10/08/2010 10:20 (GMT+7)
Số lượt xem: 126937
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Ta Bà,娑婆, Jambudvida (skt)— The saha world—The worldly world—Impure Land—

Video Chuyen Hoa De Song An Vui (Thich Nhat Tu)

Ta Bà có nghĩa là khổ não, lại cũng có nghĩa là phiền lụy hay trói buộc, chẳng được ung dung tự tại. Thế giới Ta Bà, nơi đầy dẫy những mâu thuẫn, hận thù và bạo động. Nơi mà chúng ta đang sống là một thế giới bất tịnh, và Phật Thích Ca đã bắt đầu thanh tịnh nó. Con người sống trong thế giới nầy chịu phải vô vàn khổ hãi vì tam độc tham, sân, si cũng như những dục vọng trần tục. Cõi Ta Bà nầy đầy dẫy những đất, đá, gai chông, hầm hố, gò nổng, thường có những mối khổ về đói khát, lạnh, nóng. Chúng sanh trong cõi Ta Bà phần nhiều tham đắm nơi phi pháp, tà pháp, chớ chẳng chịu tin chánh pháp, thọ số của họ ngắn ngủi, nhiều kẻ gian trá. Nói về vua quan, dầu có nước để cai trị, họ chẳng hề biết đủ, mà ngược lại sanh lòng tham lam, kéo binh đánh chiếm nước khác, khiến cho nhiều người vô tội chết oan; lại thêm nhiều thiên tai như hạn hán, bão lụt, mất mùa, đói khát, vân vân nên chúng sanh trong cõi nầy phải chịu vô lượng khổ sở. Nơi cõi Ta Bà nầy, sự thuận duyên cùng an vui tu tập thì ít, mà nghịch duyên phiền não thì nhiều. Hầu hết người tu hành đều dễ bị thối thất tâm Bồ Đề đã phát lúc ban đầu. Theo Đức Phật, quả đất mà chúng ta đang ở đây có tên là Nam Thiệm Bộ Châu, nằm về hướng nam của núi Tu Di, vốn là một phần nhỏ nhất trong hệ thống Đại Thiên Thế Giới do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm giáo chủ—Saha means sufferings and afflictions; it also means worries, binding, unable to be free and liberated. The worldly world is full of storm, conflict, hatred and violence. The world in which we live is an impure field, and Sakyamuni is the Buddha who has initiated its purification. People in this world endure many sufferings stemming from three poisons of greed, anger and delusion as well as earthly desires. The Saha World is filled with dirt, rocks, thorns, holes, canyons, hills, cliffs. There are various sufferings regarding thirst, famine, hot, and cold. The people in the Saha World like wicked doctrines and false dharma; and do not have faith in the proper dharma. Their lives are short and many are fraudulent. Kings and mandarins, although already have had lands to govern and rule, are not satisfied; as they become greedy, they bring forces to conquer other countries causing innocent people to die in vain. In addition, there are other infinite calamities such as droughts, floods, loss of harvest, thirst, famine, epidemics, etc. As for this Saha World, the favorable circumstances to cultivate in peace and contenment are few, but the unfavorable conditions of afflictions destroying path that are rather losing Bodhi Mind they developed in the beginning. Moreover, it is very difficult to encounter a highly virtuous and knowledgeable advisor. According to the Buddha, the planet in which we are currently living is called Virtuous Southern Continent. It is situated to the south of Mount Sumeru and is just a tiniest part of the Great World System of the Saha World in which Sakyamuni Buddha is the ruler

Ta Bà Thế Giới,娑婆世界, Saha-loka-dhatu (skt)—The world of human beings

Ta Bà Tịnh Độ: Samsara and the Pure Land—Theo Kinh Phật Thuyết A Di Đà, có hai cõi là Ta Bà và Tịnh Độ—According to the Amitabha Sutra, there are two realms, they are samsara and the Pure Land:

1) Ta Bà: Samsara—See Ta Bà.

2) Tịnh Độ: The Pure Land—See Tịnh Độ.

Ta Cát Lợi Đa Da Ni: Agni (skt)—See Ác Kỳ Ni.

Ta La Thọ: The Tala tree—Its edible fruit resembling the pomegranate, its leaves being used for writing.

Ta La Bồ Tát: Bồ Tát Ta La là một hình thức của Quan Âm, người ta nói rằng Bồ Tát Ta La được tạo thành bởi con mắt của Quán Âm—Tara Bodhisattva, as a form of Kuan-Yin, is said to have been produced from the eye of Kuan-Yin.

Ta Thán,嗟歎, To complain

Ta Thông Khai Đạo: Hai tông Biệt giáo và Viên giáo đều dựa vào Thông giáo để tiến hóa—The two other schools of Differentiated and Complete Teachings depend on the T’ung or Intermediate school for their evolution.

Tá: Giả tá (mượn)—To borrow—To lend.

Tá Hoa Hiến Phật,借花獻佛, Mượn Hoa cúng Phật (ý nói lấy đồ của người khác để cúng Phật)—To borrow a flower to offer to Buddha, i.e. to serve him with another’s gift

Tá Túc: To stay overnight at someone’s house.

Tà: Deviant—Improper—Evil—Deflected—Erroneous—Heterodox—Depraved—Opposite.

Tà Chấp,邪執, Cố chấp vào kiến giải bất chính—Heterodox tenets and attachment to them.

Tà Chánh,邪正, Slanting and straight

Tà Dâm,邪婬, Kamesu-micchacara (p)

(I) Nghĩa của tà dâm—The meaning of Kamesu-micchacara:

1) Sexual misconduct—Obscene—Adultery.

2) See Dâm in Vietnamese-English Section.

(II) Bốn điều kiện cần thiết để tạo nghiệp tà dâm—Four conditions that are necessary to complete the evil of sexual misconduct:

1) Ý nghĩ muốn thỏa mãn nhục dục: The thought to enjoy.

2) Cố gắng thỏa mãn nhục dục: Consequent effort.

3) Tìm phương tiện để đạt được mục tiêu: Means to gratify.

4) Sự thỏa mãn: Gratification.

(III) Theo Đức Phật và Phật Pháp của Hòa Thượng Narada, đây là những quả báo không tránh khỏi của tà dâm—According to The Buddha and His Teachings, written by Most Venerable Narada, these are the inevitable consequences of Kamesu-micchacara.

1) Có nhiều kẻ thù: Having many enemies.

2) Đời sống vợ chồng không hạnh phúc: Union with undesirable wives and husbands (spouses).

3) Sanh ra làm đàn bà hay làm người bán nam bán nữ: Birth as a woman or as a eunuch (thái giám).

(IV) Những lời Phật dạy về “Tà Dâm” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Sexual misconduct” in the Dharmapada Sutra:

1) Buông lung theo tà dục, sẽ chịu bốn việc bất an: mắc tội vô phước, ngủ không yên, bị chê là vô luân, đọa địa ngục—Four misfortunes occur to a careless man who commits adultery: acquisition of demerit, restlessness, moral blame and downward path (Dharmapada 309).

2) Vô phước đọa ác thú bị khủng bố, ít vui, quốc vương kết trọng tội: đó là kết quả của tà dâm. Vậy chớ nên phạm đến—There is acquisition of demerit as well as evil destiny. No joy of the frightened man. The king imposes a heavy punishment. Therefore, man should never commit adultery (Dharmapada 310).

Tà Dục,邪欲, To follow wrong desires or emotions

Tà Đảo Kiến,邪倒見, Perverted views

Tà Đạo,邪道, Paganism—Heterodox way or doctrine

Tà Định: Miccha-samadhi—Wrong concentration—Evil samadhi—The accummulation of suffering to be endured in purgatory by one of heterodox nature.

Tà Giải: Paramasa (p)—Misapprehension—Một từ để chỉ “tà kiến” vì nó sanh khởi dưới hình thức không thấy được tự tính của một pháp, lại thấy cách khác không thực—A term for “wrong view,” because it occurs in the aspect of missing the individual essence of a given dharma and apprehending an unactual individual-essence.

Tà Giáo: Heresy—Tà giáo nguyên thủy là một từ ngữ của khái niệm tôn giáo của Tây Phương; không có từ tương đương trong Phật giáo. Phạn ngữ “Drsti” có nghĩa là “tà kiến,” không phải vì lý luận mà vì khát vọng hay ao ước. Theo truyền thống Phật giáo, hình thức tà giáo tệ hại nhất là nhóm chủ trương có một cái ngã hằng hữu—Heresy is primary a Western religious concept; there is no exact Buddhist equivalent. The Sanskrit word “Drsti” literally means a wrong view, that is due not to reason but to craving or desire. According to Buddhist tration, the most serious form of heresy is to assert the reality and permanence of the individual human ego, i.e., the assertion of atta or atman.

Tà Giới: Heretical rules (precepts).

Tà Hành,邪行, erroneous ways.

Tà Hạnh:

1) Tà Dâm: Adulterous conduct.

2) Chín mươi sáu cách tà hạnh: The ninety-six heretical ways.

3) Giới hạnh ngoại đạo: The diciplines of non-Buddhist sects.

4) Theo Thanh Tịnh Đạo, tà hạnh là làm những điều đáng lý không nên làm, và không làm cái nên làm, do tham sân si và sợ. Chúng được gọi là đường xấu vì đó là những con đường mà bậc Thánh không đi—According to The Path of Purification, “Bad Ways” is a term for doing what ought not to be done and not doing what ought to be done, out of desire, hate, delusion, and fear. They are called “bad ways” because they are ways not to be travel by Noble Ones.

Tà Hạnh Chân Như: Hiện tượng chân như, từ đó khởi lên khổ đau chồng chất—The phenomenal bhutatathata, from which arises the accumulation of misery.

Tà Hạnh Chướng: Common unenlightened conduct.

Tà Kế: Dishonest (wicked) plan.

Tà Khí: Bad air.

Tà Kiến,邪見, Drishti (skt)—False views—Heretical views—Không thừa nhận nhân quả, không theo Phật pháp, một trong ngũ kiến và thập ác. Trong thời Đức Phật còn tại thế, có ít nhất là 62 tà kiến ngoại đạo—Improper views—Wrong views—Heterodox views—Not recognizing the doctrine of normal karma—To follow wrong views—Perverted (wrong) views or opinions, not consistent with the dharma, one of the five heterodox opinions and ten evils. There were at least sixty-two heretical views (views of the externalist or non-Buddhist views) in the Buddha’s time

 (I) Tà kiến theo quan điểm Phật Giáo Đại Thừa—Wrong views according to the point of views of Mahayana Buddhism: Theo Phật Giáo Đại Thừa, có ít nhất hai loại tà kiến—According to Mahayana, there are at least two kinds of wrong views: 

1) Đoạn kiến: Annihilation-View.

2) Thường kiến: Eternity-View.

(II) Tà Kiến theo quan điểm Phật Giáo Nguyên Thủy—Wrong views according to Hinayana Buddhism:

(A) Theo Phật Giáo nguyên Thủy được ghi lại trong A Tỳ Đạt Ma Luận, tà kiến là ba quan kiến sai lầm sau đây được ghi lại trong Kinh Tạng—According to Theravada Buddhism in Abhidharma, wrong views are the following three wrong views which mentioned in the Sutra Pitaka:

1) Ahetuka-ditthi (p): Tin rằng mọi sự vật từ nhiễm đến tịnh đều phát sanh không có nguyên nhân, nhiễm tịnh chỉ là tình cờ mà thôi—The acausality view, which states that there is no cause or condition for the defilement and purification of beings, that beings are defiled and purified by chance, or necessity.

2) Akiriya-ditthi (p): Tin rằng hành động dầu tốt hay xấu đều không tạo quả, do đó chối bỏ luân lý đạo đức—The inefficacy of action view, which claims that deeds have no efficacy in producing results and thus invalidates moral distinctions.

3) Natthika-ditthi (p): Đoạn kiến—Tin rằng không có kiếp sống nào sau kiếp nầy, do đó chối bỏ mọi ý nghĩa đạo lý của nghiệp—Nihilism, which denies the survival of the personality in any form after death, thus negating the moral significance of deed.

(B) Cũng theo Phật Giáo Nguyên Thủy, có mười loại tà kiến khác—Also according to the Hinayana Buddhism, there are another ten kinds of wrong views:

1) Tin rằng không có cái gì gọi là “để bát,” nghĩa là để bát cho chư Tăng Ni không đem lại lợi ích gì: There is no such virtue and generosity. This means that there is no good effect in giving alms.

2) Tin rằng không có gì gọi là “cúng dường,” nghĩa là cúng dường cho chư Tăng Ni không đem lại lợi ích gì: There is no such virtue as liberal alms-giving.

3) Tin rằng không có gì gọi là “dâng tặng,” hay dâng tặng vật dụng đến chư Tăng Ni không đem lại lợi ích gì: There is no such virtue as offering gifts to guests. This means there is no effetc in such charitable actions.

4) Tin rằng không có nhân quả, nghĩa là hành động thiện ác đều không gây hậu quả nào: There is neither fruit, nor result of good or evil deeds.

5) Tin rằng không có gì gọi là “thế gian nầy”: There is no such belief as “this world.”

6) Tin rằng không có gì gọi là “thế giới tới,” nghĩa là người sanh ở đây không chấp nhận có tiền kiếp và kiếp vị lai: There is no such belief as “a world beyond,” i.e. those born here do not accept a past existence, and those living here do not accept future life.

7) Tin rằng không có “mẹ”: There is no “mother.”

8) Tin rằng không có “cha,” nghĩa là đối xử với cha mẹ thế nào cũng không có hậu quả: There is no father, i.e. there is no effect in anything done to them.

9) Tin rằng không có chúng sanh chết và tái sanh: There are no beings that died and are reborn.

10) Tin rằng không có những bậc tu sĩ xa lánh chốn phồn hoa đô hội để tìm nơi vắng vẻ tham thiền nhập định, cũng như những bậc thiện tri thức, đức độ cao thượng, đạo hạnh trang nghiêm đã chứng đạt đạo quả (chư Phật và A La Hán): There are no righteous and well-disciplined recluses and brahmins who, having realized by their own super-intellect this world and the world beyond, make known the same (Buddhas and Arahants).

(III) Theo Kinh Ví Dụ Con Rắn trong Kinh Trung Bộ, Đức Phật dạy về người có tà kiến như sau: “Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển. Tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi.”—According to the Simile of the Snake in the Middle length Discourses of the Buddha, the Buddha taught about someone who has the wrong views as follows: “This is self, this is the world; after death I shall be permanent, everlasting, eternal, not subject to change; I shall endure as long as eternity.”

 (IV) Hai điều kiện cần thiết để thành lập nghiệp tà kiến—Two things that are necessary to complete the evil of wrong views: 

1) Tánh cách sai lầm trong lối nhìn sự vật: Perverted manner in which the object is viewed.

2) Cố chấp theo quan niệm sai lầm ấy: The understanding of it according to that misconception.

(V) Những hậu quả không thể tránh được của nghiệp tà kiến—The inevitable consequences of false views:

1) Những ham muốn thấp hèn: Base desire.

2) Kém trí tuệ: Lack of wisdom.

3) Thiếu thông minh: Dull wit.

4) Bệnh hoạn kinh niên: Chronic diseases.

5) Tư tưởng xấu xa đáng chê trách: Blameworthy ideas.

(VI)Không tà kiến—Having no wrong views: Theo Kinh Ví Dụ Con Rắn trong Trung Bộ Kinh, Đức Phật đã dạy: “Người nào nghe Như Lai hay đệ tử Như Lai thuyết pháp để bạt trừ tất cả kiến xứ, cố chấp, thiên chấp, thiên kiến, tùy miên, sự tịnh chỉ mọi hành động, sự từ bỏ mọi sanh y, sự diệt trừ khát ái để đưa đến ly tham, đoạn diệt, Niết Bàn. Vĩ ấy nghĩ rằng chắc chắn ta sẽ bị đoạn diệt, chắc chắn ta sẽ bị hoại diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại. Vị ấy không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc; vị ấy không đấm ngực, không đi đến bất tỉnh.”—According to the Simile of the Snake in the Middle Length Discourses of the Buddha, the Buddha taught about someone who does not have wrong views as follows: “Here Bhikkhus! Someone who hears the Tathagata or a disciple of the Tathagata teaching the Dharma for the elimination of all standpoints, decisions, obsessions, adherences, and underlying tendencies, for the stilling of all formations, for the relinquishing of all attachments, for the destruction of craving, for dispassion, for cessation, for Nirvana. He thinks that he will be annihilated, he will be perished; he will have no more sorrow, grieve, and lament; he does not weep beating his breast and become distraught.”

***For more information, please see Ngũ Kiến Vi Tế and Thập Ác.

(VII) Những lời Phật dạy về “Tà Kiến” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Wrong views” in the Dharmapada Sutra:

1) Không đáng hổ lại hổ, việc đáng hổ lại không, cứ ôm tà kiến ấy, địa ngục khó lánh xa—Those who embrace the wrong views, are ashamed of what is not shameful, and are not ashamed of what is shameful, will not be able to avoid the hell (Dharmapada 316).

2) Không đáng sợ lại sợ, việc đáng sợ lại không, cứ ôm tà kiến ấy, địa ngục khó lánh xa—Those who fear when they should not fear, and don’t fear in the fearsome, embrace these false views, will not be able to avoid the hell (Dharmapada 317).

3) Không lỗi tưởng là lỗi, có lỗi lại tưởng không, cứ ôm tà kiến ấy, địa ngục khó lánh xa—Those who perceive faults in the faultless, and see no wrong in what is wrong; such men, embracing false doctrines, will not be able to avoid the hell (Dharmapada 318).

Tà Kiến Thừa,邪見乘, Cỗ xe tà kiến—The Vehicle of perverted views

Tà Kiến Trù Lâm,邪見稠林, Tà kiến có muôn hình vạn trạng như cây rừng chằng chịt um tùm—The thickets of heterodoxy

Tà Kiến Võng: See Tà Võng.

Tà Lộ: Evil way.

Tà Ma,邪魔, Maras—Evil spirit—Evil demons and spirits

Tà Ma Ngoại Đạo,邪魔外道, Maras and heretics

Tà Mạn,邪慢, Mithyamana (skt)—Không tôn kính Tam Bảo, làm những việc quấy ác để được lợi mình. Ngã mạn trong tà kiến và những việc làm xằng bậy—To hold to heterodox views and not to reverence Triratna—Perverse or evil pride—Doing evil for self-advancement—Vaunting lack of virtue for virtue—Pride in false views or doings

Tà Mệnh: Tỳ Kheo không khất thực để tự sống như giới luật đã quy định mà sinh sống bằng phương cách tà vạy, làm những nghề bị giới luật cấm. Một vị sư đi làm kiếm tiền, xem quẻ, dùng tài để sinh sống, nịnh bợ, làm ảo thuật, xin ăn hay cầu được bố thí cúng dường, vân vân—Heterodox or improper way to obtain a living on the part of a monk by doing work by his hands, by astrology, his wits, flattery, magic, etc.

Tà Mệnh Thuyết Pháp: Thuyết pháp lấy tiền kiếm sống là tà mệnh thuyết pháp—The heterodox way of preaching or teaching, for the purpose of making a living.

Tà Mệnh Thực: See Tà Mệnh.

Tà Ngụy,邪僞, Dishonest—False

Tà Nhãn: Wicked eyes.

Tà Nịnh: Dishonest and flattering.

Tà Pháp,邪法, Heterodoxy—False doctrine or methods

Tà Phiến: Quạt tà, dùng tà đạo để kích động nhân tâm—Heterodox fanning, i.e. to influence people by flase doctrine.

Tà Sơn,邪山,

1) Một núi tà kiến: A mountain of error or heterodox ideas.

2) Tà kiến lớn như một ngọn núi: Heterodox ideas are as great as a mountain.

Tà Tà:

1) Slanting—Oblique—Inclined.

2) To be slow.

Tà Tâm,邪心, Evil mind.

Tà Thuyết,邪說, False doctrine

Tà Thuyết Pháp: Thuyết những giáo pháp tà ngụy hoặc thuyết giảng Phật pháp kiếm tiền sinh sống—To preach false doctrine—To preach or teach the Dharma for the purpose of making a living.

Tà Tánh Định,邪性定, Tà Định—Tà Định Tụ, một trong tam tụ—The accumulation of suffering to be endured in purgatory by one of heterodox nature, one of the three accumulation

Tà Trí,邪智, Evil wisdom.

Tà Tụ,邪聚, Khổ đau chồng chất vì tà kiến, một trong tam tụ—The accumulation of misery produced by false views, one of the three accumulations

Tà Tuần,邪旬, Jhapita (skt)—Dùng lầm lẫn cho từ “Trà Tỳ”—Being erroneously used to represent “Burial or cremation.

Tà Tư,邪私, Ham muốn hay dục vọng vị kỷ—Depraved and selfish desires, lust

Tà Tư Duy: Sự tư duy tà vạy—Heterodox reflection or thought.

Tà Vạy: Crooked—Dishonest

Tà Vân,邪雲, Đám mây tà kiến phủ trùm Phật tánh trong tâm—Clouds of falsity or heterodoxy, which cover over the Buddha-nature in the heart

Tà Võng,邪網, Lưới tà hay tà kiến đan bện vào nhau như như cái lưới—The net of heterodoxy, or falsity

Tả:

1) Bên trái: Left—The left hand.

2) Giả dối: False.

3) Tuôn ra: To purge—To drain.

4) Viết: To write.

Tả Dược,瀉藥, Thuốc xổ—Purgatives

Tả Đạo: False doctrine.

Tả Hữu: Left and right.

Tả Khê,左溪, Tso-Ch’i—Vị tổ thứ tám của tông Thiên Thai, tên là Huyền Lang—The eighth T’ien-T’ai patriarch, named Hsuan-Lang

** For more information, please see

Huyền Lang.

Tả Kinh,寫經, Chép kinh—To copy the scriptures

Tạ: Cảm ơn—To thank—To return with thanks.

Tạ Giới,謝戒, Cảm tạ (Tam Bảo) khi thọ giới—To give thanks for being given the commandments, i.e. being ordained

Tạ Lỗi: See Tạ Tội.

Tạ Ơn: To express gratitude to somone

Tạ Thế: To pass away—To die.

Tạ Tội: To apologize—To beg pardon—To excuse oneself.

Tạ Từ: To thank and leave.

Tác:

1) Dây gai: Cord.

2) Làm: To make—To do—To act.

3) Sợ dây mà Kim Cang Vương dùng để trói cột những kẻ ác: The cord or snoose of the Vajra-King by which he binds the evil.

4) Sợi dây mà Đức Quán Thế Âm dùng để nối kết những người thiện lại với nhau: The cord or snoose of Kuan-Yin by which he binds the good.

Tác Ác,作惡, Làm việc ác—To do evil

Tác Bình Thiên Tử,作甁天子, See Táo Bình Thiên Tử

Tác Chứng,作證, Sacchikatabbo or Sacchikatori (p)—Ngộ hay nhận rõ như thực—To realize—To be realized (Zen)

Tác Cử,作擧, Trong ngày tự tứ, mời vị sư có đức độ trong Tăng chúng chủ trì, nêu rõ các tội mà vị Tỳ Kheo nào đó phạm phải cho Tăng chúng biết—The accusation of sin made against particular monk by the virtuous monk who presides at the pravarana gathering on the last day of the summer’s rest

Tác Dụng,作用, Function—Activity

Tác Động: To manifest.

Tác Gia,作家, Vị tổ khai sáng, một từ được dùng trong Thiền tông—Leader, founder, head of sect, a term used by the Ch’an (Zen) or Intuitive school

Tác Giả,作者,

1) Người viết hay người biên soạn: Author—Writer.

2) Tác nhân của hành động: A doer, he who does things—Maker—Creator.

Tác Giới,作戒, Tên gọi khác của “biểu sắc.” Tuân theo những giới luật để thành tựu thân khẩu bên ngoài (những tác nghiệp của thân và khẩu khi thụ giới thì gọi là “tác giới.” Những nghiệp thể thâu nhận vào bên trong thân thể thì gọi là “vô tác giới”), đối lại với vô tác giới hay vô biểu sắc bên trong—Obedience to the commandments, external fulfillment of them, in contrast with the inner grace

Tác Hại: To harm—To hurt—To damage.

Tác Họa: To cause misfortunes.

Tác Hợp: To combine.

Tác Lễ,作禮, To pay one’s respect by worship—To make an obeisance

Video Lễ Phật (Thich Nhat Tu)

Tác Náo: To cause a stir.

Tác Nghiệp,作業, Nghiệp được làm ra bởi thân, khẩu, ý đều được rút ra trong kiếp tới—Karma produced (by action of body, words, and thought, which educe the kernel of the next rebirth).

Tác Nguyện Môn,作願門, Thệ nguyện cứu độ chúng sanh và hoàn thành bổn nguyện như là được sanh vào cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà. Đây là đệ tam môn trong Ngũ Môn Tịnh Độ—To make a vow to benefit self and others, and to fulfill the vow so as to be born in the Pure Land of Amitabha. This is the third of the five doors or ways of entering the Pure Land

Tác Ngữ,索語, See Tác Thoại

Tác Nhân: Kartri (skt)—Nhân tố tạo ra sự tác động—Agent.

Tác Pháp,作法, Karma, which results from action (the deeds of the body, mouth and mind)—To perform ceremony

Tác Pháp Đắc,作法得, To receive ceremonial ordination as a monk

Tác Pháp Giới,作法界, The place of assembly for ceremonial purpose

Tác Phạm,作犯, Phạm tội bằng hành động (hay phạm những giới mà mình đã thụ) như sát sanh, trộm cắp, vân vân thì gọi là “tác phạm.”—Transgression sin by action, active sin, or positive in doing evil such as killing, stealing, etc

Tác Pháp,作法,

1) Làm lễ: To perform ceremonies.

2) Hậu quả từ tạo tác nơi thân miệng: Karma, which results from action, i.e. the “deeds” of body or mouth.

Tác Pháp Đắc,作法得, Thọ giới Yết Ma phải có đầy đủ tam sư thất chứng (một hội đồng gồm ba vị Tăng cao tuổi hạ, và bảy người khác có thể là chư Tăng hay những vị hộ trì Phật pháp lâu năm)—To receive ceremonial ordination as a monk, with the witness of an assembly of three senior monks, and seven other people, either monks or senior lay people

Tác Pháp Giới,作法界, Địa phận hay nơi để nhiếp Tăng (thực hành theo pháp yết ma mà kết thành địa giới thì gọi là “Tác Pháp Giới”)—The place of assembly for ceremonial purposes

Tác Pháp Sám Hối: Một trong ba loại sám hối (thân lễ bái, miệng xưng lời, ý suy nghĩ)—One of the three kinds of monastic confession and repentance.

Tác Phẩm: Work (of a writer or painter).

Tác Phật,作佛, Thành Phật, cắt đứt mọi phiền não, hoàn thành giác ngộ và chấm dứt giai đoạn cuối cùng của Bồ Tát—To become or be a Buddha (to cut off illusion, attain complete enlightenment, and end the stage of Bodhisattva discipline)

Tác Phật Sự,作佛事, Làm việc Phật sự hay hành lễ theo nghi thức Phật giáo—To do the work of Buddha—To perform Buddhist ceremony

Tác Quyền: Copyright.

Tác Thành: To accomplish—To combine.

Tác Thị Tư Duy Thời, Thập Phương Phật Giai Hiện Tiền: Một khi đã có chánh tư duy thì mười phương chư Phật đều hiện tiền—When establish the right thinking, the Buddhas of the ten directions all appear.

Tác Thiện: Làm việc thiện như tu hành, bố thí, vân vân—To do good (Worship, bestow alms, etc).

Tác Thoại,索話, Express, expression in words; forced statements, a demand or request, e.g. for information

Tác Trì,作持, Doing what is right (worship, monastic life, etc)

Tác Trì Giới: Tích cực trì giới (việc thiện vâng làm), đối lại với thụ động hay tiêu cực trì giới (chỉ trì giới hay việc ác không làm) như không sát sanh, không trộm cắp, vân vân—Active keeping of the commandments, active law in contrast with passive, such as not killing, not stealing, etc.

Tác Văn: To write an essay.

Tác Ý,作意, Manasikara (p)—Cittotpada or Manaskara (skt)

1) Sự chú ý của tâm: Attention-Attention of the mind.

2) Có những tư tưởng dấy lên nơi tâm, có tác dụng mách cho tâm nương theo cái cảnh sở duyên—To have the thought arise—Be aroused, beget the resolve.

Tạc: To engrave—To sculpture—To carve.

Tạc Nhật: Hôm qua.

Tạc Nhật Thuyết Định Pháp, Kim Nhật Thuyết Bất Định Pháp: Hôm qua thuyết về định pháp, hôm nay thuyết về những ngoại lệ—Yesterday preaching an established rule, today preaching and exception to the rule.

Tái Sanh: Rebirth—To be born again—To come to life again—Reincarnation

Video Thuc va Than Trong Tai Sanh(Thich Nhat Tu)

Sự tái sanh là do hậu quả của nghiệp. Theo niềm tin Phật giáo, không có sự đầu thai của một linh hồn hay một chất nào từ một thân xác nầy đến một thân xác khác. Cái thực sự xãy ra tiến trình tư tưởng chủ động của người sắp chết (Javana) phóng ra một số lực thay đổi tùy theo sự thanh tịnh của năm chập tư tưởng trong loạt nầy. Những lực nầy gọi là “năng lượng nghiệp” (Karma vega) tự nó lôi cuốn vào lớp vật chất tạo ra bởi cha mẹ trong dạ con người mẹ. Uẩn vật chất trong hợp chất phôi thai phải có những đặc tính khả dĩ có thể tiếp nhận loại năng lượng nghiệp đặc biệt nầy. Sự lôi cuốn theo cách thức này của những loại uẩn vật chất khác nhau tạo ra bởi cha mẹ xuất hiện do hoạt động của cái chết và đem lại sự tái sinh thuận lợi cho người sắp chết. Một tư tưởng bất thiện sẽ đưa đến một sự tái sanh không thuận lợi. Khi đầu thai, mỗi mỗi chúng sanh đều có hình dáng xấu đẹp, sang hèn khác nhau, đó đều là do các nghiệp nhân đã tạo ra khi còn mang thân tiền hữu cảm thành—Rebirth is the result of karma. In Buddhist belief, there is no transmigration of soul or any substance from one body to another. What really happens is that the last active thought (Javana) process of dying man releases certain forces which vary in accordance with the purity of the five thought moments in that series. These forces are called karma vega or karmic energy which attracts itself to a material layer produced by parents in the mother's’womb. The material aggregates in this germinal compound must possess such characteristics as are suitable for the reception of that particular type of karmic energy. Attraction in this manner of various types of physical aggregates produced by parents occurs through the operation of death and gives a favourable rebirth to the dying man. An unwholesome thought gives an unfavourable rebirth. Each and every type of sentient being will have different appearance whether it be beautiful or ugly, superior or inferior. This is determined and is manifested based solely on the various karma sentient beings created while alive with their antecedent bodies.

Tái Thế: To come to life again—To be reborn.

Tái Vãng,再往, The second time (reincarnation)

Tài:

1) Tài giỏi: Talent.

2) Tài lợi: Vasu (skt)—Wealth—Riches.

Tài Ăn Nói: Talent for speaking.

Tài Chủ,財主, A wealthy (rich) man

Tài Cúng Dường,財供養, Một trong ba phép cúng dường một vị Phật, lấy của cải châu báu thế gian mà cúng dường lên chư Phật—One of the three modes of serving a Buddha, offerings or gifts of material goods—See Tam Cúng Dường

Tài Danh: Talent and fame.

Tài Dục,財欲, Một trong năm tà dục—One of the five wrong desires, the desire for wealth—See Ngũ Dục

Tài Đức: Talent and virtue.

Tài Hoa: Genius.

Tài Khan: Tham xan bỏn xẻn—Meanness—Stinginess.

Tài Liệu: Document.

Tài Lợi,財利, Rich and interest

Tài Lực: Talent and strength.

Tài Năng: Ability—Capability.

Tài Sắc,財色, Tiền tài và sắc đẹp của đàn bà—Wealthy and beauty (beauty of a woman)

Tài Thần,財神, Kuvera (skt)—The god of wealth

Tài Thí,財施, Dana (skt)—Lấy của cải, quần áo, thức ăn, ruộng nương, nhà cửa, châu báu mà bố thí—Almsgiving—Offering of goods—See Tài Cúng Dường, Tam Cúng Dường, and Tam Bố Thí

Tài Thí Cúng Dường: See Tài Thí.

Tài tình: Skilful—Clever.

Tại: At—In—On—Present.

Tại Gia,在家, Cư sĩ tại gia, chứ không phải tu sĩ xuất gia—At home (a lay man or woman)—Not leaving home as a monk or a nun—One who resides at home (in a family)

Tại Gia Nhị Giới,在家二戒, Hai giới tại gia—Two kinds of commandments observed by the lay

(A) Nhị Giới Tiểu Thừa—Two kinds of commandments observed by the Hinayana laypersons:

1) Tại gia ngũ giới: Five commandments for the lay.

2) Tại gia Bát quan Trai giới: Eight commandments for the lay.

(B) Thập Thiện Cho Tại Gia Giới Đại Thừa—Commandments observed by the Mahayana laypersons are ten good rules.

Tại Gia Trì Giới Xuất Gia: One who is still at home, but observes the whole of a monk’s or nun’s rules.

Tại Gia Trì Thập Thiện (Sa Di Giới): One who is still at home, but observes the ten good rules.

Tại Gia Xuất Gia,在家出家,

1) Cư sĩ và tu sĩ: Lay people and monks.

2) Vị cư sĩ tại gia mà giữ cụ túc giới của một vị tăng hay Ni: One who while remaining at home observes the whole of monk’s or nun’s rules.

Tại Lý Giáo,在理教, Tại Lý Giáo, thoát thai từ Bạch Liên Xã, được thành lập tại tỉnh Sơn Đông vào đầu đời nhà Thanh; danh hiệu “Lý” tự nó liên hợp ba tôn giáo lại với nhau, Khổng, Lão và Phật; tín đồ của tông phái nầy không thờ hình tượng, không đốt nhang, không hút thuốc, không uống rượu, và là những người trường chay—The T’sai-Li secret society, an offshoot of the White Lily Society, was founded in Shan-Tung at the beginning of the Ch’ing dynasty; the title :in the Li” indicating that the society associated itself with all religions, Confuciansim, Taoism, and Buddhism; its followers set up no image, burnt no incense, neither smoke nor drank, and were vegetarian.

Tại Tại Thế Thế: In every place.

Tại Tại Xứ Xứ,在在處處, In every place

Tại Tâm: In one’s heart.

Tại Thế,在世,

1) Lúc sanh thời: While alive.

2) Trên thế giới: In the world.

3) Tam Giới: Lokiya (p)—See Tam Giới.

Tại Tôi: Because of me.

Tại Triền,在纏, In bonds—See Tại Triền Chân Như

Tại Triền Chân Như,在纏眞如, The fettered bhutatathata—Lý chân như pháp tính ẩn trong phiền não triền phược—The bhutatathata in limitations

Tại Triền Như Lai: Tathagata in bonds—See Tâm Pháp Thân.

Tại Tục,在俗, Trong trạng thái thế tục—In and of the world—Unenlightened—In a lay condition

Tại Vì: Because.

Tam: Tri or Traya (skt)—Three.

Tam A Tăng Kỳ Kiếp: Ba A Tăng Kỳ kiếp—The three great asamhkyeya kalpas—The three timeless periods of a bodhisattva’s progress to Buddhahood.

Tam Ác Đạo,三惡道,

Video Coi Am Coi Duong (Thich Nhat Tu)

(A) Tam ác thú—Three evil gati, or paths of transmigration—Three hardships or sufferings in the three lower paths of transmigration:

1) Địa ngục: The hells.

2) Ngạ quỷ: The hungry ghosts.

3) Súc sanh: The animals.

Tam Ác Giác,三惡覺, The three evil mental states

1) Tham: Desire.

2) Sân: Hate—Anger.

3) Hại: Malevolence.

Tam Ác Hạnh: Theo Kinh Trường Bộ, Phúng Tụng Kinh, có ba ác hạnh—According to the Long Discourses of the Buddha, there are three kinds of wrong conduct.

1) Thân ác hạnh: Wrong conduct in body.

2) Khẩu ác hạnh: Wrong conduct in speech.

3) Ý ác hạnh: Wrong conduct in thought.

Tam Ái,三愛,

(I) Theo Trường Bộ, Kinh Phúng Tụng, có ba loại ái—According to The Long Discourses of the Buddha, there are three kinds of craving.

(A) Tam ái—Three kinds of craving:

1) Dục ái: Kama-tanha (skt)—Sensual craving.

2) Hữu ái: Bhava-tanha (skt)—Craving for becoming.

3) Vô hữu ái: Vibhava-tanha (skt)—Craving for extinction.

(B) Tam ái khác—Three other kinds of craving:

1) Dục ái: Kama-tanha (skt)—Craving for the world of Sense-Desire.

2) Sắc ái: Rupa-tanha (skt)—Craving for the world of form.

3) Vô sắc ái: Arupa-tanha (skt)—Craving for the formless world.

(C) Ba ái khác nữa—Three other kinds of craving:

1) Sắc ái: Craving for the world of form.

2) Vô sắc ái: Craving for the formless world.

3) Diệt ái: Craving for cessation.

(II) Three kinds of love—See Nhuận Sinh.

Tam An Cư,三安居, The three months of Summer Retreat

Tam Ấn: Three signs (usually in Hinayana sutras):

1) Vô thường: Non-permanence.

2) Vô ngã: Non-personality.

3) Niết bàn: Nirvana.

Tam Ấn Nhứt: The three vehicles (Hinayana Tiểu thừa, Madhyamayana Trung Thừa, Mahayana Đại thừa) are one. The three lead to bodhisattvaship and Buddhahood for all.

Tam Báo,三報, Three recompenses

1) Hiện báo: Immediate result—Quả báo ngay trong kiếp hiện tại, hay quả báo của những hành động, lành hay dữ, ngay trong đời nầy—Recompeses in the present life for deeds done now, or result that happens in this present life.

2) Sinh báo: Future result—Hành động bây giờ mà đến đời sau mới chịu quả báo—Recompenses in the next rebirth for deeds now done, or future result which will happen in the next life.

3) Hậu báo: Deffered result—Hậu báo là quả báo về lâu xa sau nầy mới gặt—Recompenses in subsequent lives, or result that is deffered for some time to come.

Tam Bảo,三寶, Nền móng trong Phật Giáo là Tam Bảo. Không tin, không tôn kính Tam Bảo thì không thể nào có được nếp sống Phật giáo—Three Precious Ones—Triple Jewel—Triple Gem (Buddha, Dharma, Sangha)—The foundation of Buddhism is the Three Treasures, without trust in which and reverence for there can be no Buddhist religious life. There are three kinds of Triratna (three Treasures)

(A) Nhất Thể Tam Bảo—The Unified or one-body Three Treasures:

1) Phật Tỳ Lô Giá Na: Sự biểu thị sự thể hiện của thế giới Tánh Không, của Phật tánh, của tánh Bình Đẳng Vô Ngại: The Vairocana Buddha, representing the realization of the world of Emptiness, of Buddha-nature, of unconditioned Equality.

2) Pháp: Pháp từ vô thỉ vô chung mà tất cả mọi hiện tượng theo nhân duyên tùy thuộc vào đó: The Dharma that is the law of beginningless and endless becoming, to which all phenomena are subject according to causes and conditions.

3) Sự hòa hợp giữa Phật Tỳ Lô Giá Na và Pháp (hai yếu tố trên) tạo thành toàn bộ thực tại như những bậc giác ngộ kinh nghiệm: The harmonious fusion of the preceding two, which constitutes total reality as experienced by the enlightened.

(B) Hiện Tiền Tam Bảo—The Manifested Three Treasures:

1) Đức Phật Lịch Sử Thích Ca Mâu Ni: Người đã thể hiện nơi chính mình sự thật của Nhất Thể Tam Bảo qua sự thành tựu viên mãn của Ngài: The historic Buddha Sakyamuni, who through his perfect enlightenment relaized in himself the truth of the Unified Three Treasures.

2) Pháp: Bao gồm những lời dạy và những bài thuyết pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni trong ấy đã giải rõ ý nghĩa của Nhất Thể Tam Bảo và con đường đi đến thể hiện được nó: The Dharma, which comprises the spoken words and sermons of Sakyamuni Buddha wherein he elucidated the significance of the Unified Three Treasures and the way to its realization.

3) Những môn đệ trực tiếp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Bao gồm luôn cả những đệ tử trong thời Ngài còn tại thế, đã nghe, tin, và thực hiện nơi bản thân họ Nhất Thể Tam Bảo mà Ngài đã chỉ dạy: Sakyamuni Buddha’s Disciples, including the immediate disciples of the Buddha Sakyamuni and other followers of his day who heard, believed, and made real in their own bodies the Unified Three Treasures that he taught.

(C) Thọ Trì Tam Bảo—The Abiding Three Treasures:

1) Phật bảo: Sự thờ cúng hình tượng chư Phật như đã được truyền đến chúng ta: The Buddha—The Supremely Enlightened Being. The iconography of Buddhas which have come down to us.

2) Pháp bảo: Bao gồm những bài giảng, bài thuyết pháp của chư Phật (tức là những đấng giác ngộ viên mãn) như đã thấy trong các kinh điển và bản văn Phật giáo khác vẫn được phát triển: The Dharma—The teaching imparted by the Buddha. All written sermons and discourses of Buddhas (that is, fully enlightened beings) as found in the sutras and other Buddhist texts still extant.

3) Tăng bảo: Bao gồm các môn đệ đương thời tu tập và thể hiện chân lý cứu độ của Nhất Thể Tam Bảo đầu tiên được Phật Thích Ca Mâu Ni khai thị: The Sangha—The congregation of monks and nuns or genuine Dharma followers. Sangha consists of contemporary disciples who practice and realize the saving truth of the Unified Three Treasures that was first revealed by Sakyamuni Buddha.

(D) See Kinh Tam Bảo in Appendix E.

Tam Bảo Phật: Phật Thích Ca là ngôi thứ Nhất của Tam Bảo, thì pháp của Ngài là ngôi Hai, và Tăng đoàn là ngôi Ba. Tất cả ba ngôi nầy được coi như là sự thị hiện của chư Phật—While Sakyamuni Buddha is the first person of the Trinity, his Law the second, and the Order the third, all three by some are accounted as manifestations of the All-Buddha.

** For more information, please see Tam Bảo.

Tam Bảo Tương Hệ Tương Tùy: Một người không nhận ra Nhất Thể Tam Bảo thì không thể nào hiểu sâu ý nghĩa sự giác ngộ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, không thể đánh giá sự quý báu vô cùng của những lời Ngài dạy, cũng như không thể ấp ủ hình ảnh chư Phật như những thực thể sinh động. Lại nữa, Nhất Thể Tam Bảo sẽ không được biết đến nếu nó không được Phật Thích Ca Mâu Ni thể hiện nơi thân tâm Ngài và con đường thể hiện do Ngài triển khai cũng vậy. Cuối cùng, không có những người giác ngộ theo con đường của Phật trong thời đại chúng ta khích lệ và dẫn dắt người khác theo con đường Tự Ngộ nầy thì Nhất Thể Tam Bảo chỉ là một lý tưởng xa xôi. Câu chuyện lịch sử cuộc đời Đức Phật Thích Ca sẽ là câu chuyện lịch sử khô héo về những lời Phật dạy, hoặc sẽ là những chuyện trừu tượng vô hồn. Hơn nữa, khi mỗi chúng ta thể hiện Nhất Thể Tam Bảo, thì nền móng của Tam Bảo không gì khác hơn chính tự tánh của mình—The Three Treasures are mutually related and interindependent. One unrealized in the Unified Three Treasures can neither comprehend in depth the import of Sakyamuni Buddha’s enlightenment, nor appreciate the infinite preciousness of his teachings, nor cherish as living images and pictures of Buddhas. Again, the Unified Three Treasures would be unknown had not it been made manifest by Sakyamuni in his own body and mind and the Way to its realization expounded by him. Lastly, without enlightened followers of the Buddhas’ Way in our own time to inspire and lead others along this Path to Self-realization, the Unified Three Treasures would be a remote ideal, the saga of Sakyamuni’s life desiccated history, and the Buddhas’ words lifeless abstractions. More, as each of us embodies the Unified Three Treasures, the foundation of the Three Treasures is none other than one’s own self.

Tam Bát Nhã,三般若, The three prajnas or perfect enlightenments

1) Thực tướng Bát nhã: Wisdom in its essence or reality.

2) Quán chiếu Bát nhã: The wisdom of perceiving the real meaning of all things.

3) Phương tiện Bát nhã: The wisdom of knowing things in their temporal and changing condition.

** For more information, please see Bát Nhã.

Tam Bất Dị: Three non-easy things—Three reasons why the text should not be changed.

Tam Bất Hộ,三不護, Ba thứ không cần phải bảo hộ—The three that need no guarding because they are above error. They are Buddha’s body, mouth and mind

Tam Bất Kiên Pháp,三不堅法, Three unstable things

1) Thân: The body.

2) Mạng: The length of life.

3) Tài: Wealth.

Tam Bất Thiện Căn,三不善根, Theo Kinh Trường Bộ, Phúng Tụng Kinh, có ba bất thiện căn—According to the Long Discourses of the Buddha, Sangiti Sutra, there are three bad (unwholesome) roots or qualities

1) Tham Bất Thiện Căn: The unwholesome root of Greed or Desire.

2) Sân Bất Thiện Căn: The unwholesome root of Anger or Hatred.

3) Si Bất Thiện Căn: The unwholesome root of Stupidity, or Ignorance, or Delusion.

Tam Bất Thiện Giới: Theo Trường Bộ, Kinh Phúng Tụng, có ba loại bất thiện giới—According to The Long Discourses of the Buddha, Sangiti Sutra, there are three kinds of unwholesome elements.

1) Dục giới: The unwholesome element of sensuality.

2) Sân giới: The unwholesome element of enmity.

3) Hại giới: The unwholesome element of cruelty.

Tam Bất Thiện Nghiệp Môn: Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), có ba cửa gây ra bất thiện nghiệp—According to the Abhidharma, there are three doors of unwholesome kamma:

1) Cửa Thân: The door of bodily action.

i) Sát Sanh: Killing.

ii) Trộm Cắp: Stealing.

iii) Tà Dâm: Sexual misconduct.

2) Cửa Khẩu: The door of verbal action.

i) Nói Dối: False speech.

ii) Nói Đâm Thọc: Slandering.

iii) Nói lời Thô Lỗ: Harsh speech.

iv) Nói Nhảm Nhí: Frivolous talk.

3) Cửa Ý: The door of mental action.

i) Tham Ái: Covetousness.

ii) Sân Hận: Ill-will.

iii) Tà Kiến: Wrong views.

Tam Bất Thiện Tầm: Akusala-vitakka (skt)—Theo Trường Bộ, Kinh Phúng Tụng, có ba thức suy nghĩ thiện—According to The Long Discourses of the Buddha, Sangiti Sutra, there are three kinds of unwholesome investigation.

1) Dục tầm: Kama-vitakko (skt)—The unwholesome investigation of sensuality.

2) Sân tầm: Vyapada-vitakko (skt)—The unwholesome investigation of enmity.

3) Hại tầm: Vihimsa-vitakko (skt)—The unwholesome investigation of cruelty.

Tam Bất Thiện Tư Duy: Theo Trường Bộ, Kinh Phúng Tụng, có ba loại thiện tư duy—According to The Long Discourses of the Buddha, Sangiti Sutra, there are three kinds of unwholesome thought.

1) Dục tư duy: The unwholesome thought of sensuality.

2) Sân tư duy: The unwholesome of enmity.

3) Hại tư duy: The unwholesome of cruelty.

Tam Bất Thiện Tưởng: Theo Trường Bộ, Kinh Phúng Tụng, có ba loại bất thiện tưởng—According to The Long Discourses of the Buddha, Sangiti Sutra, there are three kinds of unwholesome perception.

1) Dục tưởng: The unwholesome perception of sensuality.

2) Sân tưởng: The unwholesome perception of enmity.

3) Hại tưởng: The unwholesome perception of cruelty.

Tam Bất thoái Chuyển: The three non-backslidings—Three kinds of non-retreat:

1) Vị bất thối: Không thối chuyển từ chỗ đã đạt: From position attained—Non-retreat from position—Never receding from position attained.

2) Hạnh bất thối: Không thối chuyển từ những hành động thiện lành đang theo đuổi: From line of good action pursued—Non-retreat from practice—Never receding from a right course of action.

3) Niệm bất thối: Không thối chuyển trong thiền định: In dhyana—Non-retreat from mindfulness—Never receding from pursuing a right line of thought or mental discipline.

Tam Bất Tịnh Nhục,三不淨肉, Three kinds of unclean flesh to a monk

1) Mắt thấy giết: When he has seen the animal killed.

2) Tai nghe giết: When he has heard the animal killed.

3) Ngờ là người giết vì mình: When he has doubted that the animal killed to offer to him.

Tam Bí Mật,三祕密, See Tam Mật

Tam Bình Đẳng,三平等, Tâm, Phật, chúng sanh là một—Mind, Buddha and the living are one and universal

Tam Bịnh: The three ailments:

(A)

1) Tham: Lust—Craving—Greed—For which the meditation on uncleanness (Quán thân bất tịnh) is the remedy.

2) Sân: Anger—Hate—Ire—For which the meditation on kindness (từ) and pity (bi) is the remedy.

3) Si: Stupidity—Ignorance—Unwilling to learn the truth—For which the meditation on causality (nhân duyên) is the remedy.

(B)

1) Hủy báng Đại Thừa: Slander of Mahayana.

2) Phạm tội Ngũ nghịch: Commit the five gross sins (Xem Ngũ nghịch).

3) Tu theo ngoại đạo: To practice outsider or heathen doctrine.

Tam Bố Thí: Three kinds of dana or charity:

1) Tài Thí: Tài thí gồm có ngoại tài (tiền bạc, vật chất) và nội tài thí (mắt, tai, óc, v.v.)—Giving of goods includes outward (money, materials) and inward giving (eyes, ears, brain, etc).

2) Pháp Thí: Nói pháp giảng kinh hóa độ quần sanh—Giving of the doctrine—Giving of the dharma to preach or to speak Dharma to save sentient beings.

3 Vô Úy Thí: Abhaya—Khi thấy ai sợ sệt, hay đang trong cơn nguy hiểm, mà mình có thể an ủi vỗ về, hay đem sự vô úy không sợ hãi lại cho người, là vô úy thí—Giving of courage or fearlessness—Whenever we find someone who is frightened or encountered some difficult circumstances, we try to comfort.

Tam Bồ Đề,三菩提, Sambodhi—The insight, wisdom and assimilation of truth essential to the higher attainment of Arhatship

Tam Bộ Nhứt Bái: Three steps one bow.

Tam Cảnh: Theo Pháp Tướng Tông, đối tượng của thế giới bên ngoài in hình bóng vào tâm thức gồm có ba loại cảnh. Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, thì thuyết về ba loại cảnh có thể là xuất xứ từ Na Lan Đà. Những bài kệ thông dụng của Pháp Tướng Tông lại hầu như có nguồn gốc từ Trung Hoa, như sau: “Tâm cảnh bất tùy tâm. Độc ảnh duy tùy kiến. Đái chất thông tình bản. Tánh chủng đẳng tùy ưng.” Bài kệ nầy giải thích bằng cách nào mà ba loại cảnh liên hệ với nhiệm vụ chủ thể và bản chất nguyên bản ngoại tại. Bạn có thể điên đầu trong khi tìm hiểu vì sao Duy Thức Học lại có cái gọi là “thực thể nguyên bản.” Thực ra, đừng quên rằng mặc dù nó là thực thể ngoại tại, nó lại là cái biểu lộ ra ngoài từ nơi thức. Đệ bát A Lại Da thức tự nó không phải là thực thể cố định không thay đổi; nó luôn luôn biến chuyển từng sát na, và được huân tập hay ghi nhận ấn tượng bằng tri nhận và hành động, nó trở thành tập quán và hiệu quả trong sự biểu lộ ngoại tại. Nó giống như dòng nước chảy không bao giờ dừng lại ở một nơi nào trong hai thời hạn tiếp nối nhau. Và chỉ duy có dựa vào sự liên tục của dòng nước ta mới có thể nói về “dòng sông”—According to the Dharmalaksana, the objects of the outer world (visaya), which throw shadows on the mind-face are of three kinds. The theory of three kinds of the object-domain may have originated from Nalanda, but the four-line memorial verse current in the school is probably of Chinese origin. It runs as follow: “The object of nature does not follow the mind (subjective). The subject may be good or evil, but the object is always neutral. The mere shadow only follows the seeing (subjective). The object is as the subject imagines. The object with the original substance. The character, seed, etc, are various as occasions require. The object has an original substance, but the subject does not see it as it is.”

This four-line verse explains how the three kinds of the object-domain are related to the subjective function and the outer original substance. One may be puzzled in understanding how an idealism can have the so-called original substance. We should not forget that though it is an outer substance it is after all a thing manifested out of ideation. The eighth, the Alaya-consciousness itself, is not an unchangeable fixed substance (dravya), but is itself ever changing instantaneously (ksanika) and repeatedly; and, being ‘perfumed’ or having impressions made upon it by cognition and action, it becomes habituated and efficient in manifestation. It is like a current of water which never stops at one place for two consecutive moments. It is only with reference to the continuity of the stream that we can speak of a river. Let examine these three kinds of object-domain:

1) Tánh Cảnh: Tri nhận tức thời, nghĩa là đối tượng có bản chất nguyên bản và trình bày nó như là chính nó, cũng như năm đối tượng giác quan, sắc, thinh, hương, vị, xúc, được tri nhận như vậy. Tiền ngũ thức và đệ bát A Lại Da thức, tri nhận đối tượng theo cách nầy—The object domain of nature or immediate perception, i.e., the object that has the original substance and presents it as it is, just as the five objects of the sense, form, sound, smell, taste and touch, are perceived as they are. The first five sense-consciousnesses and the eighth, the store-consciousness, perceive the object in this way.

2) Độc Ảnh Cảnh: Hay là ảo giác. Hình bóng chỉ xuất hiện tự nơi tưởng tượng và không có hiện hữu thực sự. Lẽ dĩ nhiên, nó không có bản chất nguyên bản, như một bóng ma vốn không có hiện hữu. Chỉ có trung tâm giác quan thứ sáu hoạt động và tưởng tượng ra loại cảnh nầy—The object-domain of mere shadow or illusion. The shadow-image appears simply from one’s own imagination and has no real existence. Of course, it has no original substance as a ghost which which does not exist at all. Only the six sense-center, functions on it and imagines it to be.

3) Đối Chất Cảnh: Đối tượng có một bản chất nguyên bản nhưng lại không được tri nhận đúng y như vậy. Khi đệ thất Mạt Na Thức nhìn lại nhiệm vụ chủ thể của đệ bát A Lại Da Thức, nó xem thức nầy như là ngã. Nhiệm vụ chủ thể của A Lại Da đệ bát thức có bản chất nguyên bản, nhưng nó không được đệ thất Mạt Na Thức nhìn thấy y như vậy, và chỉ được xem như là ngã, mà thực tại thì chỉ là ảo giác vì nó không phải là ngã—The object-domain with the original substance. The object has an original substance and yet is not perceived as it is. When the seventh, the thought-center, looks at the subjective function of the eighth, the store-center, it considers that it is self or ego. The subjective function of the eighth, the store-center, has its original substance or entity, but it is not seen as it is by the seventh consciousness and is regarded to be self or an abiding ego, which is in reality an illusion since it is not self at all.

Tam Căn,三根, Three cultivated levels—Mỗi căn trong lục căn đều có ba khả năng khác nhau—Each of the six organs has three different powers

1) Thượng Căn: Clever (high).

2) Trung Căn: Middle capacity (intermediate).

3) Độn căn: Dull (low).

Tam Cấu Nhiễm: Tam Độc—Theo Tương Ưng Bộ Kinh, Phẩm Tầm Cầu, có ba Cấu Nhiễm—According to The Connected Discourses of the Buddha, Chapter Esanavaggo (Searches), there are three defilers or stains:

1) Tham Cấu Nhiễm: Desire—Greed—The stain of lust.

2) Sân Cấu Nhiễm: Anger—Ire—The stain of hatred.

3) Si Cấu Nhiễm: Stupidity—Ignorance—The stain of delusion.

Tam Chân Như,三眞如, Three aspects of Bhutatathata

(A)

1) Vô tướng: Without form—Above the limitation of form.

2) Vô sinh: Without creation—Above the limit of creation.

3) Vô tánh: Without nature (soul)—Above the limit of a soul.

(B)

1) Thiện pháp chân như: The bhutathatata as good.

2) Bất thiện pháp chân như: The bhutathatata as evil.

3) Vô ký pháp chân như: The bhutathatata as neither good nor evil.

**For more information, please see Chân Như.

Tam Chấp Thủ: Three attachments—Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, để chứng ngộ Nhất Thiết Không, người ta phải lìa bỏ ba sự chấp thủ—According to Prof. Junjiro Takakusu in the Essentials of Buddhist Philosophy, to realize Total-Voidness, one must do away with the three attachments.

1) Chấp thủ vào giả Danh Tâm—Attachment to the temporary name: Vạn hữu và vạn vật, vì hiện hữu như là sự kết hợp của những nhân quả được liệt vào giả danh bởi vì không có cách nào để chỉ định hiện hữu biến chuyển của nó ngoại trừ bằng tên gọi. Ta phải nhận ra rằng thật vô dụng khi bám

Âm lịch

Ảnh đẹp