10/08/2010 10:20 (GMT+7)
Số lượt xem: 129470
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Yến Mặc,宴默,

· Giữ im lặng: Vacamyama (skt)—To keep still, calm, or silent.

· Không nói: Restraining speech or voice—Without speaking.

· Sự im lặng: Vacamtva (skt)—Silence.

Kê Cẩu Giới,雞狗戒, Ngoại đạo vùng Bắc Ấn, có loại trí thủ kê giới, cẩu giới, kê thì suốt ngày đứng một chân, cẩu thì ăn phân nhơ bẩn—Heterodox sects in northern India follow cock or dog discipline, e.g. standing on a leg all day, or eating ordure, like certain ascetics

Kê Dẫn Bộ: Gokulikas, Kukkulikas, Kukkutikas, or Kaukkutikas (skt)—Một trong 20 bộ của Tiểu Thừa, còn gọi là Khôi Sơn Trụ Bộ, Quật Cự Bộ, Cao Câu Lê Ca Bộ, một trong 20 bộ của Tiểu Thừa, thành lập khoảng 200 năm sau ngày Phật nhập diệt và biến mất ngay sau đó—One of the twenty Hinayana branches, a branch of the Mahasanghikas which established around 200 years after the Buddha’s nirvana and early disappeared.

Kê Độc,雞毒, Thân Độc—India—Hindu

Kê Khai: To enumerate—To make a list.

Kê Khương Na,稽薑那, Kikana (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Kê Khương Na là một dân tộc ở A Phú Hãn, trú ngụ khoảng giữa miền đông Kandhar và miền nam Ghazna, vào khoảng những năm 630 sau Tây Lịch được cai trị bởi những vị lãnh chúa độc lập, có lẽ theo niên kỷ của Ả Rập đây là dân tộc Kykanan—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Kikana is a people in Afghanistan, east of Kandahar, south of Ghazna, ruled 630 A.D. by independent chieftains, perhaps identical with the Kykanan of Arabic chroniclers.

Video Rebuilding Bamiyan Buddha Statues

Kê Quý,雞貴,

1) Người Tây Trúc gọi nước Cao Ly là Câu Câu Tra-Y Thiết La (Câu Câu Tra là kê, Y Thiết La là quý)—Indian people called Korea by Kukkutesvara.

2) Tôn quý loài gà: Honouring or reverencing the cock.

Kê Tác La: Kesara (skt).

1) Tóc hay lông: Hair.

2) Lông bờm của sư tử: Mane of a lion.

3) Lông quắn: Curly hair.

4) Tên một loại bảo châu: Name of a gem.

Kê Thủ: Phủ phục—To make obeisance by prostration.

Kê Túc Sơn,雞足山, Kukkutapada (skt)

1) Núi Chân Gà, nơi tôn giả Ca Diếp nhập diệt ở xứ Ma Kiệt Đà, nhưng người ta tin ngài hãy còn sống: Cock’s foot mountain, in Magadha, on which Kasyapa entered into nirvana, but where he is still supposed to be living.

2) Còn gọi là núi Lang Tích (dấu chó sói): Also called the Wolf-Track.

3) Tôn Túc Sơn: Gurupada (skt)—Buddha’s Foot Mountain.

Kê Viên,雞園, Kukkutarama (skt)—Theo Tây Vực Ký, Kukkutarama còn gọi là Kê Đầu Ma Tự hay Kê Tước Tự, một ngôi chùa trên núi Kê Đầu do vua A Dục xây (ở phía đông nam cổ thành có ngôi già lam Quật Quật Tra A Lạm Ma mà đời Đường gọi là Kê Viên, do vua Vô Ưu xây dựng. Vua Vô Ưu tín ngưỡng Phật pháp, kính cẩn dựng chùa, chăm làm việc thiện, chiêu tập hàng ngàn Tăng chúng)—According to The Great T’ang Chronicles of the Western World, Kukkutarama, a monastery on the Kukkuta Mountain, built by Asoka

Kế:

1) Búi tóc: Topknot—Tuft—The hair coil on top.

2) Cỏ gai: A thistle.

3) Kế bên: Annex.

4) Kế thừa: To inherit—To adopt.

5) Kế tục: Tiếp tục hay tương tục—To continue.

6) Kế toán: Accounting—To reckon.

Kế Bảo,髻寶, Theo Kinh Pháp Hoa, “Kế Bảo” là hạt ngọc báu quý nhất cài trên mái tóc của vị quốc vương (theo Kinh Pháp Hoa thì có một người có công to, nhà vua bèn cởi viên minh châu cài trên tóc ban cho, để ví với việc Đức Phật giảng thuyết Kinh Pháp Hoa cho hạng người đã ra khỏi sinh tử phân đoạn, mà tinh tấn để lìa hẳn sinh tử biến dịch)—According to The Lotus Sutra, this is the precious stone worn in the coiled hair on top of the king’s head. It is the king’s most prized possession.

Kế Châu,髻珠, See Kế Bảo

Kế Danh Tự Tướng: Theo Đại Thừa Khởi Tín Luận, đây là sự y vào vọng chấp mà lập ra danh từ hư giả (chỉ sự suy tính so đo giữa vật nầy với vật nọ)—According to The Awakening of Faith, this is the stage of giving names (to seeming things, etc.).

Kế Đô,計都, Ketu (skt)

1) Sao kế đô, tên của hai chòm sao nằm bên trái và phải của chòm sao Aquila: A comet, name of two constellations to the left and right of Aquila—See Cửu Diệu.

2) Bất cứ vẻ sáng rực nào: Any bright appearance.

Kế Độ,計度, Tarka or Vitarka (skt)—Tính toán—Phân biệt—To calculate—To differentiate—To reckon

Kế Lợi Cát La,髻利吉羅, Kelikila (skt)—Kế Lợi Tích La—Kế Lý Kế La—Tên của một vị Kim Cang Thủ Bồ Tát—The attendant of a deva, one of the Vajrapanis

Kế Lợi Da,薊利耶, Surya (skt)

1) Mặt Trời: The sun.

2) Thần mặt trời: The sun-god.

Kế Ngã Thực Hữu Tông: Kế Ngã Luận—Một trong 16 tông phái ngoại đạo. Tông nầy vọng chấp vào ngã ly uẩn và phi ngã phi ly uẩn (cho rằng cái ta là có thực, là thường nhất; do chấp có ta nên chấp có cuộc sống, từ đó mà sanh ra 5 cơ quan cảm giác)—The sect that reckons on, or advocates, the reality of personality, one of the sixteen heterodox sects.

Kế Tát La,計薩羅, Kesara (skt)—Tóc—Hair—Filament

Kế Tân,罽賓, Vương quốc cổ Kế Tân, bây giờ là Kashmir, nằm về phía tây bắc Ấn Độ—Ancient Kashmir kingdom, situated in the north-east of India—See Kashmir in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section

Video Jesus was a Buddhist (BBC)

Già Đà,伽陀, Gatha (skt)—Già Đà—Già Tha—Phúng Tụng (gồm bốn câu với số chữ nhứt định trong mỗi câu)—Chant—Metrical hymn or chant—Poem—Stanza—Verse

Kệ Đà: Hymn—Chant—To hymn.

Kệ Huệ Năng: The verse of Hui Neng.

Bồ đề vốn không cây,

Gương sáng cũng chẳng đài,

Xưa nay không một vật,

Chỗ nào dính bụi bặm?

Originally Bodhi has no tree,

The bright mirror has no stand.

Originally there is not a single thing,

Where can dust alight?

Kệ Tán,偈讚, Dùng câu kệ tán thán công đức của người khác—To sing in verse the praises of the object adored

Kệ Tha,偈他, See Kệ

Kệ Thần Tú: The verse of Shen Hsiu.

Thân là cội Bồ đề,

Tâm như đài gương sáng.

Luôn luôn phải lau chùi,

Chớ để dính bụi bặm.

The body is a Bodhi tree,

The mind like a bright mirror stand.

Time and again brush it clean,

And let no dust alight.

Kệ Tụng,偈頌, Kệ đà—Hymn—Chant

Kệ Tứ Liệu Giản Của Đại Sư Vĩnh Minh: Four options or choices from Yung Ming Master:

Có Thiền có Tịnh, như cọp mọc sừng, đời nầy làm thầy người, đời sau làm Phật.

To practice bothe Zen and the Pure Land, one is like a tiger with horns, in the present life the cultivator is a teacher of man, in the future he will be a Buddha or a patriarch.

Có Thiền không Tịnh, mười tu chín lạc đường

To practice Zen without the Pure Land, nine out of ten seekers of the way will take the wrong road.

Không Thiền có Tịnh, vạn tu vạn chứng.

To practice the Pure Land without the Zen, ten thousand practice, ten thousand will go to the right way.

Kệ Tự Tánh Của Lục Tổ Huệ Năng: The verse on the Self-Nature of the Sixth Patriarch Hui neng.

Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,

Đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt,

Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,

Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động,

Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp.

How unexpected!

The self-nature is pure in itself.

The self-nature is orginally neither produced nor destroyed.

The self-nature is originally complete in itself.

The self-nature is originally without movement,

The self-nature can produce the ten thousand dharmas.

Kệ Vô Tướng Của Lục Tổ Huệ Năng: No-Mark Stanza from Hui-Neng Patriarch—Lục tổ muốn nhắc nhở người tu không nên tìm lỗi người, vì càng dùng thời gian để tìm lỗi người chúng ta càng xa đạo—Patriarch Hui-neng wanted to remind the cultivators try not to see anybody’s faults, but our own because the more time we spend to find other people’s faults the farther we are away from the Path:

· Nhược kiến tha nhân phi (nếu là bậc chân tu, chúng ta không bao giờ thấy lỗi đời)

He who treads the path in earnest, see not the mistake of the world.

· Tự phi khước thị tả (Nếu như thấy lỗi người, mình chê thì mình cũng là kém dỡ)

If we find faults with others, we ourselves are also in the wrong.

· Tha phi ngã bất phi (Người quấy ta đừng quấy).

When other people are in the wrong, we should ignore it.

· Ngã phi tự hữu quá (Nếu chê là tự ta đã có lỗi).

For it is wrong for us to find faults.

· Đản tự khước phi tâm.

By getting rid of the habit of fault-finding,

· Đả trừ phiền não phá (Muốn phá tan phiền não).

We cut of a source of defilement.

· Tắng ái bất quan tâm (Thương ghét chẳng để lòng).

When neither hatred nor love disturb our mind.

· Trường thân lưỡng cước ngọa (Nằm thẳng đôi chân nghỉ).

Serenely we sleep.

Kềm Chế: To refrain.

Kềnh Càng: Bulky.

Kết:

Video Chuyen Hoa Troi Buoc (Thich Nhat Tu)

(A) Nghĩa của “Kết”—The meanings of “Bond”

· Trói buộc: To tie a knot—Bound—Tie—Knot—Settle—Wind up—To form.

· Trói buộc của luân hồi sanh tử: The bond of transmigration.

(B) Phân loại “Kết”—Categories of “bonds”

1) Tam Kết: Three bonds—See Tam Kết.

2) Ngũ Kết: Five bonds to mortality—See Ngũ Kết.

3) Ngũ Hạ Phần Kết: The five bonds in the lower desire-realms or the lower fetters—See Ngũ Hạ Phần Kết.

4) Ngũ Thượng Phần Kết: The five higher bonds of desire still exist in the upper realms of form and formlessness—See Ngũ Thượng Phần Kết.

5) Cửu Kết: The nine bonds that bind men to mortality—See Cửu Kết.

Kết Bệnh,結病, Bệnh của sự trói buộc vào dục vọng và sanh tử luân hồi—The disease of bondage to the passions and reincarnation

Kết Duyên,結緣, Kết duyên (với Phật Pháp) để được độ sau nầy. Căn bản 84.000 kiếp qua mà Đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai đã dạy trong Kinh Pháp Hoa cho 16 vị đệ tử để trở thành 16 vị Phật, mà Phật Thích Ca là lần tái sanh thứ 16—To form a cause or basis, to form a connection, e.g. for future salvation. The basis or condition laid 84,000 kalpas ago by Mahabhijna-jnanabhibhu in his teaching of the Lotus Sutra to 16 disciples who became incarnate as 16 Buddhas, for the subsequent teaching of the Lotus scriptures by Sakyamuni, the last of the 16 incarnations, to his disciples.

Kết Duyên Chúng,結緣衆, Một trong Tứ Chúng, do duyên kiếp trước còn nông cạn, chưa được độ nên kết nhân duyên đắc đạo sau nầy, với hy vọng cải thiện nghiệp chướng trong tương lai—The company or multitude of those who noe become Budhists in the hope of improved karma in the future, one of the four groups of disciples.

Kết Giải,結解,

Video Chuyen Hoa Troi Buoc (Thich Nhat Tu)

1) Trói buộc và giải thoát: Bị phiền não trói buộc và giải thoát tự tại—Bondage and release.

2) Giải thoát khỏi sự trói buộc: Giác ngộ được lý mà giải thoát—Release from bondage.

Kết Giảng,結講, Kết thúc một bài thuyết trình trong buổi bế mạc (kỳ an cư kiết hạ hay buổi nhóm họp chư Tăng Ni)—Concluding an address, or the address, i.e. the final day of an assembly

Kết Giới,結戒, See Kiết Giới

Kết Hà,結河, Dòng sông trói buộc của khổ đau hay phiền não—The river of bondage, i.e. of suffering or illusion

Video Chuyen Hoa Troi Buoc (Thich Nhat Tu)

Kết Hạ,結夏, See Kiết Hạ

Kết Kinh,結經, See Kiết Kinh

Kết Lậu,結漏, Kết và lậu là tên gọi khác của phiền não. Trói buộc và luân hồi sanh tử là do bởi dục vọng—Bondage and reincarnation because of the passions

Video Luan Hoi va Giai Thoat (Thich Nhat Tu)

Kết Nghiệp,結業, Sự trói buộc của nghiệp, hay nghiệp là kết quả của sự trói buộc của dục vọng—The bond of karma, the karma resulting from the bondage to passions or delusions

Video Chuyen Hoa Troi Buoc (Thich Nhat Tu)

Kết Nguyện,結願,

1) Kết thúc hay hoàn thành lời nguyện: To conclude a vow.

2) Ngày bế mạc đại hội an cư kiết hạ: The last day of an assembly (of a summer retreat).

Kết Phược,結縛, Tên khác của phiền não, dục vọng hay phiền não trói buộc thân tâm—To tie and knot, i.e. in the bondage of the passions, or delusion

Video Chuyen Hoa Troi Buoc (Thich Nhat Tu)

Kết Quả Của Nghiệp: Karmic results—The natural reward or retribution for a deed, brought about by the law of karma.

Kết Sanh,結生, Sự trói buộc vào tái sanh hay thân trung hữu chết đi để thác sanh vào thai mẹ (theo Câu Xá Luận: “lúc lâm chung thì trung hữu đối với hai tâm niệm trái ngược nhau là yêu và ghét sẽ hiện khởi, đến khi nhập thai thì đẩy bỏ cái tâm ghét chỉ chừa lại cái tâm yêu, bảo đây là của mình, rồi từ đó sinh vui mừng, nên các uẩn lớn thêm lên, thân trung hữu liền mất đi và sinh hữu hay kết sanh đã thành)—The bond of rebirth

Kết Sử: See Kiết Sử.

Kết Tặc,結賊, Những kẻ trói buộc hay những tên giặc, ý nói dục vọng và phiền não—Binders and robbers, the passions, or delusion

Kết Tập Kinh Điển: Đức Phật đã nhập diệt, nhưng giáo lý của Ngài vẫn còn lưu truyền đến ngày nay một cách trọn vẹn. Mặc dù giáo huấn của Đức Thế Tôn không được ghi chép ngay thời Ngài còn tại thế, các đệ tử của Ngài luôn luôn nhuần nhã nằm lòng và truyền khẩu từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Vào thời Đức Phật còn tại thế, biết chữ là đặc quyền của giới thượng lưu ở Ấn Độ, vì thế truyền khẩu giáo lý là một dấu hiệu cho thấy dân chủ được coi trọng trong truyền thống Phật giáo đến mức cách trình bày giáo pháp bằng văn chương đã bị bỏ quên. Nhiều người không biết chữ, cho nên truyền khẩu là phương tiện phổ thông và hữu hiệu nhứt để gìn giữ và phổ biến giáo pháp. Vì có nhiều khuynh hướng sai lạc về giáo pháp nên ba tháng sau ngày Đức Thế Tôn nhập diệt, các đệ tử của Ngài đã triệu tập Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Phật Giáo để đọc lại di ngôn của Phật. Lịch sử phát triển Phật giáo có nhiều Hội Nghị kết tập kinh điển với những hoàn cảnh vẫn có phần chưa rõ. Lúc đầu các hội nghị nầy có thể là những hội nghị địa phương chỉ tập hợp vài cộng đồng tu sĩ. Sau đó mới có những nghị hội chung—The Buddha has passed away, but His sublime teaching still exists in its complete form. Although the Buddha’s Teachings were not recorded during His time, his disciples preserved them, by committing to memory and transmitted them orally from generation to generation. At the time of the Buddha, literacy was a privilege of the elite in India, and this another indication of the premium placed on democracy within the Buddhist tradition that literary formulation of the teaching was neglected for so long. Many people were not literate, so word of mouth was the universal medium for preservation and dissemination of the Dharma. Three months after the Buddha’s Parinirvana, there were some tendencies to misinterpret or attempts were being made to pollute His Pure Teaching; therefore, his disciples convened Councils for gathering Buddha’s sutras, or the collection and fixing of the Buddhist canon. In the development of Buddhism, several councils are known, the history of which remains partially obscure. These Councils were originally probably localassemblies of individual monastic communities that were later reported by tradition as general councils.

(I) Hội Nghị Kết Tập Lần Thứ Nhất—The First Council: Ba tháng sau ngày Đức Phật nhập diệt (vào khoảng năm 543 trước Tây Lịch), do nhận thấy có khuynh hướng diễn dịch sai lạc và xu hướng suy yếu về giới luật trong nội bộ Tăng Già sau khi Phật nhập diệt, nên Đại Hội kết tập kinh điển lần thứ nhất được vua A Xà Thế tổ chức tại hang Pippala, có sách lại ghi là hang Saptaparni, trong thành Vương Xá thuộc xứ Ma Kiệt Đà. Dù vị trí và tên của hang vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng không có gì nghi ngờ là Hội Nghị thứ nhất đã diễn ra tại thành Vương Xá. Các học giả đều thừa nhận rằng Hội Nghị Kết Tập lần thứ nhất nầy chỉ bàn về Kinh Tạng (Dharma) và Luật Tạng (Vinaya), phần Luận Tạng không được nói đến ở đây. Trong hội Nghị nầy có 500 vị Tỳ Kheo tham dự, trong đó có ngài Đại Ca Diếp, người được trọng vọng nhất và là bậc trưởng lão, và hai nhân vật quan trọng chuyên về hai lãnh vực khác nhau là Pháp và Luật là ngài A Nan và Ưu Ba Li đều có mặt. Chỉ hai phần Pháp và Luật là được trùng tụng lại tại Đại Hội lần thứ nhất. Tuy không có nhiều ý kiến dị biệt về Pháp, có một số thảo luận về Luật. Trước khi Đức Phật nhập diệt, Ngài có nói với ngài A Nan rằng nếu Tăng Đoàn muốn tu chính hay thay đổi một số luật thứ yếu cho hợp thời, họ có thể làm được. Tuy nhiên, vào lúc đó ngài A Nan vì quá lo lắng cho Đức Phật nên quên không hỏi những luật thứ yếu là những luật nào. Vì các thành viên trong Hội Nghị không đi đến thỏa thuận về những luật nào thuộc về thứ yếu nên ngài Ma Ha Ca Diếp quyết định không có luật lệ nào đã được đặt ra bởi Đức Phật có thể được thay đổi, và cũng không có luật lệ mới nào được đưa ra. Ngài Đại Ca Diếp nói: “Nếu ta thay đổi luật, người ta sẽ nói đệ tử của Đức Cồ Đàm thay đổi luật lệ trước khi ngọn lửa thiêu Ngài chưa tắt.” Trong Hội Nghị nầy, Pháp được chia làm hai phần và mỗi phần được trao cho một vị trưởng lão cùng với đệ tử của vị ấy ghi nhớ. Pháp được truyền khẩu từ thầy đến trò. Pháp được tụng niệm hằng ngày bởi một nhóm Tỳ Kheo và thường được phối kiểm lẫn nhau để bảo đảm không có sự thiếu sót cũng như không có gì thêm vào. Các sử gia đều đồng ý truyền thống truyền khẩu đáng tin cậy hơn văn bản của một người viết lại theo trí nhớ của mình vài năm sau hội nghị. Nhiều người nghi ngờ hiện thực lịch sử của Hội Nghị Kết Tập Kinh Điển lần đầu nầy, nhưng có thể là việc biên soạn những văn bản Kinh Luật thiêng liêng đầu tiên diễn ra tương đối sớm. Vào lúc Đại Hội sắp kết thúc, có vị Tăng tên là Purana được những người tổ chức mời tham gia vào giai đoạn bế mạc của Đại Hội, Purana đã khước từ và nói rằng ông chỉ thích nhớ lại những lời dạy của Đức Phật như ông đã từng nghe từ chính kim khẩu của Đức Phật. Sự kiện nầy cho thấy tự do tư tưởng đã hiện hữu từ thời khai mở của cộng đồng Phật giáo—Three months after the passing of the Buddha (in about 543 B.C.), detecting tendencies within the Sangha toward loss of discipline, as well as misinterpreting His Pure Teaching, the First Council was organized by King Ajatasatru, and held at the Pippala cave, some said near the Saptaparni cave, at Rajagriha in Magadha. Even though the site and name of the cave have not yet been definitely identified. Nonetheless, there is no dispute about the fact that it is at Rajagrha that the First Council met. It is accepted by critical scholars that the First Council settled the Dharma and the Vinaya, and there is no ground for the view that Abhidharma formed part of the canon adopted at the First Council. In this Council, there were 500 Bhiksus, among them Maha-Kasyapa was the most respected and elderly monk, and two very important persons who specialized in the two different areas which are sutras and vinaya were present. One was Ananda and the other was Upali. Only these two sections, the Dharma and the Vinaya, were recited at the First Council. Though there were no differences of opinion on the Dharma, there was some discussion about the Vinaya rules. Before the Buddha’s Parinirvana, he had told Ananda that if the Sangha wished to amend or modify some minor rules, they could do so. However, on that occasion Ananda was so overpowered with grief because the Buddha was about to pass away, he forgot to ask the Master what the minor rules were. As the members of the Council were unable to agree as to what constituted the minor rules, Maha-Kasyapa finally ruled that no disciplinary rule laid down by the Buddha should be changed, and no new ones should be introduced. Maha-Kasyapa said: “If we changed the rules, people will say that the Buddha’s disciples changed the rules even before his funeral fire has ceased burning.” At the Council, the Dharma was divided into various parts and each part was assigned to an Elder and his pupils to commit to memory. The Dharma was then passed on from teacher to pupil orally. The Dharma was recited daily by groups of people who often cross check with each other to ensure that no omissions or additions were made. Historians agree that the oral tradition is more reliable that a report written by one person from his memory several years after the event. The historicity of this Council is doubted by many. Nevertheless, it is likely that the first collection of writings took place relatively early. At the end of the First Council, a monk named Purana was invited by the organizers to participate in the closing phases of the council, but he declined, saying that he would prefer to remember the teachings of the Buddha as he had heard it from the Buddha himself. This fact indicates the freedom of thought existed at the time of the beginning of Buddhist community.

a) Ngài Đại Ca Diếp, người được mọi người trọng vọng nhất mà cũng là bậc trưởng lão, là chủ tịch Hội Nghị—Maha Kasyapa, the most respected and elderly monk, presided at the First Council.

b) Kế đó, ngài Đại Đức Ưu Ba Li/Upali trùng tụng lại những giới luật của Phật bao gồm luật cho cả Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni. Ngài Ưu Ba Li đã tụng đọc 80 lần các văn luật trong 90 ngày mới hoàn tất nên còn gọi là “80 tụng luật.” Đây cũng là giới luật căn bản cho Phật giáo về sau nầy bao gồm những văn bản sau đây—Then, Venerable Upali remembered and recited all the rules set forth by the Buddha (rules of the Order), including all rules for monks and nuns. Venerable Upali recited eighty times all these rules in 90 days. These rules include:

· Luật Thập Tụng: Sarvastivada-Vinaya.

· Luật Tăng Kỳ: Samghika-Vinaya.

· Luật Tứ Phần: Dharmagupta-Vinaya.

· Luật Ngũ Phần: Mahissasaka-Vinaya.

c) Kế đó nữa là ngài A Nan, người đệ tử thân cận nhất của Phật trong suốt 25 năm, thiên phú với một trí nhớ xuất sắc. Lúc đầu đã không được xếp vào thành viên Hội Nghị. Theo Kinh Tiểu Phẩm, sau đó vì có sự phản đối của các Tỳ Kheo quyết liệt bênh vực cho A Nan, mặc dù ông nầy chưa đắc quả A La Hán, bởi vì ông có phẩm chất đạo đức cao và cũng vì ông đã được học kinh tạng và luật tạng từ chính Đức Bổn Sư. Sau cùng A Nan đã được Đại Ca Diếp chấp nhận vào Hội Nghị. A Nan đã trùng tụng lại tất cả những gì mà Đức Phật nói, gồm những bộ kinh sau đây—Then, Venerable Ananda, the closest disciple and the attendant of the Buddha for 25 years. He was endowed with a remarkable memory. First Ananda was not admitted to the First Council. According to the Cullavagga, later other Bhikhus objected the decision. They strongly interceded for Ananda, though he had not attained Arhathood, because of the high moral standard he had reached and also because he had learnt the Dharma and vinaya from the Buddha himself. Ananda was eventually accepted by Mahakasyapa into the Council, and was able to recite what was spoken by the Buddha (sutras and doctrines), including the following sutras:

d) Năm bộ kinh A Hàm, còn gọi là A Kiệt Ma—Five Agamas.

· Trường A Hàm: Dirghagama Sutra (skt)—Ghi lại những bài pháp dài—Collection of Long Discourses.

· Trung A Hàm: Madhyamaga Sutra (skt)—Ghi lại những bài pháp dài bậc trung—Collection of Middle-Length Discourses.

· Tăng Nhất A Hàm: Anguttara-agama Sutra (skt)—Ghi lại những bài pháp sắp xếp theo số—Collection of Gradual Sayings.

· Tạp A Hàm: Samyuktagama Sutra (skt)—Ghi lại những câu kinh tương tự nhau—Collection of Kindred Sayings.

· Tiểu A Hàm: Khuddaka-agama (skt)—Ghi lại những câu kệ ngắn—Smaller Collection.

*** For more information, please see A Nan Đà in Vietnamese-English Section.

(II) Đại Hội Kết Tập Lần Hai—The Second Council:

(A) Đại hội kết tập kinh điển lần thứ hai được tổ chức tại thành Xá Vệ (Tỳ Xá Ly), 100 năm sau ngày Phật nhập diệt. Đại Hội nầy được tổ chức để bàn luận về một số giới luật (có sự không thống nhứt về giới luật). Không cần thiết phải thay đổi những giới luật ba tháng sau ngày Đức Phật nhập diệt vì lẽ không có gì thay đổi nhiều về chính trị, kinh tế và xã hội trong khoảng thời gian ngắn ngủi nầy. Nhưng 100 năm sau, một số chư Tăng (theo giáo lý nguyên thủy) nhận thấy cần phải có sự thay đổi một số giới luật thứ yếu. Các nhà sư thuộc phái Vaisali đã chấp nhận vàng và bạc của thí chủ cúng dường. Yasha, một môn đồ của A Nan, còn đưa ra chín điều trách cứ đối với các thành viên của cộng đồng Vaisali, nhứt là việc ăn uống vào những thời điểm bị cấm, về việc dùng rượu, về việc các nhà sư cùng một cộng đồng lại làm lễ Bố Tát một cách phân tán, vân vân. Hội Nghị lần thứ hai được mô tả cụ thể hơn nhiều trong các văn bản, nói chung được thừa nhận vững chắc về mặt lịch sử—The Second Council was held at Vaisali 100 years after the passing of the Buddha. This Council was held to discuss some Vinaya rules (there was some disunity concerning matter of discipline). There was no need to change the rules three months after the Buddha’s Parinirvana because little or no political, economic or social changes took place during that short interval. But 100 years later, some monks saw the need to change certain minor rules One hundred years after the First Council, the Second Council was held to discuss some Vinaya rules. There was no need to change the rules three months after the Parinirvana of the Buddha bcause little or no political, economic or social changes took place during that short interval. But 100 years later, some monks saw the need to change certain minor rules. The Second Council is considerably better documented in the texts that the first and is generally recognized as a historical event. The Vaisali monks had accepted gold and silver from lay adherents in violation of the Vinaya rules. Moreover, they were accused by Yasha, a student of Ananda’s, of nine further violations, including taking food at the wrong time, separate observance of the Uposatha by monks of a community, and drinking alcoholic beverages.

(B) Những nhà sư chính thống cho rằng không có gì nên thay đổi, trong khi những vị khác thuộc phái Bạt Kỳ ở Tỳ Xá Ly (Vaisali) đã khai trừ trưởng lão Da Xá (Yasha) ra khỏi cộng đồng với nhiều lời buộc tội ngài. Họ đã đề nghị mười điểm thay đổi như sau—The orthodox monks said that nothing should be changed, while the monks of the Vajji from Vaisali expelled Yasha from the community because of his accusations. They insisted on modifying some rules as follows:

1) Cho phép đựng muối trong sừng trâu hay các đồ chứa bằng sừng: Singilonakappa (p)—Gián tiếp cho phép sát sanh để lấy sừng, trong khi phái chính thống cho rằng việc mang muối đựng trong cái sừng rỗng bị coi như phạm giới cấm Ba Dật Đề thứ 38, về việc cấm tồn trữ thực phẩm và giới sát sanh—Allowing monks and nuns to store salt in buffalo’s horns, while the orthodox monks considered carrying salt in a hollowed horn. This practice is contrary to Pacittiya 38, which prohibits (forbids) the storage of food and killing.

2) Buổi trưa khi mặt trời đã qua bóng hai ngón tay vẫn ăn được: Dvangulakappa (p)—Vẫn được phép ăn sau giờ ngọ. Việc nầy coi như bị cấm trong Ba Dật Đề thứ 37 về giới không được ăn sau giờ ngọ—Allowing monks and nuns to eat in the afternoon: The practice of taking meals when the shadow is two fingers broad. This practice against Pacittiya 37 which forbids the taking of food after midday.

3) Được đi qua một làng khác ăn lần thứ hai: Gamantarakappa (p)—Sau khi ăn rồi, đi đến nơi khác vẫn ăn lại được trong cùng một ngày. Việc làm nầy coi như bị cấm trong Ba Dật Đề thứ 35 về giới cấm ăn quá nhiều—Allowing monks and nuns to eat the second time in a day: The practice of going to another village and taking the second meal there on the same day. This practice forbids in Pacittiya 35 which forbids over-eating.

4) Cho Bố tát ở riêng trong một khu: Avasakappa (p & skt)—Thực hiện nghi thức Bố Tát (Uposatha) tại nhiều nơi trong cùng một giáo khu. Điều nầy trái với các giới luật Mahavagga về sự cư trú trong một giáo khu—Allow retreats for spiritual refreshment in a private place: The observance of the Uposatha ceremonies in various places in the same parish. This practice contravenes the Mahavagga rules of residence in a parish (sima).

5) Được phép hội nghị với thiểu số: Anumatikappa (p).

a) Dù không đủ số quy định như tam sư thất chứng, hội nghị vẫn có hiệu lực như thường—Allowing ordination to proceed even though there are not enough three superior monks and seven witnesses (see Tam Sư Thất Chứng).

b) Được phép yêu cầu chấp nhận một hành động sau khi đã làm. Đây là vi phạm kỹ luật—Obtaining sanction for a deed after it is done. This also amounts to a breach of monastic discipline.

6) Cho làm theo các tập quán trước: Acinakappa (p)—Đây cũng là vi phạm kỹ luật—Allowing monks and nuns to follow their customs and habits (customary practices and precedents): This is also opposed to the rules.

7) Cho uống các loại sữa sau bữa ăn: Amathitakappa (p)—Cho phép uống các loại sữa dù chưa được lọc. Điều nầy trái với Ba Dật Đề thứ 35 về luật ăn uống quá độ—Allowing monks and nuns to drink unrefined milk after the meal. This practice is in contravention of Pacittiya 35 which prohibits over-eating.

8) Được uống rượu mạnh hòa với đường và nước nóng: Jalogim-patum (p)—Việc làm nầy trái với Ba Dật Đề thứ 51, cấm uống các chất độc hại—Allow monks and nuns to drink the drinking of toddy. This practice is opposed to Pacittiya 51 which forbids the drinking of intoxicants.

9) Được ngồi tự do khắp nơi: Adasakam-nisidanam (p)

a) Được phép ngồi các chỗ rộng lớn, không cần phải theo quy định ngày trước của Đức Phật—Allowing monks and nuns to sit down wherever they like to, not to follow rules set forth by the Buddha before.

b) Được dùng tọa cụ không có viền tua. Việc nầy trái với Ba Dật Đề thứ 89, cấm dùng tọa cụ không có viền—Allow using a rug which has no fringe. This is contrary to Pacittiya 89 which prohibits the use of borderless sheets.

10) Được giữ vàng bạc: Jataruparajatam (p)—Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni được phép cất giữ vàng bạc, cũng như được nhận vàng bạc từ đàn na tín thí. Điều nầy trái với giới luật thứ 18 trong Nissaggiya-pacittiya—Allowing monks and nuns to store gold and silver, and they are allowed to accept gold and silver. This practice is forbidden by rule 18 of the Nissaggiya-pacittiya.

(C) Đại Đức Da Xá công khai tuyên bố những việc làm nầy là phi pháp. Sau khi nghe phái Bạt Kỳ phán xử khai trừ mình ra khỏi Tăng Đoàn, Da Xá (Yasha) liền đi đến Kausambi để tìm kiếm sự bảo hộ của các nhà sư có thế lực trong các vùng mà Phật giáo bắt đầu phát triển (Avanti ở phía tây và ở miền nam). Da Xá mời họ họp lại và quyết định để ngăn chận sự bành trướng của việc chà đạp đạo giáo và bảo đảm việc duy trì luật tạng. Sau đó Da Xá đi đến núi A Phù, nơi trưởng lão Tam Phù Đà đang sống để trình lên trưởng lão mười điều đề xướng của các tu sĩ Bạt Kỳ. Da Xá yêu cầu trưởng lão Tam Phù Đà xem xét tánh cách nghiêm trọng của vấn đề. Trong khoảng thời gian nầy có sáu mươi vị A La Hán từ phương Tây đến và họp lại tại núi A Phù, cũng như tám mươi tám vị khác từ Avanti và miền Nam cũng gia nhập với họ. Các vị nầy tuyên bố đây là vấn đề khó khăn và tế nhị. Họ cũng nghĩ đến trưởng lão Ly Bà Đa ở Soreyya, vốn là người nổi tiếng uyên bác và từ tâm. Nên họ quyết định cùng nhau đến gặp trưởng lão để xin sự hỗ trợ của ngài—The Venerable Yasha openly declared these practice to be unlawful. After the sentence of excommunication had been passed on him, he then went to Kausambi to seek support from influential monks in all areas to which Buddhism had spread (the western country of Avanti and of the southern country). He invited them to assemble and decide the question in order to stop the growth of irreligion and ensure the preservation of the Vinaya. Next, he proceeded to Mount Ahoganga where Sambhuta Sanavasi dwelt to show him the ten thesis advocated by the Vajjian monks. He asked the venerable to examine the question in earnest. About the same time, some sixty Arhats from the Western Country and eighty-eight from Avanti and the Southern Country came to assemble on Mount Ahoganga. These monks declared the question to be hard and subtle. They thought of the Venerable Revata who was at Soreyya and was celebrated for his learning and piety. So they proposed to met him and enlist his support. After a good deal of travelling they met the Venerable Revata at Sahajati. On the advice of Venerable Sambuta Sanavasi, Yasha approached the Venerable Revata and explained the issue to him. One by one, Bhikshu Yasha brought up the ten points and asked for his opinion. Each one of them was declared to be invalid by the Venerable Revata.

(D) Trong khi đó, các tu sĩ Bạt Kỳ cũng chẳng ngồi yên. Họ cũng đến Câu Xá Di để xin được trưởng lão Ly Bà Đa ủng hộ. Họ dâng cho ông nhiều lễ vật hậu hỷ nhưng đều bị ông từ chối. Họ lại dụ dỗ được đệ tử của ông là Đạt Ma thỉnh cầu dùm họ, nhưng trưởng lão vẫn một mực chối từ. Trưởng lão Ly Bà Đa khuyên họ nên trở về Tỳ Xá Ly là nơi xuất phát vấn đề để mở ra cuộc tranh luận: Meanwhile, the Vajjian monks were not idle. They also went to Sahajati in order to enlist the support of the Venerable Revata. They offered him a lot of presents, but he refused with thanks. They also induced his disciple, Uttara, to take up their cause, but he failed. At the suggestion of Revata, the monks proceeded to Vaisali in order to settle the dispute at the place of its origin.

(E) Cuối cùng, nghị hội Vaisali tập hợp 700 nhà sư, tất cả đều là A La Hán, còn gọi là hội nghị các trưởng lão. Tỳ Kheo A Dật Đa được chỉ định làm người tổ chức. Trưởng lão Sabbakhami được bầu làm chủ tịch ủy ban. Từng điểm một của mười điều cho phép của phái Bạt Kỳ được xem xét kỹ càng. Vì thấy 10 điều thay đổi trên hoàn toàn vô lý nên một phán quyết của hội nghị đồng thanh tuyên bố việc làm của các nhà sư Bạt Kỳ là phi pháp. Kết quả là các nhà sư Bạt kỳ ở Tỳ Xá Ly (Vaisali) đã bị một ủy ban gồm bốn nhà sư thuộc cộng đồng phương tây và bốn vị thuộc cộng đồng phương đông coi là có tội. Họ đều chấp nhận sự phán quyết mà không phản kháng. Những thầy tu vi phạm giới luật coi như đã không tôn trọng luật chính thống và đã bị khiển trách tùy theo lỗi lầm. Do đó giới luật trong lần kết tập nầy hầu như không thay đổi. Trong văn bản tiếng Pali và Sanskrit của Luật Tạng đều có kể lại hội nghị nầy: Finally a council composed of 700 monks, all arhats, also called the Council of the Theras. Bhikshu Ajita was appointed the seatregulator. The Venerable Sabbakami was elected president. The ten points were examined carefully one by one. After seeing these above ten changes were so unreasonable. The unanimous verdict of the assembly declared the conduct of the Vajjian monks to be unlawful. As a result, they (Vajjian monks of Vaisali) were found guilty by a committee composed of four monks from eastern and four from western regions, respectively. The Vaisali monks accepted this judgment without any opposition. The erring monks were declared in violation of the orthodox code of discipline and censured accordingly. Thus, in this council, rules of monastic discipline have remained virtually unchanged. Records of this council are found in both the Pali and Sanskrit versions of the Vinaya-Pitaka.

(F) Nghị Hội lần thứ hai đánh dấu sự phân phái giữa phe bảo thủ và phe tự do. Người ta kể lại, nhóm sư Bạt Kỳ đã triệu tập một Hội Nghị khác có mười ngàn tu sĩ tham dự với tên là Đại Chúng Bộ. Vào thời đó, dù được gọi là Đại Chúng Bộ, nhưng chưa được biết là Đại Thừa: The Second Council marked a division between the conservative and the liberal. It is said that Vajjian monks of Vaisali held another Council which was attended by ten thousand monks. It was called The Great Council (Mahasangiti). Even though it was called Mahasanghika, it was not yet known as Mahayana at that time).

(III) Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ Ba—The Third Council: Hội nghị thứ ba được tổ chức tại thành Hoa Thị dưới sự bảo trợ của vua A Dục, một Phật tử tại gia nổi tiếng—The Third Council was held at Pataliputra, sponsored by King Asoka, a celebrated Buddhist layman.

(A) Nguyên nhân đưa đến Hội Nghị—Reasons for the Third Concil:

a) Một nhà sư thuộc thành Hoa Thị tên là Đại Thiên đưa ra luận điểm cho rằng một vị A La Hán có thể để cho mình bị cám dỗ, nghĩa là có những sự xuất tinh ban đêm và không trừ bỏ được sự ngu si cũng như những nghi ngờ về giáo thuyết. Cuối cùng A La Hán có thể tiến bước theo con đường giải thoát, theo Đại Thiên, nhờ ở một sự giúp đở bên ngoài và nhờ gia tăng khả năng tập trung, do đó những cơ may cứu rỗi của người đó là nhờ ở việc lặp đi lặp lai một số âm thanh. Những ý kiến khác nhau về những luận điểm ấy dẫn tới sự phân chia các sư thành hai phe: A monk from Pataliputra, Mahadeva, put forward the following position: An arhat is still subject to temptation, that is, he can have nocturnal emissions. He is not yet free from ignorance. In addition, he is still subject to doubts concerning the teaching. Moreover, according to according to Mahadeva’s view, an arhat can make progress on the path to enlightenment through the helpof others and, through the utterance of certain sounds, he can further his concentration and thus advance on the path. Differing views on these points led to division of the monks into two camps.

b) Tự cho mình đông hơn, những người bảo vệ những luận điểm của Đại Thiên tự gọi mình bằng cái tên Mahasanghika hay cộng đồng lớn, còn những đối thủ của họ, do những người “Cũ” đại diện, đó là những vị nổi bậc về đại trí và đại đức, thì tự gọi mình là “Sthavira”: Those who affirmed these points of Mahadeva’s, and who believed themselves to be in the majority, called themselves Mahasanghika or Great Community. Their opponents, represented by the “elders,” who were distinguished by outstanding wisdom and virtue, called themselves Sthavira.

c) Với việc vua A Dục đi theo đạo Phật, nhiều tu viện nhanh chóng phát triển về mặt vật chất và các tu sĩ có một đời sống đầy đủ dễ chịu hơn. Nhiều nhóm dị giáo đã bị mất nguồn thu nhập nên ngã theo Phật giáo. Tuy nhiên, dù theo đạo Phật, nhưng họ vẫn giữ tín ngưỡng, cách hành trì, cũng như thuyết giảng giáo lý của họ thay vì giáo lý đạo Phật. Điều nầy khiến cho trưởng lão Mục Kiền Liên Tư Đế Tu đau buồn vô cùng, nên ông lui về ở ẩn một nơi hẻo lánh trong núi A Phù suốt bảy năm. Số người dị giáo và tu sĩ giả hiệu ngày một đông hơn những tín đồ chân chánh. Kết quả là trong suốt bảy năm chẳng có một tự viện nào tổ chức lễ Bố Tát hay tự tứ. Cộng đồng tu sĩ sùng đạo từ chối không chịu làm lễ nầy với những người dị giáo. Vua A Dục rất lo lắng về sự xao lãng nầy của Tăng chúng nên phải ra lệnh thực hiện lễ Bố Tát. Tuy nhiên, vị đại thần được nhà vua giao phó nhiệm vụ nầy đã gây ra một vụ thảm sát đau lòng. Ông ta hiểu sai mệnh lệnh nhà vua nên đã chặt đầu những tu sĩ không chịu thực hiện lệnh vua. Hay tin nầy, vua rất đau lòng. Ngài đã cho thỉnh trưởng lão Mục Kiền Liên Tư Đế Tu về để tổ chức hội nghị: With the conversion of King Asoka, the material prosperity of the monasteries grew by leaps and bounds and the monks lived in ease and comfort. The heretics who had lost their income were attracted by these prospects to enter the Buddhist Order. They continued, however, to adhere to their old faiths and practices and preached their doctrines instead of the doctrines of the Buddha. This caused extreme distress to Thera Moggaliputta-Tissa who retired to a secluded retreat on Mount Ahoganga and stayed there for seven years. The number of heretics and false monks became far larger than that of the true believers. The result was that for seven years no Uposatha or retreat (Pavarana) ceremony was held in any of the monasteries. The community of the faithful monks refused to observed these festivals with the heretics. King Asoka was filled with distress at this failure of the Sangha and sent commands for the observance of the Uposatha. However, a grievous blunder was committed by the Minister who was entrusted with this task. His misunderstood the command and beheaded several monks for their refusal to carry out the King’s order. When this sad news reported to Asoka, he was seized with grief and apologized for this misdeed. He then invited Maggaliputta Tissa to hold the Third Council.

d) Do đó mà Hội Nghị thứ ba được tiến hành với nhu cầu thanh khiết hóa Phật pháp đang lâm nguy do sự xuất hiện của nhiều hệ phái khác nhau với những luận điệu, giáo lý và cách hành trì đối nghịch nhau: Thus the Third Council was held by the need to establish the purity of the Canon which had been imperilled by the rise of different sects and their rival claims, teachings and practices.

(B) Thấy thế vua A Dục cho tổ chức Đại Hội kết tập kinh điển lần thứ ba tại thành Ba Tra Lợi Phất (Hoa Thị Thành, thủ đô cổ của Tích Lan), khoảng vào thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch. Vua A Dục đã đích thân chọn 60.000 vị Tỳ Kheo tham dự Hội Nghị. Trong khi đó trưởng lão Mục Kiền Liên Tư Đế Tu đã phụng mệnh vua A Dục chọn ra một ngàn vị Tăng tinh thông tam tạng kinh điển kết tập chánh pháp. Hội nghị đã bàn thảo trong chín tháng về những ý kiến dị biệt giữa những Tỳ Kheo của nhiều phái khác nhau. Tại Đại Hội nầy, sự khác biệt không chỉ hạn hẹp trong Giới Luật, mà cũng liên quan đến Giáo Pháp nữa. Đây không phải là một hội nghị toàn thể mà chỉ là một cuộc nhóm họp nhỏ thôi. Lúc kết thúc Hội Nghị, ngài Mục Kiền Liên Tư Đế Tu (see Mục Kiền Liên Tư Đế Tu), đã tổng hợp vào một cuốn sách gọi là Thuyết Sự Luận (Kathavatthupakarana), bác bỏ những quan điểm và lý thuyết dị giáo cũng như những sai lầm của một số giáo phái. Giáo lý được phê chuẩn và chấp thuận bởi Đại Hội được biết là Theravada hay Nguyên Thủy. Vi Diệu Pháp được bao gồm trong Đại Hội nầy—Seeing this division, King Asoka organized the Third Council (in the Third Century B.C.) at Pataliputra, the old capital of Ceylon. King Asoka himself assigned 60,000 monks to participate in this Council. To obey the order of king Asoka, Thera Tissa thereafter elected a thousand monks who were well versed in the three Pitakas to make a compilation of the true doctrine. The Council lasted for nine months to discuss the different opinion among the Bhiksus of different sects. At this Council the differences were not confined to the Vinaya but also connected with the Dharma. This was not a general Council, but rather a party meeting. At the end of this Council, the President of the Council, Moggaliputtra-Tissa, compiled a book called the Kathavatthu refuting the heretical, false views and theories held by some sects. The teaching approved and accepted by this Council was known as Theravada. The Abhidharma Pitaka was included at this Council.

· Bố Tát Thuyết Giới: Upavasatha-Sila.

· Kết Tập Tam Tạng Kinh, Luật, Luận: Tripitaka, Sutra, Vinaya, and Abhidharma.

Video Tham Nhap Kinh Tang (Thich Nhat Tu)

(C) Một trong những thành quả quan trọng của Hội Nghị lần thứ ba là nhiều phái đoàn truyền giáo đã được gởi đi khắp các xứ để hoằng dương Phật pháp. Sau Đại Hội kết tập lần thứ ba, người con của Vua A Dục, ngài Hòa Thượng Mahinda,và người con gái tên Tăng Già Mật Đa, đã mang Tam Tạng Kinh Điển đến Sri-Lanka, cùng với những lời bình luận của Hội Nghị nầy. Họ đã đạt được thành công rực rỡ tại đảo quốc nầy. Những kinh điển được mang về Sri-Lanka vẫn được giữ gìn cho đến ngày nay không mất một trang nào. Những kinh điển nầy được viết bằng chữ Pali, căn cứ vào ngôn ngữ của xứ Ma Kiệt Đà là ngôn ngữ của Đức Phật. Chưa có gì gọi là Đại Thừa vào thời bấy giờ. Ngoài ra, qua những chỉ dụ của vua A Dục, chúng ta được biết thêm về những phái đoàn truyền giáo Phật giáo được nhà vua cử đi đến các nước xa xôi ở Á Châu, Phi Châu và Âu Châu. Phật giáo đã trở thành một tôn giáo quan trọng của nhân loại phần lớn là nhờ ở các hoạt động của phái đoàn nầy—One of the important results of thei Council was the dispatch of missionaries to different countries of the world for the propagation of Buddhism. After the Third Council, Asoka’s son, Venerable Mahinda, and the king’s daughter, Sanghamitta, brought the Tripitaka to Sri-Lanka, along with the commentaries that were recited at the Third Council. They were extraordinarily successful in this island. The texts brought to Sri-Lanka were preserved until today without losing a page. The text were written in Pali which was based on the Magadhi language spoken by the Buddha. There was nothing known as Mahayana at that time. Besides, from the edicts of king Asoka, we know of various Buddhist missions he sent to far-off countries in Asia, Afirca, and Europe. It is to a large extent due to these missionary activities that Buddhism became one of the most important religions of mankind.

(D) Sự xuất hiện của Đại Thừa—Coming of Mahayana: Giữa thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch và thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch, hai từ Đại Thừa và Tiểu Thừa xuất hiện trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Vào thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch, Đại Thừa được định nghĩa rõ ràng. Ngài Long Thọ triển khai triết học “Tánh Không” của Đại Thừa và chứng minh tất cả mọi thứ đều là “Không” trong một bộ luận ngắn gọi là Trung Quán Luận. Vào khoảng thế kỷ thứ tư sau Tây Lịch, hai ngài Vô Trước và Thế Thân viết nhiều tác phẩm về Đại Thừa. Sau thế kỷ thứ nhất sau Tây Lịch, những nhà Phật giáo Đại Thừa giữ vững lập trường rõ ràng nầy, từ đó hai từ Đại Thừa và Tiểu Thừa được nói đến. Chúng ta không nên lẫn lộn Tiểu Thừa với Nguyên Thủy, vì hai từ nầy hoàn toàn khác nhau. Nguyên Thủy Phật Giáo nhập vào Sri-Lanka vào thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch, lúc chưa có Đại Thừa xuất hiện. Phái Tiểu Thừa xuất hiện tại Ấn Độ, có một bộ phận độc lập với dạng thức Phật Giáo tại Sri-Lanka—Between the First Century B.C. to the First Century A.D., the two terms Mahayna and Hinayana appeared in the Saddharma Pundarika Sutra or the Sutra of the Lotus of Good Law. About the Second Century A.D. Mahayana became clearly defined. Nagajuna developed the Mahayana philosophy of Sunyata and proved that everything is void in a small text called Madhyamika-karika. About the Fourth Century, there were Asanga and Vasubandhu who wrote enormous amount of works on Mahayana. After the First Century A.D., the Mahayanists took a definite stand and only then the terms of Mahayana and Hinayana were introduced. We must not confuse Hinayana with Theravada because the terms are not synonymous. Theravada Buddhism went to Sri-Lanka during the Third Century B.C. when there was no Mahayana at all. Hinayana sects developed in India and had an existent independent from the form of Buddhism existing in Sri-Lanka.

(IV) Hội Nghị lần thứ tư—The Fourth Council:

(A) Hội nghị nầy dường như chỉ là hội nghị của một phái, phái Sarvastivadin, hơn là một hội nghị chung thật sự—The fourth council seems also to have been the synod of a particular school, the Sarvastivadins, more than a general council.

(B) Đại hội kết tập kinh điển lần thứ tư được tổ chức tại thành Ca Thấp Di La (Kashmir) khoảng năm 70 trước Tây Lịch, dưới sự tổ chức của Vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishka), nhưng lần nầy chỉ có sự tham dự bởi phái Nhất Thiết Hữu Bộ, chứ không được phái Nguyên Thủy thừa nhận (Sau thời vua A Dục khoảng 300 năm tức là vào khoảng năm 70 trước Tây Lịch, miền tây bắc Ấn Độ có vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishka), rất kính tin Phật pháp, thường thỉnh chư Tăng vào triều thuyết pháp. Vì thấy pháp không đồng và luật lệ của nhóm nầy khác với nhóm kia, nên vua bèn chọn 500 Tăng sĩ kiến thức uyên bác, và triệu thỉnh ngài Hiếp Tôn Giả (Parsvika) tổ chức hội nghị kết tập kinh điển lần thứ tư. Hội nghị đề cử Thượng Tọa Thế Hữu (Vasumitra) làm chủ tọa, còn ngài Mã Minh được mời từ Saketa đến để soạn thảo Luận Thư (commentaries) đồng thời là Phó chủ tọa, địa điểm là tịnh xá Kỳ Hoàn ở Ca Thấp Di La (Kashmir). Mục đích kỳ kết tập nầy là giải thích rõ ràng ba tạng kinh điển, gồm 300.000 bài tụng. Sau đó chế ra bản đồng, đúc chữ in lại tất cả, cho xây bửu tháp để tàng trử kinh điển. Không phải như ba lần kết tập trước, lần nầy nghĩa lý kinh điển được giải thích rõ ràng. Tuy nhiên, ngài Hiếp Tôn Giả Parsvika) là một vị đại học giả về Hữu Bộ, vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishka) cũng tin theo Hữu Bộ, nên sự giải thích trong lần kết tập nầy đều y cứ vào “Nhất Thế Hữu Bộ (Sarvastivadah).” Chủ đích của Hội Nghị là phân tích lại một phần Vi Diệu Pháp nhằm ngăn ngừa một số khuynh hướng cải cách bên trong cộng đồng. Nhiều nguồn tin cho biết có sự tham dự của 500 vị A La Hán và 600 vị Bồ Tát tại hội nghị nầy. Nghị Hội được triệu tập theo sự đề xuất của một cao tăng uyên thâm Phật pháp là Hiếp Tôn Giả. Ngài Thế Hữu (Vasumitra) làm chủ tịch Hội Nghị, trong khi ngài Mã Minh được mời đến từ Saketa, làm Phó chủ tọa, và cũng là người lo biên soạn quyển Mahavibhasa, một quyển bình giải về Vi Diệu Pháp. Hội Nghị nầy chỉ giới hạn trong việc kết tập những lời bình. Có vẻ như là chủ thuyết nào tranh thủ được sự đồng ý rộng rãi nhất thì được chú ý nhất. Mà dường như các tu sĩ của trường phái Nhất Thiết Hữu Bộ chiếm đa số. Và rất có thể là các chi nhánh quan trọng của trường phái Sarvastivada gồm những hệ phái không chính thống cũng đã tham dự với số lượng khá đông. Không có chứng cớ là Phật giáo Đại Thừa và Nguyên Thủy đã tham dự. Tuy nhiên, do sự bành trướng quan trọng sau đó của phong trào Sarvastivadin, người ta thừa nhận hội nghị nầy có tầm quan trọng chung như một Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Phật Giáo—The fourth Great Council was held around 70 B.C. in Kashmir under the patronage of King Kanishka, but as the doctrine promulgated were exclusively Sarvastivada school. It is not recognized by the Theravada. The Council was held to discuss new interpretation of part of the Abhidharma that was intended to forestall reformatory tendencies. According to various sources, this Council was attended by 500 arhats as well as 600 Bodhisattvas. King Kanishka summoned this Council at the instigation of an old and learned monk named Parsva. The principal role is ascribed to Vasumitra, while Asvaghosa, who was invited from Saketa to help supervised the writing of the Mahavibhasa, a commentary on the Abhidharma. There is no evidence that Mahayana Buddhism was represented in this Council. However, because of the great importance later attained by the Sarvastivadins, this synod came to be evaluated as a Council having general authority.

· Mười muôn (100.000) bài tụng để giải thích Kinh Tạng: Sutra Pitaka.

· Mười muôn bài tụng để giải thích Luật Tạng: Vinaya Pitaka.

· Mười muôn bài tụng để giải thích Luận Tạng: Hiện nay vẫn còn 200 quyển A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận do Ngài Huyền Trang dịch—Abhidharma Pitaka.

· See Ca Ni Sắc Ca in Vietnamese-English Section.

(V) Đại hội kết tập kinh điển lần thứ năm được vua Mindon của Miến Điện tổ chức năm 1871 (Buddhist year 2414). Người ta nói có khoảng 2.400 tu sĩ có học vấn cùng các giáo sư tham dự. Các trưởng lão Jagarabhivamsa, Nirindabhidhaja và Sumangala Sami luân phiên chủ trì hội nghị. Công việc kết tập và ghi lại Tam Tạng kép dài trên năm tháng trong hoàng cung và kinh điển được khắc vào 729 bản đá cẩm thạch và lưu trữ tại Mandalay. Điều đáng chú ý là nhiều ấn bản khác nhau đã được xử dụng để đối chiếu trong hội nghị nầy: The fifth council was held in 1871 at the instance of King Mindon of Burma. It is said that about 2,400 learned monks and teachers participated in the Council. The elders Jagarabhivamsa, Narindabhidhaja and Sumangala Sami presided in turn. The recitation and recording of the Tripitaka on marble continued for about five months in the royal palce and the Tipitika was carved on 729 marble slabs and preserved at Mandalay. It should be noted that various available editions of the Tripitaka were used for comparison and references in this Council.

(VI) Đại hội kết tập kinh điển lần thứ sáu được tổ chức tại Ngưỡng Quang, thủ đô của Miến Điện vào năm 1954. Có khoảng 2500 Tỳ Kheo uyên bác trên khắp thế giới (từ Ấn Độ, Miến Điện, Tích Lan, Népal, Cam Bốt, Thái Lan, Lào, và Pakistan) tham dự, trong đó có khoảng năm trăm Tỳ Kheo Miến Điện, uyên thâm trong việc nghiên cứu và hành trì giáo lý của Đức Phật, được mời đảm nhận việc kiểm lại văn bản tam tạng kinh điển Pali. Hội nghị khai mạc năm 1954, và hoạt động liên tục đến ngày trăng tròn Vaisakha năm 1956, nghĩa là trong dịp kỷ niệm 2.500 năm ngày Đức Phật nhập Niết Bàn: The sixth Great Council was held in Rangoon in 1954. About 2,500 learned bhikkhus of the various countries of the world (from India, Burma, Ceylon, Nepal, Cambodia, Thailand, Laos, and Pakistan), among which 500 bhikshus from Burma, who were well versed in the study and practice of the teachings of the Buddha, were invited to take the responsibility for re-examining the text of the entire Pali canon. The Great Council was inaugurated in 1954, was to go on till the completion of its task at the full moon of Vaiskha in 1956, that is, 2,500th anniversary of the Buddha’s mahaparinirvana.

** Nhiều người cho rằng Đại Hội Kết Tập lần thứ năm và sáu là không cần thiết vì Kinh Điển đã hoàn chỉnh mỹ mãn sau lần kết tập thứ tư. Ngoài ra, còn có nhiều Hội Nghị khác ở Thái Lan và Tích Lan, nhưng không được coi như là Nghị Hội đúng nghĩa—Many people believed that the fifth and the sixth councils were not necessary because after the Fourth Council, all Tripitaka scriptures were collected satisfactorily. Besides, there were many other Councils in Thailand and Ceylon, but they were not considered Councils in the true sense of the term.

· Hội nghị được triệu tập dưới triều vua Devanampiya Tissa (247-207 trước Tây Lịch). Hội nghị được chủ tọa bởi tôn giả Arittha. Hội nghị nầy được tổ chức sau khi phái đoàn truyền giáo của Hòa Thượng Ma Thẩn Đà, con vua A Dục, đến Tích Lan. Theo lời kể thì có sáu vạn A La Hán tham dự. Thượng Tọa Arittha (người Tích Lan, đại đệ tử của Ma Thẩn Đà thuộc dòng Thera Simhala) tuyên đọc Pháp điển: A Council was held during the reign of King Devanampiya Tissa (247-207 B.C.) under the presidentship of Venerable Arittha Thera. This Council was held after the arrival in the island of Buddhist missionaries, headed by Thera Mahinda, a son of Emperor Ashoka. According to tradition, sixty thousand Arhats took part in the assembly. Venerable Thera Arittha, a Simhalese Bhikshu, a great disciple of Thera Mahinda in the line of Simhalese Theras, recited the Canon.

· Theo Sangitisamva thì một Hội Nghị được triệu tập dưới triều vua Mahanama vào năm 516 Phật Lịch. Trong hội nghị nầy chỉ có các bài luận giải được dịch từ tiếng Simhala (Tích Lan) ra tiếng Ma Kiệt Đà (pali) bởi tôn giả Bhadhanta Busshaghosa: As mentioned in the Sangitivamsa, another Council was held during the reign of King Mahanama in 516 Buddhist calendar in which only the commentaries were translated from Sinhalese into Magadhi (Pali) by Bhadanta Buddhaghosa.

· Một hội nghị khác diễn ra tại Sri-Lanka vào năm Phật Lịch 1587 dưới triều vua Parakramabahu. Hội nghị nầy diễn ra trong hoàng cung và kéo dài một năm. Các đại trưởng lão tuyên tụng lại luận tạng của các Đại Trưởng Lão dưới sự chủ trì của tôn giả Đại Ca Diếp: Another Council was held in 1587 Buddhist Calendar in the reign of King Parakramabahu. The conference took place in the royal palce and lasted for one year. The Council was presided by Venerable Mahakapsyapa, and it is said to have revised only the commentaries of the tripitaka of the Mahatheras.

· Một Hội Nghị khác đã diễn ra tại Thái Lan trong khoảng những năm 2000 hay 2026 Phật Lịch, và kéo dài một năm. Nhằm xây dựng Phật giáo trên một nền tảng vững chắc, vua Sridharmacakravarti Tilaka Rajadhiraja, vị vua trị vì miền Bắc Thái Lan, đã triệu tập hội nghị nầy tại Chieng-Mai, lúc đó là kinh đô nước này: Another Council took place in Thailand either in 2,000 or in 2,026 Buddhist Calendar, and it lasted for one year. In order to establish Buddhism on a firm basis, King Sridharmacakravarti Tilaka Rajadhiraja, the ruler of Northern Thailand called this Council in Chieng-Mai, his capital.

· Một hội nghị khác ở Thái Lan, diễn ra vào năm 2331 Phật Lịch, sau một cuộc chiến tranh giữa Thái Lan và một nước láng giềng. Kinh đô cũ của Thái là Ayuthia bị thiêu rụi và nhiều bộ sách cùng tam tạng cũng ra tro. Lại thêm Tăng chúng bị rối loạn và đạo đức sa sút vì tình trạng thù địch kéo dài. Thế nên vua Rama I cùng hoàng đệ của ông triệu tập hội nghị để lấy lại niềm tin của mọi người. Dưới sự bảo trợ của vương triều, có 218 trưởng lão và 32 học giả cư sĩ họp lại làm việc liên tục trong một năm để kết tập bộ tam tạng: Another Council was held in Thailand in 2331 Buddhist Calendar. After a war with its neighboring country, the old capital Ayuthia was destroyed by fire and many books and manuscripts of the Tripitaka were reduced to ashes. Moreover, the Sangha was disorganized and morally weakened by reason of prolonged hostility. Thus, King Rama I and his brother called for a Buddhist Council to restore the faith from everyone. Under the royal patronage, 218 elders and 32 lay scholars assembled together and continued the recitation of the Tripitaka for about a year.

Kết Thán,結嘆, Tán thán phần kết của bài kinh hay đoạn kinh—A sigh of praise at the close of a passage of a sutra

Kết Thân,結親, To join by marriage

Kết Trụ,結冑, Làm dấu kim cang ái trụ, như dấu hiệu của Đức Tỳ Lô Giá Na để kiểm soát quỷ thần—Đây là một phương pháp của Mật Tông—To make the sign of the Vajra armour and helmet, i.e. of Vairocana, in order to control the spirits—A method of the esoteric sects.

| A | Ac | An | B | Be | Bi | Bo |

Âm lịch

Ảnh đẹp