Thăng Thiên,昇天, Externalists believe that their founder ascended to heaven (not dying) in the Ascension Day
Thăng Thưởng: To promote and to reward.
Thăng Tọa,陞座, Đăng đàn thuyết pháp—To ascend the platform to expound the sutras—To ascend the seat (platform), or to go up to the Dharma Hall to preach or to expound the sutras
Thăng Trầm,升沈, To ascend and descend—Ups and downs—Vicissitudes—Rise and fall
Thăng Trật: To be promoted.
Thắng:
1) Chiến thắng: Jina (skt)—Victorious—To win—To conquer—To defeat.
2) Hãm thắng xe lại: To stop—To put on the brake.
3) Thắng đường: To boil sugar—To melt fat.
4) Vượt thắng: Surpassing—All-pervading.
Thắng Bại: Victory or defeat.
Thắng Cảnh: Fine (beautiful) scenery.
Thắng Châu,勝州, Uttarakuru (skt)—Bắc Cu Lô Châu—The continent north of Mount Meru
Thắng Duyên: Auspicious conditions.
Thắng Giả,勝者, Pradhana (skt)—Thắng Luận Sư—Pre-eminent, predominant
Thắng Giải,勝解, To win a prize
Thắng Hữu,勝友,
1) Làm bạn với người chiến thắng, ý nói về quy y Phật: Friend of the Jina, or, having the Jina for friend, or to take refuge in the Triratna.
2) Tên của một vị Tăng có tài hùng biện tại tu viện Na Lan Đà, vào khoảng năm 630 sau Tây Lịch, tác giả của bộ Đại Chúng Bộ Luật, được dịch sang Hoa ngữ khoảng năm 700 sau Tây Lịch: The name of an eloquent monk of Nalanda, around 630 A.D., author of Sarvastivadah-vinaya-sangraha, translated into Chinese in 700 A.D.
Thắng Kiện: To win one’s case.
Thắng Lâm,勝林, The Jeta Grove, Jetavana—See Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên.
Thắng Lợi,勝利, See Thắng
Thắng Luận,勝論, See Thắng Luận Tông
Thắng Luận Tông,勝論宗, Vaisesika-sastra (skt)—Còn dịch là Tông của Vệ Thế Sư. Thắng Luận là một trong sáu phái triết học ở Ấn Độ do Âu Lộ Ca Tiên (Uluka), còn có tên là Ca Na Đà, sáng lập. Người ta đã đặc cho ông và hàng đệ tử nối tiếp ông danh hiệu luận sư hay luận sư ngoại đạo. Về sau phái nầy họp lại với phái Nyaya thành phái Nyaya-Vaisesika (trường phái nầy là luận phái duy vật chuyên phân tích vũ trụ vạn hữu thành không gian)—The Vaisesika-sastra sect of Indian philosophy, whose foundation is ascribed to Kanada (Uluka); he and his successors are respectfully styled sastra-writers (philosophers) or slightingly styled heretical philosophers; the school when combined with the Nyaya, is also known as Nyaya-Vaisesik
Thắng Mạn Phu Nhân: Malyasri (skt)—Con gái của vua Ba Tư Nặc, nước Xá Vệ, mẹ là Mạt Lợi Phu Nhân. Tên tiếng Phạn của bà là Thi Lợi Ma La, nàng vương phi của vua A Du Xà. Về sau người ta lấy tên nàng mà đặt cho một chúng hội và Kinh Thắng Mạn—Daughter of Prasenajit, wife of the king of Kosala (Oudh), after whom the Srimaladevi-simhanada assembly and sutra are named—See Mạt Lợi Phu Nhân, and Kinh Thắng Man.
Thắng Nghĩa,勝義, Không thể giải thích bằng lời hay đối lại với lời của thế tục mà gọi là thắng nghĩa (diệu lý sâu xa vượt hơn hẳn lý thời gian thế tục)—Beyond description which surpasses mere earthly ideas; superlative; inscrutable
Thắng Nghĩa Căn,勝義根, Đối lại với trần căn mà lập ra thắng nghĩa căn. Thực thể của năm căn nhãn, nhĩ, vân vân (nhờ vào nó mà có tác dụng phát thức thủ cảnh, do tứ đại chủng tạo thành)—The surpassing organ, i.e. intellectual perception, behind the ordinary organs of perception, e.g. eyes, ears, etc
Thắng Nghĩa Đế,勝義諦, Chân đế hay chân lý cao tuyệt đối lại với tục đế hay chân lý của thế tục—The superior truth, enlightened truth, as contrast with worldly truth
Thắng Nghĩa Đế Luận,勝義諦論, Paramartha-sastra (skt)—Tập luận về Thắng Nghĩa Đế của ngài Thế Thân Bồ Tát—A philosophical work by Vasubandhu
Thắng Nghĩa Không,勝義空, Tính siêu việt hay tính không của Niết Bàn—Nirvana as surpassingly real or transcendental
Thắng Nghĩa Pháp,勝義法, Tên khác của Niết Bàn—The superlative dharma, or nirvana
Thắng Nghiệp,勝業, Hành nghiệp thắng diệu—Surpassing karma
Thắng Pháp,勝法, The superlative dharma
Thắng Pháp Đế: The superior truth, enlightened truth, in contrast with worldly truth (Tục pháp).
Thắng Pháp Đế luận: Paramartha-satya-sastra—A philosophical work by Vasubandhu (Thế Thân Bồ Tát).
Thắng Pháp Không: Nirvana as surpassingly real or transcendental.
Thắng Pháp Yếu Luận: Compendium of Philosophy.
1) Thắng Pháp Yếu Luận là một trong những bộ luận của Câu Xá Tông, trong đó tất cả các pháp được chia làm hữu vi và vô vi—Compendium of Philosophy is one of the chief sastras or commentaries of the Abhidharma-kosa School, which is classified into two kinds: conditioned and non-conditioned.
a) Hữu Vi Pháp: The created or unconditioned—See Hữu Vi Pháp.
b) Vô Vi Pháp: Asamskrta (skt)—See Vô Vi Pháp.
2) Những pháp nầy đều là hữu vi, tổng cộng có 72, cùng với 3 pháp vô vi tạo thành 5 bộ loại với 75 pháp: These are all created things, 72 in number and with uncreated things, 3 in number, constitute the five categories and the seventy-five dharmas—See Bảy Mươi Lăm Pháp Câu Xá Tông.
Thắng Quả,勝果, Quả Thắng Diệu hay Phật quả, đối với Tiểu Thừa là Thanh Văn quả hay Duyên Giác quả; còn đối với Thập Địa Bồ Tát thì gọi là Thắng quả—The surpassing fruit, i.e. that of the attainment of Buddhahood, in contrast with Hinayana lower aims; two of these fruits are transcendent nirvana and complete bodhi.
Thắng Quân,勝軍, Prasenajit (skt)—Vua Ba Tư Nặc của xứ Kosala, người hộ trì Phật pháp đắc lực trong thời Đức Phật còn tại thế—Conquering army, or conqueror of an army; king of Kosala and patron of sakyamuni—See Prasenajit in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section
Thắng Sĩ,勝士, Kẻ chiến thắng, ý nói người tinh chuyên giữ giới—Victor, one who keeps the commandments
Thắng Tâm,勝心, Tâm chiến thắng, hay tâm tinh chuyên hành trì theo giới luật nhà Phật—The victorious mind, which carries out the Buddhist discipline
Thắng Thần Châu,勝神州, Videha or Purvavideha (skt)—Đông Thắng Thần châu—The continent east of Sumeru Mountain
Thắng Thừa,勝乘, Đức danh của Đại Thừa (theo Kinh Hoa Nghiêm, vượt qua nhị thừa là Đại Thừa, Đệ Nhất Thừa, Thắng Thừa, Tối Thắng Thừa)—The victorious vehicle—Mahayana—See Đại Thừa
Thắng Tử Thọ: Trước kia gọi là Kỳ Đà Lâm hay Kỳ Hoàn, Thắng Tử Thọ, dịch là Thệ Đa Lâm (Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên)—The Jeta Grove, Jetavana.
Thắng Ứng Thân: Còn gọi là Tôn Đặc Thân, một trong ba thân Phật Pháp thân, Báo thân, và Ứng thân do tông Thiên Thai lập ra. Báo thân lại chia làm hai Tự Thụ Dụng và Tha Thụ Dụng thân. Tha Thụ Dụng của báo thân đối với Tự thụ dụng mà gọi là Thắng Ứng thân (Tha thụ dụng thân vừa là báo thân mà cũng là ứng thân)—A T’ien-T’ai term for the the superior incarnational Buddha-body, i.e. his compensation-body under the aspect of saving others.
Thắng Xứ,勝處, Place of victory
Thằng: Sơi dây—String—Cord.
Thằng Sàng,繩床, Võng giường dây—A string-bed
Thâm Bí A Xà Lê:
1) Tên gọi Đức Đại Nhật Như Lai: Name of the Vairocana.
2) Những vị sư đã được thụ pháp quán đỉnh ở Đức Đại Nhật Như Lai: Bhiksus who have already received the initiation ceremony from Vairocana (esoterics).
Thâm Canh: Late into the night.
Thâm Diệu,深妙, See Thâm Bí
Thâm Hành: Hành nghiệp thâm mật từ bậc sơ địa Bồ Tát trở lên—Deep or deepening progress, that above the initial bodhisattva stage.
Thâm Hành A Xà Lê: A xà lê từ bậc sơ địa Bồ Tát trở lên—Acarya who has attained stages above the initial bodhisattva stage.
Thâm Huyền,深玄,
1) Màu đen đậm: Deep black—Dark.
2) Sâu sắc: Deep—Abstrue.
Thâm Khang: Hố sâu—A deep or fathomless pit.
Thâm Kinh,深經, Thâm Tạng—Gọi chung các kinh điển Đại Thừa, thuyết giảng về sự thậm thâm của chánh pháp—Profound sutras, or texts, those of Mahayana
Thâm Lý,深理, Nguyên lý thậm thâm—Profound principle, law or truth
Thâm Ma Xá Na,深摩舍那, Smasana (skt)—Nơi vứt xác người chết—Place for disposing of the dead
Thâm Mật,深密, See Thâm Bí
Thâm Nhập,深入, Nyanti (skt)—Ni Diên Để—Tên riêng của tham (lòng tham có khả năng đi sâu vào cái cảnh mà nó muốn, lại có thể đi sâu vào tự tâm nên gọi là thâm nhập)—Deep entering—To infiltrate—To penetrate into, or the deep sense, i.e. desire, covetousness, cupidity
Thâm Nhập Vào Đại Trí Của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát: To penetrate the great wisdom of Manjusri Bodhisattva.
Thâm Nhiễm: Imbued (a)—Impragnated.
Thâm Niên: Length of service—Seniority.
Thâm Ố: To hate deeply.
Thâm Pháp,深法, See Thâm Pháp Môn
Thâm Pháp Môn,深法門, Pháp môn sâu sắc—Profound truth or method
Thâm Pháp Nhẫn,深法忍, Pháp nhẫn sâu sắc (người nghe được pháp nầy thì trụ vững không thối chuyển)—Patience or perseverance in faith and practice
Thâm Sâu: Profound.
Thâm Sơn Cùng Cốc: Remote area (place).
Thâm Tạng,深藏, See Thâm Kinh
Thâm Tâm,深心,
1) Tự đáy lòng: Bottom of one’s heart.
2) Một trong tam tâm, cái tâm cầu Phật, cầu Pháp sâu nặng: One of the three minds, profound mind engrossed in Buddha-truth, or thought, or illusion, etc.
Thâm Thù: Deep hatred
Thâm Thúy: Deep—Profound.
Thâm Tín,深信, Tin tưởng sâu xa—Deep faith
Thâm Tịnh,深淨, Thanh tịnh sâu sắc—Profound pure
Thâm Trí,深智, Trí thâm sâu—Profound knowledge or wisdom
Thậm Ma Xá Na: Smasana (skt)—See Thi Đà Lâm.
Thậm Thâm,甚深, Sự thậm thâm của Phật pháp—Profundity of Buddha-truth
Thân: Kaya or Tanu (skt).
1) Làm cho dài ra: To draw out—To stretch—To expand.
2) Thân ái: To love—Beloved.
3) Thân quyến: Family—Relatives.
4) Thân thích: Personally related—Intimate.
5) Thân hình: Kaya, or tanu, or deha (skt)—Physical existence—Body—The self—The sense or organ of touch.
6) Thân là một đối tượng của Thiền: Mục đích đầu tiên của thiền tập là để nhận thức bản chất thật của thân mà không chấp vào nó. Đa phần chúng ta nhận thân là mình hay mình là thân. Tuy nhiên sau một giai đoạn thiền tập, chúng ta sẽ không còn chú ý nghĩ rằng mình là một thân, chúng ta sẽ không còn đồng hóa mình với thân. Lúc đó chúng ta chỉ nhìn thân như một tập hợp của ngũ uẩn, tan hợp vô thường, chứ không phải là nhứt thể bất định; lúc đó chúng ta sẽ không còn lầm lẫn cái giả với cái thật nữa: The first goal of meditation practices is to realize the true nature of the body and to be non-attached to it. Most people identify themselves with their bodies. However, after a period of time of meditation practices, we will no longer care to think of yourself as a body, we will no longer identify with the body. At that time, we will begin to see the body as it is. It is only a series of physical and mental process, not a unity; and we no longer mistake the superficial for the real—See Ngũ Uẩn.
· Tỉnh thức về hơi thở: Anapanasati (p)—Mindfulness of your breathing.
· Tỉnh thức về thân trong những sinh hoạt hằng ngày, như đi, đứng, nằm, ngồi, nhìn ai, nhìn quang cảnh, cúi xuống, duỗi thân, mặc quần áo, tăm rữa, ăn uống, nhai, nói chuyện, vân vân. Mục đích là chú ý vào thái độ của mình chứ không chạy theo những biến chuyển: Mindfulness of your body in daily life activities, such as mindfulness of your body while walking, standing, lying, sitting, looking at someone, looking around the environments, bending, stretching, dressing, washing, eating, drinking, chewing, talking, etc. The purpose of mindfulness is to pay attention to your behavior, but not to run after any events.
Thân Ái,親愛, See Thân (2)
Thân An Tâm Lạc: Ease of body and joy of heart.
Thân Bình Đẳng: Same in body—Đức Phật nói: “Ta và chư Như Lai đều cũng như nhau về thân thể.”—The Buddha said: “All Tathagatas and I are the same as regards the body.”
Thân Bịnh: Physical sickness.
Thân Căn,身根, Kayendriya (skt)—Một trong ngũ căn—The organ of touch, one of the five organs of sense
Thân Chúng Sanh Thân Phật: Sentient beings’ bodies-Buddha’s body—Theo Kinh Duy Ma Cật thì ông Duy Ma Cật đã dùng phương tiện hiện thân có bệnh để thuyết pháp hóa độ chúng sanh. Do ông (Duy Ma Cật) có bệnh nên các vị Quốc Vương, Đại thần, Cư sĩ, Bà la môn cả thảy cùng các vị Vương tử với bao nhiêu quan thuộc vô số ngàn người đều đến thăm bệnh. Ông nhân dịp thân bệnh mới rộng nói Pháp—According to the Vimalakirti Sutra, Vimalakirti used expedient means of appearing illness in his body to expound about sentient beings’ bodies and the Buddha’s body to save them. Because of his indisposition, kings, ministers, elders, upasakas, Brahmins, et., as well as princes and other officials numbering many thousands came to enquire after his health. So Vimalakirti appeared in his sick body to receive and expound the Dharma to them, saying:
Thân Đăng,身燈, Đốt thân mình làm đèn để cúng dường Phật, như việc làm của Đức Dược Vương Bồ Tát nói trong Kinh Pháp Hoa—The body as a lamp burnt in offering to a Buddha, i.e. the Medicine King in the Lotus Sutra
Thân Đầu La,申頭羅, Sindura (skt)—Trò ảo thuật của ảo tưởng hiện ra và biến mất trong không trung—The trick of the illusionist who disappears in the air and repappears
Thân Điền,身田, Trên thân chính là chỗ gieo trồng và sanh sản thiện hay ác nghiệp cho kiếp lai sinh—The body regarded as a field which produces good and evil fruit in the future existence
Thân Thổ,身土, Chánh Báo—Thân ta hôm nay chính là kết quả trực tiếp của tiền nghiệp; hoàn cảnh xung quanh chính là kết quả gián tiếp của tiền nghiệp—Body and environment (the body is the direct fruit of the previous life; the environment is the indirect fruit of the previous life)
** For more information, please see Chánh Báo and Nhị Báo.
Thân Độc,身毒, Sindhu, Indus, Sindh (skt)—Hiền Thủ—Ấn Độ
Thân Giáo Sư,親教師, Thầy bổn sư—Upadhyaya (skt)—One’s own teacher
Thân Giới Tâm Huệ: Thân mình giữ gìn giới hạn, tâm mình giữ cho trong sáng—Controlled in body and wise in mind.
Thân Hà,申河, Hiranyavati (skt)—Sông Ni Liên Thiền—Nairanjana River
Thân Hành: To come in person.
Thân Hành Niệm Tu Tập: Theo Kinh Thân Hành Niệm trong Trung Bộ Kinh, Tu tập thân hành niệm là khi đi biết rằng mình đang đi; khi đứng biết rằng mình đang đứng; khi nằm biết rằng mình đang nằm; khi ngồi biết rằng mình đang ngồi. Thân thể được xử dụng thế nào thì mình biết thân thể như thế ấy. Sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và các tư duy về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy mà nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất và định tĩnh. Như vậy là tu tập thân hành niệm—According to the Kayagatasati-Sutta in the Middle Length Discourses of the Buddha, cultivation of mindfulness of the body means when walking, a person understands that he is walking; when standing, he understands that he is standing; when sitting, he understands that he is sitting; when lying, he understands that he is lying. He understands accordingly however his body is disposed. As he abides thus diligent, ardent, and resolute, his memories and intentions based on the household life are abandoned. That is how a person develops mindfulness of the body.
Thân Hình,身形, Body
Thân Hình Quý Báu: Precious body.
Thân Hữu,親友, Người bạn thân—An intimate friend
Thân Hữu Lậu: Temporal (worldly) impure body.
Thân Khí,身器, Thân thể người ta chứa đựng 12 phần như da, thịt, máu, tóc, vân vân—The body as a utensil, i.e. containing all the twelve parts, skin, flesh, blood, hair, etc
Thân Kiến,身見, Satkayadrshti (skt)
· Ảo tưởng cho rằng thân mình là có thật, một trong ngũ kiến—The illusion of the body or self, one of the five wrong views.
· Ý tưởng về một cái ngã, một trong tam kết. Có hai cách mà người ta có thể đi đến cái quan niệm cho rằng có sự hiện hữu thực sự của một cái ngã, một là sự tưởng tượng chủ quan, hai là quan niệm khách quan về thực tính—Thought of an ego, one of the three knots. There are two ways in which one comes to conceive the real existence of an ego, the one is subjective imagination and the other the objective conception of reality.
· Tưởng rằng cái ngã cuả chính mình là lớn nhất và là tái sản quí báu nhất:Tin rằng cái ta là lớn nhât và vị đại nhất, nên mục hạ vô nhân. Chỉ có cái ta là quý báu nhứt mà thôi, người khác không đáng kể. Mình tìm fử để chà đạp hay mưu hai người khác—Believe that our self is our greatest and most precious possession in a nix in our eyes. We try by all means to satisfy to our self, irrespective of others’ interest of rights.
** For more information, please see Ngã Kiến, Ngũ Kiến Vi Tế, and Tam Kết.
Thân Liên,身蓮,
1) Hoa sen trong thân, như tâm hay tám cánh sen trong loài hữu tình—The lotus in the body, i.e. the heart, or eight-leaved lotus in all beings.
2) Thân liên cũng tiêu biểu cho Thai Tạng Pháp Giới—It also represents the Carbhadhatu, which is the matrix of the material world out of which all beings come.
Thân Mao Thượng Mi Tướng: Lông trên thân Phật xoắn ngược lên trên, một trong ba mươi hai tướng hảo của Phật—The hairs on Buddha’s body curled upwards, one of the thirty-two marks.
Thân Mật: Intimate—Familiar.
Thân Mẫu: Mother.
Thân Mến: Beloved—Dear.
Thân Mệnh: Body and life (bodily life).
Thân Mình Bất Tịnh, Thân Người Cũng Bất Tịnh, Chỉ Có Thân Phật Là Thanh Tịnh: Our own bodies being impure and disgust, the bodies of others are likewise, only the Buddha-body is forever pure.
Thân Mục: To see with one’s eyes.
Thân Nầy Là Một Khối Ung Sang Bất Tịnh: This body is an impure mass of ulcers.
Thân Nầy Là Trung Tâm Bão Của Khổ Đau Phiền Não: This body is the storm center of sufferings and afflictions.
Thân Nghiệp,身業, Kaya-sankhara (p)—Thân nghiệp tiêu biểu cho kết quả của những hành động của thân trong tiền kiếp. Tuy nhiên, thân nghiệp khó được thành lập hơn ý và khẩu nghiệp, vì như có lúc nào đó mình muốn dùng thân làm việc ác thì còn có thể bị luân lý, đạo đức hay cha mẹ, anh em, thầy bạn, luật pháp ngăn cản, nên không dám làm, hoặc không làm được. Vì thế nên cũng chưa kết thành thân nghiệp được. Hai nghiệp khác là khẩu và ý nghiệp—The karma operating in the body (the body as representing the fruit of action in previous existence. Body karma is difficult to form than thought and speech karma, for there are times when we wish to use our bodies to commit wickedness such as killing, stealing, and commiting sexual misconduct, but it is possible for theories, virtues as well as our parents, siblings, teachers, friends or the law to impede us. Thus we are not carry out the body’s wicked karma—The other two karmas are the karma of the mouth and of the mind)
** For more information, please see Tam Nghiệp.
Thân Người Khó Được: It is difficult to be reborn as a human being—
Thân Nhẫn: Patience of the body—Endurance or forebearing of the body.
Thân Nhẫn Ý Nhẫn: To forebear in both the body and the mind—Nếu muốn thành tựu quả vị Bồ Tát, chúng ta phải thực hành thân nhẫn ý nhẫn—If we want to accomplish the Bodhisattvahood, we should always be forebearing in both the body and the mind.
Thân Nhập,身入, Một trong lục nhập. Cũng là một trong thập nhị nhân duyên—The sense of touch, one of the six senses. Also one of the links in the chain of causation
** For more information, please see Lục Nhập
and Thập Nhị nhân Duyên.
Thân Nhật,申日, Candra (skt)
1) Mặt Trăng: The moon.
2) Tên của một vị trưởng lão: Name of an elder.
Thân Nhĩ: To hear with one’s own ears.
Thân Như Ý Thông,身如意通, Rddhividhi-jnana (skt)—See Thân Túc Thông
Thân Nộ Ba Lâm: Yasti-vana (skt)—Trượng Lâm—Rừng Thân Nộ Ba nơi mà ngoại đạo đã dùng một trong những cây trong đó để đo Đức Phật và cuối cùng phải ném bỏ, vì càng đo Đức Phật càng cao thêm—Groves of staves, said to have grown from the staff (of 16 foot bamboo pole) with which the heretic measured the Buddha and which he threw away, because the more he measured the higher the Buddha grew. Another part of the legend is that the forest grew from the bamboo which heretics left behind in chagrin.
Thân Phận: Condition.
Thân Phụ: Father.
Thân Quang,身光, Ánh sáng phát ra từ chính thân Phật hay thân các vị Bồ Tát—The glory or halo shining from the person of a Buddha or Bodhisattva
Thân Quyến,親眷, See Thân (3)
Thân Sắc: Countenance.
Thân Sơ: Close and far.
Thân Tam Khẩu Tứ Ý Tam,身三口四意三,
(A)
1) Thân tam: Kaya-karmas (skt)—Ba giới về thân—The three commandments dealing with the body:
a. Không sát sanh: Not to kill or prohibiting taking of life—Chúng ta chẳng những không phóng sanh cứu mạng, mà ngược lại còn tiếp tục sát sanh hại mạng nữa, chẳng hạn như đi câu hay săn bắn, vân vân—We do not free trapped animals; but, in contrast, we continue to kill and murder innocent creatures, such as fishing, hunting, etc.
b. Không trộm cắp: Not to steal or prohibiting stealing—Chúng ta chẳng những không bố thí cúng dường, mà ngược lại còn lại tiếp tục ích kỷ, keo kiết, trộm cắp nữa—We do not give, donate, or make offerings; but, in contrast, we continue to be selfish, stingy, and stealing from others.
c. Không tà dâm: Not to commit adultery or prohibiting commiting adultery—Chúng ta chẳng những không đoan trang, chánh hạnh, mà ngược lại còn tiếp tục tà dâm tà hạnh nữa—We do not behave properly and honorably; but, in contrast, we continue to commit sexual misconduct or sexual promiscuity.
2) Khẩu tứ: Vac-karmas (skt)—Bốn giới về—The four dealing with the mouth:
a. Không nói dối: Not to lie—Chúng ta chẳng những không nói lời ngay thẳng chơn thật, mà ngược lại luôn nói lời dối láo—We do not speak the truth; but, in contrast, we continue to lie and speak falsely.
b. Không nói lời đâm thọc: Not to exaggerate—Chúng ta không nói lời hòa giải êm ái, mà ngược lại luôn nói lưỡi hai chiều hay nói lời xấu ác làm tổn hại đến người khác—We do not speak soothingly and comfortably; but, in contrast, we continue to speak wickedly and use a double-tongue to cause other harm and disadvantages.
c. Không chửi rũa: Not to abuse—Chúng ta chẳng những không nói lời ôn hòa hiền dịu, mà ngược lại luôn nói lời hung ác như chữi rũa hay sỉ vả—We do not speak kind and wholesome words; but, in contrast, we continue to speak wicked and unwholesome words, i.e., insulting or cursing others.
d. Không nói lời vô tích sự: Not to have ambiguous talk—Chúng ta không nói lời chánh lý đúng đắn, mà ngược lại luôn nói lời vô tích sự—We do not speak words that are in accordance with the dharma; but, in contrast, we continue to speak ambiguous talks.
3) Ý tam: Moras-karmas (skt)—Ba giới về ý—The three dealing with the mind:
a. Không ganh ghét: Not to be covetous—Chúng ta không chịu thiểu dục tri túc, mà ngược lại còn khởi tâm tham lam và ganh ghét—We do not know how to desire less and when is enough; but we continue to be greedy and covetous.
b. Không xấu ác: Not to be malicious—Chúng ta chẳng những không chịu nhu hòa nhẫn nhục; mà lại còn luôn sanh khởi các niềm sân hận xấu ác—We do not have peace and tolerance toward others; but, in contrast, we continue to be malicious and to have hatred.
c. Không bất tín: Not to be unbelief—Chúng ta chẳng những không tin luật luân hồi nhân quả; mà ngược lại còn bám víu vào sự ngu tối si mê, không chịu thân cận các bậc thiện hữu tri thức để học hỏi đạo pháp và tu hành—We do not believe in the Law of Causes and Effetcs, but in contrast we continue to attach to our ignorance, and refuse to be near good knowledgeable advisors in order to learn and cultivate the proper dharma.
(B)
1) Thân tam: Kaya-karmas (skt)—Ba giới về thân—The three commandments dealing with the body:
a. Không sát sanh: Not to kill.
b. Không trộm cắp: Not to steal.
c. Không tà dâm: Not to commit adultery.
2) Khẩu tứ: Vac-karmas (skt)—Bốn giới về ý—The four dealing with the mouth:
a. Không nói dối: Not to lie.
b. Không nói lời hung dữ: Not to insult.
c. Không nói lời đâm thọc: Not to exaggerate.
d. Không nói lưỡi hai chiều: Not to speak with a double-tongue.
3) Ý tam: Moras-karmas (skt)—Ba giới về ý—The three dealing with the mind:
a. Không tham: Not to be greedy.
b. Không sân: Not to be hatred.
c. Không si: Not to be ignorant.
Thân Tam Muội: The embodiment of samaya—The symbol of a Buddha or bodhisattva.
Thân Tâm,身心, Thân tâm là chánh báo của loài hữu tình—Body and mind, the direct fruit of the previous life
1) Thân: Trong ngũ uẩn, sắc uẩn là thân—The body is rups, the first skandha.
2) Tâm: bao gồm bốn uẩn, thọ, tưởng, hành, thức—Mind embraces other four, consciousness, perception, action, and knowledge.
Thân Tâm Bất Tương Ứng: Action non-interrelated with mind.
Thân Tâm Giải Thoát: Getting free of body and mind.
Thân Tâm Vô Thường: Impermanence of the body and mind—Có người cho rằng luận thuyết “Thân Tâm Vô Thường” của đạo Phật phải chăng vô tình gieo vào lòng mọi người quan niệm chán đời, thối chí. Nếu thân và tâm cũng như sự vật đều vô thường như vậy thì chẳng nên làm gì cả, vì nếu có làm thành sự nghiệp lớn lao cũng không đi đến đâu. Mới nghe tưởng chừng như phần nào có lý, ký thật nó không có lý chút nào. Khi thuyết giảng về thuyết nầy, Đức Phật không muốn làm nản chí một ai, mà Ngài chỉ muốn cảnh tỉnh đệ tử của Ngài về một chân lý. Phật tử chơn thuần khi hiểu được lẽ vô thường sẽ giữ bình tĩnh, tâm không loạn động trước cảnh đổi thay đột ngột. Biết được lẽ vô thường mới giữ được tâm an, mới cố gắng làm những điều lành và mạnh bạo gạt bỏ những điều ác, cương quyết làm, dám hy sinh tài sản, dám tận tụy đóng góp vào việc công ích cho hạnh phúc của mình và của người—Some people wonder why Buddhism always emphasizes the theory of impermanence? Does it want to spread in the human mind the seed of disheartenment, and discourage? In their view, if things are changeable, we do not need to do anything, because if we attain a great achievement, we cannot keep it. This type of reasoning, a first, appears partly logical, but in reality, it is not at all. When the Buddha preached about impermanence, He did not want to discourage anyone, but warning his disciples about the truth. A true Buddhist has to work hard for his own well being and also for the society’s. Although he knows that he is facong the changing reality, he always keeps himself calm. He must refrain from harming others, in contrast, strive to perform good deeds for the benefit and happiness of others.
a) Thân Vô Thường—The human body is changeable: Vạn sự vạn vật không ngừng thay đổi, chứ không bao giờ chịu ở yên một chỗ. Cuộc đời nay còn mai mất, biến chuyển không ngừng nghỉ. Thân con người cũng vậy, nó cũng là vô thường, nó cũng nằm trong định luật “Thành Trụ Hoại Không.” Thân ta phút trước không phải là thân ta phút sau. Khoa học đã chứng minh rằng trong thân thể chúng ta, các tế bào luôn luôn thay đổi và cứ mỗi thời kỳ bảy năm là các tế bào cũ hoàn toàn đổi mới. Sự thay đổi làm cho chúng ta mau lớn, mau già và mau chết. Càng muốn sống bao nhiêu chúng ta lại càng sợ chết bấy nhiêu. Từ tóc xanh đến tóc bạc, đời người như một giấc mơ. Thế nhưng có nhiều người không chịu nhận biết ra điều nầy, nên họ cứ lao đầu vào cái thòng lọng tham ái; để rồi khổ vì tham dục, còn khổ hơn nữa vì tham lam ôm ấp bám víu mãi vào sự vật, đôi khi đến chết mà vẫn chưa chịu buông bỏ. Đến khi biết sắp trút hơi thở cuối cùng mà vẫn còn luyến tiếc tìm cách nắm lại một cách tuyệt vọng—All things have changed and will never cease to change. The himan body is changeable, thus governed by the law of impermanence. Our body is different from the minute before to that of the minute after. Biological researches have proved that the cells in our body are in constant change, and in every seven years all the old cells have been totally renewed. These changes help us quickly grow up, age and die. The longer we want to live, the more we fear death. From childhood to aging, human life is exactly like a dream, but there are many people who do not realize; therefore, they continue to launch into the noose of desire; as a result, they suffer from greed and will suffer more if they become attached to their possessions. Sometimes at time of death they still don’t want to let go anything. There are some who know that they will die soon, but they still strive desperately to keep what they cherish most.
b) Tâm Vô Thường—Impermanence of the mind: Thân ta vô thường, tâm ta cũng vô thường. Tâm vô thường còn mau lẹ hơn cả thân. Tâm chúng ta thay đổi từng giây, từng phút theo với ngoại cảnh, vui đó rồi buồn đó, cười đó rồi khóc đó, hạnh phúc đó rồi khổ đau đó—Not only our body is changeable, but also our mind. It changes more rapidly than the body, it changes every second, every minute according to the environment. We are cheerful a few minutes before and sad a few minutes later, laughing then crying, happiness then sorrow.
Thân Thành,身城, Thân như là thành trì của tâm—The body as the citadel of the mind
Thân Thích,親戚, Relatives
Thân Thiện: Friendly.
Thân Thiết: Intimate—Familiar.
Thân Thông,身通, See Thân Túc Thông
Thân Thuộc: Relatives.
Thân Thức,身識, Kaya-vijnana (skt)—Body consciousness—Tactile consciousness—Thân thức phát triển khi điều kiện nổi bậc trong đó thân tiếp xúc với đối tượng bên ngoài. Thân căn nằm khắp các nơi trong cơ thể—Tacticle sensation consciousness—Body consciousness develops when the dominant condition in which the body faculty meets an object of touch. The location of the body faculty is throughout the entire body. Cognition of the objects of touch, one of the five forms of cognition
** For more information, please see Bát Thức.
Thân Tiên Nhãn: The eye that precedes the body—The ability to regulate our physical actions even before we are conscious of them.
Thân Tiền Hữu: Antecendent Existence Body—Tiền có nghĩa là trước, khởi thủy hay đầu tiên. Hữu có nghĩa là đang có, đang mang, hay đang nhận lấy. Thân Tiền Hữu là cái thân xác tứ đại hiện tại, thể chất hay phi thể chất, do các nghiệp duyên tiền kiếp tạo thành mà chúng sanh chúng ta đang mang lấy hiện giờ. Thân tiền hữu nầy sẽ phải lần lượt trải qua bốn giai đoạn, sanh, lão, bệnh, và tử. Thân tiền hữu chỉ sống còn được trong một thời gian nào đó, chớ không được bền vững hay trường cửu. Bởi lẽ hễ có sanh tất có diệt. Không có bất cứ một loại chúng sanh nào trong tứ sanh có thể vượt qua định luật vô thường bất di bất dịch nầy, kể cà các bậc Thiên Tiên—Antecedent means before, the origin, or the beginning, etc. Existence means it is inhabited currently, and used presently, etc. The antecedent existence body is the present form body, physical or non-physical, created from various karmasand predestined affinities that each sentient being accumulated in the past. In turn, this antecedent existence body will pass through these four stages of impermanence: birth, old age, sickness, and death. The antecedent existence body will remain only for a definite period of time, but it will not be permanent or eternal because there is birth, then there must be death. There is absolutely no being of the four types of sentient beings, with an antecedent existence body, can overcome this inevitable fate of these four unchanging laws of impermanence including the Heavenly Fairies.
Thân Tín: Trustworthy.
Thân Tọa,身座, Thân như Phật Tòa—The body as the throne of Buddha
Thân Tộc: Relatives on the father’s side.
Thân Trung Ấm: Intermediate Existence Body—See Thân Trung Hữu.
Thân Trung Hữu: Antara-bhava (skt)—Intermediate Existence Body.
(A) Nghĩa của Thân Trung Hữu—The meanings of the Intermediate Existence Body: Giai đoạn giữa lúc chết và lúc đi đầu thai. Đây là tiến trình chết và tái sanh trong vòng 49 ngày. Hễ có thân tiền hữu, thì đương nhiên là phải có thân trung hữu và thân hậu hữu. Trung có nghĩa là ở khoảng giữa, ở giữa của hai khoảng đời nầy và đời sau. Hữu là hiện có, hay đang mang lấy. Vì cái quả báo do nghiệp tội của thân tiền hữu đã gây tạo là có chứ không phải là Không. Chính thế nên mới được gọi là Hữu. Thân Trung Hữu là thân kế sau của thân tiền hữu. Nói cách khác, tất cả các loại chúng sanh hữu tình sau khi mạng chung tức là đã bỏ thân tiền hữu rồi. Khi đó thân xác hoàn toàn bị hư hoại, ngũ ấm chia lìa, tứ đại phân ly, thần thức liền thoát ngay ra khỏi xác thân tiền hữu, trước khi chưa thọ lấy thân hậu hữu tức là thân của đời sau, thì thần thức nầy ở vào trong giai đoạn thọ cảm lấy một cảnh giới khác. Trong lúc nầy, thần thức ở vào trong một giai đoạn chuyển tiếp ngắn và mang lấy một thân thể khác gọi là thân trung hữu—Bardo stage—The intermediate stage between death and rebirth. It’s the 49-day-long process death and rebirth. If there is an antecedent existence body, then, naturally, there has to be an Intermediate Existence Body and an After Existence Body. Intermediate means middle, or in between two lives of the present and future. Existence means present, or currently inhabitating. Because the karmic retribution are concrete and not emptiness. Thus, because of the genuineness of karmic consequences, it is called Existence. The intermediate existence body means the body to be inhabited after the antecedent body. In other words,once a sentient being’s dstiny ends, he or she must abandon the antecedent existence body. Once this happens, that body will decay, the five aggregates will separate, and that person’s spirit will leave the antecedent existence body. And before inhabiting the after existence body or the body of the future life, the spirit of this individual will exist in a period where it will take on a new realm. During this time, the spirit will enter a transitional period as they immediately exist as another entity or inhabit a different body called intermediate existence body—For more information, please Antara-bhava in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Thân Túc Thông: Thân như ý thông—The power to transfer onself to various regions at will, also to change the body at will—The power to transfer the body through space at will.
Thân Tứ Đại: The physical body—The physical body possessed the four elements of air, water, dirt, and fire.
Thân Tướng,身相, Bodily form (the body)
Thân Vân,身雲,
1) Vô số thân Phật lơ lững như mây trên đầu chúng sanh: The numberless bodies of Buddhas, hovering like clouds over men.
2) Phật biến hóa vô số hình thức để cứu độ chúng sanh như mây tỏa khắp trên đầu chúng sanh: The numberless forms which the Buddhas take to protect and save men, resembling clouds.
3) Chư Thánh chúng nhiều vô số như mây: The numberless saints compared to clouds.
Thân Xa,身車, Thân như một cỗ xe, trên đó chuyên chở tiền nghiệp đi vào con đường luân hồi sanh tử—The body as a vehicle, which with previous karma carries one into the path of transmigration
Thân Yêu: Dear.
Thần:
1) Bình Minh: Dawn—Morning.
2) Nhân Thần: Human spirit.
3) Thiên Thần: A spirit—A deva—god—Divinity—Deity—The celestial spirit—Divine—Spiritual—Supernatural—Inscrutable spiritual powers.
Thần Ám,神闇, Tâm hôn ám không có niềm tin—The darkened mind without faith
Thần Biến,神變,
1) Những hiện tượng thần kỳ làm thay đổi những chuyện tự nhiên (thần là bên trong, biến là bên ngoài): Miracles or supernatural influences causing the changes in natural events.
2) Sự biến hóa kỳ diệu, như lực biến hóa của Phật, có thể tự biến hóa mình và biến hóa nơi người khác: Miraculous transformations, e.g. the transforming powers of a Buddha, both in regard to himself and others.
3) Những tác động kỳ diệu của Phật, như rắn độc không hại được, rồng lửa không đốt cháy được, vân vân: The Buddha’s miraculous acts, e.g. unharmed by poisonous snakes, unburnt by dragon fire, etc.
** For more information, please see Thần
Thông, Ngũ Thần Thông, and Lục Thông.
Thần Biến Nguyệt: See Thần Túc Nguyệt.
Thần Bổn: Original spirit.
Thần Căn,神根, The vital spirit as the basis of body life
Thần Chí: Spirit and will.
Thần Chú,神咒, Rddhi-mantra (skt)—Dharani—Đà La Ni hay những lời chú thần bí—Dharani, or magic or divine incantations.
Chú,咒, Rddhi-mantra (skt)—Dharani—Đà La Ni hay những lời chú thần bí—Dharani, or magic or divine incantations.
Thần Cốt: Spiritual bones.
Thần Cúng: Những phẩm vật tế thần—Offerings placed before the gods or spirits.
Thần Diệu,神妙, Mysterious—Mystic—Miraculous—Occult—Marvellous—Recondite
Thần Dược: Marvellous cure.
Thần Đạo,神道,
1) Tên gọi chung ba đạo: Thiên Đạo, A Tu La Đạo, và Quỷ Đạo—The spirit world of devas, asuras and pretas.
2) Tâm Lý Học coi “Thần Đạo” như là linh hồn hay thần thức của chúng hữu tình: Psychology, or doctrine concerning the soul.
3) Thần Đạo hay quốc đạo của Nhật Bản: Shintoism, the way of the Gods, a Japanese national religion.
4) Đạo Thần Diệu hay Đạo Phật: The Teaching of Buddha.
Thần Giao Cách Cảm: Telepathy.
Thần Học: Theology.
Thần Hộ Mạng: Externalists believe that each one of them has a so-called Guardian Angel to protect them.
Thần Hồn: Spirit—Soul.
Thần Linh: Divinity.
Thần Lực,神力, Abhijna (skt)—Abhinna (p)—Supernatural power(s)—Spiritual power(s)—Awesome spiritual power(s)—See Thần Thông
Thần Lực Của Chư Phật: The Buddhas’ spiritual powers.
Thần Minh,神明, The intelligent or spiritual nature—The spirits of heaven and earth, the gods
Thần Ngã,神我, Purusa or Atman (skt)
1) Cái thực ngã mà ngoại đạo chấp rằng khi thân chết thì thần ngã xuất ra: The soul, the spiritual ego, or permanent person, which by non-Budhists was said to migrate on the death of the body.
2) Thần Thức cũng là cái tâm thức tối thượng sản sanh mọi hình thức của sự hiện hữu: Purusa is also the Supreme Soul or Spirit, which produces all forms of existence.
Thần Nhân,神人, Gods (spirits) and men
Thần Nữ,神女, A devi, a female spirit, a sorceress
Thần Phận Tâm Kinh: Lúc khuyến thỉnh thần kỳ hay trừ tà ma khi đọc kinh—Divinely distributed Sutra, when publicly recited to get rid of evil spirits—See Bát Nhã Tâm Kinh.
Thần Phật: Deity and Buddhas.
Thần Phục: To give in—To yield—To submit.
Thần Quang,神光, Ánh sáng của chư thiên—Deva light—The light of the gods
Thần Sắc: Appearance—Aspect.
Tài Thần,財神, The goddess of fortune
Thần Thông,神通, Abhijna (skt)—Abhinna (p)—
Sức mạnh kỳ diệu bao gồm sự hiểu biết, kỹ xảo, thông minh, trí nhớ, vân vân. Thần thông là những thứ mà sự tưởng tượng của xã hội văn minh trần tục hiện nay cho là phi thường, hay những thứ mà sự tưởng tượng trong các tôn giáo phương tây cho là siêu nhiên; thần lực đạt được bằng trí tuệ sáng suốt, được thấy qua Kinh A Di Đà, và không thể nghĩ bàn—Miracle powers include knowing, skillful, clever, understanding, conversant with, remembrance, recollection. Miracles mean ubiquitous supernatural power, psychic power, high powers, supernormal knowledges, or superknowledge. Miraculous Powers are what the Western religious imagination would regard as miraculous or supernatural, attainable only through penetrating insight, as seen in the two Amitabha Sutras as inconceivable—Supernatural science or faculty of a Buddha
1) Thiên nhãn thông: Dibba-cakkhu—Khả năng thấy không ngăn ngại, thấy chúng sanh biến mất rồi xuất hiện, ti tiện và cao quý, đẹp xấu, tùy theo nghiệp lực của họ—Seeing to any distance—Ability to see without hindrances. Ability to see beings vanishing and reappearing, low and noble ones, beautiful and ugly ones, seeing beings are reappearing according to their deeds (karma).
2) Thiên nhĩ thông: Dibba-sota—Khả năng nghe được âm thanh của trời và người, xa hay gần—Hearing to any distance—Ability to hear sound both heavenly and human, far and near.
3) Tha tâm thông: Ceto-pariya-nana—Khả năng xuyên suốt tâm trí của người khác. Người nầy nhìn biết tâm tham, tâm sân, tâm mê mờ, cũng như tâm đắm nhiễm, tâm phát triển, tâm tập trung tâm giải thoát của người khác, hay ngược lại—Penetrating men’s thoughts—Ability to know the minds of other beings, by penetrating them with one’s own mind. This person knows the greedy mind, hate mind and deluded mind, shrunken and distracted mind, developed mind and free mind of others or vice sersa.
4) Thần túc thông: Iddhi-vidha—Khả năng đi xuyên qua tường vách, núi non, cũng như đi trên không, trên nước mà không chìm như đi trên đất—Magical powers—Taking any form at will—Ability to pass through walls and mountains, just as if through the air—Ability to walk on the water without sinking, just as if on the earth.
5) Lậu tận thông: Asavakhaya—Khả năng hủy diệt phiền não ngay trong đời nầy kiếp nầy bằng trí tuệ—Ability to extinct all cankers (afflictions) in this very life, extinction of cankers through wisdom.
6) Túc mạng thông: Pubbe-nivasanus-sati (skt)—Khả năng nhớ lại tiền kiếp, có thể từ một đến năm hay một trăm, một ngàn đời—Knowing their state and antecedents—Ability to remember former existences, may be from one to five or even to hundred or thousand births
Thần Thông Kim Cang: See Hỏa Tụ Phật Đảnh.
Thần Thông Lực,神通力, The resulting supernatural powers
Thần Thông Nguyệt,神通月, See Thần Túc Nguyệ
Thần Thông Thừa,神通乘, Tên gọi Chân Ngôn giáo, tức thừa giáo dựa vào sức gia trì thần biến của Như Lai—The supernatural or magic vehicle, i.e. the esoteric sect or Shingon
Thần Thuật: Magic.
Thần Thức,神識,
· Linh Hồn—Soul—The intelligent spirit—Consciousness—Incomprehensible or divine wisdom.
· Về những vấn đề tâm lý học, Phật giáo không chấp nhận sự hiện hữu của một linh hồn được cho là chân thật và bất tử. Vô ngã áp dụng cho tất cả vạn hữu (sarva dharma), hữu cơ hay vô cơ: With regard to the psychological question, Buddhism does not admit the existenceof a soul that is real and immortal. Anatma or non-self refers to all things (sarva-dharma), organic and inorganic.
· Theo Nhân Sinh, cũng không có linh hồn, không có cái ngã chơn thật nào là bất tử: In the case of human beings, there will accordingly to be no soul, no real self that is immortal.
· Còn trong trường hợp chỉ chung cho vạn hữu, cũng không có bản thể, không có bản chất nào mà không biến dịch. Bởi vì không có một cách ngã chân thực theo không gian, nghĩa làkhông có thực thể, nên không bao giờ có thường hằng—While in the case of things in general, there will be no noumenon, no essence which is unchangeable. Because there is no real self spatially, i.e., no substance, there will be no permanent, i.e., no duration. Therefore, no bliss, is to be found in the world.
Thần Tích: Story of a god.
Thần Tiên,神仙,
(A) Nghĩa của Thần Tiên—The meanings of Deities and immortals—Thần và Tiên—Spirit-rsis who roam the air—Spirit genii—Deities and immortals.
(B) Năm loại Thần Tiên—Five kinds of Deities and immortals:
1) Thiên Tiên: Deva.
2) Thần Tiên: Spirit.
3) Nhân Tiên: Human immortals.
4) Địa Tiên: Earth or cave immortals.
5) Quỷ Tiên: Preta immortals.
Thần Tiên Ngoại Đạo: Extenalist deities and immortals.
Thần Tính: Divinity—Deity.
Thần Tình: Marvellous—Miraculous.
Thần Tọa,神坐, Chỗ ngồi của chư Thiên—Deva or spirit throne
Thần Tốc: Lightning speed.
Thần Trí,神智, Cái trí thông hiểu tất cả sự việc, từ vật chất đến phi vật chất—Spirit and intelligence—Spiritual wisdom—Divine wisdom which comprehends all things, material and immaterial
Thần Triêu,晨朝, Một trong ba thời trong ngày, buổi sáng—The morning period, the first of the three divisions of the day—See Tam Thời (A)
Thần Tú,神秀, Shen-Hsiu (606-706)—Một trong những đệ tử nổi tiếng cũa Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, vị kia là Lục Tổ Huệ Năng. Sau khi ngũ tổ thị tịch, hai trường phái được hai vị thành lập, dòng thiền phương bắc và dòng thiền phương nam. Thần Tú đã truyền bá thiền về phương bắc và được biết đến như Tiệm Giáo; dù được Hoàng Triều nức lòng bảo trợ vẫn không tồn tại được bao lâu, chẳng bao lâu sau thì dòng thiền phương bắc tàn rụi, và được thay thế bởi dòng thiền của Lục tổ Huệ Năng được biết với tên dòng Thiền Trung Hoa. Chính dòng thiền của Lục Tổ Huệ Năng đã nẩy sanh ra các dòng Lâm Tế, Thiên Thai, vân vân—One of the most famous disciples of the Fifth Patriarch Hung-Jen, the other being Hui-Neng. After Hung-Jen passed away, the rival schools founded by the two men, the North and the South. Shen-Hsiu spread Zen Buddhism in northern China. His lineage called the Northern School and became known as the Gradual Teaching; although patronized by the reigning Emperor, did not last very long, soon later it died out and was replaced by the Hui-Neng School which became known as the Chinese Ch’an School, or Suden School of Hui Neng, which sprang the present Lin-Chi, Soto, and T’ien-T’ai schools of Zen—Shen-Hsiu is the author of this Poem
**Thân thị Bồ đề thọ,
Tâm như minh cảnh đài
Thời thời thường phất thức,
Vật xử nhạ trần ai.
(Thân là cây Bồ Đề,
Tâm như đài gương sáng
Luôn luôn siêng lau chùi
Chớ để dính bụi bặm).
**The body is like the bodhi tree,
The mind is like a mirror bright,
Take heed to keep it always clean,
And let no dust accumulate on it.
Thần Túc,神足, Rddhipada (skt)—Magic powers
Thần Túc nguyệt: Thần Biến Nguyệt—Thần Thông Nguyệt—Tam trường trai nguyệt trong tháng giêng, tháng năm, và tháng chín, vì trong những tháng nầy chư Thiên đi khắp thế giới để kiểm soát—The first, fifth, and ninth months, when the devas go on circuit throughout the earth.
Thần Túc Thông,神足通, Rddhipada or Rddhi-Saksatkriya (skt)—Thần Cảnh Trí Thông—Như Ý Thông—Thần thông xuất hiện bất cứ đâu, bay hay đi theo ý mình không ngăn ngại—Deva-foot ubiquity—Supernatural power to appear at will in any place, to fly or go without hindrances, to have absolute freedom
** For more information, please see Thần Thông.
Thần Vực,神域, Cảnh giới chứng ngộ chân thật, không thể nghĩ bàn—The realm of spirit, of reality, surpassing thought, supra-natural
Thẩn Khí Lâu: See Quỷ Thành.
Thẩn Thơ: To stroll.
Thẩn Thờ: To look haggard.
Thận:
1) Quả thận: Kidney.
2) Thận trọng: Attentive—Careful—Cautious—Heedful.
Thận Na Phất Đát La,愼那弗怛羅, Jinaputra (skt)—Vị Luận Sư đã viết bộ Du Già Sư Địa Thích Luận, ngài Huyền Trang đã dịch sang Hoa ngữ vào khoảng năm 654 sau Tây Lịch—Author of the Yogacaryabhumi-sastra-karika, translated by Hsuan-Tsang around 654 A.D
Thận Ngôn: Careful in speech.
Thận Trọng: Discreet—Careful—Cautious—Prudent.
Thấp:
1) Nơi thấp: Low.
2) Ướt: Wet—Humid—Moist.
3) Thấp sanh hay loài sanh ra bởi sự ẩm thấp như sâu bọ và cá, vân vân: The class of beings produced by moisture, such as fish and worm, etc—See Tứ Sanh.
Thấp Cao: Low and high.
Thấp Hèn: Base—Low.
Thấp Kém: low.
Thấp Sanh,濕生,
Nhờ vào khí ẩm thấp mà sanh ra, một trong tứ sanh—Form of moisture or water-born, born in damp or wet place, as worms and fishes, one of the four forms of birth
**For more information, please see Tứ Sanh.
Thập Ác,十惡, Ten evil actions
(A) Thân—Body:
1) Sát sanh: Killing.
2) Trộm cắp: Stealing.
3) Tà dâm: Fornicate or sexual misconduct (commit sexual intercourse with prostitutes).
4) Uống rượu: To drink wine.
(B) Khẩu—Speech:
5) Nói dối: lying.
6) Nói lỗi của người Phật tử: To tell a fellow-Buddhist’ sins..
7) Tự cho mình hay giỏi và chê người dở: To praise onself and discredit others.
8) Hèn mọn: Be mean.
9) Sân hận: Be angry.
10) Hủy báng Tam Bảo: To defame the Triratna (Buddha, Dharma, Sangha/Fraternity).
Thập Ác Nghiệp,十惡業, Ten wrongs
1) Sát sanh: Killing.
2) Trộm Cắp: Stealing.
3) Tà dâm: Committing adultery.
4) Vọng ngữ: Telling lies or using obscene and lewd words or speech.
5) Nói lưỡi hai chiều: Speaking two-faced speech.
6) Nói lời phỉ báng: Abusive slandering.
7) Nói lời vô ích: Useless gossiping or chattering.
8) Tham: Greed.
9) Sân: Anger.
10) Tà Kiến: Devoting to wrong views.
** For more information, please see Thập Ác.
Thập Ân,十恩, Mười ân Phật—Ten kinds of the Buddha’s grace
1) Ân Cứu độ chúng sanh: Grace of Initial resolve to universalize (salvation).
2) Ân hy sinh trong tiền kiếp: Grace of self-sacrifice in previous lives.
3) Ân vị tha đến muôn loài: Grace of complete altruism.
4) Ân giáng trần cứu thế: Grace of descending into all the six states of existence for their salvation.
5) Ân cứu khổ và viễn ly sanh tử: Grace of relief of the living from distress and mortality.
6) Ân Đại bi: Grace of profound pity.
7) Ân soi rạng Chân lý cho nhân loại: Grace of revelation of himself in human and glorified form.
8) Ân tùy thuận hóa chúng, trước tiên là giáo pháp Tiểu Thừa rồi sau là giáo pháp Đại Thừa: Grace of teaching in accordance with the capacity of his hearers, first Hinayan, then Mahayana doctrine.
9) Ân soi rạng Niết bàn cho chúng đệ tử: Grace of revealing his nirvana to stimulate his disciples.
10) Ân Đại bi thương xót chúng sanh mà nhập niết bàn ở tuổi 80 thay vì 100 và để lại Tam Tạng kinh điển phổ cứu cứu chúng sanh: Pitying thought for all creatures, in that dying at 80 instead of 100 he left twenty years of his own happiness to his disciples; and also the tripitaka for universal salvation.
Thập Ba La Mật,十波羅蜜, Mười Ba La Mật được các Bồ Tát tu hành giác ngộ—Ten perfections—Ten paramitas cultivated by a bodhisattva who is aspirant for full enlightenment
(A) Đại Thừa Thập Ba La Mật—Mahayana Ten Parimitas:
1) Bố thí Ba la mật: Dana-paramita (skt)—Giving-paramita or generosity or charity (tài thí, pháp thí, vô úy thí).
2) Trì giới Ba la mật: Sila-paramita (skt)—Holding Precepts Paramita or morality or discipline (tự mình giữ giới, khuyên người giữ giới và phát tâm vô thượng).
3) Nhẫn nhục Ba la mật: Kshanti-paramita (skt)—Patience paramita or forebearance.
4) Tinh Tấn Ba La Mật: Virya-paramita (skt)—Effort—Vigor paramita or enegy or exertion (Bất thoái và nói viết pháp tối thắng khiến người nghe được về cõi Chánh giác).
5) Thiền Định Ba La mật: Dhyana-paramita (skt)—Meditation paramita or contemplation (luôn giữ chánh định, giáo hóa chúng sanh, nhập chơn pháp giới).
6) Bát nhã hay Trí Huệ Ba La Mật: Prajna-paramita (skt)—Wisdom paramita or prajna wisdom (hiểu rõ chơn lý).
7) Nguyện Ba la mật: Pranidana-paramita (skt)—Vow paramita or vow for Bodhicitta (Nguyện tu từ bi và hóa độ chúng sanh đồng đắc quả vị Phật).
8) Lực Ba la mật: Bala-paramita (skt)—(dùng sức trí huệ khiến cho chúng sanh đắc nhập pháp Đại thừa)—Power paramita