Địa, hay Đồng Tử Địa, Đồng Chân Địa, Đồng Tướng Địa, vân vân. Tên gọi chung cho Bồ Tát Địa, sắp sửa bước lên Phật Địa cũng như một vị Thái tử sắp lên ngôi vua—Kumaraka-stage, or Kumara-bhuta, youthful stage, i.e. a bodhisattva state or condition, e.g. the position of a prince to the throne

Cưu Ma La Già Viêm: Kumarayana (skt)—Cha của Ngài Cưu Ma La Thập—Father of Kumarajiva—See Kumarajiva in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Cưu Ma La Thập,鳩摩羅什,Kumarajiva

Kumarajiva
Kumarajiva (skt): Cưu-ma-la-thập (344-412), một dịch giả từ Phạn sang Hán quan trọng của Trung quốc. Ngài là một trong bốn “mặt trời” của Phật Giáo Ðại Thừa thuở ban sơ tại Trung Quốc. Ngài xuất thân từ một gia đình quyền quí ở Kucha, nay thuộc tỉnh Tân Cương. Tên ngài gọi đủ là Cưu Ma La Thập Bà, Hán dịch là “Ðồng Thọ,” nghĩa là tuổi trẻ, người trẻ mà tài năng, đức độ bằng các bậc trưởng thượng. Cha ngài là người Thiên Trúc, đến nước Quy-Tư cưới mẹ ngài là công chúa của nước nầy. Nguyên dòng họ của cha ông là một gia đình nối truyền nhau làm chức “Tướng Quốc,” tương đương với chức Thủ Tướng bây giờ, nhưng khi truyền đến đời của ông Cưu Ma La Viêm thì ông nầy bỏ ngôi Tướng quốc, xuất gia tu theo Phật giáo. Lúc 7 tuổi ông đã cùng mẹ xuất gia đầu Phật. Ngài thông hiểu lý “Vạn Pháp Duy Tâm,” nghĩa là việc gì cũng do nơi tâm mình tưởng nghĩ ra cả hễ nghĩ chi thì có nấy không sai. Sau khi xuất gia không lâu, ngài học hiểu và thông suốt cả Tam Tạng Kinh Ðiển, phát sanh đại trí huệ, biện tài vô ngại. Chỉ trong một vài năm, Cưu Ma La Thập đã thông hiểu hết các giáo lý của các chi phái Phật giáo và sau cùng cùng với mẹ quay về nước Tư Quy. Trên đường đi, ngài đã đến thăm nhiều trung tâm nghiên cứu Phật giáo tại Trung Á. Các quốc vương toàn cõi Tây Vực đều quỳ mọp nghe ngài giảng kinh. Ngài sống về đời nhà Dao Tần (đời Nam Bắc Triều bên Trung Quốc, khoảng từ năm 320 đến 588 sau Tây Lịch). Từ đó Cưu Ma La Thập trở thành một học giả xuất chúng đến mức thu hút được nhiều tín đồ Phật giáo từ Khotan, Kashgar, Yarkand và các nơi khác ở miền đông Turkestan. Trong lần đến thăm Kashgar vào năm 355, Cưu Ma La Thập đã được Suryasoma giới thiệu giáo lý Ðại Thừa và đã chuyên tâm nghiên cứu các luận thuyết của Trung Luận tông (Madhyamika treatise) và giới luật của Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivada Vinaya). Sau đó ngài hợp tác với Vimalaksa, một tu sĩ đến từ Trung Á, trong công việc dịch thuật mà Cưu Ma La Thập rất nổi tiếng về sau nầy. Thầy dạy ngài ở Kashmir là Bandhudatta, người sau nầy đã đi theo Phật giáo Ðại Thừa qua sự thuyết giảng của người học trò một thuở của ông. Không lâu sau khi ngài từ Kashmir trở về thì Trung Hoa xâm chiếm nước Tư Quy, Cưu Ma La Thập bị bắt làm tù binh. Tại đây, các học giả khắp nơi trong nước đến thăm ngài và nhiều người đã trở thành đệ tử của ngài. Vào năm 401 ngài đến Trường An để nhận chức dịch kinh với sự giúp đở của hàng ngàn tăng sĩ khác. Năm 402 ngài nhậm chức Quốc Sư. Biên niên sử Trung Hoa chép rằng vào năm 405, hoàng đế nhà Tần đã tỏ sự tôn kính đặc biệt đối với Cưu Ma La Thập. Trong suốt 13 năm ở Trung Quốc, ngài đã tổ chức tại Trường An một bộ phận dịch thuật qui tụ trên 800 tu sĩ và học giả. Theo lời kể lại thì nhà vua vốn là một tín đồ Phật giáo nhiệt tình, đã đích thân giữ các văn bản gốc trong khi công việc dịch thuật tiến hành. Trong thời gian nầy, hàng trăm quyển kinh quan trọng đã được dịch ra dưới sự giám sát của ngài, trong đó gồm có: Kinh A Di Ðà, Kinh Pháp Hoa, Vimilakirtinirdhesha-sutra, Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Kinh Kim Cang, Cực Lạc Trang Nghiêm Bất Tử Kinh (Sukhavatyamrta-vyuha), Ðại Trí Ðộ Luận (Mahaprajnaparamita sastra), Bách Luận (Sata-sastra), và rất nhiều kinh điển Ðại thừa khác. Ngài thị tịch tại Trường An vào khoảng năm 412 sau Tây Lịch. Sau lễ trà tỳ, cái lưỡi vẫn không cháy. Ngài là người chẳng những có công rất lớn trong việc giới thiệu Phật giáo vào Trung Quốc, mà ngài còn là một vị “Tam Tạng Pháp Sư” quan trọng vào bậc nhất trong lịch sử Phật giáo. Pháp Sư cùng những vị phụ tá đã phiên dịch tổng cộng 390 quyển kinh. Vài ngày trước khi ngài viên tịch, ngài cho mời chư Tăng Ni đến bảo họ rằng: “Những kinh mà ta dịch, xin hãy truyền bá cho đời sau dùng làm pháp bảo lưu thông cùng khắp. Với các bổn kinh ấy, nếu như ta phiên dịch không có sai lầm thì khiến cho sau khi thiêu hóa thân thể rồi, cái lưỡi của ta vẫn không cháy.” Nói xong ngài từ giả rồi thị tịch tại Tiêu Diêu Uyển trong kinh đô Trường An vào ngày 28 năm Hoằng Thi thứ 18 đời nhà Dao Tần, nhằm năm Hi Ninh thứ 5 của nhà Ðông Tấn. Sau khi tàn lửa, thi thể ngài cháy hết, duy chỉ cái lưỡi là không cháy. Trường hợp như vậy chúng ta có thể tin rằng các kinh mà ngài Tam Tạng Pháp Sư phiên dịch là hoàn toàn đúng, chớ không có gì sai lạc—Kumarajiva (344-412), a famous Indian translator of Sanskrit texts into Chinese. Kumarajiva, one of the “four suns” of Mahayana Buddhism, of which he was the early and most effective propagator in China. He came from a noble family in Kuchi, present-day Sinkiang. His name in Sanskrit is Kumarajiva, in Chinese “Elderly Young,” which means though young, his talents and virtues are equal to the elders. His father was an Indian, his mother a princess of Karashahr. His family line succeeded each other in holding the Great General position, equal to present-day prime-minister, but when it was passed to Kumarayana, he chose to forgo this position to take the religious path and became a Buddhist Master. Kumarajiva entered the Buddhist monastic order, together with his mother at the time he was 7 years of age. He was able to penetrate clearly the theory “All Dharma Arises From Within The Mind,” meaning everything comes from the mind; undoubtedly, if it can be thought of, then it can exist. Not long after he became a Buddhist Master, the Great Venerable Master learned and understood the Tripitaka. He developed great wisdom and was able to speak and elucidate the Dharma without limitation. In a few years Kumarajiva acquired great proficiency in all branches of Buddhist learning, and at last returned to Kuchi with his mother. On the way he visited several centres of Buddhist studies in Central Asia. All kings in the entire Western Region knelt before the Great Master to hear him teach and explain the sutras. He lived in China during the Dao Tần Dynasty (during the North-South monarchy era in China from 320-588 A.D.). Since then Kumarajiva acquired such eminence as a scholar that he attracted so many Buddhists from Khotan, Kashgar, Yarkand, and other parts of Eastern Turkestan. While on a visit to Kashgar in 355 A.D., Kumarajiva was introduced by Suryasoma in the Mahayana doctrine and made a special study of the Madhyamika treatises. Vimalaksa, a Buddhist monk of Kashmir who travelled to China by the Central Asian route, also instructed Kumarajiva in the Sarvastivada Vinaya and subsequently collaborated with him in the work of translation for which Kumarajiva is famous. His teacher in Kashmir was Bandhudatta who was later to be converted to the Mahayana faith through the discourses of his one-time pupil. Not long after he returned to Kuchi from Kashmir, China invaded Kuchi and Kumarajiva was captured as a prisoner-of-war. In China, many scholars from all parts of the country came to visit him and many stayed behind him as disciples. In 401 A.D., he went to Ch’ang-An where he undertook his translation activities with the assistance of thousands of other monks and scholars. In 402 AD he received the title of “Teacher of the nation.” Chinese Chronicles record that, in the year 405 A.D., the king of the Tsin dynasty showed great respect to Kumarajiva. During his thirteen years stay in China, he organized a translation bureau to which had more than eight hundred monks and scholars. It is said that the king himself was an ardent disciple of Buddhism, held the original texts in his hand as the work of translation proceeded. During that time hundreds of important volumes were prepared under the supervision of Kumarajiva and some of the most important of Kumarajiva’s translation are: Amitabha Sutra, Lotus Sutra (Saddharmapundarika-sutra), the Vimilakirtinirdhesha-Sutra, the Maha-Prajnaparamita Sutra, the Diamond Sutra (Varachedika-Prajnaparamita-sutra), Mahaprajnaparamita-sastra, Sata-sastra, and many other Mahayana sutras. He died in Ch’ang-An about 412 A.D. After his cremation, his tongue remained “unconsumed.” He achieved not only outstanding exploit for the introduction of Buddhism into China, but he was also one of the most important Tripitaka Dharma Master in Buddhist history. He and other assistants translated 390 volumes of sutra teachings. Several days before the Dharma Master Kumarajiva passed away, he invited many Buddhist Bhiksus and Bhiksunis to tell them the followings: “With the sutras that I have translated, please circulate and pass them to future generations so the Dharma Jewel will be everywhere. With those sutras, if I have not mistranslated them, once my body is cremated my tongue will remain whole without turning into ashes.” After speaking, he bade his farewell and then passed away at Peaceful Imperial Garden of the capital city of Ch’ang-An on the 28th of eighteenth year of the Hoang Thi reign period of the Dao-Tan Dynasty, which is also the fifth year of the Hi-Ninh reign period of the Eastern Chin Dynasty. After the fire expired, his entire body had turned to ashes, but the tongue remained perfectly whole as if the tissues were still living. Because of this case, we can believe that all the sutras the Tripitaka Dharma Master Kumarajiva translated are completely right without error.

Cưu Na La,鳩那羅, Kunala (skt)—See Cưu Di La

Cứu Bạt,救拔, Cứu ra khỏi những khổ sở—To save and drag out of suffering.

Cứu Bạt Minh Đồ: Cứu ra khỏi nổi khổ của địa ngục—To save and drag out of suffering in the hells.

Cứu Cánh,究竟,

1) Mục đích cuối cùng: End—Final—At the end—Finality—Utmost.

2) Nghiên cứu tỉ mỉ: Examine exhaustively.

3) Phật Giáo không xem lợi ích vật chất là cứu cánh của hạnh phúc trong đời sống: Buddhism does not consider material welfare as an end in happiness in life.

Cứu Cánh Giác,究竟覺, Một trong bốn bậc giác theo Đại Thừa Khởi Tín Luận, đây là lúc Bồ Tát đạt đến mức giác ngộ tròn đầy tột cùng hay đạt tới ngôi vị Phật—The supreme enlightenment (that of Buddha), one of the four kinds of enlightenment mentioned in the Awakening of Faith

** For more information, please see Tứ Giác.

Cứu Cánh Lạc: Diệu lạc của Niết Bàn—The supreme joy (nirvana).

Cứu Cánh Pháp Thân,究竟法身, The supreme Dharmakaya—The highest conception of Buddha as the absolute

Cứu Cánh Phật,究竟佛, Phật trong chân lý tối thượng—The fundamental, ultimate or supreme Buddha, who has complete comprehension of truth—Buddha in his supreme reality.

Cứu Cánh Tức,究竟卽, Vị thứ sáu trong lục Tức Vị theo thuyết của tông Thiên Thai, giai đoạn trí tuệ giác liễu chân lý tròn đầy—The stage of complete comprehension of truth, being the sixth stage of the T’ien-T’ai School

Cứu Cánh Vị,究竟位, Phật quả tối thượng, giai đoạn cao nhất trong năm giai đoạn tiến đến Phật Quả của Phật Giáo Đại Thừa—The supreem class or stage of Buddhahood, the highest of the five stages of attainment of Buddhahood

Cứu Độ: Salvation—To emancipate—Saving—Rescue and ferry—Taking across.

Cứu Hộ Nhứt Thiết Chúng Sanh Ly Chúng Sanh Tướng Hồi Hướng: First Dedication in the ten dedications—To save all sentient beings without any mental image of sentient beings—Theo lời dạy của Đức Thế Tôn trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm 25—Thập Hồi Hướng, chư Bồ Tát cứu hộ chúng sanh giải thoát khỏi chúng sanh tướng, chư Bồ Tát nghĩ rằng—According to the Buddha in The Flower Adornment Sutra, chapter 25, Ten Dedications, Enlightening Beings save other sentient beings without any mental image of sentient beings, Enlightening Beings think that:

1) Nguyện đem những thiện căn nầy làm lợi ích khắp chúng sanh—May these roots of goodness universally benefit all sentient beings:

a. Làm cho họ thanh tịnh đến nơi rốt ráo: Causing them to be purified.

b. Đến bến bờ rốt ráo: To reach the ultimate shore.

c. Lìa hẳn vô lượng khổ não của địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và A-tu-la: To forever leave the innumerable pains and afflictions of the realms of hells, hungry ghosts, animals and asuras (titans).

Cứu Thế,救世, Những bậc cứu độ thế gian như chư Phật và chư Bồ Tát, đặc biệt là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (tầm thanh cứu khổ)—To save the world—A saviour of the world, Buddhas and Bodhisattvas as world-saviours, especially Kuan-Yin Bodhisattva

Cứu Thế Tát Đỏa,救世薩埵, Chư Phật và chư Bồ Tát thị hiện cứu độ thế gian, một danh hiệu khác của Bồ Tát Quán Âm—Buddhas and Bodhisattvas as world-saviours, another title for Kuan-Yin Bodhisattva

Cứu Thế Luân,救世輪, Gọi pháp luân của Phật là “Cứu Thế Luân”—The wheel of salvation

Cứu Thế Viên Mãn: Tên gọi khác của Bồ Tát Quán Âm—Complete saviour of the world, another name of Kuan-Yin Bodhisattva.

Cứu Thế Viên Thông: See Cứu Thế Viên Mãn.

Cứu Thế Xiển Đề,救世闡提, Xiển đề là người không còn căn cơ vãng sanh nữa, cũng có nghĩa là vị Bồ Tát vì lòng từ bi vô hạn nên khởi lên đại nguyện từ chối vào Niết bàn để tiếp tục cứu độ chúng sanh—The world-saving icchanti, i.e. the Bodhisattva who defers entry into Buddhahood to fulfil his vow of saving all beings

Cửu Âm: Nine elements or nine substances.

(A) Ngũ Đại—The five elements:

1) Đất: Earth.

2) Nước: Water.

3) Lửa: Fire.

4) Gió: Wind.

5) Hư không: Space.

(B) Những Yếu Tố Khác: Other substances:

6) Thời: Time.

7) Tâm: Mind or spirit (manas).

8) A Lại Da: Alaya (skt).

9) Đại Ngã: Soul—Atman (skt).

Cửu Biến Tri,九徧知, Chín hình thức của toàn tri (biết hết thảy) về bốn chân lý (kiến khổ, kiến tập, kiến diệt và kiến đạo) cũng như những phương cách cắt đứt dục vọng và ảo tưởng—The nine forms of complete knowledge of the four Noble Truths (knowledge of sufferings, accumulation of sufferings, termination of sufferings and knowledge of the path) as well as the cutting off passion and delusion

Cửu Bộ,九部, Chín bộ kinh Tiểu thừa, giống như 12 bộ kinh Đại thừa, ngoại trừ Phương Quảng, Thọ ký và Vô vấn tự thuyết—Nine Hinayana sutras which are the same as the twelve sutras in Mahayana except Vaipulya (Phương quảng), Vyakarana (Thọ Ký), and Udana (Vô vấn tự thuyết)—See Thập nhị đại thừa Kinh

Cửu Bộ Kinh,九部經, See Cửu Bộ in Vietnamese-English Section

Cửu Chấp,九執, Nava Graha (skt)—Nine seizers or upholders—Nine luminaries or planets—See Cửu Diệu in Vietnamese-English Section.

Cửu Chúng,九衆, Chín chúng đệ tử gồm Thất Chúng cộng với hai chúng Sa Di và Sa Di Ni Tập Sự thọ trì tám giới—Nine kinds of disciples include seven kinds plus junior monks and nuns or novice who have received the eight commandments—See Thất Chúng in Vietnamese-English Section.

Cửu Chúng Sanh Cư,九衆生居, See Cửu Hữu in Vietnamese-English Section

Cửu Chủng Đại Thiền,九種大禪, Chín loại thiền Đại thừa cho chư Bồ tát—The nine kinds of Mahayana dhyana for bodhisattvas

1) Tự Tánh Thiền: Thiền quán về tự tánh của chư pháp—Meditation on the original nature of things, or mind as the real nature, from which all things derived.

2) Nhất Thiết Thiền: Thiền quán nhằm phát triển tự giác và giác tha đến mức tối thượng—Meditation on achieving the development of self and all others to the utmost.

3) Nan Thiền: Thiền quán về những vấn đề khó khăn—Meditation on the difficulties of certain dhyana conditions.

4) Nhất Thiết Môn Thiền: Thiền về cửa vào tối thừa thiền định—Meditation on the entrance to all the superior dhyana conditions.

5) Thiện Nhân Thiền: Thiền về những điều thiện—Meditation on the good.

6) Nhất Thiết Hành Thiền: Thiền về thực tập và hành động Đại thừa—Meditation on all Mahayana practices and actions.

7) Trừ Phiền Não Thiền: Meditation on ridding all suffers from the miseries of passion and delusion.

8) Thử Thế Tha Thế Lạc Thiền: Thiền về cách mang lại an lạc cho mọi người trong đời nầy và đời sau—Meditation on the way to bring joy to all people both in this life and hereafter.

9) Thanh Tịnh Tịnh Thiền: Thiền về thanh tịnh nhằm chấm dứt ảo giác và phiền não để đạt được đại giác—Meditation on perfect purity in the termination of all delusion and distress and the obataining of perfect enlightenment.

Củu Chủng Hoạnh Tử: Theo Kinh Dược Sư, Cứu Thoát Bồ Tát đã bảo Ngài A Nan là có chín thứ hoạnh tử—According to The Medicine Buddha Sutra, Salvation Bodhisattva told Ananda that the Tathagatas mentioned countless forms of untimely death; however, there nine major forms of untimely death.

1) Nếu có chúng hữu tình nào bị bệnh tuy nhẹ, nhưng không thầy, không thuốc, không người săn sóc, hay giá có gặp thầy lại uống lầm thuốc, nên bệnh không đáng chết mà lại chết ngang. Đang lúc bệnh lại tin theo những thuyết họa phúc vu vơ của bọn tà ma ngoại đạo, yêu nghiệt trong đời, sanh lòng run sợ không còn tự chủ đối với sự chân chánh, đi bói khoa để tìm hỏi rồi giết hại loài vật để tấu với thần linh, vái van vọng lượng câu xin ban phúc, mong được sống lâu, nhưng rốt cuộc không thể nào được. Bởi si mê lầm lạc, tin theo tà kiến điên đảo nên bị hoạnh tử, đọa vào địa ngục đời đời không ra khỏi: Some sentient beings contract a minor illness which goes untreated for lack of a physician or medicine; or else, even though there is a physician, he prescribes the wrong medicine, causing premature death. Or, the patients, believing the false pronouncements of earthly demons, heretics or practitioners of black magic, may panic, unable to calm their minds. They may then engage in divination or perform animal sacrifices in order to propitiate the spirits, praying for blessings and longevity, all in vain. Through ignorance, confusion and reliance on wrong, inverted views, they meet with untimely death and sink into the hells, with no end in sight.

2) Bị phép vua tru lục: Excecuted by royal decree.

3) Sa đọa đắm say nơi sự chơi bời, săn bắn, đam mê tửu sắc, buông lung vô độ, bị loài quỷ đoạt mất tinh khí: Losing one’s vitality to the demons through hunting, gambling, debauchery, drunkenness or extreme dissipation.

4) Chết thiêu: Death by fire.

5) Chết chìm: Death by drowning.

6) Bị thú dữ ăn thịt: Being devoured by wild animals.

7) Bị rơi từ núi cao xuống vực thẳm: Falling off a mountain or a cliff.

8) Chết vì thuốc độc, ếm đối, rủa nộp, trù ẻo và bị quỷ tử thi làm hại: Death by poison, incantations, evil mantras or demons-raised-form-the-death.

9) Chết vì đói khát khốn khổ: Death from hunger or thirst, for lack of food and water.

Cửu Cú Nhân,九句因, Một từ ngữ lý luận trong Phật giáo; chín sự phối hợp khả dĩ về đồng phẩm và dị phẩm—A term in Buddhist logic; the nine possible combination of like and unlike examples in a syllogism

Cửu Cư,九居, See Cửu Hữu in Vietnamese-English Section

Cửu Diệu,九曜, The nine luminaries

1) Nhật: Aditya (skt)—The sun.

2) Nguyệt: Soma (skt)—The moon.

3) Hỏa Tinh: Angaraka (skt)—Mars.

4) Thủy Tinh: Budha (skt)—Mercury.

5) Mộc Tinh: Brhaspati (skt)—Jupiter.

6) Kim Tinh: Sukra (skt)—Venus.

7) Thổ Tinh: Sanaiscara (skt)—Saturn.

8) La Hầu: Rahu (skt)—The spirit that causes eclipses.

9) Kế Đô: Ketu (skt)—A comet.

Cửu Dụ,九喩, The nine similes

1) Tinh (sao): Stars.

2) Hoa Đốm: Eye-film.

3) Đăng (đèn): Lamp.

4) Ảo (ảo thuật): Prestidigitation.

5) Sương (sương mù): Dew.

6) Bào (bong bóng): Bubble.

7) Mộng: Dream.

8) Điển Chớp: Lightning.

9) Vân (mây): Cloud.

Cửu Đạo,九道, Chín đường hữu tình cư—Nine realms of living beings.

Cửu Đế: Chín chân lý—Nine truths or postulates:

1) Vô Thường Đế: Impermanence.

2) Khổ đế: Suffering.

3) Không Đế: The void—Voidness.—Unreality of things

4) Vô Ngã Đế: No permanent ego or soul.

5) Hữu Ái Đế: Love of existence or possession resulting in suffering.

6) Vô Hữu Ái Đế: Fear of being without existence or possession also resulting in suffering.

7) Bỉ Đoạn Phương Tiện Đế: Cutting of suffering and its cause.

8) Hữu Dư Niết Bàn Đế: Nirvana with remainder still to be worked out.

9) Vô Dư Niết Bàn Đế: Complete Nirvana.

Cửu Địa,九地, chín giới—Chín cõi—Chín đất—The nine lands

A. Dục Giới—Desire realm:

1) Dục Giới Ngũ Thú Địa: The realm of desire—Sensuous realm.

B. Sắc Giới—Realm of form—Material forms:

2) Ly Sanh Hỷ Lạc Địa: Paradise after earthly life (Sơ thiền—First dhyana).

3) Định Sanh Hỷ Lạc Địa: Paradise of cessation of rebirth (Nhị thiền—Second dhyana).

4) Ly Hỷ Diệu Lạc Địa: Land of wondrous joy after the previous joys (Tam thiền—Third dhyana).

5) Xả Niệm Thanh Tịnh Địa: The Pure Land of abandonment of thought or recollection of past delights (Tứ thiền—Fourth dhyana).

C. Vô Sắc Giới: Formless realms—Realms beyond form:

6) Không Vô Biên Xứ Địa: Akasanantyayatanam (skt)—The land of infinite space—(Nhứt Định—First samadhi).

7) Thức Vô Biên Xứ Địa: Vijnana-nantyayatanam (skt)—The land of omniscience or infinite perception—(Nhị Định—Second samadhi).

8) Vô Sở Hữu Xứ Địa: Atkincanyayatana (skt)—Land of nothingness—Tam Định—Third samadhi).

9) Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Địa: Naivasanjnana-samjnayatana (skt)—The land of knowledge without thinking or not thinking, or where ther is neither consciousness nor unconsciousness—Tứ Định—Fourth samadhhi).

Cửu Điều Cà Sa: See Cửu điều y in Vietnamese-English Section.

Cửu Điều Y,九條衣, Áo cà sa có phẩm trật thấp nhất—The lowest rank of the patched robe

Cửu Giải Thoát Đạo,九解脫道, Trong tam giới có cửu địa, mỗi địa đều có kiến hoặc, tư hoặc, và tu hoặc—In the nine stages of the trailokya each has its possible delusions and erroneous performances—For more information, please see Cửu Vô Gián Đạo in Vietnamese-English Section

Cửu Giới,九界, Chín giới hãy còn trong sai trái và vẫn còn bị dục vọng chi phối; tất cả các giới của chúng hữu tình từ Bồ Tát xuống hàng địa ngục, ngoại trừ Phật giới là giới cao nhất—The nine realms of error, or subjection to the passion; all the realms of the living from Bodhisattvas down to hells, except the tenth and highest, the Buddha realm—See Cửu Địa in Vietnamese-English Section

Cửu Hoa Sơn,九華山, Chiu-Fa San—Một trong bốn ngọn núi thiêng liêng của Phật Giáo, tọa lạc trong vùng An Hội bên Trung Quốc, nơi trụ trì của Ngài Địa Tạng Bồ Tát—One of the four sacred mountains of Buddhism situated in Anhui in China, and its patron is Earth –Store Bodhisattva (Ti-tsang)—

Video Quang Muc Cuu Me

Cửu Hoạnh Tử,九橫死, Chín nguyên nhân gây ra cái chết bất đắc kỳ tử—Nine kinds of irregular death

1) Không nên ăn mà cứ ăn: To eat what is not allowed to.

2) Ăn quá lượng: Eat too much.

3) Chẳng ăn quen mà cứ ăn: Eat what is not suitable for the stomach.

4) Ăn không tiêu được: Eat what is difficult for the stomach to digest.

5) Ăn thứ chưa được nấu chín: Eat uncooked food.

6) Không giữ giới luật: Breaking precepts (law-breaking).

7) Gần gủi ác tri thức: Associate with bad friends.

8) Vào xóm làng chẳng đúng lúc: To set out at the wrong time.

9) Đáng tránh mà chẳng tránh (Chết chìm): Should avoid but not avoid—Drowning.

Cửu Hội Mạn Đà La,九會曼陀羅, Cửu hội thuyết—The nine groups in the diamond-realm mandala

Cửu Hữu,九有, Chín cõi trời hỷ lạc—The nine realities, states or conditions in which sentient beings enjoy to dwell

1) Dục Giới Nhân Thiên: Sơ chúng sanh cư—Thế giới Ta Bà và sáu cõi trời dục giới trong đó chúng sanh có nhiều loại thân và nhiều loại tưởng—The world and the six deva heavens of desire in which there is variety of bodies and th

Âm lịch

Ảnh đẹp