Pha Lẫn: To mingle—To mix.
Pha Lê,頗梨,
1) Phả Lê—Đá trong như pha lê, một trong bảy của báu: Sphatika (skt)—Rock crystal, or a green indestructible gem, one of the seven precious things—See Thất Bảo.
2) Tên một ngọn núi gần Varanasi: Name of a mountain near Varanasi.
Phá Ám Mãn Nguyện,破闇滿願, Phá tan vô minh tối ám và làm tròn lời nguyện, như Đức Phật A Di Đà—To destroy darkness or ignorance and fulfil the Buddha’s vow, i.e. that of Amitabha
Phá Bồ Đề: Upasanti (skt)—Calm—Tranquility.
Phá Chánh,破正, Phá bỏ chân lý—To deny the truth, e.g. heresy
Phá Chánh Hiển Tà: To deny the truth and support the evil.
Phá Chánh Mệnh: Cuộc sống không theo đúng theo chánh mệnh—An incorrect or wrong form of livelihood—See Bát Chánh Đạo (5).
Phá Chấp,破執,
1) Phá bỏ hay phản bác những mê chấp tà kiến: To refute tenets.
2) Phản bác niềm tin nơi thực ngã hay thực pháp, nghĩa là sự có thật của một cái ngã và chư pháp: To refute the belief in the reality of the ego and things.
Phá Chấp Nhị Biên: To sever dualistic attachments.
Phá Địa Ngục,破地獄, Phá vỡ cửa địa ngục bằng cách tụng đọc kinh kệ giải thoát cho người quá vãng—To break open the gates of hells by chants or incantations for the release of a departed spirit.
Phá Gia: To ruin one’s family.
Phá Giới,破戒,
1) Người đã thọ giới lại tự mình hay do sự xúi dục mà phá giới: Theo sách Thập Luân, vị Tỳ Kheo phá giới, tuy đã chết nhưng dư lực của giới ấy vẫn còn bảo đường cho nhân thiên, ví như hương của ngưu hoàng xạ. Phật do đó mà thuyết bài kệ: “Thiệm bạc hoa tuy ny, thắng ư nhứt thiết hoa, phá giới chư Tỳ Kheo, do thắng chư ngoại đạo,” nghĩa là hoa thiệm bạc tuy héo vẫn thơm hơn các thứ hoa khác, các Tỳ Kheo tuy phá giới nhưng vẫn còn hơn hết thảy ngoại đạo)—To violate (break) religious commandments.
2) Trong Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới 48 giới khinh điều thứ 36, Đức Phật dạy: “Thà rót nước đồng sôi vào miệng, nguyện không để miệng nầy phá giới khi hãy còn thọ dụng của cúng dường của đàn na tín thí. Thà dùng lưới sắt quấn thân nầy, nguyện không để thân phá giới nầy tiếp tục thọ nhận những y phục của tín tâm đàn việt.”—The Buddha taught in the thirty-sixth of the forty-eight secondary precepts in the Brahma-Net Sutra: "I vow that I would rather pour boiling metal in my mouth than allow such a mouth ever to break the precepts and still partake the food and drink offered by followers. I would rather wrap my body in a red hot metal net than allow such a body to break the precepts and still wear the clothing offered by the followers.”
Phá Hạ,破夏, Phá hoại an cư kiết hạ, nghĩa là không tuân thủ theo những cấm túc của ba tháng an cư—To neglect the summer retreat
Phá Hại: To ruin—To ravage.
Phá Hòa Hợp Tăng,破和合僧, Sanghabheda—Phá vỡ sự hòa hợp trong cộng đồng Tăng Ni và gây ra xáo trộn bởi những ý kiến tà vạy—To disrupt the harmony of the community of monks to cause schism by heretical opinions
Phá Hoại,破壞, To sabotage—To destroy
Phá Hoại Thiện,破壞善,
1) Hủy hoại thiện nghiệp: To destroy good.
2) Tên của một loài ma vương: Name of a Mara.
Phá Hoại Thiện Ma Vương: Mara who destroys of good.
Phá Hủy: To destroy—To demolish.
Phá Hư: To disable.
Phá Hữu,破有,
1) Phá bỏ sự tin tưởng cho rằng vạn hữu là có thật: To refute the belief in the reality of things.
2) Đức Như Lai thị hiện để phá bỏ sự sinh tử trong ba cõi: To break the power of transmigration as does the Buddha.
Phá Kỷ Lục: To break (beat) the record.
Phá Lập: Còn gọi là Già Chiếu, nghĩa là phá bỏ cái lý đặc thù để hiển hiện cái lý phổ quát, hay ngược lại. Phá vạn pháp để hiển hiện cái lý chân không gọi là phá; bàn về lẽ duyên khởi của vạn pháp để hiển hiện cái nghĩa của diệu hữu gọi là lập (Phá Lập là học thuyết của hai phái “Không Môn tông Tam Luận” và “Hữu Môn tông Pháp Tướng.” Tông Tam Luận dựa vào Không Môn mà phá chư pháp, tông Pháp Tướng dựa vào Hữu Môn mà lập chư pháp)—Refuting and establishing; by refuting to prove, or to establish, i.e. in refuting the particular to prove the universal, and vice versa.
Phá Ma,破魔, Phá diệt ác ma—To overcome the maras or exorcise demons
Phá Môn,破門, Rời bỏ tông môn—To leave a sect, to break the door
Phá Nát: To destroy completely.
Phá Ngục: To break open a prison.
Phá Nhan Vi Tiếu,破顏微笑, Phá lên cười, tướng giác ngộ của Ngài Ca Diếp, khi Đức Phật tuyên bố rằng pháp của Ngài là tâm truyền tâm. Đây chính là chỉ giáo của Thiền Tông—To break into a smile, the mark of Kasyapa’s enlightenment when Buddha announced on Vulture Peak that he had a teaching which was propagated from mind to mind, a speech taken as authoritative by the Intuitional School
Phá Pháp,破法, Hủy bỏ chánh pháp bằng cách dùng tà kiến để phá bỏ chánh pháp của Như Lai (chẳng tu theo kinh luật, chẳng nghe lời khuyên bảo của các bậc tôn túc, mà ngược lại đui tu mù luyện theo thói của tà kiến ngoại đạo, để đi đến phạm giới và thích theo thế tục)—To break the Buddha law, e.g. by the adoption of heresy
Phá Tà Hiển Chánh,破邪顯正, Phá bỏ tà chấp tà kiến tức là làm rõ chánh đạo chánh kiến—To break or disprove the false and make manifest the right—Theo Tam Luận Tông, học thuyết Tam Luận Tông có ba khía cạnh chính, khía cạnh đầu tiên là ‘phá tà hiển chánh.’ Phá tà là cần thiết để cứu độ chúng sanh đang đắm chìm trong biển chấp trước, còn hiển chánh cũng là cần thiết vì để xiển dương Phật pháp—According to the Madhyamika School, the doctrine of the school has three main aspects, the first aspect is the “refutation itself of a wrong view, at the same time, the elusidation of a right view.” Refutation is necessary to save all sentient beings who are drowned in the sea of attachment while elucidation is also important in order to propagate the teaching of the Buddha
Phá Táo Đọa: Theo Thiền Luận, Tập II của Thiền sư D.T. Suzuki, Phá Táo Đọa là cái tên mà Thiền sư Huệ An đặt cho một đệ tử của mình ở Tung Nhạc. Nghĩa đen là bếp hư đổ, chỉ cho biến cố trong đời sống của một Thiền sư không tên tuổi, nhờ đấy mà được chú ý—The P’o-Tsao-To is the name given by Zen master Hui-An to one of his disciples at Tsung-Yueh. It literally means, ‘a broken range falen to pieces,’ which illustrates an incident in the life of a nameless Zen master, whereby he became famous.
Phá Tăng,破僧,
1) Phá Pháp Luân Tăng: Phá rối sự thiền định của vị Tăng, hay đưa ra một pháp để đối lập với Phật pháp (như trường hợp Đề Bà Đạt Đa)—To break, destroy or disrupt a monk’s meditation or preaching, as in the case of Devadatta.
2) Phá Yết Ma Tăng: Sanghabheda (skt)—Phá hòa hợp Tăng, cùng trong một giới mà đưa ra ý kiến ngoại đạo hay lập ra loại yết ma khác để phá vở sự hòa hợp của yết ma Tăng—Disrupt the harmony of the community of monks, to cause schism, e.g. by heretical opinions.
Phá Thai: Abortion—Terminating life of a fetus—According to Buddhist scriptures, abortion is a grave offence.
Phá Trai,破齋, Ngã mặn—Phá luật trai giới của tịnh xá, hoặc ăn sái giờ, hình phạt cho sự phá giới nầy là địa ngục hoặc trở thành ngạ quỷ, những con ngạ quỷ cổ nhỏ như cây kim, bụng ỏng như cái trống chầu, hoặc có thể tái sanh làm súc sanh (Phật tử tại gia không bắt buộc trường chay; tuy nhiên, khi đã thọ bát quan trai giới trong một ngày một đêm thì phải trì giữ cho tròn. Nếu đã thọ mà phạm thì phải tội cũng như trên)—To break the monastic rule of the regulation food, or time for meals, for which the punishment is hell, or to become a hungry ghost like with throats small as needles and distended bellies, or become an animal
Phá Tướng Tông: Tông phái phá bỏ sự chấp tướng—The sect held the unreality of all things.
1) Tông phái Phá Tướng đầu tiên sáng lập bởi ngài Vĩnh Minh, phá bỏ sự chấp tướng: The first sect founded by Yung Ming (Vĩnh Minh) which held the unreality of all things.
2) Tông Phá Tướng thứ hai do ngài Tịnh Ảnh sáng lập: The second sect founded by Ching-Ying.
3) Tông Phá Tướng thứ ba do ngài Huệ Viễn sáng lập: The third sect founded by Hui-Yuan.
Phà:
1) Chiếc phà: Ferry-boat.
2) Phà khói: To puff out (exhale) smoke.
Phả: Kha khá—Quite—Very—Somewhat—Partial.
Phả La: Phala (skt)—Quả—Fruit—Produce—Progeny—Profit.
Phả La Đọa: Bharadvaja (skt).
1) Còn gọi là Phả La Trá, dòng dõi của một trong sáu họ Bà La Môn: Descendant of the ancient sage Bharadvaja, interpreted as one of the six Brahmin surnames.
2) Lợi căn hay thông minh: Also has the meaning of keen mind, or clever.
Phả Lê: Rock crystal—See Pha Lê.
Pha Ni Đa,頗尼多, Phanita (skt)—Đường mía—The inspissated juice of the sugar can, or raw sugar
Phác Họa: To outline—To sketch.
Phách:
1) Rọc ra hay tách ra: To split—To tear—To rend.
2) Vuông khăn—Kerchief—Veil.
3) Vỗ: To clap (hands).
Phách Chưởng,拍掌, Phách Thủ, lệ vỗ tay lúc bắt đầu và lúc chấm dứt cuộc lễ của phái Chân Ngôn—Clapping of hands at the beginning and end of worship, a Shingon custom
Phách Lối: To be haughty
Phách Tiến Cấp,劈箭急, Nhanh như tên lướt gió hay chẻ gió—Rapid as an arrow cleaving the air
Phai Mờ: To fade.
Phái:
1) Đề cử: To delegate—To detach.
2) Môn phái: School—Sect (môn phái).
Phàm Chủng,凡種, Common seed—Ordinary people
Phàm Dân,凡民, Common people
Phàm Lệ: Foreword.
Phàm Lự,凡慮, The anxieties of common or unconverted men
Phàm Ngu,凡愚, Common, ignorant, or unconverted men
Phàm Phu,凡夫,
(I) Nghĩa của Phàm Phu—The meanings of ordinary people:
1) Người phàm hay người thường: Sinner—A sane man—Ordinary man—Worldly man—The sinner—Secular people—Common people—The unenlightened—A common fellow.
2) Đệ tử Phàm phu: Đệ tử chưa chứng ngộ—Unenlightened disciples—There are two kinds of ordinary disciples:
a) Nội Phàm: Đang trên đường giải thoát—The inner or higher ranks of ordinary disciples who are on the road of liberation.
b) Ngoại Phàm: Chưa được tự tại—Lower grades who are not on the road of liberation yet.
Phàm Phu Kiêu Ngạo: Boastful secular people.
Phàm Phu Tánh,凡夫性, The common underlying nature of all men
Phàm Phúc: Phước báo nhân thiên—The ordinary blessedness of devas and men as compared with that of the converted.
Phàm Sở Hữu Tướng, Giai Thị Hư Vọng. Nhược Kiến Chư Tướng Phi Tướng, Tức Kiến Như Lai: Theo Kinh Kim Cang, Đức Phật dạy: “Bất cứ vật gì hễ có hình tướng đều là giả dối. Nếu thấy các tướng không phải hình tướng, như thế mới tạm gọi là thấy được Như Lai.”—In the Diamond Sutra, the Buddha taught: “All forms and phenomena are illusive. If one can see beyond forms, one sees the Tathagata.”
Phàm Sư,凡師, Vị sư chưa giác ngộ chân lý mà Phật đã giảng dạy—Ordinary or worldly teachers who are unenlightened by Buddhist truth
Phàm Tánh,凡性, Common nature of all men
Phàm Tăng,凡僧, Phàm Tăng ngược lại với Thánh Tăng (những vị Tăng đã có công đức sâu dầy, đạo cao đức trọng)—The ordinary practicing monk, as contrasted with the holy monk (Thánh Tăng) who has achieved higher merit
Phàm Thánh,凡聖, Sinners and Saints
Phàm Thánh Bất Nhị,凡聖不二, Phàm Thánh đều cùng có bổn tánh như nhau: Phật tánh—Sinners and saints are of the same fundamental nature: Buddha-nature
Phàm Thánh Đồng Cư Địa: Thế giới nầy nơi mà Thánh phàm đồng cư—This world, where saints and sinners dwell together.
Phàm Thánh Nhứt Như: Phàm Thánh bất nhị—Sinners and Saints are of the same fundamental nature—See Phàm Thánh Bất Nhị and Sinh Phật Nhứt Như.
Phàm Thân: The common mortal body—The ordinary individual.
Phàm Thức,凡識, Ordinary knowledge
Phàm Tập,凡習, The practices, good and evil, of common or unconverted men
Phàm Tình,凡情, Desires or passions of the unconverted
Phàm Tục: Thói thường tốt hay xấu của phàm nhân—Mundane—Earthly—Ordinary—Common—The practices, good or evil, of common or unconverted men.
Phạm:
1) Phạm Thiên: Brahman (skt)—Supreme Being regarded as impersonal.
a) Thanh Tịnh: Celibate and pure.
b) Ly Dục: Giving up desires.
2) Phạm Tội: To violate—To commit—To offend against—To break the law.
3) Phạm trù: Khuôn phép—Pattern—Rule—Method.
Phạm Âm,梵音,
1) Brahma voice, one of the thirty-two marks of a Buddha:
a) Tiếng nói trong trẻo: The voice is clear.
b) Tiếng nói hòa nhã: The voice is melodious.
c) Tiếng nói thanh tịnh (chính trực): The voice is pure.
d) Tiếng nói sang sảng: The voice is deep.
e) Tiếng nói ấy ngân vang, ở nơi xa cũng nghe thấy: The voice is far-reaching.
2) Tiếng ca hay tụng tán thán Phật: Singing in praise of Buddha.
Phạm Bổn: Những bộ kinh bằng tiếng Phạn (Ấn Độ)—Sutras in the Indian language.
Phạm Ca Di,梵迦夷, Brahma-kayikas (skt)—Tên của chư Thiên ở cõi sơ thiền sắc giới—The Brahma-devas in the first dhyana in the realm of form
Phạm Chí,梵志,
1) Brahmacarin (skt): Người xuất gia học Thánh điển và tu hành phạm hạnh—Studying sacred learning; practising continence or chasity.
2) Brahamacari (skt): Người trẻ Bà La Môn tu tập giai đoạn đầu trong bốn giai đoạn đi vào Phạm Thiên—Young Brahman in his first sarama or period of life; ther are four such periods.
3) Người Phật tử xuất gia tu đời thanh tịnh: A Buddhist ascetic with his will set on purity.
Phạm Chung,梵鐘, Đại Hồng Chung của tự viện—The temple or monastery bell
Phạm Chúng,梵衆, Chư Tăng Ni—Monks and nuns
Phạm Chúng Thiên,梵衆天, Brahmaparisadya or Parsadya (skt)—Các vị chư Thiên ở cõi trời sơ thiền thuộc sắc giới (Phạm Thiên giới được chia làm ba cấp, các vị chư thiên ở hạ cấp thì được gọi là Phạm Chúng Thiên)—The assembly of Brahmadevas, belonging to the retinue of Brahma; the first Brahmaloka; the first region of the first dhyana heaven of form
Phạm Chương,梵章, Brahmavastu (skt)—Sách học vần Phạn ngữ gồm 12 chương—A Sanskrit syllabary in twelve parts.
Phạm Cung,梵宮,
1) Cung điện của Phạm Thiên: Brahma’s palace.
2) Chùa: Buddhist temple.
3) Phạm Giới, cõi thiền thứ nhất trong cõi trời sắc giới: The realm of Brahma; the first dhyana heaven of the realm of form.
Phạm Duyên,梵延, Phạm Thiên và Trời Na La Diên—Brahma and Narayana
Phạm Diễn Na,梵衍那, Bayana (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Phạm Diễn Na, một vương quốc cổ trong vùng Bokhara, bây giờ là Bamian, nổi tiếng với những tượng Phật Nhập Niết Bàn khổng lồ, dài tới 1.000 bộ Anh—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Bayana, an ancient kingdom and city in Bokhara (modern Bamian), famous for a colossal statue of Buddha (entering Nirvana) believed to be 1,000 feet long
Phạm Diện Phật,梵面佛, Đức Phật có gương mặt giống như Phạm Thiên, người ta nói vị ấy sống tới 23.000 năm—A Buddha with Brahma’s face (said to be 23.000 years old)
Phạm Đàn,梵壇, Brahmadanda (skt)—Phép trị tội Phạm Đàn. Khi vị sư nào phạm tội thì được đưa đếm “Phạm Đàn” để cách ly, cấm không cho nói chuyện với ai—Brahma-staff—The Brahma (religious) punishment; the explanation is to send to Coventry a recalcitrant monk, the forbidding of any conversation with him, or exclusion to silence
Phạm Đạo,梵道, Thanh tịnh đạo—The way of purity, or celibacy; the brahman way
Phạm Điển,梵典, Kinh điển Phật—The Buddhist sutras, or books
Phạm Thổ,梵土, Brahman-Land—Ấn Độ—India
Phạm Đức,梵德, Năng lực hay phước đức của Phạm Thiên—The power, or bliss of Brahma
Phạm Giáp,梵夾, Kinh điển làm bằng lá cây đa la (một loại cây kè có lá giống như lá thốt nốt) Palm-leaf scriptures
Phạm Giới,犯戒, Phá phạm giới luật mà Đức Phật đã đặt ra—To turn one’s back on the precepts—To offend against or break the moral or ceremonial laws of Buddhism
Phạm Hành: Noble action—High conduct.
Phạm Hạnh,梵行, Pure living
(I) Nghĩa của “Phạm Hạnh”—The meanings of “Pure living”—Cuộc sống thanh tịnh hay giới pháp giúp hành giả cắt đứt dâm dục, sống đời độc thân để được sanh về cõi trời sắc giới Phạm Thiên hay cao hơn—Pure living; noble action; the discipline of celibacy which ensures rebirth in the Brahmaloka, or in the realms beyond form.
Phạm Hoàng,梵皇,
1) Vua của Ấn Độ: The Indian Emperor.
2) Đức Phật: Buddha.
Phạm Học,梵學,
1) Nghiên cứu về Bà La Môn: The study of Brahmanism.
2) Nghiên cứu về Phật Giáo: The study of Buddhism.
Phạm Hưởng,梵響, Âm thanh của Đức Phật—The sound of Buddha’s voice (Buddha’s preaching)
Phạm Luân,梵輪,
1) Bánh xe chuyển pháp của Đức Phật: The Brahma-wheel—The wheel of the law, or pure preaching of the Buddha.
2) Bài pháp đầu tiên mà Phạm Thiên Vương thỉnh Phật quay bánh xe pháp: The first sermon at the request of Brahma.
3) Giáo thuyết của Phạm Thiên: The doctrine or preaching of the Brahmans.
Phạm Luật: To offend against the law—
Phạm Ma,梵魔,
1) Phạm Thiên và Ma La Vương—Brahma or Brahman and Mara.
a) Phạm Thiên là vị chủ ở các cõi trời sắc giới: Brahma is the lord of the realm of form.
b) Ma là chủ Lục Dục Thiên hay cõi Tha Hóa Tự Tại—Mara is the lord of desire or passion.
2) Phạm Thiên: Brahma—See Phạm Thiên.
Phạm Ma Đạt,梵摩達, Brahmadatta (skt)
1) Tên vị vua của xứ Kanyakubja: A king of Kanyakubja.
2) Tên vua xứ Varanasi, cha của Ca Diếp: A king of Varanasi, father of Kasyapa.
Phạm Ma La,梵摩羅, See Phạm Ma (1)
Phạm Ma Ni,梵摩尼, Brahma-mani (skt)
1) Tịnh Châu: Tên một loại ngọc báu—Pure pearl.
2) Ngọc báu như ý của Phạm Thiên: The magic pearl of Brahma.
Phạm Ma Tam Bát,梵摩三鉢, Brahma-sahampati or Mahabrahma-sahampati (skt)—Phạm Thiên, là vị chủ của thế giới—Brahma, lord of the world
Phạm Nan: Sự khó khăn trong việc duy trì đời sống phạm hạnh—The diffculty of maintaining celibacy, or purity.
Phạm Ngữ,梵語, Ngôn ngữ của Phạm Thiên—The language came from Brahma
1) Ngôn ngữ Phạn: Brahma language (Sanskrit).
2) Mẫu tự Phạn: The Sanskrit alphabet.
3) Ngôn ngữ của Ấn Độ: The language of India.
Phạm Nữ,梵女,
1) Con gái của Phạm Chí: A noble woman.
2) Người con gái phạm hạnh: A woman of high character.
Phạm Pháp: To break the law.
Phạm Phú Lâu,梵富樓, Brahmapurohita (skt)
1) Những vị cận thần hay phụ tá của Phạm Thiên: The ministers, or assistants of Brahma.
2) Tên cõi trời sơ thiền thứ hai thuộc sắc giới: The second Brahmaloka; the second region of the first dhyana heaven of form.
Phạm Phụ Thiên,梵輔天, The Brahmapurohitas, or the etinue of Brahma—See Phạm Phú Lâu (2)
Phạm Phục,梵服, Kasaya (skt)
1) Y phục của Phạm Thiên: Brahma’s robe.
2) Áo cà sa: Monk’s robe.
3) Y phục của người tu phạm hạnh: The garment of celibacy.
Phạm Sát,梵刹, Brahmaksetra (skt)
1) Cõi Phật: Buddha-land.
2) Tên gọi tự viện như là nơi thanh tịnh: A name for a Buddhist monastery, i.e. a place of purity.
Phạm Tăng,梵僧,
1) Vị Tăng Ấn Độ thời xưa. Vào thời đó Tăng sĩ Ấn Độ mặc áo trịch (để lộ) vai phải: A monk from India: Brahman monk is a Buddhist Master of ancient India. During those days, Buddhist monks wore rope, Buddhist monks wore roped exposing thei right shoulders.
2) Vị Tăng gìn giữ tịnh hạnh: A monk who maintains his purity.
Phạm Tâm,梵心, Tâm tu theo phạm hạnh hay thanh cao và tinh khiết mà người thực tập sẽ được sanh về cõi trời vô sắc—The noble or pure mind (which practises the discipline that ensures rebirth in the realm without form)
Phạm Thanh,梵聲, Tiếng của Đức Phật—The voice of Buddha
Phạm Thân,梵身,
1) Thân tâm thanh tịnh: The pure spiritual body.
2) Pháp thân của Phật: Dharmakaya of the Buddha.
Phạm Thân Thiên,梵身天, Quyến thuộc của Phạm Thiên (Phạm Chúng Thiên, Phạm Phụ Thiên, và Đại Phạm Thiên)—The Brahmakayika, or retinue of Brahma.
** For more information, please see Phạm
Thiên (B).
Phạm Thất,梵室, Nơi Tăng đoàn trú ngụ và tu tập, chùa hay tự viện—A dwelling where the sangha is practicing Buddhist laws—A dwelling where celibate discipline is practised, a monastery, temple
Phạm Thế Giới,梵世界, Brahmaloka (skt)—Phạm Thế Thiên—Các cõi trời thuộc sắc giới—The Brahmaloka of the realm of form
Phạm Thế Thiên,梵世天, Brahmaloka (skt)—See Phạm Thế Giới
Phạm Thích,梵釋, Trời Phạm Thiên và trời Đế Thích—Brahma and Sakra
1) Trời Phạm Thiên, chủ cung trời sắc giới: Brahma, the lord of the form-realm.
2) Trời Đế Thích, chủ của trời dục giới: Sakra, the lord of the desire-realm.
Phạm Thích Tứ Thiên,梵釋四天, Trời Phạm Thiên, Đế Thích, và Tứ Thiên Vương—Brahma, sakra, and the four Maharajas
Phạm Thiên,梵天, Brahmas (skt)
(A) Nghĩa của Phạm Thiên—The meanings of Brahma:
1) Vị thần chính của Ấn giáo, thường được diễn tả như ngưới sáng tạo hệ thống thế giới—A chief of Hindu gods often described as the creator of world system.
2) Chủ của cung trời sắc giới. Ngài làm chúa tể của chúng sanh, được Phật giáo thừa nhận là chư Thiên, nhưng thấp hơn Phật hay người đã giác ngộ—Lord of the heavens of form. The father of all living beings; the first person of the Brahmanical Trimurti, Brahma, Visnu, and Siva, recognized by Buddhism as devas but as inferior to a Buddha, or enlightened man.
3) Các chư Thiên trong cõi trời sắc giới: Devas in the realm of form.
(B) Ba loại Phạm Thiên—Three kinds of Brahmas:
1) Phạm Chúng Thiên: The assembly of brahmadevas, i.e. Brahmakayika.
2) Phạm Phụ Thiên: Brahmapurohitas, or retinue of Brahma.
3) Đại Phạm Thiên: Phạm Thiên Vương—Mahabrahman, or Brahman himself.
** For more information, please see Thế Chủ.
Phạm Thiên Giới: The realm of Brahma.
Phạm Thiên Hậu,梵天后, Hậu phi của Phạm Thiên (Phạm Thiên trong Phật giáo không có hậu phi, tuy nhiên, dân gian Ấn Độ tôn sùng và cho rằng ngài có ba bà hậu phi)—The queen or wife of Brahma
Phạm Thiên Ngoại Đạo,梵天外道, Brahmadeva-heretics—Bà La Môn cho rằng Phạm Thiên là Đấng Tạo Hóa, nhưng với Phật giáo điều nầy trái với chân lý—The Brahmans consider Brahma to be the Creator of all things and the Supreme Being, which is heresy with Buddhism.
Phạm Thiên Vương,梵天王, See Phạm Thiên (B) (3)
Phạm Thừa,梵乘, Brahmayana (skt)—Phạm Thiên Thừa hay Bồ Tát Thừa—The noblest of the vehicles, that of the bodhisattva
Phạm Thượng: To be impertinent to superiors.
Phạm Tội,犯罪, To commit a crime—To commit offences.
Phạm Trọng: Vi phạm giới trọng hay những giới chính—To break the weightier laws.
Phạm Tự,梵字,
1) Chữ Phạn—Brahma letters—samskrtam—Sanskrit.
a) Bắc Phạn: Sanskrit.
b) Nam Phạn: Tiếng Phạn Pali được vài học giả Trung Hoa cho rằng cổ hơn tiếng Phạn Sanskrit về cả tiếng nói lẫn chữ viết—Pali, considered more ancient by some Chinese writers than Sanskrit both as a written and spoken language.
2) Phạm Thư: Văn Tự cổ của Ấn Độ, phân biệt với tiếng nói bình dân Prakrit. Chỉ vài ngoại lệ kinh điển Trung Quốc được dịch từ tiếng Phạn Pali (Nam Phạn), còn thì đa phần được dịch sang từ tiếng Phạn Sanskrit (Bắc Phạn). —The classical Aryan language of India, in contradistinction to Prakrit, representing the language as ordinarily spoken. With the exception of a few ancient translations probably from Pali versions, most of the original texts used in China were Sanskrit.
Phạm Tướng,梵相, Brahmadhvaja (skt)—Một trong những người con trai của Mahabhijna, trong cõi Phật ở về phía tây nam vũ trụ của chúng ta—One of the sons of Mahabhijna; his Buddha domain is south-west of our universe
Phạm Uyển,梵苑, Tự viện, nơi các vị xuất gia sống đời độc thân tu tập—A monastery or any place where celibate discipline is practised
Phạm Vi,範圍,
1) Phạm trù: Domain—Field.
2) Khuôn khổ hay nguyên tắc: Rule and restraint—To guard by proper means.
Phạm Võng,梵網, Brahmajala (skt)—Brahma-net
Phạm Võng Giới: See Phạm Võng Giới Bổn.
Phạm Võng Giới Bổn: Bồ Tát Giới Kinh hay phần sau của Kinh Phạm Võng—The latter part of the Brahma-sutra.
** For more information, please see Bốn Mươi
Tám Giới Khinh, and Mười Giới Trọng của
chư Bồ Tát trong Kinh Phạm Võng.
Phạm Võng Giới Phẩm,梵網戒品, Tên của Kinh Phạm Võng (Kinh Phạm Võng ngày nay chỉ còn lại một phẩm Bồ Tát Tâm Địa Giới trong bộ Kinh Phạm Võng nên gọi là Phạm Võng Giới Phẩm)—A name for the Brahma-sutra
Phạm Võng Kinh,梵網經, Tên gọi tắt của Phạm Võng Kinh Lư Xá Na, Phật Thuyết Bồ Tát Tâm Địa Giới Phẩm Đệ Thập Phạm Võng Kinh, được ngài Cưu Ma La Thập dịch sang Hoa ngữ khoảng năm 406 sau Tây Lịch. Lấy tên Phạm Võng là vì pháp giới vô biên, như những mắt lưới của vua Trời Đế Thích (giao nhau mà không hề vướng víu trở ngại), cũng giống như giáo pháp của của chư Phật cũng tầng tầng vô tận, trang nghiêm pháp thân cũng không hề có chướng ngại—Brahmajala-sutra, translated into Chinese by Kumarajiva around 406 A.D., the infinitude of worlds being as the eyes or holes in Indra’s net, which is all-embracing, like the Buddha’s teaching. There are many treatises on it
** For More information, please see Kinh Phạm Võng, Mười Giới Trọng của chư Bồ Tát trong Kinh Phạm Võng, and Bốn Mươi Tám Giới Khinh.
Phạm Võng Tông,梵網宗, Luật Tông được mang vào hoằng hóa tại Nhật Bản bởi một nhà sư Trung Hoa tên Giám Chân vào khoảng năm 754 sau Tây Lịch—The sect of Ritsu, brought into Japan by the Chinese monk Chien-Chen in 754 A.D
Phạm Vũ,梵宇, Chùa hay tự viện—A sacred house, i.e. a Buddhist monastery, or temple.
Phạm Vương,梵王, See Phạm thiên
Phạm Vương Cung,梵王宮, Cung điện của Phạm Thiên—The palace of Brahma
Phan:
1) Cờ phướn: Pataka (skt)—Ba Đa Ca—Lá cờ hay phướn treo tại chùa trong các ngày lễ (vật trang nghiêm biểu tượng cho uy đức của Đức Phật)—Flag—Banner—Streamer—Pennant.
2) Leo lên: To climb.
3) Nắm lấy: To grasp—To detain.
Phàn Duyên,攀緣, Duyên—Tâm nương vịn vào cảnh sở mà khởi lên, giống như người già vịn vào cây gậy mà đứng lên (tâm thay đổi lúc thế nầy lúc thế khác, tùy theo sự vật của thế giới bên ngoài, giống như con vượn chuyền cây, hay con ngựa vô cương)—Something to lay hold of, a reality, cause, basis, similar to an old man relies on his cane (the mind likea monkey, the thought like a horse)
** For more information, please see Duyên in
Vietnamese-English Section.
Phàn Giác,攀覺, Nắm lấy và hiểu biết những cái cạn cợt bên ngoài, như con vượn chuyền hết cành nầy qua cành khác—Seizing and perceiving, like a monkey jumping from branch to branch, i.e. attracted by external unstable
Phán:
1) Phán lệnh: To order.
2) Phán Quyết: To judge—To try.
3) Phán định: To decide.
4) Phán xét: To examine and judge.
Phán Đoán: Phán quyết—To judge.
Phán Lự Tư: Phân biệt tư tưởng—Discriminating thought.
Phán Quyết: Determination—Decision.
Phán Giáo,判教, Phân chia hay phân tích giáo pháp hay giáo tướng một đời của Đức Phật—Division of the Buddha’s teaching
1) Phán Giáo Thiên Thai Ngũ Thời Bát Giáo: Division of T’ien-T’ai, into the five periods and eight teachings—See Thiên Thai Ngũ Thời Bát Giáo.
2) Phán Giáo Hoa nghiêm Ngũ Giáo: Division of Hua-Yen into five teachings—See Hoa nghiêm Thời and Ngũ Giáo.
Phán Thích,判釋, Phán đoán ý chỉ của kinh luận, và giải thích ý nghĩa của nó. Phê phán phân tích giáo lý mà Đức Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng—To divide and explain sutras; to arrange in order, analyse the Buddha’s teaching
Phản Quang Tự Kỷ: Hồi quang tự kỷ—Hồi quang biến chiếu—To turn the spotlight to ourselves—To turn back and reflect ourselves.
Phản Xoa Hợp Chưởng: Một trong mười hai cách chấp tay, đan bện những ngón tay vào nhau—One of the twelve forms of folded hands, with interlocking fingers.
Phản Suất Sanh Tử:
1) Một trong bảy loại sanh tử—One of the seven kinds of mortality.
2) Thoát vòng sanh tử để đi vào Niết Bàn—Escape from mortality into nirvana.
Phản Tỉnh: A turning about.
Phản Tỉnh Khẩu Nghiệp: Trong Kinh Giáo Giới La Hầu La ở Rừng Am Bà La trong Trung Bộ Kinh, Đức Phật đã dạy La Hầu La về ‘Phản Tỉnh Khẩu Nghiệp’—The Buddha taught Venerable Rahula about ‘Action With the Speech’ in the Ambalatthikarahulovada Sutta in the Middle Length Discourses of the Buddha:
Phạn Âm: Buddha’s voice—See Phạm Âm and Âm Thanh của Đức Như Lai.
Phạn Đái Tử: Cái túi đựng gạo, ví với Tỳ Kheo vô dụng, chỉ biết có ăn uống ngủ nghỉ—A rice-bag fellow, a useless monk who only devoted to his food, drinking, sleeping, and resting.
Phạn Đầu,飯頭, Vị Tăng coi về việc nấu nướng trong chùa—A monk who is responsible for the cooking (kitchen) in a monastery.
Phạn Khánh,飯磬, Chiếc khánh nhỏ dùng để đánh báo giờ cơm—The dinner-gong.
Phạn Na,飯那, Vana (skt)—Một chòm cây—A wood—A grove
Phạn Ngữ: Sanskrit (skt)—See Phạm Ngữ.
Phảng Phất,彷佛, Vaguely—Dimly—Faintl
Phanh Phui: To speak out the truth.
Phao Ngôn: To spread a rumour.
Phao Vu: To slander—To calumniate.
Phân Biệt,分別, Distinction
Phân Biệt Giai Cấp: Distinction of class and caste.
Phân Chia: Division-Separation.
Phân Tách: Analyst.
Phẩn Nộ: Anger—Fierce;
Phẩn Nộ Minh Vương: Maharajas as opponents of evil and guardian of Buddhism.
Pháp: Dhamma (p)—Dharma (skt)—Doctrine—Law—Method—Phenomena—Thing—Truth—Pháp là một danh từ rắc rối, khó xử dụng cho đúng nghĩa; tuy vậy, pháp là một trong những thuật ngữ quan trọng và thiết yếu nhất trong Phật Giáo. Pháp có nhiều nghĩa—Dharma is a very troublesome word to handle properly and yet at the same timeit is one of the most important and essential technical terms in Buddhism. Dharma has many meanings:
1) Luật lệ: Rule—Law.
2) Theo Phạn ngữ, chữ “Pháp” phát xuất từ căn ngữ “Dhri” có nghĩa là cầm nắm, mang, hiện hữu, hình như luôn luôn có một cái gì đó thuộc ý tưởng “tồn tại” đi kèm với nó—Etymologically, it comes from the Sanskrit root “Dhri” means to hold, to bear, or to exist; there seems always to be something of the idea of enduring also going along with it.
a) Ý nghĩa thông thường và quan trọng nhất của “Pháp” trong Phật giáo là chân lý—The most common and most important meaning of “Dharma” in Buddhism is “truth,” “law,” or “religion.”
b) Thứ hai, pháp được dùng với nghĩa “hiện hữu,” hay “hữu thể,” “đối tượng,” hay “sự vật.”Secondly, it is used in the sense of “existence,” “being,” “object,” or “thing.”
c) Thứ ba, pháp đồng nghĩa với “đức hạnh,” “công chánh,” “chuẩn tắc,” về cả đạo đức và tri thức—Thirdly, it is synonymous with “virtue,” “righteousness,” or “norm,” not only in the ethical sense, but in the intellectual one also.
d) Thứ tư, có khi pháp được dùng theo cách bao hàm nhất, gồm tất cả những nghĩa lý vừa kể, nên chúng ta không thể dịch ra được. Trong trường hợp nầy cách tốt nhất là cứ để nguyên gốc chứ không dịch ra ngoại ngữ—Fourthly, it is occasionally used in a most comprehaensive way, including all the senses mentioned above. In this case, we’d better leave the original untranslated rather than to seek for an equivalent in a foreign language.
3) Luật vũ trụ hay trật tự mà thế giới chúng ta phải phục tòng. Theo đạo Phật, đây là luật “Luân Hồi Nhân Quả”—The cosmic law which is underlying our world. According to Buddhism, this is the law of karmically determined rebirth.
4) Hiện Tượng: Phenomenon—Mọi hiện tượng, sự vật và biểu hiện của hiện thực. Mọi hiện tượng đều chịu chung luật nhân quả, bao gồm cả cốt tủy giáo pháp Phật giáo—All phenomena, things and manifestation of reality. All phenomena are subject to the law of causation, and this fundamental truth comprises the core of the Buddha’s teaching.
5) Chân Lý: Ultimate truth.
6) Dharma (skt)—Đạt Ma—Đàm Ma—Đàm Vô—Giáo pháp của Phật hay những lời Phật dạy—Con đường hiểu và thương mà Đức Phật đã dạy—Phật dạy: “Những ai thấy được pháp là thấy được Phật.” Vạn vật được chia làm hai loại: vật chất và tinh thần; chất liệu là vật chất, không phải vật chất là tinh thần, là tâm—The teaching of the Buddha (Understanding and Loving)—Law—Doctrine—Things—Events—Phenomena—The way of understanding and love taught by the Buddha—The Buddha says: “He who sees the Dharma sees me.”. All things are divided into two classes: physical and mental; that which has substance and resistance is physical, that which is devoid of these is mental (the root of all phenomena is mind).
7) Toàn bộ giáo thuyết Phật giáo, các quy tắc đạo đức bao gồm kinh, luật, giới: The doctrines of Buddhism, norms of behavior and ethical rules including pitaka, vinaya and sila.
8) Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, chữ Dharma có năm nghĩa như sau—According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, the word “Dharma” has five meanings:
a) Dharma là cái được nắm giữ hay lý tưởng nếu chúng ta giới hạn ý nghĩa của nó trong những tác vụ tâm lý mà thôi. Trình độ của lý tưởng nầy sẽ sai biệt tùy theo sự tiếp nhận của mỗi cá thể khác nhau. Ở Đức Phật, nó là sự toàn giác hay viên mãn trí (Bodhi): Dharma would mean ‘that which is held to,’ or ‘the ideal’ if we limit its meaning to mental affairs only. This ideal will be different in scope as conceived by different individuals. In the case of the Buddha it will be Perfect Enlightenment or Perfect Wisdom (Bodhi).
b) Thứ đến, lý tưởng diễn tả trong ngôn từ sẽ là giáo thuyết, giáo lý, hay giáo pháp của Ngài: Secondly, the ideal as expressed in words will be his Sermon, Dialogue, Teaching, Doctrine.
c) Thứ ba, lý tưởng đề ra cho các đệ tử của Ngài là luật nghi, giới cấm, giới điều, đức lý: Thirdly, the ideal as set forth for his pupils is the Rule, Discipline, Precept, Morality.
d) Thứ tư, lý tưởng là để chứng ngộ sẽ là nguyên lý, thuyết lý, chân lý, lý tính, bản tính, luật tắc, điều kiện: Fourthly, the ideal to be realized will be the Principle, Theory, Truth, Reason, Nature, Law, Condition.
e) Thứ năm, lý tưởng thể hiện trong một ý nghĩa tổng quát sẽ là thực tại, sự kiện, sự thể, yếu tố (bị tạo hay không bị tạo), tâm và vật, ý thể và hiện tượng: Fifthly, the ideal as realized in a general sense will be Reality, Fact, Thing, Element (created and not created), Mind-and-Matter, Idea-and-Phenomenon.
9) Những phản ánh của các hiện tượng vào tâm con người, nội dung tâm thần, ý tưởng: Reflection of a thing in the human mind, mental content, object of thought or idea.
10) Những nhân tố tồn tại mà trường phái Tiểu thừa cho đó là nền tảng của nhân cách kinh nghiệm: Factors of existence which the Hinayana considers as bases of the empirical personality.
11) Theo phái Trung Quán, chữ Pháp trong Phật Giáo có nhiều ý nghĩa. Nghĩa rộng nhất thì nó là năng lực tinh thần, phi nhân cách bên trong và đằng sau tất cả mọi sự vật. Trong đạo Phật và triết học Phật giáo, chữ Pháp gồm có bốn nghĩa—According to the Madhyamakas, Dharma is a protean word in Buddhism. In the broadest sense it means an impersonal spiritual energy behind and in everything. There are four important senses in which this word has been used in Buddhist philosophy and religion:
a) Pháp có nghĩa là thực tại tối hậu. Nó vừa siêu việt vừa ở bên trong thế giới, và cũng là luật chi phối thế giới: Dharma in the sense of one ultimate Reality. It is both transcendent and immanent to the world, and also the governing law within it.
b) Pháp theo ý nghĩa kinh điển, giáo nghĩa, tôn giáo pháp, như Phật Pháp: Dharma in the sense of scripture, doctrine, religion, as the Buddhist Dharma.
c) Pháp có nghĩa là sự ngay thẳng, đức hạnh, lòng thành khẩn: Dharma in the sense of righteousness, virtue, and piety.
d) Pháp có nghĩa là thành tố của sự sinh tồn. Khi dùng theo nghĩa nầy thì thường được dùng cho số nhiều: Dharma in the sense of ‘elements of existence.’ In this sense, it is generally used in plural.
Pháp A Dục,法阿育, Dharmasoka (skt)—Pháp danh vua A Dục trong ngày vị vua này qui-y Phật—Name given to Asoka on his conversion
** For more information, please see A Dục Vương in Vietnamese-English Section and Asoka in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Pháp Ái,法愛, Tình yêu trong phạm trù tôn giáo—Tình yêu của những vị Bồ tát muốn cứu độ chúng sanh, ngược lại với Dục ái hay tình yêu phàm tục—Religious love—Bodhisattva love with desire to save all creatures, in contrast with ordinary love (Dục ái)
1) Pháp Ái Tiểu và Đại Thừa—Hinayana and Mahayana Dharma-love:
a) Pháp Ái Tiểu Thừa: Lòng yêu niết bàn của kẻ căn cơ thấp kém—Hinayana Dharma-love as desire for nirvana.
b) Pháp Ái Đại Thừa: Lòng ái thiện của bậc Bồ Tát Đại Thừa—Mahayana Dharma-love or Bodhisattva attachment to illusory things
** Cả hai thứ pháp ái nầy đều cần phải loại
bỏ—Both of which are to be eradicated.
2) Pháp Ái Như Lai: Tâm Đại Bi của Như Lai hay tình yêu cứu độ chúng sanh chân chánh vô thượng—Tathagata-love, which goes out to all beings for salvation.
Pháp Âm,法音, Âm thanh thuyết pháp hay của chân lý—The sound of the Truth, or of preaching
Pháp Ân,法恩, Ân Tam Bảo—Dharma-grace, i.e. the grace of Triratna
Pháp Ấn:
1) Dấu ấn của diệu pháp, diệu pháp chân thực, không chuyển động hay biến đổi nên gọi là “Ấn.”—The seal of Buddha-truth, expressing its reality and immutability.
2) Dấu hiệu chứng ngộ mà chư Phật hay chư Tổ trao truyền tâm pháp cho nhau—Its universality and its authentic transmission from one Buddha or patriarch to another.
Pháp Ba La Mật,法波羅蜜, Một trong bốn vị Bồ Tát Ba La Mật trong Kim Cương Giới—One of the four Paramita Bodhisattvas in the Diamond realm
Pháp Báo Hóa Tam Thân,法報化三身, The trikaya (skt)—See Tam Thân Phật.
Pháp Bảo,法寶, Dharmaratna (skt)
1) Kho tàng Phật Pháp hay diệu pháp mà Đức Phật đã thuyết giáo, được trân quý như của báu của người thế tục, ngôi hai trong Tam Bảo—Dharma-treasure—The Law or Buddha-truth, the second personification in the Triratna.
2) Những vật cá nhân của một vị Tăng hay Ni như Y Bát, vân vân: The personal articles of a monk or nun, i.e. robe, almsbowl, etc.
** For more information, please see Tam Bảo.
Pháp Bảo Đàn Kinh: The Platform Sutra—See Kinh Pháp Bảo Đàn.
Pháp Bảo Tạng,法寶藏, Nơi tồn trữ kinh điển Phật Pháp—The storehouse of all law and truth, i.e. the sutras
Pháp Bích: Similes or illustrations of the dharma.
Pháp Bình Đẳng,法平等, Dharmasamata (skt)
1) Sự bình đẳng về chân lý đã được chư Phật dạy, một trong tứ bình đẳng—The sameness of truth as taught by all the Buddhas, one of the fourfold sameness—See Tứ Bình Đẳng (4).
Pháp Bố Thí: The almsgiving of the Buddha-truth—See Pháp Thí and Tam Bố Thí.
Pháp Bổn: Bhutatatthata (skt)—Chân như hay tinh yếu của vạn pháp—The root or essence of al things.
Pháp Chấp,法執, Chấp vào ý niệm chư pháp hay hiện tượng là có thật. Đây là một ảo tưởng—Holding (bonding) on the concept that of the reality of dharma, things or phenomena (holding to things as realities or false tenet that things are real). This holding is an illusion
Pháp Châu: Thuyền Phật pháp có thể chở người ta ra khỏi biển sanh tử luân hồi để đến cõi Niết Bàn—The barque of the Buddha-truth which ferries men out from the sea of mortality and reincarnation to nirvana.
Pháp Chế: Law.
Pháp Chiếu,法照, Sự chiếu sáng của Phật pháp—Dharma-shinning
Pháp Chủ,法主, Buddha—Dharma-lord
Pháp Chúng,法衆, Tăng lữ Phật Giáo hay một chúng hội Tăng hoặc Ni—The Buddhist monkhood; an assembly of monks or nuns
Pháp Cổ,法鼓, Tiếng trống thúc quân được đem ví với tiếng Phật thuyết pháp khuyên răn đại chúng tiến lên làm việc công đức—The drum of the law which stiring all to advance in virtue
Pháp Cú: Dharmapada (skt)—See Kinh Pháp Cú.
Pháp Cú Kinh,法句經, Dharmapada (skt)—See Kinh Pháp Cú
Pháp Cúng Dường,法供養, Dharmapuja (skt)
1) Pháp cúng dường bằng cách tin pháp, giảng pháp, bảo vệ pháp, tu tập tinh thần và hộ trì Phật giáo—Serving the dharma by believing it, explaining it, obeying it, keeping it, protecting it, cultivating the spiritual nature and assisting the Buddhism.
Pháp Cự,法炬, Đuốc pháp—The torch of Buddhism
Pháp Danh:
1) Pháp Danh: Tên trong đạo hay tên mà vị thầy đặt cho—Religious name—Buddha name which named by the master on the ordination.
2) Giới Danh: Từ được dùng bởi Chân Tông—The term chiefly used by the Shin Sect.
Pháp Diễn Thiền Sư: Fa-Yan (1024-1104)—
Pháp Diệt,法滅, Sự tận diệt của Phật pháp, sau thời kỳ thứ ba của ba thời kỳ Chánh Tượng Mạt—The extinction of the Law, or Buddhism, after the third of the three stages
** For more information, please Chánh Pháp,
Tượng Pháp, and Mạt Pháp.
Pháp Duyên,法緣,
1) Nhân duyên trở thành một Phật tử: To become a Buddhist.
2) Từ Bi Pháp Duyên: Bi mẫn bố thí vì hiểu rõ pháp duyên (nhân tướng và ngã tướng)—Dharma-caused, i.e. the sense of universal altruism giving to pity and mercy.
Pháp Duyên Khởi: Dharmadhatu—Duyên khởi của mọi hiện tượng—Mọi vật đều tùy thuộc vào vật khác, do đó một trong tất cả và tất cả trong một—The environmental cause of all phenomena—Everthing is being dependent on everything else; therefore, one is in all and all is in one.
Pháp Duyệt,法悅, Pháp hỷ hay sự vui mừng khi nghe được pháp hay tự mình tư duy về pháp—Joy from hearing and meditating on the Law
Pháp Dược,法藥, Diệu pháp có thể chữa lành phiền não cho chúng sanh—The medicine of the law (capable of healing all misery)
Pháp Đà La Ni,法陀羅尼, Dharma-dharani (skt)—Nghe giáo pháp của Phật mà thụ trì không quên, đây là một trong ba pháp Đà La Ni—Holding firmly to the truth one has heard, one of the three kinds of dharani
** For more information, please see Tam Đà
La Ni.
Pháp Đạo: Buddhism.
Pháp Đăng,法燈, Ngọn đèn Phật Pháp xua tan bóng tối vô minh—The lamp of Dharma which dispels the darkness of ignorance
Pháp Đế,法帝, Phật được ví như một vị Pháp Vương (Vua Pháp)—Dharma emperor, i.e. the Buddha
Pháp Đệ,法弟, Phật giáo đồ (tín đồ Phật giáo)—A Buddhist disciple
Pháp Điển,法典,
1) Kinh điển Phật giáo—The scriptures of Buddhism.
2) Tiếng chớp của chân lý, chỉ Phật pháp—The lightning of the truth, or Buddha-teaching.
Pháp Điện,法殿,
1) Chánh điện trong tự viện—The temple or hall of law—The main hall of a monastery—The lightening of the truth.
2) Quan Âm Điện: The Kuan-Yin Hall.
Pháp Định,法定,
1) Pháp thiền định: Meditation dharma.
2) Phật Tánh: Inherent dharma—Buddha-nature.
Pháp Độ,法度, Luật lệ, hay giới luật và phương cách tu hành—Rules, or disciplines and methods
Pháp Đường,法堂, Pháp đường hay giảng đường—The chief hall—Dharma Hall—Lecture Hall
Pháp Gia,法家, Buddhism—See Pháp Môn
Pháp Giáo,法教, Buddhism—See Phật Giáo in Vietnamese-English Section and Buddhism in English-Vietnamese Section.
Pháp Giới,法界, Dharmadhatu or Dharmaksetra (skt)—Đạt Ma Đà Đô—Pháp Tính—Thực Tướng—Dharma realm—Dharma factor—Dharma element—Cosmos—Billion-world universe—Universe
1) Tên của sự vật khi nói chung cả lý lẫn sự: A name for “things” in general, noumenal or phenomenal; for physical universe, or any portion or phase of it.
2) Chân lý tuyệt đối hay chân như pháp tính là nhân, nương dựa vào đó mà vạn pháp sanh ra. Đây là một trong 18 pháp giới—The unifying underlying spiritual reality regarded as the ground or cause of all things, the absolute from which all proceeds. It is one of the eighteen dhatus.
3) Pháp Giới trong Mật giáo bao gồm Thai Tạng Giới (vật chất) và Kim Cang Giới (bất hoại): In the Tantric school, Dharmadhatu includes Garbhadhatu (material) and Vajradhatu (indestructible).
4) Pháp giới còn có nghĩa là xá lợi Phật: A relic of the Buddha.
5) Trong pháp giới hay thế giới hiện tượng, có ba thế giới là dục, sắc và tâm. Hết thảy các loài tạo vật, cả Thánh lẫn phàm, nhân và quả, đều ở trong pháp giới đó. Chỉ có Phật là ở ngoài pháp giới: In the phenomenal world (dharmadhatu), there are three worlds of desire, form and mind. All created things or beings, both noble and ignoble, both cause and effect, are within the dharmadhatu. The idea in this text is practically identical with the diagram given above.
6) Pháp Giới có đến hai nghĩa—The Realm of Principle (Dharma-dhatu) has a double meaning:
a) Vũ trụ hiện thực: The actual universe.
b) Thế giới không hạn định hay Niết Bàn. Nó chính là Chân Như của Phật. Niết Bàn tịch diệt vừa có nghĩa là sự diệt vọng của thể xác con người (theo nghĩa tiêu cực), và vừa là sự diệt tận của các điều kiện sinh tử (theo nghĩa tích cực): The indeterminate world or Nirvana. It is identical with the Thusness of the Buddha. Nirvana or flamelessness means, on the one hand, the death of a human body and, on the other hand, the total extinction of life conditions (negatively) or the perfect freedom of will and action (positively).
7) Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, pháp giới trong ý nghĩa là cảnh giới của lý tắc và vừa là sự tướng của tất cả sự tướng, đồng nghĩa với Như Lai Tạng và cũng đồng nghĩa với vũ trụ hay thế giới hiện thực, nghĩa là cảnh giới của tất cả sự tướng—According to Prof. Junjiro Takakusu in the Essentials of Buddhist Philosophy, Dharmadhatu, in its double meaning as Realm of Principle and Element of all Elements, is a synonym with Matrix of the Thus-come (Tathagata-garbha) and also with the universe or the actual world, i.e., the realm of all elements—See Lý Tắc Duyên Khởi.
8) Theo triết học Trung Quán, Pháp Giới cũng có nghĩa là Chân Như hoặc Thực Tại hay Niết Bàn. Ở đây chữ ‘Giới’ có nghĩa là bản chất thâm sâu nhất, hay bản chất tối hậu. Pháp Giới và Chân Như đều là siêu việt và nội tồn. Nó là siêu việt như Thực Tại tối hậu, nhưng nó hiện hữu trong mỗi người như là cơ sở và bản chất thâm sâu nhất của họ—According to the Madhyamaka philosophy, the word ‘Dharmadhatu’ is also called ‘Tathata’ or Reality, or Nirvana. Here the word ‘Dhatu’ means the inmost nature, the ultimate essence. Dharmadhatu or Tathata is both transcendent and immanent. It is transcendent as ultimate Reality, but it is present in every one as his inmost ground and essence.
Pháp Giới Cung,法界宮, Kim Cương Pháp Giới Cung hay cung điện của Đức Đại Nhật Như Lai trong Thai tạng Giới—Dharmadhatu palace, i.e. the shrine of Vairocana in the Garbhadhatu
Pháp Giới Duy Tâm,法界唯心, Theo Kinh Lăng Già và Kinh Hoa Nghiêm thì vạn hữu trong vũ trụ chỉ do tâm tạo—According to the Lankavatara Sutra and the Hua-Yen sutra, the universe is mind only
Pháp Giới Duyên Khởi,