10/08/2010 10:20 (GMT+7)
Số lượt xem: 126987
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Nha:

1) Văn phòng: Bureau—Service.

2) Răng: Tooth—Teeth.

Nha Bồ Tát,牙菩薩, Kim Cang Dược Xoa—Một vị Bồ Tát hay nhe răng lởm chởm ra để bảo vệ Phật; thường thì vị nầy ở bên đông độ của Kim Cang Giới—The Bodhisattva fiercely shoowing his teeth in defence of the Buddha; hie is in the east of the Buddha in the Vajradhatu

Nhà Lửa Tam Giới: Theo kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì Phật ví Tam giới như nhà lửa, không yên, đầy dẫy sự khổ, rất đáng sợ hãi—According to the Wonder Lotus Sutra, the Buddha compared the three realms as a burning house; sentient beings in these realms are not stable, indeed, they are continuously suffering and frightening.

Nhã Đề Tử: Jnatiputra (skt)—Ni Kiền Nhã Đề Tử, một trong sáu vị sư ngoại đạo Ấn Độ trong thời Đức Phật còn tại thế—Nirgranthajnati, one of the six heterodox teachers in India at the time of the Buddha.

 ** For more information, please see Lục Sư Ngoại Đạo. 

Nhược Na,若那, Jnana (skt)

1) Trí, so với “huệ”—Knowledge—Understanding—Intellectual judgments, as compared with “wisdom”, or moral judgments.

2) Nhã Na còn có nghĩa bao trùm cả “trí” lẫn “huệ”—Jnana is supposed to cover both “knowledge” and “wisdom.”

Nhã Nhặn: Gallant—Courteous.

Nhã Ý: Amiability.

Nhạc:

1) Âm nhạc: Làm cho giải khuây—Music, that which causes joy.

2) In-law (father or mother).

Nhạc Âm,樂音,

1) Âm thanh của tiếng nhạc: The sound of music.

2) See Mạt Nô Thị Nhã Táp Phược La (1).

Nhạc Âm Thụ: Gió nhẹ thổi vào là cây trên cõi nước của Đức Phật A Di Đà làm phát ra những âm thanh như tiếng nhạc—The trees in Amitabha’s paradise which give forth music to the breeze.

Nhạc Càn Thác Bà: The Gandharvas, Indra’s musicians—See Gandharva in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Nhạc Hội: Concert.

Nhạc Sư: Music teacher.

Nhạc Thiên: Deva musicians—See Gandharva in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Nhạc Thụ: Khi thọ lãnh thuận cảnh thì thân tâm vui vẻ—The sensation, or perception of pleasure.

Thiên Nhạc,天樂, Heavenly music

Nhai:

1) Con đường hay phố thị: A street, especially with shops, a market.

2) Nhai thức ăn: To chew—To ruminate.

Nhai Phương,街方, Phố thị bận rộn của cuộc sống—The busy mart of life

Nham: Ghềnh đá—A cliff.

Nham Đầu Thiền Sư: Zen Master Yan-T’ou—See Toàn Khoát Nham Đầu Thiền Sư.

Nham Đầu Toàn Khoát: Zen Master Yan-T’ou—See Toàn Khoát Nham Đầu Thiền Sư.

Nham Hiểm: High and dangerous.

Nhàm Chán: To detest.

Nhám: Rough—Uneven—Harsh.

Nhảm Nhí: Nonsense.

Nhan: Dung nhan—Counternance—Appearance.

Nhan Nhản: Abundant—Numerous.

Nhan Sắc,顏色, Beauty

Nhàn: Idle.

Nhàn Bộ: To go for a walk.

Nhàn Cư,閑居, To be idle

Nhàn Cư Thập Đức,閑居十德, See Nhàn Cư Thập Thiện

Nhàn Cư Thập Thiện: Mười lợi ích thiện lành của cuộc sống ẩn dật, trong đó thiếu vắng những hành động sau đây—Ten wholesome advantages of a hermitage which are absent of the following actions:

1) Không ham bóng sắc dục vọng: Không có cảnh nam nữ, tức không có lòng ham muốn—Absence of sex and passion.

2) Không nói điều tà vạy: Không có nhân duyên gây ra lời ăn tiếng nói lộn xộn, tức không có việc bày điều đặt chuyện láo xược—Absence of temptation to say wrong things.

3) Không có kẻ thù: Không có kẻ đối địch—Absence of enemies, and so of strife.

4) Không xung đột với ai: Không sợ việc tranh giành—Absence of conflicts.

5) Không có bằng hữu khen chê: Không có bạn nói chuyện thị phi, tức không có việc khen chê—Absence of friends to praise or blame.

6) Không có ai để cho mình bươi móc lỗi lầm của họ: Không thấy kẻ lỗi lầm—Absence of other people for us to pick their faults.

7) Không có ai để chúng ta nói chuyện về họ: Không có việc đàm luận việc quấy của người khác—Absence of people for us to talk about them.

8) Không bạn bè, không đệ tử, không kẻ hầu người hạ cho chúng ta vui chơi, dạy dỗ hay sai bảo (không gây tội tạo nghiệp): Absence of friends for us to play with; absence of disciples for us to teach, absence of servants for to us ask for running errands (no further creating of karma).

9) Không ao ước có bạn đồng hành: No longing for companions.

10) Không có những phiền phức gây nên bởi xã hội như khách khứa, lịch sự, quần áo chỉnh tề, cũng như giao tế xã hội: Absence of troubles caused by society such as guests, politeness, neat clothes, as well as social relations.

Nhàn Cư Vi Bất Thiện: Idleness is the root of all evils (Satan finds some mischief for idle hands to do).

Nhàn Đàm Hí Luận: Prapanca (skt)—Idle talk/chat—Vain talk or diffusive trivial reasoning.

Nhàn Đạo Nhân,閑道人, Hành giả hay người đã thuần thục về tôn giáo—A practitioner, one well-trained in the religion

Nhàn Hạ: Unoccupied—Free—Idle.

Nhàn Lãm: To see at leisure.

Nhàn Rỗi: Leisure life—Leisure time.

Nhàn Sướng: Easy and happy.

Nhàn Tọa: To sit idly.

Nhàn Trần Cảnh: Lời nói không còn cần thiết—Words, or expressions to be shut off; unnecessary words.

Nhàn Xứ,閑處,

1) Chốn A Luyện Nhã: A hermitage.

2) Nơi nhàn tĩnh: A shut-in place, a place of peace.

3) Tự viện: A Buddhist monastery.

Nhãn: Caksuh (skt)—The eye—See Caksus in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Nhãn Căn,眼根, Một trong lục căn—One of the six senses, the organ of sight—See Lục Căn

Nhãn Giới,眼界, Caksurdhatu (skt)—Field of vision, or the eye-realm, or sight faculty; the element or realm of sight—See Nhãn Căn

Nhãn Lực,眼力, Eyesight

Nhãn Mục,眼目, The eyes

Nhãn Nhập,眼入, Một trong thập nhị nhập—One of the twelve entrances, the eye entrance, the basis of sight consciousness—See Thập Nhị Nhập

Nhãn Thức,眼識, Cakshurvijnana (skt)—The sense of vision—Nhiệm vụ của nhãn thức là nhận biết hình dáng. Không có nhãn thức, chúng ta sẽ không nhìn thấy gì cả; tuy nhiên nhãn thức lại tùy thuộc vào nhãn căn. Khi nhãn căn gặp một hình dạng thì nhãn thức liền phát sanh. Nếu Nhãn căn không gặp hình dáng thì nhãn thức không bao giờ phát sinh (một người bị mù không có nhãn căn, như vậy nhãn thức không bao giờ phát sinh). Người tu tập nên luôn thấu triệt điểm tối yếu nầy để thực tập sao cho hạn chế nhãn căn tiếp xúc với hình sắc, để làm giảm thiểu sự khởi dậy của nhãn thức. Phật nhắc nhở chúng đệ tử của Ngài rằng, phương pháp duy nhất để giảm thiểu sự khởi dậy của nhãn thức là thiền định—Eye Consciousness—Sight consciousness—Sight-preception, the first vijnana—The function of the eye consciousness is to perceive and apprehend visual forms. Without the eye consciousness we could not behold any visual form; however, the eye consciousness depends on the eye faculty. When the eye faculty and any form meet, the eye consciousness develops instantly. If the eye faculty and the form never meet, eye consciousness will never arise (a blind person who lacks the eye faculty, thus eye consciousness can never develop). Buddhist cultivators should always understand thoroughly this vital point to minimize the meeting between eye faculty and visual forms, so that no or very limited eye consciousness will ever arise. The Buddha reminded his disciples that meditation is the only means to limit or stop the arising of the eye consciousness .

Nhãn Thức Giới,眼識界, Caksur-vijnana-dhatu (skt)—The element or realm of sight-perception—See Nhãn Thức

Nhãn Tiền: Right in this life—Before the eye.

Nhãn Trí,眼智, Trí hiểu biết qua nhãn thức—Knowledge obtained from seeing

Nhâm Bà,任婆, Nimba (skt)—Cây nhâm bà, có trái nhỏ và đắng như trái khổ qua; người Ấn nhai lá cây nầy trong tang lễ—The neemb tree, which has a small bitter fruit; its leaves in India are chewed at funeral ceremonies

Nhân:

1) Hetu (skt): Nguyên nhân—Cause—Reason—Nguyên nhân hay cái đi ở trước; điều kiện, lý do, nguyên lý.—Cause, antecedent, condition; reason, principle.

2) Nhân từ: Kindness.

3) Manusya (skt)—Man—Chúng sanh con người có suy tưởng trong dục giới, những nghiệp trong quá khứ ảnh hưởng đến hoàn cảnh hiện tại. Con người chiếm một vị trí rất quan trọng trong vũ trụ của Phật giáo, vì con người có quyền năng quyết định cho chính họ. Đời sống con người là sự hỗn hợp của hạnh phúc và đắng cay. Theo Đức Phật, con người có thể quyết định dành cuộc đời cho những mục tiêu ích kỷ, bất thiện, một hiện hữu suông rỗng, hay quyết định dành đời mình cho việc thực hiện các việc thiện làm cho người khác được hạnh phúc. Trong nhiều trường hợp, con người cũng có thể có những quyết định sinh động để uốn nắn đời mình theo cách nầy hay cách khác; con người có cơ hội nghĩ đến đạo và giáo lý của Ngài hầu hết là nhằm cho con người, vì con người có khả năng hiểu biết, thực hành và đi đến chứng ngộ giáo lý. Chính con người, nếu muốn, họ có thể chứng nghiệm giác ngộ tối thượng và trở thành Phật, đây là hạnh phúc lớn không phải chỉ chứng đắc sự an tịnh và giải thoát cho mình, mà còn khai thị đạo cho nhiều người khác do lòng từ bi—The sentient thinking being in the desire realm, whose past deeds affect his present condition. Man occupies a very important place in the Buddhist cosmos because he has the power of decision. Human life is a mixture of the happy with a good dash of the bitter. According to the Buddha, a man can decide to devote himself to selfish, unskilful ends, a mere existence, or to give purpose to his life by the practice of skilful deeds which will make others and himself happy. Still, in many cases, man can make the vital decision to shape his life in this way or that; a man can think about the Way, and it was to man that the Buddha gave most of his important teachings, for men could understand, practice and realize the Way. It is man who can experience, if he wishes, Enlightenment and become as the Buddha and the Arahants, this is the greatest blessing, for not only the secure tranquillity of one person’s salvation is gained but out of compassion the Way is shown in many others.

4) Cơ hội được tái sanh làm con người rất ư là hãn hữu, chính vì thế mà Đức Phật dạy: “Được sinh ra làm người là điều vô cùng quý báu, một cơ hội lớn lao không nên để uổng phí. Giả tỷ có một người ném vào đại dương một mảnh ván, trên mảnh ván có một lỗ hỏng, mảnh ván trôi dạt do nhiều luồng gió và nhiều dòng nước xô đẩy trên đại dương. Trong đại dương có một con rùa chột mắt, một trăm năm mới ngoi lên mặt biển một lần để thở. Dù cho mất cả một đại kiếp, con rùa cũng khó mà trồi lên mặt nước và chui vào lỗ hỏng của mảnh ván ấy. Cũng thế, nếu một khi người ta đã bị đọa xuống ba cảnh giới đầy thống khổ hay hạ tam đồ, thì việc được tái sanh làm người cũng thật là hiếm hoi.”—The opportunity to be reborn as a human being is so rare; thus the Buddha taught: “Supposing a man threw into the ocean a piece of wood with a hole in it and it was then blown about by the various winds and currents over the waters. In the ocean lived a one-eyed turtle which had to surface once in a hundred years to breathe. Even in one Great Aeon it would be most unlikely in surfacing, to put its head into the hole in that piece of wood. Such is the rarity of gaining birth among human beings if once one has sunk into the three woeful levels or three lower realms.”

Nhân Ái: Kindness of heart—Charity—Benevolence.

Nhân Bản: Humanism.

Nhân Bảo,人寳, Phật là kho bảo của loài người— Buddha is the treasure of men

Nhân Chấp,人執, See Ngã Chấp

Nhân Chủng: Human race.

Nhân Danh: On behalf of—In the name of.

Nhân Dị Phẩm,因異品, Hetu-virudha (skt)—In a syllogism the example not accordant with the reason

Nhân Dịp: On the occasion of.

Nhân Dục: Human desire.

Nhân Dũng: Humanity and courage.

Nhân Dũng Bảo Ninh: See Bảo Ninh Nhân Dũng.

Nhân Duyên,因緣, Hetu-pratyaya (skt)—Dependent Origination—Causes and conditions—Những nhân ảnh hưởng đến việc tái sanh trở lại cõi người—The causative influences for being reborn as a human beings

1) Nhân: Hetu (skt)—A primary cause—A root-cause.

2) Duyên: Pratyaya (skt)—An environmental or secondary cause.

** A seed is a primary cause (hetu); rain, dew, farmer, etc, are the environmental or secondary cause (pratyaya).

Nhân Duyên Cộng Tập Hội:

1) Sự nối kết của các chuỗi nhân duyên—A concatenation of causal chains.

2) Đức Phật dạy: “Do sự nối kết của các chuỗi nhân duyên mà có sự sinh, có sự diệt—The Buddha taught: “Because of a concatenation of causal chains there is birth, there is disappearance.”

Nhân Duyên Quán: Quán sát về nhân duyên—Meditation on nidanas.

Nhân Duyên Sanh,因緣生, Causally-produced

Nhân Duyên Sanh Pháp: Pháp khởi lên từ những nhân trực tiếp hay gián tiếp—Real entities that arise from direct or indirect causes.

Nhân Duyên Y,因緣依, Mọi pháp đều dựa vào chủng tử của mình mà sinh khởi (ba loại sở y là nhân duyên y, tăng thượng duyên y và đẳng vô gián y)—Dependent on cause, or the cause or causes on which anything depends

Nhân Dược Vương Tử: Đức Phật Thích Ca trong một tiền kiếp, người mà chúng ta chỉ cần chạm vào là đã có thể trị được bá bệnh—Human-touch healing prince—Sakyamuni in a previous incarnation, whose touch healed all diseases.

Nhân Đà La,因陀羅, Indra (skt)—Thích Đề Hoàn Nhân—Thiên Đế—Thiên Chủ Đế—Trời Đế Thích—Nhân Đề Lê—Nhân Đề—Nhân Đạt Nhân Đạt La—Nguyên thủy là thần sấm sét hay mưa, biểu hiệu của Kim Cang Thủ, trở thành Thiên chủ của Đông Độ, chỉ sau có Phạm Thiên—Visnu và Siva—A god of the atmosphere, i.e. of thunder and rain; his symbol is the vajra or thunderbolt; he became “lord of the gods of the sky,” “region of the east quarter,” popularly chief after Brahma, Visnu, and Siva

Nhân Đà La Bà Tha Na,因陀羅婆他那, Indravadana or Indrabhavana (skt)—Tên của trời Đế Thích—Name for Indra

Nhân Đà La Đạt Bà Môn Phật,因 陀囉達婆門佛, Indradhvaja (skt)—Trong một tiền kiếp Đức Phật tái sanh làm con trai thứ bảy của Đức Phật Đại Thông Trí Thắng—A Buddha’s incarnation of the seventh son of the Buddha Mahabhijnabhibhu

Nhân Đà La Ni La Mục Tử: Indranila-Mukta (skt)—Viên ngọc bích của trời Đế Thích—Indra’s blue or green stone, which suggests an emerald, Indranilaka.

a) Indranila (skt): Ngọc bích—A sapphire.

b) Mukta (skt): Ngọc châu—A pearl.

Nhân Đà La Thế La Cầu Ha,因陀羅勢 羅求呵, Indrasailaguha (skt)

1) Hang động của Đế Thích—Indra’s cave.

2) Xà Thần Sơn: The mountain of the snake god

3) Tiểu Cô Thạch Sơn: Núi của những đỉnh cô lập nhỏ gần tu viện Nalanda, đỉnh phía tây là một hang núi rộng, nhưng không cao, nơi mà về phía nam của hang đá nầy Đức Thế Tôn thường hay thăm viếng. Người ta nói trời Đế Thích đã hỏi Tứ Thập Nhị Chương và Đức Phật cũng trả lời đầy đủ tại đây—The mountain of small isolated peaks located near Nalanda, where on the south crag of the west peak is a rock cave, board but not high, which Sakyamuni frequently visited. Indra is said to have forty-two questions on stone, to which the Buddha rpplied.

Nhân Đà La Thệ Đa,因陀囉誓多, Indraceta (skt)—Thị giả của trời Đế Thích—Indra’s attendants

Nhân Đà La Võng,因陀羅網, See Bảo Võng

Nhân Đạo,因道,

1) Lòng nhân đạo: Humanity—to treat people with humanity.

2) Nhân thừa: The human stage of the gati or states of existence—See Nhân Thừa.

3) Con đường hay nguyên tắc của nhân: The way or principle or causation.

Nhân Đạt Đà La Đại Tướng: Trời Đế Thích như một vị đại tướng giữ tháp Phật Dược Vương—Indra as General who guards the shrine of Bhaisajya.

Nhân Địa,因地, Trạng thái thực tập giáo lý nhà Phật dẫn tới quả vị Phật—Fundamental cause or causal ground—The state of practicing the Buddha religion which leads to the resulting Buddhahood (quả địa)

Nhân Định,人定, Thời gian từ 9 đến 11 giờ đêm, khoảng thời gian mà con người an định cho cả đêm—The third beat of the first watch from 9:00 PM to 11:00 PM when men are settled for the night.

Nhân Đồng Phẩm,因同品, Of the same order as the reason

Nhân Đức: Benevolent character.

Nhân Già Lam,人伽藍, Narasam-gharama (skt)—Một ngôi già lam (chùa) cổ gần kinh đô Ca Tỳ La Vệ—An ancient monastery close to the capital of Kapisa

Nhân Gian,人間, In this world

Nhân Hành Quả: Ba thứ nhân, hành, và quả (hạt giống, sự nẩy mầm, và trái)—Cause, action, and effect (seed, germination, and fruit).

Nhân Hậu: Kindness.

Nhân Hòa: Human harmony.

Nhân Hùng Sư Tử,人雄師子, See Nhân Trung Sư Tử in Vietnamese-English Section

Nhân Hữu,人有, Sự hiện hữu của con người—Human bhava or existence

Nhân Kết Thứ: Manusa-krtya (skt)—Loại quỷ có hình thù giống như loài người—Demons shaped like men.

Nhân Không,人空, Con người chỉ là một phối hợp tạm thời bởi ngũ uẩn, lục đại (đất, nước, lửa, gió, hư không và tâm thức), và 12 nhân duyên, chứ không có thực ngã hay một linh hồn trường tồn—Impersonality—Man is only a temporary combination formed by the five skandhas, the six elements (earth, water, fire, air, space and mind), and the twelve nidanas, being the product of previous cause, and without a real self or permanent soul

Nhân Không Quán: Quán sát hay thiền quán về những điều kiện giả tạm của con người—To contemplate or meditate on the temporary conditions of man.

Nhân La Na,堙羅那, Airavana (skt)—Ế La Diệp—Nhân Na Bà Na—Y La Bà Nô—Y La Bát Đa La—Y La Bát Na—Y Lan

1) Vua của loài voi: A king of the elephants.

2) Tên một con voi của vua trời Đế Thích: Indra’s white elephants.

3) Tên một loài cỏ: Name of a certain tree or herb.

4) Tên của một vị long vương: Name of a naga.

Nhân Loại: Humanity.

Nhân Loại Khổ Đau Và Cuồng Loạn: Suffering and distracted humanity.

Nhân Lúc: Just as—When.

Nhân Lực,因力, Đối lại với duyên lực. Đây là nguyên nhân chính sinh ra sự vật—The causal force, as contrasted with environmental or secondary force (duyên lực)

Nhân Ma Sa,人摩娑, See Nhân Mãng Sa

Nhân Mạn Đà La,因曼陀羅, Mạn Đà La của Thai tạng giới, về phía đông; đối lại với Kim Cang Tạng Mạn Đà La, về phía tây trong Mạn Đà La—The Garbhadhatu mandala, which is east; in contrast with Vajradhatu mandala, which is west (quả mạn đà la)

Nhân Mãng Sa,人莽娑, Da thịt—Human mamsa or flesh

Nhân Minh,因明, Hetuvidya (skt)—Tiếng Phạn là Hetuvidya, thuộc về khoa lý luận học, lập ra pháp ba chi (tông, nhân và dụ)—The logically reasoning of a cause—The science of cause or logical reasoning or logic with its syllogistic method of the proposition, the reason, the example

a) Tông: The method of proposition.

b) Nhân: The method of reason.

c) Dụ The method of example.

** For more information, please see Pháp Tự

Tướng Tương Vi Nhân.

Nhân Minh Chánh Lý Môn Luận,因 明正理門論, Nyaya-dvaratarka-sastra (skt)—Bộ luận về lý luận học được Ngài Trần Na biên soạn và ngài Nghĩa Tịnh dịch sang Hoa Ngữ vào thời nhà Đường—A treatise composed by Dignaga, translated into Chinese by I-Ching during the T’ang dynasty

Nhân Minh Luận: Hetuvidya-sastra (skt)—Một trong Ngũ Minh Luận, lý luận về bản chất của sự thật và sự sai lầm—One of the Pancavidya-sastra, a treatise explaining causality, or the nature of truth and error.

Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận,因明入正理論, Nyaya-pravesa (skt)—Thuyết minh về lý luận (chân năng lập, chân năng phá, chân hiện lượng, chân tỷ lượng, tự năng lập, tự năng phá, tự hiện lượng, tự tỷ lượng) do đệ tử của Trần Na là Thương Yết La soạn, Trần Huyền Trang đời Đường dịch sang Hoa Ngữ, một quyển bao gồm những lời bình—A treatise on logic composed by Sankarasvamin, follower of Dignaga, translated into Chinese by Hsuan-Tsang in one book, on which there are numerous commentaries and works

Nhân Năng Biến,因能變, Sự tự chuyển biến từ nhân sang quả—A cause that is also an effect—The power in a cause to transform itself into an effect

Nhân Ngã,人我, Personality—The human soul

Nhân Ngã Kiến,人我見, Tà kiến cho rằng có một cái ngã độc lập và thường hằng—The eroneous (false) view that there is an independent and permanent human personality or soul (that every man has a permanent lord within)

Nhân Nghĩa: Love and righteousness—Charity and justice.

Nhân Nghiệp,因業, Sự hoạt động của nhân—Sự hoạt động phối hợp trực tiếp hay gián tiếp của nhân chính hay nhân phụ (nhân tức là lực đích thân sinh ra quả, nghiệp là sở tác trợ duyên sinh quả; hai thứ nầy hòa hợp với nhau mà sanh ra vạn pháp)—The work or operation of causes—The co-operation of direct and indirect causes, of primary and environmental causes

Nhân Nguyên,因源, Cause—Cause and origin

Nhân Nhân,人因, Những đệ tử Phật chưa đạt được Phật quả mà vẫn còn tạo nghiệp và lăn trôi trong luân hồi sanh tử—Followers of Buddha who have not yet attained Buddhahood, but are still producers of karma and reincarnation

Nhân Nhân Bổn Cụ: Mọi người đều có Phật tánh—Every man has by origin the perfect Buddha-nature.

Nhân Nhượng,仁讓, To make concessions

Nhân Nội Nhị Minh: Nhân Minh và Nội Minh—Reason and authority—See Ngũ Minh.

Nhân Pháp,人法,

(A) Con người và vạn hữu: Men and things.

(B) Con người và Phật pháp hay giáo pháp của Phật: Men and the Buddha’s law or Buddha’s teaching.

Nhân Pháp Vô Ngã: Pudgaladharma (skt)—Sự vô ngã hay không có linh hồn cá nhân lẫn các sự vật bên ngoài—The egolessness of both the individual soul and external objects.

Nhân Phẩm: Human dignity.

Nhân Phẩm Của Chính Mình: Self-respect.

Nhân Phần,因分, Nhân phần đối lại với quả phần—Cause as contrasted with effect

Nhân Phần Khả Thuyết, Quả Phần Bất Khả Thuyết: Nhân phần đưa đến quả vị Phật của Phật có giảng thuyết được, nhưng tính hải mà Phật chứng ngộ là pháp của Phật tự biết, chẳng thể dùng ngôn từ mà diễn đạt—The causes that give rise to the Buddha’s Buddhahood may be stated, that is, such part as is humanly manifested; but the full result is beyond description.

Nhân Phi Nhân,人非人, Kinnara—Một chúng sanh giống như con người, Một loại chúng sanh có dáng vẻ như người nhưng lại có các bộ phận trong cơ thể của loài thú, một nhạc sĩ huyền thoại của cõi trời, có đầu ngựa với một sừng, và thân hình giống như hình người. Con nam thì ca còn con nữ thì múa—Non-Human Angels—A being resembling but not a human being. A being having the appearance of humans but possessing parts of animals. A kind of mythical celestial musician. It has a horse-like head with one horn, and a body like that of human. The males sing and the females dance.

Nhân Quả,因果,Karma retribution

Video Nhan Qua Khong Sai (Thich Nhat Tu)

Video Bai Hoc Nhan Qua (Thich Nhat Tu)

1) Nhân là nguyên nhân, là năng lực phát động; quả là kết quả, là sự hình thành của năng lực phát động. Định luật nhân quả chi phối vạn sự vạn vật trong vũ trụ không có ngoại lệ: Cause is a primary force that produces an effect; effect is a result of that primary force. The law of causation governs everything in the universe without exception.

Nhân Quả Ba Đời: Nhân quả báo ứng thông cả ba đời—The law of cause and effect (karma and its retribution) permeates all three life spans.

1) Hiện báo: Immediate retributions—See Hiện Báo.

2) Sanh Báo: Rebirth retributions or next life retributions—See Sanh Báo.

3) Hậu Báo: Future retributions—See Hậu Báo.

Nhân Quả Giai Không Tông,因果皆空 宗, Tông phái tà giáo chủ trương nhân quả đều không (còn gọi là Không Kiến Luận, đặt ra chủ thuyết không nhân không quả)—A sect of “heretics” who denied cause and effect both in regard to creation and morals

Nhân Quả Ứng Báo: Những ai phủ nhận luật nhân quả luân hồi sẽ hủy hoại tất cả những trách nhiệm luân lý của chính mình—Cause and effect in the moral realm have their corresponding relations. Whoever denies the rule of “cause and effect” will destroy all moral responsibility.

Nhân Quần: The public.

Nhân Quỷ,人鬼, Người và quỷ—Men and disembodied spirits (demons or disembodied ghosts)

Nhân Quyền: Human right.

Nhân Sinh: Human life.

Nhân Sư,人師, Thầy của loài người—The leader or teacher of men

Nhân Sư Tử,人師子, Phật là bậc thầy hay hướng đạo sư của loài người—The Lion of men, Buddha as leader and commander

Nhân Tài: Talented man.

Nhân Tạo: Artificial—Not natural.

Nhân Tâm,人心, Human heart

Nhân Thân,人身, Thân thể con người—The human body or person

Nhân Thân Nan Đắc, Phật Pháp Khó Gặp; Được Thân Người, Gặp Phật Pháp Mà Không Chịu Tu Tập, Để Một Phen Mất Đi Thân Người, Muôn Kiếp Khó Tìm Lại Được: It is difficult to be born as a human being, it is difficult to encouter the Buddha-dharma; now one has been born as a human being and has had a chance to encounter the Buddha-dharma, but does not zealouly practice what one knows, once losing human body, it is hard to have it back throughout the eons.

Nhân Thân Ngưu,人身牛, Trâu ngựa trong lớp con người (ngu, si và không biết làm việc thiện)—Cattle in human shape (stupid, ignorant and heedless)

Nhân Thập Tứ Quá,因十四過, Mười bốn sự sai lầm về nhân—The fourteen possible errors or fallacies in the reasons in the syllogism

Nhân Thế: Human life.

Nhân Thể: Human body.

Nhân Thiên,人天, Men and devas

Nhân Thiên Thắng Diệu Thiện Quả,人天勝妙善果, Quả tái sanh thắng thiện giữa người và trời—The highest forms of reincarnation, those among men and devas

Nhân Thiên Thừa,人天乘, Nhân Thừa và Thiên Thừa, hai trong ngũ thừa—Men and Deva vehicles, two of the five Vehicles

Nhân Thú,人趣, Nẻo của chúng sanh con người, một trong sáu nẻo (lục đạo)—Human stage of the six gati or states of existence—See Nhân Thừa

Nhân Thứ: Generosity.

Nhân Thừa,人乘, Một trong ngũ thừa (Thiên, Nhân, A tu la, Ngạ quỷ, Địa ngục). Con người phải trì ngũ giới để được bảo đảm sanh trở lại cõi người—Man—The sentient thinking being in the desire-realm, one of the five vehicles (the world of men). Human being must keep five commandments to ensure rebirth in the world of men

Nhân Tiên,人仙,

1) Con người đã đạt được khả năng bất tử—Humans who have attained the powers of immortals—Human genii—Immortal among men.

2) Phật: The Buddha.

3) Tên của vua Bình Sa Vương trong kiếp tái sanh: A name for Bimbisara in his reincarnation.

Nhân Tánh,因性, Human nature

Nhân Tôn,人尊,

1) Benevolent and honoured—Kindly honoured one.

2) Phật: Buddha—See Nhân Trung Tôn.

Nhân Tôn Ngưu Vương,人尊牛王, The Buddha, the Lord of the herd

Nhân Trung,因中, Khoảng giữa mũi và môi trên—Space between the nose and the upper lip

Nhân Trung Phân Đà Lợi Hoa:

1) Theo Kinh Niết Bàn, Phật là một bông sen giữa các chúng sanh con người: According to the Nirvana Sutra, the Buddha is a Lotus among men.

2) Tất cả những ai trì niệm hồng danh Phật A Di Đà: All who invoke Amitabha.

Nhân Trung Sư Tử,人中師子, Phật là Sư Tử trong loài người—The Buddha, a Lion among men

Nhân Trung Tam Ác: Ba cái ác của loài người—The three most wicked among men:

(A)

1) Tham: Desire.

2) Sân: Hatred.

3) Si: Ignorance.

(B)

1) Nhất xiển đề: The slanderers of Mahayana.

2) Những kẻ phá giới: Those who break Buddhist precepts.

3) Những kẻ phá hòa hợp Tăng: Those who break the harmony of the Sangha.

Nhân Trung Thụ,人中樹, Phật là một tàng cây lớn (cây Bồ Đề) cho nhân loại—The Buddha, a tree among men. The Buddha who provided the bodhi tree as a shelter for men

Nhân Trung Tôn,人中尊, Phật là bậc đáng tôn quí trong loài người—The Honored One among or of men—The Buddha

Nhân Tu,因修, Sự tu hành như là nhân để thành Phật—The practice of Buddhism as the cause of Buddhahood

Nhân Từ: Benevolent—Benevolence—Clemency.

Nhân Từ Nhất: Most charitable.

Nhân Tự Tính: Svahetulakshana (skt).

1) Đặc tính tự là nguyên nhân, tức là thực tính—Self-cause-characteristic, that is, reality.

2) Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật dạy: “Phân biệt suông cũng giống như sừng thỏ, chứ không có những dấu hiệu thực sự của tự tính.”—In the Lankavatara Sutra, the Buddha taught: “A mere discrimination is the hare’s horn, there are no real signs of selfhood.”

Nhân Tướng,人相, Một trong bốn tướng (sanh, trụ, dị, diệt), bản chất hay nguồn gốc của vạn hữu—Causation—One of the four kinds of forms or characteristics of Alaya-vijnana, the character of the origin of all things

Nhân Vật Sống Động: A vivid human personality.

Nhân Vị,因位,

1) Personalism.

2) Địa vị tu hành Phật Nhân từ khi phát tâm cho đến lúc thành Phật: The causative position, i.e. that of a Buddhist, for he has accepted a cause, or enlightenment, that produces a changed outlook.

** For more information, please see Quả Vị.

Nhân Viên Quả Mãn,因圓果滿, Nhân tu hành đầy đủ và Phật quả viên mãn (theo Kinh Tâm Địa Quán: “Ba tăng kỳ kiếp độ chúng sanh, siêng tu tám vạn Ba La Mật, nhân viên quả mãn thành chánh giác, trụ thọ ngưng lại không đến đi)—The cause perfects and the effect completes (the practice of Buddhism)

Nhân Vô Ngã,人無我, Pudgalanairatmya (skt)—Selflessness of person—Con người không có sự thường hằng của cái ngã—Man as without ego or permanent soul—No permanent human ego or soul

Nhân Vô Ngã Trí,人無我智, Pudgalanairatmyajnana (skt)

1) Trí huệ của một con người vô ngã: The knowledge or wisdom of a man without ego (anatman).

2) Cái trí biết rằng không có cái ngã hay linh hồn: The knowledge that there is no ego-soul.

Nhân Vương,仁王,

1) Vua nhân từ: The benevolent king.

2) Phật: Buddha.

Nhấn: To press.

Nhấn Mạnh: To emphasize—To stress—To press.

Nhẫn: Endurance—Patience—Perseverance.

(A) Nghĩa của Nhẫn—The meanings of “Nhẫn” (endurance):

1) Chiếc nhẫn: Ring.

2) Tàn Nhẫn: Bitter.

3) Kiên nhẫn: Ksanti (skt)—Nhẫn nại chịu đựng. Nhẫn là một đức tánh quan trọng đặc biệt trong Phật giáo. Đức Phật thường dạy tứ chúng rằng: “Nếu các ông chà xác hai mảnh cây vào nhau để lấy lửa, nhưng trước khi có lửa, các ông đã ngừng để làm việc khác, sau đó dù có cọ tiếp rồi lại ngừng giữa chừng thì cũng hoài công phí sức. Người tu cũng vậy, nếu chỉ tu vào những ngày an cư kiết hạ hay những ngày cuối tuần, còn những ngày khác thì không tu, chẳng bao giờ có thể đạt được kết quả lâu dài—Patience—Repression—Constancy—Perseverence—Endurance is an especially important quality in Buddhism. The Buddha always teaches his disciples: “If you try to rub two pieces of wood together to get fire, but before fire is produced, you stop to do something else, only to resume later, you would never obtain fire. Likewise, a person who cultivates sporadically, e.g., during retreats or on weekends, but neglects daily practice, can never achieve lasting results.

4) Theo Lục Độ Ba La Mật—According to the Six Paramitas:

a) Kshanti thường được dịch là “sự kiên nhẫn,” hay “sự cam chịu,” hay “sự khiêm tốn,” khi nó là một trong lục độ ba la mật—Kshanti generally translated “patience,” or “resignation,” or “humility,” when it is one of the six Paramitas.

b) Nhưng khi nó xuất hiện trong sự nối kết với pháp bất sinh thì nên dịch là “sự chấp nhận,” hay “sự nhận chịu,” hay “sự quy phục.”—But when it occurs in connection with the dharma that is unborn, it would be rather translated “acceptance,” or “recognition,” or “submission.”

5) Trong A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận, Kshanti có nghĩa ngược với Jnana. Kshanti không phải là cái biết chắc chắn như Jnana, vì trong Kshanti sự nghi ngờ chưa được hoàn toàn nhổ bật gốc rễ—In the Abhidharmakosa, Kshanti is used in a way contrasted to Jnana. Kshanti is not knowledge of certainty which Jnana is, for in Kshanti doubt has not yet been entirely uprooted.

(B) Loại Nhẫn—Categories of “Nhẫn” (Endurance):

1) Nhị Nhẫn: Two kinds of endurance—See Nhị Nhẫn.

2) Tam Nhẫn: Three kinds of endurance—See Tam Nhẫn.

3) Ngũ Nhẫn: Five kinds of endurance—See Ngũ Nhẫn.

4) Lục Nhẫn: Six kinds of endurance—See Lục Nhẫn.

Nhẫn Ba La Mật,忍波羅蜜, The patience paramita—See Nhẫn Nhục Ba La Mật

Nhẫn Bất Tùy Ác Thú: Nhẫn nhục bảo đảm không bị rơi vào những đường dữ—The stage of patience ensures that there will be no falling into the lower paths of transmigration.

Nhẫn Cưới: Wedding (marriage)—Ring.

Nhẫn Địa,忍地, Bậc đã giác ngộ vô sinh pháp nhẫn—The stage of patience—The stage of enlightenment separating from transmigration.

Nhẫn Điều,忍調, Lấy cái tâm nhẫn (kiên nhẫn, kiên trì, nhẫn nhục) để điều khiển hay chế ngự sự tức giận—Patiently to harmonize, i.e. the patient heart tempers and subdues anger and hatred

Nhẫn Thổ,忍土, Nơi mà chúng sanh có thể kham nhẫn hay thế giới Ta Bà—The place of patience or endurance—This world.

Nhẫn Gia Hạnh: Sự nhẫn nhục trong việc trì giới, một trong tứ gia hạnh của Tiểu và Đại Thừa—The discipline of patience, one of the four disciplines of both Hinayana and Mahayana.

Nhẫn Giới,忍界, Saha or Sahloka or Sahalokadhatu (skt)

1) Sự nhẫn nhục ảnh hưởng đến luân hồi—The universe of persons subject to transmigration.

2) Thế giới Ta Bà hay thế gới của sự kham nhẫn: The universe of endurance.

Nhẫn Nhục,忍辱,

(I) Nghĩa của Nhẫn Nhục—The meanings of Endurance:

(A) To digest or suffer an insult—Endurance—Patience.

1) Thân nhẫn: Endurance of human assaults and insults.

2) Pháp nhẫn: Endurance of the assaults

of nature, heat, cold, etc.

(B)

1) Nhẫn nhục hoàn cảnh ngang trái: Endurance in adverse circumstances.

2) Nhẫn vì muốn kiên trì đạo lý: Endurance in the religious state.

(II) Những lời Phật dạy về “Nhẫn Nhục” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Endurance” in the Dharmapada Sutra:

1) Voi xuất trận nhẫn chịu cung tên như thế nào, ta đây thường nhẫn chịu mọi điều phỉ báng như thế ấy. Thật vậy, đời rất lắm người phá giới (thường ghét kẻ tu hành)—As an elephant in the battlefield endures the arrows shot from a bow, I shall withstand abuse in the same manner. Truly, most common people are undisciplined (who are jealous of the disciplined) (Dharmapada 320).

2) Luyện được voi để đem dự hội, luyện được voi để cho vua cỡi là giỏi, nhưng nếu luyện được lòng ẩn nhẫn trước sự chê bai, mới là người có tài điêu luyện hơn cả mọi người—To lead a tamed elephant in battle is good. To tame an elephant for the king to ride it better. He who tames himself to endure harsh words patiently is the best among men (Dharmapada 321).

Nhẫn Nhục Ba La Mật: Ksanti-paramita (skt).

1) Nhẫn nhục Ba la mật là Ba La Mật thứ ba trong Lục Ba La Mật. Nhẫn nhục Ba La Mật là nhẫn nhục những gì khó nhẫn, nhẫn sự mạ lỵ mà không hề oán hận—Nhẫn nhục Ba la mật còn là cửa ngõ đi vào hào quang chư pháp, vì nhờ đó mà chúng ta có thể xa rời được sân hận, ngã mạn cống cao, nịnh hót, và ngu xuẫn, và cũng nhờ nhẫn nhục Ba la mật mà chúng ta có thể dạy dỗ và hướng chúng sanh với những tật xấu kể trên—Endurance-paramita, or forebearance paramita, patience paramita, or ksanti-paramita is the third of the six paramitas. It means to bear insult and distress without resentment, It is also a gate of Dharma-illumination; for with it, we abandon all anger, arrogance, flattery, and foolery, and we teach and guide living beings who have such vices.

2) Vị Bồ Tát thứ ba bên trái trong Hư Không Thai Tạng Giới, một trong mười vị Bồ Tát trong Thai Tạng Giới: Its guardian bodhisattva is the third on the left in the hall of space in the Garbhadhatu.

** For more information, please see Lục Độ

Ba La Mật in Vietnamese-English Section.

Nhẫn Nhục Địa,忍辱地, Địa vị nhẫn nhục. Có hai loại—The stage of patience. Two kinds are distinguished

1) Sinh Nhẫn: Chịu đựng mọi lăng nhục như tức giận, chửi bới, đánh đập của loài hữu tình—Insult originating from men such as abuse or hatred.

2) Pháp Nhẫn: Chịu đựng những họa hại không do loài hữu tình gây ra cho mình, như chịu đựng sự nóng lạnh, mưa gió, đói khát, già bệnh, vân vân—Distress arising from natural causes such as heat, cold, age, sickness, etc.

Nhẫn Nhục Thái Tử,忍辱太子, Vị thái tử của thành Varanasi, Ba La Nại, người đã cắt thịt mình để chữa lành bệnh cho mẹ cha mà không tỏ chút giận hờn khó chịu—The patient prince, of Varanasi (Benares), who gave a piece of his flesh to heal his sick parents, which was efficacious because he had never given way to anger

Nhẫn Nhục Thân Tâm: Patience of the Body and the mind—Chúng ta chỉ có thể đo lường đạo lực và sự nhẫn nhục thân tâm khi chúng ta bị khinh hủy, chưởi mắng, vu oan giá họa, cũng như mọi chướng ngại khác—We can only measure our level of attainment and patience of the body and mind when we are contempted, slandered, under calamities, under injustice and all other obstacles.

Nhẫn Nhục Tiên,忍辱仙, Ksantyrsi (skt)—

Vị tiên nhẫn nhục trước mọi lăng nhục mạ lỵ, như Đức Thích Ca Mâu Ni trong tiền kiếp, thời ngài còn là một vị tiên tu hạnh nhẫn nhục, từng nhẫn nhục trước sự lóc thịt xẻ da bởi vua Ca Lợi mà không sanh lòng oán hận—The rsi who patiently suffers insult, i.e. Sakyamuni, in a former life, suffering mutilation to convert Kaliraja.

Nhẫn Nhục Y,忍辱衣, Enduring-humiliation robe—Chiếc áo nhẫn nhục, cái tâm nhẫn nhục, gạt bỏ mọi tội lỗi bên ngoài. Tên gọi chung cho áo cà sa của chư Tăng Ni—The robe of patience, a patient heart which, like a garment, wards off all outward sin. A general name for the kasaya, or monk’s robe.

Nhẫn Pháp Vị,忍法位, See Nhẫn Vị

Nhẫn Tâm: To be merciless (heartless) —To be cruel.

Nhẫn Thiện,忍善,

1) Sự nhẫn nhục và thiện nghiệp: The patience and good.

2) Sự nhẫn nhục trong khi hành thiện nghiệp: The patience in doing good.

Nhẫn Thủy,忍水, Nhẫn sâu và rộng như nước—Patience in its depth and expanse compared to water

Nhẫn Tiên,忍仙,

1) Vị Tiên nhẫn nhục: The patient sri—See Nhẫn Nhục Tiên.

2) Đức Phật: Immortal of patience, i.e. the Buddha.

Nhẫn Trí,忍智, Nhẫn nhục và trí tuệ—Patience and wisdom

1) Theo Tiểu Thừa Hữu Bộ thì “nhẫn” là nhân, còn “trí” là quả: In the Hinayana, patience is cause, wisdom effect.

2) Theo Đại Thừa thì “nhẫn” và “trí” không khác nhau, dù nhẫn có trước trí (tuệ tâm an trụ ở pháp gọi là nhẫn, đối cảnh quyết đoán gọi là trí; hay nhẫn là không chướng ngại, còn trí là giải thoát): In Mahayana, the two are merged, though patience precedes wisdom.

Nhẫn Vị,忍位, Thời kỳ nhẫn nhục, ý nói các bậc đã chứng ngộ chân lý, bậc thứ sáu trong bảy bậc hiền, hay vị thứ ba trong tứ thiện căn—The method or stage of patience, the sixth of the seven stages of the Hinayana in the attainment of Arahanship or sainthood, or the third of the four roots of goodness

Nhận:

1) Nhận: To receive—To obtain.

2) Nhận hạt: To set—To enchase (diamond).

3) Nhận ngón tay: To press (a finger on something).

4) Thừa nhận: To recognize.

Nhận Biết: To recognize.

Nhận Biết Và Phân Biệt: Sự nhận biết tiến hành bằng “thức,” trong khi sự phân biệt về những gì bày ra như một thế giới bên ngoài được thực hiện bởi năm thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý)—Cognition goes on by Vijnana, whereas the discrimination of what is presented as an external world is done by the five Vijnanas.

Nhận Chắc: To affirm.

Nhận Chìm: To engulf.

Nhận Dạng: Identification.

Nhận Diện: To identify.

Nhận Định: Consideration—Remark

Nhận Lầm: To recognize by mistake

Nhận Lỗi: To acknowledge one’s mistake

Nhận Nhầm: To recognize by mistake.

Nhận Nhiều Phước Báo: To receive good blessed rewards—To collect good fruits.

Nhận Ra: To identify.

Nhận Thấy: To perceive—To notice.

Nhận Thức,認識, To recognize—To know—To perceive—To conceive—To ackowledge

Nhận Thức Thiện Hữu Ác Hữu: Nhận ra bạn tốt và bạn xấu—To recognize good and bad friends.

Nhận Tội: To confess a crime—To admit one’s guilt or sin.

Nhận Xét: To judge.

Nhập: Chứng hội hay hiểu biết sự vật—To enter—Entrance—Bring or take in—Entry—Awaken to the truth—Begin to understand—To relate the mind to reality and thus evolve knowledge.

Nhập Bất Nhị Môn,入不二門, Lý thể vô nhị hay lý và thể không sai khác—To enter the school of monism (One great reality is universal and absolute without differentiation)

Nhập Chúng,入衆, Người gia nhập Tăng đoàn phải tuân phục năm quy luật—To enter the assembly of monks—Entrant must respect five rules

1) Tuân phục: Submission.

2) Nhân từ: Kindness.

3) Tôn trọng: Respect.

4) Tôn ti trật tự: Recognition of rank or order.

5) Chỉ nói chuyện đạo: None but religious conversation.

Nhập Chúng Ngũ Pháp,入衆五法, Năm quy luật nhập chúng—Five rules for the entrant (submision, kindness, respect, recognition of rank or order, and non but religious conversation)—See Nhập chúng

Nhập Cốt,入骨, Để cốt vào tháp hay mộ huyệt—To inter the bones into a stupa or grave

Nhập Diệt,入滅, Đi vào cõi Niết Bàn—To enter into rest (nirvana)—To die—
Nirbana

Nhập Đàn,入壇, Đi đến đàn tràng để nhận lễ quán đảnh—To go to the altar for Baptism

Nhập Đạo,入道, Xuất gia đi vào giáo đoàn để trở thành Tăng sĩ—To enter into a religion—To become a monk—To leave home and enter the Way

Nhập Địa: Đi vào một giai đoạn đặc biệt của một trong ba giai đoạn “nhập, trụ và xuất.”—To enter the state or a particular stage of one of the three stages of “entrance, stay and exit.”

Nhập Định,入定, Nhập định bằng thanh tịnh thân, khẩu và ý—To meditate—To enter into meditation by tranquilizing the body, mouth and mind—A complete stillness of the mind—To enter dhyana—To enter into samadhi (utmost concentration)—See Nhập Quán

Nhập Đường,入堂, See Nhập Chúng

Nhập Đường Bát Gia,入唐八家, Tám vị sư Nhật Bản đến trung Hoa vào thời nhà Đường để tu học Mật Giáo—The eight Japanese monks who came to China in the T’ang dynasty and study the esoteric doctrine

Nhập Gia Tùy Tục: When in Rome, do as the Romans do.

Nhập Kiến: Penetrative insight

Nhập Liệm: To coffin a body.

Nhập Lưu,入流, Dự Lưu—Srota-apanna (skt)—Stream-entering—See Srota-apanna in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section, and Tứ Thánh Quả in Vietnamese-English Section

Nhập Môn,入門, To enter a sect (school)

Nhập Ngã Ngã Nhập,入我我入, Như Lai nhập vào ta và ta nhập vào Như Lai—He in me and I in him (the indwelling of the Buddha)

Nhập Niết Bàn,入涅槃, To pass (enter) into Nirvana

Nhập Pháp Giới: Trong Kinh Hoa Nghiêm, nhập pháp giới có nghĩa là một pháp dù nhỏ như một vi trần vẫn chứa đựng cái lớn nhất và ngược lại. Tâm chúng sanh, vũ trụ và Phật không sai khác. Kỳ thật, tâm, chúng sanh và Phật là một—Interpenetration—Basic teaching of Avatamsaka Sutra (Kinh Hoa Nghiêm) which reveals the Interpenetration of all dharmas, the smallest dharma contains the largest and vise versa—The human mind is the universe itself and is identical with the Buddha, indeed, that Buddha, mind and all sentient beings and things are one and the same.

Nhập Phật,入佛, Rước tượng Phật—The bringing in of an image of a Buddha

Nhập Phật Bình Đẳng Giới,入佛平等戒, Với Phật giáo, mọi chúng sanh đều có thể đạt thành Phật quả—The Buddha-law by which all may attain to Buddhahood

Nhập Phật Cúng Dường,入佛供養, Lễ thỉnh tượng Phật—The ceremony of bringing in a Buddha’s image

Nhập Quan: Đưa thi hài vào quan tài—Encoffining a dead monk—To coffin a dead body.

Nhập Quán: Đi vào thiền quán để tự tâm tịch tịnh và tự quán chiếu lý (complete stillness of the mind and thought for enlightenment)—To enter into meditation—Thought and study for enlightenment in regard to truth—See Nhập Định.

Nhập Tâm,入心, Giai đoạn đầu trong ba giai đoạn “nhập, trụ và xuất” của mỗi địa Bồ Tát—To enter the heart or the mind—To fix in the memory—The first stage in the three stages of “Entrance, stay and exit” in each stage of Bodhisattva

Nhập Thánh,入聖, Trở thành một vị A-La-Hán—To become an Arahant

Nhập Tháp,入塔, Để xương cốt hay thi thể của một vị sư vào tháp—To enter the bones of body of a monk in a pagoda

Nhập Thất,入室,

1) Vào buồng thầy để hỏi đạo hay được sự chỉ dẫn: To enter the master’s study for examination or instruction.

2) Cử hành lễ quán đảnh để trở thành Nhập thất đệ tử, nhưng chỉ dành cho những đệ tử cao cấp—To enter the status of a disciple, but strictly of an advanced disciple—To receive consecration.

3) Nhập thất và tự bế môn trong phòng để tự thanh tịnh và tăng trưởng định lực—To enter and shut off oneself up in the room to purify and strengthen one’s concentration power.

Nhập Thế: Đi vào đời—To enter the world.

Nhập Thế Gian Thù Thắng Trí Môn: Đi vào trí tuệ thù thắng nhất của thế gian—To enter into the highest knowledge in the world.

Nhập Tịch,入寂, Đi vào cõi Niết Bàn—To enter into rest or nirvana.

Nhập Tín,入信, Tin tưởng—To enter into belief—To believe

Nhập Trọng (Trùng) Huyền Môn:

1) Bồ Tát đi vào cửa sanh tử, ngay cả địa ngục để cứu độ chúng sanh đau khổ: Bodhisatvas enter again through the dark gate into mortality, even into the hells, to save suffering beings.

2) Sự trở lại đời của một vị Bồ Tát để tiến thêm trên đường đại giác cũng như cứu độ chúng sanh: The return of a Bodhisattva to common life for further enlightenment or salvation of others.

Nhập Trụ Xuất Tam Tâm,入住出三心,

1) Ba tâm nhập, trụ và xuất—Enter, stay and exit.

2) Trong mỗi địa của Thập Địa Bồ Tát, hành giả phải kinh qua ba tâm nhập, trụ, và xuất trước khi tiến lên địa kế tiếp—In each stage of the ten stages of Bodhisattva, one must experience three minds of entrance, staying and exiting before advancing to the next stage.

Nhập Văn Giải Thích,入文解釋, Phương pháp giải thích Kinh văn bằng cách cho biết đại ý trước khi đi vào chi tiết—The method in expounding scriptures of giving the main idea before proceeding to detail exposition

Nhập Vương Cung Tụ Lạc Y,入王宮聚落 衣, Y của chư Tăng, mặc một cách bình đẳng khi vào cung vua hay khi đi khất thực trong thôn xóm—The monk’s robe, worn equally for a palace or for begging in town or hamlet

Nhập Xuất Nhị Môn,入出二門, Hai cửa vào ra—Vào cửa tự thanh tịnh và ra cửa cứu độ chúng sanh—The two doors of ingress and egress—Enter the gate of self-purification and then go forth to benefit and save others

Nhất: Eka (skt)—Một—One—Unity—The same—Once.

Nhất Âm Giáo,一音教, Học thuyết được sáng lập bởi Cưu Ma La Thập và Bồ Đề Lưu Chi—The one-sound teaching which was founded by Kumarajiva and Bodhiruci—The totality of Buddha’s doctrin

Nhất Ấn: Một ấn—A seal—Sign—Symbol.

Nhất Bách,一百, Sata (skt)—Một trăm—One hundred

Âm lịch

Ảnh đẹp