10/08/2010 10:20 (GMT+7)
Số lượt xem: 125135
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Di Ca,彌迦, Meka (skt)—Người ta nói đây là tên của người con gái đã đến dâng sữa trâu lên Đức Phật khi Ngài vừa mới thành đạo—Said to be the name of the girl who gave milk congee to Sakyamuni immediately after his enlightenment; seemingly the same as Sujata, Sena, or Nanda

Di Ca La,彌迦羅, Mekhala (skt)

1) Vòng đai: A girdle.

2) Tên của một vị trưởng lão: Name of an elder.

Di Đà,彌陀, Amitabha (skt)—See A Di Đà in Vietnamese-English Section, and Amitabha in Sanskrit-Pali-Vietnamese Section

Di Đà Bổn Tánh Tịnh Độ Duy Tâm:

1) Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Tịnh Độ Thập Nghi Hoặc Vấn Luận, sự nhiếp cơ của Tịnh Độ quả là rộng lớn, không thể nghĩ bàn, nhưng chúng ta thường nghe nói “Di Đà Bổn Tánh Tịnh Độ Duy Tâm.” Nghĩa lý của câu nầy thế nào? Tịnh Độ là miền Cực Lạc ngoài mười muôn ức cõi Phật, Di Đà là vị giáo chủ của Tây Phương Cực Lạc. Ý nói chân tâm của chúng sanh rộng rãi và sáng suốt vô cùng—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Pure Land Buddhism, the gathering power of the Pure Land method is trully all-embracing and unconceivable. However, we always hear such expression as “Self-Nature Amitabha, Mind-Only Pure Land.” What is the meaning of this expression? The Pure Land is the land of Ultimate Bliss, ten billion Buddha lands from here, and Amitabha Buddha is the teacher of that land. It means that the True Mind of sentient beings is all-extensive and all-illuminating.

2) Kinh Lăng Nghiêm nói: “Những non sông, đất liền cho đến hư không ở ngoài sắc thân ta, đều là cảnh vật trong chân tâm mầu sáng. Các pháp sanh hóa, đều là hiện cảnh của duy tâm.” Như thế thì đâu có cõi Phật nào ngoài tâm ta. Cho nên ý nghĩa của Tịnh Độ duy tâm là nói cõi Tịnh Độ ở trong chân tâm của ta, như biển cả nổi lên vô lượng bóng bọt, mà không có bóng bọt nào ở ngoài biển cả. Lại như những hạt bụi nơi đất liền, không có hạt bụi nào chẳng phải là đất; cũng như không có cõi Phật nào chẳng phải là tâm. Thế nên cổ đức có nói: “Chỉ một tâm nầy có đủ bốn cõi: Phàm Thánh đồng cư, Phương tiện hữu dư, Thật báo vô chướng ngại, và Thường tịch quang—The Surangama Sutra states: “The various mountains, rivers and continents, even the empty space outside our physical body, are all realms and phenomena within the wonderful, bright True Mind. Phenomena which are born, they are all manifestations of Mind-Only.” Therefore, where can you find a Buddha land outside the Mind? Thus, the concept of Mind-Only Pure Land refers to the Pure Land within our True Mind. This is no different from the ocean, from which springs an untold number of bubbles, none of which is outside the wide ocean. It is also like the specks of dust in the soil, none of which is not soil. Likewise, there is no Buddha land which is not Mind. Therefore, ancient sages and saints have said: “This single mind encompasses the four kinds of lands in their totality: the Land of Common Residence of beings and saints, the Land of Expediency, the Land of True Reward, and the Land of Eternally Tranquil Light.

Di Đà Sơn,彌陀山, Mitrasanta (skt)—Tên của một vị sư vùng Tukhara—Name of a monk from Tukhara

Di Đà Tam Tôn,彌陀三尊, Di Đà Tam Thánh—See Tam Tôn (B)
DIDaTamThanh

Di Để,彌底, Miti (skt)

1) Đo lường: Measure.

2) Sự hiểu biết chính xác: Accurate knowledge.

Di Đệ,遺弟, Đệ tử của một vị thầy đã quá vãng—The disciples left behind by a deceased master

Di Già,彌伽, Megha (skt)

1) Vân: Mây.

2) Tên của Bồ Tát Di Già, nổi tiếng là một lương y hay người kiểm soát mây để làm mưa: Name of one of the bodhisattva as a healer, or as a cloud-controller for producing rain.

Di Già Ca,彌遮迦, Miccaka or Mikkaka (skt)—See Hai Mươi Tám Tổ Ấn Độ (6)

Di Giáo,遺教, See Di Huấn

Di Hài: Remains of the dead body.

Di Hầu: Markata (skt).

1) Loài khỉ lớn tánh tình nóng nảy, lật đật không yên, giống như dục vọng của chúng sanh luôn trổi dậy: The larger monkey, mischievous, restless, like the passions.

2) Tâm Viên: Tâm phiền não muốn bốc trăng ra khỏi nước—A monkey, typical of the mind of illusion, pictured as trying to pluck the moon out of the water.

3) Tâm mê mờ: The mind of foolishness.

4) Tâm phóng dật: The mind of restlessness.

Di Hầu Giang: Một nơi trong thành Tỳ Xá Lê nơi Đức Phật giảng kinh—A place in Vaisali where Buddha preached.

Di Hình,遺形, Xá lợi của Đức Phật—Relics of the Buddha

Di Hóa,遺化, See Di Huấn

Di Huấn,遺訓, Giáo pháp cuối cùng truyền lại khi Phật sắp nhập diệt—Doctrine or transforming teaching , handed down or bequeathed by a Buddha

Di Kham,移龕, Lễ “di kham” là lễ dời quan tài người chết ra chánh điện để làm lễ ba ngày sau lễ tẩn liệm—To remove the coffin to the hall for the masses for the dead on the third day after encoffinment

Di Lan,彌蘭, Vua Di Lan—King Milinda—See Milindapanha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section, and Di Lan Đà in Vietnamese-English Section

Di Lan Đà Vấn Đạo: Milinda-panha (skt)—Những câu hỏi đạo của vua Di Lan Đà—Questions of King Milinda—Di Lặc,彌勒, Maitreya

Di Lặc,彌勒, Từ Thị—Di Lặc Bồ Tát hay vị Phật tương lai của cõi Ta Bà (vị Bồ Tát sẽ thành Phật vị lai hướng dẫn chúng sanh giải thoát khỏi phiền trược)—Great Loving One—Maitreya Bodhisattva—The future Buddha of this saha world (the Bodhisattva who will become a full Buddha in the next world cycle to lead men to liberation from self-bondage)

DiLac

Video Meitreya Mantra (Faye Wong)

Video World Tallest Statue (BBC)

Di Lâu,彌樓, Meru (skt)—Cao Sơn—Quang Sơn

1) Cao ngất: Lofty.

2) Núi Tu Di: Ở đây chỉ núi Hy Mã Lạp Sơn—Meru also refers to the mountains represented by the Himalayas, in this not differing from Sumeru.

Di Lệ Xa,彌戾車, Mleccha (skt)

1) Người man rợ, hung dữ: Barbarian, foreigner, wicked.

2) Vẻ mặt hung hăng: Defined as ill-looking.

3) Một từ dùng để chỉ những bộ tộc hay giống người ngoại đạo: A term for non-Buddhist tribe or people.

Di Mẫu: Mother’s sister.

Di Ngôn,遺言, Di giáo—The last words—Wishes

Di Pháp,遺法, See Di Huấn

Di Quan: Di chuyển quan tài từ giữa nhà ra để làm lễ di quan trong ngày thứ ba—To remove the coffin to the hall for the masses for the dead on the third day after the encoffinment.

Di Sa Tắc,彌沙塞, Mahisasaka (skt)—Di sa tắc Luật, một trong năm bộ luật của Đại Chúng Bộ (sau khi Đức Phật nhập diệt chừng 100 năm, tổ thứ tư là Ưu Ba Cúc Đa có năm vị đệ tử, diễn giảng Luật Tạng thành năm bộ phái khác nhau, gọi là Ngũ Bộ Luật, Di sa Tắc là một trong năm bộ luật nầy)—The Mahasasaka Vinaya, one of the five divisions of the Sarvastivadah schoo

Di Sơn,移山, Dời non lấp biển—To remove mountains

Di Tích,遺跡, Tracks—Evidences—Vestiges—Remains—Trace—Examples left behind

Dĩ Hoàn,已還, Đã trở lại—Bắt đầu một chu kỳ—Already returned—The recommencement of a cycle

Dĩ Kim Đương,已今當, Tam thế—Three times

1) Quá Khứ: Past.

2) Hiện Tại: Present.

3) Vị Lai: Future.

Dĩ Kim Đương Vãng Sanh,已今當往生, Những vị vãng sanh về Tịnh Độ, trong quá khứ, trong hiện tại, và vị lai—Those born into the future life of the Pure Land, in the past, in the prsent, and to be born in the future

Dĩ Ly Dục Giả,已離欲者, Người đã từ bỏ dục giới, có hai loại—Those who have abandoned the desire-realm, divided into two classes

1) Dị Sanh: Phàm phu đã lìa dục vọng, nhưng vẫn còn luân hồi trong lục đạo—Ordinary people who have left desire, but will be born into the six gati.

2) Thánh Giả: Những vị Thánh không còn luân hồi trong dục giới, cho cả Phật tử và không Phật tử—The saints, who will not be reborn into the desire-realm, for both Non-Buddhists and Buddhists.

Dĩ Nhiên: Of course—Naturally.

Dĩ Oán Báo Oán: To return evil for evil.

Dĩ Sa Thí Phật,以砂施佛, Theo truyền thuyết thì tiền kiếp vua A Dục khi là một đứa nhỏ lúc còn thơ ấu đã lấy nắm cát trong tay mà cúng dường cho Phật, nên về sau nầy được tái sanh làm vua—The legend of Asoka when a child giving a handful of gravel as alms to the Buddha in a previous incarnation, hence his rebirth as a king

Dĩ Sanh,已生, Bhuta (skt)—Dĩ Sanh—Lúc hiện hữu hay ngay trong hiện tại—Become—The moment just come into existence, the present moment

Dĩ Tâm Học Tâm: With the mind learning the mind.

Dĩ Tâm Truyền Tâm,以心傳心, Truyền thẳng từ tâm qua tâm bằng trực giác, đối lại với lấy văn tự mà truyền pháp—Direct transmission from mind to mind (the intuitive principle of the Zen or Intuitive school)—With the mind transmitting the mind, as contrasted with the written word

Dĩ Tri Căn,已知根, Ajnendriya (skt)—Một trong ba căn vô lậu—Người đã biết rõ căn cội thiện lành đều phát khởi từ những chân lý (ý, lạc, hỷ, xả, tín, tấn, niệm, định, huệ) mà ra—The second of the three passionless roots—One who already knows the Indriya or roots that arise from the practical stage associated with the four dogmas (purpose, joy, pleasure, renunciation, faith, zeal, memory, abstract meditation, wisdom)

Dị Bộ,異部, Different class, or sect; heterodox schools, etc

Dị Chấp,異執, Cố chấp với cái lý khác với chánh lý—A different tenet—To hold to heterodoxy

Dị Duyên,異緣, Alambana-pratyaya (skt)—Những yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến sự chăm chú, hay tập trung tư tưởng—Things distracting the attention, distracting thoughts; the action of external objects conditioning consciousness

Dị Đoan,異端, Superstition—Heterodoxy

Dị Giải,異解, Lối giải thích theo dị giáo—A different, or heterodox, interpretation

Dị Giáo: Heresy.

Dị Học,異學,

1) Những nghiên cứu khác: Different studies.

2) Học thuyết của tà giáo: Heterodoxy.

Dị Tuệ,異慧, Trí tuệ của kẻ theo tà giáo—Heterodox wisdom

Dị Khẩu Đồng Âm,異口同音, Nhiều ý kiến khác nhau, nhưng lại đồng tâm nhứt trí—Different or many mouths, but the same response—Unanimous

Dị Kiến,異見, Different view, heterodoxy

Dị Nhân,異因,

1) Người dị thường: An Extraordinary man—A different person.

2) Nhân khác: A different cause.

Dị Phẩm,異品, Phẩm loại tương phản hay khác nhau—Of different order, or class

Dị Phương Tiện,異方便, Phương tiện đặc thù mà Phật dùng để xiển dương Nhất Nghĩa Đế—Extraordinary, or unusual adaptations, devices, or means

Dị Sinh: Prthagjana, Balaprthagjana (skt)—Tên gọi khác của phàm phu. Phàm phu được dịch là “dị sinh” vì do vô minh mà theo tà nghiệp chịu quả báo, không được tự tại, rơi vào các đường dữ—An ordinary person unenlightened by Buddhism, an unbeliever, sinner; childish, ignorant, foolish; the lower orders.

Dị Sanh Đê Dương Tâm,異生羝羊心, Cái ngu của phàm phu được ví như con dê đực (Đê Dương) chỉ nghĩ tới ăn uống và dâm dục—Common “butting goat,” or animal, propensities for food and lust

Dị Sinh Tánh Chướng: The common illusions of the unenlightened—Taking seeming for real.

Dị Tâm,異心,

1) Tâm khác: Different mind.

2) Tâm chứa chấp tà thuyết: Heterodox mind.

Dị Thục,異熟, Vipaka (skt)—Quả báo nương theo thiện ác của quá khứ mà có được, cái quả khác với tính chất của cái nhân, như thiện nghiệp thì cảm lạc quả, ác nghiệp thì cảm khổ quả, cả hai lạc quả và khổ quả không còn mang tính chất thiện ác nữa, mà là vô ký (neutral), nên gọi là dị thục tức là cái nhân khi chín lại khác—Differing from the cause, different when cooked, or matured, i.e. the effect differing from the cause, pleasure differing from goodness its cause, and pain from evil. Maturing or producing its effects in another life

Dị Thục Đẳng Ngũ Quả,異熟等五果, Năm quả dị thục, hay năm quả được sản sanh bởi sáu nhân—The five fruits of karma. Pancaphalani, or effects produced by one or more of the six hetus or causes

1) Dị Thục Quả: Vipaka-phala (skt)—See Dị Thục Quả.

2) Đẳng Lưu Quả: Nisyanda-phala (skt)—Uniformly continuous effect—See Đẳng Lưu Quả.

3) Sĩ Dụng Quả: Purusakara-phala (skt)—Simultaneous effect produced by the sahabhu-hetu and the samprayukta-hetu—See Sĩ Dụng Quả.

4) Tăng Thượng Quả: Adhipati-phala (skt)—Aggregate effect produced by the karma-hetu—See Tăng Thượng Quả.

5) Ly Hệ Quả: Visamyoga-phala (skt)—Emancipated effect produced by all six causes—See Ly Hệ Quả.

Dị Thục Nhân,異熟因, Vipakahetu (skt)—Nhân sanh ra quả khác với chính nó, thí dụ như thiện nhân không sanh ra thiện quả mà lại sanh ra lạc quả; ác nhân không sanh ra ác quả, mà lại sanh ra khổ quả (lạc quả và khổ quả đều là vô ký, chứ không phải là thiện ác)—Heterogeneous cause, i.e. a cause producing a different effect, known as neutral, or not ethical, e.g. goodness resulting in pleasure, evil in pain

Dị Thục nhân Dị Thục Quả: Differently ripening causes produce differently ripening effects—Every developed cause produce its developed effect.

Dị Thục Quả,異熟果, Quả báo khác thời mà chín, như trong một kiếp tái sanh nào đó thì do cái nhân đời trước mà ngũ căn đời nầy sẽ xấu, đẹp, thông minh, ngu độn (chứ không phải là thiện ác nữa, do đó mới gọi là dị thục quả)—Fruit ripening differently, or heterogeneous effect produced by heterogeneous cause, i.e. in another incarnation, or life, e.g. the condition of the eye and other organs now resulting from specific sins or otherwise in previous existence.

Dị Thục Sanh,異熟生, Sự phân biệt của Đại Thừa về sự khác biệt giữa “dị thục” và “dị thục sinh.” Dị thục sinh là sáu thức (dị thục của sáu thức do A Lại Da thức sanh ra)—A diference is made in Mahayana between Alaya-vijnana and the six senses which produced from the Alaya-vijnana.

Dị Thuyết,異說, Giáo thuyết của dị giáo—A different, or heterodox explanation; or strange doctrine

Dị Tướng,異相,

1) Một trong tứ tướng, sự thay đổi: One of the four states of all phenomena, difference or differentiation—See Tứ Tướng (3).

2) Phẩm chất đặc biệt, tướng mạo lạ thường: Particular qualities, strange physiognomy.

Diệc Hữu Diệc Không Môn,亦有亦空門,

1) Trường phái Trung Đạo: Madhyamika (skt)—The middle school.

2) Pháp môn vừa hữu vừa không hay pháp môn song chiếu hữu không—Trung Đạo—Both reality and unreality—Relative and absolute—Phenomenal and non-phenomenal.

Diêm:

1) Cổng làng: A gate—Border-gate—Hamlet.

2) Nói xàm—Nói không ăn nhập vào đâu—Incoherent talk.

Diêm Bà Độ,閻婆度, Loại chim trong địa ngục, lớn như voi, có nhiệm vụ gấp những kẻ độc ác, bay đi rồi ném xuống cho rớt ra từng mảnh—A bird in purgatory as large as an elephant, who picks up the wicked, flies and drops them, when they are broken to pieces

Diêm Đài: Hells—Hades.

Diêm La,閻羅, Yama (skt)—See Diêm Vương

Diêm Ma,閻魔, Yama (skt)—See Diêm Vương

Diêm Ma Na Châu Quốc,閻摩那洲國, Yavana or Yamana (skt)—Đảo quốc Java nơi mà hai ngài Pháp Hiền và Huyền Trang đã đến viếng—The island nation of Java, visited by Fa-Hsien and Hsuan-Tsang

Diêm Ma Vương,閻魔王, Yama (skt)—The King of the Under World—See Diêm Vương

Diêm Mạn Đức Ca,閻曼德迦, Yamataka (skt)—Diêm Ma Đức Ca Tôn—Diêm Mạn Uy Nộ Vương—Đại Uy Đức Minh Vương—Hàng Diêm Ma Tôn—Lục Túc Tôn—Một trong năm vị Đại Minh Vương, vị tôn ở Tây Phương có sáu chân ( cũng là giáo lệnh luân thân của Đức Phật Vô Lượng Thọ)—The destroyer; Siva, Yama’s destroyer, one of the Ming-Wang represented with six legs, guardian of the West

Diêm Mâu Na: Yamuna (skt)—Lam Mâu Ni Na—Dao Vưu Na—Bây giờ là sông Jamna, một nhánh của sông Hằng (hợp lưu với sông Hằng tại Bát La Da Già)—The modern river Jamna, a branch of the Ganges (meets with the Ganges at Allahabad).

Diêm Phù,閻浮, Jambu (skt)—Thiệm Bộ—Xà Phù Thụ hay Uế Thụ, loại cây được tả là cao ngất mà châu Diêm Phù Đề, một trong bảy châu lớn bọc quanh núi Tu Di, đã mang tên của loại cây nầy—The rose-apple, described as a lofty tree giving its name to Jambudvipa, one of the seven continents or rather large islands surrounding the Mountain Meru.

Diêm Phù Đàn Kim,閻浮檀金, Jambunada-suvarna (skt)—Diêm Phù Na Đề (Đà) Kim—Tên một loại vàng ở sông Diêm Phù Đàn (mé dưới rừng cây Diêm Phù có một dòng sông tên là Diêm Phù Đàn, ở đáy sông có một loại vàng màu sẫm pha chút sắc tím gọi là Diêm Phù Đàn Kim)—Jambud-river gold, the golden sand of the Jambu

Diêm Phù Đề,閻浮提, Jambudvipa (skt)

1) Châu nầy được đặt tên Diêm Phù Đề có thể là vì trên châu nầy mọc nhiều cây Diêm Phù, hoặc giả từ trên cây Diêm Phù khổng lồ trên núi Tu Di có thể nhìn thấy toàn châu: It is so named (Jambudvipa) either from the Jambu trees abounding in it, or from an enormous Jambud tree on Mount Meru visible like a standard to the whole continent.

2) Thế giới mà chúng ta đang sống. Diêm Phù đề chỉ là một phần nhỏ của thế giới Ta Bà, nằm về phía nam của núi Tu Di, theo vũ trụ học cổ Ấn Độ, đây là nơi sinh sống của con người, là thế giới Ta Bà của Đức Phật Thích Ca—The human world—The world in which we are living—Jambudvipa is a small part of Saha World, the continent south of Mount Sumeru on which, according to ancient Indian cosmology, human beings live. In Buddhism, it is the realm of Sakyamuni Buddha.

Diêm Phủ: See Diêm Đài.

Diêm Vương,閻王, Yama-raja (skt)—King of hell—God Yama—Còn gọi là Diêm La, Diêm Ma Vương, Diêm Ma La, Diêm Lão, hay Diêm La Vương

1) Theo thần thoại Phật giáo và Ấn Độ giáo, tất cả mọi người chết phải đến trước một vị chúa tể hay phán quan của thần chết để được phán xử. Bằng cách dựa vào tấm gương phản chiếu thiện ác nghiệp, trong ấy những hành vi tốt xấu của người chết đều hiện lên. Diêm Vương cân nhắc tội nặng nhẹ mà thưởng phạt, hoặc đưa người ấy về cõi hạnh phúc, hoặc nếu hành vi xấu ác của người chết nặng thì Diêm Vương bắt y phải chịu những tra tấn hay nhục hình khủng khiếp, như nuốt hòn sắt cháy đỏ—In Buddhist and Hindu mythology, the Lord of Judge of the Death before whom all who die must come for judgment. Yam-raja holds up his Mirror of Karma, wherein are reflected the good and evil deeds of the deceased, and the latter consigns himself either to a happy realm or, where his deeds have been preponderantly evil, to frightful tortures, such as swallowing a red-hot iron ball.

2) Theo Kinh Vệ Đà thì Diêm Vương là Thần Chết, tất cả người chết phải về chỗ của ông ta. Ông là con trai của Mặt Trời, ông còn có một người em gái tên là Diêm Ma Nữ hay Diêm Mâu Na (người anh là nam phán quan xét việc nam giới, người em là nữ phán quan xét việc nữ giới): In the Veda, Yama means the god of the dead, with whom the spirits of the departed dwell. He was son of the Sun and had a twin sister Yami or Yamuna.

Diễm Khẩu,燄口, Ulka-mukha (skt)—See Diệm Khẩu

Diễm Phù: Jambudvipa (skt)—See Diêm Phù Đề in Vietnamese-English Section, and Jambudvipa in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Diệm Huệ Địa,焰地, Giai đoạn thứ tư của Bồ Tát, trí tuệ của Bồ Tát sáng lên tột bực và hiểu biết đầy đủ—The stage of flaming wisdom, the fourth of the ten bodhisattva stages

Diễm Khẩu,燄口, Ulka-mukha (skt)—Tên một loài quỷ đói, miệng phun lửa đã hiện ra trước mặt ngài A Nan (nói với ngài A Nan rằng ba ngày nữa ông sẽ mệnh chung và đầu thai làm quỷ đói trừ phi nào ông bố thí cho trăm nghìn con quỷ đói mỗi đứa một hạt cơm. A Nan bèn bạch với Phật, nên nhân đó Phật thuyết kinh Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Kinh hay Kinh Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni)—Flaming mouth, a hungry ghost or preta, that is represented as appearing to Ananda.

Diệm Ma Đại Hỏa Tiên,焰摩大火仙, Một trong bảy vị cổ Tiên—Jamadagni, one of the seven ancient sage-rsis

Diệm Ma Thiên,焰摩天, Yamadevaloka (skt)—Yama (p)—Tu Diệm Ma—Tên của Dục Giới Thiên, tầng trời thứ ba—The third of the desire-heavens, above the Trayastrimsas—The realm of Deva Yama is a realm of great happiness presided over by their ruler, the divine king Suyama or Yama—Cảnh Trời Đại Hạnh được trị vì bởi Diệm Ma Vương.

Diệm Thai,焰胎, Ánh sáng vây bọc quanh mình như trong Thai Tạng giới—The flaming womb, the gabhadhatu which surrounds with light

Diệm Tuệ Địa,焰慧地, See Diệm Huệ Địa

Diệm Võng,焰網, Ánh sáng của Phật xen kẻ lớp lớp như mắt lưới ngọc châu của vua Trời Đế Thích—The flaming, or shining net of Buddha, the glory of Buddha, which encloses everything like the net of Indra

Diệm Vương Quang Phật,焰王光佛, Đức Phật thứ năm trong 12 vị Quang Phật (tất cả 12 danh hiệu nầy đều được dùng để tán thán Đức Vô Lượng Thọ Như Lai)—The fifth of the twelve shining Buddhas

Duyên Khánh Tự,延慶寺, Chùa Diên Khánh nơi có phòng giảng khi xưa của tông Thiên Thai ở Tứ Minh Sơn, thuộc tỉnh Triết Giang—Yen-Ch’ing-Ssu, the monastery in which there is an ancient lecture hall of T’ien-T’ai at Ssu-Ming-Shan in Chekiang

Diên Mệnh Bồ Tát: Những vị Bồ Tát có phép tu và đức kéo dài cuộc sống. Những vị nầy gồm Phổ Hiền, Địa Tạng và Quán Âm—The life-prolonging bodhisattvas to increase length of life. These bodhisattvas are Samantabhadra, Ksitigarbha, and Avalokitesvara.

Diên Mệnh Địa Tạng Bồ Tát: Ngài Địa Tạng Bồ Tát có phép tu và đức kéo dài được tuổi thọ—The Life-Prolonging Ksitigarbha Bodhisattva.

Diên Mệnh Pháp: Phép tu kéo dài tuổi thọ bằng cách tu theo hạnh các vị Diên Thọ Bồ Tát như Phổ Hiền, Địa Tạng và Quán Âm—Methods of worship of the life-prolonging bodhisattvas such as Universal Virtue (Samantabhadra), Earth-Store (Ksitigarbha), and Avalokitesvara, etc., to increase length of life.

Diên Mệnh Phổ Hiền Bồ Tát: Ngài Phổ Hiền có phép tu và đức kéo dài tuôi thọ—The Life-Prolonging Samantabhadra Bodhisattva.

Diên Mệnh Quán Âm Bồ Tát: Ngài Quán Âm có phép tu và đức kéo dài cuộc sống—The Life-Prolonging Avalokitesvara Bodhisattva.

Duyên Niên Chuyển Thọ,延年轉壽, Prolonged years and returning anniversaries

Duyên Thọ,延壽, Kéo dài tuổi thọ: To prolong—To lengthen (life)

Duyên Thọ Đường,延壽堂, Tĩnh Hành Đường—Niết Bàn Đường—Phòng nơi người sắp chết được đưa vào để cầu an (người sắp chết lắm khi tâm thần bấn loạn nên đem lòng tham luyến phòng ở, y bát, đồ dùng hành đạo, nên đem họ đến đây nghe kinh kệ để thấy rằng mọi sự vật đều là vô thường, không có gì để cho ta luyến ái trước khi họ thị tịch) —The hall or room into which a dying person is taken to enter upon his “long life.” The nirvana hall—See Niết Bàn Đường

Diên Thọ Môn Đà La Ni: Thần chú của Phật nói cho Ngài Kim Cương Thủ về phép tu huyền diệu kéo dài tuổi thọ—The gate of Life-Prolonging Dharani, or dharani which the Buddha told Vajrapani Bodhisattva methods of prolonging life of cultivation.

Diên Thọ Vĩnh Minh: See Vĩnh Minh Diên Thọ Thiền Sư.

Duyên Xúc Kiếp Trí,延促劫智, Trí huệ Phật, trùm lên tất cả mọi kiếp kéo dài hay rút ngắn—Buddha-wisdom, which surmounts all extending or shrinking kalpas

Diễn Nhược Đạt Đa,演若達多, Yajnadatta (skt)—Dịch là Từ Thụ, có nghĩa là nhờ tế thần mà được trao cho—Obtained from sacrifice

Diễn Nhã Đạt Đa Chi Đầu: Chuyện về cái đầu của Diễn Nhã Đạt Đa. Tại thành Thất La có người cuồng tên Diễn Nhã Đạt Đa. Một buổi nọ ông lấy gương soi mặt, nhìn thấy lông mi và mắt hiện ra trong gương, nhưng lại không thấy được lông mi và mắt trên đầu của mình nên hoảng sợ bỏ chạy một cách điên cuồng. Ở đây mắt và đầu ví với chân tính, tất cả những gì hiện ra trong gương đều là vọng tưởng (Diễn Nhã Đạt Đa mừng khi thấy đầu trong gương ví với việc chúng sanh chấp vọng làm chân, cố chấp không bỏ. Không thấy mình vốn có đầu, trên đầu vốn có lông mi và mắt thật, được ví với chân tính)—The head of Yajnadatta—Yajnadatta, a crazy man who saw his eyebrows and eyes in a mirror but not seeing them in his own head thought himself bedevilled; the eyes and head are a symbol of reality. Those in the mirror of unreality.

Diện Bích,面壁, Tọa thiền mặt xoay vào tường, như Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã 9 năm diện bích mà không nói một lời—To sit in meditation with the face to a wall, as did Bodhidharma for nine years, without uttering a word—See Bồ Đề Đạt Ma

Diện Kiến: To see in person.

Diện Môn,面門,

1) Trán: Forehead.

2) Miệng: Mouth.

3) Đường dọc phân chia môi trên làm hai: The line across the upper lip.

Diện Mục,面目, Mặt và mắt, ý nói dáng vẻ bề ngoài—Appearance—Face and eyes—Physiognomy

Diện Thụ,面授, Trực tiếp chỉ giáo—Personal or face-to-face instruction

Diệp: Pattra, or Parna (skt)—Lá—Leaf—Leaves.

Diệp Cái: Nón làm bằng lá cây—A leaf-hat, or cover made of leaves.

Diệp Y Quán Âm: tên gọi tắt của Bị Diệp Y Quán Âm, hay Đức Quán Âm mặc áo cánh hoa sen, ví với tám vạn bốn ngàn công đức—A form of Kuan-Yin clad in leaves to represent the 84,000 merits.

Diệt Kiếp,滅劫, Nirodha, Nirdha (skt)—Ni Lâu Đà

1) Niết Bàn: Cái thể của Niết Bàn là vô vi tịch diệt—To exterminate, to destroy, to annihilate, translation of Nirodha of Nirvana. Dead, extinguished, blown out, perfect rest, highest felicity.

2) Diệt Đế: Một trong Tứ Diệu Đế, thông với nhân quả từ khổ, tập, diệt, đạo hay con đường diệt khổ—Nirodha is the third of the four axioms: pain, its focusing, its cessation or cure, the way of such cure.

3) Tỳ Ni: Vinaya (skt)—Giới hạnh diệt trừ chư ác hay hữu sở diệt, diệt trừ những nguyên nhân của khổ đau dẫn đến luân hồi sanh tử—Annihilation or extinction of the passions as the cause of pain which leads to the extinction of existence, or of rebirth and mortal existence.

Diệt Bệnh,滅病, Một trong bốn bệnh mà Kinh Viên Giác đã nói đến, là căn bệnh trụ vào tịch diệt tướng của chư pháp. Một phương pháp mà Phật Giáo Tiểu Thừa đã dùng để diệt trừ không cho sót lại chút phiền não nào—One of the four ailments or faulty ways of seeking perfection, mentioned in the Complete Enlightenment Sutra. The Hinayana method of endeavouring to extinguish all perturbing passions so that nothing of them remains

**For more information, please see Tứ Bệnh.

Diệt Chủng,滅種,

1) Tận diệt một chủng tộc: To exterminate (wipe out) a race.

2) Diệt bỏ hạt giống vô lậu và Phật tính (vĩnh viễn không thể thành Phật): To destroy one’s seed of Buddhahood.

Diệt Đạo,滅道,

1) Con đường dẫn đến tận diệt khổ đau phiền não: Extinction of suffering and the way of extinction.

2) Diệt Đế và Đạo Đế: Nirodha and marga—See Tứ Diệu Đế, and Tứ Thánh Đế in Vietnamese-English Section.

Diệt Đế,滅諦, Nirodha-aryasatya (skt)—Chân lý về sự diệt khổ, đế thứ ba trong Tứ Diệu Đế—The Truth of the end of suffering—The extinction of suffering, which is rooted in reincarnation, the third of the four axioms (dogmas)

** For more information, please see Tứ Diệu Đế, and Tứ Thánh Đế in Vietnamese-English Section.

Diệt Định,滅定, See Diệt Tận Định

Diệt Định Trí Thông,滅定智通, Thần Thông Trí đạt được trong cảnh giới vô vi Niết Bàn—The freedom or supernatural power of the wisdom attained in nirvana, or perfect passivity

Diệt Độ,滅度, Nirvana (skt)—Bát Niết Bàn Na—Sự tận diệt luân hồi sanh tử và thoát khổ—Extinction of reincarnation and escape from suffering

Video Luan Hoi va Giai Thoat (Thich Nhat Tu)

Diệt Hậu,滅後, Sau khi Đức Phật nhật Niết Bàn—After the nirvana, after the Buddha’s death

Diệt Kiếp,滅劫, Samvarta kalpa (skt)—Hoại Kiếp—World destruction

Diệt Lý,滅理, Niết Bàn là chân lý tịch diệt (diệt khổ dứt phiền não để đi vào cảnh giới hoàn toàn tịch tịnh)—The principle or law of extinction, i.e. nirvana

Diệt Môn: Nirvana (skt)—Niết Bàn—In contrasted with Samsara (transmigration) Lưu chuyển môn.

Diệt Nghiệp,滅業, Nghiệp đưa đến tận diệt khổ đau phiền não, hay nghiệp đưa đến Niết Bàn—The work or karma of nirodha, the karma resulting from the extinction of suffering, i.e. nirvana

Diệt Pháp,滅法, Pháp Vô Vi (dùng để diệt bỏ hết chư tướng. Thân tâm đối với cảnh không còn cảm động, không ưa, không ghét, không ham, không chán, không vui, không buồn, không mừng, không giận)—The unconditioned dharma, the ultimate inertia from which all forms come, the noumenal source of all phenomenal

Diệt Pháp Nhẫn: See Diệt Pháp Trí Nhẫn.

Diệt Pháp Quả: Quả vị tịnh tịch tuyệt đối—The realm of the absolute, of perfect quiescence.

Diệt Pháp Trí,滅法智, Trí soi chiếu Diệt Đế của Dục giới hay trí giải thoát khỏi dục vọng và luân hồi sanh tử—The knowledge or wisdom of the dogma of extinction of passion and reincarnation

Diệt Pháp Trí Nhẫn,滅法智忍, Diệt Pháp Nhẫn hay nhẫn nhục đạt được nhờ có Diệt Pháp Trí (nhờ Diệt Pháp Trí mà sanh ra loại nhẫn nhục có thể đoạn trừ dục vọng và luân hồi sanh tử)—One of the eight kinds of endurance, the endurance and patience associated with the knowledge or wisdom of the dogma of extinction of passion and reincarnation

Diệt Quả,滅果, Nirvana (skt)—Niết Bàn là đạo quả tận diệt dục vọng, đế thứ ba trong tứ đế—Nirvana as the fruit of extinction of desire, the third of the four axioms

Diệt Quán: Quán sát về sự dập tắt: hủy diệt si mê bằng cách chấm dứt nghiệp sanh, lão, bịnh, tử—The contemplation of extinction: the destruction of ignorance followed by the annihilation of karma, birth, old age and death.

Diệt Sấn: Tên một tội danh trong Luật Tạng. Tỳ kheo phạm trọng tội mà không phát lồ sám hối thì bị xóa tên trong sổ Tăng tịch và bị đuổi đi (tội nầy tương đương với tội tử hình ngoài đời)—Blotting out the name and the expulsion of a monk who has committed a grievous sin without repentance.

Diệt Tận Định,滅盡定, See Diệt Thọ Tưởng Định

Diệt Tận Tam Muội,滅盡三昧, See Diệt Thọ Tưởng Định

Diệt Thọ Tưởng Định,滅受想定, Diệt Tận Định—Định Tam muội, làm cho tâm và tâm sở của Lục Thức dập tắt hoàn toàn những cảm thọ và suy tưởng. Đây là một trong những phương thức thiền cao nhất dẫn tới định tâm (tâm ý không nhiễm không nương vào một cảnh nào, không tương ứng với một pháp nào. Đây là phép định của bậc Thánh. Khi vào phép nầy thì tâm trí vượt tới cõi vô sắc giới, truớc khi đi vào cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Định, rồi đắc quả Phật và nhập Niết Bàn)—A samadhi in which there is complete extinction of sensation and thought, one of the highest form of meditation (kenosis), resulting from concentration.

Diệt Trí,滅智, Cái trí chiếu rõ đạo lý Diệt Đế, dứt khổ trừ phiền não—The knowledge or wisdom, of the third axiom, nirodha or the extinction of suffering

Diệt Trường,滅場, Nơi mà hành giả đạt được tận diệt dục vọng, hay niết bàn—The plot or arena where the extinction of the passions is attained; the place of perfect repose, or nirvana

Diệt Tướng:

1) Một trong bốn pháp hữu vi được nói đến trong Kinh Kim Cang. Pháp hữu vi khi hiện pháp trong hiện tại bị diệt đi thì nhập vào pháp quá khứ: One of the four states of all phenomena, mentioned in the Diamond Sutra. The extinction, as when the present passes into the past—See Tứ Tướng.

2) Một trong tam tướng chân như. Chân như tịch diệt (không còn hai tướng sanh tử): One of the three forms or positions of Bhutatathata. The absolute and unconditioned aspect of Bhutatathata—See Tam Tướng.

Diệt Yết Ma,滅羯磨,

1) Diệt Nghiệp: The extinguishing karma—See Diệt Nghiệp.

2) Loại trừ một vị Tăng phạm tội mà không phát lồ sám hối ra khỏi Tăng đoàn: The blotting out of the name of a monk and his expulsion from the order—See Diệt Sấn.

Diệu: Manju or suksma (skt)—Tát Tô—Huyền diệu không thể nghĩ bàn hay bất khả tư nghì—Marvelous—Wonderful—Profound—Subtle—Supernatural—Mystic—Mysterious—Beyond thought or discussion.

· Bất Khả Tư Nghì: Beyond thought or discussion.

· Sáng chói: Brilliant—Shining—See Thất Diệu.

· Tuyệt Đối: Special—Outstanding.

· Vô Tỷ: Incomparable.

· Tinh Tế Thậm Thâm: Subtle and profound.

Diệu Âm,妙音, Âm thanh thù diệu—Wonderful sound

Diệu Âm Biến Mãn,妙音徧滿, Manjna-sabdabhigarjita (skt)

1) Âm thanh thù diệu tỏa khắp nơi nơi: Universal wonderful sound.

2) Thời kỳ mà Đức A Nan thành Phật với danh hiệu Diệu Âm Biến Mãn Như Lai—The kalpa of Ananda as a Buddha with the title Manojna-Sabdabhigarjita Buddha.

Diệu Âm Bồ Tát:

1) Diệu Âm Đại Sĩ—Vị Đại Sĩ, trụ trên cõi Đông Độ của Đức Tỳ Lô Giá Na, đã chứng được mười bảy sắc thân tam muội (Ngài cũng vì nhiều nhân duyên ở cõi Ta Bà này thường thị hiện thành Đế Thích, Phạm Vương, Tự Tại Thiên hay Tỳ Sa Môn, Tỳ Kheo để hóa độ chúng sanh)—A Bodhisattva, master of seventeen degrees of samadhi, residing Vairocana-rasmi-pratimandita.

2) Thủy Thiên Đức Phật: Vị Phật thứ 743 trong hiện kiếp, người cai quản hết thảy nước trong vũ trụ—A Buddha like Varuna controlling the waters, the 743rd Buddha of the present kalpa.

3) Sughosa, một người em gái của Quán Âm Đại Sĩ: Sughosa, a sister of Kuan-Yin Bodhisattva.

4) Ghosa, vị A La Hán, nổi tiếng vì khả năng biện biệt giải thích. Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, chính Ghosa đã phục hồi thị giác cho Dharmavivardhana bằng cách rửa mắt với nước mắt của những người đã từng cảm động vì tài hùng biện của Ngài—Ghosa, according to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, an arhat, famous for exegesis, who restored the eyesight of Dharmavivardhana by washing his eyes with the tears of people who were moved by his eloquence.

Diệu Âm Đại Sĩ: See Diệu Âm Bồ Tát.

Diệu Âm Điểu,妙音鳥, Ca Lăng Tần Già, chim Diệu Âm, là loại chim quý ở Ấn Độ, có tiếng kêu êm ái thanh nhã (người ta ví giọng nói của Đức Phật như tiếng chim nầy)—The wonderful-voice bird, the Kalavinka

Diệu Âm Nhạc Thiên Nữ: Sarasvati (skt)—Diệu Âm Nhạc Thiên Nữ hay Biện Tài Thiên Nữ—The goddess of music and poetry or goddess of eloquence. The goddess of speech and learning; also called the goddess of rhetoric. She is represented in two forms:

1) Vị có hai tay và một ống sáo: One with two arms and a lute.

2) Vị có tám tay: One with eight arms.

Diệu Âm Phật Mẫu: See Diệu Âm Nhạc Thiên.

Diệu Âm Thiên,妙音天, Sarasvati (skt)—See Diệu Âm Nhạc Thiên

Diệu Cao Sơn,妙高山, The wonderful high mountain

Diệu Cao Sơn Vương: Núi Tu Di, dãy núi cao và thù diệu nhất—King of the Wonderful High Mountain—Mount Sumeru.

Diệu Cát Tường,妙吉祥,

1) Kỳ diệu và cát tường: Wonderful and auspicious.

2) Ngài Văn Thù Sư Lợi: Manjusri (skt).

· Diệu: Manju (skt).

· Cát Tường: Sri (skt).

Diệu Chân Như : Fundamental nature of all things—Totality.

Diệu Chân Như Tánh,妙眞如性, Chân như là thực tướng của muôn pháp—The profound nature of the Bhutatathata—The totality or fundamental nature of all things

Diệu Dụng: Wonderful application.

Diệu Điển,妙典, Kinh điển nói về pháp huyền vi mầu nhiệm (Đại Thừa)—The classics of the wonderful dharma (Mahayana)

Diệu Thổ,妙土, Quốc độ vi diệu, báo độ của Đức Phật hay là Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà—The wonderful land—A Buddha’s reward land, especialy the Western Paradise of Amitabha.

Diệu Đức,妙德,

1) Diệu Đức là nghĩa của thành Ca Tỳ La Vệ: The meaning of Kapilavastu.

2) Diệu Đức còn có nghĩa là tên của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi—Wonderful virtue (title of Manjusri).

Diệu Giả,妙假, Thâm nghĩa của vạn vật trong tam đế viên dung của Thiên Thai Viên Giáo, như nước và sóng, để đối lại với quan điểm “tam đế cách biệt” của Biệt Giáo—The profound meaning of phenomenal of T’ien-T’ai, that they are the bhutatathata, i.e. water and wave, as distinguished from the view of the Differentiated Teaching

Diệu Giác,妙覺,

1) Diệu giác trong Phật giáo Đại thừa gồm tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn (tự mình giác ngộ, giúp người giác ngộ, giác ngộ tròn đầy)—Đây là quả vị thứ 52, cũng là quả vị cuối cùng của một vị Bồ Tát trước khi thành Phật—The fine state of truth—The wonderful enlightenment of Mahayana Buddhism, consisting of self-enlightenment to enlighten others and Enlightenment of Buddhahood—The fifty-second and the last stage of a bodhisattva before becoming Buddha.

Diệu Giác Địa,妙覺地, Quả vị Diệu Giác hay quả vị Phật—The stage of wonderful enlightenment—Buddhahood

** For more information, please see Diệu Giác

Diệu Giác Tánh,妙覺性, Tính chất hay bản chất thậm thâm của quả vị Phật—The profound enlightened nature of the Buddha

Diệu Giác Vị: The Buddha-stage—The fruition of holiness—See Lục Tức Phật (6).

Diệu Giáo,妙教, Giáo lý thậm thâm kỳ diệu của Pháp Hoa—Admirable, profound teaching (Lotus sutra)

Diệu Hành: Hành động thâm diệu mà một thiện nghiệp được tạo ra—The profound act by which a good karma is produced.

Diệu Hiền,妙賢, Subhadra (skt)—Vị Tăng nổi tiếng được nói đến trong Tây Phương Du Ký—A famous monk mentioned in the Records of Western Lands

Diệu Hiển Sơn,妙顯山, Núi Tu Di, có dáng vẻ thù diệu—The mountain of marvellous appearance (Sumeru)

Diệu Huệ: Sukshmamati (skt)—Trí huệ tinh diệu—Exquisite knowledge.

Diệu Huyền,妙玄, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa—Kỳ diệu thậm thâm—Wonderful and profound—See Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú

Diệu Hữu,妙有, Cái “hữu” tuyệt đối (cái hữu phi hữu, cái có mà không phải là có), đối lại với cái hiện hữu giả hợp của vạn pháp—The absolute reality—Supernatural existence—Incomprehensible entity, as contrasted with the superficial reality of phenomena

Diệu Hữu Tức Chân Không: Existence is Emptiness—Diệu hữu tức chân không còn có nghĩa là Sự tức Lý, hay trong Sự đã có sẵn Lý rồi—Existence is Emptiness means Practice is Theory or in Practice there already exists Theory—See Lý Sự Viên Dung, and Tứ Pháp Giới (3).

Diệu Hỷ Quốc: The Happy Land.

Diệu Hỷ Thế Giới,妙喜世界, The realm of profound joy

Diệu Hỷ Túc Thiên: The heaven full of wonderful joy.

Diệu Kiến,妙見,

1) Cảnh kỳ diệu: The beautiful sight.

2) Tên của bảy ngôi sao thuộc chòm sao Bắc Đẩu, được cai trị bởi—Ursa Major ruled by:

· Chư Bồ Tát: Bodhisattvas.

· Chư Phật: Buddhas.

· Có người nói Đức Thích Ca ngự trị ở đó: Some say Sakyamuni who rules there.

· Người khác lại cho rằng Bồ Tát Quán Âm: Others say Kuan-Yin.

· Người khác lại cho là Phật Dược Sư: Others say Bhaisajya Buddha.

· Người khác nữa lại cho là Bảy vị Phật: Others say the seven Buddhas.

Diệu Lạc:

1) Âm nhạc kỳ diệu nơi cõi Tịnh Độ: Wonderful music in the Pure Land.

2) Niềm vui sướng kỳ diệu nơi cõi Tịnh Độ hay Niết Bàn: Wonderful joy in the Pure Land or Nirvana.

3) Lục Tổ Thiên Thai: The sixth T’ien-T’ai patriarch.

Diệu Liên Hoa,妙蓮華, Liên Hoa Kỳ Diệu biểu hiện cho trí tuệ sáng suốt thấu triệt chân lý của Phật, dù gần nơi thế giới nhiễm tạp cũng không bị hoen ố—The wonderful lotus, symbol of the pure wisdom of Buddha, unsullied in the midst of the impurity of the world—See Diệu Pháp Liên Hoa

Diệu Minh,妙明, Cái tâm chân thực trong sáng tuyệt diệu hay trí tuệ chân chính vô lậu đưa chúng sanh đến chỗ chấm dứt luân hồi sanh tử—Profoundly enlightened mind or heart (the knowledge of the finality of the stream of reincarnation)

Diệu Môn,妙門, Pháp môn thù diệu hay cửa vào Niết Bàn—The wonderful of the dharma—The door to the Nirvana

Diệu Ngữ Tạng,妙語藏, Chân ngôn Đà La Ni—The storehouse of miraculous words, mantras, dharanis, or magic spells of Shingon

Diệu Nhạc: Wonderful music in the Pure Land.

Diệu Nhân,妙因, Nhân kỳ diệu—Giới luật của Bồ Tát (lục Ba La Mật) như là những nhân đưa đến quả vị Phật—The profound cause—The discipline of the bodhisattva (charity and the six paramitas, etc) as producing the Buddha-fruit

Diệu Pháp,妙法, Saddharma (skt)—Pháp thù thắng đệ nhất không thể nghĩ bàn—The wonderful law or truth (Lotus sutra)—The Wonderful Dharma—Wonderful Law which is beyond thought or discussion.

Diệu Pháp Cung,妙法宮, Cung Diệu Pháp, nơi Đức Phật thường trụ—The palace of the wonderful law in which the Buddha ever dwells

Diệu Pháp Đăng,妙法燈, Ánh sáng Diệu Pháp soi rọi bóng tối vô minh—The lamp of the wonderful law shinning into the darkness of ignorance.

Diệu Pháp Đường,妙法堂, Diệu Thiện Pháp Đường, tọa lạc tại góc tây nam trên cung Trới Đao Lợi (ba mươi ba tầng Trời), nơi ba mươi ba vị Trời họp bàn xem việc nào là chánh pháp, việc nào không phải là chánh pháp—The hall of wonderful dharma, situated in the south-west corner of Trayastrimsas heaven, where the thirty-three devas discuss whether affairs are according to law or truth or the contrary

Diệu Pháp Hoa,妙法華, See Diệu Pháp Liên Hoa

Diệu Pháp Liên Hoa,妙法蓮華,Saddharmapundarika (skt), Wonderful Lotus Sutra

Video Kinh Phap Hoa (TN Phuoc Hoan)

Diệu Pháp được Phật thuyết giảng trong kinh Pháp Hoa, được xem như là một đại luân, được giải thích như là nhân của “Nhất Thừa,” bao gồm toàn bộ chân lý Phật pháp, so với phần giáo hay phương tiện thuyết mà Đức Phật đã nói trước; tuy nhiên cả hai đều bao gồm trong trong “Toàn Chân Giáo” của Đức Phật—Wonderful Law Lotus Flower Sutra—The Sutra of the Lotus Flower of the Wonderful Law—The Lotus of the True Law, or the Budha’s doctrine regarded as a great cakra or wheel—The wonderful truth as found in the Lotus Sutra, the One Vehicle Sutra, which is said to contain Buddha’s complete truth as compared with his previous partial, or expedient teaching, but both are included in this perfect truth

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh,妙法蓮華經, Saddharmapundarika (skt)—Bồ Vân Phân Đà Lợi Kinh—See Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa,妙法蓮華經玄義, See Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú,妙法蓮華經文句, Ngài Trí Giả đời Tùy giải thích chính văn của Kinh Liên Hoa—The commentaries and treatises on the Suddharmapundarika Sutra, which composed and explained by master T’ien-T’ai Chih-I.

Diệu Pháp Luân,妙法輪, Bánh xe Diệu Pháp, hay giáo pháp do Phật khởi chuyển được xem như là một đại luân kỳ diệu không thể nghĩ bàn—The wheel of the wonderful law, Buddha’s doctrine regarded as a great cakra or wheel, which is beyond thought and discussion

Diệu Pháp Nhứt Thừa: Một thừa duy nhứt của Diệu Pháp hay Toàn Giáo Đại Thừa—The one vehicle of the Wonderful dharma, or perfect Mahayana.

Diệu Pháp Tạng,妙法藏, The treasury of the wonderful law

Diệu Pháp Thuyền,妙法船, Thuyền Diệu pháp, có khả năng chuyển người vượt qua biển đời sanh tử để đi đến Niết bàn—The bark or boat of wonderful dharma, capable of transporting men over the sea of life into nirvana

Diệu Quả,妙果, Kết quả kỳ diệu, như Bồ Đề và Niết Bàn—Wonderful fruit, i.e bodhi, or enlightenment, or nirvana

Diệu Quán: Sự quán chiếu kỳ diệu (tam quán viên dung của Viên Giáo)—The wonderful contemplation, the wonderful system of the three T’ien-T’ai meditations—See Tam Quán.

Diệu Quang,妙光, Varaprabha (skt)

1) Ánh sáng kỳ diệu: Wonderful Light.

2) Một kiếp tái sanh hồi xa xưa của Ngài Văn Thù: An ancient incarnation of Manjusri.

Diệu Quang Phật,妙光佛, Vị Phật thứ 930 trong một ngàn vị Phật hiện kiếp—Suryarasmi, the 930th Buddha of the present kalpa

Diệu Sắc,妙色, Surupa—Tô Lâu Ba—Sắc tướng báo thân báo độ của Phật là tuyệt diệu không thể nghĩ bàn—The wonderful form or body (Buddha’s sambhogakaya and his Buddha-land)

Diệu Sắc Thân Như Lai,妙色身如來, Surupakaya Tathagata (skt)—Đức Phật A Súc ở phương Đông đuợc kể đến khi làm phép bố thí cho ngạ quỷ—Aksobhya, the Buddha of the East, who is thus addressed when offerings are made to the hungry ghosts

Diệu Tàng: Bodhisattva Ruciraketu (skt)—Tên của một vị Bồ Tát—Name of a Bodhisattva.

Diệu Tàng Tướng Tam Muội: Dhvajagrakeyura (skt)—The ring on the top of a standard—A degree of ecstatic meditation (mentioned in Lotus sutra).

Diệu Tâm,妙心, Diệu tâm là tâm thể tuyệt diệu không thể nghĩ bàn, nó vượt ra ngoài sự suy tưởng của nhân thiên, không còn vướng mắc bởi có không, trong đó tất cả những ảo tưởng tà vạy đều bị loại bỏ. Theo Thiên Thai Biệt Giáo, thì đây chỉ giới hạn vào tâm Phật, trong khi Thiên Thai Viên Giáo lại cho rằng đây là tâm của ngay cả những người chưa giác ngộ—The wonderful and profound mind or heart which is beyond human thought. The mind which clings to neither to nothingness nor to actuality—The mind in which all erronuous imaginings have been removed. According to to the Differentiated Teaching of the T’ien-T’ai school, limited this to the mind of the Buddha, while the Perfect teaching universalized it to include the unenlightened heart of all men.

Diệu Thiện Công Chúa: Công Chúa Diệu Thiện, con gái thứ ba của vua Trang Nghiêm, là hiện thân của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát—The princess of wonderful goodness, name of Kuan-Yin as third daughter of King Chuang-Yen.

Diệu Thiện Pháp Đường: See Diệu Pháp Đường.

Diệu Thiện Thế Giới:

1) Thế giới thâm hỷ: The realm of profound joy.

2) Xứ sở của Ngài Duy Ma Cật, người mà người ta tin là đồng thời với Đức Phật: The country of Vimalakirti, who has stated to have been a contemporary of sakyamuni.

Diệu Thiện Túc Thiên: Cung Trời Đâu Suất, nơi có đầy niềm vui kỳ diệu—Tushita, the heaven full of wonderful joy

Diệu Thú,妙趣, Cõi thú kỳ diệu, như được sanh ra làm người và được tu theo giáo lý Đại Thừa—The wonderful destiny or metempsychosis, i.e. that of Mahayana.

Diệu Thừa,妙乘, The Wonderful Yana—See Đại Thừa

Diệu Tí Bồ Tát: Subaku-kumara (skt)—Tô Bà Hô Đồng Tử—Vị Bồ Tát có cánh tay kỳ diệu—The Bodhisattva of the wonderful arm.

Diệu Tí Bồ Tát Kinh: Subahku-kumara Sutra (skt)—Kinh nói về Tô Bà Hô Đồng Tử—The sutra mentioned about Subaku Bodhisattva.

Diệu Tông,妙宗, Tông phái huyền diệu thậm thâm, ý nói Liên Hoa Tông—Profound principles (The Lotus sect)

Diệu Trang Nghiêm Vương,妙莊嚴王, Subhavyuha (skt)—Diệu Trang Vương, người nổi tiếng vì là cha của Quán Âm (Trung Quốc), người đã giết Quán Âm Diệu Thiện, nhưng lưỡi kiếm của đao phủ bị gẫy nên không làm tổn hại được nàng. Hồn nàng Diệu Thiện đi xuống địa phủ, nhưng địa phủ lập tức biến thành thiên đường. Để cứu vãn địa ngục của ông ta, Diêm Vương đưa nàng trở lại trần thế trên một hoa sen—Who is reputed to be the father of Kuan-yin (China), who had killed her by “stifling” because the sword of the executioner broke without hurting her. Her spirit went to hell, but hell changed to paradise.

Trên Facebook

 

Âm lịch

Ảnh đẹp

Từ điển Online

Từ cần tra:
[Dịch văn bản]
Tra theo từ điển: