10/08/2010 10:20 (GMT+7)
Số lượt xem: 126223
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Tu Ma Na,須摩那, Abhyasa (p & skt)

1) Gia nhập vào giáo đoàn để trở thành Tăng sĩ Phật giáo: To enter into religion—To become a Buddhist monk.

2) Phát triển: Bhaveti (p)—To contemplate—To develop.

3) Sự phát triển: Bhavana (p)—Development.

4) Tu Bổ: To maintain.

5) Tu Chỉnh: To put in order.

6) Tu Hành: To cultivate—To observe or keep commandments—To practice.

7) Tu Sửa: To mend.

8) To drink at a draught (tu một hơi).

9) Tu có nghĩa là tu tập hay thực tập những lời giáo huấn của Đức Phật, bằng cách tụng kinh sáng chiều, bằng ăn chay học kinh và giữ giới; tuy nhiên những yếu tố quan trọng nhất trong “thực tu” là sửa tánh, là loại trừ những thói hư tật xấu, là từ bi hỷ xả, là xây dựng đạo hạnh. Trong khi tụng kinh ta phải hiểu lý kinh. Hơn thế nữa, chúng ta nên thực tập thiền quán mỗi ngày để có được tuệ giác Phật. Với Phật tử tại gia, tu là sửa đổi tâm tánh, làm lành lành dữ—“Tu” means correct our characters and obey the Buddha’s teachings. “Tu” means to study the law by reciting sutras in the morning and evening, being on strict vegetarian diet and studying all the scriptures of the Buddha, keep all the precepts; however, the most important factors in real “Tu” are to correct your character, to eliminate bad habits, to be joyful and compassionate, to build virtue. In reciting sutras, one must thoroughly understand the meaning. Furthermore, one should also practise meditation on a daily basis to get insight. For laypeople, “Tu” means to mend your ways, from evil to wholesome (ceasing transgressions and performing good deeds).

Tu Ác,修惡, Huân tập những điều ác, ngược lại với bản tánh ác—To cultivate evil—Cultivated evil in contrast with evil by nature

Tu Bạt: Tên của phái “Khổ Hạnh Ngoại Đạo”—Name of an externally ascetic sect.

Tu Bạt Đà La,須跋陀羅, Subhadra (skt)—Còn gọi là Tô Bạt Đà La, tên của vị Tỳ Kheo đệ tử cuối cùng được quy-y với Phật. Ông là một người Bà La Môn, lúc đó đã 120 tuổi (ông tới thành Câu Thi Na gặp lúc Đức Phật sắp nhập diệt, bèn xuất gia và đắc đạo)—Name of the last convert of the Buddha, a Brahmin, 120 years old at the time of convert.

Tu Bồ Đề,須菩提, Subhuti (skt)—Còn gọi là Tu Phù Đê, Tu Phu Đê, Tu Bổ Đề, Tu Bổ Để, Tàu dịch là Không Sinh, Thiện Hiện, Thiện Cát, hay Thiện Nghiệp. Ông là một trong mười đệ tử lớn của Đức Phật. Ông là đệ tử đầu tiên liễu ngộ “tánh không.” Ông được nổi bậc về lòng bi mẫn và chẳng bao giờ gây chuyện với bất cứ ai. Ông cũng là người đương thời chuyên thuyết giảng kinh Ma Ha Bát Nhã—One of the ten great disciples of the Buddha. He is thought to have been first in his understanding of Sunyata, or the void. He was pre-eminent in compassion and that he never quarreled with anyone. He is the principal interlocutor in the Mahaprajnaparamita sutra

Tu Bổ: To maintain—Maintenance.

Tu Chân,須眞, Sucinta, Sucinti, or Sucitti (skt)—Tên của một loại Trời—Name of a deva

Tu Chính: To amend—To rectify--Amendment.

Tu Chính Án: Amendment.

Tu Chứng,修證, To practice and experience

Tu Công Đức: To cultivate meritorious virtues.

Tu Dạ Ma,須夜摩, Suyama or Yama (skt)—Còn gọi là Tu Diệm Ma, Tu Viêm, Tu Viêm Ma, Tàu dịch là Diệu Thiện hay Diệu Thời Phân, tên của Tu Ma Thiên Vương, vị cai quản cung trời Dạ Ma—The ruler of the Yama Heaven

Tu Di,須彌, Meru, Sumeru Mountain

Meru: Theo Phật giáo, Meru nằm giữa các biển và các lục địa, bên dưới là địa ngục và xứ của ma đói. Bên trên Meru là thế giới thiên thần, là sắc giới, vô sắc giới và Phật quốc—According to the Buddhist view, Meru is surrounded by seas and continents, under these lies the hells and the realms of the hungry ghosts. Above Meru are the realms of devas and gods, pure form, formless and finally the Buddha-fields.

Tu Di Đàn: Tu Di Tọa—Phật tọa—A kind of throne for a Buddha.

Tu Di Đính,須彌頂, Merukuta (skt)—Con trai thứ hai của Phật Đại Thông Trí Thắng có tên là Tu Mật La Thiên hay A Súc Bệ Phật—Second son of Mahabhijna Buddha, whose name is Abhirati—See Abhirati in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section

Tu Di Tọa,須彌座, See Tu Di Đàn

Tu Di Trong Hạt Cải—Hạt Cải Trong Tu Di: Mount Sumeru contained in a Mustard Seed, and a Mustard Seed contained in Mount Sumeru—See Sumeru Mountain in English-Vietnamese Section.

Tu Di Tướng,須彌相, Merudhvaja (skt)—Tên của vũ trụ của Tu Di Đăng Vương Phật, ở về phương tây bắc, con trai thứ 12 của Phật Đại Thông Trí Thắng—Name of the universe of Merukalpa Buddha, in the northwest, twelfth son of Mahabhijna

Tu Dưỡng: To cultivate.

Tu Đa La,修多羅, Sutra (skt)—Còn gọi là Tô Đát Lãm, Tố Đát Lãm, Tu Đa La, Tu Đan La—Tu Đố Lộ—Tu Đa Lan-Tu Đan Lan Đa

1) Xâu lại thành dây cho khỏi sút ra: To sew—To thread—To string together.

2) Sợi chỉ hay sợi dây: A thread, or a string.

3) Xâu lại thành tràng hoa: Strung together as a garland of flowers.

4) Kinh điển Phật Giáo, thường giới thiệu bằng “Như Thị Ngã Văn”: Buddhist sutras, usually introduced by “Thus Have I Heard.”

5) Phần thứ nhất trong Tam tạng, nhưng lắm khi ám chỉ tất cả kinh Phật: The Sutra-pitaka, or the first portion of the Tripitaka, but sometimes applied to the whole Buddhist Canon.

Tu Đà,須陀, Sudra (skt)—Còn gọi là Thủ Đà La, giai cấp thấp nhất trong bốn giai cấp ở Ấn Độ vào thời Đức Phật còn tại thế—The fourth and the lowest caste in India at the time of the Buddha—See Tứ Giai Cấp Ấn Độ (4)

Tu Đà Ban Na: See Srota-apanna in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Tu Đà Hoàn,須陀洹, Srotapanna (skt)—Thánh quả đầu tiên trong Tứ Thánh Quả. Trong quả vị nầy, dù chưa vượt thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử, hành giả không còn bị thối chuyển và chắc chắn sẽ đạt quả vị A La Hán sau bảy lần tái sanh giữa cõi nhân Thiên—This is the first step of the four before attaining Arhat Enlightenment. Although in this stage, the person is not yet free from the cycle of births and deaths, he will never again regress in his cultivated path and is guaranteed to reach Arhathood after seven more times of rebirths among Heaven and Humans—See Tứ Thánh Quả in Vietnamese-English Section, and Srota-apanna in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Tu Đà Lý Sá Na: Sudarsana (skt).

1) Thiện Kiến—Beautiful.

2) Tên của một loài Dạ Xoa: Name of a yaksa.

Tu Đà Tu Ma: Sudhaman (skt)—Một vị vua được đề cập tới trong Đại Trí Độ Luận (theo Đại Trí Độ Luận, xưa có vua Tu Đà Tu Ma, trì giới tinh tấn, thường theo hạnh nói thật. Một sớm cỡi xe vào vườn chơi thì gặp một vị Bà La Môn đi tới xin bố thí. Vua nhận lời và bảo đợi đó khi vua trở lại sẽ bố thí. Khi vua vào vườn lại gặp vua quỷ hai cánh là Lộc Túc, từ không trung bay tới bắt vua bay đi. Đến núi quỷ ở, nó đặt vua trong 99 vị vua khác. Vua Tu Đà Tu Ma nước mắt như mưa. Lộc Túc hỏi vua Tu Đà Tu Ma vì cớ gì mà khóc như trẻ nít, vua Tu Đà Tu Ma nói: Ta không sợ chết, chỉ sợ thất tín với vị Bà La Môn, và nói rõ lý do cho Lộc Túc nghe. Lộc Túc bèn cho về và hẹn bảy ngày sau phải trở lại. Vua về nước bố thí cho vị Bà La Môn và lập thái tử lên làm vua. Qua bảy ngày vua đến gặp thái tử bảo là đến kỳ hẹn gặp Lộc Túc, thái tử khuyên vua nên bỏ ý định nầy, nhưng vua đọc ngay bài kệ về hạnh nói thật như sau: “Hạnh nói thật là điều răn thứ nhất. Hạnh nói thật đi lên thang trời. Nói thật là bậc người lớn lao. Hạnh nói sai trái đi vào địa ngục. Ta nay giữ lời nói thật thà bỏ tuổi thọ đời mình, lòng không hối hận.” Thế rồi vua đến nơi gặp Lộc Túc, Lộc Túc nghe vua khởi lên niềm tịnh tín, thả ngay vua cùng 99 vua khác trở về)—A king mentioned in the Maha-Prajna-Paramita sastra.

Tu Đạo,修道,

Video Tu Cho Ai (Thich Chan Quang)

1) Tu hành theo pháp môn của tôn giáo: To practice the way—To cultivate the way of religion—To be religious.

2) Tự tu tập: The way of self-cultivation.

3) Con đường tu tập: The way of practice.

4) Ngôi vị Thanh Văn Thừa từ Nhất Lai đến A La Hán: In the Hinayana, the stage from Anagama to arhat.

5) Một trong thập địa Bồ Tát: In Mahayana, one of the bodhisattva stages.

Tu Đạt:

1) Sudana (skt)—Tiền thân của Đức Thích Ca Mâu Ni, khi ngài bỏ cả quyền hành ngôi báu để tu hạnh bố thí—Sakyamuni as a prince in a former life (previous incarnation), when he forfeited the throne by his generosity (almsgiving).

2) Sudatta (skt)—Tên của trưởng giả Cấp Cô Độc, người nước Xá Vệ, đã dâng cúng ngôi tịnh xá Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên lên Đức Phật—Well-given, interpreted as a good giver, beneficient, known as benefactor of orphans, etc. Name of Anathapindaka, who bestowed the Jetavana vihara on the Buddha.

Tu Đạt Đa,須達多, Sudatta or Sudana (skt)—See Tu Đạt (2)

Tu Đạt Lê Xá Na,須達梨舍那, Sudarsana (skt)—Còn gọi là Thiện Kiến Thiên hay Thiện Quán Thiên, cõi Phạm Thiên thứ 16, và cõi Tứ Thiền Thiên thứ sáu—The heaven of beautiful appearance, the sixteenth Brahmaloka, and sixth of the fourth Dhyana—See Phạm Thiên, and Tứ Thiền Thiên (4)

Tu Đạt Nã,須達拏, Sudana (skt)—See Tu Đạt (1)

Tu Đạt Thiên,須達天, Sudrsas (skt)—See Thiện Hiện Thiên in Vietnamese-English Section

Tu Đắc Thiên Nhĩ: Một lối giải thích tương đương cho thiên nhĩ thông—Another equivalent interpretation for deva-ear—See Thiên Nhĩ Thông.

Tu Đính: To amend—To rectify.

Tu Đức: Tu đức qua công phu, ngược lại với bản tánh tốt—Power of goodness attained by practice, in contrast with natural capacity for goodness (Tánh đức).

Tu Già Đa,修伽多, Sujata (skt & p)—Người con gái của một điền chủ trong vùng Senani gần thị trấn Ưu Lâu Tần Loa trong thời Đức Phật còn tại thế, nay là làng Urel cách thị trấn Gaya 6 dậm trong quận Gaya thuộc tiểu bang Bihar trong vùng đông bắc Ấn Độ. Nàng Tu Già Đa phát tâm hứa sẽ dâng cúng cho vị thần cây đa cạnh nhà một bữa ăn cháo sữa nếu như nàng sanh được con trai. Lòng mong ước của nàng được mãn nguyện sau khi nàng hạ sanh một cháu trai. Nàng sai người hầu gái sửa soạn nơi cho cô đến lễ bái tạ ơn. Khi ra đến nơi, người gái thấy thái tử Sĩ Đạt Đa ngồi dưới gốc cây đa, tưởng Ngài là vị thần cây hiện ra để thọ nhận lễ vật, bèn chạy về thông báo cho Tu Già Đa. Tu Già Đa rất vui mừng, mang thức ăn đựng trong bát vàng đến cúng dường cho Ngài. Đây là bữa ăn duy nhất của Đức Phật trước khi Ngài chứng đạo giác ngộ sau 49 ngày ngồi thiền định dưới cội cây Bồ Đề tại làng Bồ Đề Đạo Tràng (Phật Đà Ca Da) trong tiểu bang Bihar, miền đông bắc Ấn Độ—Daughter of a land owner in the vilage of Senani near the small city of Uruvela during the Buddha’s time, present-day Urel village which is situated six miles from the city of Gaya in the Gaya district of the Bihar state in northeast India. Sujata made a promise to the God of the banyan tree near by that she would offer a meal of milk-rice to the God if she gave birth to a son. Her wish was fulfilled, the son was born, and she sent her maid to prepare the place for the offering. Her maid, finding Siddhartha sitting under the banyan, thought that he was the tree-God present in person to receive the offering. She brought the news to Sujata, who in great joy, brought the food in a golden bowl and offered it to him. This was the only meal of the Buddha previous to the night of his enlightenment after 49 days of his sitting meditation under the Bodhi-Tree which is located in the Budha-Gaya village in the Bihar state of northeast India.

Tu Già Đà,修伽陀, Sugata (skt)—Tu Già Đa—Tu Già Độ—Sa Già Đà—Tô Yết Đa—Sa Bà Yết Đa

1) Hảo Khứ: Người đi đúng đường—One who has gone the right way.

2) Thiện Thệ: Một trong những danh hiệu của Đức Phật—One of the Buddha’s titles.

3) Hoan Nghênh: Svagata (skt)—Welcome.

Tu Hành,修行, Carya (skt)

Video Di Tim Kho Bau (Thich Nhat Tu)

Video Triet Ly cua Phat (Thich Nhat Tu)

Video Hanh Trinh Tam Linh (Thich Nhat Tu)

(I) Nghĩa của Tu Hành—The meanings of “Cultivation”—Tu tập chánh pháp—Conduct—To observe and do—To cultivate—To practice—To mend one’s ways—To cultivate oneself in right practice—To lead a religious life.

(II) Tầm quan trọng của việc Tu Hành trong Phật Giáo—The importance of Practice in Buddhism:

1) Phật tử thường có truyền thống tôn Phật kính Tăng, và bày tỏ lòng tôn kính với xá lợi Phật, những biểu tượng tôn giáo như hình ảnh, tịnh xá hay tự viện. Tuy nhiên, Phật tử chẳng bao giờ thờ ngẩu tượng—It is traditional for Buddhists to honour the Buddha, to respect the Sangha and to pay homage the religious objects of veneration such as the relics of the Buddha, Buddha images, monastery, pagoda, and personal articles used by the Buddha. However, Buddhists never pray to idols.

2) Thờ cúng Phật, tổ tiên, và cha mẹ quá vãng đáng được khuyến khích. Tuy nhiên, chữ “thờ cúng” tự nó đã không thích đáng theo quan điểm của đạo Phật. Từ “Bày tỏ lòng tôn kính” có lẽ thích hợp hơn. Phật tử không nên mù quáng thờ phụng những thứ nầy đến nỗi quên đi mục tiêu chính của chúng ta là tu hành. Người Phật tử quỳ trước tượng Phật để tỏ lòng tôn kính đấng mà hình tượng ấy tượng trưng, và hứa sẽ cố gắng đạt được những gì Ngài đã đạt 25 thế kỷ trước, chứ không phải sợ Phật, cũng không tìm cầu ân huệ thế tục từ hình tượng ấy—The worship of the Buddha, ancestors, and deceased parents, are encouraged. However, the word “worship” itself is not appropriate from the Buddhist point of view. The term “Pay homage” should be more appropriate. Buddhists do not blindly worship these objects and forget their main goal is to practice. Buddhists kneel before the image of the Buddha to pay respect to what the image represents, and promise to try to achieve what the Buddha already achieved 25 centuries ago, not to seek worldly favours from the image. Buddhists pay homage to the image not because they are fear of the Buddha, nor do they supplicate for worldly gain.

3) Thực hành là khía cạnh quan trọng nhất trong đạo Phật. Đem những lời Phật khuyên dạy ra thực hành trong đời sống hằng ngày mới thực sự gọi là “tu hành.” Đức Phật thường nhắc nhở tứ chúng rằng Phật tử không nên tùy thuộc vào người khác, ngay cả đến chính Đức Phật, để được cứu độ. Trong thời Đức Phật còn tại thế, có nhiều đệ tử hay ngắm nghía vẻ đẹp của Phật, nên Ngài nhắc nhở tứ chúng rằng: “Các ông không thể nhìn thấy Đức Phật thật sự bằng cách ngắm nhìn vẻ đẹp nơi thân Phật. Những ai nhìn thấy giáo lý của ta mới thật sự nhìn thấy ta.”—The most important aspect in Buddhism is to put into practice the teaching given by the Buddha. The Buddha always reminded his disciples that Buddhists should not depend on others, not even on the Buddha himself, for their salvation. During the Buddha’s time, so many disciples admired the beauty of the Buddha, so the Buddha also reminded his disciples saying: “You cannot see the Buddha by watching the physical body. Those who see my teaching see me.”

(III) Lời Phật dạy về Tu Hành trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on Cultivation in the Dharmapada Sutra:

· Chuyên làm những việc không đáng làm, nhác tu những điều cần tu, bỏ việc lành mà chạy theo dục lạc, người như thế dù có hâm mộ kẻ khác đã cố gắng thành công, cũng chỉ là hâm mộ suông—He who applies himself to that which should be avoided, not cultivate what should be cultivated; forgets the good, but goes after pleasure. It’s only an empty admiration when he says he admires people who exert themselves in meditation (Dharmapada 209).

Tu Hành Chân Chánh Không Thể Nào Tự Khinh Mà Không Cố Gắng Hết Mình: To cultivate earnestly we cannot look down on ourselves and not to exert enough efforts.

Tu Hành Giáo Pháp Và Thiền Định: To practise the Dharma and meditation.

Khổ Hạnh,苦行, Ascetic Practice

Tu Hành Khổ Hạnh: Ascetic practices—Tu hành giới luật thanh tịnh thân tâm, có mười hai điều khổ hạnh—Practices of precepts to purify one’s body and mind. There are twelve ascetic rules:

1) Đầu chẳng đội mủ: Never wear a hat.

2) Chân không mang giày: Never wear shoes.

3) Không giữ tiền bạc; nếu có ai cho thì giải thích rồi trả lại: Never keep money; if people offer money because they don’t know, explain and return to them.

4) Mặc áo vá: Wearing patched robes.

5) Chỉ ăn đồ khất thực: Eating only begged food.

6) Ngày chỉ ăn một ngọ: Eating only a meal a day at noon time.

7) Không ăn thêm hay ăn sái giờ: Not to eat further food or eating in the afternoon.

8) Sống nơi yên tỉnh cô liêu: Living in secluded, solitary place.

9) Sống nơi trống trải: Living in the open.

10) Tham thiền dưới gốc cây: Meditating under a tree.

11) Sống bất cứ nơi nào: Living in whatever place.

12) Chỉ ngồi chứ không nằm: Sitting only, never lying down.

Tu Hành Kiên Cố: Firmness in observing Buddhist morality.

Tu Hành Lơ Là: To cultivate perfunctorily.

Tu Hành Thối Chuyển: Regressive cultivation—Nhứt niên Phật tại tiền, nhị niên Phật tại Tây Thiên, tam niên vấn Phật yếu tiền—In the first year of cultivation, the Buddha stands right before our eyes; the second year he has already returned to the West; third year if someone inquires about the Buddha or request recitations, payment is required before a few words are spoken or a few verses recited.

Tu Hành Tinh Tấn: To practice diligently.

Tu Hành Trụ: Trụ thứ ba trong thập trụ—Bodhisattva’s stage of conduct, the third of his ten stages.

** For more information, please see Thập Trụ.

Tu Hạnh Phổ Hiền: To practice the deeds of Samantabhadra—See Mười Đại Nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát.

Tu Hoặc,修惑, Tư Hoặc—Khi tu đạo dứt bỏ mọi nghi hoặc, mê muội tham, sân, si—Illusion, such as desire, hate, etc., in practice or performance, i.e. in the process of attaining enlightenment

** For more information, please see Tư Hoặc.

Tu Khổ Hạnh: Recluse—Ascetic practices—See Tu Hành khổ hạnh.

Tu Kiên,修堅, Tu hành kiên định—Firmness in observing or maintaining; established conviction, i.e. of the bodhisattva of the Differentiated Teaching, that all phenomena in essence are identical.

Tu La,修羅, Asura (skt)—A Tu La, loại quỷ thần thường đánh nhau với trời Đế Thích—Demons who war with Indra

Tu La Đạo,修羅道, A Tu La đạo (thường là kẻ hay kiếm chuyện gây gỗ), một trong lục đạo—Asura way, or destiny, one of the six paths

Tu La Quân,修羅軍, Quân binh của A Tu La, đánh nhau với trời Đế Thích—The army of Asuras, fighting on the asura battlefield against Indra

Tu La Tửu,修羅酒, Sura (skt)—Rượu Tu La, cũng được diễn dịch như là A Tu La Tửu nghĩa là “không có rượu.” Ý nói cái gì không hiện hữu—Wine, spirits, but it is also interpreted as asura wine, i.e. the non-existent.

Tu Là Chuyển Nghiệp:

Video Phuong Phap Chuyen Nghiep (Thich Nhat Tu)

Dù mục đích tối thượng của đạo Phật là giác ngộ và giải thoát, Đức Phật cũng dạy rằng tu là cội nguồn hạnh phúc, hết phiền não, hết khổ đau. i—Although the supreme goal of Buddhism is the supreme Enlightenment and liberation, the Buddha also taught that Buddhist practice is the source of happiness. It can lead to the end of human suffering and miseries.

Tu Lợi,修利, Surya (skt)—Tu Lợi Da

1) Mặt Trời: The sun.

2) Tên của một loài Dạ Xoa, nguời cai quản mặt trời: Name of a yaksa, the ruler of the sun.

Tu Lợi Da: See Tu Lợi (1).

Tu Luyện: To cultivate and to train.

Tu Ma Đề,須摩提, Sumati (skt)—Còn gọi là Tu Ma Đầu, Tàu dịch là Diệu Ý, Hảo Ý, biệt danh của cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà—Of wonderful meaning, or wisdom, the abode of Amitabha, his Pure Land.

Tu Ma Đề Trưởng Giả Kinh: Kinh Đức Phật giảng về vô thường sau cái chết của con trai gia đình trưởng giả Tu Ma Đề (sau khi con trai Tu Ma Đề trưởng giả trong thành Vương Xá chết, hai ông bà trưởng giả buồn rầu khôn xiết, nhân đó Phật thuyết Kinh Tu Ma Đề, nói về tất cả các pháp đều vô thường để khuyến dụ họ tu)—A sutra about the impermanence of life, preached by the Buddha after the death of Sumati’s son in Rajagaha.

Tu Ma Na,須摩那, Sumana (skt)—Còn gọi là Tu Mạn Na, là tên một loài hoa như hoa lài lớn rất thơm, cây cao từ 4 đến 5 bộ Anh, xòe ra xung quanh như cái lọng, bông màu vàng lợt—A plant 4 or 5 feet high with light yellow flowers, the great flowered jasmine.

Tu Mạn Na,須曼那, See Tu Ma Na

Tu Mi: Beard and eyebrows (man).

Tu Mi Nam Tử: A man—To be a man.

Tu Nhẫn: Bồ Tát tu tập thập hồi hướng và Trung Quán thấy rằng chư pháp, sự lý đều dung hòa nên sanh tu nhẫn—Bodhisattvas who practice the ten kinds of dedication and meditation of the mean, have patience in all things for they see that all things, phenomena and noumena, harmonize.

Tu Niết Mật Đà: Sunirmita or Nirmanarati (skt)—Tên của cõi trời hay chư Thiên Lạc Hóa—Heavens or devas of joyful transformation.

Tu Phật: To practise Buddha’s truth—Theo Thiền sư Dogen thì tu Phật là học lấy chính mình, học lấy chính mình là tự quên chính mình, tự quên chính mình là kinh qua vạn pháp, kinh qua vạn pháp là buông bỏ thân tâm mình và thân tâm của ngoại trần—According to Zen Master Dogen, to learn the Buddha’s truth is to learn ourselves, to learn ourselves is to forget ourselves, to forget ourselves is to be experienced by the myriad dharmas, to be experienced by the myriad dharmas is to let our body-and-mind, and the body-and-mind of external world fall away (Shobogenzo—Book 1 p. 34).

Tu Phiến Đa Phật: Susanta (skt)—Tên của Tu Phiến Đa Phật, một vị Phật cực kỳ thanh tịnh—A Buddha who is entirely pure, or very placid.

Tu Phước: Những cách thực hành khác nhau cho Phật tử, như thực hành bố thí, in kinh ấn tống, xây chùa dựng tháp, trì trai giữ giới, vân vân. Tuy nhiên, tâm không định tĩnh, không chuyên chú thực tập một pháp môn nhứt định thì khó mà đạt được nhất tâm. Do đó khó mà vãng sanh Cực Lạc—Sundry practices—Practices of blessing—Various practices for a Buddhist such as practicing charity, distributing free sutras, building temples and stupas, keeping vegeterian diet and precepts, etc. However, the mind is not able to focus on a single individual practice and it is difficult to achieve one-pointedness of mind. Thus, it is difficult to be reborn in the Pure Land.

Tu Sám,修懺, Phép tu sám hối (phát nguyện trì tụng sám hối mỗi ngày, hoặc trước tượng Phật làm lễ ăn năn sám hối. Trì tụng sám hối rồi phải ăn ở cho chân chính, không phạm ba nghiệp thân, khẩu, ý)—To undergo the discipline of penitence

Tu Sĩ: Monk—Priest.

Tu Sanh,修生, Do tu hành mà có được (tu chứng), khác với được nhờ tự nhiên pháp—That which is produced by cultivation, or observance

Tu Sở Đoạn,修所斷, Qua thực tập cắt đứt mọi ảo ảnh—To cut off illusion in practice or performance

Tu Tánh,修性, To cultivate the nature

Tu Tắt: Con đường dễ—Pháp môn Tịnh Độ dựa vào cả tự lực lẫn tha lực từ chư Phật và chư Bồ tát—Easy path of practice—The Pure Land method which relies on both self-power and other-power, the power and assistance of the Buddhas or Boddhisattvas.

Tu Tập,修習, To practice—To practice the path —To practice the Dharma—To cultivate—Cultivation


Video Toa Thien (Buddhist Meditation)

Video Breathing Meditation (Thich Nhat Hanh)

Video Living in the Present Moment (Thich Nhat Hanh)

Tu Tập Bát Thánh Đạo: To develop the Noble Eightfold Path—Theo Tương Ưng Bộ Kinh, Phẩm Tầm Cầu, Đức Phật đã dạy rằng để tu tập Bát Thánh Đạo, các Tỳ Kheo phải tu tập phát triển những pháp sau đây—In the Connected Discourses of the Buddha, Chapter Esanavaggo (Searches), the Buddha taught that in order to develop the Noble Eightfold Path the Bhikkhus should develop the followings:

(A) Tam Cầu—Three searches:

· Thắng Tri Tam Tầm Cầu: Direct knowledge of the three searches—See Tam Chủng Tầm Cầu.

· Liễu Tri Tam Tầm Cầu: Parinna (p)—Full understanding of the three searches.

· Đoạn Diệt Tam Tầm Cầu: Parikkaya (p)—The utter destruction of the three searches.

· Đoạn Tận Tam Tầm Cầu: Pahana (p)—The abandoning of the three searches.

 (B) Tam Kiêu Mạn—Three kinds of arrogance: 

· Thắng Tri Tam Kiêu Mạn: The direct knowledge of all three kinds of arrogance—See Tam Kiêu Mạn.

· Liễu Tri Tam Kiêu Mạn: The full understanding of all three kinds of arrogance.

· Đoạn Diệt Tam Kiêu Mạn: The utter destruction of all three kinds of arrogance.

· Đoạn Tận Tam Kiêu Mạn: The abandoning of all three kinds of arrogance.

(C) Tam Lậu Hoặc—Three taints:

· Thắng tri Tam Lậu Hoặc: The direct knowledge of all three taints—See Tam Lậu Hoặc.

· Liễu Tri Tam Lậu Hoặc: The full understanding of all three taints.

· Đoạn Diệt Tam Lậu Hoặc: The utter destruction of all three taints.

· Đoạn Tận Tam Lậu Hoặc: The abandoning of all three taints.

(D) Tam Hữu—Three kinds of existence:

· Thắng Tri Tam Hữu: The direct knowledge of all three kinds of existence—See Tam Hữu (B).

· Liễu Tri Tam Hữu: The full understanding of all three kinds of existence.

· Đoạn Diệt Tam Hữu: The utter destruction of all three kinds of existence.

· Đoạn Tận Tam Hữu: The abandoning of all three kinds of existence.

(E) Tam Khổ—Three kinds of suffering:

· Thắng Tri Tam Khổ: The direct knowledge of all three kinds of suffering—See Tam Khổ.

· Liễu Tri Tam Khổ: The full understanding of all three kinds of suffering.

· Đoạn Diệt Tam Khổ: The utter destruction of all three kinds of suffering.

· Đoạn Tận Tam Khổ: The abandoning of all three kinds of suffering.

(F) Tam Hoang Vu—Three kinds of barrenness:

· Thắng Tri Tam Hoang Vu: The direct knowledge of all three kinds of barrenness—See Tam Hoang Vu.

· Liễu Tri Tam Hoang Vu: The full understanding of all three kinds of barrenness.

· Đoạn Diệt Tam Hoang Vu: The utter destruction of all three kinds of barrenness.

· Đoạn Tận Tam Hoang Vu: The abandoning of all three kinds of barrenness.

(G) Tam Cấu Nhiễm—Three stains:

· Thắng Tri Tam Cấu Nhiễm: The direct knowledge of all three stains—See Tam Cấu Nhiễm.

· Liễu Tri Tam Cấu Nhiễm: The full understanding of all three stains.

· Đoạn Diệt Tam Cấu Nhiễm: The utter destruction of all three stains.

· Đoạn Tận Tam Cấu Nhiễm: The abandoning of all three stains.

(H) Tam Dao Động—Three kinds of troubles:

· Thắng Tri Tam Dao Động: The direct knowledge of three kinds of troubles—See Tam Dao Động.

· Liễu Tri Tam Dao Động: The full understanding of three kinds of troubles.

· Đoạn Diệt Tam Dao Động: The utter destruction of three kinds of troubles.

· Đoạn Tận Tam Dao Động: The abandoning of three kinds of troubles.

(I) Tam Thọ—Three Feelings:

· Thắng Tri Tam Thọ: The direct knowledge of three feelings—See Tam Thọ.

· Liễu Tri Tam Thọ: The full understanding of three feelings.

· Đoạn Diệt Tam Thọ: The utter destruction of three feelings.

· Đoạn Tận Tam Thọ: The abandoning of three feelings.

(J) Tam Khát Ái—Three Cravings:

· Thắng Tri Tam Khát Ái: The direct knowledge of three kinds of craving—See Tam Khát Ái.

· Liễu Tri Tam Khát Ái: The full understanding of three kinds of craving.

· Đoạn Diệt Tam Khát Ái: The utter destruction of three kinds of craving.

· Đoạn Tận Tam Khát Ái: The abandoning of three kinds of craving.

(K) Tứ Bộc Lưu—Four floods:

· Thắng tri Tứ Bộc Lưu: The direct knowledge of four floods—See Tứ Bộc Lưu.

· Liễu Tri Tứ Bộc Lưu: The full understanding of four floods.

· Đoạn Diệt Tứ Bộc Lưu: The utter destruction of four floods.

· Đoạn Tận Tứ Bộc Lưu: The abandoning of four floods.

(L) Tứ Ách Phược—Four bonds:

· Thắng Tri Tứ Ách Phược: The direct knowledge of four bonds—See Tứ Ách Phược.

· Liễu Tri Tứ Ách Phược: The full understanding of four bonds.

· Đoạn Diệt Tứ Ách Phược: The utter destruction of four bonds.

· Đoạn Tận Tứ Ách Phược: The abandoning of four bonds.

(M) Tứ Chấp Thủ—Four kinds of clinging:

· Thắng Tri Tứ Chấp Thủ: The direct knowledge of four kinds of clinging—See Tứ Chấp Thủ.

· Liễu Tri Tứ Chấp Thủ: The full understanding of four kinds of clinging.

· Đoạn Diệt Tứ Chấp Thủ: The utter destruction of four kinds of clinging.

· Đoạn Tận Tứ Chấp Thủ: The abandoning of four kinds of clinging.

(N) Tứ Hệ Phược—Four knots:

· Thắng Tri Tứ Hệ Phược: The direct knowledge of four knots—See Tứ Hệ Phược.

· Liễu Tri Tứ Hệ Phược: The full understanding of four knots.

· Đoạn Diệt Tứ Hệ Phược: The utter destruction of four knots.

· Đoạn Tận Tứ Hệ Phược: The abandoning of four knots.

(O) Ngũ Dục—Five cords of sensual pleasure:

· Thắng Tri Ngũ Dục: The direct knowledge of five cords of sensual pleasure—See Ngũ Dục.

· Liễu Tri Ngũ Dục: The full understanding of five cords of sensual pleasure.

· Đoạn Diệt Ngũ Dục: The utter destruction of five cords of sensual pleasure.

· Đoạn Tận Ngũ Dục: The abandoning of five cords of sensual pleasure.

(P) Ngũ Triền Cái—Five hindrances:

· Thắng Tri Ngũ Triền Cái: The direct knowledge of five hindrances—See Ngũ triền Cái.

· Liễu Tri Ngũ Triền Cái: The full understanding of five hindrances.

· Đoạn Diệt Ngũ Dục: The utter destruction of five hindrances.

· Đoạn Tận Ngũ Dục: The abandoning of five hindrances.

(Q) Ngũ Thủ Uẩn—Five aggregates subject

to clinging:

· Thắng Tri Ngũ Thủ Uẩn: The direct knowledge of five aggregates subject to clinging—See Ngũ Thủ Uẩn.

· Liễu Tri Ngũ Thủ Uẩn: The full understanding of five aggregates subject to clinging.

· Đoạn Diệt Ngũ Thủ Uẩn: The utter destruction of five aggregates subject to clinging.

· Đoạn Tận Ngũ Thủ Uẩn: The abandoning of five aggregates subject to clinging.

(R) Ngũ Hạ Phần Kết—Five lower fetters:

· Thắng Tri Ngũ Hạ Phần Kết: The direct knowledge of five lower fetters—See Ngũ Hạ Phần Kết.

· Liễu Tri Ngũ Hạ Phần Kết: The full understanding of five lower fetters.

· Đoạn Diệt Ngũ Hạ Phần Kết: The utter destruction of five lower fetters.

· Đoạn Tận Ngũ Hạ Phần Kết: The abandoning of five lower fetters.

 (S) Ngũ Thượng Phần Kết—Five higher fetters: 

· Thắng Tri Ngũ Thượng Phần Kết: The direct knowledge of five higher fetters—See Ngũ Thượng Phần Kết.

· Liễu Tri Ngũ Thượng Phần Kết: The full understanding of five higher fetters.

· Đoạn Diêt Ngũ Thượng Phần Kết: The utter destruction of five higher fetters.

· Đoạn Tận Ngũ Thượng Phần Kết: The abandoning of five higher fetters.

 (T) Thất Tùy Miên—Seven underlying tendencies: 

· Thắng Tri Thất Tùy Miên: The direct knowledge of seven underlying tendencies—See Thất Tùy Miên.

· Liễu Tri Thất Tùy Miên: The full understanding of seven underlying tendencies.

· Đoạn Diệt Thất Tùy Miên: The utter destruction of seven underlying tendencies.

· Đoạn Tận Thất Tùy Miên: The abandoning of seven underlying tendencies.

Tu Tập Căn Lành: To cultivate good roots.

Tu Tập Đạo Đức: Cultivation of morality.

Tu Tập Đạo Đức Và Tinh Thần: To cultivate moral and spiritual growths.

Tu Tập Lực,修習力, Lực đạt được qua quá trình tu tập—The power acquired by the practice of all good conduct—The power of habit

Tu Tập Một Mình: To ordain oneself

Tu Tập Thiền: Tu tập Thiền gồm có ba cấp và mỗi cấp có bốn cách—To practice meditation consists of three grades and each grade has four kinds, to make the total of twelve ways.

1-4) Tứ Thiền Sắc Giới: Rupadhatu (skt)—Four form-realm-meditations—Sắc Giới Thiền lấy Sắc Giới Thiên làm đối tượng—The four form-realm-meditations have the form-heaven as their objective—See Tứ Thiền Thiên.

5-8) Tứ Thiền Vô Sắc Giới: Arupadhatu (skt)—Four formless-realm-meditations—Vô Sắc Giới Thiền lấy Vô sắc Giới Thiên làm đối tượng. Theo truyền thuyết, Đức Phật tu tập Vô sắc thiền với Arada Kalama, một nhà tu khổ hạnh đã đạt được trạng thái Thức Vô Biên; và với Udraka Ramaputra, một nhà tu khổ hạnh khác đã đạt được trạng thái cao nhất là Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Cuối cùng Đức Phật đã vượt qua các thầy mình, và, không còn gì để học hỏi nữa, Ngài tự dấn bước trên con đường của mình, mặc cho những lời yêu cầu nồng hậu của hai nhà tu khổ hạnh kia, mời Ngài ở lại để dạy cho các đố đệ của họ—Four formless-realm-meditations have the formless heaven as their objective. It is a well-known fact that in the Buddha’s career he practiced the formless dhyana with Arada Kalama, and ascetic who attained the mental state of boundless consciousness, and Udraka Ramaputra, another ascetic who reached the highest stage of being neither conscious nor unconscious. Finally, the would-be Buddha surpassed his teachers and, having found no more to learn from them, went his own way in spite of their eager requests to stay and train their respective pupils—See Tứ Không Xứ.

9-12) Tứ Vô Lượng Thiền: Apramana-dhyana (skt)—Vô lượng thiền hoàn toàn giống như thiền của hệ thống Du Già. Vấn đề bên nào vay mượn bên nào, chúng ta không thể nói được. Cả hai đều mang chất Phật giáo—The measureless-meditations are exactly identical with those of the Yoga system. Which one is indebted to the other we cannot say. Both look quite Buddhistic—See Tứ Vô Lượng Tâm.

· Từ: Matri (skt)— Benevolence—Ban vui cho người—To give joy to others.

· Bi: Karuna (skt)—Mercy—Cứu khổ—To remove the suffering of others.

· Hỷ: Mudita (skt)—Cheerfulness—Vui sướng hạnh phúc—To keep oneself happy.

· Xả: Upeksa (skt)—Indifference.

Tu Tập Thiện Tâm: To cultivate a good heart—To plant a good heart.

Tu Thân,脩身, To improve oneself.

Video Tu Than va Tu Tam (Thich Nhat Tu)

Tu Thiền Lục Diệu Môn,修禪六妙門, Sáu cửa huyền diệu trong tu tập thiền định, đa phần là thực tập thở—The six mysterious gates or ways of practicing meditation, consisting mostly of breathing exercises

Tu Thiện,修善, Tu tập thiện pháp, đối lại với bẩm tánh thiện—To cultivate goodness—The goodness that is cultivated, in contrast with natural goodness

Tu Thiện Đề: Subhuti (skt)—See Tu Bồ Đề in Vietnamese-English Section.

Tu Thư: To write books.

Tu Tiên: Tu theo Lão giáo, nghĩa là luyện “Trường sanh.” Tuy nhiên, Phật tử chơn thuần chúng ta ai cũng biết rằng chư Tiên trên cõi trời đều có thọ mạng, khi hết phước báo vẫn phải trầm luân—To practice Taoism means to regard the preservation of the body and mind as an ideal, to be reborn in the Celestial realm with a definite life-span, once one’s blessings end one may be fallen down into the evil paths.

Tu Tánh,修性, Tu chỉnh rèn luyện thân tâm để trở về cái bản tánh thanh tịnh của chúng sanh (Phật tánh)—To cultivate the nature; the natural proclivity

Tu Tánh Bất Nhị Môn,修性不二門, Tu tính chẳng phải hai môn (tu là tu chỉnh rèn luyện thân tâm, tính là cái bản tính vốn thanh tịnh hay Phật tánh của chúng sanh, hai lẽ ấy chẳng khác nhau nên gọi là tu tính bất nhị môn)—The identity of cultivation and the cultivated

Tu Tỉnh: To improve—To mend one’s ways.

Tu Tịnh Độ Ít Bị Ma Cảnh Nhờ Có Thần Lực Của Chư Phật; Trái Lại, Người Tu Thiền Gặp Nhiều Ma Cảnh Vì Chỉ Nương Vào Tự Lực: Those who practice Reciting Amitabha Buddha’s name seldom encounter demonic occurrences owing to the Buddhas’ powers; Zen practitioners, on the contrary, face many demonic occurrences because they rely only on their strength (self-power).

Tu Viện: Nunnery—Convent—Monastery.

Tu Xuất: To abandon the Buddhist order.

Tú: Thêu trên vải—To embroider.

Tú Diệu: Nhị thập bát tú và thất diệu—The twenty-eight constellations and seven luminaries.

Tú Lợi Mật Đa,繡利密多, Suryamitra (skt)—Thần Mặt Trời—The sun-god

Tú Năng,秀能, Thần Tú và Huệ Năng, hai vị tổ của Phật Giáo Nam và Bắc Trung Hoa sau Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn—Shen-Hsiu and Hui-Neng, the two patriarchs of South and North Chinese Buddhism after the fifth patriarch Hung-Jen.

Video Huineng: Chan/Zen Master

Tú Phật,繡佛, Bức hình Phật được thêu trên vải—Embroidered picture of a Buddha

Tụ Đế,聚諦, Samudaya (skt)—Diệu Đế thứ nhì trong Tứ Diệu Đế, tức “tập đế,” hay khổ đau phiền não gây ra bởi dục vọng—The second of the four dogmas, that of “accumulation,” i.e. that suffering is caused by the passions—See Tứ Diệu Đế

Tụ Họp: Tụ tập—To cluster—To flock (meet—come) together—To assemble.

Tụ Mạt,聚沫, Thế giới hiện tượng hay các pháp vô thường được ví với bọt nước, có đó rồi mất đó—The phenomenal world likened to assemble scum, or bubbles

Tuần Án,巡案, Tuần hành và ghi nhận những than phiền trong tự viện—To patrol and receive any complaints

Tuần Binh: Soldier on patrol.

Tuần Canh: Người canh tuần hỏa hoạn về đêm—To patrol as night-watchman, or guarding against fire.

Tuần Dương Hạm: Cruiser.

Tuần Đơn: The ten days’ account in a monastery.

Tuần Đường,巡堂,

1) Canh tuần tự viện—To patrol, or circumambulate the hall.

2) Nhà Tăng—A monk’s halls:

a) Nhà Trụ Trì: Nơi uống trà và ngồi thiền—The tea hall.

b) Nhà Đại Chúng: Nơi họp chúng tụng niệm—The assembly hall.

c) Nhà Thủ Tọa: Nơi ngồi thiền—The meditating hall.

d) Nhà Duy Na: Nơi dùng vào các ngày Thánh Tiết—Room for supervisor of monks.

e) Nhà Tham Đầu: Nơi dùng cho khách Tăng—Room for guest monks.

f) Nhà Đô Tự: Nhà kho—The storage.

g) Nhà Thỉnh Khách Thiêu Hương: Nơi uống trà của khách Tăng—Tea Room for guest monks.

h) Nhà Sa Di: Nơi để các vị Sa Di tham vấn về thiền—Room for Sramanera or novice monks to ask and practice meditation.

Tuần Giáo: See Tuần Tích.

Tuần Hỏa,巡火, See Tuần Canh

Tuần Hoàn,循環, Pradaksina (skt)—Đi vòng vai phải hướng về đấng tôn quý—Moving around so that the right shoulder is towards the object of reverence—To circulate

Tuần Kiểm: Patrol and control.

Tuần Lễ: A week.

Tuần Liêu,巡寮, Tuần hành phòng ốc trong tự viện—To inspect all the buildings of a monastery

Tuần Nhật: Ten days.

Tuần Phòng: Patrol.

Tuần Phục: Submissive.

Tuần San: Weekly newspaper.

Tuần Sau: Next week.

Tuần Thám: Reconnaisance.

Tuần Thân Quán: Thân Niệm Xứ Quán—Thiền quán chi tiết về sự bất tịnh của thân (quán thân bất tịnh từ đầu tới chân, 36 bộ phận đều là bất tịnh), một trong tứ niệm xứ—The meditation which observes the body in detail and considers its filthiness, one of the four foundations of mindfulness.

Tuần Tích,巡錫, Tuần Giáo—Cầm gậy đi du hóa hay đi giảng đạo các nơi—To walk about with a metal staff, i.e. to teach

Tuần Tiểu: See Tuần Hành.

Tuần Tự: Theo thứ tự—To follow in order.

Tuất: Giờ Tuất từ 7 đến 9 giờ tối—The “Su” hour from 7 to 9 P.M.

Túc:

1) Chân: Foot—Leg.

2) Đầy đủ: Enough—Full.

3) Chỗ trú ngụ qua đêm: A halting place where one passes the night—Stay.

4) Xưa kia: Former—Early.

Túc Báo: Quả báo cảm ứng từ nghiệp nhân ở đời trước, hay hậu quả của những hành động trong tiền kiếp—The consequence of deeds done in former existence.

Túc Căn: Cội căn được vun trồng trong tiền kiếp—The root of one’s present lot planted in previous existence.

Túc Chấp: Bản chất thiện ác chấp trước từ đời trước và được lưu lại trong tâm cho đến đời nầy—The character acquired in a previous existence and maintained.

Túc Chấp Khai Phát: Quả hiện tại do những thiện căn đã gieo trồng từ trong tiền kiếp đến nay mới nẩy nở—The present fruition of the meritorious character developed in previous existence.

Túc Chỉnh: Grave and correct.

Túc Dạ: Nghỉ lại đêm trước trong các cuộc lễ—To stay the night, the previous night before any special services or ceremony.

Túc Diệu: Hai mươi tám chòm sao và thất đại hùng tinh—The twenty-eight constellations and seven luminaries.

Túc Duyên: Nhân duyên truyền lại từ tiền kiếp—Causation or inheritance from previous existence.

Túc Kỵ: Đêm trước ngày lễ thọ trai—The night before a fast day.

Túc Mạng: Tiền kiếp hay cuộc sống ở những đời trước (Phật cho rằng người đời đều có cuộc sống trong đời quá khứ, hoặc là trời, người, ngạ quỷ, súc sanh, lăn lóc luân hồi, đó là túc mệnh)—Previous life or lives.

Túc Mạng Lực: Khả năng của Phật, biết trước luân hồi sanh tử trong quá khứ—The Buddha-power to know all previous transmigrations.

Túc Mạng Minh: Tuệ giác nhìn thấy những điều kiện sanh tử trong tiền kiếp của mình và của người. Tuệ giác của một vị A La Hán—Insight into the mortal conditions of self and others in previous lives—The knowledge of the arhat of his own and other previous transmigrations.

Túc Mạng Thông: Purvanivasanusmrti (skt)—Một trong lục thông, khả năng nhìn thấy và nhớ lại tiền kiếp của mình và của người. Đây là trí huệ của một vị Phật—The Divine knowledge—One of the six transcendental powers, can remember past lives—Knowledge of former past lives of one’s own and of others—Buddha-knowledge of all forms of previous existence of self and others—See Lục Thông.

Túc Mệnh: See Túc Mạng.

Túc Mệnh Lực: Một trong Thập Lực của Như Lai—One of ten Buddha-powers—See Thập Lực (9).

Túc Mệnh Minh: See Túc Mạng Minh.

Túc Mệnh Thông: See Túc Mạng Thông.

Túc Mục,足目, Theo Keith trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Túc Mục là tên của vị Tiên nhân đầu tiên nói về thuyết Nhân Minh. Tác phẩm của ông gồm năm quyển—According to Keith in The Dictionary of Chinese Buddhist Terms, this is the name of Aksapada Gotama, to whom is ascribed the beginning of logic; his work is seen in five books of aphorism on the Nyaya

Túc Nghiệp: Nghiệp tiền kiếp—Former karma, the karma of previous existence.

Túc Nguyện: Nguyện vọng từ trong tiền kiếp—A vow made in a former existence.

Túc Nguyện Lực: Lực tác dụng của nguyện vọng vố có trong tiền kiếp—The power of an ancient vow.

Túc Nhân: Nghiệp nhân, cả thiện lẫn ác, đã gieo trồng từ nhiều đời trước—Good or evil cause in previous existence.

Túc Phúc: Phúc đức thiện căn đời trước hay phúc nghiệp tiền kiếp—Happy karma from previous existence.

Túc Tác: Những hành động hay tác nghiệp trong tiền kiếp—Deeds of a former life.

Túc Tác Ngoại Đạo: Một trong những giáo phái ngoại đạo tìm giải thoát bằng cách tự khổ hạnh để giải thoát những trừng phạt và chướng nghiệp tiền kiếp—One of the ascetic sect who sought release from penalties from the deeds of a former life by severe austerities now.

Túc Tập: Những tu tập, thực hành, thói quen, hay hành động trong tiền kiếp—The practices, habits or deeds of or inherited from former existence.

Túc Thế: Tiền kiếp hay việc sống chết của một đời hoặc nhiều đời trước—A former existence.

Túc Thiện: Những thiện căn gieo trồng trong tiền kiếp—Good deeds done in previous existence.

Túc Trái: Những nợ nần hay tội lỗi chưa trả trong tiền kiếp (tuy nhiên, chưa chuốc khổ quả, đến đời nầy mới thấy hiện ra các báo ứng, khổ dụng. Người ta thường nói “tiền oan túc trái,” nghĩa là những oan trái từ xưa, hay oán thù nợ nần năm cũ)—The unrepaid debts from or sins of former incarnations.

Túc Trú: Purva-nivasa (skt)—Nơi trú ngụ trong tiền kiếp—Former abidings or habitations.

Túc Trú Thông: Túc trú tùy niệm trí chứng thông—The Buddha knowledge of the former incarnations of himself and others.

Túc Trụ: Purva-nivasa (skt)—Nơi trú ngụ của những tiền kiếp—Former abidings, or habilitations.

Túc Trụ Tùy Niệm Trí Chứng Thông: Phật trí biết được tiền kiếp của chính mình và chúng sanh—The Buddha-knowledge of the former incarnations of himself and others.

Túc Trực: To attend at all time.

Túc Vương Hoa: Naksatra-raja-sankusumitabhijna (skt)—Một vị Bồ Tát trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa—King of the star-flower, a bodhisattva in the Wonder Lotus Sutra.

Túc Vương Hý: Naksatra-raja-vikridita (skt)—Túc Vương Hý là vua của chòm sao nhị thập bát tú, một loại tam ma địa trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa—The play of the star-king, or king of the constellations, one of the samadhi in the Lotus sutra.

Túc Ý: Ý nguyện từ trước—The former intention or vow.

Tục:

1) Trần tục: Common—Ordinary—Usual—Vulgar—Secular.

2) Tiếp tục: To continue—To join on—To add—Supplementary—A supplement.

Tục Danh: Nickname.

Tục Đế,俗諦, Thế đế—Samvrti-satya (skt)—Ordinary categories in contrast with categories of reality (chân đế)—Common or ordinary statement, as if phenomena were real—See Nhị Đế

Tục Giới: Giới dành cho Phật tử tại gia (ngũ giới hay bát giới, còn gọi là hữu lậu giới, đối lại với đạo cụ giới hay cụ túc giới của người xuất gia)—The common commandments for the laity, in contrast with commandments for monks and nuns.

Tục Hình,俗形, Vẻ trần tục của người tại gia—Ordinary appearance. (the laity)

Tục Lụy: Troubles of the world.

Tục Lưu,俗流, Những nguyên tắc hay tư tưởng trần tục, đối lại với sự chân thực—The common flow or run—Common principles, or axioms; normal unenlightened ideas, in contrast with reality

Tục Mệnh: Phép cầu đảo cho cuộc sống tiếp tục bằng Thần Phan Ngũ Sắc—Prayer for continued life, for which the flag of five colours is displayed.

Tục Mệnh Thần Phan: See Tục Mệnh.

Tục Ngã,俗我, Giả ngã (đối lại với chân ngã hay thực ngã) bao gồm ngũ uẩn—The popular idea of the ego or soul (false ego—giả ngã), composed of the five skandhas (this is to be distinguished from the true ego)

Tục Ngữ: Proverb.

Tục Nhân,俗人, Grhastha (skt)—Nga La Sa Tha—Người tu tại gia—An ordinary householder—An ordinary man—The laity

Tục Pháp Đế: The worldly truth, in contrast with the superior truth (Thắng pháp đế).

Tục Tằn: Rude—Rough—Coarse.

Tục Tỉu: Obscene.

Tục Trần,俗塵, Bụi bặm của phàm tục, nói về tất cả các việc của thế gian—Common dust, earthly pollution—The world

Tục Trí,俗智, Cái trí thiển cận của phàm phu hay thường trí, do bởi ảo tưởng tô vẻ làm mê mờ bản tâm (trí hiểu biết tục đế hay trí hữu lậu tạp nhiễm)—Common or worldly wisdom, which by its illusion blurs or colours the mind, blinding it to reality

Tục Truyền: Tradition.

Tuế: Vatsara (skt)—Năm—A year.

Tuế Dạ,歲夜, See Phân Tuế

Tuệ: Prajna or Jnana (skt).

1) Tác dụng phân biệt sự lý: Wisdom, discernent or understanding—The power to discern things and their underlying principles.

2) Quyết đoán nghi ngờ: The power to decide the doubtful.

3) Tuệ là sự cấu tạo của Chánh Kiến và Chánh Tư Duy: Right Understanding and Right Thought constitute wisdom.

4) Trí và tuệ thường có chung nghĩa; tuy nhiên thông đạt sự tướng hữu vi thì gọi là “trí.” Thông đạt không lý vô vi thì gọi là “tuệ.”—Prajna is often interchanged with wisdom. Wisdom means knowledge, the science of the phenomenal, while prajna more generally to principles or morals.

** For more information, please see Tam Huệ.

Tuệ Ấn: Trí Ấn—Trí tuệ của Như Lai khế hợp với thực tướng của các pháp, đó là quyết định không thay đổi—Wisdom sign or seal which never changes.

Tuệ Căn,慧根, Một trong ngũ căn, căn có thể quán đạt chúng sanh để nẩy sinh ra đạo lý—The root or organ of wisdom, one of the five organs

Tuệ Cự,慧炬, Ngọn đuốc trí tuệ—The torch of wisdom

Tuệ Đăng: Ngọn đèn sáng trí tuệ phá tan tối tăm hắc ám—The lamp of wisdom.

Tuệ Đăng Vương,慧燈王, Vị vua đã bố thí máu thịt mình để cứu người—A king who gave his flesh and blood to save the lives of others

Tuệ Giác: Panna (p)—Prajna (skt)—Huệ hay trí huệ Bát Nhã—Wisdom—See Bát Nhã, and Tuệ in Vietnamese-English Section.

Tuệ Giải,慧解, Trí tuệ có thể giải thích tất cả vạn hữu—The function of wisdom—To explain all things

Tuệ Giải Thoát,慧解脫, Các vị A La Hán chỉ đắc được tuệ chứng giải thoát, chỉ thích giác ngộ đạo lý, chứ không thích tác dụng công đức của sự việc, nên chỉ đoạn được kiến tư phiền não hay chướng ngại của trí tuệ vô lậu, chứ không lìa bỏ được chướng ngại của thiền định, ví như người thích truy cầu tìm hiểu chứ không thích hành trì—The escape by or into wisdom, i.e. of the arhat who overcomes the hindrances to wisdom or insight, but not the practical side of abstraction, better able to understand than to do

Tuệ Học,慧學, Một trong tam học, quán chiếu chân lý để cắt đứt phiền não—One of the three studies, the study of wisdom—See Tam Học

Tuệ Huyễn,慧幻, Trí tuệ và sự huyễn ảo—Wisdom-illusion—Wisdom conjuring, the kaleidoscope of wisdom

Tuệ Khả: Hui-K’o—See Huệ Khả.

Tuệ Khải,慧愷, See Huệ Khải

Tuệ Kiếm,慧劍, Trí tuệ có thể cắt đứt mọi phiền não nên gọi là kiếm huệ—The sword of wisdom which cuts away illusion

Tuệ Kiến,慧見, Sự thấy biết bằng trí tuệ—Wise view, or insight into wisdom, the views of wisdom.

Tuệ Kính,慧鏡, Trí tuệ có thể thấy mọi sự việc nên gọi là tuệ kính—The mirror of wisdom

Tuệ Lâm,慧琳, Hui-Lin—See Huệ Lâm

Tuệ Lực,慧力, See Huệ Lực

Tuệ Lưu,慧流, Dòng trí tuệ có khả năng tẩy sạch mọi cấu uế—The living stream of wisdom able to cleanse all impurity

Tuệ Mệnh: Wisdom-life—See Huệ Mệnh.

Tuệ Minh,慧明, Hsuan-Lang—See Huyền Lang

Tuệ Mục,慧目, Con mắt trí tuệ—The eye of wisdom

Tuệ Năng,慧能, Hui-Neng—See Huệ Năng

Tuệ Nghĩa,慧義, Hiểu biết thực nghĩa của chân lý bằng trí tuệ—The apprehension of the meaning of reality through wisdom

Tuệ Nghiệp,慧業, Thực hành thiện nghiệp bằng trí tuệ—Practical goodness resulting from wisdom—Undertaking and doing

Tuệ Nguyệt,慧月, See Huệ Nguyệt

Tuệ Nhãn,慧眼, Prajnacakshus or Jnanacakshus (skt)—Con mắt trí tuệ thấy vạn hữu giai không. Với con mắt nầy, Bồ Tát ném cái nhìn vào tất cả những cái kỳ diệu và bất khả tư nghì của cảnh giới tâm linh, thấy tận hố thẳm sâu xa nhất của nó—The wisdom eye that sees all things as unreal. With the wisdom-eye, a Bodhisattva takes in at a glance all the wonders and inconceivabilities of the spiritual realm to its deepest abyss.

Tuệ Nhẫn,慧忍, Tuệ nhẫn là một trong thập nhẫn—One of the ten kinds of patience, wisdom-patience

Tuệ Nhật,慧日, See Huệ Nhật

Tuệ Phược,慧縛, Sự trói buộc của ngu si mê muội làm vẩn đục gương sáng trí tuệ—The bond of ignorance and stupidity which fetters the wisdom mirror

Tuệ Quán,慧灌, Hui-Kuan—See Huệ Quán

Tuệ Siêu,慧超, Hui-Ch’ao—See Huệ Siêu

Tuệ Số: Trạng thái tâm, đối lại với tâm—Mental conditions in contrast to mind itself.

Tuệ Tạng,慧藏,

1) Luận Tạng ghi chép và giải thích về Tuệ Học—Wisdom-store, the Abhidharma Pitaka, which embodies the science of ascertaining the meaning of the sutras.

2) Tam Tạng Kinh Điển: The whole of the Tripitaka.

Tuệ Thân,慧身, Một trong ngũ phần pháp thân, là thân đã được thành tựu từ vô lậu trí tuệ—Wisdom body, one of the five divisions of the Dharmakaya, which is the embodiment of inherent wisdom

Tuệ Thọ: Tiếng các vị tỳ kheo lớn gọi các tỳ kheo nhỏ—A term to address to a monk by his superior.

Tuệ Tịnh,慧淨, Hui-Ching—See Huệ Tịnh

Tuệ Túc,慧足, Chân tuệ, một trong hai chân mà Đức Phật lấy để du hành khắp tam giới. Chân còn lại là “Phước Túc.”—The leg of wisdom, one of the two legs that the Buddha used to travel in the three worlds. The other is the leg of blessing or happiness

Tuệ Tư,慧思, See Huệ Tư

Âm lịch

Ảnh đẹp