10/08/2010 10:20 (GMT+7)
Số lượt xem: 129401
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Thi:

1) Bố thí (cho): To give—To offer—To donate.

2) Đi thi: To go in (sit) for an examination.

3) Tử thi: Dead body—Corpse (of a murder person).

4) Thơ: Poetry.

Thi Ân: To grant (do) a favour.

Thi Ân Bất Cầu Báo, Còn Cầu Báo Là Thi Ân Có Mưu Đồ Và Sự Thi Ân Như Vậy Sẽ Đưa Tới Ham Muốn Danh Lợi: One should not wish to be repaid for good deeds. Doing good deeds with an intention of getting repayment will lead to greed for fame and fortune.

Thi Bán Thi: Giết người bằng phương pháp Tỳ Đà La, nghĩa là lấy ma lực bằng cách luyện chú trên một thây ma. Nếu là thây không đầu hay từng phần của thây thì gọi là “Bán Thi.” Nếu là toàn thây thì gọi là “Thi.”—To kill a person by the Vetala Method of obtaining magic power by incantations on a dead body; when a headless corpse, or some part of the body is use, it is called “Half-Corpse Vetala.” When the corpse is used, it is called “Whole-Corpse Vetala.”

Thi Ca La Việt,尸迦羅越, Tu Xà Đà, con trai của một vị trưởng giả trong thành Vương Xá—Sujata, son of an elder of Rajagrha

Thi Đa Bà Na,尸多婆那, Sitavana (skt)—Tên vùng Thi Đà Lâm ở Bắc Ấn Độ—A place named Sitavana in Northern India.

Thi Đà Lâm,屍陀林, Sitavana (skt)—Còn gọi là Thi Đà Bà, Thi Đa Bà Na, An Đà Lâm, Trú Ám Lâm, Khủng Tỳ Lâm, Khủng Úy Lâm, Hàn Lâm—Rừng lạnh, nơi bỏ xác người chết hay là nghĩa địa (chính âm là Thi Đa Bà Na, có nghĩa là Hàn Lâm hay rừng lạnh. Rừng nầy nằm sâu trong rừng thẳm lạnh lẽo. Lúc Phật còn tại thế thì khu rừng nầy nằm cạnh thành Vương Xá, xác người chết được đem bỏ vào đó cho kên kên rỉa thịt)—Cold grove, a place for exposing corpses, a cemetery

Thi Hành: To carry out—To execute—To perform or fulfil (a promise)—To give effect to (decree)—To enforce (the law)—To achieve (work).

Thi Hào: Great poet.

Thi Họa: Poetry and painting.

Thi Khí,尸棄, Sikhin (skt)—Thức Khí—Thức Cật—Crested or flame, explained by fire

1) Trong Câu Xá Luận bản cũ gọi là Lạt Na Thi Khí: Called Ratnasikhin in Abhidharma, Kosa sastra old version.

2) Trong Bản Hạnh Kinh gọi là Loa Kết: Called “A Shell-like tuft of hair” in the Orginal Practice Sutra.

3) Vị Phật thứ 999 của kiếp cuối cùng mà Đức Thích Ca Mâu Ni đã từng gặp, cũng là vị Phật thứ nhì trong bảy vị cổ Phật: The 999th Buddha of the last (preceeding) kalpa, whom Sakyamuni is said to have met, the second of the Sapta Buddha.

4) Vị Phật thứ hai trong bảy vị Phật quá khứ, sanh tại Quang Tướng Thành—The second of the seven Buddhas of antiquity, born in Prabhadvaja as a Ksatriya.

5) Thi Khí còn là tên gọi của Đại Phạm Thiên Vương, nghĩa là “Đỉnh Kết” hay “Hỏa Tai Đỉnh” (đại hỏa tai thời kiếp mạt). Vì nhập Hỏa Quang Định mà đoạn lìa dục hoặc mà trở về theo giới đức—A Mahabrahma, whose name Sikhin is defined as having a flame tuft on his head; connected with the world-destruction by fire. Sikhin is also described as a flame or a flaming head and as the god of fire, styled also “Suddha Pure.” He observed the Fire Dhyana, broke the lures of the ralm of desire, and followed virtue.

Thi Khí Phật,尸棄佛, See Thi Khí (3) and (4)

Thi Khí Tỳ: tên một vị trời phụ trách về âm nhạc ở Thiên Đường Đông Độ—A deva of music located in the Eastern Paradise.

Thi La,尸羅, Sila (skt)—Thi Đát La

1) Thanh lương: Pure and cool.

2) Giới: Commandments—Restraint or keeping the commandments.

3) Ba La Mật thứ nhì trong Lục Ba La Mật, thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý: It is the second of the six paramitas, moral purity of thought, word, and deed.

4) Bốn nghĩa hay bốn điều kiện của giới—Four meanings or four conditions of sila:

a) Thanh lương: Chaste (pure and cool).

b) Yên ổn: Calm.

c) Yên tĩnh: Quiet.

d) Tịch Diệt: Extinguished (Nirvana).

5) Năm giới đầu trong thập giới là dành cho tất cả Phật tử: The first five or panca-sila, of the ten sila or commandments are for all Buddhists.

** For more information, please see Giới.

Thi La A Điệt Đa,尸羅阿迭多, Siladitya (skt)—Giới Nhật—Son of Pratapaditya and brother of Rajyavardhana. Under the spiritual auspices of Avalokitesvara, he became king of Kanyakubja, 606 A.D. and conquered India and the Punjab. He was merciful to all creatures, strained drinking water for horses and elephants, he was most liberal patron of Buddhism, re-established the great quinquennial assembly, built many stupas, showed special favour to Silabhadra and Hsuan-Tsang, and composed the Astama-hasri-Caitya-Samskrta-Strota (Bát Đại Linh Tháp Phạm Tán). He reigned about 40 years.

Thi La Ba La Mật: Silaparamita (skt)—Hạnh trì một trong sáu hay mười giới Ba La Mật—Morality—The second of the six or ten paramitas.

** For more information, please see Giới.

Thi La Bát Pha,尸羅鉢頗, Silaprabha (skt)—Giới Quang là tên Phạn của Pháp Sư Đạo Lâm ở Thiên Trúc—The Sanskrit name of a learned monk (T’ao-Lin) in India

Thi La Bạt Đà Đề,尸羅拔陀提, Silabhadra (skt)—Tên của một vương tử trong Kinh Hiền Ngu quyển 6—Name of a prince.

Thi La Bạt Đà La,尸羅跋陀羅, Silabhadra (skt)—Một danh Tăng tại tu viện Na Lan Đà, thầy của Huyền Trang, vào khoảng năm 625 sau tây Lịch—A famously learned monk of Nalanda, teacher of Hsuan-Tsang, 625 A.D

Thi La Bất Thanh Tịnh,尸羅不淸淨, Impure commandments—Nếu giới bất tịnh, không ai vào được tam muội—If the sila, or moral state, is not pure, none can enter samadhi.

Thi La Đạt Ma,尸羅達磨, Siladharma (skt)—Giới Pháp, tên một vị sa môn nước Vu Điền—Name of a sramana of Khotan

Thi La Tàng: Màn làm bằng đá quý thanh lương—A curtain made of chaste precious stones.

Thi La Thanh Tịnh,尸羅淸淨, Thanh Tịnh Giới, cấp thiết cho việc nhập định—Moral purity, essential to enter into samadhi

Thi Lại Nã Phạt Để,尸賴拏伐底, Hiranyavati (skt)—Kim Hà hay sông Vàng, tên của con sông trong lãnh thổ Né-Pal, bây giờ là Gandaki, gần nơi Phật Thích Ca nhập Niết Bàn—The gold river, a river of Nepal, now called Gandaki, near which Sakyamuni is said to have entered nirvana

Thi Lợi,尸利, Cũng còn được gọi là (also called) Sư Lợi, Thất Lợi, Thất Ly, Thất Lý, Tu Lợi, Tất Lợi

1) Danh từ Phạn ngữ có bốn nghĩa—A Sanskrit term with four meanings:

· Thủ (đầu): High rank.

· Thắng (trội hơn, tốt đẹp hơn): Success.

· Cát Tường (tốt lành): Good—Good fortune—Prosperity.

· Đức: Virtues.

2) Tên vắn tắt của Ngài Văn Thù Sư Lợi: An abbreviation for the name of Manjusri.

3) Một tiếp đầu ngữ hay tiếp vĩ ngữ có nghĩa là danh dự hay được tôn vinh trước tên các vị Thần, các bậc vĩ nhân, hay những quyển sách quý: An honorific prefix or affix to names of gods, great men, and books.

4) Tên của vợ của Thần Visnu: Name of the wife of Visnu.

Thi Lợi Ca (Già) Na: Sriguna (skt)—Hậu Đức, một danh hiệu của Phật—Abundantly virtuous, a title of a Buddha.

Thi Lợi Cúc Đa,尸利毱多, Srigupta (skt)—Thi Lợi Quật Đa—Thất Lợi Cúc Đa—Tên một vị trưởng giả ở thành Vương Xá, người đã dùng hầm lửa và cơm trộn thuốc độc định hại Phật, nhưng không thành. Ông bèn quy y theo Phật—An elder in Rajagrha, who tried to kill the Buddha with fire and poison, but he failed. He then took refuge in the Triratna.

Thi Lợi Dạ,尸利夜, Sriyasas (skt)—Vị Thần mang đến sự kiết tường—A god who bestows good luck

Thi Lợi Mật Đa La,尸利蜜多羅, Srimitra (skt)—Một hoàng thái tử Ấn Độ, người đã thoái vị nhường ngôi cho em mình, rồi xuất gia đi tu, sang Tàu, dịch bộ “Quán Đảnh” và các kinh khác—An Indian prince who resigned his throne to his younger brother, became a monk, came to China, translated the Summit of Contemplation and other books

Thi Lợi Phật Thệ,尸利佛逝, Sribhuja (skt)—Tên nước Châu Mạt La Du tức nước Thi Lợi Phật Thệ ngày nay—Name of Malaya which is now Sribhuja

Thi Lợi Sa,尸利沙, Sirisa—Acacia Sirissa (skt)—Also called Thi Lợi Sắc, Sá Lợi Sa, Dạ Hợp Thụ, Hợp Hôn Thụ—Sa La Thụ—Cây Hợp Hôn, có hai loại—The marriage tree. There are two kinds

1) Thi Lợi Sa: Loại có lá và quả to—Described as with large leaves and fruit.

2) Thi Lợi Sử: Loại có lá và quả nhỏ—Described as with small leaves and fruit.

Thi Lợi Sa Ca,尸利沙迦, Sirisaka (skt)—Tên của một vị sư—Name of a monk

Thi Ma Xá Na,尸摩舍那, Smasana (skt) or Asmasayana (skt)—Một nghĩa địa trong vùng Thi Đà Lâm—A cemetery in Sitavana

Thi Quỷ,屍鬼, Quỷ tử thi, được dựng dậy và sai đi giết hại kẻ thù (đây là một thứ chú thuật của ngoại đạo)—A corpse-ghost, called up to kill an enemy

Thi Thành,尸城, Kusinagara or Kusigramaka (skt)—Tên tắt của thành Câu Thi Na, thuộc Vương Quốc cổ Ấn Độ, gần thành Kasiah, nơi Đức Phật nhập diệt, và cũng là nơi sanh của chín học giả nổi tiếng ở Ấn Độ—Belonged to an ancient Indian Kingdom, near Kasiah, the place where Sakyamuni died, also the birth place of nine famous scholars

Video Kusinagara

Video Hanh Huong Phat Tich (Cau Thi Na )

Nirvana

Thi Thố: To perform—To realize.

Thi Tỳ Ca,尸毘迦, Sivi (skt)—Thi Tỳ Già—Theo Đại Trí Độ Luận, Thi Tỳ Ca là một trong những tiền thân của Đức Phật, người đã từng cắt thịt mình bố thí cho chim bồ câu—According to the sastra on Prajna-Paramita Sutra, Sivi was one of Sakyamuni’s former incarnations, when to save a life of a dove he cut off and gave his own flesh to an eagle which pursued it, which eagle was Siva transformed in order to test him

Thí:

1) Bố thí: Dana (skt)—To give alms—To bestow—To give—Charity—See Bố Thí in Vietnamese-English Section, and Dana in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

2) Thí dụ:

a) So sánh: To compare—To allegorize—Resembling—Parable—Metaphor—Simile.

b) A-Ba-Đà-Na: Lấy pháp mình đã biết để làm sáng tỏ cái pháp chưa biết—The avadana section of the canon

3) Thí phát: Cạo tóc—To shave the hair.

Thí Ân: See Thi ân.

Thí Chẩn: See Thí.

Thí Chủ,施主, Danapati (skt)—Tiếng Phạn gọi là Đàn Viêt Bát Để

1) Người chủ làm việc bố thí, người tự mình bỏ ra của cải để cúng dường: An almsgiver.

2) Người hộ trì Phật pháp: A patron of Buddhism.

A Ba Đà Na,阿波陀那, See Thí (2)

Thí Dụ Luận Sư,譬喩論師, Nhật Xuất Luận Giả—Thí Dụ Sư—Vị tổ đầu tiên của Kinh Lượng Bộ (trong số 18 bộ Tiểu Thừa)—Reputed founder of the Sautrankita school

Thí Dụ Lượng,譬喩量, Những thí dụ trong kinh điển theo lý luận giúp người hiểu được giáo lý—The example in logic

Thí Dụ Sư,譬喩師, See Thí Dụ Luận Sư

Thí Hành: Hành pháp bố thí (tài thí, pháp thí, và vô úy thí)—The practice of charity—See Tam Bố Thí, Tứ Bố Thí, Ngũ Bố Thí, Thất Bố Thí, and Bát Bố Thí.

Thí Hóa,施化, Bố thí chân lý giáo hóa chúng sanh, hay bố thí và giáo hóa—To bestow the transforming truth

Thí Hộ,施護, Danapala (skt)—Vị Tăng xứ Udyana, người đã dịch 111 bộ kinh sang Hoa ngữ. Năm 982 sau Tây Lịch, ngài được ban tước hiệu Minh Tín Đại Sư—A native of Udyana who translated into Chinese some 111 works. In 982 A.D. he received the title of Great Master and brilliant expositor of the faith

Thí Huệ,施惠, To bestow kindness, or charity

Thí Khai Phế,施開廢, Theo Kinh Pháp Hoa, đây là từ mà tông Thiên Thai dùng để chỉ ba thời giáo thuyết của Đức Phật—According to the Lotus Sutra, this is a term which the T’ien-T’ai sect used to indicate the three periods of Buddha’s teaching

1) Thí Thời: Trước thời kỳ Pháp Hoa, Đức Phật đã nói về Tam thừa giáo, đây Ngài chỉ dùng phương tiện thiện xảo để giúp người đi vào Chánh Đạo Nhất Thừa Giáo, nên gọi là “vị thực thí quyền”—Bestowing the truth in Hinayana and other partial forms.

2) Khai Thời: Thờ kỳ Đức Phật “khai quyền hiển thực” để giúp chúng sanh hiểu rõ Tam Thừa chỉ là phương tiện của Nhất Thừa—Opening of the perfect truth like the Lotus, as in the Lotus Sutra.

3) Phế Thời: Đức Phật chỉ dạy nên “phế quyền lập thực” một khi đã biết rõ Tam Thừa chỉ là phương tiện cho Nhất Thừa—Abrogating the earlier imperfect forms.

Thí Lâm,施林, Một trong bốn cách tống táng, lâm táng, hay tống táng bằng cách đem xác người chết bỏ vào trong rừng—One of the four kinds of burial, to give to the forest, i.e. burial by casting the corpse into the forest

Thí Mạng: To risk (venture) one’s life.

Thí Nghịch: To kill a superior.

Thí Phát: Cạo tóc theo như Đức Phật Thích Ca, người đã dùng lưỡi gươm bén cắt bỏ tóc hàm ý cắt đứt mọi hệ lụy với trần thế—To shave the hair, following Sakyamuni, who cut off his locks with a sharp sword or knife to signify his cutting himself off from the world.

Thí Tài,施財, Tài thí—To give money to the poor

Thí Tăng,施僧, Cúng dường một vị Tăng—To give alms to a monk

Thí Thân: To sacrifice one’s life.

Thí Thiết,施設, Thiết lập hay bắt đầu—To start, to establish, or to set up

Thí Thiết Luận Bộ,施設論部, Karmikah (skt)—Trường phái chủ trương trì giới vượt trên kiến thức—The school of Karma, which taugh the superiority of morality over knowledge

Thí Thực,施食,

1) Cúng dường thức ăn cho chư Tăng: To bestow food on monks.

2) Bố thí thức ăn cho quỷ đói: To bestow food on hungry ghosts.

Thí Vô Úy,施無畏, Abhayandada or Abhayadana (skt)—Còn gọi là Thí Vô Úy Giả hay Thí Vô Úy Tát Đỏa.

1) Người bố thí sự vô úy: Làm cho người khác không còn lo âu sợ hãi—The bestower of fearlessness.

2) Một danh hiệu của Đức Quán Thế Âm (vì ngài là chỗ nương tựa của chúng sanh, khiến họ không còn sợ hãi nữa): A title of Kuan-Yin.

3) Một vị Bồ Tát trong Thai Tạng Giới: A bodhisattva in the Garbhadhatu.

Thí Vô Yếm Tự: See Na Lan Đà Tự.

Thỉ Chung: Beginning and end.

Thỉ Đam Tử,屎擔子, Gánh phân, ý nói thân nguời trong chứa đầy phân mà con người phải luôn gánh nó đi khắp nơi—A load of night-soil, i.e. the human body that has to be carried about

Thỉ Phẩn Địa Ngục,屎糞地獄, Địa ngục chứa đầy phân hôi thúi—The excrement hell

Thỉ Thạch,矢石, Mũi tên và đá là hai thứ chống chọi lại với nhau vì tên không xuyên qua đá được—Arrow and rock are two incompatibles, for an arrow cannot pierce a rock

Thị:

1) Là—Đúng: To be—Right.

2) Là: The verb to be, i.e. is, are, was, were, etc.

3) Chợ hay nơi hội họp công cộng: A market—A fair—An open place for public assembly.

4) Mê: To be fond of—Given up to.

5) Nhìn thấy: To look—To see—To behold.

6) Thông báo: To indicate—To notify—To proclaim.

7) Trông coi: To attend—To wait on—Attendant.

Thị Cảm: Visual sensation.

Thị Chư Pháp Không Tướng, Bất Sanh Bất Diệt: There is no appearance and disappearance of real dharmas—Real dharmas are bare manifestations. They neither appear nor disappear.

Thị Diễn Đắc Ca,市演得迦, Jetaka (skt)—Sa Đa Bà Hán Na—Sadvahana (skt)—Quốc vương của xứ Nam Kosala—A king of southern Kosala, patron of Nagarjuna

Thị Dục: To desire.

Thị Giả,侍者, Người giúp đỡ như ông A Nan làm thị giả cho Đức Phật—Companion—Attendant—Servant—Helper, e.g. as Ananda was to the Buddha

Thị Giác:

1) Vision.

2) Initial enlightenment.

Thị Giáo,示教, To point out and instruct.

Thị Hiện,示現, Pakasati (p)—Vyaktaya (skt)—Bày tỏ ra ngoài—To manifest—To make manifest

Thị Hiếu: Taste—Fondness—Desire—Liking.

Thị Lực: Power of eyesight (vision--seeing).

Thị Na Da Xá,嗜那耶舍, Jinayasas (skt)—Một vị Tăng nổi tiếng người Ấn—A noted monk from India

Thị Oai: Thị uy—To display (show) one’s force—To intimidate—To concuss.

Thị Phi,是非, Gossips of right and wrong

Thị Quan: Mắt—Organ of sight.

Thị Tâm Thị Phật,是心是佛, Tâm tức Phật—This mind is Buddha—The mind is Buddha

Thị Tâm Tác Phật: This mind becomes Buddha.

Thị Thế: To rely upon one’s influence.

Thị Thực: To attest—To certify.

Thị Tịch,示寂, Thị hiện niết bàn—To indicate the way of nirvana

Thị Xứ Phi Xứ Lực,是處非處力, Khả năng biết sự lý đúng hay không đúng, một trong Thập Lực—The power to distinguish right from wrong, one of the ten Buddha-powers—See Thập Lực (1)

Thích Ca,釋迦, Sakya (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, bộ tộc hay gia đình Thích Ca, người ta nói từ Thích Ca lấy từ danh từ “Saka” có nghĩa là thực vật, nhưng theo Hoa ngữ có nghĩa là mạnh, có sức lực, và được giải thích bằng chữ “Năng.” Dòng họ Thích Ca đã rày đây mai đó (dân du mục) dọc theo thung lũng đồng bằng Ấn Hà,sau đó chiếm cứ một khu vực vài ngàn dặm vuông nằm theo triền đồi xứ Népal và những vùng thảo nguyên về phía nam. Kinh đô là thành Ca Tỳ La Vệ. Vào thời Đức Phật còn tại thế, bộ tộc được đặt dưới sự quyền cai trị của Kosala, một vương quốc lân cận. Về sau nầy, muốn cho vượt trội hơn Bà La Môn, những Phật tử đã dựng nên một dòng họ huyền thoại—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, the clan or family of the Buddha, said to be derived from Saka, vegetables, but interpreted in Chinese as powerful, strong, and explained by “Neng.” The clan, which is said to have wandered hither from the delta of the Indus, occupied a district of a few thousand square miles lying on the slopes of the Nepalese hills and on the plains to the south. Its capital was Kapilavastu. At the time of the Buddha, the clan was under the suzerainty of Kosala, an adjoining kingdom. Later Buddhists, in order to surpass Brahmans, invented a fabulous line of five kings

(I) Một dòng họ huyền thoại Vivartakalpa khởi đầu bởi Thiên Tam Muội Đa—A fabulous line of five kings of the Vivartaklapa headed by Mahasammata.

(II) Theo sau đó là năm vị Luân Vương, và vị vua đầu tiên là Đảnh Sanh Vương: Followed by five Cakravarti, the first being Murdhaja.

(III) Theo sau đó là mười chín (19) vua khác, bắt đầu với vua Xả Đế và cuối cùng là vua Đại Thiên—Then came nineteen kings, the first being Catiya, the last Mahadeva.

(IV) Sau đó được kế vị bởi các triều đại của 5.000 vị vua—These were succeeded by dynasties of 5,000 kings.

(V) 7.000 vị vua—7,000 kings.

(VI) 8.000 vị vua—8,000 kings.

(VII) 9.000 vị vua—9,000 kings.

(VIII) 10.000 vị vua—10,000 kings.

(IX) 15.000 vị vua—15,000 kings.

(X) Sau đó vua Cồ Đàm mở đầu 1.100 vị vua, cuối cùng bởi vua Iksvaku, ngự trị vùng Potala—After which king Gautama opens a line of 1,100 kings, the last, Iksvaku, reigning at Potala.

(XI) Với dòng vua cuối cùng Iksvaku, người ta nói dòng Thích Ca khởi đầu. Bốn người con của Iksvaku ngự trị vùng Ca Tỳ La Vệ. Thích Ca Mâu Ni là dòng dõi bảy đời của Iksvaku. Về sau thành Ca Tỳ La Vệ bị Trì Quốc tiêu diệt, bốn người sống sót của dòng họ lập nên những vương quốc Udyana, Bamyam, Himatala, và Sambi—With Iksvaku, the sakyas are said to have begun. His four sons reigned at Kapilavastu. Sakyamuni was one of his descendants in the seven generations. Later, after the destruction of Kapilavastu by Virudhaka, four survivors of the family founded the kingdoms of Udyana, Bamyam, Himatala, and Sambi.

Thích Ca Bà,釋迦婆, Sakra (skt)—Thiên vương.

Thích Ca Bồ Tát,釋迦菩薩, Sakya-bodhisattva (skt)—Một trong những tiền kiếp của Phật Thích Ca—One of the previous incarnation of the Buddha

Thích Ca Đề Bà nhân Đà La: Sakra-devendra or Sakro-devanamindra (skt)—Thích Đề Hoàn Nhơn—Thích Đế (Indra).

Thích Ca Mâu Ni,釋迦牟尼, Sakyamuni (skt)—

Buddha_41

Video Life of the Buddha (BBC)

Video Vi Sao Theo Phat (Thich Nhat Tu)

Video Wisdom of the Buddha


1) Đức Phật lịch sử, người đã sanh ra trong dòng họ Thích Ca—Nhà Thông Thái của dòng họ Thích Ca—Phật Thích Ca Mâu Ni, vị Phật lịch sử đã sáng lập ra Phật giáo. Ngài tên là Cồ Đàm Sĩ Đạt Đa, đản sanh năm 581-501 trước Tây lịch, là con đầu lòng của vua Tịnh Phạn, trị vì một vương quốc nhỏ mà bây giờ là Nepal và kinh đô là Ca Tỳ La Vệ. Vào tuổi 29 Ngài lìa bỏ cung điện và vợ con, ra đi tìm đường giải thoát chúng sanh. Vào một buổi sáng lúc Ngài 35 tuổi, Ngài đã thực chứng giác ngộ trong khi đang thiền định dưới cội Bồ đề. Từ đó về sau, Ngài đã đi khắp các miền Ấn Độ giảng pháp giúp người giải thoát. Ngài nhập diệt vào năm 80 tuổi—Sakyamuni Buddha—The historical Buddha, who was born into the Sakya clan—The Sage of the Sakyas—A title applied to the Buddha—Historical founder of Buddhism, Gautama Siddhartha, the Buddha Sakyamuni, who was born in 581-501 BC as the first son of King Suddhdana, whose small kingdom with the capital city of Kapilavastu was located in what is now Nepal. At the age of twenty nine, he left his father’s palace and his wife and child in search of the meaning of existence and way to liberate. One morning at the age of thirty five, he realized enlightenment while practicing meditation, seated beneath the Bodhi tree. Thereafter, he spent the rest 45 years to move slowly across India until his death at the age of 80, expounding his teachings to help others to realize the same enlightenment that he had.

Thích Ca Sư Tử,釋迦獅子, Sakyasimha (skt)—The lion of the Sakyas, i.e. the Buddha.

Thích Ca Tôn,釋迦尊, Bậc Chí Tôn của dòng họ Thích Ca, ý nói Phật Thích Ca—The honoured one of the Sakyas, i.e. Sakyamuni

Thích Ca Văn: Thích Ca Văn Ni—Sakyamuni, the saint of the Sakya tribe—See Thích Ca Mâu Ni.

Thích Ca Văn Ni,釋迦文尼, See Thích Ca Mâu Ni

Thích Chí: Satisfied—Content—Pleased.

Thích Chủng,釋種, Chủng tử Thích Ca—Bộ tộc Thích Ca hay những đệ tử của Thích Ca, đặc biệt là chư Tăng Ni—The Sakya-seed—The Sakya clan—The disciples of Sakyamuni, especially monks and nuns

Thích Cung,釋宮, Cung điện Thích Ca, chính từ nơi đó Thái Tử Sĩ Đạt Đa đã ra đi tìm đạo và đã thành Phật—The Sakya palace, from which prince Siddhartha went forth to become Buddha

Thích Đảo,踢倒, Đá lộn nhào—To kick over

Thích Đế,釋帝, Sakra or Indra (skt)—Đế vương của ba mươi ba tầng trời—Lord of the thrity three Heavens
Thích Đề Hoàn Nhơn: Sakro-devanamindra or Indra (skt)—Trời Đế Thích, cai trị cõi trời ba mươi ba tầng, được Phật tử coi như thấp hơn Phật, nhưng lại là một vị thiên long hộ pháp—Sakra the Indra of the devas, the sky-god. The god of the nature-gods, ruler of the thirty-three heavens, considered by Buddhists as inferior to the Buddhist saint, but as a deva-protector of Buddhism.

Thích Điển,釋典, Kinh điển Thích Giáo—The scriptures of Buddhism

Thích Gây Gỗ: To be quarrelsome.

Thích Gia,釋家,

1) Người thuộc gia đình Thích Ca—The Sakya family.

2) Người giảng kinh nói pháp: The expounders of Buddhist sutras or scriptures.

Thích Giáo,釋教, Phật Giáo—Buddhism—The teaching of the Buddha (Sakyamuni)

Thích Hóa,適化, Thích ứng sự giáo hóa vào hoàn cảnh thật—To adapt teaching to circumstance

Thích Hợp: Rational—Suitable—Appropriate—Fitting—To suite—To fit—To be consonant (agreeable) with.

Thích Hùng,釋雄, Buddha, the hero of the Sakyas

Thích Khẩu: Pleasant to the taste.

Thích Khen Ghét Chê: Fond of praise, but loathing of criticism.

Thích Luân,釋輪, Một biểu hiện của đất hay địa luân—Sakra’s wheel, the discuss of Indra, symbol of the earth

Thích Luận,釋論, The Prajna-paramita-sutra; explanatory discussions, or notes on foundation treaties—See Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Prajan Paramita Sutra)

Thích Lữ,釋侶, Tín đồ Phật giáo—Tăng lữ—Follower or disciple of the Buddha—Buddhist comrade—Buddhists

Thích Ma Nam,釋摩男, Sakya-Mahanama Kulika (skt)—Thái tử Kulika, một trong năm vị đệ tử đầu tiên của Phật—One of the first five of the Buddha’s disciples, prince Kulika

Thích Mạc,適莫,

1) Bênh vực và chống đối: Pro and con.

· Thích: Thích ý, vui thích, hay bênh vực—Pro.

· Mạc: Không thích ý, không vui thích, hay chống đối—Con.

2) Thuận và nghịch: According and contrary (to wishes).

· Thích: Thuận—According.

· Mạc: Nghịch—Contrary.

Thích Mệnh: The sovereign commands of the Buddha.

Thích Môn,釋門, Phật Giáo—Cửa dẫn vào Thích giáo—The School of Sakyamuni—Buddhism

Thích Na: Ratna (skt)—Bảo (vật quí)—Precious thing—Jewel.

Thích Na Già La: Ratnakara (skt).

1) Kho báu vật: A jewel mine—The jewel heap.

2) Tên của một cư dân cùng thời với Đức Phật trong thành Tỳ Xá Lê: Name of a native of Vaisali, contemporary of Sakyamuni.

3) Tên của vị Phật hay Bồ Tát: Name of a Buddha or Bodhisattva.

4) Tên của vị Phật thứ 112 trong hiền kiếp: Name of the 112th Buddha of the present kalpa.

Thứ Na Thi Khí,刺那尸棄, Ratnasikhin (skt)—See Thi Khí (3) and (4)

Thích Nghi,釋疑,

1) Giải thích những nghi nan: Explanation of doubtfull points—Solution of doubts.

2) Thích hợp: Appropriate—Suitable.

Thích Nữ,釋女,

1) Những người nữ trong dòng họ Thích Ca: The women of the Sakya clan.

2) Những vị nữ tu trong đạo Phật: Nuns in Buddhism.

Thích Phạm,釋梵, Đế Thích và Phạm Thiên, cả hai đều là chư thiên hộ pháp—Indra and Brahma (both protectors of Buddhism)

Thích Phong,釋風, Phong tục Phật Giáo—The custom of Buddhism

Thích Sư,釋師, Đạo Sư Thích Ca—Phật—The Sakya Teacher—Buddha

Thích Sư Tử,釋師子, Sư tử Thích Ca, ý nói Đức Phật—The lion of the Sakyas, Buddha

Thích Tàn Bạo: To be fond of cruelty.

Thích Tạng,釋藏, The tripitaka—The Buddhist scriptures—The Sakya thesaurus

Thích Thị: Họ của bộ tộc Thích Ca—The Sakya clan or family name.

Thích Thú: Pleasant—The tone of pleasure—Interesting.

Thích Tử,釋子, Sakyaputriya (skt)—Con Phật, chỉ một vị Tăng, học và thực hành giáo lý nhà Phật—Buddha’s son—Monk—A person who understands and practice deeply the philosophy (teaching) of Buddhism

Thích Ứng: Adaptability—Appropriate—The adaptability of body, mental factors and consciousness.

Thích Ứng Với Mọi Người: To get along with people.

Thích Ý: Agreeable—Satisfied—Content—Pleased.

Thiêm: Thêm vào—To add—To increase—Additional.

Thiêm Phẩm,添品, Phẩm được thêm vào—Additional chapter or chapters

Thiêm Thiếp: To be asleep.

Thiểm:

1) Ánh sáng lấp lóe: Flash.

2) Tránh hay lách sang một bên: To get out of the way.

Thiểm Đa,閃多, Quỷ—A demon, one of Yama’s names.

Thiểm Điện Quang,閃電光, Ánh chớp lóe lên, dùng để ví với sự mau lẹ mãnh liệt của sự việc—Lightening-flashing, therefore awe-inspiring.

Thiệm: Trợ cấp—To supply—Supplied.

Thiệm Bộ,贍部, Jambu (skt)—Một loại cây ăn trái ở Ấn Độ (hồng táo)—A fruit tree in India (a rose apple)

Thiệm Bộ Châu,贍部洲, See Thiệm Bộ Đề

Thiệm Bộ Đề: Nam Thiệm Bộ Châu,Jambudvipa.

Thiệm Bộ Kim,贍部金, Jambunada (skt)—Dòng sông Jambunadi sản sanh ra vàng—The produce of gold from the River Jambunadi

Thiệm Bộ Nại Đà Kim,贍部捺陀金, Jambunada-suvarna (skt)—Diêm Phù Na Tha—Diêm Phù Tàn Kim—Vàng nơi sông Thiệm Bộ Nại Đà—The gold from the Jambunadi river

Thiệm Bộ Quang Tượng: Tôn tượng rực rỡ, đặc biệt là tôn tượng của Phật Thích Ca được Ngài Cấp Cô Độc cho đúc—An image of gold glory, especially the image of Sakyamuni attributed to Anathapindaka.

Thiên:

I) Bài văn hay quyển sách: A Text or a book.

II) Nghiêng về một bên hay thiên lệch: On one side—Biased—Partial—Prejudiced—Deflected—One-sided.

III) See Deva.

IV) Dọn đi: To move—To remove.

V) Từ mà người Đông Á dùng để gọi Trời: A term which Eastern Asian peoples used to call “Heaven.”

VI) The sky—The heavens of the gods—The Pure Buddha-Land—Sahasra (thousand). There are many different heavens:

(A) Sơ Thiền Thiên (See Tứ Thiền thiên in Vietnamese-English Section):

1) Phạm Phụ thiên: Brahma-parisadya (p)—The realm of Brahma’s retinue.

2) Phạm Chúng thiên: Brahma-purohita (p)—The realm of Brahma’ ministers.

3) Đại Phạm thiên: Mahabrahma (p)—The realm of the great Brahmas.

(B) Nhị Thiền Thiên (See Tứ Thiền Thiên):

4) Diệu Quang thiên hay Thiểu Quang Thiên: Parittabha (p)—Cõi trời có ít ánh sáng nhất trong cõi Nhị Thiền—Minor Light—The realm of minor lustre.

5) Vô Lượng Quang thiên: Cảnh giới của những vị Phạm Thiên có ánh sáng vô cùng và vô hạn định—Apramanabha (p)—Infinite Light—The realm of infinite lustre.

6) Cực Quang Tịnh thiên: Quang Âm Thiên—Cảnh giới của những vị Phạm Thiên có ánh sáng rực rỡ sáng lòa hơn hai cõi trời trên, chiếu khắp mọi nơi. Ở đấy không nghe thấy âm thanh nào; khi các cư dân muốn nói chuyện, một tia sáng thanh tịnh thoát ra khỏi miệng được dùng như ngôn ngữ—Abhasvara—Utmost Light-Purity—The realm of the radiant Brahmas. There are no sounds heard in this heaven; when the inhabitants wish to talk, a ray of pure light comes out of the mouth, which serves as speech.

(C) Tam Thiền Thiên (See Tứ Thiền thiên):

7) Thiểu Tịnh thiên: Cảnh giới của những vị Phạm Thiên có hào quang nhỏ—Parittasubha (p)—Minor Purity—The realm of the Brahmas of minor aura.

8) Vô Lượng Tịnh thiên: Cảnh giới của những vị Phạm Thiên có hào quang vô cùng, vô hạn định—Apramanasubha (p)—Infinite Purity—The realm of the Brahmas of infinite aura.

9) Biến Tịnh thiên: Cảnh giới của những vị Phạm Thiên có hào quang vững chắc không lay động—Subhakrusna (p)—Universal Purity—The realm of the Brahmas of steady aura.

(D) Tứ Thiền Thiên (See Tứ Thiền thiên):

10) Phúc Sanh thiên: Punyaprasava—Felicitous birth.

11) Vô Vân thiên: Anabhraka—Cloudless.

12) Quảng Quả thiên: Cảnh trời của những vị Phạm Thiên hưởng quả rộng lớn—Brhatphala—Vehapphala (p)—Large fruitage—The realm of the Brahmas of great reward.

13) Vô Phiền thiên:Asanjnisattva—No vexations, or free of trouble.

14) Vô Nhiệt thiên: Avrha—No heat.

15) Thiện Kiến thiên: Atapa—Beautiful to see.

16) Thiện Hiện thiên: Sudrsa—Sudassa (p)—Beautiful appearing—The beautiful realm.

17) Sắc Cứu Cánh thiên: Sudarsana—The end of form.

18) Vô Tưởng thiên: Akanistha—The heaven above thought—The realm of mindless beings.

(E) Chư thiên khác: Other devas:

19) Quang Âm thiên: Abhasvara—Light-sound heavens.

20) Cực Quang Tịnh thiên: The heavens of utmost light and purity (one of the second dhyana heavens).

21) Địa Cư Thiên: Indra’s heaven on the top of Sumeru.

22) Không Cư Thiên: Heaven in space.

23) Tự Tại Thiên: Isvaradeva—King of the devas—God of Free Will—God of Free Movement.

24) Diệu Hỷ Túc thiên: The heaven full of wonderful joy.

25) Biện Tài Thiên Nữ: Goddess of eloquence.

26) Diệu Âm Nhạc Thiên: Sarasvati—The wife or female energy of Brahma—Biện Tài Thiên Nữ.

27) Đại Kiết Tường thiên: Mahasri.

** For more information, please see Tam

Chủng Thiên.

Thiên Ái,天愛, Devanampriya—Beloved of the gods (natural fools, simpletons, or the ignorants)

Thiên Bách Ức Hóa Thân Phật: The hundred thousand myriad Transformation bodies of the Buddha—Theo Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng dạy về Thiên Bách Ức Hóa Thân Phật như sau: “Này thiện tri thức! Sao gọi là Thiên Bách Ức Hóa Thân? Nếu chẳng nghĩ muôn pháp thì tánh vốn như không, một niệm suy nghĩ gọi là biến hóa. Suy nghĩ việc ác là hóa làm địa ngục, suy nghĩ việc thiện thì hóa làm thiên đường, độc hại thì hóa làm rồng rắn, từ bi thì hóa làm Bồ Tát, trí huệ thì hóa làm thượng giới, ngu si thì hóa làm hạ giới. Tự tánh biến hóa rất là nhiều, người mê không hay tỉnh giác, mỗi niệm khởi ác thường đi trong con đường ác, xoay về một niệm thiện, trí huệ liền sanh, đây gọi là Tự Tánh Hóa Thân Phật.”—According to the Dharma Jewel Platform Sutra, the Sixth Patriarch taught: “Good Knowing Advisors! What are the hundred thousand myriad Transformation bodies of the Buddha? If you are free of any thought of the ten thousand dharmas, then your nature is basically like emptiness, but in one thought of calculation, transformation occurs. Evil thoughts are being tranformed into hell-beings and good thoughts into heavenly beings. Viciousness is transformed into dragons and snakes, and compassion into Bodhisattvas. Wisdom is transformed into the upper realms, and delusion into the lower realms. The transformations of the self-nature are extremely many, and yet the confused person, unawakened to that truth, continually gives rise to evil and walks evil paths. Turn a single thought back to goodness, and wisdom is produced. That is the Transformation-body of the Buddha within your self-nature.”

Thiên Bẩm: Inborn—Innate.

Thiên Bộ: The classes of devas—The host of devas—The host of heaven.

Thiên Bộ Luận Sư,千部論師, Ngài Long Thọ Bồ Tát viết 1000 (thiên) bộ luận. Thế Thân hay Thiên Thân Bồ Tát căn cứ vào Tiểu Thừa mà viết 500 bộ luận Tiểu Thừa, rồi sau đó lại viết thêm 500 bộ luận Đại Thừa—Master of a thousand sastras, a title for Nagarjuna (Long Thọ) and Vasubandhu (Thế Thân Bồ Tát).

Video Nagarjuna: Founder of Mahayana Buddhism

Thiên Bộ Thiện Thần,天部善神, Thiên bộ thiện thần gồm Phạm thiên, Trời Đế Thích, Tứ thiên vương và các vị long thần hộ pháp khác—Brahma, Indra, the four devaloka-rajas, and the other spirit guardians of Buddhism

Thiên Cái,天蓋, A Buddha’s canopy, or umbrella—A nimbus of rays of light—A halo

Thiên Căn,天根, Tượng Dương Vật của Thần Siva, mà Huyền Trang đã tìm thấy trong các đình miếu ở Ấn Độ; ông nói rằng những người Ấn Giáo đã “sùng bái tượng nầy không biết ngượng”—The phallic emblem of Siva, which Hsuan-Tsang found in the emples of India; he says the Hindus “worship it without being ashamed.

Thiên Cẩu,天狗, Ulka (skt)—The heavenly dog—A meteor—A star in Argo

Thiên Chân,偏眞, Bhutatathata (skt)

1) Chân lý tự nhiên, không phải do con người tạo ra; chân như hay bản tánh thật thường hằng nơi vạn hữu, thanh tịnh và không thay đổi, như biển đối nghịch lại với sóng (bản chất cố hữu của nước là phẳng lặng và thanh tịnh chứ không dập dồn như sóng)—Permanent reality underlying all phenomena, pure and unchanged, such as the sea in contrast with the waves.

2) Nghĩa lý về cái “không” của Tiểu Thừa chỉ thiên lệch về một bên chứ không siêu việt như cái “không” của Đại Thừa: The Hinayana doctrine of unreality, a one-sided dogma in contrast with transcendental reality of Mahayana.

Thiên Chân Độc Lãng,天眞獨朗, Chân như là sự chiếu sáng duy nhứt. Đây là lời tuyên bố quả quyết của Đạo Thúy thời nhà Đường với nhà sư Nhật Bản Truyền Giáo. Hiểu được cơ bản của chân như sẽ làm sáng tỏ mọi thứ, kể cả Phật quả—The fundamental reality, or the bhutatathata, is the only illumination. It is a dictum of Tao-Sui of the T’ang to the famous Japanese monk Dengyo. The apprehension of this fundamental reality makes all things clear, including the universality of Buddhahood

Thiên Chân Phật,天眞佛,

1) Chân Như: The Bhutatathata—The real or ultimate Buddha.

2) Tên khác của Pháp thân Phật: Another name for the Dharmakaya, the source of all life.

Thiên Chấp,偏執, Chấp về một phía—To hold firmly to a one-sided interpretation.

Thiên Chủ,天主, Devapati (skt)—Thiên chủ của chư Thiên, danh hiệu của trời Đế Thích, thiên chủ của cõi trời dục thiên thứ sáu—The lord of devas, a title of Indra—Lord of the sixth heaven of desire. He is also opposing the Buddha-truth

Thiên Chủ Giáo Pháp,天主教法, Devendra-samaya (skt)—Giáo pháp của Thiên Chủ—Doctrinal method of the lord of devas—A work on royalty in the possession of a son of Rajabalendraketu

Thiên Chúa Giáo: Christianity—

Phat Giao-Ki To Giao Doi Chieu

Video Phat, Chua va Ma (Thich Nhat Tu)

Video Jesus was a Buddhist (BBC)

Video Jesus in Kashmir 1/3 (BBC)

Video Jesus in Kashmir (BBC) 2/3

Video Jesus in Kashmir (BBC) 3/3

Hai mươi thế kỷ trước, chúa Giê Su đã sáng lập ra Thiên Chúa giáo, và tín đồ Thiên Chúa xem chúa Giê Su như là con của Thượng đế. Đây là tôn giáo cải cách từ Do Thái giáo, theo đó họ xem Đức Chúa Trời là vị duy nhất sanh ra trời, đất, và vạn vật. Theo bộ Tân và Cựu Ước thì vũ trụ trước đây là một khoảng mênh mông mù mịt. Nhờ quyền phép của Đức Chúa Trời mà trong bảy ngày đã tạo thành mặt trời, mặt trăng, tinh tú, đất, nước, sông, cây cối, người và vật. Vào ngày thứ bảy, Ngài lấy chút đất hà hơi thành ra ông A Đam, đồng thời lấy chút đất khác cùng một miếng xương sườn rồi hà hơi vào thành ra bà Ê Và. Hai người ấy lấy nhau và sống như vợ chồng trong Vườn Địa Đàng. Sau vì phạm tội ăn trái cấm trong vườn nên cả hai bị đày xuống cõi trần làm thủy tổ loài người. Từ đó con cháu loài người đều bị bó buộc trong tội tổ tông truyền. Theo giáo lý đạo Thiên Chúa thì ai biết tôn trọng, kính thờ, và vâng lời Chúa sẽ được lên Thiên Đàng đời đời sống hạnh phúc; trái lại sẽ bị đọa xuống địa ngục—Twenty centuries ago, Jesus Christ, the founder of Christianity and regarded by Christians as the son of God, reformed an old Hebrew religion according to which God is the only creator of the universe and sentient beings. From the Old and New Testaments, it is said that the universe at the start was a dark and immense expanse. God with His supernatural powers and magic created within seven days the sun, moon, stars, earth, water, mountains, vegetation, man, and animals. On the seventh day of creation, God breathed into the dust of the earth to create Adam. He also created Eve by breathing into some dust mixed with the rib of Adam. They were told to dwell in the Garden of Eden as husband and wife. But after they had eaten the forbidden fruit of the Tree of Knowledge of Good and Evil, they were evicted from the Garden and condemned to live on earth as originators of mankind. From that time, mankind had to suffer from the original sin. According to the Catholic doctrine, whoever knows how to respect, venerate and obey God will be saved to live happily in Heaven forever; those who do not will be banished into Hell.

Thiên Chúng,天眾, The host of heaven, includes Brahma, Indra, and all their host

Thiên Chúng Ngũ Tướng: Năm dấu hiệu tiến gần về sự chết của chư thiên—The five signs of approaching demise (death) among the devas—See Ngũ Suy.

Thiên Chức: Natural duty.

Thiên Ky,天機, Natural capacity—The nature bestowed by Heaven

Thiên Cổ,天鼓,

1) Cổ xưa lâu đời: Antiquity.

2) Trống trời: Theo Phẩm 15 Kinh Hoa Nghiêm, ở Thiện Pháp Đường nơi cõi Trời Đao Lợi có một cái trống chẳng đánh mà tự nhiên phát diệu âm, cảnh báo chúng thiên trên cõi Trời nầy rằng đời vô thường và luôn bị nghiệp báo chi phối. Chư Thiên trên tầng trời nầy nghe tiếng trống bèn kéo nhau nghe Trời Đế Thích nói pháp vi diệu khiến họ đều phát tâm làm lành lánh dữ. Do vậy chư Phật còn có danh hiệu là Thiên Cổ hay Trống Trời. Lúc trống trời vang lên thì chúng ma đều sợ hãi bỏ chạy—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 15, in the Good Law Hall of Trayas-trimsas heavens, there is a deva-drum which sounds of itseft, warning the inhabitants of the thirty-three heavens that even their life is impermanent and subject to karma; at the sound of the drum Indra preaches against excess. Hence it is a title of Buddhas as the geat law-drum, who warns, exhorts, and encourages the good and freightens the evil and demons. .

Thiên Cổ Âm,天鼓音, Vân Tự Tại Đăng Vương—Dundubhisvara-raja (skt)—Lord of the sound of celestial drums, such as thunder. Name of each of 2,000 kotis of Buddhas who attained Buddhahood

Thiên Cổ Lôi Âm Phật,天鼓雷音佛, Cổ Âm Như Lai—Divyadundubhimeghanirghosa (skt)—Một trong năm vị Phật trong Thai Tạng Giới Mạn Đà La, ở phía bắc của nhóm trung tâm. Người ta nói đây là pháp thân hay “Đẳng Lưu” thân của Phật Thích Ca. Vị Phật nầy cũng được biết đến như là Bất Động Tôn tương ứng với A Súc Bệ Phật—One of the five Buddhas in the Garbhadhatu mandala, on the north of the central group; said to be one of the dharmakaya of Sakyamuni or his universal emanation body; it is known as Immutably-Honoured One corresponding with Aksobhya.

Thiên Công: Eternalists believe that there exists a so-called Creator who created all creatures.

Thiên Cung,天弓,

1) Cung của cõi trời: The deva bow—The rainbow.

2) Devapura—Devaloka—The palace of devas—The abode of the gods—Heavenly palace.

3) Cung trời thứ sáu nằm trên núi Tu Di, giữa thế giới và Phạm Thiên giới—The six celestial world situated above the Meru, between the earth and the Brahmalokas.

4) The deva-bow—The rainbow.

** For more information, please see Thiên—Tam Chủng Thiên—Tứ Chủng Thiên—Ngũ Chủng Thiên.

Thiên Cung Bảo Tạng,天宮寳藏, Thư viện chứa kinh tạng—Tàng kinh các—Tàng kinh các nơi cung trời Đâu Suất trong cung của Đức Di Lặc—A library of the sutras—The treasury of all the sutras in the Tusita Heaven in Maitreya’s palace

Thiên Cư:

1) The abode of the gods.

2) To change one’s residence.

Thiên Dân: Chư Thiên cư ngụ trên các cõi trời—Heavenly beings or beings who live in the various Heavens—See Thiên.

Thiên Đản,偏袒, Hở một bên vai, như mặc áo cà sa choàng qua vai phải và để hở vai trái. Đây là dấu hiệu của sự tôn kính—Bare on one side, i.e. to wear the toga, or robe, over the right shoulder, baring the other as a mark of respect

Thiên Đàng: Heaven.

Thiên Đao Lợi: See Trời Đao Lợi.

Thiên Đạo,天道, Deva-gati—Devasopana (skt)

1) Cõi trời, cảnh giới cao nhất trong lục đạo, gồm 18 tầng trời sắc giới và bốn tầng trời vô sắc giới. Một nơi hưởng phước, nhưng không là nơi để tiến lên quả vị Bồ Tát—The highest of the six paths—The realm of devas includes the eighteen heavens of form and four of formlessness. A place of enjoyment, where the meritorious enjoy the fruits of good karma, but not a place of progress toward bodhisattva perfection.

2) Đạo Trời: Đạo tự nhiên, lý tự nhiên, hay qui luật tự nhiên—The Tao of Heaven—According to the Taoists, natural law or cosmic energy is the origin and law of all things.

Thiên Đế,天帝,Indra
Indra

1) Vua của cõi Trời: King or emperor of Heaven—Heaven.

2) Nhân Đà La: Thích Ca—Thích Ca Bà—Indra.

3) Vua Trời Đế Thích, vua của cung trời Đao Lợi, một trong những vị trời của Ấn Độ thời cổ. Vua cõi trời chiến đấu chống lại ma quỷ bằng kim cang chùy. Phật giáo xem vị nầy như là vị trời hộ pháp, thấp hơn Phật và các vị đã chứng ngộ Bồ Đề: Sakra, king of the devaloka. One of the ancient gods of India, the god of the sky who fights the demons with his vajra or thunderbolt. He is inferior to the trimurti, Brahma, Visnu, and Siva, having taken the place of Varuna or sky. Buddhism adopted him as its defender, though, like all the gods, he is considered inferior to a Buddha or any who have attained bodhi.

Thiên Đế Sinh Lư Thai: Thiên Đế thác sanh vào thai lừa—Theo Kinh Pháp Cú kể lại, thì có một truyện tích kể lại vụ trời Đế Thích biết mình sắp thác sanh vào thai lừa nên lòng buồn bã không nguôi. Người khác bảo rằng muốn thoát khỏi cảnh nầy chỉ có cách là tin Phật. Trước khi ông tới được Phật thì đã thác và thấy mình tái sanh vào bụng lừa. Tuy nhiên, lời nguyện của ông đã có hiệu quả vì chủ lừa đánh lừa mẹ quá mạnh đến sẩy thai và Thiên Đế được trở về kiếp cũ và lên gặp Phật—According to the Dharmapada Sutra, Lord of devas, born in the womb of an ass, a Buddhist fable, that Indra knowing he was to be reborn from the womb of an ass, in sorrow sought to escape his fate, and was told that trust in Buddha was the only way. Before he reached Buddha his life came to an end and he found himself in the ass. His resolve, however, had proved effective, for the master of the ass beat her so hard that she dropped her foal dead. Thus Indra returned to his former existence and began his ascent to Buddha.

Thiên Đế Thích,天帝釋, Đế Thích Thiên—Trời Đế Thích, vị chúa tể của cung trời Đao Lợi cùng họ với Phật Thích Ca—Sakra, king of the devaloka

Thiên Đế Thích Thành,天帝釋城, Còn gọi là Hỷ Kiến Thành hay Thiên Kiến Thành, thành của Thiên Đế, vua của chư thiên. Thủ phủ của ba mươi ba tầng Trời Đế Thích. Cũng gọi là Thiện Kiến Thành hay Hỷ Kiến Thành—The city of beautiful, or the city of Sakra, the Lord of devas. The chief city or capital of the thirty-three Indra-heavens. Also called the Sudarsana city good to behold, or city a joy to behold

Thiên Địa Kính,天地鏡, The mirror of heaven and earth (The Prajna-paramita sutra)

Thiên Định: Externalists believe in a so-called Determinism: everything is predetermined by God.

Thiên Đô: To move the capital.

Thiên Đốc,天督, Một hình thức viết sai của người Trung Hoa về chữ Ấn Độ—T’ien-Tu, an erroneous form of Yin-Tu or India

Thiên Đồng,天童, Thiên đồng hộ pháp, những thiên đồng sứ giả của chư Phật và chư Bồ Tát—Divine youths, such as deva guardians of the Buddha-law who appear as Mercuries, or youthful messengers of the Buddhas and Bodhisattvas

Thiên Đồng Sơn,天童山, Một nhóm tự viện nổi tiếng gần núi Thiên Đồng, cũng được gọi là núi Thái Bạch; đây là một trong năm núi nổi tiếng của Trung Quốc—A famous group of monasteries in the mountain near Ningpo, also called Venus planet mountain; this is one of the five famous mountains of China

Thiên Đức Bình,天德甁,

1) Bình chứa công đức của chư thiên: The vase of deva (divine) virtue, i.e. the bodhi heart, all that one desires comes from it.

2) Như Ý Châu: The talismanic pearl.

3) Thiên Ý Thụ: Mỗi cõi trời dục giới đều có một cây Thiên Ý, sanh ra tất cả những gì mà chư thiên mong muốn—The deva tree, the tree in each devaloka which produces whatever the devas desire.

Thiên Đường,天堂, The mansions of the devas, located between the earth and the Brahmalokas—The heaven halls—Heaven.

Thiên Đường Địa Ngục,天堂地獄, The heavens and the hells, places of reward or punishment for moral conduct

Thiên Giáo,偏教,

1) Quyền giáo: Partial or relative teaching.

2) Tông Thiên Thai cho rằng giáo thuyết Thiên Thai là “Viên Giáo,” bao gồm hết tất cả những lời Phật dạy, trong khi Pháp Tướng và Tam Luận chỉ là Quyền giáo. Tông nầy cũng xem ba giáo Tạng, Thông, Biệt là quyền giáo—Partial or relative teaching; T’ien-T’ai regarded its own teaching as the complete, or final and all-embracing teaching of the Buddha, while that of Madhyamika school of Nagarjuna and Dharmalaksana schools were partial and imperfect; in like manner, the three schools of Pitaka, Intermediate, and Separate were also partial and imperfect.

** For more information, please see Quyền

Giáo in Vietnamese-English Section.

Thiên Giới,天界, See Thiên Đạo

Thiên Giới Lực Sĩ,天界力士, See Thiên Đạo

Thiên Hạ,天下, People—The whole world

Thiên Hạnh: A bodhisattva’s natural or spontaneous correspondence with fundamental law. One of the five natures of Bodhisattvas in the Nirvana Sutra (Kinh Niết Bàn).

Thiên Hậu,天后, Queen of Heaven

Thiên Hình Vạn Trạng: Multiform.

Thiên Hoa,天花, Thiên hoa được kể trong Kinh Pháp Hoa có bốn loại—Deva or divine flowers, stated in the Lotus Sutra as of four kinds:

1) Mạn Đà La (màu trắng): Mandaras (white in color).

2) Ma Ha Mạn Đà La (màu trắng): Mahamandaras (white in color).

3) Mạn Thù Sa (màu đỏ): Manjusakas (red in color).

4) Ma Ha Mạn Thù Sa (màu đỏ): Mahamanjusakas (red in color).

Thiên Hóa,遷化, Chết—To pass away—To be taken away—To die

Âm lịch

Ảnh đẹp