10/08/2010 10:20 (GMT+7)
Số lượt xem: 125110
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Hoa: Kusuma, Puspa, or Padma (skt).

1) Hoa, đặc biệt là hoa sen, một trong sáu loại vật để cúng đường Phật: Flower—Blossom—Flowery, especially the lotus, one of the six objects for offerings—For more information, please see Liên Hoa.

2) Khoan Hòa: Vì hoa nhu nhuyễn khiến lòng người khoan hòa—Pleasure.

3) Xa Hoa: To waste—To spend—To profligate.

4) Hoa Nghiêm: Hoa tượng trưng cho vạn hạnh phô bày trang nghiêm—To ornate—To decorate—Glory—Splendour.

5) Hoa Sen: Padma (skt)—The lotus flower.

6) Hoa Trời: Celestial flowers.

Hoa Báo,華報, Flower-recompense—Quả báo tương ứng với nhân gieo, nhân lành quả lành nhân ác quả ác—The fruit corresponds to the seed, good for good and evil for evil

Hoa Cung,花宮, See Hoa Lung

Hoa Đài,華臺, Đài hoa sen—The lotus seat or throne

Hoa Đàm: Udambara (skt)—Hoa Ưu Đàm.

Hoa Đức Bồ Tát,華德菩薩, Padmasri (skt)—Vị Bồ Tát của Hoa Sen sáng chói, tên của Diệu Trang Nghiêm khi còn là một thành viên trong thân quyến của Phật Thích Ca Mâu Ni—Lotus-Brillance Bodhisattva, translated as Lotu-Virtue, name of Subhavyuha when incarnated as a member of Sakyamuni’s retinue

Hoa Khai Kiến Phật: Hoa sen nở thấy Phật. To see the Buddha when the lotus blooms—Theo thuyết Tịnh Độ, những ai chuyên tâm trì niệm hồng danh Phật A Di Đà, sau khi chết sẽ vãng sanh Cực Lạc—According to the Pure Land Doctrine, those who decisively recite the name of Amitabha Buddha will be reborn in the Western Pure Land after passing away.

Hoa Khai Thế Giới Khởi: Vị tổ thứ 27 tại Ấn Độ là Bát Nhã Đa La đã dạy: “Hoa khai thế giới khởi,” nghĩa là hiện tượng và sự hiện hữu cụ thể chỉ là một—The twenty-seventh patriarch, Master Prajnatara, said, “Flowers opening are the occurrence of the world,” in other words, phenomena and concrete existence are just one.

Hoa Lung,花籠,

1) Rỗ đựng hoa sen: Flower baskets for scattering lotus flowers.

2) Rỗ đựng hoa lá nói chung: Baskets for leaves and flowers in general.

Hoa Mạn: Kusuma-mala (skt)—Vòng hoa trang sức của phụ nữ Ấn Độ—Chaplet of flowers used as adornments for Indian women.

Hoa Mục,華目, Mắt đẹp như hoa sen xanh—Eyes like the blue lotus (pure)

Hoa Nghiêm,華嚴, Avatamsa (skt)

1) Vòng hoa trang sức—A ring-shaped ornament—The flower-adorned, or a garland.

2) Tên của Kinh Hoa Nghiêm: The name of the Hua-Yen Sutra.

3) Tên của Tông Hoa Nghiêm (một tông phái dùng tên kinh nầy làm chỗ sở y và pháp môn cho tông phái mình): The name of the Hua-Yen school.

Hoa Nghiêm Kinh,華嚴經, Avatamsaka-sutra (skt)—Đại Phương Quảng Phật Hoa nghiêm Kinh—See Kinh Hoa Nghiêm in Vietnamese-English Section and Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện in Appendix A (5)

Hoa Nghiêm Kinh Tam Dịch: Ba bản dịch của Kinh Hoa Nghiêm bên Trung Quốc—Three translations of the Avatamsaka-sutra in China.

1) Bản dịch của ngài Phật Đà Bạt Đà đời Đông Tấn, khoảng năm 406 sau Tây Lịch, 60 quyển, còn gọi là Lục Thập Hoa Nghiêm hay Tấn Kinh, hay kinh cũ: 60 books translated by Buddhabhadra, who arrived in China around 406 A.D., also known as the East-Chin Sutra or the old sutra.

2) Bản dịch của ngài Thực Xoa Nan Đà đời Đường, vào khoảng năm 700 sau Tây Lịch, 80 quyển, còn gọi là Bát Thập Hoa Nghiêm, Đường Kinh, hay Kinh mới: 80 books translated by Siksananda, about 700 A.D., also known as the T’ang Sutra or the new sutra.

3) Bản dịch của ngài Bát Nhã đời Đường, khoảng năm 800 sau Tây Lịch, 40 quyển, còn gọi là Tứ Thập Hoa nghiêm. Bản dịch nầy bao gồm phần Hoa Nghiêm Âm Nghĩa của ngài Huệ Uyển biên soạn năm 700 sau Tây Lịch: 40 books translated by Prajna around 800 A.D. This translation also included the Dictionary of Classic by Hui-Yuan in 700 A.D.

Hoa Nghiêm Ngũ Giáo: See Ngũ Thời Giáo, and Ngũ Giáo in Vietnamese-English Section.

Hoa Nghiêm Nhứt Thừa: Tất cả chúng sanh nhờ một đạo duy nhất mà thành Phật, hay tất cả đều y nương theo Hoa Nghiêm Nhứt Thừa mà thành Phật đạo—The One Vehicle of Hua-Yen (Avatamsaka-yana) for bringing all to Buddhahood.

Hoa Nghiêm Pháp Giới: Realm of Dharma—The plan of Avatamsaka—See Dharmadhatu in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Hoa Nghiêm Tam Muội,華嚴三昧, Phật Hoa Nghiêm Tam Muội hay tam muội Phật, coi duyên khởi vô tận của nhất chân pháp giới là một pháp giới tinh thần trường cửu mà tất cả các hoạt động của Phật đều mở ra từ đó—The Buddha-samadhi of an eternal spiritual realm from which all Buddha activities are evolved

Hoa Nghiêm Tam Thánh: Ba vị Vua trong Hoa Nghiêm, Phật Tỳ Lô Giá Na ở giữa, Phổ Hiền bên trái và Văn Thù bên phải—The three kings in Avatamsaka, Vairocana in the center, Samantabhadra in the left, and Manjusri in the right.

Hoa Nghiêm Tam Vương,華嚴三王, See Hoa Nghiêm Tam Thánh

Hoa Nghiêm Thời,華嚴時, Thời kỳ thứ nhất trong năm thời giảng pháp của Đức Phật, thời Hoa Nghiêm được Đức Phật thuyết giảng ngay sau khi Ngài giác ngộ—The first of the “five periods” during which the Avatamsaka- Sutra was delivered by Sakyamuni Buddha immeditely after his enlightenment

Hoa Nghiêm Tông,華嚴宗,

(A) Nguồn gốc tông Hoa Nghiêm—The origin of the Hua-Yen Sect:

· Trước Hoa Nghiêm tông, ở Trung Hoa đã có một phái mang tên là Địa Luận Tông và Pháp Tính Tông (see Địa Luận Tông and Pháp Tính Tông), y cứ trên bản luận giải của Thế Thân về Thập Địa Kinh. Tác phẩm nầy được phiên dịch sang Hán văn trong năm 508-512 do công trình của Bồ Đề Lưu Chi, Bửu Huệ và Phật Đà Phiến Đa. Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, Hoa Nghiêm nghĩa là “Trang nghiêm bằng hoa” và được coi như một dịch ngữ từ tiếng Phạn Avatamsaka chỉ cho tràng hoa hay vòng hoa. Đây là danh hiệu của quyển kinh trong đó giáo nghĩa bí mật của Đức Phật Đại Nhật được mô tả rất tỉ mỉ. Kinh Hoa Nghiêm được coi như là do Đức Phật thuyết ngay sau khi Ngài thành đạo, nhưng thính chúng như câm như điếc không ai hiểu được một lời. Do đó Ngài lại bắt đầu thuyết pháp dễ hơn, là bốn kinh A Hàm và các giáo lý khác—Prior to the Avatamsaka School, there were in China schools named Ti-Lun and Fa-Tsing which were founded on Vasubandhu’s commentary on the Dasa-Bhumi-Sutra. The text was translated into Chinese in 508-512 A.D. by Bodhiruci, Ratnamati and Buddhasanta, all from India. According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, “Wreath” means “flower-ornament” and is considered a translation of the Sanskrit term “Avatamsaka” denoting a wreath or garland. It is the name of a Sutra in which the mystic doctrine of the Buddha Mahavairocana is minutely described. The scripture is said to have been preached by the Buddha soon after his Enlightenment, but none of those listening to him could understand a word of it as if they were deaf and dumb. Therefore he began anew to preach the easy four Agamas (discourses) and other doctrines.

· Kinh Hoa Nghiêm là những gì Ngài thuyết giảng lần đầu, cũng là những gì Ngài chứng ngộ. Chân lý mà Ngài chứng ngộ được tuyên thuyết minh nhiên. Chỉ bậc đã tiến bộ như một vị Bồ Tát mới có thể hiểu được Ngài, còn phàm phu hoàn toàn không thể thấu được bản ý của Ngài—What he preached first was what he had realized in his Enlightenment. The truth he had conceived was proclaimed exactly as it was. An advanced personage such as a Bodhisattva or saintly person might have understood him, but an ordinary person could not grasp his ideas at all.

· Dịch bản kinh Hoa Nghiêm bằng Hán văn có ba bộ: Bát Thập, Lục Thập và Tứ Thập Hoa Nghiêm. Hai bản đầu không còn nguyên bản Phạn ngữ; bản cuối Hoa Nghiêm 40 quyển, còn được nguyên bản Phạn ngữ là Ganda-vyuha (Phẩm Nhập Pháp Giới). Bản văn nầy mô tả cuộc chiêm bái thực hiện bởi Thiện Tài, thăm viếng 53 Thánh địa của đại sĩ Tăng lữ và cư sĩ. Mục đích của cuộc chiêm bái nầy là để chứng ngộ nguyên lý Pháp giới—The Avatamsaka Sutra is represented in Chinese by three recensions, in eighty, sixty, and forty Chinese volumes. Of the first two we do not possess their sanskrit original. For the last, the forty-volume text, we have its original which is called Ganda-vyuha. In the text, a pilgrimage undertaken by the young Sudhana to visit fifty-three worthies, religious and secular, is described. The object of the pilgrimage was to realize the principle of Dharma-dhatu or the Realm of Principle or Elements.

· Tại Ấn Độ, tông Hoa Nghiêm không được coi như là một tông phái độc lập. Tuy nhiên sự tích chiêm bái của Thiện Tài được kể tỉ mỉ trong Divya-avadana, và cuộc hành trình nầy được miêu tả tỉ mỉ trong những điêu khắc ở Java. Trong kinh nói rằng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi ngự trên núi Thanh Lương ở Trung Hoa, và thuyết pháp trong mọi thời. Núi Thanh Lương nầy đồng hóa với Ngũ Đài Sơn ở Trung Hoa. Chính danh từ “Ngũ Đài” hình như chỉ cho Panca-sikha hay ngũ đảnh, một danh hiệu của Văn Thù. Đại Tự Viện Hoa Nghiêm trên núi nầylà tháp thiêng thờ vị Bồ tát nầy. Đức tin về Ngài ở Ấn cũng như ở Trung Hoa, hình như có từ thế kỷ thứ năm sau Tây Lịch hay sớm hơn—In India, the Avatamsaka School is not known as an independent school. However, the story of Sudhana’s pilgrimage is minutely told in the Divya-avadana, and his journey is depicted in detailed sculptures in Java. In the sutra it is stated that the Bodhisattva Manjusri is living on the Ch’ingliang Mountain in China, and is proclaiming the laws at al times. Tis Ch’ingliang Mountain is identified with with the Wu-T’ai Mountain of China. The name Wu-T’ai or five heights itself seems to indicate Panca-sikha or five top-knots, a name of Manjusri. The great Avatamsaka Monastery of that mountain is the shrine sacred to that Bodhisattva. Such a belief in India as well as in China seems to go back to the fifth century A.D. or still earlier.

(B) Ý nghĩa và giáo thuyết của Tông Hoa Nghiêm—The meanings and doctrine of the Avatamsaka sect:

· Hoa Nghiêm Tông lấy Kinh Hoa Nghiêm làm chỗ dựa—The Avatamsaka sect or school whose foundation works in the Avatamsaka-sutra.

· Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, lý viên dung của tông Hoa Nghiêm được phát triển chính yếu là ở Trung Hoa. Đây là điểm son cho những công trình học thuật của Phật giáo Trung Hoa. Như các tông phái khác, tông Hoa Nghiêm được thành lập trên nền tảng lý nhân quả duy tâm, nhưng theo chủ trương của Hoa Nghiêm, lý thuyết nầy có đặc điểm riêng. Đấy là “Pháp giới duyên khởi.”—The Totalistic principle of the Hua-Yen School was developed chiefly in China. It is indeed a glory of the learned achievements of Chinese Buddhism. The Hua-Yen School stands as other schools do, on the basis of the theory of causation by mere ideation, but as held in the Hua-Yen School, the theory has a peculiarity. It is designated “the theory of universal causation of Dharmadhatu.”—See Pháp Giới Duyên Khởi.

(C) Chư Tổ Tông Hoa Nghiêm tại Trung Quốc—Patriarchs of the Hua-Yen School in China:

1) Ngài Đế Tâm Đỗ Thuận bên Trung Hoa làm thủy tổ, ngài thị tịch năm 640. Sau khi chính thức khai sáng tông Hoa Nghiêm, thì tất cả đồ đệ của Địa Luận Tông Nam Đạo Phái thảy đều bị thu hút quanh ngài. Từ đó Địa Luận tông được coi như kết hợp với Hoa Nghiêm Tông. Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, Hoa Nghiêm tông, sau khi đã tiếp nhận Địa Luận Tông, khai sáng một thời kỳ phồn thịnh cho Phật Giáo Trung Hoa. Cơ sở của học thuyết đã được thiết lập ngay từ đó bởi nhà tài danh Đỗ Thuận. Pháp danh ông là Pháp Thuận, nhưng vì gia đình ông họ Đỗ nên ông được gọi là Đỗ Thuận. Ông nổi tiếng như là một thuật sĩ và vua Đường Thái Tôn đã từng cho vời ông vào cung và phong ông tước hiệu “Tam Đế Tôn Giả.” Người ta tin rằng ông là hóa thân của Ngài Văn Thù sư Lợi Bồ Tát. Ngài Đỗ Thuận đã được nối truyền bởi những vị sau đây: founded in China by Ti-Hsin-T’u-Shun. When Tu-Shun, the nominal founder of the Hua-Yen School, appeared on the scene, the best workers of the Ti-Lun School were all attracted around him. Since then, the Ti-Lun School was united with the Hua-Yen School. According to Prof. Junjiro Takakusu in the Essentials of Buddhist Philosophy, the Hua-Yen School, having absorbed the Ti-Lun School, opened a flourishing period of Chinese Buddhism. The foundation-stone of the Hua-Yen doctrine was laid once and for all by the famous Tu-Shun. His Buddha name was Fa-Shun, but his family name was Tu, people generally called him Tu-Shun. He was famous as a miracle worker, and Emperor T’ang T’ai-Tsung of Tang invited him to his palace and gave him the title of ‘the Venerable Imparial Heart.” He was believed to be an incarnation of Majusri. T’u-Shun died in 640 A.D. and was followed by:

2) Vân Hoa Trí Nghiễm Pháp Sư làm tổ thứ hai: Yun-Hua-Chih-Yen, the second patriarch—Trí Nghiễm là đồ đệ tài ba của Đỗ Thuận, lên kế tổ của tông phái nầy. Trí Nghiễm được Đỗ Thuận truyền cho môn tu quán. Trí Nghiễm viết nhiều sách vể những căn bản của các giáo thuyết của thầy mình—An able pupil of Tu-Shun, Chih-Yen (602-668), the succeeding patriarch of the school, received from Tu-Shun all the culture of contemplation. He wrote several important books on the basis of his teacher’s instructions.

3) Hiền Thủ Pháp Tạng Pháp Sư làm tổ thứ ba: Hsien-Shu-Fa-Tsang, the third patriarch—Pháp Tạng có công hệ thống hóa toàn bộ nền triết học Hoa Nghiêm. Hoạt động của ông không những chỉ là công trình văn học, mà còn cả ở dịch thuật và diễn giảng. Có bảy tác phẩm được xem là do ngài viết ra. Trong số đó có quyển Hoa Nghiêm Nhất Thừa Giáo Nghĩa Phân Tế Chương, bàn luận về ý nghĩa độc đáo của giáo lý Nhất Thừa (Ekayana) thuộc kinh Hoa Nghiêm; quyển Hoa Nghiêm Kinh Minh Pháp Phẩm Nội Lập Tam Bảo Chương; và quyển Hoa Nghiêm Kinh Sư Tử Chương Vân Giảng Loại Giải—Fa-Tsang (643-712) was responsible for the final systematization of the philosophy. His activity was not only in literary work but also in translations and lectures. Seven works are ascribed to him. Among these are Hua-Yen-Yi-Shan-Chiao-I-Fan-Tshi-Chzang, a treatise on the distinction of the meaning of the doctrine of one vehicle (Ekayana) of the Avatamsaka sutra; Hua-Yen Ching-Ming-Fa-Fin-Nei-Li-San-Pao-Chzang, and the Hua-Yen-Ching-Shi-Tsu-Chzang-Yun-Chiang-lei-Chie.

4) Thanh Lương Trừng Quán Pháp Sư làm tổ thứ tư: Ch’ing-Liang-Ch’êng-Kuan, the fourth patriarch—Trừng Quán (760-820), một đồ đệ khác, được truy tặng Tứ Tổ vì nỗ lực hăng hái của ông trong việc bác bỏ dị thuyết của Huệ Viễn, cũng là một đồ đệ của Pháp Tạng. Đồng thời Trừng Quán còn tái lập giáo thuyết của Thầy mình trong thuần nhất nguyên thủy của nó—Ch’êng-Kuan (760-820), another pupil of Fa-Tsang, was honored as the fourth patriarch for his earnest effort in refuting the heresy of Hui-Yuan, also a pupil of Fa-Tsang. Ch’êng-Kuan also restored his teacher’s doctrine to its original purity.

5) Khuê Phong Tông Mật Thiền Sư làm tổ thứ năm: Zen master Kuei-Feng-Tsung-Mi, the fifth patriarch.

6) Mã Minh Bồ Tát làm tổ thứ sáu: Asvaghosa Bodhisattva, the sixth patriarch.

7) Long Thọ Bồ Tát làm tổ thứ bảy: Nagarjuna Bodhisattva, the seventh patriarch.

(D) Sự truyền bá của Tông Hoa Nghiêm tại Nhật—The propagation of the Avatamsaka sect in Japan

1) Tông Hoa Nghiêm được truyền sang Nhật vào đầu nhà Đường và rất thịnh hành tại đây: The Avatamsaka school was imported into Japan early in the T’ang dynasty and flourished there.

2) Tại Nhật tông nầy lấy giáo thuyết Pháp Tính nên cũng có tên là Pháp Tính Tông: In Japan, it held the doctrine of the Dharma-nature, by which name it was also called the “Dharma-nature” sect.

Hoa Phạm,華梵, See Hoa Phạn

Hoa Phạn: Trung Hoa và Ấn Độ—China and India.

Hoa Phát: Kusuma-mala (skt)—A wrath of flowers.

Hoa Phương,華方, The flowery region—Phương Nam có nhiều hoa—The South, the flowery region

Hoa Quả,花果, Flower and fruit

Hoa Quang,華光, Padmaprabha (skt)—Trong Kinh Pháp Hoa, Phật thọ ký cho tôn giả Xá Lợi Phất sau nầy sẽ thành Phật hiệu là Hoa Quang—Lotus-radiance—The name by which Sariputra is to be known as a Buddha

Hoa Quang Đại Đế,華光大帝, Asvakarna (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Hoa Quang Đại Đế, thần lửa của Trung Quốc, tiền thân đầu tiên của Đức Phật Thích Ca được nói đến trong 1.000 vị Phật—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Budhist Terms, Asvakarna, the Chinese god of fire, mentioned in a list of 1,000 Buddhas and “who is reported to have lived here in his first incarnation.

Hoa Quang Như Lai,華光如來, Padmaprabha-Buddha (skt)—See Hoa Quang, and Xá Lợi Phất.

Hoa Quang Phật: Padmaprabha-Buddha (skt)—See Hoa Quang, and Xá Lợi Phất

Hoa Sĩ: Puspadanti (skt)—Tên của một La sát nữ—Flowery teeth—Name of a raksasi.

Hoa Sơn,華山, Một trong năm ngọn núi thiêng liêng của Trung quốc—One of the Five Sacret Mountains of China—See Cửu Hoa Sơn

Hoa Tạng,華藏, Lotus treasury

Hoa Tạng Bát Diệp: Mạn Đà La của Thai Tạng Giới—The mandala of Garbhadhatu.

Hoa Tạng (Dữ) Cực Lạc: Thế giới Hoa Tạng có nguồn vui kỳ diệu không gì hơn—The Lotus world and that of Perfect Joy of Amitabha and other Buddhas.

Hoa Tạng Giới,華藏界, See Liên Hoa Tạng Thế Giới

Hoa Tạng Giới Hội: See Hoa Tạng Thế Giới.

Hoa Tạng Thế Giới,華藏世界,

Theo Kinh Hoa Nghiêm, đây là pháp hội của thế tạng hay cõi nước Tịnh Độ của Phật Tỳ Lô Giá Na, mà cũng là cõi Tịnh Độ của chư Phật. Tầng dưới cùng là phong luân, trên phong luân có biển “Hương Thủy” trồi ra đóa Đại Liên Hoa ngàn cánh, trong đóa sen nầy chứa vô số những thế giới khác nhau, gọi tắt là “Hoa Tạng Thế Giới (còn gọi là Báo Độ hay Phật Độ. Các Đức Phật chứng đặng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác/Anuttara-Samyak-Sambodhi, dùng tịnh thức chuyển biến ra các thế giới, vì thế cho nên gọi là thế giới chư Phật. Tiếng Phạn là ksetra, nghĩa là cõi hay cõi nước. Vì là chỗ ở của báo thân nên gọi là “báo độ.” Kinh Hoa Nghiêm/Avatamsaka-Sutra nói: “trong biển hương thủy sanh hoa sen lớn, trong hoa sen hàm chứa thế giới như số vi trần, cho nên gọi là hoa tạng thế giới hải.” Hoa sen lớn là thí dụ chơn như pháp giới. Hoa sen mọc từ trong bùn nhơ mà không nhiễm mùi bùn, ví như chơn như tuy ở khắp thế gian nhưng không bị thế gian làm ô nhiễm. Mỗi thế giới đều là chỗ cư trú cho loài hữu tình)—According to the Flower Adornment Sutra, the lotus store, or the lotus world, the Pure Land of Vairocana, also the Pure Land of all Buddhas in their sambogakaya (enjoyment bodies). Above the wind or air circle is a sea of fragrant water, in which is the thousand-petal lotus with its infinite variety of worlds, hence the meaning is the Lotus which contains a store of myriads of worlds—See Hoa Vương Thế Giới

Hoa Thai,華胎, Thai Liên Hoa trong đó những kẻ nghi hoặc và mỏng đức sẽ bị giữ lại trong 500 năm, không thấy được Tam Bảo, giống như đứa trẻ bị bọc trong thai mẹ, chỉ được thấy Phật nghe pháp và vãng sanh khi nào Hoa Thai mở ra—The lotus womb in which doubters and those of little virute are detained in semi-bliss for 500 years before they can be born into the Pure Land by the opening of the lotus.

Hoa Thành: Kusumapura (skt)—Nơi trị vì của Vua A Dục—The city of flowers. The residence of King Asoka.

Hoa Thị: See Pataliputra in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Hoa Thị Thành,華氏城, Kusumapura or Puspapura (skt)—The city of flowers, or the palace of flowers—See Pataliputra in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Hoa Thiên,華天, Trường phái Hoa Nghiêm và Thiên Thai—The Avatamsaka (Hua-Yen) and T’ien T’ai schools

Hoa Thủ,華手, Tay chấp theo kiểu hoa sen—The hands folded lotus fashion

Hoa Tọa,華座, Tòa sen mà chư Phật và chư Bồ Tát ngồi—The lotus throne on which Buddhas and Bodhisattvas sit

Hoa Tọa Quán: Quán tưởng hình tượng của Đức Phật A Di Đà—To contemplate the image of Amitabha Buddha.

Hoa Tràng: Vòng hoa—Garland—Wreath.

Ưu Bát Hoa,優鉢華, Udambara (skt)—See Ưu Đàm Ba La Hoa

Hoa Vương Thế Giới,華王世界, Liên Hoa Tạng thế giới, nơi ở của Phật Tỳ Lô Giá Na—The world of the lotus-king (that of Vairocana—Tỳ Lô giá Na Phật)—See Hoa Tạng Thế Giới

Hóa:

1) Nairmanika (skt)—Biến đổi, giáo hóa, hướng dẫn vào đạo Phật—To transform—Metamorphose—Conversion by instruction into Buddhism—Magic power of transformation.

2) Hàng hóa: Goods—Wares.

Hóa Bồ Tát,化菩薩, Một vị Phật hay Bồ Tát hóa thân thành một vị phàm Bồ Tát—A Buddha or bodhisattva transformed into a human bodhisattva—A bodhisattva in various metamorphoses

Hóa Cảnh,化境, Môi trường, điều kiện hay hoàn cảnh nơi Phật hóa độ chúng sanh—The region, condition, or environment of Buddha instruction or conversion

Hóa Chế Nhị Giáo,化制二教, Luật Tông chia một đời giáo hóa của Đức Phật ra làm hai phần: Hóa Giáo và Chế Giáo—The twofold division of the Buddha’s teaching into converting or enlightening and discipline, as made by Vinaya School

1) Hóa Giáo: Giảng chung cho Tăng tục về lý nhân quả—The Buddha’s teaching on enlightening, explaining on the cause and effect.

2) Chế Giáo: Giảng về giới pháp cho hàng xuất gia—The Buddha’s teaching on discipline, especially for monks and nuns.

Hóa Chế Nhị Môn: See Chế Hóa Nhị Giáo.

Hóa Chủ,化主,

1) Người chủ trì việc giáo hóa: The lord of transformation or conversion.

2) Đức Phật: The Buddha.

3) Người bố thí cúng dường: An Almsgiver.

4) Người khuyến hóa tín đồ để họ cúng dường Tam Bảo: One who exhorts believers to give alms for worship.

Hóa Chuyển,化轉, To transform, convert from evil to good, from delusion to deliverance

Hóa Công: Ngoại đạo tin rằng có một đấng tạo hóa hay thượng đế đã tạo dựng lên vạn vật—Externalists believe that there exists a so-call “Creator” or “God.”

Hóa Công Qui Ký: Công đức hóa độ người khác sẽ trở thành công đức của chính mình vì sự tăng trưởng nơi trí tuệ và giải thoát; đây là giai đoạn thứ ba trong Quán Hạnh Ngũ Phẩm Vị của tông Thiên Thai—The merit of converting others becomes one’s own (in increased insight and liberation); it is the third stage of merit of the T’ien-T’ai five stages of meditation and action.

Hóa Cung Điện,化宮殿, Cung điện hoan hỷ được giữ trên tay thứ 40 của Thiên Thủ Quan Âm—The magical palace, or, palace of joy, held in the fortieth left hand of Kuan-Yin of the thousand hands

Hóa Cung Điện Thủ: Cánh tay thứ 40 của Thiên Thủ Quán Âm—The fortieth hand of the Kuan-Yin of the thousand hands—See Hóa Cung Điện.

Hóa Duyên,化緣, Nguyên nhân Phật và Bồ Tát giáng trần hóa độ chúng sanh—The cause of a Buddha’s or bodhisattva’s coming to the world, i.e. the transformation of the living.

Hóa Đàn,化壇, Chỗ để thiêu hóa thi hài của vong nhân—The altar of transformation, i.e. crematorium

Hóa Đạo,化導, Đạo hay con đường hướng dẫn và giáo hóa—The way of conversion—Transformation or development—To instruct and guide—See Tam Luân Hóa Đạo

Hóa Đạo Lực,化導力, Năng lực giáo hóa và dẫn dắt—Power to instruct and guide

Hóa Địa Bộ,化地部, Mahisasakah (skt)—Sự lẫn lộn về trường phái nầy phần lớn do bởi có đến hai nhóm của trường phái đã thịnh hành ở hai giai đoạn khác nhau. Theo tài liệu Pali thì Chánh Địa Bộ là một trong hai mươi tông phái Tiểu Thừa, từ phái Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ mà tách ra riêng sau khi Phật nhập diệt được 300 năm. Bộ chủ của bộ phái nầy vốn là quốc vương, người đã giáo hóa nhân dân trong bờ cõi đất nước mình cai quản, nên gọi là hóa địa. Giáo pháp của phái bộ nầy cũng giống như Đại Chúng Bộ, cho rằng hiện tại là hữu thể, còn quá khứ và vị lai là vô thể. Giáo pháp bộ nầy cũng chủ trương không và vô ngã mà hiện quán nhất thời; thừa nhận tạp nhiễm sanh ra bởi năm thức. Tông phái còn đặt ra ra chín thứ vô vi (see Cửu Vô Vi Pháp). Vì phủ nhận hữu thể nơi quá khứ và vị lai nên tông phái nầy còn được gọi là Pháp Vô Pháp Lai Tông. Hóa Địa Bộ tin rằng A Lan Hán không còn bị thối chuyển, không có thân trung ấm giữa kiếp nầy với kiếp kế tiếp. Họ cũng cho rằng trong Tăng già có Phật, nên cúng dường cho chư Tăng sẽ có nhiều công đức hơn là chỉ cúng dường cho Đức Phật. Điều đáng chú ý là Hóa Địa Bộ về sau lại có quan điểm trái ngược với những người theo Hóa Địa Bộ lúc ban đầu. Những người Hóa Địa Bộ về sau nầy tin rằng có quá khứ, có vị lai và thân trung ấm—The confusion regarding this school is largely due to the fact that there were two groups of this school which were prominent at two different periods. According to Pali sources, Mahisasakah was one of the twenty Hinayana sects, an offshoot from Sarvastivadah school, supposed to have been founded 300 years after the nirvana. The name Mahisasakah is said to be that of a ruler who converted his land or people, or rectified his land. The doctrines of the school are said to be similar to those of the Mahasanghika, and to have maintain the reality of the present, but not of the past and future; also the doctrine of the void and non-ego; the production of taint by five perceptions; the theory of nine kinds of activity. It was called the school which denied reality to past and future. The Mahisasakas first believed that the Arhats were not subject to retrogression, and there was no antara-bhava, ot interim existence between this life and the next. The Sangha included the Buddha and therefore charities given to the former were more meritorious than those given to the buddha only. It is interesting to notethat the later Mahisasakas held views contrary to those held by the earlier followers of the sect. They believed in the existence of the past, the future and anatra-bhava

Hóa Độ,化土,

1) Giáo hóa và cứu độ—To save—To rescue—To convert and transport—To transform other beings—See Hóa Cảnh.

2) Một trong ba loại quốc độ; đây là cõi nước của những người còn phải luân chuyển trong luân hồi sanh tử: One of the three kinds of lands or realms; it is any land or realm whose inhabitants are subject to reincarnation.

3) Cõi nước an trụ của biến hóa thân Phật, gồm hai loại: Any land which a Buddha is converting, or one in which the transformed body of a Buddha. These lands are of two kinds

· Thanh tịnh như cõi trời Đâu Suất: Pure like Tusita heaven, and

· Ô trược như cõi Sa Bà: Vile or unclean like this world.

4) Tông Thiên Thai thì cho rằng đó là cõi Tây Phương Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà: T’ien-T’ai defines the transformation realm of Amitabha as the Pure Land of the West.

5) Các tông phái khác thì cho rằng đó vừa là hóa độ mà cũng là báo độ: Other schools speak of the transformation realm as the realm on which depends the nirmanakaya.

Hóa Giải Chướng Duyên: To clear up (dissolve) obstructing conditions.

Hóa Giải Nghi Chấp: To dissolve (annihilate) the suspicion.

Hóa Giải Trở Ngại: To annihilate the barriers or hindrances.

Hóa Giải Vô Minh: To eliminate ignorance.

Hóa Hành: Giáo hóa bằng thuyết pháp và hành trì giới luật Phật—Conversion through preaching and observing Buddhist precepts.

Hóa Hạnh Nhị Giáo: The two lines of teaching, i.e. in the elements for conversion and admission.

Hóa Hiện,化現, Sự xuất hiện hay hình tướng của một vị Phật hay Bồ Tát nhằm cứu độ chúng sanh, có thể dưới bất cứ hình thức nào (đủ các loại hình tướng) tùy theo cứu cánh—The appearance or forms of a Buddha or bodhisattva for saving creatures may take any form required for that end

Hóa Lạc Thiên: Nirmanarati (skt)—Joy-born Heaven—Lạc Biến Hóa Thiên, tầng trời thứ năm trong lục dục thiên, khoảng 640.000 do tuần bên trên núi Tu Di, ở trên Đâu Suất Thiên, nhưng dưới Tha Hóa Tự Tại Thiên. Cõi trời nầy lấy 800 năm trên cõi người làm một ngày một đêm. Thọ mệnh của chư thiên ở đây là 8000 năm tuổi. Chư thiên trên cõi trời nầy có thân cao tám do tuần, thân thường tỏa hào quang, hướng vào nhau mà cười khi giao hoan, con được hóa sinh từ nơi đầu gối của nam nữ, mới sinh ra là bằng trẻ 12 tuổi nơi cõi người—The fifth of the six desire-heaven, 640,000 yojanas above Meru; it is next above the Tusita (fourth devaloka). A day there is equal 800 human years; life lasts 8,000 years; its inhabitants are eight yojanas in height, and ligh-emitting; mutual smiling produces impregnation and children are born on the knees by metamorphosis, at birth equal in development to human children of twelve.

Hóa Lợi Tập Di Ca,貨利習彌迦, Kharismiga (skt)—Một vương quốc cổ nằm trên thượng nguồn sông Oxus, một phần của Tukhara—An ancient kingdom on the upper Oxus, which formed part of Tukhara, the Kharizm of Arabic geographers

Hóa Lý,化理, Lý biến hóa của sự vật, biến chuyển liên tục, không ngừng nghỉ—The law of phenomenal change, which never rests

Hóa Mễ,化米, Gạo của đàn na tín thí—Rice obtained by monastic begging and the oering of exhortation or instruction

Hóa Nghi,化儀, Những nguyên tắc hay phương thức cứu độ do Phật đặt ra—The rules or methods laid down by the Buddha for salvation

Hóa Nghi Tứ Giáo: Tông Thiên Thai chia giáo pháp Phật ra làm bốn loại—T’ien-T’ai divided the Buddha’s teaching into four modes of conversion or enlightenment:

1) Đốn: Direct or sudden.

2) Tiệm: Gradual.

3) Bí mật: Soteric.

4) Bất định: Variable.

Hóa Nguyên,化源, Bắt đầu giáo pháp của Phật—The beginning of the Buddha’s teaching

Hóa Nhân,化人, Chư Thiên hay Phật hiện thành hình người—A deva or Buddha transformed into human shape

Hóa Nhân Nữ: Một chúng sanh cõi trời trong lốt người nữ—A deva in female form.

Hóa Nhân Thuyết: Những người có thể thuyết Phật pháp—Those who testified to Buddhism (were able to preach Buddhist doctrine)—See Ngũ Chủng Thuyết Nhân.

Hóa Nhân Thuyết Kinh: See Ngũ Chủng Thuyết Nhân.

Hóa Ni,化尼, Thần lực của Phật hay Bồ Tát, có thể hóa thân thành một ni sư—The power of a Buddha or bodhisattva, to be transformed into a nun

Hóa Pháp,化法, Pháp môn hóa đạo hay phương pháp giáo hóa—Instruction in the Buddhist principles—Theo Tông Thiên Thai, để hóa độ chúng sanh, Phật Thích Ca dùng bốn phương pháp—According to the T’ien Tai Sect, the Buddha utilized four methods to save sentient beings

1) Tụng: Nội dung giảng dạy căn cứ theo Tam Tạng Kinh Điển—Preaching in accordance with the Tripitaka Basket.

2) Thông: Nội dung giảng dạy thông suốt với các trình độ, mọi người đều hiểu được—Interrelated preaching.

3) Biệt: Nội dung giảng chỉ thích hợp với trình độ của một số người: Differentiated preaching.

4) Viên: Giáo lý tròn đầy hoàn thiện, chỉ trực tiếp vào thực tại—A complete, all-embracing preaching.

Hóa Pháp Tứ Giáo: Bốn giai đoạn hóa pháp của đức Phật—Four periods of the Buddha’s teaching during his life time—See Hóa Pháp.

Hóa Phật,化佛, Nirmanabuddha or Nairmanikabuddha (skt)—Theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ thì hóa thân Phật hay thân Phật được hóa hiện tùy ý. Phật hay Bồ Tát có khả năng vô hạn về sự hiện biến—According to the Contemplation on the Infinite Life Sutra, an incarnate or metamorphosed Buddha—Buddhas and Bodhisattvas have universal and unlimited powers of appearance

Hóa Sanh,化生, Một trong bốn hình thức sanh—Hóa sinh trực tiếp hay không dựa vào đâu bỗng nhiên mà sinh ra, không có cha mẹ. Bằng cách hóa sanh nầy, chư Bồ Tát từ cung trời Đâu Suất có thể xuất hiện trên trần thế bất cứ lúc nào tùy ý để cứu độ chúng sanh (chư Phật và chư Bồ Tát đều bắt nguồn từ sự hóa sanh kỳ diệu như vậy). Những hình thức hóa sanh như mối, A Tu La, Ngạ quỷ, chúng sanh địa ngục, cả chúng sanh trên Tịnh Độ, hay là thế giới mới khởi đầu (con người kiếp sơ). Đây là một trong bốn hình thức sanh sản của chúng sanh, không có cha mẹ, mà lớn lên tức thì—Aupapadaka—Aupapaduka (skt)—One of the four forms of birth—Direct metamorphosis or birth by transformation, without parentage—Transformational birth—Any form of existence by which required form is attained in an instant in full maturity. By this birth bodhisattvas residing in Tusita can appear on earth any time at will to save beings (the dhyani-buddhas and bodhisattvas are also of such miraculous origin)—Ethereal birth—Form of metamorphic birth, as with moths, asuras, hungry ghosts, and inhabitants of hells, and the Pure Lands, or first newly evolved world—One of the four forms of birth, which is by transforming, without parentage, attained in an instant in full maturity

Hóa Sanh Từ Liên Hoa: To spring to life from a lotus.

Hóa Sắc Thân: A Buddha’s or bodhisatva’s metamorphoses of body, or incarnation at will.

Hóa Tác,化作, To transform into—To create—To make

Hóa Tâm,化心, Tâm trong hóa thân của Phật hay Bồ Tát, tâm có cái nhìn như thực—The mind in the transformation body of the Buddha or bodhisattva, which apprehends things in their reality

Hóa Tha,化他, Giáo hóa người khác—To save others

Hóa Tha Thọ,化他壽, Thân Phật trường thọ và vĩnh hằng để cứu độ chúng sanh (chúng sanh có thể tế độ thì nhiều vô hạn, nên đức đại bi của chư Phật cũng mãi mãi không dứt)—Buddha’s long or eternal life spent in saving others, implying Buddha’s powers of unlimited salvation

Hóa Thành,化城,

1) Thành phố ảo tưởng trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa; là Niết bàn tạm thời và không hoàn toàn trong trường phái Tiểu thừa—The magic or illusion city in the Wonder Lotus Sutra; it typifies temporary or incomplete nirvana (the imperfect nirvana of Hinayana).

2) To transform into—To change into.

Hóa Thân,化身, To embody—Transformation body—Apparitional body—Buddha Nirmanakaya which may take any form at will—See Tam Thân (B) (3)

Hóa Thổ: Cõi nước nơi Phật hóa độ chúng sanh—The realm where the Buddha save sentient beings.

1) Cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà: The Pure Land of Amitabha Buddha.

2) Cõi Ta Bà của Phật Thích Ca: The Saha World of Sakyamuni Buddha.

Hóa Thuộc: Phật và Bồ tát có những quyến thuộc từ xưa đã định giáo hóa—The converted followers of a Buddha or bodhisattva.

Hóa Tích,化迹, Di tích (dấu vết) giáo hóa chúng sanh của Đức Phật—The trace or evidences of the Buddha’s transforming teaching

Hóa Tiền,化前, Trong Tịnh Độ, từ nầy có nghĩa là trước thời có kinh Quán Vô Lượng Thọ. Theo Thiên Thai thì từ nầy có nghĩa là trước thời có Kinh Pháp Hoa—In the Amitabha cult, this term means before the time of the Contemplation on the Infinite Life Sutra (the term means before its first sutra). With T’ien-T’ai cult or the Lotus School, this term means “before the Lotus.

Hóa Tiền Phương Tiện,化前方便, Tất cả hay từng phần phương tiện được giảng dạy cho thích hợp với điều kiện hoàn cảnh trước thời có Kinh Quán Vô Lượng Thọ—All the expedient, or partial, teaching suited to the conditions before the time of the Infinite Life Sutra (Wu-Liang-Shou-Ching)

Hóa Tiền Tự,化前序, Lời mở đầu trong Quán Kinh Hóa Tiền của ngài Thiện Đạo—The preface to the “Quán Kinh Hóa Tiền” by Shan-Tao of the T’ang dynasty.

Hóa Trang: To disguise oneself—To camouflage.

Hóa Tục Kết Duyên,化俗結緣, Vì cơ duyên hóa độ chúng sanh—For the sake of converting the people

Hóa Tướng: Tướng hóa hiện của Phật và Bồ Tát được các Ngài dùng để hóa độ chúng sanh—The transformation form or body in which the Buddha or Bodhisattva converts the living.

Hóa Tướng Tam Bảo: Hóa tướng Tam Bảo theo Tiểu Thừa là thân Phật 16 bộ, pháp Phật, thập nhị nhân duyên, Tăng già, và các đệ tử của Ngài như A La Hán và Duyên Giác—Nirmanakaya Buddha in the Triratna forms. In Hinayana, these are the human 16-foot Buddha, his dharma as revealed in the four axioms and twelve nidanas, and his sangha, or disciples, such as arhats and pratyeka-buddhas.

Hòa:

1) Hài hòa: Harmony

2) An hòa: Peace.

3) Hòa tan: To mingle—To mix.

4) Hòa điểm: To tie—Equality of scores.

5) Hòa hiệp: To unite with.

Hòa Già La,和伽羅, Vyakarana (skt)

1) Pháp cú hay văn phạm—Grammar—Analysis.

2) Thọ Ký: Sự thọ ký của Đức Phật về sự hạnh phúc trong tương lai của đệ tử—Prediction od change of form, i.e. by the Buddha of the future felicity and realm of a disciple, hence Kaundinya is known as Vyakarana Kaundinya.

Hòa Hợp,和合, Phật dạy rằng trước khi làm bất cứ thứ gì, Tăng Ni và chúng tại gia phải đoàn kết và hòa hợp—To unite—To blend—To be in congruence with—United and harmonious—The Buddha taught that before doing anything else, all the monks, the nuns and layfollowers must be united and harmonious

Hòa Hợp Chúng,和合衆, Four monks or more live in the same place and observe pure precepts together—Bốn vị Tăng trở lên, cùng ở một nơi, cùng giữ giới thanh tịnh thì gọi là một Hòa Hợp Tăng—See Lục Hòa in Vietnamese-English Section

Hòa Hợp Hải: Tăng chúng trong tự viện hòa hợp thành một thể, giống như nước biển chỉ thuần một vị—A monastery where all are of one mind as the sea is of one taste.

Hòa Hợp Tăng,和合僧, Hòa hợp chúng—A samgha—See Lục Hòa in Vietnamese-English Section

Hòa Hương Hoàn,和香丸, Một loại viên được làm bằng cách hòa trộn nhiều loại bột hương thơm, để ví với Phật pháp bao trùm vô số pháp—A pill compounded of many kinds of incense typifying that in the one Buddha-truth lies all truth

Hòa Mục,和睦, Concord—Harmony

Hòa Nam,和南, Vandana (skt)—Bà Nam—Bạn Đàm—Bạn Đề—Phiền Đạm—Bàn Đạm—Bàn Đồ Vị—Bàn Na Mị—Bạn Ể—Bạn Đàn Nam—Cúi đầu đảnh lễ hay lễ bái, lễ kính—Obeisance—Prostration—Bowing the head—Reverencing—Worshipping

Hòa Nam Thánh Chúng: Reverence to the multitude of sages (usually announced at the end of any ceremony).

Hòa Nghị: To negotiate for peace.

Hòa Sơn,禾山, Tên của một vị Tăng trụ trì tại Hòa Sơn Tự ở Cát Châu, sư tịch năm 960 sau Tây Lịch—Ho-Shan, name of an abbot at Ho-Shan monastery in Chi-Chou, who died in 960 A.D.

Hòa Thượng,和尚, Most Venerable

1) Hòa Thượng: Từ dùng để chỉ một vị Tăng cao tuổi hạ—A general term for a senior monk.

2) Lực Sinh: Một vị Tăng cao hạ trong tự viện, nhờ vị nầy mà đạo lực của các đệ tử được sinh ra—A senior monk who is strong in producing or begetting strength in his disciples.

3) Ô Xã: Vandya (skt)—See Hòa Thượng (6).

4) Pháp Sư: Vị Tăng cao tuổi hạ và cũng là vị Pháp Sư—A senior monk and teacher of doctrine.

5) Tri Hữu Tội Tri Vô Tội: Một vị Tăng cao hạ, người có khả năng biện biệt tội không tội—A senior monk, a discerner of sin from not sin, or the sinful from the not-sinful.

6) Ưu Bà Đà Da: Upadhyaya (skt)—Người ta nói từ nầy xuất phát từ từ “Ô Xã” hay “Hòa Xã” được dùng ở Điền Quốc. Phạn Ngữ giảng giải là Ưu Bà Đà Da, một vị thầy thấp hơn thấp A Xà Lê—Teacher or preceptor. It is said to be derived from Khotan in the form of Vandya. The Sanskrit term used in its interpretation is Upadhyaya, a sub-teacher of the Vedas, inferior to an acarya.

Hòa Tu Cát,和須吉, Vasuki (skt)—Vua của loài rồng hay cửu thủ long (rồng chín đầu)—Lord of nagas, name of a dragon king, with nine heads

Hòa Tu Mật Đa,和須蜜多, Vasumitra (skt)—Sư Thế Hữu, chủ trì Đại Hội Kiết Tập Kinh Điển lần thứ hai tại Kashmia vào khoảng đầu Tây Lịch—The head monk who presided the Second Council in Kashmia in about the first century AD

Hỏa:

1) Sao Hỏa (planet): Angaraka (skt)—Mars.

2) Lửa: Tejo (skt)—Fire—Flame.

3) Thi Khí: Lửa ngọn—Tên của vị Phật thứ 999—Fire in the sense of flame—The name of the 999th Buddha of the kalpa preceding this.

Hỏa Ấn: Ấn tam giác (ba góc) đỉnh quay lên. Ấn tam giác bằng cách bện những ngón tay phải và trái vào nhau—The fire sign, for which a triangle pointing upwards is used; a triangular arrangement of fingers of the right hand with the left.

Hỏa Bản,火版, Tấm gỗ treo trong nhà bếp, đánh lên để báo hiệu chư tăng Ni là cơm nước đã sẳn sàng—The “fire-board” or wooden plaque, hung in the kitchen, the striking of which warns the monks that the meal is ready

Hỏa Bạn,火伴, Hỏa đầu quân (người trông coi bếp núc) trong tự viện—The fire-tender in a monastic kitchen

Hỏa Biện,火辨, Citrabhanu (skt)—Một trong mười nhà văn lớn của Ấn Độ đồng thời với Ngài Thế Thân; tuy nhiên, sự kiện nầy không đáng được tin cậy lắm—One of the ten great writers of the Indian Dharmalaksana, a contemporary and colleague of Vasubandhu; however, this is still doubtful

Hỏa Cẩu,火狗, Chó phun lửa trong địa ngục—A Fire-vomiting dog in the hell

Hỏa Châu,火珠, Fire-pearls—Fire balls—Fire balloons—The ball on top of a pagoda

Hỏa Chủng Cư Sĩ,火種居士, Tên chỉ chung những người theo đạo Bà La Môn, thờ Thần Lửa—Brahmans, servers of the sacred fire

Hỏa Dạ,火夜, Hava (skt)—To call—To invoke

Hỏa Diệm Sơn: Volcano.

Hỏa Diệm Tam Muội,火燄三昧, Hỏa Quang Tam Muội—Hỏa Sinh Tam Muội—Theo kinh Trường A Hàm, đây là Tam Ma Địa mà Phật vào, trong đó Ngài phóng hỏa để lướt qua độc long—According to the Long Agama, this is the samadhi entered into by the Buddha, in which he emitted flames to overcome a poisonous dragon

Hỏa Diệu,火曜, Hỏa tinh, một trong cửu tinh, được đặt bày về phía nam của Kim Cang Viện trong Thai Tạng Giới—Mars, one of the nine luminaries, shown south of the Diamond Hall in the Garbhadhatu

Hỏa Đại,火大, Một trong tứ đại (đất, nước, lửa, gió)—The element fire, one of the four elements (earth, water, fire, and wind)

Hỏa Đàn,火壇,

1) Giàn lửa để thiêu xác: Fire altar.

2) Homa or fire worship.

Hỏa Đạo,火道, Hỏa đồ hay địa ngục, một trong tam đồ ác đạo—The fiery way (the destiny of the hot hells, one of the three evil destinies)

Hỏa Đầu,火頭, Vị sư trông coi nhà trù trong tự viện—A monastery cook

Hỏa Đầu Kim Cang: Một trong những vị Minh Vương—One of the Ming-Wang.

Hỏa Điền,火佃, See Hỏa Bạn

Hỏa Đỉnh Sơn: Đỉnh gần núi Thiên Thai, nơi Tổ Sư Thiên Thai đã hàng phục được ma quân—A peak near T’ien-T’ai, where the founder of that school overcame Mara.

Hỏa Định,火定, Một phép Thiền định khiến thân người phát ra lửa—The fire dhyana

Hỏa Đồ,火塗, The hells of fire—See Hỏa Đạo

Hỏa Đức Tinh Quân,火德星君, Hỏa Tinh, được coi như vì thống trị ngũ tinh (năm vì sao), bài vị được đặt ở phía nam các chùa và ngày thờ cúng vào các ngày mồng 4 hay 18; vị nầy cũng được coi như là Viêm Đế—The ruler over the five stars, Mars, whose tablet hangs in the southside of a temple and whose days of worship, to prevent conflagrations, are the fourth and eighteenth of each moon; he is identified with the ancient emperor Yen-Ti (Viêm Đế)

Hỏa Giới,火界, Hoả Viện hay là một trong bốn giới hay tứ đại (đất, nước, lửa, gió)—The realm of fire, or one of the realms of the four elements (earth, water, fire, and wind)

Hỏa Giới Chú,火界咒, Hỏa Giới Chân Ngôn hay là tên Đà La Ni của Đấng Bất Động Tôn—A dharani of Aryacalanatha

Hỏa Giới Định,火界定, Agni-dhatu-samadhi (skt)—Thiền quán vào giai đoạn cuối của thế giới bị tiêu hủy bằng lửa—The meditation on the final destruction of the world by fire

Hỏa Hoản Bố Cà Sa: Loại áo cà sa dùng lông của loài hỏa thử (chuột lửa) mà dệt, lửa chẳng thể đốt cháy được, khi áo dơ chỉ cần ném vào lửa mà giặt là sạch—An asbestos cassock; also a non-inflammable robe said to be made of the hair of the fire rat.

Hỏa Huyết Đao,火血刀, Tam Ác Đạo—The three devil destinies

1) Hỏa Đồ (đường lửa): Địa ngục—The hells—The fiery path or destiny.

2) Huyết Đồ (đường máu): Súc sanh—Animals—The bloody path or destiny.

3) Đao Đồ (đường đao): Ngạ quỷ—Hungry ghosts—The knife-sharp path or destiny.

Hỏa Khách,火客, Hỏa Điền—The monk who attends to the fire—See Hỏa Bạn

Hỏa Khang: Hầm lửa—The fiery pit:

1) Hầm lửa ngũ dục: The fiery pit of the five desires.

2) Hầm lửa lục đạo hạ: Ba đường dưới trong lục đạo—The fiery pit of the three destinies:

· Địa Ngục: Hells.

· Súc Sanh: Animals.

· Ngạ Quỷ: Hungry ghosts.

Hỏa La,火羅, Hora (skt)

1) Thời giờ: Time.

2) Giờ: Hour—Hours.

3) Nói về chiêm tinh tử vi—Astrologically a horoscope.

4) Người ta nói đây là xứ mà Nhất Hành đã nghiên cứu về chiêm tinh—Said to be the country where I-Shing studied astronomy.

Hỏa Linh,火鈴, Chuông lửa hay chuông cảnh báo cẩn thận với lửa—Fire-bell, in warning to be careful with fire

Hỏa Lò: The homa—The fire altar.

Hỏa Lô,火爐, The fire altar of the esoterics

Hỏa Luân,火輪, Alatacakra (skt)—Tuyền Hỏa Luân—Lửa cuộn tròn hay quay tít thành hình vòng tròn như như bánh xe lửa, biểu tượng của ảo tưởng—Whirling fire (fire whirled in a circle), the whole circle seeming to be on fire, the emblem of illusion—A fire-wheel—A wheel of fire, produced by rapidly whirling a fire-brand, a symbol of the unreality of the visible, since such a wheel does not exist

Hỏa Luân Ấn: Dấu ấn hình thành bằng cách chụm hai nắm tay với hai ngón trỏ chụm vào nhau làm thành một dấu tam giác lửa—A sign made by putting the double fists together and opening the index fingers to form the fire-sign, a triangle.

Hỏa Ngục: Fire hells.

Hỏa Nhứt Thiết Xứ: Một trong những pháp thiền quán (mười nhứt thiết xứ) trong giai đoạn cuối cùng khi thế giới bị lửa tàn phá—One of the meditations on the final destruction of all things by fire—One of the ten universals.

Hỏa Pháp,火法, Hỏa lò dùng trong những mục tiêu hay nghi thức cúng tế huyền bí về lửa của Mật Tông—The homa or fire service of the esoterics for magical purposes

Hỏa Phần Địa Ngục,火焚地獄, Tên khác của Tiêu Nhiệt Địa Ngục, nơi tội nhân bị lửa thiêu đốt—The scorching hell, where sinners are burnt up

Hỏa Quang,火光, A fire flame—A fire light

Hỏa Quang Định,火光定, Thiền định phát ra lửa để tự đốt thân khi nhập diệt—The flame dhyana by which the body is self-immolated

Hỏa Quang Tam Muội,火光三昧, Lửa Tam Muội—Một phép Thiền định khiến thân người phát ra lửa, cũng là đệ tứ thiền định—The flame samadhi, also styled the fourth dhyana

Hỏa Quang Tôn,火光尊, See Hỏa Thiên

Hỏa Sinh: Hỏa Sanh—The fire-dhyana—See Hỏa Định.

Hỏa Sinh Tam Muội: Lửa phát ra từ Tam Ma địa, dùng để tự thiêu hay các công dụng khác. Đặc biệt liên hệ với Bất Động Tôn và Chân Ngôn Du Già, kết hợp người tu với Ngài và năng lực của Ngài—A flame-emtting samadhi—The power to emit flames from the body for auto holocaust or other purposes. It is especially associated with Aryacalanatha and Shingon practice of the yoga which unites the devotee to him and his powers.

Hỏa Tai,火災, Một trong ba tai nạn lớn, hỏa tai thường xảy ra trong thời kỳ hoại diệt của một thế giới—One of the three major catastrophe, the conflagration catastrophe, for world destruction—The calamity of fire

Hỏa Táng,火葬, Jhapita (skt)—Người chết đem thiêu, còn lại tro cốt đem chôn, một trong bốn loại ma chay—Cremation, the relics being buried, one of the four methods of bury (Hỏa táng: Fire, Thủy táng: Water, Thổ táng: Ground, Lâm táng: Buried in the forest)

Hỏa Thang,火湯, The hell of liquid fire

Hỏa Thần,火神, Thần lửa ở Ấn Độ, được nói đến như vị thần thứ bốn mươi bốn trong đền thờ Bách Thần của Kinh Vệ Đà, trong đó Đại Phạm Thiên được xem như là đệ nhứt—The gods of fire in India, stated as numbering forty-four in the Verdic pantheon, with Mahabrahma as the first

Hỏa Thiên,火天, Hỏa Thần—Hỏa Thiên được trình bày trong nhóm thứ mười hai trong Kim Cang viện thuộc Thai Tạng Pháp Giới—The fire devas shown as the 12th group in the diamond court of the Garbhadhatu

Hỏa Thử: Fire rat.

Hỏa Thực,火食, Homa (skt)—Phép Hộ Ma hay phép cúng dường chư Tăng bằng cách đem các vật cúng ném vào lò lửa—Burnt offerings, as in the homa worship

Hỏa Tinh,火星, Angaraka (skt)—Sao Hỏa—The planet Mars

Hỏa Tịnh,火淨, Purified—Thức ăn được làm sạch nhờ nấu chín bằng lửa—Food made clean by fire or cooking

Hỏa Tốc: Very urgent—Most immediate.

Hỏa Tôn,火尊, See Hỏa Thần

Hỏa Trạch,火宅, A burning house—Theo Kinh Pháp Hoa, Đức Phật dạy: “Ba cõi không an, dường như nhà cháy, sự khổ dẫy đầy, rất đáng sợ hãi.” Thật vậy, chúng ta thấy cuộc sống trên cõi đời nầy nào có được bình an lâu dài. Thảm cảnh xãy ra khắp nơi, binh đao, khói lửa, thiên tai, bão lụt, đói kém, thất mùa, xã hội thì dẫy đầy trộm cướp, giết người, hiếp dâm, lường gạt, vân vân không bao giờ thôi dứt. Còn về nội tâm của mình thì đầy dẫy các sự lo âu, buồn phiền, áo não, và bất an. Trong kinh Pháp Cú, câu 146, Đức Phật dạy: “Làm sao vui cười, có gì thích thú, khi ở trong cõi đời luôn luôn bị thiêu đốt? Ở trong chỗ tối tăm bưng bít, sao không tìm tới ánh quang minh?”—According to the Lotus Sutra, the Buddha taught: “The three worlds are unsafe, similar to a house on fire, sufferings are rampant, deserving to be fearful.” In fact, we can never experience peacetime on earth very long. Everywhere there are weapons, fires, natural disasters, floods, famine, loss of harvest, etc. Societies are filled with robberies, murders, rapes, frauds, deceptions, etc. All these continue without any foreseeable end. To speak of our individual mind, everyone is burdened with worries, sadness, depression, and anxieties, etc. In the Dharmapada Sutra, verse 146, the Buddha taught: “How can there be laughter, how can there be joy, when the whole world is burnt by the flames of passions and ignorance? When you are living in darkness, why wouldn’t you seek the light?

Hỏa Trạch Dụ: Thí dụ về nhà lửa đang cháy, một trong bảy ngụ ngôn trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, trong đó ông Trưởng giả dùng để dẫn dụ những đứa con vô tâm bằng những phương tiện xe dê, xe nai, xe trâu, đặc biệt là Bạch Ngưu Xa—The burning house, one of the seven parables in the Wonder Lotus sutra, from which the owner tempts his heedless children by the device of the three kinds of carts (goat, deer and bullock), especially the white bullock cart.

Hỏa Trạch Tăng,火宅僧, Vị Tăng trong nhà lửa hay

Trên Facebook

 

Âm lịch

Ảnh đẹp

Từ điển Online

Từ cần tra:
[Dịch văn bản]
Tra theo từ điển: