10/08/2010 10:20 (GMT+7)
Số lượt xem: 125012
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Trà Am: Tên của một ngôi chùa cổ ở Huế, Trung Việt. Chùa Trà Am là nơi trụ cuối cùng của sư Viên Thành, tại chân núi Ngũ Phong, ấp Tứ Tây, làng An Cựu. Chùa được trùng tu và lợp ngói thay vì tranh vào năm 1937—Name of an ancient temple in Huế, Central Vietnam. Trà Am temple is the place where monk Viên Thành spent the end of his life. The temple was built in 1923 by Venerable Viên Thành. It is located at the foot of Mount Ngũ Phong, Tứ Tây hamlet, An Cựu village. In 1937, the temple was renovated, holding the same style but tile roof instead of thatched one.

Trà Củ Ma,茶矩磨, Hoa thơm, ở các vùng Tây Á và Trung Á, dùng để làm rượu thơm và để gọi hồn các vong linh—Fragrant flowers from Western or Central Asia for scenting wine, and for calling down the spirits.

Trà Diệp: Lá trà—Tea-leaves.

Trà Dư Tửu Hậu: Idle conversation after tea and wine

Trà Đồ Tha,茶闍他, Jadata (skt)

1) Lạnh: Coldness.

2) Ngu si: Stupidity.

3) Tính không tình cảm: Apathy.

Trà Thang,茶湯, Trà và nước nóng, dùng trong các buổi lễ cúng vong ở các tự viện—Tea and hot water, used as offerings to the spirits

Trà Tỳ: Burial or cremation.

Trác Ca La: See Chakra in sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Trác Ca La Sơn: Cakravala or Cakravada (skt)—Vòng núi Thiết Vi tạo thành ngoại biên của vũ trụ—The circle of iron mountains forming the pheriphery of the universe.

Trác Cú Ca: Chakoka or Cugopa (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển thì Trác Cú Ca là một vương quốc cổ thuộc Tiểu Bukharia, có lẽ bây giờ là Yerkiang, hay Karghalik ở khu vực Khotan—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Chakoka is an ancient kingdom and city in Little Bukharia, probably the modern Yerkiang, or perhaps Karghalik in the Khotan region.

Trác Táng: Debauched—Depraved.

Trác Tích,卓錫, Nơi các vị sư trụ trì (chỉ nơi cao truyệt)—Tall, or erect staves, i.e. their place, a monastery

Trác Tuyệt: Transcendent—Eminent.

Trách Mắng: To blame—To rebuke

Trạch:

1) Chọn Lựa—To pick—To select—To choose.

2) Trạch Pháp Giác Phần: Pravicara (skt)—Phần thứ nhì của Thất Bồ Đề Phần, giác phần hay sự phân biệt đúng sai—The second of the seven bodhyanga or dharmapravicara—Discrimination—The faculty of discerning the true from the false—See Thất Bồ Đề Phần.

3) Nhà: Residential part of a palace, or mansion, or residence.

Trạch Diệt,擇滅, Pratisamkhyanirodha (skt)—Một trong tam vô vi pháp—One of the three Asamskritas

· Niết bàn là diệt pháp do sức lựa chọn của chân trí: Nirvana as a result of the ability to discriminate the true from the false and elimination of desire by means of mind and will.

· Niết Bàn là sự đoạn diệt các tham dục xấu nhờ vào trí tuệ và ý chí: Nirvana is the annihilation of evil desires by means of the intellect and will.

· For more information, please see Tam Vô Vi Pháp.

Trạch Địa,擇地, Chọn địa điểm—To select a site

Trạch Lực,擇力, Khả năng phân biệt—The power of discrimination

Trạch Nhũ Nhãn,擇乳眼, Sữa trộn lẫn trong nước, mà chỉ uống sữa còn chừa nước lại như nga vương vậy—The power to choose the milk out of watered milk, leaving the water, as Hansaraja, the king of geese, is said to do.

Trạch Pháp Giác Chi,擇法覺支, The bodhyanga of discrimination—See Trạch (2)

Trạch Pháp Nhãn,擇法眼, The bodhyanga of discrimination—See Trạch (2)

Trạch Thức,宅識, Tên khác của A Lại Da Thức—Another name for Alaya-vijnana—See A Lại Da Thức

Trai: Uposatha (skt)—Thời Trai Thực—Ô Bổ Sa Tha có nghĩa là thanh tịnh, sau chuyển thành giới không ăn quá ngọ, sau đó lại chuyển thành giới không ăn thịt cá—Uposatha means abstinence or to purify by fasting, latter Uposatha means the ritual period for food, eating at or before noon; latter Uposatha has further meaning of abstinence from meat and fish.

Trai Bãi,齋罷, Trai Thối—Sau giờ ăn ngọ—After the midday meal

Trai Bản: Bản gỗ treo trước phòng ăn tự viện để báo giờ cơm—A wooden board (in place of a bell) in front of the dining hall, calling or informing to the midday meal.

Trai Chủ,齋主, Thí chủ cúng dường Tăng chúng đồ ăn—The donor of monastic food

Trai Chúc,齋粥, Cháo lỏng để ăn sáng, hay húp vào buổi tối—The midday and morning meals, breakfast of rice or millet congee, dinner of vegetarian foods

Trai Chung,齋鐘, Chuông báo đến giờ ăn (thường đánh 36 tiếng)—The bell, or drum, calling or informing to the midday meal (usually 36 strikes).

Trai Diên,齋筵, Cúng dường thức ăn đến Tam Bảo—Offerings of food to the Triratna.

Trai Đường,齋堂, Phòng ăn của tự viện—Abstinence hall, i.e. monastic dining hall

Trai Giới,齋戒, Thanh tịnh thân tâm hay đề phòng thân tâm lười biếng giải đãi, thí dụ như bát quan trai giới—Purification, or abstinential rules, e.g. the eight prohibitions—See Trai

Trai Hội,齋會, Hội chúng của Tăng Ni niệm chú trước khi thọ thực—An assembly of monks for chanting, with food provided, usually before eating.

Trai Nguyệt,齋月, Ba tháng ăn chay đặc biệt của Phật tử tại gia, tháng giêng, tháng năm và tháng chín (trong ba tháng nầy Phật tử nên trì trai giữ giới, giữ gìn lời ăn tiếng nói, cũng như hành vi cử chỉ, tránh làm việc ác, nên làm việc thiện, và luôn giữ cho tâm ý thanh sạch)—The three special months of abstinence and care for lay Buddhists, the first, fifth, and ninth month

Trai Nhật,齋日, Vegetarian Day

1) Trong đạo Phật, lý tưởng nhất vẫn là trường trai; tuy nhiên, việc trường trai rất ư là khó khăn cho Phật tử tại gia, nên có một số ngày trong tháng cho cư sĩ tại gia. Lý do ăn chay thật là đơn giản, vì theo lời Phật dạy thì tất cả chúng sanh, kể cả loài cầm thú đều quý mạng sống, nên để tu tập lòng từ bi, người Phật tử không nên ăn thịt. Những ngày trai lạt theo đạo Phật thường là mồng một, 14, 15, và 30 âm lịch—In Buddhism, ideally speaking, Buddhists should be lifetime vegetarians; however, this is very difficult for lay people. So certain days out of each month are denoted as a day not to eat meat. The reason behind this is simple. The Buddha taught that each sentient being, including animals, values life, so not to eat meat is to practice being compassionate. Vegetarian Days of the month are the first, the fourteenth, the fifteenth, and the thirtieth lunar calendar.

2) Ngày trai thất hay ngày cúng vong—Days of offerings to the dead, ceremonial days.

3) Ngày mà cư sĩ Phật giáo thọ bát quan trai trong một ngày một đêm: The day lay Buddhists strictly follow the eight commandments in one day and one night—See Bát Quan Trai Giới.

Trai Pháp,齋法,

1) Luật không được ăn sau giờ ngọ—The rule of not eating after noon.

2) Phép uy nghi của giáo đoàn: The discipline of the order, or the establishment.

Trai Tăng,齋僧, Cúng dường chư Tăng hay cúng dường thức ăn đến chư Tăng—To provide a meal for monks

Trai Thất,齋七, Trai thất hay lũy trai thất là giai đoạn bảy lễ, mỗi lễ cách nhau bảy ngày cho người vừa quá vãng cho đến hết thời gian 49 ngày (cứ mỗi bảy ngày lại làm lễ tụng kinh cúng vong một lần gọi là cúng trai thất, tới ngày mãn “Trung Ấm” tức là ngày thứ 49 mới thôi)—The seven periods of masses for the dead, during the seven sevens or forty-nine days after death

Trai Thời,齋時, Giờ ăn trong tự viện, đặc biệt là giờ ăn trưa, sau giờ đó Tăng Ni không được phép ăn bất cứ đồ ăn nào ( nhưng có thể uống chất lỏng)—The regulation hours for monastic meals, especially the midday meal, after which no food should be eaten; however, they can drink liquid

Trai Thực,齋食, Buổi ăn trưa của chư Tăng Ni; không ăn sau giờ ngọ, chỉ ăn thực phẩm chay, ngoại trừ những loại có mùi nồng như tỏi hành—The midday meal; not eating after noon; abstinential food, i.e. vegetarian food, excluding vegetables of strong odour, as garlic, or onion

Trai Trì,齋持, Trì trai giữ giới, thí dụ như thọ trai đúng thời—To observe the law of abstinence, i.e. food at the regulation times

Trai Trường,齋場, Nơi ăn hay phòng ăn của tự viện—A dining place in a monastery

Kinh Lịch,經歷, To experience—To spend

Trải Qua Hằng Sa Kiếp: Spent untold eons.

Trải Qua Thời Gian Lâu: Long time elapsed.

Trạm Nhiên,湛然, Vị tổ thứ chín của tông Thiên Thai—The ninth patriarch of the T’ien-T’ai School—Trạm Nhiên (717-782) là một đại học giả và là người phục hưng tông phái nầy, bấy giờ đang hồi suy yếu. Một trong những đồ đệ của ông, Đạo Toại là vị tổ kế tiếp và là thầy của Tối Trừng, tức Truyền Giáo Đại Sư, sáng tổ của tông Thiên Thai tại Nhật Bản—Chan-Jan (717-782), was a great scholar and the riviver of the school which was somewhat declining in later years. One of his pupils, Tao-Sui, was the next patriarch and the teacher of Saicho, or Dengyô Daishi, founder of the school in Japan.

Trang Hương,裝香, Để thêm nhang vào lư hương—To put incense into a censer

Trang Nghiêm,莊嚴, Alamkaraka (skt)—Dùng những thứ hay đẹp để làm đẹp cho đất nước hay quốc độ, hoặc dùng công đức làm đẹp cho bản thân. Trong cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà có 29 loại trang nghiêm khác nhau—Adornment—Ornament—Glory—Honour—To ornate—To adorn, e.g. the adornments of morality, meditation, wisdom, and the control of good and evil forces. In Amitabha’s paradise twenty-nine forms of adornment are described—See Nhị Trang Nghiêm

Trang Nghiêm Kiếp,莊嚴劫, Kiếp trang nghiêm huy hoàng trong đó hàng ngàn vị Phật nối tiếp nhau góp phần làm trang nghiêm (đại kiếp quá khứ trong ba đại kiếp của tam thế gọi là Trang Nghiêm Kiếp. Trong mỗi đại kiếp có 80 tiểu kiếp, mỗi tiểu kiếp đều thành lập bởi thành trụ hoại không. Trong 20 tiểu kiếp của trụ kiếp có 1000 vị Phật ra đời, mở đầu là Đức Hoa Quang Như Lai, kết thúc là Phật Tỳ Xá Phù)—The glorious kalpa (past) to which thousands of Buddhas, one succeeding another, bring their contribution of adornment.

Trang Nghiêm Kinh,莊嚴經, Vyuharaja-Sutra—An exposition of the principal doctrines of the Tantra school

Trang Nghiêm Môn,莊嚴門, Cổng trang nghiêm tâm linh, đối lại với hình tướng tu hành bên ngoài, như lễ lạc hay khổ hạnh—The gate or school of the adornment of the spirit, in contrast with external practices, ceremonies, asceticism, etc

Trang Nghiêm Vương,莊嚴王, Vyuharaja (skt)—Một vị Bồ Tát trong quyến thuộc của Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai—A bodhisattva in the retinue of Sakyamuni

Trang Nghiêm Vương Kinh,莊嚴王經, Vyuharaja sutra (skt)—Tên gọi tắt của Trang Nghiêm Vương Đà La Ni Chú, giáo thuyết căn bản của Mật giáo—An exposition of the principal doctrines of the Tantra school

Trảo Độc,爪犢, Trường Trảo Phạm Chí (của Độc Tử Bộ); người ta nói rằng những móng tay của ông ta là văn bản và tóc của ông ta là lời thuyết (trảo chương phát luận)—The long-nailed ascetic Brahmacari of the Vatsiputriyah; it is said that his nails were a treatise and his hair a discourse

Trảo Tháp,爪塔, Tháp thờ móng tay móng chân và tóc của Đức Phật do trưởng giả Cấp Cô Độc dựng lên. Đây là khởi thủy của việc dựng tháp trong đạo Phật—A stupa or reliquary, for preserving and honouring the nails and hair of the Buddha, said to be the first Buddhist stupa raised

Trảo Thượng: Trảo Độ—Theo Kinh Niết Bàn, số lượng đất mà mình có thể nhét vào đầu móng chân so với số lượng đất trên toàn thế giới, nó ít ỏi ví như sự hiếm hoi được tái sanh làm người hay được nhập Niết Bàn—According to the Nirvana Sutra, the quantity of earth one can put on a toe-nail, i.e. in proportion to the whole earth in the world, such is the rareness of being reborn as a human being, or according to the Nirvana Sutra, of attaining Nirvana.

Trảo Tịnh,爪淨, Trái cây, một trong năm loại “tịnh thực”—Nail “cleaned,” i.e. fruit, etc, that can be peeled with the nails, one of the five kinds of clean food

Trạo: See Trạo Cử.

Điệu Cử,掉擧, Những phiền não khiến cho tâm xao xuyến không an tĩnh—Restlessness—Ambitious—Unsettled

Điệu Hối,掉悔, Cái tâm bất mãn hay trạo cử và ăn năn hối hận, cùng với những phiền não khiến cho tâm không an tĩnh—Discontent and regret, ambition and ripening

Điệu Tán,掉散, Một trong năm triền cái. Ba nghiệp thân khẩu ý không trong sạch, thường thích lăng xăng huyên náo (Thân trạo là thích du chơi các trò hài hước, không ngồi yên tĩnh được lúc nào; khẩu trạo là thích ngâm nga ca hát, tranh cãi thị phi, làm những cuộc hý luận vô ích bằng những ngôn ngữ thế gian; ý trạo là tâm tính phóng dật, buông thả cho bám vào chư duyên)—One of the five hindrances, unsteady in act, word, and thought; unreliable

Trầm Đàn,沈檀, Agaru or Aguru (skt)—Cây trầm hương và chiên đàn hương—Sandalwood incense

Trầm Hương,沈香, Agaru (skt)—Aloe wood

Trầm Không,沈空, Rơi vào chấp không (Bồ Tát Đại Thừa ở thất địa vào cuối a tăng kỳ thứ hai chuyên tu tập vô tướng quán, trên không có Bồ Đề để mà cầu, dưới không có chúng sanh để mà tế độ. Các Bồ Tát độn căn khiếp nhược chấp trước vào “không tướng” nầy mà bỏ đại hạnh lợi mình lợi người, nên gọi là thất địa trầm không nạn)—To sink into emptiness, or uselessness

Trầm Lặng: Calm—Quiet.

Trầm Luân,沈淪, Universal suffering—To be overload with misfortune

Trầm Miên: Deep in sleep.

Trầm Minh,沈冥, Chìm trong biển sanh tử, tối tăm trong cõi vô minh—Sunk in the gloom of reincarnations and ignorance

Trầm Ngâm,沈吟, Pensive

Trầm Thủy Hương: Aguru (skt)—A Già Lư, một loại cây mà gỗ của nó được dùng làm nhang thơm để đốt (lõi chìm gọi là trầm hương, phần chìm một nửa là sạn hương, phần nổi trên mặt nước thì gọi là hoàng thục hương)—Lignum aloe tree the wood of which is used as incense.

Trân: Quý báu—Precious—Rare.

Trân Bảo,珍寶, A pearl—Jewel—Precious thing

Trân Châu,真珠, pearl

Trân Quý Những Hành Động Thiện Lành: Appreciate one’s wholesome actions.

Trân Trân: To remain motionless.

Trân Trọng: Trân quý như của báu—To esteem and treat as precious—Respectfully.

Trân Vực,珍域, Khu Vực quý báu, hay cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà—The precious region, or Pure Land of Amitabha

Trấn:

1) Thị trấn: A market town—A town.

2) Trấn giữ: To guard—To protect—To watch over.

Trấn Đầu Ca,鎭頭迦, Tinduka (skt)—Cây Hồng—The persimmon

Trấn Đầu Ca La: Hai loại trái cây—Two kinds of fruits.

1) Trấn Đầu: Thiện quả—Good fruit.

2) Ca La: Độc quả—Poisoned fruit.

Trấn Định Loạn Tâm: To calm one’s agitated mind.

Trấn Thủ:

1) See Trấn (2).

2) Vị Thần giữ chùa: A deity who guards or watchs over a monastery.

Trấn Tĩnh: To control oneself—To settle—To calm.

Trần: Guna (skt).

(I) Nghĩa của Trần—The meanings of “Guna”

1) Theo Phạn ngữ, guna có nghĩa là một yếu tố phụ, một phần phụ thuộc của ngũ đại, thí dụ như âm thanh là trần và lổ tai là căn: In sanskrit, guna means a secondary element, a quality, an attribute of the five elements, e.g. ether has sabda or sound for its guna and the ear for its organ.

2) Theo Hoa ngữ, trần có nghĩa là một nguyên tố thật nhỏ: In Chinese it means dust, small particles, molecules, atoms, exhalations. It may be interpreted as an atom, or as an active, conditioned principle in nature, minute, subtle.

3) Nói chung “trần” chỉ tất cả sự vật trong thế gian làm nhơ bẩn chân tính: Generally speaking defiling to pure mind; worldly; earthly, the world.

4) Trần có nghĩa là một đối tượng của giác quan hay đối tượng của tâm: Arammana (p)—Alambana (skt)—Also means an object of sense or object of the mind—See Lục Trần.

5) Trần còn có nghĩa là phạm vi, lãnh vực, sự thích thú của giác quan hay đối tượng giác quan: Visayo (p)—Vishaya (skt)—The realm, domain, or indulgence of the senses or an object of senses—See

(II) Phân loại “trần”—Categories of “guna”

1) Ngũ Trần: The objects of the five senses.

2) Lục Trần: The six objects—See Lục Trần.

Trần Ai,塵埃, Dust

Trần Biểu,塵表, Bên ngoài của thế giới trần tục hay giáo thuyết nhà Phật—Outside of the secular, i.e. the doctrine of Buddha

Trần Cảnh,塵境,

1) Bụi trần: Worldly dust.

2) Hoàn cảnh xung quanh: World—Environment.

3) Cái đối lại với tâm sở của lục trần như sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp (do trần cảnh tác động vào sáu căn mà làm cho mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân thể đụng chạm, và ý suy xét): The environment of the six gunas or qualities of sight, sound, smell, taste, touch, and thought.

Trần Cấu,塵垢, Tên gọi chung của phiền não (cảnh trần nhơ bẩn nhập vào căn làm cho thân tâm nhơ bẩn mà gây nên phiền não)—Material, or phenomenal defilement; the defilement of the passions

Trần Châu,塵洲, Các thế giới nhiều như những nguyên tử hay cát bụi—Worlds as numerous as atoms

Trần Dục,塵欲, Dục vọng liên hệ tới lục trần—The desires connected with the six gunas

Trần Duyên,塵緣, Cảnh của lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) là những sở duyên làm nhơ bẩn tâm tính; hay sự phối hợp giữa lục căn và lục trần, mà lục trần là yếu tố chính—The circumstances or conditions environing the mind created by the six gunas. Conditioning environment and natural powers in which environment plays a main role

Trần Đạo,塵道, Cõi uế độ (theo tông Hoa Nghiêm, trong từng hạt bụi của thập phương hư không đều có thế giới gọi là thế giới trần đạo, tức là ở mỗi đầu sợi lông đều có thế giới, có Phật)—The dusty path, the phenomenal world, or worlds

Trần Điểm Kiếp,塵點劫, Còn gọi là Kiếp Giọt Bụi—Một kiếp vô tận không thể tính đếm được (có hai loại: 3.000 trần điểm kiếp và 5.000 trần điểm kiếp)—A period of time as impossible of calculation as the atoms of a ground-up world, an attempt to define the indefinite

Trần Hương,塵鄕, Quê hương của lục trần hay cõi luân hồi sanh tử—The native place or home of the six gunas, i.e. that of transmigration

Trần Khí Dược,陳棄藥, Còn gọi là Hủ Lạn Dược, hay loại thuốc thối rữa (Các nhà cựu luật Nam Sơn dựa vào Tăng Kỳ Luật mà cho rằng đây là nước tiểu và phân)—Purgative medicines

Trần Lao,塵勞,Secular work, afflictions

1) Làm việc vất vả mệt nhọc: Worldly toil—Dusty toil—Secular work.

2) Tên khác của phiền não: Another name for illusion, the trouble of the world, the passions.

Trần Lụy:

1) Những khổ lụy của cuộc đời: Pains of life.

2) Nghiệp của dục vọng làm rối loạn tâm trí: The passion-karma which entangles the mind.

Trần Na,陳那, Dignaga, or Dinnaga (skt)

1) Tên một vị Bồ Tát, còn gọi là Đồng Thọ hay Vực Long, người miền nam Ấn Độ, sanh ra trong một gia đình Bà La Môn. Lúc đầu ngài tu theo Độc Tử Bộ (Vatsiputriya), rồi sau tự mình ngã theo giáo lý Đại Thừa. Lúc ngài lưu lại đại tu viện Na Lan Đà, ngài đã đánh bại lý luận của một nhà luận lý nổi tiếng Bà La Môn tên là Sudurjaya trong một cuộc tranh luận tôn giáo. Ngài cũng chu du đến Odivisa (Orissa) và Maharattha và có các cuộc tranh luận với các học giả ở đây. Ngài là một đại luận sư về Nhân Minh Chính Lý, vào khoảng từ năm 500 đến 550 sau Tây Lịch. Ngài là sơ tổ của tông Nhân Minh. Trong lịch sử luận lý học của Phật giáo, tên tuổi của Trần Na chiếm một vị trí nổi bật. Ngài là người sáng lập ra lý luận Phật giáo, được gọi là cha đẻ của luận lý học Trung cổ. Ngài được xem là tác giả của khoảng trên 100 bộ luận về luận lý học. Hầu hết các bộ luận nầy hiện còn được lưu lại qua các bản dịch chữ Hán. Theo Nghĩa Tịnh thì những bộ luận của Trần Na được dùng làm sách giáo khoa về lý luận vào thời của ông. Trong số các tác phẩm quan trọng của Trần Na có cuốn Tập Lượng Luận (Pramanana-samuccaya), tác phẩm vĩ đại nhất của ngài, Nhân Minh Nhập Chính Lý Luận (Nyaya-pravesa), và nhiều bộ khác: A native southern India, in a Brahmin family. He was the great Buddhist logician, around 500-550 A.D., founder of the new logic. In the history of Buddhist logic, the name of Dinnaga occupies a pre-eminent place. He is the founder of Buddhist logic and has been called the Father of Medieval Nyaya as a whole. He was first a Hinayanist Buddhist of the Vatsiputriya sect and later devoted himself to the teachings of Mahayanism. When he stayed at the Nalanda Mahavihara, he defeated a Brahmin logician named Sudurjaya in a religious discussion. He also toured the provinces of Odivisa (Orissa) and Maharattha, holding religious contests with scholars. Dinnaga is credited with the authorship of about a hundred treatises on logic. Most of these are still preserved in Chinese translations. I-Ch’ing says that Dinnaga’s treatises on logic were read as text-books at the time of his visit to India. Among the most important works of Dinnaga are the Pramanana-samucaya, his greatest work, theNyaya-pravesa, the Hetucakra-damaru, the Pramana-sastra-nyayapravesa, the Alambana-pariksa and several others.

2) Còn được biết như là bậc lướt thắng tất cả, đây cũng là danh hiệu của Đức Phật: He is also known as Jina, the victorious, the overcomer, a title of a Buddha.

Trần Na La,塵那羅, Dinara (skt)—Đồng tiền Đi Na của các xứ Trung Đông—A coin—A gold coin (used in the Middle-East countries)

Trần Sa,塵沙, Nhiều vô số kể như bụi trần và cát. Một trong ba mê hoặc mà Tông Thiên Thai lập ra gọi là trần sa, hay những chướng ngại mà Bồ Tát gặp phải trên đường giáo hóa chúng sanh nhiều vô số kể; còn có nghĩa là pháp môn mà Bồ Tát dùng để giáo hóa chúng sanh thông đạt có nhiều như cát bụi (nhưng chúng sanh tâm trí mê muội không thể thông đạt mà cứ tiếp tục lăn trôi trong luân hồi sanh tử)—Dust and sand, i.e. numberless as the atoms. T’ien-T’ai uses the term as one of the three illusions, i.e. the trial of the Bodhisattva in facing the vast amount of detail in knowledge and operation required for his task of saving the world—See Tam Hoặc

Trần Sa Hoặc,塵沙惑, Delusion of “dust and sand.

Trần Sát,塵刹, Gunaksetra (skt)

1) Vô số thế giới như vô số nguyên tử hay bụi trần: Innumerable worlds as innumerable atoms (dust).

2) Cõi nước: Field of qualities—Countries.

3) Tội lỗi: Certain sins.

Trần Thế,塵世, Worldly—Worldliness

Trần Tình: To make known of one’s feelings.

Trần Trần Sát Thổ,塵塵刹土,

1) Vô số quốc độ: Numberless lands.

2) Trong mỗi hạt vi trần, chứa cả một thế giới: In every grain, or atom, there is a whole realm.

Trần Trần Tam Muội,塵塵三昧, Trong một vi trần nhập vào nhất thiết tam muội gọi là trần trần tam muội (theo Kinh Pháp Hoa, trong một vi trần nhập vào tam muội, thành tựu nhất thiết vi trần định, mà vi trần đó cũng không tăng lên, đối với từng phổ hiện khó suy tính hết)—According to the Lotus Sutra, the samadhi in which, in a moment of time, entry is made into all samadhis.

Trần Tục: Human life—World.

Trần Võng: Lưới lục trần làm vướng mắc lục căn—The net of the six gunas, i.e. those connected with the six senses.

Trần Vọng,塵妄, Không sạch là trần, không thực là vọng; trần vọng ám chỉ tất cả cảnh giới sinh tử—Impure and false, as are all temporal things

Tri:

· Biết: Vijna (skt)—To know.

· Biết: Jnanam or Jnapti (p)—Knowing—Understanding—Learning—Apprehension.

Tri Ân,知恩, To be grateful

Tri Căn,知根,

1) Ngũ căn: Five organs of perception.

2) Bồ Tát biết rõ căn cội và khả năng của chúng sanh nên không còn sợ hãi—To know the roots or capacities of all beings as do Bodhisattva; therefore, they have no fear.

Tri Đạo: Người biết đạo cứu độ chúng sanh—One who knows the path to salvation.

Tri Đạo Giả,知道者, Người biết con đường cứu độ chúng sanh, một danh hiệu của Đức Phật—The one who knows the path to salvation, an epithet of the Buddha

Tri Điện: Vị Tăng chăm sóc điện thờ Phật—The warden of a temple—Supervisor of the Buddha Hall.

Tri Giả,知者, Thể của thần ngã trong thân thể con người có thể biết được sự vật—The knower, the cognizer, the person within who perceives

Tri Giác,知覺, Consciousness—Perception—Apprehension

Tri Hành: To know and to execute.

Tri Hô: To shout for help.

Tri Hữu: Close friend.

Tri Kỷ,知己, Friend in need

Tri Khách,知客, Vị Tăng coi về việc tiếp khách—The director of guests in a monastery—Guest supervisor

Tri Khố,知庫, Khố Đầu—Người trông coi kho của tự viện—The bursar of a monastery

Tri Khổ Đoạn Tập,知苦斷集, Biết được cái khổ của sống chết quả báo thì phải đoạn trừ các nhân duyên tạo ra các mối khổ—To know the dogma of suffering and be able to cut off its accumulation

** For more informatio, please see Tứ Diệu Đế.

Tri Kiến,知見, Nanam (p)—Jnana (skt)—Biết khi thấy—Wisdom—Knowledge—To know by seeing—The function of knowing—becoming aware—Intellection—Views—Doctrines

· Tri kiến: Trí thông thường của thế gian—Ordinary world knowledge.

· Biết: Trí tương đối: Knowledge of relativevity.

· Trí thù thắng: Transcendental knowledge.

Tri Kiến Ba La Mật,知見波羅蜜, Parajnaparamita (skt)—Trí Tuệ Bát Nhã—Wisdom paramita

Tri Kiến Bất Nhị: Advaya-jnatritva (skt)—Tri kiến không nghĩ đến nhị biên—Nondualistic knowledge (the knowledge without thinking of extremes)—The knowledge of non-duality.

Tri Kiến Phật: Buddha-jnana (p)—Tri kiến Phật hay sự hiểu biết thuần tịnh hay cái thấy của tánh giác—Buddha’s knowledge.

Tri Kiến Tâm Linh: Spiritual knowledge.

Tri Kiến Thanh Tịnh: Purification by Knowledge and Vision—See Tứ Thánh Quả (B).

Tri Kiến Thế Tục: Worldly knowledge.

Tri Kiến Trực Giác: Cintamaya-panna (p)—Intuitional knowledge.

Tri Kiến Vô Ngôn: Nonverbal knowledge.

Tri Lễ,知禮,

1) Biết nghi thức lễ lạc: Knowing the right modes of respect or ceremonial.

2) Tri Lễ tức ngài Pháp Trí Tôn giả, một danh Tăng vào thế kỷ thứ mười đời Tống. Người đời sau gọi ngài là đại sư Tứ Minh (tên của tự viện nơi ngài trụ trì). Sư là một đệ tử của tông Thiên Thai—Chih-Li, name of a famous tenth-century monk of the Sung dynasty, Ssu-Ming, so called after the name of his monastery, a follower of the T’ien-T’ai school.

Tri Liêu,知寮, Người trông nom phòng ốc trong tự viện—The warden of the monasterial abodes

Tri Luận,知論, Tên khác của Bát Nhã—Another name for the prajnaparamita

Tri Lực: Comprehension.

Tri Ngộ: Biết nhau và tiếp đãi nhau chu đáo—To know and to treat each other well.

Tri Nhứt Thiết Chúng Sanh Trí: Trí huệ Phật biết tất cả nghiệp của chúng sanh—The Buddha-wisdom which knows the karma of all beings.

Tri Nhứt Thiết Pháp Trí: Trí huệ Phật hiểu biết vạn hữu và phương cách cứu độ—The perfect understanding of omniscience regarding the laws of universal salvation—The Buddha-wisdom of knowing everything or method of salvation.

Tri Nhứt Thiết Thế Gian Trí: Toàn trí—The perfect understanding of omniscience regarding all living beings.

Tri Pháp:

1) Tri Pháp Hiển Giáo: Người biết được các nghĩa thâm sâu của kinh điển—In the exoteric sects, to know the deep meaning of the sutras.

2) Tri Pháp Mật Giáo: Người biết được sự tướng bí mật—In the esoteric sects, to know the mysteries.

Tri Quá: To know one’s fault.

Tri Sự,知事, Karmadana (skt)—Vị sư chăm sóc hết mọi sự trong tự viện, chỉ dưới quyền vị sư trụ trì—The director (manager) of affairs in a monastery, next below the abbot (whose office locates on the east side of the monastery)

Tri Sự Đầu Thủ: Tri sự và Đầu thủ, hai dịch Tăng trong tự viện—Two co-directors in a monastery, one on the east and the other on the west side of the monastery.

1) See Tri Sự.

2) See Đầu Thủ.

Tri Thế Gian,知世間, Lokavid (skt)—Lô Ca Bị—Người biết hết các pháp của thế gian, một trong mười danh hiệu của Đức Phật—One who knows the world, one of the ten characteristics of a Buddha

Tri Thức,知識,

1) Hiểu Biết: Knowledge—Learning—Perception—To know and perceive.

2) Những tư tưởng sai lạc của người chưa giác ngộ: False ideas produced in the mind by common or unenlightened knowledge.

3) Những người mình quen biết: A friend—An intimate—Acquaintance.

Tri Thức Bất Toàn: Imperfect intellection—Đức Phật dạy: “Vô minh bị chất chứa càng lúc càng nhiều them do bởi cái tri thức bất toàn từ vô thỉ là nguồn gốc của tâm.”—The Buddha taught: “Ignorance accumulated over and over again owing to imperfect intellection since the infinite past is the origin of the mind.”

Tri Thức Chúng,知識衆, A body of friends, all you friends

Tri Thức Hữu: Thiện hữu tri thức—Người bạn thân thiết có thể giúp chúng ta thông hiểu chân lý—A friend or an intimate who can help us to understand the truth—For more information, please see Thiện Hữu Tri Thức in Vietnamese-English Section.

Tri Thức Luận: Epistemological questions—Về tri thức luận, Phật giáo không bàn đến nhiều như các triết học khác. Đối với nguồn gốc của nhận thức, Phật giáo nhìn nhận có thế giới của cảm giác hay thế giới hiện lượng (Pratyaksa-pramana); thế giới của suy luận hay thế giới tỷ lượng (Anumana); thế giới của trực giác thuần túy hay thế giới thiền định (dhyana). Như vậy, các giác quan, lý tính và kinh nghiệm nội tại sẽ cung ứng cho nội dung của tri thức. Ngoài ra, bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể viện tới Thánh Giáo Lượng (Agama) tức ngôn ngữ được phát ra từ thế giới của giác ngộ viên mãn (Bodhi), nghĩa là ngôn ngữ của Phật, đấng giác ngộ—Concerning epistemological questions, Buddhism has much more to say than any other philosophy. As sources of cognition Buddhism recognizes the world of sensation (Pratyaksa-pramana), the world of inference (anumana) and the world of pure intuition (dhyana). Thus sense-data, reason and inner experience resulting from intuition will all provide the content of knowledge. Besides these we can appeal in every case to the Word that has been uttered from the world of perfect enlightenment (Bodhi), i.e., the Buddha (the Enlightened).

Tri Tình: To know the situation.

Tri Túc,知足,

· Biết đủ và thỏa mãn với những gì mình có ngay trong lúc nầy. —Satisfy with what we have at this very moment—

· Đức Phật tán dương cuộc sống đơn giản, cuộc sống đơn giản dẫn đến việc mở mang tâm trí con người. Chính vì thế mà Đức Phật luôn thuyết giảng sự lợi ích cho các thầy Tỳ Kheo về tri túc trên những món như sau: Y áo mà các thầy nhận được, dù thô hay dù mịn; đồ cúng dường hay thực phẩm các thầy nhận được, dù ngon hay không ngon; nơi ở mà các thầy nhận được, dù đơn sơ hay sang trọng. Ai mà mãn ý với ba điều trên đây có thể giảm được lòng ham muốn và đồng thời in sâu vào tâm khảm những thói quen của một cuộc sống đơn giản—The Buddha extols simple living as being more conducive to the development of one’s mind. Thus, the Buddha always preaches the self-contentment for the benefit of the Bhikkhus as follow: The robes or clothes they receive, whether coarse or fine; alms or food they receive, whether unpalatable or delicious; the abodes or houses they receive, whether simple or luxurious. Those who satisfy with these three conditions can reduce the desires, and at the same time develop the habits and values of simple living.

Tri Túc Thiên,知足天, Tusita (skt)—Đâu Suất Đà—Tầng trời Đâu Suất, cõi trời Tri Túc hay cõi Tịnh Độ của Đức Di Lặc, nơi mà chư Bồ Tát tái sanh vào trước khi sanh vào cõi Phật—The fourth Devaloka, Maitreya’s heaven of full knowledge, where all Bodhisattvas are reborn before rebirth as Buddhas

Tri Túc Viện: Nội điện của Tri Túc Thiên—The inner court of the tusita.

Tri Vô Biên Chư Phật Trí,知無邊諸佛智, Biết được trí vô biên của chư Phật hay biết những lời Phật dạy cũng như cách cứu độ chúng sanh—To have the infinite Buddha-wisdom (knowing the Buddha-worlds and how to save the beings)

Tri Vô Ngại Chư Phật Trí: Thông hiểu tri kiến Phật—The perfect understanding of omniscience regarding all Buddha wisdom.

Trí: Jnana or Buddhi (skt)—Nhã Na—Xà Na.

(I) Nghĩa của “Trí”—The meanings of “Jnana”

· Vidya (skt)—Kiến thức—Knowledge.

· Vijnana (skt)—Trí Huệ—Wisdom arising from perception or knowing—Mind—Wit.

· Jnana (skt)—Trí huệ Bát Nhã—Wisdom Paramita—Đối với đạo lý của hết thảy sự vật có khả năng đoán định phải trái chánh tà—Decision or judgment as to phenomena or affairs and their principles, of things and their fundamental laws.

· Đến hay đạt đến: To reach—To arrive.

· Ưu việt: Utmost—Perfect.

· Đôi khi khó mà vạch ra một cách rõ ràng sự khác biệt giữa Buddhi và Jnana, vì cả hai đều chỉ cái trí tương đối của thế tục cũng như trí siêu việt. Trong khi Prajna rõ ràng là cái trí siêu việt: The difference between Buddhi and Jnana is sometimes difficult to point out definitively, for they both signify worldly relative knowledge as well as transcendental knowledge. While Prajna is distinctly pointing out the transcendental wisdom.

(II) Những lời Phật dạy về “Trí” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Jnana” in the Dharmapada Sutra:

1) Ngu mà tự biết ngu, tức là trí, ngu mà tự xưng rằng trí, chính đó mới thật là ngu—A foolish man who knows that he is a fool, for that very reason a wise man; the fool who think himself wise, he is indeed a real fool (Dharmapada 63).

2) Người trí dù chỉ gần gủi người trí trong khoảnh khắc cũng hiểu ngay được Chánh pháp, chẳng khác gì cái lưỡi dù mới tiếp xúc với canh trong khoảnh khắc, đã biết ngay được mùi vị của canh—An intelligent person associates with a wise man, even for a moment, he will quickly understand the Dharma, as the tongue tastes the flavour of soup (Dharmapada 65).

3) Được uống nước Chánh pháp thì tâm thanh tịnh an lạc, nên người trí thường vui mừng, ưa nghe Thánh nhân thuyết pháp—Those who drink the Dharma, live in happiness with a pacified mind; the wise man ever rejoices in the Dharma expounded by the sages (Dharmapada 79).

4) Người tưới nước lo dẫn nước, thợ làm cung tên lo uốn cung tên, thợ mộc lo nẩy mực đo cây, còn người trí thì lo tự điều phục lấy mình—Irrigators guide the water to where they want, fletchers bend the arrows, carpenters control their timber, and the wise control or master themselves (Dharmapada 80).

5) Như ngọn núi kiên cố, chẳng bao giờ bị gió lay, cũng như thế, những lời hủy báng hoặc tán dương chẳng bao giời làm lay động người đại trí—As a solid rock is not shaken by the wind; likewise, the wise are not moved by praise or blame (Dharmapada 81).

6) Như nước hồ sâu, vừa yên lặng trong sạch, những người có trí tuệ sau khi nghe pháp, tâm họ cũng thanh tịnh và yên lặng—Water in a deep lake is clear and still; similarly, on hearing the Buddha teachings, the wise become extremely serene and peaceful (Dharmapada 82).

7) Người lành thường xa lìa mà không bàn đến những điều tham dục. Kẻ trí đã xa lìa niệm lự mừng lo, nên chẳng còn bị lay động vì khổ lạc—Good people give up all attachments, they don’t talk about sensual craving. The wise show neither elation nor depression; therefore, they are not affected by happiness or sorrow (Dharmapada 83).

8) Không vị tình thiên hạ, cũng không vị tình một người nào, người trí không làm bất cứ điều gì sai quấy: không nên cầu con trai, sự giàu có, vương quốc bằng việc sai quấy; không nên cầu mong thành công của mình bằng những phương tiện bất chánh. Được vậy mới thật là người đạo đức, trí tuệ và ngay thẳng—Neither for the sake of oneself, nor for the sake of another, a wise man does nothing wrong; he desires not son, wealth, or kingdom by doing wrong; he seeks his own success not by unjust means, then he is good, wise and righteous (Dharmapada 84).

9) Con thiên nga chỉ bay được giữa không trung, người có thần thông chỉ bay được khỏi mặt đất, duy bậc đại trí, trừ hết ma quân mới bay được khỏi thế gian nầy—Swans can only fly in the sky, man who has supernatural powers can only go through air by their psychic powers. The wise rise beyond the world when they have conquered all kinds of Mara (Dharmapada 175).

Trí Ba La Mật,智波羅蜜, Prajna-paramita (skt)—Paramita wisdom—See Trí Độ

Trí Bi,智悲, Trí Đức và Bi Đức, hai trong ba đức của Phật—All-knowing and all-pitying qualities of a Buddha, two of the three virtues or qualities of a Buddha

** For more information, please see Tam Đức (D).

Trí Biện,智辯,

1) Trí tuệ và khả năng biện biệt: Wisdom and dialectic power.

2) Sự biện biệt khôn ngoan: A wise discrimination.

3) Sự biện biệt bằng trí tuệ: Argument from knowledge.

Trí Cảnh,智境, Jnana-darpanna (skt)—Vật thể, hoàn cảnh hay điều kiện bên ngoài làm môi giới cho trí quán sát (trí là cái tâm năng quán, cảnh là pháp ở bên ngoài ta)—The objects ( or states, or conditions) of wisdom

Trí Chánh Giác: Buddha’s mind.

Trí Chân: Toàn chân—Perfect truth.

Trí Chiếu Sáng: Illuminated or enlightened intellect.

Trí Chử:

1) Búa hay chày trí tuệ: The wisdom hammer (búa).

2) Tên khác của Kim Cương chùy: Another name for the vajra or diamond club.

Trí Chứng,智證, Dùng thực trí mà chứng đắc niết bàn—Wisdom assurance—The wisdom which realizes nirvana

Trí Chướng (Sở Tri Chướng): Worldly wisdom is a hindrance to true wisdom.

Trí Cự,智炬, Ngọn đuốc trí tuệ (sự sáng suốt của trí tuệ giống như ngọn đuốc)—A torch of wisdom

Trí Diệu,智妙, Mật trí giúp phơi bày chân lý—Mystic knowledge which reveals spiritual realities

Trí Dục: Intellectual education (cultivation or culture).

Trí Đao:

1) Lưỡi kiếm trí tuệ: The sword of knowledge.

2) Trí tuệ của người tu sắc bén như lưỡi kiếm (có khả năng chặt đứt khổ đau phiền não): Knowledge like a sword.

Trí Đoạn,智斷, Trí đức và đoạn đức làm sáng tỏ chân lý và đoạn diệt phiền não—Mystic wisdom which attains absolute truth and cuts off misery

Trí Độ,智度, Prajna paramita (skt)—Độ thứ sáu trong lục độ Ba La Mật, trí huệ Ba La Mật có công năng đưa hành giả đến Niết Bàn—Wisdom which brings men to nirvana, the sixth of the six paramitas

Trí Độ Luận,智度論, Maha-Prajnaparamita Sastra (skt)—Đại Trí Độ Luận—Luận về Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa. Đây là một tác phẩm triết học nổi tiếng của Phật Giáo Đại Thừa—Sastra (Commentary) on the Prajna paramita sutra. It is a famous philosophical Mahayana work.

Trí Đức,智德, Trí và đức—Intellectual and virtue—Merit (potency) of perfect knowledge

Trí Giả,智者,

(I) Nghĩa của Trí Giả—The meaning of Knower:

1) Người trí: Knower—Wise man.

2) Trí Giả hay Trí Khải: Trí Giả hay Trí Khải, người sáng lập tông phái Thiên Thai bên Trung Quốc—Chih-Che or Chih-K’ai, founder of the T’ien-T’ai sect in China—See Trí Khải, and Thiên Thai Ngũ Thời Bát Giáo.

Trí Giáo: Toàn Giáo—Complete or perfect teaching.

Trí Giới,智界, Trí giới là lý trí tương đối, đối lại với lý giới—The realm of knowledge, in contrast with that of fundamental principles of law (Lý giới)

Trí Hải,智海, Tên của Hòa Thượng Trí Hải, người đã đôn đốc trùng tu chùa Quốc Ân vào năm 1805 với sự đóng góp 300 lạng bạc của Công Chúa Long Thành, chị vua Gia Long—Name of Most Venerable Trí Hải who supervised the reconstruction of Quốc Ân temple in 1805 through the contribution of Princess Long Thành, an elder sister of king Gia Long, who offered 300 ounces of silver.

Trí Hạnh Của Bậc Giác Ngộ: The knowledge of the enlightened.

Trí Hạnh Như Lai: The knowledge of Tathagata.

Trí Hỏa,智火, Ngọn lửa trí tuệ có công năng đốt cháy khổ đau phiền não—The fire of wisdom which burns up misery

Trí Hoặc,智惑, Trí tuệ và sự nghi hoặc—Wisdom and delusion

Trí Huệ: Jnana (skt)—Wisdom—See Trí Tuệ.

Trí Huệ Ba La Mật: Prajna-paramita (skt)—Wisdom-paramita.

1) See Bát Nhã.

2) Trí huệ Ba la mật là cửa ngõ đi vào hào quang chư pháp, vì nhờ đó mà chúng ta đoạn trừ tận gốc rễ bóng tối của si mê. Trong các phiền não căn bản thì si mê là thứ phiên não có gốc rễ mạnh nhất. Một khi gốc rễ của si mê bị bật tung thì các loại phiền não khác như tham, sân, chấp trước, mạn, nghi, tà kiến, đều dễ bị bật gốc. Nhờ có trí huệ Ba La Mật mà chúng ta có khả năng dạy dỗ và hướng dẫn những chúng sanh si mê. Để đạt được trí huệ Ba La Mật, hành giả phải nỗ lực quán chiếu về các sự thực vô thường, vô ngã, và nhân duyên của vạn hữu. Một phen đào được gốc vô minh, không những hành giả tự giải thoát tự thân, mà còn có thể giáo hóa và hướng dẫn cho những chúng sanh si mê khiến họ thoát ra khỏi vòng kềm tỏa của sanh tử—The prajna-paramita is a gate of Dharma-illumination; for with it, we eradicate the darkness of ignorance. Among the basic desires and passions, ignorance has the deepest roots. When these roots are loosened, all other desires and passions, greed, anger, attachment, arrogance, doubt, and wrong views are also uprooted. In order to obtain wisdom-paramita, practitioner must make a great effort to meditate on the truths of impermanence, no-self, and the dependent origination of all things. Once the roots of ignorance are severed, we can not only liberate ourselves, but also teach and guide fooloish beings to break through the imprisonment of birth and death.

3) For more information, please see Lục Độ Ba La Mật, and Trí Tuệ in Vietnamese- English Section.

Trí Huệ Bát Nhã: Prajna-paramita (skt)—Transcendental knowledge—See Trí Huệ Ba La Mật.

Trí Tuệ Hải,智慧海, Trí tuệ của Như Lai sâu rộng giống như biển—Buddha-wisdom deep and wide as the ocean

Trí Huệ Không Cấu Chướng: Unfettered knowledge.

Trí Tuệ Kiếm,智慧劍, The sword of wisdom

Trí Huệ Kiện Toàn: Perfect knowledge.

Trí Tuệ Lực,智慧力, Wisdom—Insight

Trí Tuệ Môn,智慧門, Cửa ngõ đi vào trí tuệ hay quyền trí là cửa vào thực trí—The gate of Buddha-wisdom which leads to all truth

** For more information, please see Nhị Trí Viên Mãn.

Trí Huệ Nhật: Jnana bhaskara (The sun of knowledge.

Trí Huệ Nhị Biên: Dualistic wisdom.

Trí Huệ Phật: Tathata-jnanabuddha (skt)—Buddha-wisdom—Great wisdom.

Trí Huệ Quán: Một trong ngũ quán của Đức Quán Thế Âm, dùng trí tuệ chân thực để quán sát lý thực tướng—One of the five types of meditation of Kuan-Shi-Yin, insight into reality.

** For more information, please see Ngũ Quán (3).

Trí Huệ Quang Minh: Wisdom or mental light.

Trí Tuệ Quang Phật,智慧光佛, Tên gọi tắt của Đức Phật A Di Đà (vì Đức Phật nầy có đủ trí huệ quang minh)—Wisdom Light Buddha, an abbreviated name for Amitabha Buddha

** For more information, Please see A Di Đà.

Trí Huệ Qui Ước: Conventional wisdom.

Trí Huệ Thù Thắng: Parama-panna (p)—Parama-prajna (skt)—Transcendental wisdom—Highest wisdom.

Trí Huệ Thủy: Trí huệ thủy có công năng gột rửa tất cả những uế trược của dục vọng—The water of wisdom, which washes away the filth of passion.

Trí Huệ Tối Hậu: Ultimate wisdom.

Trí Hữu Sư: Văn Tư Tu—Knowledge or wisdom that comes from listening to the dharma, reflection and cultivation.

Trí Khôn: Intelligence.

Trí Kiếm: Trí huệ Kiếm—Lưỡi kiếm trí huệ. Trí tuệ thanh tịnh, có khả năng cắt đứt dục vọng phiền não và dứt tuyệt sinh tử—The sword of wisdom, which cuts away passion and severs the link of transmigration.

Trí Kính,智鏡, The mirror of wisdom

Trí Lực,智力,

1) Trí Tuệ và Thần Lực: Knowledge and supernatural power.

2) Năng lực của trí tuệ: Power of knowledge.

3) Hành giả (tu thiền) có đủ năng lực xử

dụng mật trí: The efficient use of mystic

knowledge.

Trí Lý: Nguyên tắc toàn hảo hay luật căn bản—The utmost principle, the fundamental law.

Trí Mẫu,智母, Giác Mẫu hay bà mẹ sanh ra trí tuệ—Wisdom-mother—The mother of knowledge

Trí Mệnh: To risk (venture) one’s life.

Trí Môn,智門, Trí huệ Phật hay con đường dẫn đến giác ngộ Bồ Đề (bao gồm tất cả các đức tự lợi)—Wisdom gate, or Buddha-wisdom, or the way of enlightenment

** For more information, please see Nhị Môn (D).

Trí Môn Quang Tộ Thiền Sư: Zen master Kuang-Zuo-Zhi-Men—See Quang Tộ Trí Môn Thiền Sư.

Trí Na: Cina (skt)—Trung Hoa—China.

Trí Na Bộc Để: Cinapati (skt).

1) Vị chúa từ Trung Hoa được nói đến trong Tây Vực Ký: Lord from China, said in the Record of Western Lands to have been appointed by the Han rulers.

2) Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Cinapati là một vương quốc nhỏ nằm về phía tây bắc của Ấn Độ (gần Lahore bây giờ) mà dân chúng của vương quốc nầy đoan chắc rằng những vị vua đầu tiên của họ đến từ Trung Quốc: According to Eitel in the Dictionary of Chinese Buddhist Terms: A small kingdom northwest of India (near Lahore) the inhabitants of which asserted that their first kings had come from China.

Trí Não: Brain.

Trí Năng: Intellect.

Trí Năng Sâu Sắc: Intellectual discernment.

Trí Ngại,智礙, Sở Tri Chướng hay phiền não làm trở ngại trong việc đạt thành trí huệ Phật (vô minh làm trở ngại giác ngộ Bồ Đề)—Obstacles to attaining Buddha-wisdom (Original ignorance—Căn bản vô minh)

Trí Nghiễm,智儼, Vị Tổ thứ tư của trường phái Hoa Nghiêm, vào khoảng từ năm 600 đến 668 sau Tây Lịch dưới đời nhà Đường—Fourth patriarch of the Hua-Yen school around 600-668 A.D. during the T’ang dynasty

Trí Ngôn: Toàn ngữ hay những lời giải thích hoàn toàn—Perfect words, words of complete explanation.

Trí Nguyệt,智月, Jnanacandra (skt)

1) Trí tuệ sáng như ánh trăng: Knowledge bright as the moon.

2) Trí Nguyệt là tên của một vị thái tử người xuất gia trở thành một nhà sư vào khoảng năm 625 sau Tây Lịch: Jnanacandra, name of a prince of Karashahr who became a monk around 625 A.D.

Trí Nhàn Hương Nghiêm Thiền Sư: Zen Master Zhi-Xian—See Hương Nghiêm Thiền Sư.

Trí Nhãn,智眼,

1) Mắt trí tuệ (không phải mắt thịt): The eye of wisdom, not the flesh eye.

2) Trí là mắt nhìn để đạt tới chân lý: Wisdom as an eye to attain the truth.

Trí Nhân:

1) Người có trí hay người hoàn toàn: A perfect man.

2) Phật Thích Ca Mâu Ni: Sakyamuni Buddha.

Trí Nhớ: Mind—Memory.

Trí Nhớ Không Linh Mẫn: Failing memory.

Trí nhân Trí Quả: Wisdom now produces wisdom fruit hereafter.

Trí Pháp Thân: Cái trí như như rốt ráo của thủy giác—The Dharmakaya as wisdom, kinetic or active.

** For more information, please see Nhị Pháp Thân.

Trí Phân Biệt: Jnana (skt)—Analytical knowledge.

Trí Quả,智果, Trí quả hay giác ngộ Bồ Đề (loại diệu quả sinh ra do tu hành ở nhân địa)—The fruit of knowledge, or enlightenment

Trí Quang,智光, Jnanaprabha (skt)

1) Ánh sáng trí tuệ (trí tuệ có thể phá tan hôn ám): Having the light of knowledge.

Trí Quang Minh: See Trí Huệ Quang minh.

Trí Sa: Tisya (skt)—Đế Sa.

1) Một vị cổ Phật: An ancient Buddha.

2) Cha của ngài Xá Lợi Phất: The father of Sariputra.

Trí Siêu Việt: Prajan (skt)—Transcendental knowledge.

Trí Sơn,智山, Trí tuệ cao tuyệt như núi—The mountain of knowledge—Knowledge exalted as a mountain

Trí Tác Vi: Trí tác vi là trí làm chướng ngại cho sự thành tựu giác ngộ trong nhà Thiền—Intellection is knowledge that obstructs enlightenment in Zen.

Trí Tam Muội: Samaya wisdom—The characteristic of a Buddha’s or Bodhisattva’s wisdom.

Trí Tạng,智藏,

1) Trí tuệ quảng đại của Phật, bao hàm hết thảy chư pháp—The treasury of Buddha-wisdom.

2) Tên húy của Ngài Bất Không Tam Tạng: The posthumous title of Amogha—See Bất Không Tam Tạng.

Trí Tạng Tây Đường Thiền Sư: Zen master Zhi-T’sang-Hsi-T’ang—Thiền sư Trí Tạng Tây Đường sanh năm 735 tại Kiền Hóa, là đệ tử của Mã Tổ Đạo Nhất—Zen master Zhi-T’sang-Hsi-T’ang was born in 735 in Qian-Hua, was a disciple of Ma-Tsu-T’ao-Yi.

Trí Tha Tâm Thông: The Intuitive knowledge of the minds of all other beings.

** For more information, please see Tha Tâm Trí, Lục Thông, Ten Kinds of Wisdom, and Tứ Thập Bát nguyện.

Trí Thành,智城, Thành lũy của mật trí hay Phật quả—The city of mystic wisdom, Buddhahood

Trí Thân,智身, Prajnakaya (skt)—Trí tuệ viên minh được coi như là pháp thân của Phật, đây là một trong mười thân Phật—Wisdom-body, the Tathagata, one of the ten bodies of a Thus Come One

Trí Thủ,智手, Tay biết việc hay tay phải—The knowing hand or the right hand

Trí Thức,智識,

· Trí thức: Intellectual—Knowledge—Learning—Acquaintance.

· Trí và Thức: Jnana and Vijnana (skt)—Trí là sự vô chấp, còn thức là bị ràng buộc vào một thế giới bên ngoài của các đặc thù—Jnana is non-attachment, whereas vijnana is attached to an external world of particulars.

Trí Tích,智積, Jnanakara (skt)

1) Sự tích tụ trí huệ: Accumulation of knowledge.

2) Một vị Bồ Tát được nói đến trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Là con trưởng của Đại Thông Trí Thắng Như Lai. Trí Tích là quyến thuộc của Đức Đa Bảo Như Lai: A Bodhisattva mentioned in the Wonder Lotus Sutra (Aksobhya Prajnakuta). The eldest son of Mahabhijna. He is in the retinue of Prabhutratna.

Trí Tịnh: Jnana-pavana (skt)—Purifying knowledge.

Trí Tịnh Tướng:

1) Trí Tuệ và sự thanh tịnh: Wisdom and purity.

2) Trí thanh tịnh: Pure-wisdom aspect—Pure wisdom.

Trí Trí,

Trên Facebook

 

Âm lịch

Ảnh đẹp

Từ điển Online

Từ cần tra:
[Dịch văn bản]
Tra theo từ điển: