10/08/2010 10:20 (GMT+7)
Số lượt xem: 125102
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Luân: Cakra (skt)—Tra Yết La—Bánh xe—Wheel—Disc—Rotation—To revolve (v).

Luân Bảo,輪寶, Bánh xe báu của Chuyển Luân Thánh Vương, giúp ngài du hành các nơi để hàng phục chúng sanh. Có bốn loại bằng vàng, bạc, đồng và sắt—A Cakravatin’s wheel, either gold, silver, copper or iron, manifesting his rank and power

1) Kim Luân Vương: Cakravatin’s Gold Wheel.

2) Ngân Luân Vương: Cakravatin’s Silver Wheel.

3) Đồng Luân Vương: Cakravatin’s Copper Wheel.

4) Thiết Luân Vương: Cakravatin’s Iron Wheel.

Luân Chuyển,輪轉,

1) Xoay vòng: To rotate.

2) Luân Chuyển trong Ba Cõi Sáu Đường: Samsara (skt)—The turning of the wheel—Transmigration in the three realms and six ways.

3) Bánh Xe Luân Hồi: The wheel of transmigration.

4) Vòng sanh Tử: The round of existence.

Luân Duyên,輪緣, See Luân Mãn

Luân Đa Lợi Hoa:

1) Một loại ngọc quí thanh tịnh: A precious pearl that purifies.

2) Một loại hoa Luân Đa Lợi có mùi thơm: A specially fragrant flower.

Luân Đóa,輪埵, Vành tai tròn đầy, một trong những tướng hảo của Phật—Ears round and full, a mark of a Buddha

** For more information, please see Tam Thập Nhị Hảo Tướng Của Phật.

Luân Hoàn: To turn around.

Luân Hồi,輪廻, Samsara—To revolve—To turn around the wheel of life

WheelOfLife

Video Luan Hoi va Giai Thoat (Thich Nhat Tu)

Video Di Ve Dau (Thich Chan Tinh)


Luân Hồi Là Niết Bàn, Niết Bàn Là Luân Hồi: Reincarnation.

· Luân là bánh xe hay cái vòng, hồi là trở lại; luân hồi là cái vòng quanh quẩn cứ xoay vần: Reincarnation means going around as the wheel turns around.

· Thế giới nầy là Ta bà hay Niết bàn là hoàn toàn tùy thuộc vào trạng thái tâm. Nếu tâm giác ngộ thì thế giới nầy là Niết bàn. Nếu tâm mê mờ thì lập tức thế giới nầy biến thành Ta Bà—Whether the world is Samsara or Nirvana depends entirely on our state of mind. If our mind is enlightened, then this world is Nirvana; if our mind is unenlightened, then this world is Samsara.

· Với những ai biết tu thì ta bà là Niết Bàn, và Niết Bàn là ta bà: For those who strive to cultivate, samsara is Nirvana, Nirvana is samsara.

Luân Hồi Sanh Tử: Samsara (p & skt)— The cycle of births and deaths (birth, deah, and rebirth)—Luân hồi sanh tử trong đó chúng sanh cứ lập đi lập lại sanh tử tử sanh tùy theo nghiệp lực của mình—The state of transmigration or samsara, where beings repeat cycles of birth and death according to the law of karma.

Luân Lưu: In turn—By turns.

Luân Lý,倫理, Moral

Luân Lý Phật: The Buddha moral code

Luân Mãn: Luân Duyên—Vành xe hay vỏ xe—A felly or tire.

Luân Phúc: Căm xe—Wheel-spokes.

Luân Tạng,輪藏, Luân Tạng được xây giữa tầng tháp lớn với một cái trụ mở ra tám mặt, treo tất cả các bộ kinh lên đó, và làm bánh xe xoay vòng xung quanh, mỗi vòng quay là có công đức như đọc kinh (đây là phát kiến của Phó Đại Sĩ đời nhà Lương)—Revolving scriptures—A revolving stand with eight faces, representing the sacred canon—A praying wheel, the revolving of which brings as much merit to the operator as if he had read the whole scriptures.

Luân Tề,輪臍, Trục hay trung tâm bánh xe—The navel or hub of a wheel

Luân Thường: Morals.

Luân Tọa,輪座, Chỗ ngồi của vị Chuyển Luân Thánh Vương hay Phật—The throne of a Cakravatin or a Buddha

Luân Tướng: Vầng lọng trên đỉnh tháp, hoặc dưới chân của Chuyển Luân Thánh Vương hay Phật (vòng lộng thường có chín tầng gọi là cửu luân)—The wheel sign, on the top of a pagoda, or on the feet of a cakravartin or Buddha.

** For more information, please see Cửu Luân.

Luân Vi Sơn,輪圍山, Cakravala (skt)—Hai vòng núi đồng tâm tạo nên chu vi của thế giới—The double concentric circles of mountains forming the periphery of a world

Luân Viên Cụ Túc,輪圓具足, Mạn Đồ La như chiếc bánh xe (có đầy đủ vành, trục, nan hoa, tròn trịa đầy đủ), nói về công đức viên mãn của chư Phật không một chút khiếm khuyết (tập trung tất cả công đức chư Phật vào Mạn Đồ La để cho chúng sanh bước vào Phổ Môn)—A complete Mandala showing the Buddhas and others, symbolizing their works—A magic circle.

Luân Vương,輪王, Cakravartin (skt)

1) Tiếng Phạn là Chước Ca La Đại Cức Để Hạt La Xà hay Giá Ca Việt La—C(h)akravartin (skt).

2) Vị Chuyển Luân Vương vận chuyển luân bảo đi khắp nơi không trở ngại để hàng phục bốn phương—A ruler of the wheels of whose chariot roll everywhere without obstruction.

3) Vị quốc vương tối thượng cai trị thế giới—An emperor, a sovereign of the world, a supreme ruler.

4) Đức Phật với giáo thuyết phổ cập và pháp giới của Ngài—A Buddha whose truth and realm are universal (Buddha as universal spiritual king).

5) Dấu hiệu của Luân Vương là một cái dĩa gồm bốn thứ theo thứ tự—The symbol is the cakra or disc, which is of four kinds indicating the rank:

· Kim Luân Vương: Gold cakra.

· Ngân Luân Vương: Silver cakra.

· Đồng Luân Vương: Copper cakra.

· Thiết Luân Vương: Iron cakra.

**For more information, please see Luân Bảo.

Luận A Tỳ Đạt Ma Câu Xá: Abhidharmakosa-Bhasya-Sastra—Bộ Luận “Kho Tàng Pháp Bảo” được Ngài Thế Thân soạn vào thế kỷ thứ năm sau Tây lịch. Đây là bộ luận quan trọng nhất, giải thích đầy đủ về tông phái Nhất Thiết Hữu Bộ của Phật giáo Tiểu Thừa, được Ngài Huyền Trang dịch sang Hoa ngữ—The sastra of “Treasure Chamber of the Abhidharma” composed by Vasubandhu in the fifth century AD. This is the most important compilation of the Sarvastivada (Hinayana) teaching. It was translated into Chinese by Hsuan-Tsang.

Video Vasubandhu: The Brilliant Yogacara Thinker

Luận Biện Trung Biên: Madhyantavibhaga Sastra—Bộ Luận được Ngài Thế Thân soạn về Đức Phật Di Lặc—The sastra was composed by Vasubandhu on the Coming Buddha, Maitreya.

Luận Câu Xá: Abhidharma Kosasastra.

Luận Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo tánh Luận: Ratnagotravibhagamahayanottara sastra—Bộ Luận Do Nặc Na Ma Đề soạn về Như Lai tạng trong Phật giáo Đại Thừa—The sastra was composed by Ratnamati on the Tathagatagarbha in Mahayana Buddhism.

Luận Du Già Sư Địa: Yogacarabhumi Sastra—Bộ Luận được Ngài Di Lặc thuyết giảng và Ngài Huyền Trang dịch, nói về giáo lý căn bản của phái Du Già hay Duy Thức—The sastra was expounded by Maitreya and translated into Chinese by Hsuan-Tsang, about the doctrine of the Yogacara or Vijnanavada.

Video Yogacara Basic Doctrines

Luận Duy Thức Nhị Thập: Vimsatika Sastra—Bộ Luận được Ngài Thế Thân soạn về Giáo Lý Duy Thức—The sastra was composed by Vasubandhu on the General Teaching of Consciousness.

Luận Duy Thức Tam Thập Tụng: Trimsika Sastra—Bộ Luận được Ngài Thế Thân soạn về 30 câu kệ của giáo lý Duy Thức—The sastra was composed by Vasubandhu on the thirty stanzas of the Teaching of Consciousness.

Video Vasubandhu: The Brilliant Yogacara Thinker

Luận Đại Thừa Khởi Tín Luận: Mahayana-Sraddhotpada-Sastra, được Bồ tát Mã Minh soạn về lý thuyết và thực hành tinh yếu trong trường phái Đại Thừa—The sastra was composed by Asvaghosa, basic doctrines and practices in Mahayana.

Luận Đại Thừa tập Bồ tát Học: Siksasamuccaya Sastra—Bộ luận nói về giáo lý để tu tập Bồ Tát, được Ngài Pháp Xứng soạn—The sastra was composed by Dharmakirti about the doctrine and practices for Bodhisattvas.

Luận Đại Thừa Thành Nghiệp: Karmasiddhiprakarana sastra—Bộ Luận được Ngài Thế Thân soạn về những hành vi của nhân loại—The sastra was composed by Vasubandhu on human beings’ deeds.

Luận Đại Thừa Trang Nghiêm: Mahayana-sutra-lamkara—Bộ Luận được Ngài Vô Trước soạn về những câu kệ của Ngài Di Lặc—The sastra was composed by Asanga on Maitreya’s gatha (metrical hymn).

Luận Đàm: To converse.

Luận Điểm Phật Pháp: From the view point (point of view) of the Dharma.

Luận Gia: Sastra-writers—Interpreters—Philosophers.

Luận Giải: To comment and explain.

Luận Khởi Tín Đại Thừa: The treatise on the Awakening of Faith.

Luận Kim Cang Châm: Vajrasuci Sastra—Luận được soạn bởi Ngài Pháp Xứng, phê phán nghiêm khắc kinh Vệ Đà và địa vị tối thượng của Phạm Thiên—The sastra was composed by Dharmakirti, seriously criticized about the Veda sutra and the supreme position of Braham in Hinduism.

Luận Nghị,論議, Upadesa (skt)—Luận về bộ kinh thứ 12 trong số 12 bộ kinh Phật—Dogmatic treatises, the twelve and the last section of the canon.

Luận Nhiếp Đại Thừa: Mahayanasamgraha Sastra—Bộ Luận được Ngài Vô Trước soạn về Phật Giáo Đại Thừa—The sastra was composed by Asanga on the Mahayana Buddhism.

Luận nhân Minh Nhập Chánh Lý: Nyayapravesa Sastra—Bộ Luận được Ngài Do Thương Kiết La Chủ soạn, nói về Luận Lý học—The sastra was composed by Sankarasvamin, written on “Introduction to Logic.”

Luận Phật Địa Kinh: Buddhabhumisutra-sastra—Bộ Luận chú giải về Kinh Phật Địa, được Ngài Thân Quang Đẳng soạn và Ngài Huyền Trang dịch sang Hoa ngữ—The sastra explained the Buddhabhumi Sutra, composed by Bandhuprabha. It was translated into Chinese by Hsuan-Tsang.

Luận Sa Môn Bất Kính Vương Giả: Ordained Buddhists do not have to honor royalty—Thời vua An Đế nhà Tấn, vua xa giá từ Giang Lăng đến Giang Tây, quan Trấn Nam là Hà Vô Kỵ yêu cầu Đại Sư Huệ Viễn đích thân xuống núi nghinh tiếp đức vua. Đại sư lấy cớ đau yếu, khước từ không bái yết. Đến năm Nguyên Hưng thứ hai, quan Phụ Chánh Hoàn Huyền lại gởi cho Đại sư Huệ Viễn một văn thơ, trong đó có nhiều lý luận bắt buộc hàng Sa Môn phải lễ bái quốc vương. Đại sư soạn văn thư phúc đáp và quyển “Sa Môn Bất Kinh Vương Giả Luận” gồm 5 thiên được thành hình để hồi âm. Triều đình xem xong rất lấy làm nể trọng và phải chấp nhận quan điểm của ngài—During the time of Emperor An Đế, the emperor traveled from the Giang Lăng region to Jiang-Tsi; the Great General of the North named Hà-Vô-Kỵ requested the Great Master to descend the mountain to welcome the Emperor. The Great Master used the excuse he was ill and weak to decline this request. Then the second year of Nguyên Hưng reign period, Magistrate Hoàn Huyền once again sent the Greta Master another document. In it this magistrate gave many reasons why Buddhist Monks must bow and prostrate to the emperor. In response, the Great Master wrote a letter and the book with five volumes titled “Ordained Buddhists Do Not Have To Honor Royalty.” After the imperial court reviewed his writing, they highly repsected im and had no choice but to honor his views.

**For more information, please see Huệ Viễn.

Luận Sớ,論疏, Phần giảng giải và phê bình Luận Tạng—Sastras with commentary

Luận Sư,論師, See Luận Gia

Luận Tạng,論藏, Abhidharma-Pitaka (skt)—A Tỳ Đạt Ma Tạng—Ưu Bà Đề Xá Tạng (Upadesa)—

Luận Tạng là một trong ba tạng kinh điển. Luận Tạng bao gồm phần giải thích và biện luận kinh điển hay những lời Phật dạy. Luận Tạng đầu tiên được mọi người công nhận là của ngài Đại Ca Diếp, một đệ tử của Phật biên soạn, nhưng mãi về sau nầy mới hoàn thành. Bộ Luận tạng Hoa Ngữ gồm ba phần—Thesaurus of discussions or discourses, one of the three divisions of the Tripitaka. It comprises the philosophical works. The first compilation is accredited to Maha-Kasyapa, disciple of Buddha, but the work is of a later period. The Chinese version is in three sections:

1) Đại Thừa Luận: The Mahayana Philosophy.

2) Tiểu Thừa Luận: The Hinayana Philosophy.

3) Tống Nguyên Tục Nhập Tạng Chư Luận (960-1368 sau Tây Lịch): The Sung and Yuan Addenda (960-1368 AD).

Luận Thành Duy Thức: Vijnaptimatratasddhi-sastra—Bộ Luận do Ngài Hộ Pháp Đẳng soạn về Tông phái Du Già và A Lại Da Thức—The sastra was composed by Dharmapala on the explanation about Yogacara and Alaya Consciousness.

Video Yogacara Basic Doctrines

Luận Thập trụ Tỳ Bà Sa: Dasabhumika-Vibhasa-Sastra—Bộ Luận bàn về Thập Địa Phẩm, một chương quan trọng nhất trong Kinh Hoa Nghiêm, nói về hai giai đoạn đầu của quả vị Bồ Tát, đã tạo ảnh hưởng rất lớn với sự phát triển của các trường phái Tịnh Độ Trung Hoa. Cưu Ma La Thập dịch sang Hoa ngữ—The sastra was composed by Nagarjuna, discussed and explained the course of the development (ten stages) of a bodhisattva, one of the most important chapter in Avatamsaka Sutra, was the doctrinal basic of the early Chinese Pure Land schools. It was translated into Chinese by Kumarajiva.

Luận Thuyết,論說, Argumentation

Luận Tông,論宗, Tông phái Tam Luận—The Madhyamaka school of the San-Lun (Sanron)—The Abhidharma or sastra school

Luận Trí Độ: The Perfection of Wisdom Treatise.

Luận Trung Quán: Madhyamaka Sastra (skt)— The Treatise on the Middle way or the Guide-Book of the School of the Middle Way—
Video Nagarjuna: Founder of Mahayana Buddhism
Bộ Trung Luận do Bồ Tát Long Thọ soạn, nhấn mạnh vào giáo lý Trung Đạo, giáo lý căn bản của trường phái Trung Quán của Phật giáo Đại thừa Ấn Độ. Theo Trung Quán, nghĩa chân thật của Tánh Không là Phi Hữu hay không thực chất—The sastra was composed by Nagarjuna. It stressed on the teaching of the Middle Way, the basic teaching of the Madhyamika school of the Indian Mahayana Buddhism. According to the Madhyamaka Sastra, the true meaning of Emptiness (Sunyata) is non-existence, or the nonsubstantiveness.

Luận Vãng Sanh: Rebirth Treatise—Commentary on the Longer Amitabha Sutra—Treatise on the Pure Land.

Luật: Vinaya or Uparaksa (skt)—Tiếng Phạn là Ưu Bà La Xoa hay Tỳ Ni, dịch là “luật” hay “giới luật.” Tên khác của Ba La Đề Mộc Xoa, tức là những quy luật của cuộc sống trong tự viện. Đây cũng là một trong ba tạng kinh điển. Người ta nói Ngài Ưu Ba Ly đã kết tập đầu tiên—Disciplines—Law—Rule—Other name for Pratimoksa, sila, and upalaksa. The discipline, or monastic rules; one of the three divisions of the Canon, or Tripitaka, and said to have been compiled by Upali—See Pratimoksa, and Vinaya in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Luật Biến Đổi: The law of transformation.

Luật Hành: Sự thi hành giới luật—The discipline in practice, to act according to the rules.

Luật Lệ: Rules and regulations.

Luật Nghi,律儀, Luật pháp và quy tắc cho phép người Phật tử thuần thành hành động đúng trong mọi hoàn cảnh (pháp điều tiết thân tâm để ngăn ngừa cái ác gọi là luật, pháp giúp thích ứng với phép tác chân chính bên ngoài gọi là nghi)—Rules and ceremonies, an intuitive apprehension of which, both written and unwritten, enables devotees to practice and act properly under all circumstances

Luật Nghi Giới,律儀戒, Phần đầu trong Tam Tụ Tịnh Giới—The first of the three collections of pure precepts—See Tam Tụ Tịnh Giới (1)

Luật nhân Quả: Karma law—The law of causality—Law of Cause and Effect.

Luật Nhân Quả Hiển Nhiên Không Thể Nghi Ngờ Hay Nghĩ Bàn: The truth of the law of Cause and Effect is self-evident, beyond doubt and inconceivable.

Luật Phái,律派, Trường phái Luật tông—The discipline branch or school—See Luật Tông

Luật Pháp,律法, The laws or methods of the discipline; rules and laws

Luật Sám,律懺, Phép sám hối mà giới luật đã trình bày—Repentance and penance according to the rules

Luật Sư,律師, Vị thầy giỏi giải thích về giới luật, nghĩa là biết được sự hành trì của luật, khéo giải thích khiến người nghe dễ hiểu và hành trì theo—Master and teacher of the rules of the discipline

Luật Tạng,律藏, Bộ tạng Luật, một phần trong ba bộ kinh điển—The Vinaya-pitaka, one of the three divisions of the Canon, or Tripitaka—See Vinaya in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section

Luật Thiên Nhiên: Natural Law.

Luật Thiền,律禪, Hai tông phái Luật tông và Thiên tông—The two schools of Discipline and Intuition

Luật Thiện Kiến Tỳ Bà Sa: Samantapasadika-Vinaya—Bộ Luật nói về những giới luật cho các Tăng sĩ thuộc phái Thượng Tọa Bộ, được Ngài Tăng Già Bạt Đà La dịch ra Hán tự—The Vinaya-Pitaka stressed on moral codes for the monks and nuns in the Theravada. It was translated into Chinese by Samghabhadra.

Luật Thừa,律乘, Cỗ xe giới luật, hay tông phái của giới luật. Giáo thuyết dạy về tu hành giải thoát bằng cách hành trì giới luật, hay nương theo tạng luật để tu hành giải thoát—The Vinaya-vehicle, the teaching which emphasizes the discipline

Luật Tông,律宗, Vinayisme (skt)—The Vinaya school—Luật Tông là một nhánh Phật Giáo thoát thai từ phái Hóa Địa Bộ (Mahishasaka) và trở thành một bộ phận lớn của nhóm Sthavira, được sư Dharmagupta, người Tích Lan thành lập. Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng người đầu tiên sáng lập ra Luật Tông tại Ấn Độ chính là ngài Ưu Ba Ly, một trong mười đệ tử lớn của Đức Phật. Ngài nổi tiếng với tác phẩm Luật Tứ Phần. Luật tông phát triển nhiều nhất ở miền nam Ấn Độ. Luật Tông là trường phái mà chủ thuyết dựa vào luật nghi tu hành của cuộc sống trong tự viện, một trường phái Phật giáo lớn của Trung Quốc và Nhật, nhấn mạnh đặc biệt việc tuân thủ nghiêm ngặt các qui tắc được Luật tạng đề ra. Tại Trung Quốc, Luật tông được ngài Đạo Tuyên sáng lập vào đời nhà Đường (theo tông nầy thì người ta chỉ cần tinh chuyên hành trì giới luật là được giải thoát, vì giữ giới trì luật mà sanh định, nhờ định mà sanh huệ). Văn bản chính yếu của phái nầy là “Tứ Phần Luật” —Vinaya school, or Discipline school, or Dhammaguttika literally means “protector of the teaching;” Buddhist school belonging to the larger grouping of Sthaviras. Developed out of the Mahishasaka school. It was founded by the Sinhalese monk Dhammagupta and was prevalent primarily in Southern India. However, Buddhist scholars believe that the founder of the school was Upali, one of the ten great disciples of the Buddha. He is known as the author of the “The Discipline of Four Divisions.” Vinaya School emphasizes the monastic discipline, a major school of Buddhism in China and Japan that primarily stresses strict observance of the rules laid down in the Vinaya-pitaka. The school was founded in China by T’ao-Hsuan of the T’ang dynasty. The main text of this school is the Four Parts of “Vinaya-Pitaka.”—See Luật Tứ Phần

Luật Tứ Phần: Dharmaguptaka-Vinaya—Bộ Luật Phật giáo, gồm 250 giới Tỳ Kheo và 348 giới Tỳ Kheo Ni. Bộ Luật được các Ngài Phật Da Xá và Trúc Phật Niệm dịch sang Hán tự—Buddhism vinaya contains 250 rules for monks and 348 for nuns. It was translated into Chinese by Buddhayasas and Chu-Fo-Nien—See Luật Tông.

Luật Tướng: Pháp tướng của giới luật—The discipline or its characteristics.

Luật Tỳ Kheo: Luật dành riêng cho Tỳ Kheo trong tịnh xá, riêng biệt cho chư Tăng và chư Ni—Monastic disciplinary text included in the Vinaya and preserved in separate version for monks and nuns—For more information, please see Pratimoksa in Pali/Sanskrit Section.

Luật Tỳ Kheo Ni: See Pratimoksa in Pali/Sanskrit Section.

Lục Ái Thân: Tanha-kaya (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu ái thân—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six groups of craving:

1) Sắc Ái: Craving for sights.

2) Thanh Ái: Craving for sounds.

3) Hương Ái: Craving for smella.

4) Vị Ái: Craving for tastes.

5) Xúc Ái: Craving for touches.

6) Pháp Ái: Craving for mind-objects.

Lục Ba: The six paramitas—See Lục Độ Ba La Mật.

Lục Ban Thần Túc: Còn gọi là Lục Thoại (Thụy) hay sáu điềm lành xuất hiện khi Đức Phật thuyết Kinh Pháp Hoa, vì do thần cảnh thông của Phật xuất hiện ra nên gọi là thần túc—The six supernatural signs—See Lục Thoại.

Lục Báo: Six retributions—Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Tám, Đức Phật đã nhắc nhở ngài A Nan về Lục Báo như sau: “Ông A Nan! Chúng sanh vì lục thức tạo nghiệp, bị chiêu lấy ác báo theo sáu căn ra.”—In the Surangama Sutra, book Eight, the Buddha reminded Ananda about the six retributions as follows: “Ananda! Living beings create karma with their six consciousnesses. The evil retributions they call down upon themselves come from the six sense-organs.”

1) Kiến Báo—Retribution of Seeing:

2) Văn Báo—Retribution of Hearing:

3) Khứu Báo—Retribution of Smelling:

4) Vi Báo—Retribution of Tasting:

5) Xúc Báo—Retribution of Touching:

6) Tư Báo—Retribution of Thinking:

Lục Bát Hoằng Thệ,六八弘誓, The forty-eight great or surpassing vows of Amitabha—See Tứ Thập Bát Nguyện

Lục Bất Cung Kinh Pháp: Six kinds of disrespect—See Sáu Không Cung Kính Pháp.

Lục Bộ Đại Thừa Kinh,六部大乘經, Sáu bộ kinh mà Đại Sư Từ Ân đã chọn cho Pháp Tướng tông—The six works chosen by master Tz’u-En as authoritative in the Dharmalaksana school

1) Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh: The Flower Adornment Sutra.

2) Giải Thâm Mật Kinh:

3) Như Lai Xuất Hiện Công Đức Trang Nghiêm Kinh:

4) A Tỳ Đạt Ma Kinh: Abhidharma Sutra.

5) Lăng Già Kinh: Lankavatara Sutra.

6) Đại Thừa Mật Nghiêm Kinh: Kinh Hậu Nghiêm.

Lục Cảnh,六境, Sáu cảnh đối lại với lục căn nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là cảnh trí, âm thanh, vị, xúc, ý tưởng cũng như thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và tâm phân biệt—The six objects—The six objective fields of the six senses of sight, sound, smell, taste, touch and idea or thought; rupa, form and colour, is the field of vision; sound of hearing, scent of smelling, the five flavours of tasting, physical feeling of touch, and mental presentation of discernment

Lục Căn,六根,

(A) Nghĩa của Lục Căn—The meanings of the six senses—Sáu căn—The six organs (faculties)—The six roots of sensations—The six indriyas:

1) Mắt: Eye.

2) Tai: Ear.

3) Mũi: Nose.

4) Lưỡi: Tongue.

5) Thân: Body.

6) Ý: Mind.

** For more information, please see Lục Cảnh—Lục Nhập—Lục Tình—Lục Trần—Lục Xứ.

(B) Lục Căn là những đối tượng của Thiền Tập—The six senses are objects of meditation practices—Theo Tỳ Kheo Piyananda trong Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo, bạn phải luôn tỉnh thức về những cơ quan của giác quan như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và sự tiếp xúc của chúng với thế giới bên ngoài. Bạn phải tỉnh thức về những cảm nghĩ phát sinh do kết quả của những sự tiếp xúc ấy—According to Bikkhu Piyananda in The Gems Of Buddhism Wisdom, you must always be aware of the sense organs such as eye, ear, nose, tongue and body and the contact they are having with the outside world. You must be aware of the feelings that are arising as a result of this contact.

· Mắt đang tiếp xúc với sắc: Eye is now in contact with forms (rupa).

· Tai đang tiếp xúc với thanh: Ear is now in contact with sound.

· Mũi đang tiếp xúc với mùi: Nose is now in conatct with smell.

· Lưỡi đang tiếp xúc với vị: Tongue is now in contact with taste.

· Thân đang tiếp xúc với sự xúc chạm: Body is now in contact with touching.

· Ý đang tiếp xúc với những vạn pháp: Mind is now in contact with all things (dharma).

Lục Căn Công Đức,六根功德, Công năng thành tựu của lục căn—The powers of the six senses (the achievement by purification of their interchange of function)

Lục Căn Ngũ Dụng,六根五用, Dùng một căn thay thế cho căn khác, hoặc là chỉ dùng một căn để thay thế cho tất cả các căn khác, đây là Phật lực—Substitution of one of the organ for another, or the use of one organ to do the work of all the others, which is a Buddha’s power

Lục Căn Nhân: Theo A Tỳ Đàm của tông Câu Xá, có sáu căn nhân trong thuyết nhân quả—According to the Abhidharma of the Kosa School, there are six chief causes in the Theory of Causal Relation.

1) Năng Tác Nhân: Karana-hetu (skt)—Năng tác nhân là yếu tố dẫn đạo trong sự phát sinh một hậu quả—The active cause as the leading factor in the production of an effect.

2) Câu Hữu Nhân: Sahabhu-hetu (skt)—Câu hữu nhân là loại nhân mà trên hai yếu tố luôn luôn cùng hành sự với nhau—The co-existent cause, more than two factors always working together.

3) Đồng Loại Nhân: Sabhaga-hetu (skt)—Là loại nhân trợ giúp những nhân khác cùng loại với nó—The similar-species cause, a cause helping other causes of its kind.

4) Tương Ưng Nhân: Saprayukta-hetu (skt)—Là loại nhân xuất hiện bất cứ lúc nào, từ bất cứ động lực nào, đối với bất cứ sự kiện nào, trong bất cứ cơ hội nào, và trong bất cứ trường hợp nào—The concomitant cause, appearing at any time, from any motive, with regard to any fact, on any occasion and in any environment.

5) Biến Hành Nhân: Sarvatgrata-hetu (skt)—Là nhân luôn luôn liên hệ với những tà kiến, hoài nghi hay vô minh, tạo ra tất cả những sai lầm của con người—The universally prevalent cause, a cause always connected with wrong views, doubts or ignorance which produces all the errors of men.

6) Dị Thục Nhân: Vipaka-hetu (skt)—Là nhân tạo ra kết quả của nó trong một đời sống khác, như khi những thưởng phạt nhận lãnh được trong trong đời kế tiếp sau khi chết—The cause ripening in a different life, a cause which produces its effect in a different life, as when retributions are obtained in the life after death.

Lục Căn Nhân Tứ Trợ Duyên: Bảy mươi lăm pháp trong A Tỳ Đàm của Câu Xá Tông, dù phân ly, đều liên kết nhau trong thế giới hiện thực. Hiện tượng nầy được cắt nghĩa bằng lý thuyết tương quan nhân quả hay thuyết về mười nhân, trong đó có sáu căn nhân và bốn trợ duyên—The seventy-five elements mentioned in the Abhidharma of the Kosa School, though separate from one another, are found linked together in the actual world. This phenomenon is explained by the theory of causal relation or combination, sometimes called the Doctrine of the Ten Causes, in which six Chief Causes (hetu) and four Sub-causes (pratyaya) are assumed.

(A) Lục Căn Nhân—The Six Chief Causes—See Lục Căn Nhân.

(B) Tứ Trợ Duyên: The Four Sub-causes—See Tứ Trợ Duyên.

Lục Căn Ô Nhiễm: Six impure faculties—See Lục Căn Thanh Tịnh.

Lục Căn Sám Hối,六根懺悔, Sám hối tội lỗi của lục căn—A penitential service over the sins of the six senses

Lục Căn Thanh Tịnh,六根淸淨, Sáu căn thanh tịnh nghĩa là tiêu trừ tội cấu từ vô thủy để phát triển sức mạnh vô hạn (như trường hợp Đức Phật). Sự phát triển tròn đầy nầy làm cho mắt có thể thấy đươc vạn vật trong Tam thiên Đại thiên thế giới, từ cảnh trời cao nhất xuống cõi địa ngục thấp nhứt, thấy tất cả chúng sanh trong đó từ quá khứ, hiện tại, vị lai, cũng như nghiệp lực của từng cá nhân—Six pure faculties—The six organs and their purification in order to develop their unlimited power and interchange (in the case of Buddha). This full development enables the eye to see everything in a great chiliocosm from its highest heaven down to its lowest hells and all the beings past, present, and future with all the karma of each

Lục Căn Thanh Tịnh Vị,六根淸淨位, Trạng thái lục căn thanh tịnh mà tông Thiên Thai đã định nghĩa trong Thập Tín Vị của Biệt Giáo hay Tương Tự Tức của Viên Giáo—The state of the organs thus purified is defined by T’ien-T’ai as the semblance stage in the Perfect teaching

Lục Cấu,六垢, Theo Câu Xá Luận có sáu điều làm ô uế tịnh tâm—According to the Kosa Sastra, there are six things that defile the pure mind

1) Não (phiền muộn): Vexation.

2) Siểm (nịnh nọt): Flattery.

3) Kiêu (khi lờn người khác): Arrogance.

4) Cuồng (Dối gạt người khác): Exaggeration.

5) Hận: Hatred.

6) Hại (làm hại người khác): Malice.

Lục Cấu Pháp,六垢法, See Lục Cấu

Lục Chấn,六震, See Lục Chủng Chấn Động

Lục Chúng,六衆, The six kinds of bhiksus—See Lục Quần Tỳ Kheo

Lục Chúng Sanh,六衆生,

(A) Lục chúng sanh được ví với sáu con vật—The six creatures are compared with the six animals:

1) Chó: A dog.

2) Chim: A bird.

3) Rắn: A snake.

4) Linh Cẩu: A hyena.

5) Cá Sấu: A crocodile (sisumara).

6) Khỉ: A monkey.

(B) Lục chúng sanh hay lục căn, chúng giống như những con thú hoang bị nhốt và lúc nào cũng muốn thoát ra. Chỉ khi nào chúng được thuần hóa thì chúng mới được hạnh phúc. Cũng như thế chỉ khi nào sáu căn được thuần lương bởi chân lý Phật, thì chừng đó con người mới thật sự có hạnh phúc—The six senses or six organs of sense. They are likened to six wild creatures in confinement and always struggling to escape. Only when they are domesticated will they be happy. So is it with the six senses and the taming power of Buddha-truth.

Lục Chủng Ấn: The six seals or proofs—B La Mật.

Lục Chủng Câu Sanh Hoặc,六種倶生惑, Sáu loại mê hoặc thông thường với chúng sanh—The six deceivers common to all the living

1) Tham: Greed.

2) Sân: Anger.

3) Vô Minh: Si—Ignorance.

4) Hôn trầm: Torpor.

5) Nghi hoặc: Doubt.

6) Bất Chánh Kiến: Tà kiến—Incorrect views.

Lục Chủng Chánh Hành: Sáu loại thực hành chánh đáng—The six kinds of proper practice.

1) Từ 1 đến 5 cũng giống như trong Ngũ Chánh Hạnh: From 1 to 5 are the same as in the five proper kinds of practice—See Ngũ Chánh Hạnh.

6) Cúng Dường: Making offerings.

Lục Chủng Chấn: See Lục Chủng Chấn Động.

Lục Chủng Chấn Động,六種震動, Ba loại sáu thứ chấn động—The six earthquakes or earth-shakings of which there are three categories

(I) Sáu thời chấn động theo Kinh Trường A Hàm—Earthquakes in the six periods of a day, according to the Long Agama Sutra:

1) Lúc Phật nhập thai: At the Buddha’s conception.

2) Lúc Phật xuất thai: At the Buddha’s birth.

3) Lúc Phật thành đạo: At the Buddha’s enlightenment.

4) Lúc Phật chuyển Pháp Luân: At the Buddha’s first preaching.

5) Lúc thiên ma khuyến thỉnh Ngài sống: When Mara besought him to live.

6) Lúc Phật nhập Niết Bàn: At the Buddha’s Nirvana.

(II) Sáu phương chấn động theo Kinh Đại Bát Nhã. Khi Thế Tôn nhập sư tử du hý tam muội, thì sáu loại chấn động nổi lên—Earthquakes in six directions, according to the Maha-Prajna Sutra. The six different kinds of shaking of the chiliocosm, or universe, when the Buddha entered into the samadhi of joyful wandering:

1) Đông vọt lên thì Tây chìm xuống: East rose and West sank.

2) Tây vọt lên thì Đông chìm xuống: West rose and east sank.

3) Nam vọt lên thì Bắc chìm xuống: South rose and North sank.

4) Bắc vọt lên thì Nam chìm xuống: North rose and South sank.

5) Bốn bên vọt lên thì chính giữa chìm xuống: Surroundings (borders) rose the centre (middle) sank.

6) Chính giữa vọt lên thì bốn bên chìm xuống: Centre (middle) rose and surroundings (borders) sank.

(III)

(A) Sáu tướng chấn động, theo Kinh Hoa Nghiêm—Six laksanas or marks of earthquake, according to the Avatamsaka Sutra:

1) Động: Shaking.

2) Khởi: Rising.

3) Dũng: Waving.

4) Chấn: Reverberating.

5) Giác: Khuấy động—Arousing.

6) Hống: Roaring.

(B) Sáu tướng chấn động, theo Kinh Bát Nhã—Six laksanas or marks of earthquake, according to the Maha-Prajna Sutra:

1) Động: Shaking.

2) Khởi: Rising.

3) Chấn: Reverberating.

4) Kích: Khua đập—Beating.

5) Hống: Roaring.

6) Nứt ra: Cracking.

Lục Chủng Khảo: Six types of testing condition—

1) Nội Khảo: Internal Testing Conditions—

2) Ngoại Khảo: External Testing Conditions—

3) Nghịch Khảo: Testing Conditions caused by Adverse Circumstances—

4) Thuận Khảo: Testing Conditions caused by “Favorable Circumstances”—

5) Minh Khảo: Testing Conditions of a Clear, Explicit Nature—

6) Ám Khảo: Silent, Hidden Testing Conditions—

Lục Chủng Khổ hạnh Ngoại Đạo: See Lục Khổ hạnh.

Lục Chủng Ngoại Đạo,六種外道, The six kinds of ascetics—See Lục Khổ Hạnh and Lục Khổ Hạnh Ngoại Đạo

Lục Chủng Nhân,六種因, See Lục Nhân

Lục Chủng Phiền Não: See Lục Đại Phiền Não.

Lục Chủng Quyết Định,六種決定, Theo Đại Thừa Trang Nghiêm Luận, đây là sáu loại quyết định hay tăng thượng lực của Bồ tát tu Lục Độ—The six kinds of certainty resulting from observance of the six paramitas

1) Tài thành quyết định: Do lực bố thí mà được đại tài hay của cải lớn—The certainty of wealth.

2) Sinh thắng quyết định: Do lực trì giới nhất định thường được sanh vào nhà quý thắng (Sát Đế Lợi, Bà La Môn, trưởng giả…)—The certainty of rebirth in honourable families.

3) Bất thoái quyết định: Do lực nhẫn nhục các thiện pháp đã tu nhất định chẳng bao giờ bị lùi mất—The certainty of no retrogression to lower conditions.

4) Tu tập quyết định: Nhờ luôn tu tập thiện pháp nhất định sẽ không bao giờ gián đoạn—The certainty of progress in practice.

5) Định nghiệp quyết định: Do định lực thiền định mà thành tựu chính định nghiệp vĩnh viễn chẳng bị mất—The certainty of unfailingly good karma.

6) Vô công dụng quyết định: Do trí huệ lực, chẳng thêm công hành vẫn trụ được nơi chân lý và trí tuệ—The certainty of effortless abode in truth and wisdom.

Lục Chủng Tâm: Sáu loại tâm—Six kinds of mind—See Tâm.

Lục Chủng Thiện Xảo Phương Tiện: Theo Bồ Tát Địa Trì Kinh, có sáu loại phương tiện thiện xảo—According to the Bodhisattva Practicing Ground Sutra, there are six able devices of Bodhisattvas:

1) Tùy Thuận Xảo Phương Tiện: Thuận theo căn cơ chúng sanh mà răn dạy, khiến họ tin tưởng ưa thích; thuyết pháp rất sâu mà dễ hiểu cho mọi người—Preaching deep truths in simple form to lead on people gladly to believe.

2) Lập Yếu Xảo Phương Tiện: Hứa cho chúng sanh tài sản ruộng nương (xe Hưu, xe Trâu) mà họ mong muốn, để dần dần khiến họ thực hành thiện pháp—Promising people every good way of realizing their desires, of wealth.

3) Dị Tướng Xảo Phương Tiện: Khi họ chẳng tòng thuận thì làm ra vẻ giận dữ quở trách khiến họ phải sợ mà sữa đổi—Showing a threatening aspect to the disobedient to induce reform.

4) Bức Bách Xảo Phương Tiện: Đối với những kẻ phạm giới thì có hình thức trừng phạt khiến họ lìa bỏ ác pháp—Rebuking and punishing people with a like object.

5) Báo Ân Xảo Phương Tiện: Cho tài vật để họ sinh tâm cúng dường bố thí—Granting wealth to induce grateful offerings and almsgiving.

6) Thanh Tịnh Xảo Phương Tiện: Từ trên cõi trời giáng sinh, rồi xuất gia học đạo, thành vô thượng Bồ Đề, khiến chúng sanh đều tín lạc và thanh tịnh—Descending from heaven, leaving home, attaining, and leading to joy and purity.

Lục Chủng Thực Phẩm: Six kinds of food—See Lục Trần.

Lục Chủng Tánh,六種性, Sáu loại chủng tính—Six germ-natures or roots of Bodhisattva development

1) Từ 1 đến 5 thì giống như trong Ngũ Chủng Tính: From 1 to 5 are the same as in the five germ-natures—See Ngũ Chủng Tính.

6) Diệu Giác Tính: Giác ngôn viên mãn vi diệu—The Buddha stage of a wonderful enlightenment.

Lục Chủng Trụ,六種住, Sáu loại trụ vị của Bồ tát—The six bodhisattva-stages in the Bodhisattvabhumi Sutra (Bồ Tát Địa Trì Kinh)

1) Chủng tính trụ: The attainment of the Buddha-seed—See Thập Trụ.

2) Giải hành trụ: The attainment of discernments and practices in the ten necessary activities of a bodhisattva (see Thập Hạnh Bồ Tát).

3) Tịnh tâm trụ: The attainment of purity by attaining reality (see Sơ Địa trong Thập địa Bồ Tát).

4) Hành đạo tích trụ: The attainment of progress in riddance of incorrect thinking from the second to the seventh stages of Bodhisattva (see Thập địa Bồ Tát).

5) Quyết định trụ: Attainment of powers of correct decision and judgment in the eight and nine stages of Bodhisattva (see Thập Địa Bồ Tát).

6) Cứu cánh trụ: Giai đoạn đạt được Bồ tát toàn thiện trong Thập địa Bồ Tát, nhưng chưa tới Phật địa—Attainment of the perfect bodhisattva-stage in the ten stages of bodhisattva, but not including the Buddha-stage.

Lục Chủng Xảo Phương Tiện,六種巧方 便, The six able devices of Bodhisattvas—See Lục Chủng Thiện Xảo Phương Tiện.

Lục Cốc: The six cereals:

1) Nếp: Glutinous rice.

2) Gạo: Ordinary rice.

3) Đậu: Beans.

4) Lúa mì: Wheat.

5) Lúa mạch: Millet.

6) Ngô: Corn.

Lục Cung Kính Pháp: Six kinds of respect—See Sáu Cung Kính Pháp.

Lục Cúng Cụ,六供具, Sáu món dành trong việc cúng kiến hay sáu món mà Thiền Lâm dâng để cúng Phật—The six articles for worship

(A) Theo Phật Giáo Đại Thừa—According to The Mahayana Buddhism:

1) Hoa: Flowers.

2) Lư hương: A censer.

3) Nến (Đèn): Lamp or candles.

4) Thang (Nước nóng): Hot water.

5) Quả (Trái cây): Fruits.

6) Trà: Tea.

(B) Theo Trung Anh Phật Học Từ Điển của Giáo Sư Soothill—According to The Dictionary of Chinese Budhist Terms composed by Professor Soothill:

1) Hoa: Flowers.

2) Hương (đồ bôi): Unguents.

3) Nước: Water.

4) Nhang: Incense.

5) Thức ăn: Food.

6) Đèn: Light.

Lục Diện Tôn,六面尊, See Lục Túc Tôn

Lục Diệu Hạnh: See Lục Hạnh Quán.

Lục Diệu Môn: Sáu phương cách hay cửa ngõ kỳ diệu cho người tu Phật—Six wonderful strategies or doors for Buddhist cultivators:

1) Sổ Tức Môn: Phương pháp đếm hơi thở điều hòa thân tâm. Bạn có thể đếm từ một đến mười hay ngược lại (đây là một trong những phương pháp trọng yếu giúp ta định tĩnh)—Meditation by counting one’s breaths. You van count from one to ten or vise-versa.

2) Tùy Tức Môn: Phương pháp theo dõi hay nương theo hơi thở (lắng tâm theo hơi thở, biết mình đang thở vào, biết mình đang thở ra)—Meditation by following one’s breaths.

3) Chỉ Môn hay Tập Trung Tâm Ý: Tập trung vào chỉ quán để lắng tâm tĩnh lặng (đã quán sổ tức và tùy tức, hành giả phải cố gắng tu tập chỉ quán)—Meditation by concentrating the mind.

4) Quán Tưởng Môn: Quán tưởng vào một đề mục để trí tuệ sáng suốt và dứt trừ điên đảo mộng tưởng—Meditation by contemplating on any object to obtain wisdom and to eliminate delusions.

5) Hoàn Môn: Quay về chiếu rọi vào trong cái tâm năng quán của chính mình—Meditation by returning to the mind.

6) Tịnh Môn: Tâm thanh tịnh hay không dính mắc vào đâu, nghĩa là vọng động không sanh khởi (biết rõ mình chẳng trụ, chẳng đắm, nhờ đó sự sáng suốt chân thực khai phát và cắt đứt mọi phiền não)—Meditation by pacifying the mind.

Lục Dụ,六喩, Sáu thì dụ về mộng huyễn—Six illustrations of unreality in the Diamond Sutra

1) Mộng: A dream.

2) Huyễn: A phantom.

3) Bào: A bubble.

4) Ảnh: A shadow.

5) Sương Mai: Dew.

6) Điển Chớp: Lightning.

Lục Dục,六欲, Sáu dục—The six sensual attractions

1) Sắc Dục: Colour.

2) Hình Mạo Dục: Form.

3) Uy Nghi Tư Thái Dục: Carriage.

4) Ngữ Ngôn Âm Thanh Dục: Voice or Speech.

5) Tế Hoạt Dục: Softness or Smoothness.

6) Nhân Tướng Dục: Features.

Lục Dục Ngũ Trần: The six desires and the five gunas (dusts)—See Lục Dục, and Ngũõ Trần.

Lục Dục Thiên,六欲天, Sáu cõi trời Dục Giới (vẫn còn trong cảnh sắc dục). Đây là những cõi trời mà chúng sanh trong đó vẫn còn chấp trước vào luyến ái thân mật từ thấp đến cao. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật đã nhắc ngài A Nan về sáu cõi trời, hình dù khỏi động, nhưng tâm tích hãy còn giao kết, gọi là Trời Dục Giới—Six Desire Heavens or Heavens of Desires (they are still in the region of sexual desire). These are Heavens in which the Heavenly beings are still attached to intimate relations from low to high. In the Surangama, the Buddha reminded Ananda about the six heavens, although they have transcended the physical in these six heavens, the traces of their minds still become involved

1) Tứ Thiên vương Thiên: Catur-maha-rajakayika (skt)—Catumaharajika (p).

a) The Heaven of the four kings—Tứ Đại Thiên Vương là cảnh giới thấp nhất, nơi bốn vị Thiên Vương canh giữ bốn phương an trú với quần thần—The Four Heavenly Great Kings, the lowest realm, where guardian gods of the four quarters dwell with their followers.

b) Có bốn vị thiên vương là Trị Quốc, Quảng Mục, Tăng Trưởng và Đa Văn. Cõi trời nầy ở giữa đường lên núi Tu Di—The Heaven of the four Kings. It is described as half-way up Mount Sumeru.

c) Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Tám, Đức Phật đã nói với ngài A Nan về Tứ Thiên Vương như sau: “A Nan! Những người ở thế gian, không cầu thường trụ, chưa bỏ được ân ái thê thiếp, tâm không chạy theo tà dâm, lòng yên lặng, sáng sủa, sau khi chết, sanh gần mặt trời mặt trăng. Gọi là Trời Tứ Thiên Vương.”—In the Surangama Sutra, book Eight, the Buddha explained to Ananda about the Heaven of the four kings as follows: “Ananda! There are many people in the world who do not seek what is eternal and who cannot renounce the kindness and love they feel for their wives, but they have no interest in deviant sexual activity and so develop a purity and produce light. When their life ends, they draw near the sun and moon and are among those born in the heaven of the four kings.

2) Đao Lợi Thiên: Trayastrimsha (skt)—Tavatimsa (p).

a) Cõi trời ba mươi ba tầng, cảnh giới của ba mươi ba vị trời, nơi đó Đế Thích là Thiên Chủ—The Thirty-Three Heavens, the realm of the thirty-three gods, where Sakka is the Lord, or King of gods.

b) Tam Thập Tam Thiên hay cõi Trời Ba Mươi Ba Tầng, cảnh trời thắng diệu tuyệt vời không sao kể xiết. Cõi trời nầy ở ngay đỉnh núi Tu Di—Trayastrimsha or the Trayastrimsha Heaven. It is described as at the summit of Mount Sumeru.

c) Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật nói: “Những người ít dâm dục, mà lúc tịnh cư, chưa được hoàn toàn trong sạch. Sau khi chết, vượt khỏi mặt trời, mặt trăng, ở đỉnh nhân gian. Gọi là Đao Lợi Thiên.”: In the Surangama Sutra, the Buddha said, “Those whose sexual love for their wives is slight, but who have not yet obtained the entire flavor of dwelling in purity, transcend the light of sun and moon at the end of their lives, and reside at the summit of the human realm. They are among those born in the Tryastrimsha Heaven.”

** Bốn cõi trời còn lại tọa lạc giữa núi Tu Di và những trời Phạm Giới—The rest four Heavens are located between Mount Sumeru and the Brahmalokas.

3) Tô Dạ Ma Thiên: Dạ Ma Thiên hay Tu Diệm Ma Thiên—Suyama (skt)—Yama (p).

a) Dạ Ma Thiên là cõi trời diệt khổ của hội chúng Thiên Dạ Ma—Yama is the heaven that destroys pains, the realm of the Yama gods.

b) Cõi Trời Khoái Lạc—The Suyama Heaven.

c) Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật nói: “Những người thỉnh thoảng có gặp cảnh dục, tạm thời có giao, qua rồi tâm không nhớ nghĩ đến nữa. Ở trong đời, động ií tĩnh nhiều. Sau khi chết, được rỡ ràng an trụ trong hư không. Ánh sáng mặt trời mặt trăng chiếu lên chẳng tới, tự chói sáng. Gọi là trời Tu Diệm Ma.”—In the Surangama Sutra, the Buddha said: “Those who become temporarily involved when they meet with desire but who forget about it when it is finished, and who, while in the human realm, are active less and quiet more, abide at the end of their lives in light and emptiness where the illumination of sun and moon does not reach. These beings have their own light, and they are among those born in the Suyama Heaven.”

4) Đâu Suất Thiên: Tushita (skt)—Tusita (p).

a) Trời Hỷ Túc hay vui mừng thỏa mãn—The Tushita Heaven.

b) Đâu Suất Thiên là cõi trời hoan lạc dành cho chư Thiên an trú trong hạnh phúc—Tusita is the heaven of delight, for happy dwellers.

c) Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy: “Những người thường thường yên tĩnh. Có cảnh dục đến chưa thể dứt hẳn. Sau khi chết, sanh lên trên nữa, không tiếp hạ giới cảnh nhân thiên. Đến kiếp hoại, ba tai họa là nước, lửa, gió không tới được. Gọi là Trời Đâu Suất.”—In the Surangama Sutra, the Buddha said: “Those who are quiet all the time, but who are not yet able to resist when stimulated by contact, ascend at the end of their lives to a subtle and ethereal place; they will not be drawn into the lower realms. The destruction of the realms of humans and gods and the obliteration of kalpas by the three disasters will not reach them, for they are among those born in the Tushita Heaven.”

5) Lạc Biến Hóa Thiên: Nirmanarati (skt)—Nimmanarati (p).

a) Cõi trời hay thích biến hóa, còn gọi là Hóa Lạc Thiên: The transformation of Bliss Heaven.

b) Hóa Lạc là cõi trời của chư Thiên tìm lạc thú ở công trình sáng tạo của chính mình—The realm of the devas who delight in creation of their own.

c) Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy: “Những người không có dâm dục tâm, đối với sự dục thấy vô vị không thiết. Lúc chết, sanh lên cảnh siêu việt biến hóa. Gọi là Trời Lạc Biến Hóa.”—In the Surangama Sutra, the Buddha said: “Those who are devoid of desire, but who will engage in it for the sake of their partner, even though the flavor of doing so is like the flavor of chewing wax, are born at the end of their lives in a place of transcending transformations. They are among those born in the Heaven of Bliss by Transformation.”

6) Tha Hóa Tự Tại Thiên: Parinimmita-vasavati (p).

a) Cõi trời có thể khiến tự tại biến hóa từ sự hỷ lạc của người khác hay từ công trình sáng tạo của người khác—The heaven of devas who delight or gain the comfort from others’ bliss (Comfort Gained From The Transformation of Others’ Bliss), or delight in others’ creation.

b) Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy: “Những người không có tâm thế gian, mà làm việc ở thế gian. Siêu việt không làm sự giao. Lúc chết siêu xuất cảnh biến hóa và không biến hóa. Gọi là Tha Hóa Tự Tại Thiên.”—In the Surangama Sutra, the Buddha said: “Those who have no kind of worldly thoughts while doing what worldly people do, who are lucid and beyond such activity while involved in it, are capable at the end of their lives of entirely transcending states where transformations may be present and may be lacking. They are among those born in the Heaven of the Comfort from others’ transformations.”

Lục Dục Tứ Thiền,六欲四禪, Lục dục thiên của dục giới và Tứ thiền thiên của sắc giới. Tứ thiền là thanh tịnh thiên nơi đã lìa bỏ hẳn dâm dục—The six heavens where sexual desire continues, and the four dhyana heavens of purity above them free from such desire

Lục Đại,六大, Lục Giới—Sad-dhatavah (skt)—The six great or fundamental things or elements

1) Địa Giới: Địa Đại—Đất—Earth element.

2) Thủy Giới: Thủy Đại—Nước—Water element.

3) Hỏa Giới: Hỏa Đại—Lửa—Fire element.

4) Phong Giới: Phong Đại—Gió—Wind or Air element.

5) Không Giới: Không Đại—Hư không—Space element.

6) Thức Giới: Thức Đại—Tâm Thức—Mind or Perception.

Lục Đại Hữu Tình: Chúng hữu tình quan hệ trực tiếp với lục đại—The animate are connected directly with the six great or fundamental things—See Lục Đại.

Lục Đại Pháp Tánh (Tính): Có hai mặt tướng và tánh. Những thứ mà mắt của phàm phu trông thấy được chỉ là sự tướng của nhau, còn những thứ mà Thánh trí nhìn thấy mới chính là pháp tính nhất vị bình đẳng của lục đại—The unity in variety of the six elements and their products. Ordinary eyes see only the differentiated forms or appearances, the sage or philosopher sees the unity.

Lục Đại Phiền Não,六大煩惱, Sáu phiền não lớn—The six great klesa, passion or distressers

1) Tham Phiền Não: Raga (skt)—Phiền não gây ra bởi tham ái hay muốn có (nhiễm trước thành tính rồi sinh ra khổ nghiệp)—Afflictions caused by desire or desire to have—See Tham Ái.

2) Sân Phiền Não: Pratigha (skt)—Phiền não gây ra bởi sân hận (do căm ghét mà thành tính, dựa vào bất an và ác hành mà tạo thành nghiệp)—Afflictions caused by resentment or anger.

3) Si Phiền Não: Mudhaya (skt)—Phiền não gây ra bởi si mê (mê muội mờ ám về sự lý mà thành tính, dựa vào những nghi hoặc mà tác thành nghiệp)—Afflictions caused by stupidity or ignorance.

4) Mạn Phiền Não: Mana (skt)—Phiền não gây ra bởi kiêu ngạo (do thói cậy mình tài hơn người mà thành tính và sanh ra khổ nghiệp) —Afflictions caused by pride or self-conceit.

5) Nghi Phiền Não: Vicitiksa (skt)—Phiền não gây ra bởi nghi hoặc (do ngờ vực về chân lý mà thành tính, từ đó ngăn cản tín tâm rồi hành động tà vạy mà thành nghiệp)—Afflictions caused by doubt.

6) Ác Kiến Phiền Não: Drishti (skt)—Phiền não gây ra bởi ác kiến hay tà kiến (do ác kiến suy nghĩ đảo điên mà thành tính, ngăn cản thiện kiến rồi hành động tà vạy gây ra ác nghiệp)—Afflictions caused by False views.

Lục Đại Quán: Pháp quán tưởng về lục đại—Meditation on the six elements.

1) Hiển giáo quán lục đại là không thật, là bất tịnh—The exoteric cult believes that they are unreal and unclean.

2) Mật giáo cho rằng lục đại ở Phật thế nào thì ở chúng sanh cũng thế ấy, nên họ chủ trương quán lục đại một cách viên dung vô ngại—The esoteric cult believes that the Buddha and human elements are of the same substance and interchangeable.

Lục Đại Tặc: See Lục Đại.

Lục Đại Thần,六大神, Sáu vị thần kiểm soát lục đại; mỗi vị kiểm soát một đại—The spirits of the six elements; each element controlled by a specific spirit

1) Thần Đất: Vị Thần kiểm soát địa đại—The Earth Spirit who controls the earth.

2) Thần Nước: Vị Thần kiểm soát thủy đại—The Water Spirit who controls the water.

3) Thần Lửa: Vị Tần kiểm soát hỏa đại—The Fire Spirit who controls the fire.

4) Thần Gió: Vị Thần kiểm soát phong đại—The Wind Spirit who controls the wind.

5) Thần Hư Không: Vị Thần kiểm soát hư không đại—The Space Spirit who controls the space.

6) Thần Tâm Thức: Vị Thần kiểm soát thức đại—The Mind Spirit who controls the mind.

Lục Đại Vô Ngại: Lục Đại Thể Đại—Tự tính của lục đại là thông dung vô ngại—Lục đại vô ngại tuy gồm chung cho cả Hiển và Mật giáo, nhưng luận về lục đại thì Mật giáo cho rằng tự tính của lục đại vô ngại bình đẳng, nên lục đại của Phật và lục đại của chúng sanh thông dung với nhau mà không gián cách, phàm phu luôn tìm cách gián cách nên khởi lên vọng kiến phân biệt bỉ, thử, ta, người, nầy, nọ—The six elements unimpeded, or interactive—The six elements in their greater substance, or whole. The doctrine of the esoteric cult of transubstantiation, or the free interchangeability of the six Buddha elements with the human, like with like, whereby yoga becomes possible, such as the Buddha elements entering the possessing the human elements, for both are of the same elemental nature.

Lục Đáo Bỉ Ngạn,六到彼岸, Sáu Ba La Mật đưa chúng sanh qua bờ giác ngộ—The six things that ferry one to the other shore—See Lục Độ Ba La Mật in Vietnamese-English Section

Lục Đạo,六道, Lục Thú—

Video Nhan Qua Khong Sai (Thich Nhat Tu)

Sáu đường luân hồi của chúng sanh (chúng sanh tạo các nghiệp khác nhau rồi bị nghiệp lực thúc đẩy, dẫn dắt đến sáu loại đầu thai, qua lại trong sáu nẻo, sanh rồi tử, tử rồi sanh, như bánh xe xoay vần, không bao giờ dừng nghỉ, hoặc vào địa ngục, hoặc làm quỷ đói, hoặc làm súc sanh, hoặc A Tu La, hoặc làm người, hoặc làm trời, Đức Phật gọi đó là luân chuyển trong lục đạo)—Six paths—The six ways or conditions of sentient existence—Six miserable states (sentient beings revolve in the cycle of Birth and Death, along the six paths, life after life. These are paths of hell-dwellers, hungry ghosts, animals, titanic demons or asuras, human beings and celestials)

(A) Hạ Tam Đồ hay ba đường dữ: Tri-Akusala (skt)—The three lower gatis, or three evil paths:

1) Địa Ngục Đạo: Naraka-gati (skt)—Hells—Tiếng Phạn là Naraka, nghĩa là lãnh đủ mọi sự khổ não, không an vui. Đây là cảnh giới địa ngục—The state of being in Hell.

2) Ngạ Quỷ Đạo: Preta-gati (skt)—Tiếng Phạn là Preta. Đây là cảnh giới ngạ quỷ, nơi tái sanh của những kẻ tham lam, ích kỷ và dối gạt (trong các loài quỷ thì quỷ đói chiếm đa số. Các loài quỷ chịu quả báo không đồng, kẻ nào có chút ít phước báo thì được sanh nơi rừng núi, gò miếu; loài không có phước báo thì thác sanh vào những chỗ bất tịnh, ăn uống thất thường, bị nhiều nỗi khổ sở. Chúng sanh độc ác bị tái sanh vào ngạ quỷ, thấy suối nước như thấy máu mủ, cổ nhỏ như cây kim, bụng ỏng như cái trống chầu, có khi đồ ăn vừa vào đến miệng, đã trở thành than hồng, không thể nào nuốt được, chịu đại khổ não suốt đời cùng kiếp). Ở cõi ngạ quỷ chúng sanh thân thể xấu xa hôi hám, bụng lớn như cái trống, cồ nhỏ như cây kim, miệng phục ra lửa mỗi khi nuốc thức ăn, và chịu cảnh đói khát trong muôn ngàn kiếp—The state of hungry ghosts—Starved ghosts realm where greedy, selfish and deceitful souls are reborn. In the path of hungry ghosts, beings have ugly, smelly bodies, with bellies as big as drums and throats as small as needles, while flames shoot out of their mouths. They are subject to hunger and thirst for incalculable eons.

3) Súc Sanh Đạo: Tiryagyoni-gati (skt)—Tiếng Phạn là Tiryagyoni, nghĩa là loài chúng sanh sanh ra để bị người đời hành hạ và ăn thịt. Đây là cảnh giới súc sanh, nơi tái sanh của những kẻ si mê, sa đọa, tửu sắc, bài bạc, đối trá và tà dâm (trên từ rồng, thú, cầm, súc; dưới đến thủy tộc và loài côn trùng, không bao giờ đi thẳng được như con người hay chư Thiên. Loài nầy thường giết hại và ăn thịt lẫn nhau, đồng loại thì ỷ mạnh hiếp yếu. Ngoài ra, chúng còn bị con người sai sử chuyên chở và đánh đập). Cõi bàng sanh như loài trâu, bò, lừa, ngựa bị sự khổ chở kéo nặng nề. Loài dê, heo, vịt, gà, thì bị sự khổ về banh da xẻ thịt làm thức ăn cho loài người. Các loài khác thì chịu sự khổ về ngu tối, nhơ nhớp, giết hại và ăn uống lẫn nhau—Animality—The state of animals—Animals’ realm reserved for those souls who are dull-witted, depraved, or have committed fornication. The path of animals, such as buffaloes, cattle, donkeys and horses, is subject to heavy toil. Other domestic animals, such as goats, pigs, chicken and ducks, are subject to be killed to make food for human beings. Still other animals suffer from stupidity, living in filth, and killing one another for food.

(B) Thượng Tam Đồ hay ba đường lành:Tri-Kusala (skt)—The three upper gatis, or three good paths—Trong ba đường lành nầy thì hai đường người trời rất khó được sanh vào, trong khi bị đọa vào a-tu-la và hạ tam đồ thì lại dễ dàng và thông thường—Among the three upper gatis, rebirth in the celestial or human paths is difficult, while descend into Asura path and other three lower gatis is easy and common:

4) A-Tu-La Đạo: Asura-gati (skt)—Tiếng Phạn gọi là Asura, nghĩa là tánh tình xấu xa, cũng có nghĩa là phước báo không bằng chúng sanh ở hai cõi người và trời. Đây là cảnh giới của những chúng sanh xấu ác, hay giận dữ, tánh tình nóng nảy, thích bạo động hay gây gỗ, và si mê theo tà giáo (chúng sanh trong cảnh giới nầy cũng có phước báo, nhưng lại bị tham vọng, dối trá, kiêu mạn, là quả của những tiền nghiệp lấn lướt, nên tâm thường hay chứa

Trên Facebook

 

Âm lịch

Ảnh đẹp

Từ điển Online

Từ cần tra:
[Dịch văn bản]
Tra theo từ điển: