10/08/2010 10:20 (GMT+7)
Số lượt xem: 126218
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Vãn Chúc,晩粥, Bữa ăn cháo chiều. Theo giới luật, tuy không được ăn quá ngọ, nhưng nhà thiền vẫn cho phép ăn cháo và gọi đó là thuốc sau giờ ngọ—The evening gruel, which being against the rule of not eating after midday is styled medicine

Vãn Hồi: To restore.

Vãn Tham,晩參, Tham thiền hay tụng kinh vào buổi chiều (đối lại với tảo tham là tham thiền hay tụng kinh vào buổi sáng sớm)—The evening service

Vạn: Sauvastika or srivatsa (skt).

1) Dấu hiệu hình chữ “Vạn” trước giữa ngực của Đức Phật, có nghĩa là sự tập hợp vạn đức tốt lành: The auspicious sign in the middle of the Buddha’s chest. The srivatsa-laksana, the mark on the breast of Visnu, a particular curl of hair on the breast; the lightning; a sun symbol; a sign of all power over evil and all favour to the good; a sign shown on the Buddha’s breast.

2) Dấu kiết tường thứ tư dưới lòng bàn chân Phật—The fourth of the auspicious signs in the footprint of Buddha, and is a mystic diagram of great antiquity, one of the marks on a Buddha’s feet.

3) Mười ngàn: Ten thousand.

Vạn An: Good health—Peace.

Vạn Bảo: Ten thousand precious things.

Vạn Bát Thiên Thế Giới,萬八千世界, Theo Kinh Pháp Hoa thì đây là 18.000 thế giới Đông phương được chiếu khắp bời ánh hào quang phóng ra từ sợi lông trắng giữa hai lông mày Đức Phật, khi Ngài giảng Kinh Pháp Hoa—According to the Lotus Sutram this is the 18,000 easterly worlds lighted by the ray from the Buddha’s brow

Vạn Bất Đắc Dĩ: Very reluctantly—Quite unwillingly.

Vạn Bất Năng: Impossible to do.

Vạn Cảnh,萬境, Tất cả mọi cảnh giới—All realms, all regions

Vạn Cổ: Ten thousand generations—Thousand-ages old.

Vạn Hành:

1) Tất cả giới luật: All disciplines.

2) Tất cả mọi hành động: All actions.

3) Tất cả mọi phương thức cứu độ: All modes of salvation.

4) Tất cả những phương thứ thực hành: All procedures.

Vạn Hạnh:

1) Ten thousand conducts.

2) Ten thousand chances.

Vạn Kiếp,萬劫, Ten thousand existences

Vạn Lý,萬里, Ten thousand miles

Vạn Pháp,萬法, Tất cả sự lý của vạn hữu (tự thể quy tắc, ngay cả những điều không có đề cũng gọi là pháp)—All (ten thousand) dharmas—All things, noumenal and phenomenal existence.

Vạn Pháp Duy Tâm Tạo: All dharmas are created only by the mind.

Vạn Pháp Nhất Như,萬法一如, Vạn pháp đều có chung một tánh là “không tánh” (vạn pháp đều do nhân duyên sanh diệt, chứ không có tự tánh, vì không có tự tánh nên ta gọi “tánh không” là tánh chung của vạn hữu)—The absolute in everything; the ultimate reality behind everything

Vạn Pháp Nhất Tâm,萬法一心, Duy Tâm Luận cho rằng hết thảy mọi pháp đều do tâm tạo ra (theo Kinh Hoa Nghiêm thì mọi thứ trong tam giới chỉ là một tâm; theo Kinh Bát Nhã, tâm là thiên đạo đối với vạn pháp. Nếu biết được tâm tức là biết được vạn pháp)—Myriad things but one mind; all things as noumenal

Vạn Phật Động: See Đôn Hoàng Thạch Thất.

Vạn Thiện,萬善, Tất cả các việc thiện lành—All goodness, all good works

Vạn Tự,萬字, See Vạn (1)

Vạn Vật,萬物, All things—Nature

Kim Ngân,金銀, Gold and silver

Hoàng Kim,黃金, See Vàng Mười

Vàng Thiệt Không Sợ Lửa: Real (genuine) gold does not melt away in (fear) fire.

Vãng Hoàn Nhị Hồi Hướng: Two kinds of dedication: Going and returning.

1) Vãng Tướng Hồi Hướng: Hồi hướng công đức đến hết thảy chúng sanh, mong rằng họ cũng được vãng sanh Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà—To transfer one’s merits to all beings that they may attain the Pure Land of Amitabha.

2) Hoàn Tướng Hồi Hướng: Khi đã vãng sanh Cực Lạc lại muốn trở về cõi sanh tử và bằng công đức tu trì khiến chúng sanh nơi cõi nầy cũng được vãng sanh Cực Lạc—Having been born in the Pure Land to return to mortality and by one’s merits to bring mortals to the Pure Land.

Vãng Hoàn Y: Một trong năm loại y bá nạp—One of the five kinds of monk’s robes.

Vãng Lai,往來, To go to and from (back and forth)

Vãng Sanh,往生,

Video Tro Niem Lam Chung (Thich Nhat Tu)

1) Kiếp lai sanh: The future life—The life to which anyone is going.

2) Đi (sanh) về cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà: To go to be in the Pure Land of Amitabha—To be reborn in the Pure Land—To have a rebirth in the Pure Land.

Vãng Sanh Tịnh Độ: Gaining rebirth to the Pureland—See Vãng Sanh (2).

Vãng Tướng Hồi Hướng: Hồi hướng công đức cho mọi người được cùng vãng sanh Tịnh Độ—To transfer one’s merits to all beings that they may attain the Pure Land of Amitabha.

Vào Cảnh Giới Cao Siêu Thâm Mật Của Như Lai: To enter into the lofty and esoteric realms of the Tathtagata.

Vào Khoảng: Approximate—About.

Vào Trí Văn Thù: To penetrate the wisdom of Manjusri.

Văn:

1) Nghe: To hear—To make known to.

2) Ngửi được: To smell.

3) Văn chương: Literature.

4) Văn, đối lại với võ: Civilian, opposed to military.

Văn Chứng,文證, The evidence of the written word, or scripture

Văn Cú,文句, Giải thích và phê bình văn chương, từ nầy áp dụng cho các áng văn về kinh điển—Textual explanation or criticism, this term applies to works on canonical texts

Văn Danh,聞名,

1) Nghe hồng danh Phật: To hear the name of a Buddha, i.e. Amitabha Buddha.

2) Nghe tên: To hear the name of.

3) Nổi danh: Fame—Famous.

Văn Đà Kiệt,文陀竭, Murdhajata (skt)—Đỉnh Sanh Vương—Sanh ra từ trên đỉnh đầu của mẹ, nên được gọi là Đỉnh Sanh Vương, là tiền thân của Đức Phật Thích Ca—Born from his mother’s head, a reputed previous incarnation of the Buddha, who still ambitious, despite his universal earthly sway, his thousand sons, flew to Indra’s heaven, saw the celestial devi (thiên thượng ngọc nữ), but on the desire arising to rule there on Indra’s death, he was hurled to earth.

Văn Đà La Ni,聞陀羅尼, See Pháp Đà La Ni and Tam Đà La Ni

Văn Huệ,聞惠, See Văn Tuệ

Văn Lý,文理, The written word and the truth expressed—Written principles—A treatise

Văn Ni,文尼, Mâu Ni—Muni (skt)—Sakyamuni

Văn Pháp,聞法,

1) Nghe giáo pháp: To hear the doctrine.

2) Văn pháp trong một bài văn: Syntax.

Văn Quang Lực,聞光力, Nghe được “Quang Lực” hay lực của ánh sáng cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà—To hear of the power of the light of Amitabha

Tế Văn,祭文, Funeral oration

Văn Thù Bát Đại Đồng Tử,文殊八大童子, The eight messengers of Manjusri

Văn Thù Hiệu Pháp Vương Tử: Chư Bồ Tát đều là con của Pháp Vương Như Lai, duy chỉ có Văn Thù được gọi là Pháp Vương Tử vì Ngài còn là bậc thượng thủ của Bồ tát chúng—All Bodhisattvas are sons of the Buddha, Manjusri is looked on as the chief of the Bodhisattvas and represents them, as the chief disciple of the Buddha.

Văn Thù Hối Quá,文殊悔過, Phép sám hối của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, sám hối cho nghi tâm đời quá khứ—The repentance of Majusri, such as his former doubting mind

Văn Thù Sư Lợi,文殊師利, Manjusri (skt)—Mãn Thù Thi Lợi—Mạn Thù Thất Lợi—Văn Thù—

VanThuSuLoi

Một biểu tượng cho trí tuệ của người tu Phật. Trong Kinh Liên Hoa diễn tả Ngài nhảy vọt lên từ trong đại dương. Chữ Manju có nghĩa là đẹp, chữ Sri có nghĩa là gia tài, đức hạnh hay chúa. Nguyên chữ Manjusri có nghĩa là “đức hạnh tuyệt vời.” Văn Thù một tay cầm kiếm Kim Cương đoạn diệt mê hoặc, ngồi trên lưng sư tử. Văn Thù được xem như là vị bảo hộ trí tuệ, và thường được đặt bên trái Phật Thích Ca, trong khi Phổ Hiền bên phải được coi như là vị Hộ Pháp. Văn Thù cũng biểu thị sự giác ngộ tức sự hốt nhiên nhận ra nhất thể của tất cả cuộc tồn sinh và năng lực phát sinh từ đó, mà sức mạnh của sư tử là biểu tượng—A symbol of Buddhist wisdom or an idealization of a particular quality. The Lotus Sutra describes him as springing out from the great ocean. Manju is beautiful, Sri is good fortune, virtue, majesty or lord. Manjusri means the beautiful virtue (fortune or lord). Manjusri with his delusion-cutting vajra sword in one hand, sits on the back of a lion on the Buddha’s left. He is considered as a guardian of wisdom and is often placed on Sakyamuni’s left, with Samantabhadra on the right side as guardian of Law. Manjusri also represents awakening, that is, the sudden realization of the Oneness of all existence and the power rising therefrom, of which the lion’s vigor is symbolic. There are six different definitions

1) Diệu Thủ: Wonderful or beautiful head.

2) Phổ Thủ: Universal head.

3) Nhu Thủ: Glossy head.

4) Kính Thủ: Revered head.

5) Diệu Cát Tường: Wonderful auspicious.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát: Manjusri Bodhisattva—Bậc Toàn Trí.

Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử: Dharma Prince Manjushri.

Văn Thù Tam Muội,文殊三昧, The samadhi of Manjusri styled the formless wonderful wisdom (vô tướng diệu huệ)

Văn Thù Viện,文殊院, Viện thứ bảy trong mười ba viện lớn của Thai Tạng Mạn Đồ La, lấy Văn Thù Sư Lợi làm trung tâm của nhóm 25 vị—The seventh great court of the thirteen in the Garbhadhatu group; it shows Majusri in the centre of a group of twenty-five

Văn Trì,聞持,

1) Nghe và thọ trì: To hear and keep; hearing and keeping in mind; hearing and obeying.

2) Văn trì hay long trì bên cạnh Tòa Kim cang Thủ—The dragon pool by the side of the throne of Vajrapani.

Văn Trì Đà La Ni,聞持陀羅尼, Nghe và trì giữ hay tổng trì (văn có nghĩa là nghe, đà la ni có nghĩa là trì giữ)—To hear and keep, hear and remember the teaching (Văn means to hear, dharani means to hold to or to maintain)

Văn Tuyển: See Văn Tập.

Văn Tuệ,聞慧, Nghe pháp rồi phát huệ, hay trí huệ phát bởi nghe pháp—Hearing the word and becoming wise in it; wisdom obtained from hearing

Văn Từ,文詞, Literature

Văn Tự,文字, Akshara or Ruta (skt)—Chữ viết—The letter—The written words—Văn tự được diễn tả như là hơi thở hay sinh mệnh của pháp thân—The written word is described as the breath and life of the dharmakaya—See Akshara in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section

Văn Tự Bát Nhã,文字般若, Văn từ dùng để diễn đạt Bát Nhã, một trong ba loại Bát Nhã—The written word which is used to describe the prajna, one of the three kinds of prajna

** For more information, please see Bát Nhã.

Văn Tự Đẳng: Aksharasamata (skt)—Sự bình đẳng của chữ—The sameness of letters.

Văn Tự Nhân,文字人, A literalist

Văn Tự Pháp Sư,文字法師, Người giảng về chữ nghĩa trong kinh điển, nhưng không biết hết tinh thần giáo lý trong kinh điển—A teacher of the letter of the Law, who knows not its spirit.

of the Law, who know not its spirit.

Văn Tự Và Ý Nghĩa: Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật nhắc Mahamati: “Vị Bồ Tát Ma Ha Tát thành thục với từ ngữ và ý nghĩa, nhận biết rằng từ ngữ không khác không không phải không khác với ý nghĩa, và ngược lại.”—In the Lankavatara Sutra, the Buddha reminded Mahamati: “Oh Mahamati, the Bodhisattva-mahasattva who is well acquainted with words and meaning, recognizes at once that word is neither different nor not different from meaning, and vice versa.

Vân Bản,雲版, Tấm ván đúc theo hình mây, dùng để báo giờ hay tin tức trong tự viện—A sort of cloud-shaped gong, struck to indicate the hour or to announce news in a monastery

Vân Chúng Thủy Chúng,雲衆水衆, Du Tăng bạn lữ, có nghĩa là áo sãi mây nước hay hành giả vân du đây đó, xem tất cả đều là bạn lữ—Brothers or men of the clouds and waters, fellow monks

Vân Cổ,雲鼓, Trống có vẽ hình mây, dùng để báo giờ cơm trưa trong tự viện—A drum ornamented with clouds for calling to midday meals in a monastery.

Vân Đường,雲堂, Chánh điện của tự viện nơi đại chúng hội họp—The assembly hall of a monastery, because of the massed congregation

Vân Hà,云何, Tại sao?—Why

Vân Hải,雲海, Số lượng nhiều như mây trời hay nước của đại dương—Many as the clouds and waters of the ocean

Vân Huynh Thủy Đệ,雲兄水弟, See Vân Chúng Thủy Chúng

Vân Lôi Âm Vương,雲雷音王, Megha-Dundubhi-Svara-Raja (skt)—Còn gọi là Vân Túc Vương Hoa Trí (Jaladhara-garjita-ghosa-susvara-naksatra-raja-sankusumita-bhijna), một vị Phật có âm thanh như tiếng nhạc sấm trên mây—A Buddha who has a voice as musical as the sound of the thunder of the clouds and conversant with the appearance of the regents of the naksatras. A Buddha possessing the wisdom of the Thunder-god and of the flowery stars.

Vân Môn,雲門, Tự viện Vân Môn, nơi mà Thiền Sư Văn Uyển đạt được danh hiệu “Vân Môn Văn Yến Thiền Sư”—The Cloud-Gate Monastery in Kuang-Tung province, from which Wen-Yen derived his title—See Vân Môn Văn Yến Thiền Sư

Vân Môn Tông: Một dòng Thiền được sáng lập bởi ngài Vân Môn Văn Yển—A Zen sect established by Yun-Mên-Wên-Yen (864-949)—See Vân Môn Văn Yển Thiền Sư.

Vân Tâm,雲心, Tâm sầu não—Depressed—Clouded heart

Vân Tập,雲集, A great assembly—Flocking like clouds

Vân Thủy Đường: Clouds and Water Hall—Transient Monks’ Quarters.

Vân Tông,雲宗, See Bạch Vân Tông

Vân Tự Tại Vương,雲自在王, Meghasvara-raja (skt)—Vị vương trị vì Vân Cổ, con trai của Đại Thông Trí Thắng Như Lai—Ruler of the cloud drums, a son of Mahabhijnabhibhu

Vân Vân,云云, And so on—And so forth—Continuing to speak—Et cetera

Vấn: Hỏi—To ask—To inquire—To question—To adjudicate.

Vấn Đáp,問答, Hỏi và trả lời, một kiểu đối thoại độc đáo của Thiền giữa một một thầy một trò, trong ấy trò hỏi các vấn đề Phật giáo làm mình bối rối sâu xa, và thầy men theo lãnh vực lý thuyết và lý luận, đáp bằng cách nào để gợi lên câu trả lời từ các tầng mức trực thức sâu hơn của trò—To question and to answer, a uniquely Zen type of dialogue between a master and a student wherein the student asks a question on Buddhism which has deeply perplexed him, and the master, skirting theory and logic, replies in such a way as to evoke an answer from the deeper levels of the student’s intuitive mind

Vấn Tấn,問訊, Chấp hai tay lại và miệng vấn an ai thì gọi là vấn tấn (chấp tay cung kính hỏi thăm sức khỏe của ai)—To make inquiry; ask about another’s welfare, orally or by folding the hands; interrogate; to try a case

Vật Thí,物施, Bố thí đồ vật, một trong ba loại bố thí—Almsgiving of things, one of the three kinds of almsgiving

Vệ Thế Sư,衞世師, Vaisesika (skt)—Thắng Luận Tông—Vệ Thế Sư Ca—Một trong sáu phái triết học ở Ấn Độ, do Ca-Na-Đà sáng lập. Giống như phái Triết Học Tăng Kỳ, đây là phái đa nguyên luận duy vật và linh hồn không đứt đoạn. Họ phân biệt thành sáu thức—One of the six Indian schools of philosophy. An atomistic school founded by Kanada. Like the sankhya philosophy it taught a dualism and endless number of souls, also by its doctrine of particularity or individual essence. They distinguished in six categories of cognition

1) Thực: Dravya (skt)—Bản thể—Substance.

2) Đức: Guna (skt)—Phẩm chất—Quality.

3) Nghiệp: Karma (skt)—Tác dụng—Activity.

4) Đồng: Samanya (skt)—Tính cộng thông hay cùng loại—Species.

5) Dị: Visesa (skt)—Sự khác biệt—Distinction.

6) Hợp: Samavaya (skt)—Tính cố hữu giữa các sự vật—Correlation.

Vết: Trail—Trace—Track.

Vết Nhơ: Taint.

Những lời Phật dạy về “Vết Nhơ” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Taints” in the Dharmapada Sutra:

1) Không tụng tập là vết nhơ của kinh điển, không siêng năng là vết nhơ của nghiệp nhà, biếng nhác là vết nhơ của thân thể và nơi ăn chốn ở, phóng túng là vết nhơ của phép hộ vệ—Non-recitation is the rust of incantation; non-repair is the rust of houses; sloth is the rust of bodily beauty; carelessness is the rust of the cultivator (watcher) (Dharmapada 241).

2) Tà hạnh là vết nhơ của người đàn bà, xan lẫn là vết nhơ của sự bố thí; đối với cõi nầy hay cõi khác, thì tội ác lại chính là vết nhơ—Misconduct is the taint of a woman; stinginess is the taint of a donor. Taints are indeed all evil things, both in this world and in the next (Dharmapada 242).

3) Trong hết thảy nhơ cấu đó, vô minh cấu là hơn cả. Các ngươi có trừ hết vô minh mới trở thành hàng Tỳ kheo thanh tịnh—The worst taint is ignorance, the greatest taint. Oh! Bhikshu! Cast aside this taint and become taintless (Dharmapada 243).

Vi Cảnh,違境, Cảnh giới trái ngược với thân tâm của mình gây ra khổ đau phiền não (kỳ thật cảnh tướng vốn không sai biệt, nhưng tùy theo tâm ý của mình mà gây ra cảm xúc khác nhau)—To oppose or disregard conditions; opposing or unfavourable circumstances

Vi Cứ: See Vi Bằng.

Vi Diệu,微妙,

1) Subtly wonderful—Miraculous—Mysterious—Recondite—Abstruse.

2) Tên một vị Tỳ Kheo Ấn Độ, đã cứu độ được 500 Tăng chúng: Name of an Indian monk who converted 500 disciples.

Vi Diệu Hương Khiết: Subtly wonderful fragrant and pure.

Vi Diệu Pháp: Abhidarma

Vi Diệu Thanh Phật: Vị Phật ngự trị ở thế giới Liên Hoa Trang Nghiêm phương Bắc hay Phật Thích Ca—Amoghasiddhi Buddha or Sakyamuni Buddha who reigns in the North, the world of the Lotus Adornment.

Vi Duyên,違緣, Sự duyên trái ngược với tâm ta, như tai họa, đạo tặc, vân vân—Opposing or hostile conditions, i.e. calamities, robbers, etc

Vi Đà,違陀, Veda (skt)—Bệ Đà—Bễ Đà—Phệ Đà—Tỳ Đà

1) Kiến thức: Knowledge.

2) Kinh Vệ Đà: Vedas.

Vi Đà La,韋陀羅, Vetala (skt)—Vi Đà La là vị Vi Đà mặt xoay ra chánh điện trong tự viện, không ai biết được xuất xứ của Vi Đà Hộ Pháp—Wei-To, the guardian facing the main hall of a temple; the origin of Wei-To is uncertain

Vi Đà Thâu,韋馱輸, Vitasoka (skt)—Em trai vua A Dục—Younger brother of king Asoka

Vi Đề Hy,韋提希, See Vaidehi in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section

Vi Nhiễu,圍遶, Đi vòng quanh về bên phải tượng Phật ba vòng để tỏ lòng tôn kính (trong Kinh Hiền Ngu, ngài Tu Đạt từ xa thấy Đức Thế Tôn như một trái núi vàng, mắt nhìn lòng vui, không để ý tới lễ phép liền hỏi tả hữu Đức Thế Tôn, mà không xét tới việc Đức Phật đang sinh hoạt. Đức Thế Tôn bèn bảo ông đến bên tòa. Bấy giờ vua trời Thủ Đà Hội thấy Tu Đạt không biết phép lễ bái cúng dường Phật, bèn hóa thành bốn người xếp hàng bước tới bên Đức Thế Tôn, cúi lạy sát chân, rồi đi vòng quanh ba vòng về bên phải. Khi ấy Tu Đạt mới biết phép lễ kính Đức Thế Tôn và làm theo)—To go round—To surround, especially to make three complete turns to the right round an image of Buddha

Vi Nữu Thiên,韋紐天, Visnu (skt)—Tỳ Nữu—Tỳ Sấu Nữu—Tỳ Sưu Nữu—Biến Tịnh Thiên là tên riêng của Đại Tự Tại Thiên, sinh trong kiếp sơ thủy đại. Bà vợ là Laksmi. Người Tàu cho rằng khí kiếp cháy hết, tất cả đều là không. Do sức nhân duyên phúc đức của chúng sanh, gió thập phương thổi đến, va chạm cọ sát gây ra nước lớn. Trên nước có người ngàn đầu hai ngàn tay, tên là Vi Nữu. Trong rún của Vi Nữu nẩy sinh ra một bông sen báu, sắc vàng nghìn cánh, tỏa ra ánh sáng rực rỡ như muôn ngàn mặt trời cùng soi, trong hoa có người ngồi xếp bằng tròn, người ấy cũng có ánh sáng , tên là Phạm Thiên Vương. Phạm Thiên vương ở trước ngực sanh ra tám con, tám con lại sanh ra thiên địa nhân dân—All-pervading, encompassing; “the preserver” in the Trimurti, Brahma, Visnu, Siva, creator, preserver, destroyer; the Vaisnavas (Vishnuites) are devoted to him as the Saivas are to Siva. His wife is Laksmi, or Sri. The Chinese describe him as born out of water at the beginning of a world kalpa with 1,000 heads and 2,000 hands; from his navel spring a lotus, from which is evolved Brahma

Vi Phạm,違犯, To violate—To trangress

Vi Phạm Luật Pháp: To violate the law.

Vi Pháp: Contrary to the law.

Vi Phân: Diiferential.

Vi Sa Lạc Khởi Đa,微沙落起多, Vibharaksita (skt)—Vị Hoàng Hậu của vua A Dục—Asoka’s queen

Vi Sắt Nữu,微瑟紐, Visnu (skt)—Còn gọi là Tỳ Nữu, Tỳ Sắt Nô, Tỳ Sắt Nộ, Tỳ Sắt Nữu, Tỳ Sấu Nữu, tên khác của Tự Tại Thiên—All-pervading, or encompassing, identified with Narayana-deva.

Vi Tế,微細, Subtle—Minute—Fine—Refined

Vi Tế Thân,微細身, Mật giáo lập pháp thân có sắc hình vi tế, chu biến khắp trong pháp giới—A refined, subtle body

Vi Tha Thuận Tự,違他順自, Theo cách của mình và chống lại với cách của người khác—To disregard or oppose others and follow one’s own way

Vi Thất,違失, To be at fault—To be mistaken

Vi Thệ Da,微誓耶, Vijaya (skt)

1) Người vượt thắng: The overcomer.

2) Thị hiện tướng nữ của Đức Tỳ Lô Giá Na: A female manifestation of Vairocana.

Vi Thiên Tướng Quân: Một trong những tướng quân dưới quyền của Nam Thiên Vương, vị nầy thường là vị hộ pháp trong chùa (dưới tứ Thiên Vương có tám vị tướng quân)—One of the generals under the southern Maharaja guardian in a temple.

Vi Thiện:

1) Làm việc thiện: To do good—To be good.

2) Vì việc thiện: Because of the good.

Vi Thú Đà,微戍陀, Visuddha (skt)—Thanh tịnh—Purified—Pure

Vi Thuận,違順, Nghịch và thuận—Oppose and accord with—Hostile and favourable

Vi Trần,微塵, Motes of dust—See Vi (3)

Vi Trần Số: Số lượng nhiều như cát bụi—Numerous as molecules, or atoms.

Vi Trùng: Microbe.

Vi Tụ,微聚, Một phân tử, do những vật chất cực nhỏ hội tụ lại (gồm bảy nguyên tử)—A molecule, the smallest aggregation of atoms

Vi Tự Thuận Tha,違自順他, Theo cách của người và phế bỏ cách của chính mình—To disregard one’s own way and follow others’ way

Vi,為b, Because of—Due to—Because—For—In view of.

Vì Bổn Nguyện Làm Lợi Ích Chúng Sanh: To do so many alms things for the living creatures according to one’s fundamental vows.

Thị Cố,無受, See Vì lẽ ấy

Vị:

1) Vị: Rasa (skt)—Một trong sáu giác

quan—Taste—Flavour—The sense of taste, one of the six senses.

2) Chưa: Not yet—The future.

3) Thiên Vị: Partial.

4) Giờ Mùi: Tứ 1 PM đến 3 PM—From 1 PM to 3 PM.

5) Ngôi vị: Position—Seat—Throne.

Vị Bài,位牌, Tấm thẻ bài ghi lại hồ sơ của một viên quan—The board or record of official position

Vị Bất Thoái,位不退, Một trong ba “Bất Thoái” (Bồ Tát từ ngôi thập trụ trở lên, không còn thoái chuyển đọa xuống hạ giới phàm phu hay lưu chuyển trong ác đạo nữa)—One of the three kinds of “never receding.” (non-backslidings or non-retreats)

Vị Danh: For fame or honour.

Vị Dục,味欲, Sự ham muốn mùi vị—The material or medium of sensation—The sensation taste or taste desire, hankering after pleasure of food, etc, the bond of such desire

Vị Đà,未陀, Arbuda (skt)—100 or 10 million

Vị Đáo: Vị Trí—Chưa đến—Not yet arrived or reached.

Vị Đạo,味道, Đạo vị—The taste or flavour of Buddha-truth—Tasting the doctrine

Vị Đắng: Bitterness.

Vị Giác: Organ of taste.

Vị Hiển Chân Thực: Vị Khai Hiển.

1) Chưa nói rõ pháp chân thực: The unrevealed truth.

2) Chân lý chỉ được Đức Phật nói rõ trong Đại Thừa Viên Giáo—The Truth only revealed by the Buddha in his final Mahayana doctrine.

Vị Kỷ: Selfish—Egoistical—For self.

Vị Lai,未來, Anagata (skt)—Đương lai—The future—That which has not come or will come

Vị Lai Thế,未來世,

1) Đời Tương Lai—A future life or lives.

2) Thời Vị Lai: The future tense.

Vị Liễu Nhân,未了因, Nghiệp chưa dứt trong quá khứ—The karma of past life not yet fulfilled.

Vị Lợi: For gain, or profit.

Vị Nể: To have regard (respect) for someone.

Vị Ngã: See Vị kỷ.

Vị Phu Liên Hoa,未敷蓮華, Cánh sen chưa nở hết, như bông sen mà Phật Quán Âm cầm trong tay—A half-opened lotus, such as one of the forms of Kuan-Yin holds in the hand

Vị Quá Hiện: Future, past and present.

Vị Quan: See Vị giác.

Vị Sanh Oán,未生怨,

1) Không có kẻ thù: Having no enemy.

2) Tên Vua A Xà Thế: Name of King Ajatasatru.

Vị Sanh Oán Kinh: Vị Sanh Oán Kinh diễn tả lại việc Vua A Xà Thế giết hoàng phụ là vua Bình Sa Vương—“Having No Enemy” Sutra, describing King Ajatasatru’s murdering of his father, King Bimbisara.

Vị Tằng Hữu,未曾有, Hy hữu—Adbhuta (skt)—Never yet been—Rare—Marvelous—Non-such

Vị Tằng Hữu Chánh Pháp Kinh,未 曾有正法經, Bản dịch mới của Kinh A Xà Thế Vương do Pháp Thiên đời Tống dịch ba quyển—A Sung translation of the Ajatasatru-Kaukriyavinodana, three books

Vị Tằng Hữu Kinh,未曾有經, A Phù Đạt Ma—Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên, một trong mười hai bộ kinh Đại thừa (ghi lại Phật và Bồ Tát thị hiện vô số thần lực bất khả tư nghì)—Adbhutadharma-paryaya (skt)—One of the twelve divisions of the sutras

Vị Tất: Not necessarily.

Vị Tha: Self-forgetfulness (n)—Altruistic (a)—Altruism (n)—Cherish other (v)—Vị tha hay làm vì người khác là một trong những cửa ngõ quan trọng đi vào đại giác, vì nhờ đó mà chúng ta không đổ thừa đổ lỗi cho người—Altruism or working for the sake of others is one of the most important entrances to the great enlightenment; for with it, we do not blame others.

Vị Thọ Cụ Nhân,未受具人, Vị sư chưa thọ cụ túc giới (theo giáo luật, vị sư chưa thọ cụ túc giới thì không thể thuyết giới)—A monk who has not yet fully pledged himself to all the commandments

Vị Trần,味塵, Rasarammana (p)—Vị trần, một trong lục trần—Taste-dust, one of the six particles which form the material or medium of sensation

Việc Làm: Deeds.

Việc Bất Thiện: Unwholesome actions—Unwholesome deeds.

Việc Đã Làm: Past actions (deeds).

Việc Đã Rồi: Accomplished fact.

Việc Gia Đình: Family affair.

Việc Hằng Ngày: Everyday work (affair).

Việc Phải: Good deed.

Việc Thiện: Wholesome actions—Wholesome deeds.

Việc Từ Thiện: Benefaction.

Viêm: Đốt cháy—Blazing—Burning.

Viêm Kinh,炎經, Tên khác của Kinh Niết Bàn, nói về lễ Trà Tỳ của Đức Phật và giáo thuyết rực rỡ của Ngài—Another name for Nirvana Sutra, referring to the Buddha’s cremation and the glorious teaching

Viêm Nhiệt Địa Ngục,炎熱地獄, Tapana (skt)—Địa ngục đốt nướng, địa ngục thứ sáu trong Bát nhiệt địa ngục (nơi mà 24 giờ tương đương với 2.600 năm trên trần thế nầy, nơi nầy tuổi thọ đến 16.000 năm)—The hell of burning or roasting, the sixth of the eight hot hells (where 24 hours equal 2.600 years on earth, life lasting 16,000 years)

Video Coi Am Coi Duong (Thich Nhat Tu)

Viên:

1) Tròn: Round.

2) Tròn đầy: All-round—Full-orbed.

3) Ôm trọn: Embracing.

4) Toàn: Whole—Perfect—Complete.

5) Vihara (skt)—Vườn, công viên, nơi nhàn tản bách bộ—A place for walking about—Pleasure ground—Garden—Park.

Viên Ky,圓機, Tiềm năng trở nên tức thì giác ngộ—The potentiality of becoming fully enlightened at once

Viên Cụ,圓具, Cụ Túc Giới—Cận Viên Giới—Tên gọi khác của cụ túc giới. Người thọ cụ túc giới gần với viên quả của Niết Bàn—Whole and complete, i.e. the whole of the commandments, by the observance of which one is near to nirvana.

** For more information, please see Cụ Túc Giới.

Viên Cực,圓極, Viên mãn tuyệt đối—Inclusive to the uttermost; absolute perfection

Viên Diệu,圓妙, Theo tông Thiên Thai, viên diệu là sự phối hợp hoàn toàn tuyệt diệu của ba đế Không, Giả và Trung—According to the T’ien-T’ai sect, the mystery of the “perfect” school, i.e. the complete harmony of noumenon, phenomenon, and the middle way

** For more information, please see Không Giả Trung.

Viên Dung,圓融,

1) Dung hòa, dung thông, chu biến khắp cả, hay vạn pháp viên dung không trở ngại: Complete combination.

2) Tuyệt đối trong tương đối và ngược lại: The absolute in the relative and vice-versa.

3) Lý tính của chư pháp vốn đầy đủ hay vạn pháp sự lý đều viên dung không trở ngại, không phải hai, không có phân biệt—The identity of apparent contraries; perfect harmony among all differences.

· Như sóng với nước: Sóng tức là nước—As in water and waves.

· Như phiền não và Bồ Đề: Phiền não tức Bồ Đề—As in passion and enlightenment.

· Như sinh tử và Niết Bàn: Sinh tử tức Niết Bàn—As in transmigration and nirvana.

· Như sống và chết: Chết là khởi đầu cho cuộc sống khác, sống là đang đi dần về cái chết—As in life and death.

· Bản chất của chư pháp đều giống nhau: All are of the same fundamental nature.

· Tất cả là Chân Như: All are bhutatathata.

· Chân Như là tất cả: Bhutatathata is all.

· Sóng nước là một, nước sóng là một: Waves are one with waves, and water is one with water, and water and wave are one.

Viên Dung (Nguyên Lý): See Duyên Khởi (Nguyên Lý), and Pháp Giới Duyên Khởi.

Viên Dung Tam Đế,圓融三諦, Sự viên dung của tam đế trong giáo thuyết của tông Thiên Thai. Nguyên lý mà mỗi hiện tượng tự biểu lộ là ba chân lý trong một hòa điệu, tức Không Giả và Trung, nghĩa là, thật thể vốn nội tại, hoàn toàn nội tại, nội tại trong lý tánh và nội tại trong bản tánh—The three dogmas of the T’ien-T’ai Perfect School, as combined, as one and the same, as a unity. The principle each phenomenon expresses is the triple truth of harmony, as void, as temporary and as mean, i.e., noumenon originally immanent, perfectly immanent, immanency in principle and immanency in nature.

a) Không Đế: The universal (không) apart from the particular (giả) is an abstraction—See Tam Đế (1).

b) Giả Đế: The particular aprt from the universal is unreal. The universal realizes its true nature in the particular, and the particular derives its meaning from the universal—See Tam Đế (2).

c) Trung Đế: The middle path unites these two aspects of one reality—See Tam Đế (3).

** For more information, please see Không

Giả Trung, và Tam Đế.

Viên Đàn,圓壇,

1) Đàn tràng hình tròn: Round altar.

2) Mạn Đà La, luân viên cụ túc, hay viên mãn cụ túc, là đàn (bàn thờ) hình tròn để đặt bài vị chư tôn túc: A complete group of objects of worship, a mandala.

Viên Đạo,圓道, The perfect way (of the three principles of T’ien-T’ai)

Viên Đầu,園頭,

1) Người làm vườn—A gardener.

2) Người trông coi hoa viên nhà chùa, để mang lại vẻ đẹp và rau cải cho tự viện: A head of a monastery-garden, either for pleasure, or for vegetables.

Viên Đoạn,圓斷, Các nhà Thiên Thai giải thích về đoạn pháp viên giáo của tông Thiên Thai cho rằng “viên đoạn” là sự cắt đứt tức thời tam phiền—The T’ien-T’ai doctrine of the complete cutting off, at one remove, of the three illusions

a) Dùng “Không” để đoạn trừ “kiến tư”: Views and thoughts associated with sunyata (void).

b) Dùng “Giả” để đoạn trừ “trần sa”: Delusion of dust and sand associated with unreality.

c) Dùng “Trung đạo” để pháp bỏ “vô minh”: Ignorance associated with the middle path.

** For more information, please see Tam Phiền Não.

Viên Đốn,圓頓, Tức thì giác ngộ, đạt được ba lý không, giả, trung tức thì và cùng một lúc để đi đến tức thì giác ngộ—Immediate and the whole—Complete and immediate, i.e. to apprehend the three principles of void, unreal, and the middle path at one and the same time or to attain immediate enlightenment

Viên Đốn Bồ Tát: See Viên Đốn Giới.

Viên Đốn Chỉ Quán: See Ma Ha Chỉ Quán.

Viên Đốn Đại Giới: See Viên Đốn Giới.

Viên Đốn Giáo: See Viên Giáo.

Viên Đốn Giới,圓頓戒, Viên Đốn Bồ Tát—Viên Đốn Vô Tác—Viên Đốn Đại Giới

1) Bồ Tát Giới của chư Tăng Ni—The commands or prohibitions for Bodhisattvas and monks.

2) Quy luật của tông Thiên Thai, đặc biệt về sự đạt đến giác ngộ tức thì: The rules of the T’ien-T’ai school, especially for attaining immediate enlightenment.

** For more information, please see Nhứt Tâm Kim Cang Bảo Giới, Mười Giới Trọng, and Bốn Mươi Tám Giới Khinh trong Kinh Phạm Võng.

Viên Đốn Nhất Thừa,圓頓一乘, Nhất Thừa Viên Đốn giáo của tông Thiên Thai—The complete immediate vehicle, that of T’ien-T’ai

Viên Đốn Tông,圓頓宗, See Viên Giáo

Viên Đốn Vô Tác: See Viên Đốn Giới.

Viên Giác,圓覺, Toàn giác—Theo Kinh Viên Giác, viên giác tiềm ẩn trong mỗi chúng sanh, nó là bản giác hay chân tâm của tất cả các loài hữu tình, từ vô thủy đến nay thường trụ, thanh tịnh và sáng ngời—According to the Complete Enlightenment Sutra, complete enlightenment potentially present in each being, for all have primal awareness or the true heart, i.e. conscience, which has always remained pure and shining

a) Về mặt thể gọi là Nhất Tâm: Considered as essence in it is the One Mind.

b) Về mặt nhân gọi là Như Lai Tạng: Considered causally it is the Tathagata-garbha.

c) Về mặt quả gọi là Viên Giác: Considered in its result it is Perfect Enlightenment.

Viên Giác Kinh,圓覺經, The Sutra of Perfect Enlightenment—See Kinh Viên Giác

Viên Giáo,圓教, Perfect teaching—Round Doctrine—Round Teaching

1) Viên Giáo là pháp tối thượng thừa trong Phật giáo, giảng về Nhất Thừa hay Phật Thừa, được Đức Phật thuyết giảng trong các kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm và các kinh khác—Perfect Teaching or supreme teaching of the Buddha, as expressed in the Lotus, Avatamsaka Sutras, among others. Perfect teaching signifies the One-Vehicle or the Vehicle of the Buddha.

2) Đại thừa Viên Giáo, tên gọi của tông Thiên Thai—Mahayana—The Perfect School, the comprehensive doctrine, or the complete immediate school, that of T’ien-T’ai.

3) Theo Quang Thống thời Hậu Ngụy, vào thế kỷ thứ sáu lập ra ba trường phái thời bấy giờ là tiệm, đốn và viên. Tên Viên Giáo bắt đầu từ đó: During the Post-Wei dynasty, around the sixth century, Vinaya Master Kuang-T’ung defined three school, gradual, immediate, and inclusive or complete.

4) Tông Thiên Thai phân tích ra làm tứ giáo, giáo thuyết thứ tư là viên giáo: The T’ien-T’ai defined four schools, the fourth school called “Inclusive or complete teaching.”—See Thiên Thai Hóa Nghi Tứ Giáo.

5) Tông Hoa nghiêm lập ra ngũ giáo, loại thứ năm là viên giáo: The Hua-Yen sect defined five schools, the fifth called “Inclusive or complete teaching.”—See Ngũ Thời Giáo.

Viên Giới,圓戒, See Viên Đốn Giới

Viên Hải,圓海, Như Lai lực ví như biển cả ôm trọn tất cả—The all-embracing ocean, i.e. the perfection or power of the Tathagata

Viên Hành: Hành pháp của Viên Giáo, cho rằng một hành tức là tất cả hành—The conduct or discipline of the T’ien-T’ai “perfect” school, the diversity in the unity.

Viên Hợp,圓合, Dung hợp tất cả—All-embracing, all inclusive

Viên Không,圓空, Đệ nhất nghĩa không hay chân không trong đó ý niệm về không cũng không còn---Complete vacuity, from which even the idea of “vacuity” is absent

Viên Mãn,圓滿, Hoàn toàn thành tựu—Accomplished, perfection, completion, completely full, wholly complete; the fulfilling of the whole, i.e. that the part contains the whole, the absolute in the relative.

Viên Mãn Báo Thân: The perfect reward body.

Viên Mãn Báo Thân Phật: The Full Reward-Body of the Buddha—Theo Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng đã dạy về Viên Mãn Báo Thân Phật như sau: “Nầy thiện tri thức! Sao gọi là Viên Mãn Báo Thân Phật? Thí như trong một ngọn đèn hay trừ ngàn năm tối, một trí huệ hay diệt muôn năm ngu. Chớ suy nghĩ về trước, đã qua không thể được. Thường phải nghĩ về sau, mỗi niệm mỗi niệm tròn sáng, tự thấy bản tánh. Thiện ác tuy là khác mà bản tánh không có hai, tánh không có hai đó gọi là tánh Phật. Ở trong thật tánh không nhiễm thiện ác, đây gọi là Viên Mãn Báo Thân Phật. Tự tánh khởi một niệm ác thì diệt muôn kiếp nhân lành, tự tánh khởi một niệm thiện thì được hằng sa ác hết, thẳng đến Vô Thượng Bồ Đề, niệm niệm tự thấy chẳng mất bổn niệm gọi là Báo Thân.”—According to the Dharma Jewel Platform Sutra, the Sixth Patriarch taught: “Good Knowing Advisor! What is the perfect, full Reward-body of the Buddha? Just as one lamp can disperse the darkness of a thousand years, one thought of wisdom can destroy ten thousand years of delusion. Do not think of the past; it is gone and can never be recovered. Instead think always of the future and in every thought, perfect and clear, see your own original nature. Although good and evil differ, the original nature is non-dual. That non-dual nature is the real nature. Undefiled by either good or evil, it is the perfect, full Reward-body of the Buddha. One evil thought arising from the self-nature destroys ten thousand aeons’ worth of good karma. One good thought arising from the self-nature ends evils as numerous as the sand-grains in the Ganges River. To reach the unsurpassed Bodhi directly, see it for yourself in every thought and do not lose the original thought. That is the Reward-body of the Buddha.”

Viên Mãn Kinh,圓滿經, Kinh bao gồm tất cả, từ dùng để chỉ Kinh Hoa Nghiêm—The complete, or all-inclusive sutra, a term applied to the Hua-Yen sutra

Viên Mật,圓密,

1) Viên giáo và Mật giáo: The complete teaching and the esoteric teaching.

2) Thiên Thai và Mật Giáo: Sự hòa hợp của cả hai làm một—The complete teaching of T’ien-T’ai and the esoteric teaching. The harmony of both as one.

Viên Ngộ,圓悟, Biết chân lý một cách tròn đầy. Theo tông Thiên Thai, viên ngộ là hoàn toàn giác ngộ cùng lúc về thế giới phi hiện tượng, thế giới hiện tượng và Trung đạo—Completely apprehend the truth; the complete apprehension of noumenon, phenomenon and the Middle way at the same time. In T’ien-T’ai, the complete apprehension at the same time of noumenon, phenomenon, and the middle way

Viên Ngộ Khắc Cần Thiền Sư: Yuan-Wu-Ko-Chin—See Khắc Cần Phật Quả Thiền Sư.

Viên Ngưng,圓凝, Vô dư niết bàn—Complete crystalization, or formation, i.e. perfect nirvana

Viên Phật,圓佛, Pháp thân Phật mà tông Thiên Thai gọi là Phật của pháp giới viên dung, hay Phật Tỳ Lô Giá Na—The Perfect Buddha whom the T’ien-T’ai calls the embracer of all things in every direction, i.e. Vairocana

Viên Quả,圓果, Niết Bàn—Perfect fruit, nirvana

Viên Quán: Sân thượng—A terrace—A garden look-out.

Viên Quang,圓光, Ánh hào quang phóng ra chung quanh đỉnh đầu của Phật—The halo surrounding the head of a Buddha

Viên Tâm,圓心, Tâm viên mãn hay tâm cầu đắc viên quả niết bàn—The perfect mind, the mind that seeks perfection, i.e. nirvana

Viên Thành,圓成, Thành tựu viên mãn—(Kinh Lăng nghiêm: “Phát ý viên thành, nhứt thiết chúng sanh vô lượng công đức)—Complete perfection

Viên Thành Đại Sư: Great master Viên Thành—Sư Viên Thành, thế danh là Công Tôn Hoài Trấp, cháu nội của Định Viễn Quận Vương Nguyễn Phước Bính, hoàng tử thứ sáu của vua Gia Long. Sư sinh năm 1879, năm 15 tuổi xuất gia tại chùa Ba La Mật với đại sư Viên Giác. Năm 20 tuổi, bổn sư viên tịch, sư tiếp tục trụ trì chùa Ba La Mật. Năm 1923, ngài giao chức trụ trì cho đệ tử là Trí Hiển, rồi lên núi Ngũ Phong, lập Tra Am để tu tập. Suốt sáu năm cuối đời ở Tra Am, sư đã di dưỡng tinh thần, tu trì thiền quán, giáo hóa đồ chúng—Monk Viên Thành whose worldly name was Công Tôn Hoài Trấp, was the grandson of Lord Nguyễn Phước Bính, the sixth prince of king Gia Long. He was born in 1879, left home and became a disciple of Most Venerable Viên Giác a the age of 15 at Ba La Mật temple. At the age of 20, when Master Viên Giác passed away, he took over the temple. In 1923, he let his disciple Trí Hiển to stay at the temple, then he went to Mount Ngũ Phong to build Tra Am thatched temple to cultivate. In the last six years of his life living simply at Tra Am, he nurtured his spirit, indulged in meditation, and taught his disciples.

Viên Thành Thực Tính: Bhutatathata (skt)—Chân Như—Thực Tướng—Pháp Giới—Pháp Tính—Niết Bàn—Tính chân thực của chư pháp hay chân lý tuyệt đối. Tịnh thức có thể tẩy sạch phần ô nhiễm của tạng thức và còn khai triển thế lực trí tuệ của nó. Thế giới của tưởng tượng và thế giới hỗ tương liên hệ được đưa đến chân lý chân thực, tức là viên thành thực tánh—The perfect true nature—Absolute reality. The pure ideation can purify the tainted portion of the ideation-store (Alaya-vijnana) and further develop its power of understanding. The world of imagination and the world of interdependence will be brought to the real truth (Parinispanna).

Viên Thông,圓通,

1) Đem giác tuệ tràn khắp thông hiểu tất cả đi vào cả pháp tính hay cái lý mà diệu trí chứng được (thể tính tràn ngập diệu dụng không trở ngại)—Universally penetrating; supernatural power of omnipresence; by wisdom to penetrate the nature or truth of all things by wisdom.

Viên Thông Đại Sĩ: The omnipresent hearer of those who call for help.

Viên Thông Tam Muội,圓通三昧, Tam muội hành của pháp tính viên thông của 25 đại sĩ trên pháp hội Lăng Nghiêm, đặc biệt là âm thanh có khắp mọi nơi của Đức Quán Thế Âm—The various samadhi of supernatural powers of the twenty-five “great ones” of the Surangama Sutra, especially of the omnipresent hearer of those who call, i.e. Kuan-Yin.

Viên Thuyên,圓詮, Sự phơi bày toàn giáo được tìm thấy trong Kinh Hoa Nghiêm và Pháp Hoa—Exposition of the perfect of all-embracing doctrine, as found in the Hua-Yen and Lotus sutras

Viên Thừa,圓乘, Phật Thừa hay giáo pháp viên mãn không thiếu sót—The all-complete vehicle, the final teaching of Buddha

Viên Thực: Viên đốn nhứt thực, chỉ giáo lý của tông Thiên Thai giúp hành giả có khả năng đạt được Phật quả tức thời (nương theo giáo thuyết cho rằng một việc làm viên dung hết thảy các việc làm; một ngôi vị đầy đủ hết thảy mọi ngôi vị)—Perfect reality; the T’ien-T’ai perfect doctrine which enables one to attain reality or Buddhahood at once.

Viên Tịch,圓寂, Parinirvana (skt)—Niết Bàn—Diệt Độ—Nhập vào Niết Bàn hoàn toàn an tịnh và tĩnh diệu—Công đức viên mãn, mọi ác quấy đều tận diệt, thoát khỏi những khổ đau của luân hồi sanh tử và bước vào nơi chốn an vui hoàn toàn—Perfect rest, i.e. parinirvana; the perfection of all virue and the elimination of all evil, release from the miseries of transmigration and entrance into the fullest joy

Viên Tín,圓信,

1) Tín tâm hoàn toàn—Complete faith.

2) Niềm tin vào Viên Tông. Niềm tin ôm trọn cả vũ trụ vạn vật: The faith of the “perfect” school. A T’ien-T’ai doctrine that a moment’s faith embraces the universe.

Viên Tông,圓宗, Tông phái của viên giáo, chỉ tông Thiên Thai—The sect of the complete or final Budha-truth, i.e. T’ien-T’ai

Viên Tu,圓修,

1) Viên tu vạn hạnh để thành Phật: To observe (keep) all commandments perfectly.

2) Pháp môn đồng thời tu tam quán Không Giả Trung của tông Thiên Thai để thành Phật—To observe the complete T’ien-T’ai meditation, at one and the same time to comprehend the three ideas of noumenon, phenoumenon, and the middle path.

Viên Vị,圓位, Thứ vị của Viên giáo. Tùy thứ vị mà thu nhiếp viên dung tất cả—The perfect status, the position of the “perfect” school, perfect unity which embraces all diversity

Viễn Hành Địa,遠行地, Duragama (skt)—Tên địa thứ bảy trong thập địa Bồ Tát, ở địa nầy các vị Bồ Tát vượt rất xa thế gian, vượt ra ngoài tư tưởng tự độ để tiến đến độ tha. Trong giai đoạn nầy vị Bồ Tát rời bỏ thế giới hiện tượng để an trụ trong thuần vô tướng quán—The seventh stage of the bodhisattva, the stage of proceeding afar, getting above ideas of self in order to help others. In this stage, a bodhisatva leaves the world of phenomena and enjoys mystic contemplation

Viễn Ly Lạc: Niềm an lạc của cõi Sơ Thiền Thiên, trong đó hành giả xa lìa mọi cấu chướng phiền não để an trụ trong thuần vô tướng quán—The joy of the first dhyana heaven, in which the defilement of desire is left far behind in mystic contemplation.

Viễn Ly Nhất Thiết Chư Phân Biệt: Sarvakalpanavirahitam (skt)—Tách khỏi mọi phân biệt—Being free from all discrimination.

Viễn Ly Sinh Trụ Diệt Kiến: Thoát khỏi cái kiến giải đặt trên sinh trụ diệt—Freeing oneself from the view of birth, abiding, and disapearance.

Viễn Nhân,遠因, Remote cause

Viễn Phương: Remote (far away) place.

Viễn Sư,遠師, Tức ngài Tuệ Viễn, một vị sư nổi tiếng của Trung Quốc về đời nhà Đường—Hui-Yuan, a noted monk during the T’ang dynasty

Viễn Thị: Far-sighted.

Viễn Thông: Telecommunication.

Viễn Trần Ly Cấu,遠塵離垢, Xa lìa trần cấu (trần cấu là tên chung của phiền não. Viễn trần ly cấu là xa lìa khỏi mọi cấu chướng của phiền não, đạt được pháp nhãn tịnh của bậc sơ địa bồ tát hay sơ quả nhị thừa)—To be far removed from the dust and defilement of the world

Viện:

1) Tự viện: Arama (skt)—Monastery—Hall—Court—Institute—Chamber.

2) Viện trợ: To aid—To assist—To help.

Viện Chủ,院主, Còn gọi là Tự Chủ, xưa gọi là Giám Sự trong chùa. Bây giờ viện chủ dùng để gọi vị Tăng trụ trì trong chùa—The abbot of a monastery

Việt Hỷ Tam Muội,越喜三昧, Còn gọi là Siêu Hỷ Tam Muội, tam muội của bà Da Du Đà La (vợ của Thái Tử Tất Đạt Đa và mẹ của La Hầu La). Dựa vào tam muội nầy mà sinh ra các loại vui mừng không có gì có thể so sánh được cho mình và cho người—Samdhi of Yasodhara, wife of Sakyamuni and mother of Rahula, which causes all kinds of joys to self and others

Việt Sử: Vietnamese history.

Việt Tội,越罪, Gọi tắt của Việt Tỳ Ni Tội, hay là tội vượt qua Tỳ Ni Pháp Giới—Exceeding sin, or transgression of the law, particularly of esoteric law or monastic vows

Vinh:

1) Vinh dự: Honourable.

2) Vinh quang: Glory—Splendour.

Vinh Dự: Honor—Honourable.

Vinh Hàm: Honourable title.

Vinh Hạnh: See Vinh Dự.

Vinh Hoa,榮華, Vinh hoa của cuộc đời chỉ là những thứ tạm bợ, thấy đó mất đó—Glory—The glory of life, viewed as transient

Vinh Lợi: Honour and interest.

Vinh Nhục: Honor and dishonor.

(I) Vinh nhục là một cặp hoàn cảnh trần thế không thể tránh được mà ta phải đương đầu trong đời sống hằng ngày—Honour and dishonour are a pair of inevitable worldly conditions that confront us in the course of our daily lives.

Vĩnh Kiếp,永劫, Thời gian rất lâu dài—Eternity—The everlasting aeon

Vĩnh Sanh,永生,

1) Cuộc sống vĩnh viển nơi cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà: Enternal life or perpetual life in the Pure Land of the Amitabha Buddha.

2) Bất Tử: Immortality.

3) Niết Bàn: Nirvana (không sanh không diệt—not being born, not reborn, therefore not dying).

Vong: Mithya (skt)—False—Untrue—Erroneous—Gone—Lost—Dead.

Vong Giả,亡者, Người chết—The dead

Vong Hồn,亡魂, The soul of the dead—Wandering soul

Vòng Luân Hồi Sanh Tử: Samsara (skt)—Circle of birth and death—Circle of misery—Circle of suffering.

Võng Mục,網目, Mắt lưới—The “eyes” or meshes of a net

Vọng:

1) Hy vọng: Hope—To expect.

2) Không thật: Vitatha (p & skt)—Untrue—False—Unreal—Futile—Vain.

3) Nhìn về: To look at, or for.

4) Tiếng vọng: To sound-To echo.

5) Vọng ngữ: Lying—See Nói Dối, and Nói Lời Đâm Thọc.

Vọng Cảnh Giới,妄境界

Âm lịch

Ảnh đẹp