Ly: 1) Phân ly: To separate—To part—Apart from.
2) Phân Tây: Millimeter.
3) Phế bỏ: To abandon—To leave.
Ly Bà Đa,離婆多, Revata (skt)—Ly Ba Đa—Ly Bách Lê Bà Đa—Ly Việt
1) Một trong thập nhị bát tú, sao mà người Ấn cầu đảo để được con cái trong nhà—One of the twenty-eight Indian constellations, corresponding with the “house.”
2) Tên của một vị đệ tử Phật: Name of a disciple of Sakyamuni.
3) Tên của một vị Tăng đã lãnh đạo cuộc kiết tập kinh điển lần thứ nhì: Name of a monk who led the second synod.
4) Tên của một vị Tăng, thành viên trong lần kiết tập kinh điển thứ ba: Name of a monk, a member of the third synod.
Ly Bôi: Parting-cup.
Ly Cách: Separated.
Ly Cái,離蓋, Từ bỏ được năm thứ phiền não che mất chân tâm—To abandon the five obscures, or hindrances to truth
Ly Cấu,離垢, Xa lìa nhiễm cấu của dục vọng phiền não—To leave the impure, abandon the defiling influence of the pasions or ilusion
Ly Cấu Địa,離垢地, See Thập Địa Phật Thừa (2).
Ly Cấu Nhãn,離垢眼, Rời bỏ uế nhiễm nhãn để đạt được thanh tịnh nhãn nhìn thấu suốt được chân lý của vạn hữu—To abandon the eye of impurity, or contamination, and attain the eye which beholds truth and reality
Ly Cấu Thanh Tịnh,離垢淸淨, Đạt được thanh tịnh bằng phương cách xa rời uế nhiễm—Acquired purity through avoiding pollution
Ly Cấu Thế Giới,離垢世界,
1) Thế giới không có cấu nhiễm: The word free from impurity.
2) Tên nước mà sau nầy Xá Lợi Phất được thành Phật: Name of Sariputra’s Buddha-realm.
Ly Chư Phiền Não: Klesakayavivarjita (skt)—Được thoát ly những phiền não—Liberated from the evil passions.
Ly Dị: To divorce.
Ly Dục,離欲, Từ bỏ dục vọng (của dục giới)—To leave or free from desire, or the passion
Ly Đàn: Separate altar.
Ly Gián: Schism.
Ly Gián Ngữ: Ly gián ngữ là một trong mười ác nghiệp, nói lời làm cho hai người phải xa lìa hay không thân hòa với nhau—Talk which causes estrangement between friends; alienating words; one of the ten wicked things.
Ly Hệ Quả,離繫果, Visamyoga-phala (skt)—Quả dựa vào đạo lực giải thoát của Niết Bàn mà chứng được, quả nầy tạo nên bởi lục nhân—Emanicipated effect produced by all the six causes—See Lục Nhân
Ly Hợp: Separation and reunion.
Ly Hương: To leave one’s native land.
Ly Kỳ: Extraordinary—Strange.
Ly Ngôn,離言, Chân như không thể nghĩ bàn, và không thể diễn tả được bằng lời, ngược lại với Y ngôn là chân như có thể diễn tả được---The bhutatathata in its inexpressible form—The bhutatathata is beyond definition, and cannot be described in words, in contrast with the bhutatathata in its expressible form (y ngôn)
Ly Ngôn Chân Như,離言眞如, Chân Như không diễn tả được bằng văn tự, phân biệt với Y Ngôn Chân Như hay chân như diễn tả được bằng văn tự—The bhutatathata in its inexpressible form, as distinguished from it as expressible
Ly Ngôn Thuyên,離言詮, Không thể nắm bắt hay giải thích bằng lời—Beyong explanation.
Ly Nhiễm Phục,離染服, Áo cà sa của chư Tăng Ni—The monk’s or nun’s robe which separates him from contaminatio
Ly Phược Tử: Ngoại đạo lõa thể Ni Kiền Đà hay Vô Hệ là phái đã lìa được sự trói buộc của mọi hệ phược—The Nirgrantha sect of naked devotees who abandon all ties and forms.
Ly Sanh,離生, Lìa bỏ sống chết của luân hồi—To leave the chain of rebirth
Ly Sanh Hỷ Lạc Địa,離生喜樂地, Ngôi sơ thiền của cõi trời sắc giới. Đây là nơi đã lìa các phiền não xấu ác ở dục giới mà sanh vui mừng khi bước vào cõi sắc giới—The first dhyana heaven of form, where is experienced the joy of leaving the evils of life
Ly Sanh Tính: Chân tánh của bậc Thánh giả thoát lìa khỏi luân hồi sanh tử—The true nature of the holy man which leaves the round of mortality.
Ly Tâm Bất Khả Đắc: Cittamatravinirmuktam-nopalabhyate (skt)—Ngoài cái tâm ra không có gì có thể được đạt, tức là ngoài tâm ra không có gì có thể hiểu được—Apart from mind nothing is attainable, that is, comprehensible.
Ly Tinh Vô Biệt Phật: Rời tâm tánh sẽ không bao giờ thấy Phật, nghĩa là tâm tức Phật—Apart from mind, or the soul, there is no other Buddha, i.e. the mind is Buddha.
Ly Trần Phục,離塵服, Kasaya (skt)—Áo cà sa của chư Tăng Ni, có nghĩa là áo mặc vào để nhắc mình nhớ để xa lìa lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp)—The monk’s robe or kasaya, freed from dusty world, i.e. free from contamination of the sense
Ly Tướng: Một trong tam tướng nói đến trong Kinh Pháp Hoa—One of the three forms or positions mentioned in the Lotus Sutra.
Ly Tướng Giới: Vô Tướng Giới—Người giữ giới, tâm không bám víu, coi chư pháp cũng như hư không, hiểu rõ không có giữ giới và phạm giới, đối lại với Tùy Tướng Giới hay nghi thức lễ bái bên ngoài—The inner commands, or observance in the heart, in contrast with the external observance or rituals.
Ly Vi,離微,
1) Xa lìa mọi thể tướng mà được tịch diệt gọi là “Ly,” tác dụng của pháp tính vi diệu, chẳng thể lường biết gọi là “Vi”—Apart from all the phenomenal, interpreted as spirit; “wei” as its subtle, mysterious functioning.
2) “Ly” là Niết Bàn, “Vi” là Bát Nhã: Ly means Nirvana, “Wei” means Pranja.
Ly Xa,離車, Licchavi (skt)—Lập Xướng—Lật Chiếm Bà—Lật Chiếm Tỳ—Lê Xa Tì—Lệ Xa—Lệ Xương—Luật Xa—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Ly Xa là tên của người sáng lập xứ Cộng Hòa Tỳ Xá Lê thuộc dòng Sát, một trong những vị đệ tử tại gia đầu tiên của Phật—Đế Lợi According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Licchavi is the ksatriyas who formed the republic of Vaisali, and were among the earliest followers of Sakyamuni
Lý:
1) Làng: Village—Neighbourhood.
2) Dậm (Trung Quốc): Khoảng 1/3 dậm Anh: Chinese mile, third of an English mile.
3) Nguyên lý: Siddhanta (skt)—Ruling principle, fundamental law, intrinsicality, universal basis, essential element.
4) Lý do: Nidana (skt)—Reason.
5) Sắp đặt hay điều chỉnh cho đúng: Pramana (skt)—To regulate—To arrange—To rule—To rectify.
6) Theo đạo Phật, “lý” là nguyên lý, là cái toàn thể, cái nguyên khối, cái đại đồng, cái trừu tượng, vân vân: In Buddhism, “lý” means “a principle,” “reason,” “the whole,” “the all,” “totality,” “the universal,” “the abstract,” etc.
Lý Bát Nhã: The Prajan Truth.
Lý Chướng,理障, Chướng ngại gây nên bởi căn bản vô minh hay có tà kiến về chân lý làm trở ngại cho chánh tri kiến, ngược lại với sự chướng—Hindrances to truth—Hindrance caused by incorrect views of truth—Noumenal hindrances, in contrast with phenomenal hindrances (sự chướng)
Lý Có Đốn Tiệm, Sự Chỉ Từng Bước Và Từ Từ: Although noumenon can be understood in a flash (suddenly) or gradually, cultivation should only be practiced step by step and little by little.
Lý Cụ,理具, Lý thể pháp tính của vạn hữu trong “Thâm Mật” Thiên Thai, đối lại với sự tạo của Thiên Thai Hiển Tông—Wholly noumenal, or all things as aspects of the absolute, a doctrine of the T’ien-T’ai “profounder” school, in contrast with the T’ien-T’ai “shallower” school, which considered all things to be phenomenally produced
** For more information, please see Tánh Cụ.
Lý Cụ Tam Thiên,理具三千, Muôn vật đều có đủ tam thiên chư pháp, gọi là lý cụ tam thiên—The things of a great chiliocosm considered as noumenal throughout, or all dharmakaya
Lý Dẫn Đến Sự: Doctrine or theory leads to practice.
Lý Do: Reason—Cause.
Lý Giới,理界, Lý giới đối lại với trí giới—The realm of fundamental principles or law, in contrast with the realm of knowledge (Trí giới)
Lý Hoặc,理惑, Những kiến hoặc như ngã kiến hay mê hoặc trước chân lý (cái hoặc vô minh căn bản che lấp các lý trung đạo, làm cho nó không sáng tỏ được là lý hoặc; kiến hoặc hay tư hoặc, hay cái hoặc trần sa có thể ngăn cản sự tướng hóa đạo, gọi là sự hoặc) thì gọi là lý hoặc, đối lại với sự hoặc hay mê hoặc trước sự tướng của thế gian—Illusions connected with principles—Illusion in regard to fundamental truth, i.e. the reality of the ego and things, in contrast with illusion in regard to things themselves
Lý Không: Sunyata-vada (skt)—The doctrine of emptiness.
Lý Luận,理論, Luận bàn sự bình đẳng của lý tính hay căn bản chân lý—Reasoning on, or Discussing of, principles, or fundamental truth
** For more information, please see Sự Luận.
Lý Luận Học: Logic.
Lý Luận Nhị Biên: Dualistic reasoning—Lý luận từ cái ta ý thức—Reasoning from I-consciousness.
Lý Mạn Đà La,理曼陀羅, Mạn Đà La của Thai Tạng Giới, làm hiển hiện cái đức của lý tính mà chúng sanh vốn có, đối lại với Trí Mạn Đà La là thuyết giảng trí tướng mới thành của Đức Như Lai—The noumenal mandala, i.e. the Garbhadhatuin contrast with the Vajradhatu mandala
Lý Môn,理門, The philosophical teaching
Lý Nhân Duyên: Pratitya-samutpada (skt)—Đây là danh từ dùng cho Thập Nhị Nhân Duyên. Mọi vật trong thế giới hiện tượng, duyên khởi duyên sanh, là sự phối hợp của những nguyên nhân và điều kiện khác nhau (bởi Thập Nhị nhân duyên). Chúng hiện hữu tương đối và không có thực thể—Dependent Origination—A commonly accepted term for Twelve Nidanas—Interdependent origination—Dependent causation—Conditioned co-arising or co-production—All things in the phenomenal world are brought into being by the combination of various cause and conditions (Twelve links of Dependent Origination), they are relative and without substantially or self-entity.
Lý Nhập,理入, Một trong hai nhập tùy thuộc lẫn nhau. Đi vào giáo thuyết hay lý luận thì gọi là lý nhập, đối lại với dực vào lý mà tu hành (hành nhập)—Entry by the truth or by means of the doctrine, or reason, in contrast with entry by conduct or practice, one of the two kinds of entry which are depending on one another
** For more information, please see Nhị Nhập.
Lý Pháp Giới,理法界, Một trong bốn pháp giới, chúng sanh tuy có sai biệt về sắc thân nhưng đều cùng một thể tính—One of the four dharma-realms, that of the common essence or dharmakaya of all beings
Lý Pháp Thân,理法身, Lý Pháp Thân là Phật tánh tuyệt đối trong lý thuyết hay lý thể được chứng, đối lại với “Sự Pháp Thân.”—The Dharmakaya as absolute being, in contrast with the Dharmakaya as wisdom—The Buddha-nature in principle or essence or the truth, in contrast with the Buddha-nature in practice (Sự pháp thân)
Lý Phân Biệt: Yuktivikalpa (skt)—Lý luận về sự hiện hữu của một cái ngã—Reasoning as to the existence of the ego.
Lý Phật,理佛,
1) Tên khác của Pháp thân (báo thân và hóa thân là sự Phật): The fundamental or intrinsic Buddha, i.e. the Dharmakaya.
2) Lý Tức Phật do tông Thiên Thai lập ra, ngay cả chúng sanh trong tam ác đạo cũng có đủ lý pháp tính như Phật vậy: The T’ien-T’ai doctrine of Buddha as immanent in all beings, even those of the three lowest orders.
3) Tố Pháp Thân hay pháp thân chưa phát triển: The plain, or undeveloped Dharmakaya.
Lý Phật Tánh,理佛性, Lý thể của Phật tính là lý tính Phật, đối lại với “Hành Phật Tính” hay hành nghiệp có thể triển khai phát huy Phật tính—The fundamental Buddha-nature in contrast with the Buddha-nature in action or development
Lý Quán:
1) Khái niệm chân lý tuyệt đối: The concept of absolute truth.
2) Sự tập trung tư tưởng vào chân lý: The concentration of the mind upon reality.
3) Suy tưởng về tánh chân lý: Contemplation (meditation) on the real or underlying nature.
** For more information, please see Nhị quán.
Lý Sự,理事,
· Lý và sự: Noumenal and phenomenal aspect.
· Nguyên tắc và thực hành: Principle and practice.
· Chân đế và tục đế: Tuyệt đối và tương đối—Absolute and relative.
· Chân lý và kinh nghiệm thực tiển: Real and empirical.
· Nhân quả: Cause and effect.
· Tinh túy cơ bản và hoạt động bên ngoài: Fundamental essence and external activity.
· Tiềm năng (khả năng) và thực lực: Potential and actual.
· Sự tàng chứa và sự phân phối: Store and distribution.
· Đại dương và sóng biển: Ocean and wave.
· Tĩnh và động: Static and kinetic.
· Theo nghĩa thông dụng trong đạo Phật, thì “lý” tức là Không, còn “sự” tức là sắc, hay hình thể sắc tướng: In Buddhist philosophy, “lý” corresponds to “Sunyata,” while “Sự” corresponds to “form.”
· For more information, please see Lý, and Sự.
Lý Sự Viên Dung: Lý Sự viên dung vì Sự cũng chính là Lý và trong Sự đã có Lý hiện hữu rồi. Phật tử thuần thành chúng ta phải tinh chuyên tu hành sao cho Lý Sự Viên Dung, chớ không nên chấp Lý bỏ Sự, và cũng không nên chấp Sự bỏ Lý hay không thâm nhập và tận hiểu về phần lý thuyết. Sự tức là phần tướng, còn Lý tức là phần Chân Như hay Phật Tánh—Theory and Practice are in harmony because practice is theory and in practice there already exists theory. We, sincere Buddhists, should diligently cultivate so that both Theory and Practice are in harmony. Thus, do not get stuck in Theory or theoretical teachings and abandon Practice. Similarly, one should not apply only the Practice but not penetrate and understand Theory. Practice belongs to form or appearance; while Theory belongs to Emptiness or True Nature, or Buddha-Nature—See Tứ Pháp Giới (3).
Lý Sự Vô Ngại,理事無礙, Lý sự (nguyên tắc và thực hành) tác động lẫn nhau một cách vô ngại—Unimpeded interaction of noumenon and phenoumenon, principle and practice, etc (no barrier in either of the two)—See Tứ Pháp Giới (3)
Lý Tại Tuyệt Ngôn: Chân lý triệt tiêu văn tự; chân lý độc lập với văn tự, hay nói cách khác, văn tự không diễn tả được chân lý—Truth is in eliminating words; it is independent of words; it does not require words to express it.
Lý Tắc Duyên Khởi: Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, pháp giới duyên khởi là cực điểm của tất cả những thuyết nhân quả; thục sự đó là kết luận của thuyết duyên khởi bởi vì nó là lý tắc nhân quả phổ biến và đã nằm trong lý bản hữu, thông huyền của vũ trụ, hay nói thế nào cũng được. Lý tắc duyên khởi được giải thích trước tiên bằng nghiệp cảm duyên khởi, nhưng vì nghiệp phát khởi trong tạng thức, nên thứ đến chúng ta có A Lại Da duyên khởi. Vì A Lại Da, hay tạng thức, là kho tàng của chủng tử, sanh khởi từ một cái khác nên chúng ta có Như Lai Tạng duyên khởi, hay chân như. Từ ngữ kỳ lạ nầy chỉ cho cái làm khuất lấp Phật tánh. Do sự che khuất nầy mà có phần bất tịnh, nhưng vì có Phật tánh nên có cả phần tịnh nữa. Nó đồng nghĩa với Chân Như (Tathata—Không phải như thế nầy hay như thế kia) mà theo nghĩa rộng nhất thì có đủ cả bản chất tịnh và bất tịnh. Do công năng của những căn nhân tịnh và bất tịnh, nó biểu lộ sai biệt tướng của hữu tình như sống và chết, thiện và ác. Chân như bảo trì vạn hữu, hay nói đúng hơn, tất cả vạn hữu đều ở trong Chân như. Nơi đây, giai đoạn thứ tư, Pháp giới Duyên khởi được nêu lên. Đó là lý tắc tự khởi và tự tạo của hữu tình và vũ trụ, hoặc giả chúng ta có thể gọi nó là duyên khởi nghiệp cảm chung của tất cà mọi loài. Nói hẹp thì vũ trụ sẽ là một sự biểu hiện của Chân như hay Như Lai Tạng. Nhưng nói rộng thì đó là duyên khởi của vũ trụ do chính vũ trụ, chứ không gì khác—According to Prof. Junjiro Takakusu in the Esentials of Buddhist Philosophy, the theory of causation by Dharmadhatu is the climax of all the causation theories; it is actually the conclusion of the theory of causation origination, as it is the universal causation and is already within the theory of universal immanence, pansophism, cosmotheism, or whatever it may be called. The causation theory was explained first by action-influence, but as action originates in ideation, we had, secondly, the theory od causation by ideation-store. Since the ideation-store as the repository of seed-energy must originate from something else, we had, thirdly, the causation theory explained by the expression “Matrix of the Thus-come” (Tathagata-garbha) or Thusness. This curious term means that which conceals the Buddha. Because of concealment it has an impure side, but because of Buddhahood it has a pure side as well. It is a synonym of Thusness (Tathatva or Tathata, not Tattva=Thisness or Thatness) which has in its broadest sense both pure and impure nature. Through the energy of pure and impure causes it manifests the specific character of becoming as birth and death, or as good and evil. Thusness pervades all beings, or better, all beings are in the state of Thusness. Here, as the fourth stage, the causation theory by Dharmadhatu (universe) is set forth. It is the causation by all beings themselves and is the creation of the universe itself, or we can call it the causation by the common action-influence of all beings. Intensively considered the universe will be a manifestation of Thusness or the Matrix of Tathagata (Thus-come). But extensively considered it is the causation of the universe by the universe itself and nothing more.
Lý Thân Lý Thổ,理身理土, Pháp thân trong tam thân an trụ và pháp thân nơi pháp thân, thí dụ như pháp thân Phật Tỳ Lô Giá Na trong ánh thường quang—The dharmakaya in the dharma-ksetra, e.g. the spiritual Vairocana in the eternal light
Lý Thể,理體, Bản thể của muôn sự muôn vật—The fundamental substance or body of all things
Lý Thiền,理禪, Vô lậu định hay thiền định tập trung chân lý tuyệt đối, thoát khỏi mọi hiện tượng nhiễm trược—The dhyana of or concentration on absolute truth free from phenomenal contamination
Lý Thú,理趣, Interesting
Lý Thuyết: Academic theories.
Lý Tánh,理性, Lý thể vốn đầy đủ không thay đổi—Absolute nature—Immutable reality—Fundamental principle or character
Lý Trí,理智,
1) Lý: Đạo lý sở quán hay sự hiểu biết chân lý—Principle (faculty) and reasoning; the noumenal in essence and in knowledge; the truth in itself and in knowledge; the fundamental principle of the phenomenon under observation—The reality—The known object.
2) Trí: Trí huệ năng quán—The observing wisdom—The knower or knowing.
**For more information, please see Ngũ Pháp.
Lý Trí Lượng: Sự suy lường hay tìm hiểu bằng lý trí—The guideline of reasoning.
Lý Trí Ngũ Pháp,理智五法, See Ngũ Pháp (C)
Lý Tức Phật,理卽佛, Một trong Lục Tức Phật, Phật ở ngôi Lý Tức hay chỉ vào Đức Phật đã sẳn có đủ Phật tính thiên nhiên mà không cần giải hành gì cả (ngay kẻ phàm phu xấu xa, nhưng nói về lý tính thì so với Phật chẳng phải là hai)—The underlying truth of all things is Buddha; immanent reason; Buddhahood; the T’ien-T’ai Perfect or Final doctrine of essential universal Budhahood, or one of the six stages of Bodhisattva developments (the undeveloped Buddha in all beings)
Lý Tướng: Pháp vô vi vô sanh vô diệt—Noumenal which is neither being born nor being destructed.
Lý Tưởng: Ideal.
Lý Tưởng Cao Cả: Lofty ideal.
Lý Vô Sanh: The truth of non-birth.
Lý Vô Thường: Impermanence.