10/08/2010 10:20 (GMT+7)
Số lượt xem: 126268
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Du Đa La Tăng Già: Uttarasanga (skt)—See U Đa La Tăng Già.

Du Già,瑜伽, See Yoga in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Du Già A Xà Lê: Yogacara (skt)—Vị thầy dạy giáo thuyết của trường phái Du Già (của cải của một vị sư Du Già gồm một cây gậy linh, một bầu nước, một mảnh da để trải ngồi và nằm. Luôn giữ tịnh giới, tuyệt không dâm dục, chỉ ăn lúc mặt trời lặn, và chỉ ăn phần ăn vừa để trọn trong lòng bàn tay, mỗi tháng cạo râu tóc một lần, sống bằng cách khất thực. Sư Du Già coi mọi chúng sanh như nhau, xa lánh thế sự, gìn giữ giác quan, diệt tận sân hận, tham lam và dâm dục, dứt bỏ mọi phiền não)—A teacher, or master of, or of Vijnanavada Sect.

Du Già Chi La: Ukkacela (skt)—Một nơi không ai biết—A place unknown.

Du Già Chỉ: Yogin (skt)—See Du Già Kỳ.

Du Già Kì,瑜伽祇, Yogin (skt)—Hành giả tu theo pháp Du Già—One who practises yoga

Du Già Sư,瑜伽師, See Du Già A Xà Lê

Du Già Sư Địa Luận,瑜伽師地論, Yogacaryabhumi-sastra (skt)—Người ta nói Bồ Tát Di Lặc đã đọc cho ngài Vô Trước chép lại trên cõi trời Đâu Suất, ngài Huyền Trang đã dịch sang Hoa Ngữ. Đây là giáo thuyết của trường phái Du Già (giáo thuyết chính của Du Già cho rằng đối tượng khách quan chỉ là hiện tượng giả hiện của thức A Lại Da là tâm thức căn bản của con người. Cần phải xa lìa quan niệm đối lập hữu vô, tồn tại và phi tồn tại, thì mới có thể ngộ nhập được trung đạo)—The work of Asanga, said to have been dictated to him in or from the Tusita heaven by Maitreya, translated by Hsuan-Tsang, is the foundation text of this school

Du Già Sư Địa Luận Thích,瑜伽師 地 論釋, Bộ sách giải thích và phê bình bộ Du Già Sư Địa Luận, do ngài Tối Thắng Tử Bồ Tát soạn, ngài Huyền Trang dịch sang Hoa ngữ—A commentary on the Yogacaryabhmi-sastra, composed by Jinaputra, translated into Chinese by Hsuan-Tsang

Du Già Tam Mật: Ba phương cách tu trì của phái Du Già. Du Già nghĩa là tương ứng, tam mật là ba nghiệp thân, khẩu, ý. Tay kết ấn, miệng đọc thần chú chân ngôn, ý tưởng niệm bổn tôn Đức Đại Nhật Như Lai—The three esoteric means of Yoga. The older practice of meditation as a means obtaining spiritual or magical power as distorted in Tantrism to exorcism, sorcery, and juggling in general. These are mutual relations of hand, mouth, and mind referring to manifestation, incantation, and mental operation thinking of the original Vairocana Buddha.

Du Già Tông,瑜伽宗, Yogacara or Vijnanavada (skt)

Video Yogacara Basic Doctrines

Video Vasubandhu: The Brilliant Yogacara Thinker

(A) Lịch sử thành lập Du Già tông—The history of formation of the Yogacara school: Trường phái Duy Thứ Du Già là một nhánh quan trọng khác của phái Đại Thừa. Theo Keith trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, còn gọi là Du Già phái, tên gọi chung của Mật giáo. Giáo thuyết Du Già do ngài Pantajali sáng lập vào thế kỷ thứ hai trước Tây Lịch, sau đó được ngài Vô trước thành lập tông phái Du Già vào thế kỷ thứ tư sau Tây Lịch. Ngài Huyền Trang là một đệ tử và một người bênh vực triệt để cho tông phái nầy (ông đã dịch bộ Du Già Sư Địa Luận của ngài Tối Thắng Tử Bồ Tát). Nhưng theo Giáo sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, Du Già tông được ngài Maitreya hay Maitreyanatha sáng lập vào thế kỷ thứ ba sau Tây Lịch—The Yogacara school is another important branch of the Mahayana. According to Keith in the Chinese-English Buddhist Terms, tantric or esoteric sect, the principles of Yoga are accredited to Pantajali in second century B.C., later founded as a school in Buddhism by Asanga in the fourth century A.D. Hsuan-Tsang became a disciple and advocate of this school. However, according to Prof. Bapat in the Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, the Yogacara school was founded by Maitreya or Maitreyanatha in the third century A.D.

Du Hành: To travel—To roam—To wander.

Du Hóa,遊化, Du hành khắp chốn để giáo hóa chúng sanh—To go about teaching and converting sentient beings

Du Hư Không Thiên,遊虛空天,

1) Du hành trong hư không, như các Nhật Thần, Nguyệt Thần, hay Tinh Tú Thần: To roam in space, as do the devas of the sun, moon, stars, etc.

2) Tứ Thiền Thiên: The four upper devalokas.

Du Hý,遊戯, Vikridita (skt)—Nguyên nghĩa là đi tìm niềm vui. Đây là một khái niệm quan trọng miêu tả cuộc sống của một vị Bồ Tát thoát khỏi mọi hình thức câu thúc và cưỡng ép. Nó giống như đời sống của loài thiên nga trên không trung và của loài hoa huệ ngoài đồng. Tuy vật, ngài lại có một tấm lòng từ bi rộng lớn luôn vận hành một cách tự tại và viên mãn—Literally means sportive (to entertain play, or sport, to amuse, or to roam for pleasure). This is an important conception describing the life of a Bodhisattva, which is free from every form of constraint and restraint. It is like that of the swans in the air and the lilies of the field. And yet there is in him a great compassionate heart functioning all the time freely and self-sufficiently

Du Hý Tam Muội: Chuyên tâm của chư Phật và chư Bồ Tát là cứu độ chúng sanh thoát khổ—The resolve of Buddhas and Bodhisattvas is to save sentient beings.

Thần Thông Du Hí,神通遊戲, Chư Phật và chư Bồ Tát dùng thần thông giáo hóa chúng sanh thoát khổ—The supernatural powers in which Buddhas and Bodhisattvas indulge, or take their pleasure

Du Kiện Đà La: Yugandhara (skt)—See Du Kiện Đạt La.

Du Kiện Đạt La,逾健達羅, Yugandhara (skt)—Du Xà Na

1) See Do Tuần in Vietnamese-English Section, and Yojana in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

2) Tên một ngọn núi ở bắc Thiên Trúc (trên đỉnh có hai mô tròn giống như hai vết bánh xe nên có tên như vậy): Name of a mountain in north India.

3) Vòng núi đầu tiên trong bảy vòng núi bao quanh núi Tu Di: The first of the seven concentric circles around Meru.

Du Phương,遊方, Đi từ nơi nầy đến nơi khác (để hoằng hóa), chứ không dừng trụ lại nơi nào—To wander from place to place

Du Sơn,遊山, Du hành từ tự viện nầy sang tự viện khác, chứ không trụ trì một chỗ cố định—To go from monastery to monastery; ramble about the hills

Du Tăng Địa Ngục,遊增地獄, Mười sáu địa ngục phụ của mỗi Bát Nhiệt Địa Ngục (trong Bát Nhiệt Địa Ngục, thì từng địa ngục lớn lại có 16 địa ngục nhỏ. Ngoài mỗi bên thành địa ngục nóng lớn có bốn nơi gọi là lô ổi tăng, thi phẩn tăng, phong nhận tăng, và liệt hà tăng, như vậy bốn bên có 16, và tổng cộng tám địa ngục lớn có 128 “du tăng địa ngục.” Sở dĩ gọi là “du tăng” vì đi từ nơi nầy qua nơi kế tiếp thì hình phạt ngày càng tăng)—The sixteen subsidiary hells of each of the eight hot hells

Du Tâm Pháp Giới,遊心法界, Để cho tâm tự tại chu du trong pháp giới như trong hư không mà không bị vướng mắc, để thấy rõ thiên sai vạn biệt, ấy là tâm giải thoát—A mind free to wander in the realm of all things; that realm as the realm of liberated mind

Du Thời,逾時, Vượt quá mức thời gian ấn định—To exceed the time

Du Thuyết: To go about to talk or to preach a doctrine.

Du Tuần,揄旬, Yojana (skt)—See Do Tuần

Du Việt,逾越, Vượt qua—To pass over

Dù Tu Thiền Hay Tịnh Độ, Người Tu Không Nên An Hưởng Trên Phước Báo nhân Thiên, Mà Phải Quyết Chí Giác Ngộ Để Thành Phật: No matter what Dharma-door you are practicing, Zen or the Pure Land, you should not enjoy the human or deva bless, but try hard to enter enlightenment and to become a Buddha.

Dụ Y,喩依, Phép dụ của Nhân Minh Luận, chia dụ ra làm hai nghĩa, dụ y và dụ thể. Lấy vật thể làm chỗ dựa vào của dụ thì gọi là “dụ y,” như cái bình, cái chay; đối lại với việc lấy nghĩa lý của việc muốn dụ là “dụ thể,” như cái bình vô thường hay không vĩnh cửu—The subject of the example, e.g. a vase, a botle; as contrasted with the predicate, e.g. the vase is not eternal

Siểm Khúc,諂曲, To flatte

Dục:

(I) Nghĩa của “dục”—The meanings of “desire”

1) Lòng ham muốn hay sự nhiễm ái trần: Rajas (skt)—Passion—Desire—Love—Inordinate desire—Lust. Interpreted as “tainted with the dust or dirt of love, or lust.

2) Nuôi dưỡng: To rear—To nurture.

3) Tắm: To bathe—To wash.

(II) Phân loại “dục”—Categories of “desire”

(A) Tam Dục—The three desires:

1) Hình mạo dục: Desire for beauty.

2) Uy nghi tư thái dục: Desire for demeanour.

3) Tế xúc dục: Desire for softness.

(B) Ngũ Dục—The five desires:

1) Sắc dục: Desire for colour.

2) Thanh dục: Desire for sound.

3) Hương dục: Desire for smell.

4) Vị dục: desire for taste.

5) Xúc dục: Desire for touch.

** For more information, please see Ngũ Dục.

(C) Lục Dục: The six desires—See Lục Dục.

Dục Ái,慾愛, Phàm phu tham ái với cảnh ngũ dục hay ái dục thường tình khởi phát từ dục vọng, ngược lại với Pháp ái—To hanker after—Desire—Ordinary human love springing from desire, in contrast with religious love (Pháp ái)—Passion-love—Love inspired by desire through any of the five senses—Love in the passion realm

Dục Ái Trụ Địa,欲愛住地, Một trong năm trụ địa (trong các tư hoặc, ái là quan trọng nhất)—One of the five fundamental conditions of the passions

Dục Câu,欲鉤, Lưỡi câu ái dục mà chư Bồ tát dùng để hấp dẫn chúng sanh, để rồi sau đó đưa họ vào con đường tu tập giác ngộ—The hook of desire; the bodhisattva attracts men through desire, and then draws them to the enlightenment of Buddha

Dục Cổ,浴鼓,

1) Trống báo nghi lễ “mộc dục” hay việc tắm Phật trong tự viện: The bathing-drum, announcing the time for the ceremony of “washing the Buddha image.”

2) Trống nầy cũng dùng để báo hiệu giờ tắm trong thiền lâm: This is also the bathing-drum for announcing the time for washing in the Ch’an monasteries.

Dục Cúc: See Dục Anh.

Dục Đa Bà Đề,育多婆提, Yukta-bodhi (skt)—Những bước đạt đến trí huệ trong Thiền Yoga—Steps in Yoga wisdom

Dục Đầu,浴頭, Vị sư phụ trách nhà tắm trong tự viện—Bath-controller in a monastery

Dục Để,育抵, Yukti (skt)

1) Ách: Yoking.

2) Phối hợp: Joining—Combination—Plan.

Dục Đức: To nourish one’s virtue

Dục Giác,欲覺, Sự tỉnh thức về lòng tham—The consciousness of desire—Passion-consciousness

Dục Giới,欲界, Kamadhatu (skt)

(I) Nghĩa của Dục Giới—The meaning of “Kamadhatu”

1) Dục giới là một trong tam giới, nơi đó có đầy dẫy những thứ ham muốn—Realm of desire or sensual realm—Human world—Desire world—Passion world—Passions. One of the three realms. Realm of desire is a realm where there exists all kinds of desires:

a) Sắc Dục: Desire for sex.

b) Thực Dục: Desire for food.

c) Thùy Dục: Desire for sleep.

d) Danh Dục: Desire for fame.

e) Tài Dục: Desire for talents.

(II) Phân loại Dục Giới. Dục giới được chia thành 20 khu vực khác nhau. Gọi là chúng sanh trong cõi dục giới vì chúng sanh trong cõi nầy luôn bị dục vọng chế ngự—Categories of “Kamadhatu.” The realm of desire is divided into 20 different regions. Beings in the realm of desire (so called because the beings in these states are dominated by desire):

(A) Chư Thiên trong sáu cõi trời dục giới: Kamadeva (skt)—Devas in the six heavens of desire.

1) Cõi Dạ Ma Thiên: Yamah—See Dạ Ma Thiên.

2) Cõi Tứ Thiên Vương Thiên: Caturmaharajakayika.

a) Trì Quốc Thiên Vương: Đông Thiên Vương—Dhrtarastra, in the east.

b) Tăng Trưởng Thiên: Nam Thiên Vương—Virudhaka, in the south.

c) Quảng Mục Thiên Vương: Tây Thiên Vương—Virupaksa, in the west.

d) Đa Văn Thiên Vương: Bắc Thiên Vương—Vaisramana (Dhanada), in the north.

3) Cõi Đao Lợi Thiên: Trayastrimsah—See Đao Lợi Thiên.

4) Cõi Đâu Suất Thiên: Tusita—See Đâu Suất.

5) Cõi Hóa Lạc Thiên: Nirmanarati—See Hóa Lạc Thiên.

6) Cõi Tha Hóa Tự Tại Thiên: Paranirmitavasavartin—See Tha Hóa Tự Tại Thiên.

(B) Nhân gian trong Tứ Châu—Beings in the four continents—See Tứ Châu.

(C) Súc Sanh: Tiryagyoni (skt)—See Súc Sanh and Súc Sanh Thú.

(D) Ngạ Quỷ: Preta-gati (skt)—Hungry ghosts—See Ngạ Quỷ.

(E) Địa Ngục: Naraka (skt)—See Địa Ngục.

Dục Giới Thiên,欲界天, Heavens of desire. There are several in this realm—See Dục Giới (C)

Dục Hà,欲河, Dòng sông dục vọng, nhận chìm chúng sanh—The river of desire or lust (which drowns)

Dục Hải,欲海, Biển dục vọng thâm sâu và bao la, không đáy và vô bờ bến—The ocean (sea) of desires, so called because of its extent and depth

Dục Hoa: Yukta (skt)—Một loại Thiên hoa—A kind of celestial flower.

Dục Hỏa,欲火, Lửa dục—The fire of desire

Dục Hữu,欲有, Một trong tam hữu—The realm of desire, one of the three kinds of existence

Dục Hữu Kiến Vô Minh,欲有見無明, Bốn phần tử gây nên khổ đau phiền não, hay kết thành lậu hoặc—The four constituents which produce affliction (distress or pain) or make up the contents of evil outflow (asvrava)

(A) Dục: Kama (skt)—See Dục.

(B) Hữu: Bhava (skt)—See Hữu, and Tam Hữu.

(C) Kiến: Drsti (skt)—See Kiến.

(D) Vô Minh: Avidya (skt)—See Vô Minh.

Dục Khí,欲氣, Ảnh hưởng của dục vọng—Desire-breath, passion-influence, the spirit or influence of desire, lust

Dục Khổ,欲苦,

1) Sự khổ đau gây ra bởi lòng tham dục: The sufferings of desire.

2) Sự khổ đau trong dục giới: The sufferings in desire-realms.

Dục Kim Cang: See Dục Tiển (2).

Dục Lạc: Lạc thú ngũ dục—Sensual pleasures—Joy of the five desires

Dục Lạc Trần Tục: Common desire.

Dục Lậu: Dòng luân hồi sanh tử bị khuấy lên bởi tham dục, tà kiến, và tà tư—The stream or flow of existence, evoked by desire interpenetrated by unenlightened views and thoughts (these stimulating desires produce karma which in turn produces reincarnation).

Dục Lưu,欲流,

1) Dòng thác tham dục, một trong tứ lưu, như tư hoặc, tham, sân, si, vân vân, giữ mãi cá nhân trong vòng dục giới—The stream of the passion, one of the four currents that carry the thinking along, i.e. the illusions of cupidity, anger, etc., which keep the individual in the realm of desire.

2) Việc sống chết trong dòng luân hồi sanh tử (ba cõi) trong dục giới: The stream of transmigration, which results from desire.

Dục Ma,欲魔, Ma tham dục—The evil demon of lust

Dục Nê,欲泥, Vũng bùn dục vọng—The mire of desire, or lust

Dục Nhiễm,欲染, Sự nhiễm trược của dục vọng—The tainting, or contaminating influence of desire

Dục Phật,浴佛, Lễ tắm Phật vào ngày Phật Đản, rằm tháng tư—To wash the image of the Buddha; this is a ceremony on his birthday, 15th of the fourth month.

Dục Sắc,欲色,

1) Dục và sắc: The passion and the sensuous.

2) Dục Sắc Nhị Giới: Dục giới và Sắc giới trong tam giới: The two realms of desire and form.

Dục Sắc Nhị Giới: See Dục Sắc (2).

Dục Tà Hạnh: Tà dâm hay tà hạnh là giới cấm trong ngũ giới—Adultrous conduct, which is prohibited in the five basic commandments.

Dục Tâm,欲心, Tâm tham dục—A desirous, covetous, passionate, or lustful heart

Dục Tham,欲貪, Craving

1) Dục vọng và ham muốn: Desire and coveting.

2) Ham muốn là kết quả của dục vọng: Coveting as the result of passion.

Dục Thành: To bring forth—To create.

Dục Thất,浴室, Nhà tắm trong tự viện—A bath-house in a monastery

Dục Thứ,欲刺, Những mũi kim nhọn của lòng tham dục—The sharp point of desire

Dục Thiên,欲天, Kamadhatu (skt)—Lục Dục Thiên của cõi Dục Giới—The six heavens of desire or passion

Dục Thiên Ngũ Dâm,欲天五婬, Năm loại giao cấu trong cõi trời dục giới—The five methods of sexual intercourse in the heavens of desire

1) Chúng sanh trong cõi Tứ Thiên Vương và Đao Lợi Thiên thì việc dâm dục không khác gì ở thế giới nhân gian: The methods (of sexual intercourse) of beings in the heavens of the Four Great Kings and Trayastrimsas the method is the same as on earth.

2) Chúng sanh trong cõi trời Dạ Ma chỉ cần ôm nhau là đủ: The methods (of sexual intercourse) of beings in the Yamadevaloka a mere embrace is sufficient.

3) Chúng sanh trong cõi trời Đâu Suất chỉ cần nắm tay nhau: The methods (of sexual intercourse) of beings in the Tusita heaven, holding hands.

4) Chúng sanh trong cõi trời Hóa Lạc chỉ cần cười với nhau: The methods (of sexual intercourse) of beings in the nirmanarati heaven, mutual smiles.

5) Chúng sanh trong cõi trời Tha Hóa chỉ cần nhìn nhau: The methods (of sexual intercourse) of beings in the other heavens of transformation, regarding each other.

Dục Tiển:

1) Những mũi tên của lòng tham dục—The arrows of desire, or lust.

2) Dục Kim Cang: Những mũi tên Kim Cang của Bồ Tát, dùng để câu móc và lôi kéo chúng sanh về với Phật—The darts of the Bodhisattva, who hooks and draws all beings to Buddha.

Dục Trần,欲塵, Năm dục làm bẩn thân tâm như bụi trần—The dust or dirt, or the infection of the passions

(A) Lục Dục: The six desires—See Lục Dục.

(B) Ngũ Trần: Five gunas (dusts)—See Ngũ Trần.

Dục Vọng,欲望,

(I) Nghĩa của “Dục Vọng”—The meanings of “Dục Vọng”

Ham muốn—Passion—Desire—Lust—Kềm chế dục vọng: To command one’s passions—To bridle on one’s passions.

(II) Những lời Phật dạy về “Dục Vọng” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Passion” in the Dharmapada Sutra:

1) Những người chỉ muốn sống trong khoái lạc, không chịu nhiếp hộ các căn, ăn uống vô độ, biếng nhác chẳng tinh cần, họ là người dễ bị ma nhiếp phục như cành mềm trước cơn gió—Those who only want to live with pleasant things, with senses unrestrained, in food immoderate, indolent, inactive, are quickly overthrown by the mara as a weak tree breaks before a big wind (Dharmapada 7).

2) Những người nguyện ở trong cảnh chẳng khoái lạc, khôn khéo nhiếp hộ các căn, uống ăn tiết độ, vững tin và siêng năng, ma không dễ gì thắng họ, như gió thổi núi đá—Those who contemplate “impurities,” with senses restrained, moderate in food, faithful and active, mara cannot overthrow him as it’s impossible for the wind to overthrow a rocky mountain (Dharmapada 8).

Dung Hữu Thích,容有釋, Giải thích kinh điển, dù không phải là nghĩa trực tiếp nhưng có thể chấp nhận được vì chứa đựng chánh nghĩa của kinh điển—An admissable though indirect interpretation; containing that meaning

Dung Thông,融通, Trộn cái này với cái kia cho hòa hợp nhau không còn sai biệt—To blend—To combine—To mix—To assemble—To unite

Dũng Mãnh Tinh Tấn,勇猛精, Bold advance, or progress

Dũng Thí Bồ Tát,勇施菩薩, Pradhanasura (skt)—Một vị Bồ Tát trong quyến thuộc của Đức Phật Thích Ca—A Bodhisattva now in Sakyamuni’s retinue.

Dũng Tuyền,涌泉, Kinh điển như dòng suối cam lồ phúng lên làm tư nhuận chúng sanh—The springing fountain, i.e. the sutras

Dụng Công,用功,

1) To cultivate (practice) steadily.

2) To work steadily.

Dụng Công Tu Hành: To practice or cultivate steadily.

Dụng Diệt,用滅, Tác dụng của các pháp diệt (nhưng thể của chúng chẳng diệt, thể luôn thường trụ hằng hữu)—Function or activity ceasing; however, matter or the body does not cease to exist, but only its varying functions or activities cease

Dụng Đại,用大, Thể của chân như có đại tác dụng sinh ra nhân quả thiện ác của tất cả các pháp—Great in function or the universal activity of the bhutatathata

Duy Cảnh Vô Thức,唯境無識, Duy vật thuận thế ngoại đạo cho rằng tứ đại là cực vi tế, thường chân thực và lập ra nghĩa “Duy Cảnh Vô Thức”, để đối lại với cái nghĩa “duy thức vô cảnh”—Realism, as opposed to Idealism (Duy thức vô cảnh—Implying that the four elements are real and permanent)

Duy Da Ly,維耶離,Vaisali

Duy Danh,唯名, Namamatra (skt)—Name only

Duy Danh Luận: Nominalism.

Duy Giả Thiết Danh: Prajnaptinamamatreyam (skt)—Theo suy nghĩ thông thường thì có một ngã thể; tuy nhiên, đối với giáo lý nhà Phật nó chỉ là giả danh chứ không hiện hữu—In accordance with to the thinking of ordinary people or worldly way of thiniking, there is an ego-substance, which, however, to Buddhist theory, it is only an artificial name, not a real existence.

Duy Khẩu Thực,維口食, Một trong bốn tà mệnh thực, chỉ việc Tỳ Kheo học các loại chú thuật bói toán để kiếm sống—Improper means of existence by spells, fortune-telling, etc. One of the four cardinal improper ways of earning a livelihood

Duy Kỷ: Duy ngã—Egoism—Selfish.

Duy Linh Luận: Spiritualism.

Duy Lý Luận: rationalism.

Duy Ma,維摩, See Vimalakirti, and Vimalakirti Sutra in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section

Duy Ma Cật Tử Sở Vấn Kinh: Đại Thừa Đảnh Vương Kinh—Vimalakirti-Nirdesa-Sutra.

Duy Mỹ Chủ Nghĩa: Aestheticism.

Duy Na,維那, Karmadana (skt)—Vị sư phân phối và giám sát công việc trong tự viện. Một trong sáu vị sư chính trong tự viện—The duty-distributor, or arranger of duties, a supervisor of monks in a monastery. One of the six main monks

Duy Ngã: I alone.

Duy Ngã Độc Tôn: Trên trời, dưới trời, chỉ có ta là đáng kính trọng—Above Heaven and under Heaven I am alone and worthy of honor (Sakyamuni).

Duy Nghiễm Dược Sơn: Wei-Yen-Yueh-Shan—See Dược Sơn Duy Nghiễm.

Duy Nhứt: Only—Sole—Unique.

Duy Sắc,唯色, Sắc tâm không hai, do vậy vạn pháp duy tâm cũng lại là duy sắc (dựa vào duy thức vô cảnh do ngài Hộ Pháp lập ra, và duy cảnh vô thức do ngài Thanh Biện lập ra)—All things are matter because mind and matter are identical, for matter is mind

Duy Tâm,唯心, Cittamatra (skt)—Mind-only or mind itself—Hết thảy chư pháp đều ở bên trong cái tâm, không có pháp nào ở ngoài tâm (tâm có nghĩa là nhóm khởi lên các pháp; thức có nghĩa là phân biệt các pháp). Giống như ý niệm Duy Thức trong Kinh Lăng Già—Idealism—Mind only—The theory that the only reality is mental, that of the mind—Nothing exists apart from mind. Similar to “Only Mind,” or “Only Consciousness” in the Lamkavatara Sutra

Duy Tâm Kệ,唯心偈, Bài kệ tám câu tóm lược cái ý nghĩa về thực tướng đầy đủ và viên dung với nhau (trong Cựu Kinh Hoa Nghiêm, tâm như ông thợ vẽ, tạo vô số ngũ ấm. Tất thảy trong thế gian, không pháp nào không tạo. Cả tâm Phật cũng vậy, như Phật và chúng sanh. Tâm Phật và chúng sanh, là ba không sai biệt)—The eight-line verse of the older sutra, which summarizes the idealistic idea

Duy Tâm Sở Kiến: Cittamatradrisya (skt)—Cái được nhìn thấy từ tâm—There is only what is seen of the Mind—Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật dạy: “Những ai bị ràng buộc vào ý niệm nhị biên, có đối tượng và chủ thể, sẽ không bao giờ hiểu được rằng chỉ có cái được nhìn thấy do từ tâm.”—In the Lankavatara Sutra, the Buddha taught: “Those who are attached to the notion of duality, object and subject, fail to understand that there is only what is seen of the Mind.”

Duy Tâm Tịnh Độ: The Pure Land is in your mind, or the Pureland within the Mind.

Duy Thức,唯識, Vijnanamatra or Vada or Cittamatra (skt)—See Duy tâm

Duy Thức Gia,唯識家, See Duy Thức Tông

Duy Thức Học: Giáo điển dạy Tâm Lý Học, về tám thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, Mạt na và A Lại Da). Những thức nầy giúp chúng sanh phân biệt phải trái—The doctrine which teaches the psychology of the eight consciousnesses (sight, hearing, smell, taste, touch, mind, Mana and Alaya). These consciousnesses enable sentient beings to discriminate between right and wrong of all dahrmas (thoughts, feelings, physical things, etc).

Duy Thức Học Cương Yếu: General Teaching of Consciousness—The finer point of the Teaching of Consciousness—See Duy Thức Học.

Duy Thức Luận,唯識論, Vijnaptimatrasiddhi-sastra

Duy Thức Quán: Ba đối tượng trong Duy Thức quán—The three subjects of idealistic reflection:

1) Biến Kế Sở Chấp Tính: Quán thật tánh của ngã và chư pháp—Ego and things are realities.

2) Y Tha Khởi Tính: Quán chư pháp được sanh ra bởi nhân duyên—Things are produced by caused and circumstance.

3) Viên Thành Thực Tính: Quán chỉ có Chân như là hiện thực—Bhutatathata is the only reality.

Duy Thức Tam Thập Tụng,唯識三十頌, Vijnaptimatrata-trimsika (skt)—See Tam Thập Tụng Duy Thức.

Duy Thức Tam Tính Quán: See Duy Thức Quán.

Duy Thức Tâm Định: See Duy Thức Quán.

Duy Thức Tông,唯識宗, Vijnanavada (skt)—Còn gọi là Duy Thức Gia hay Pháp Tướng tông. Học thuyết của Duy Thức tông chú trọng đến tướng của tất cả các pháp; dựa trên đó, luận thuyết về Duy Thức Học được lập nên để minh giải rằng ly thức vô biệt pháp hay không có pháp nào tách biệt khỏi thức được. Mặc dù tông nầy thường được biểu lộ bằng cách nói rằng tất cả các pháp đều chỉ là thức, hay rằng không có gì ngoài thức; thực ra ý nghĩa chân chính của nó lại khác biệt. Nói duy thức, chỉ vì tất cả các pháp bằng cách nầy hay cách khác luôn luôn liên hệ với thức. Thuyết nầy dựa vào những lời dạy của Đức Phật trong Kinh Hoa Nghiêm, theo đó tam giới chỉ hiện hữu trong thức. Theo đó thế giới ngoại tại không hiện hữu, nhưng nội thức phát hiện giả tướng của nó như là thế giới ngoại tại. Toàn thể thế giới do đó là tạo nên do ảo tưởng hay do nhân duyên, và không có thực tại thường tồn nào cả. Tại Ấn Độ, tông phái nầy chuyên chú vào việc nghiên cứu Duy Thức Luận và các kinh sách cùng loại, nên có tên là Duy Thức Tướng Giáo. Tác giả các bộ sách nầy là Vô Trước và Thiện Thân, họ từng có một đệ tử xuất sắc là Giới Hiền, một người Ấn Độ, sống trong tu viện Na Lan Đà. Giới Hiền là người đã lập ra Duy Thức Tông tại Ấn Độ và có nhiều công lao trong việc sắp xếp các kinh điển Phật Giáo. Tại Trung Quốc, sau khi Huyền Trang được Giới Hiền trao cho bộ luận, đã lập nên tông phái nầy. Về sau, tông nầy cũng có tên là Pháp Tướng Tông và do một đồ đề của Huyền Trang là Khuy Cơ dẫn dắt—Dharmalaksana sect, which holds that all is mind in its ultimate nature. The doctrine of Idealism School concerns chiefly with the facts or specific characters (lakshana) of all elements on which the theory of idealism was built in order to elucidate that no element is separate from ideation. Although it is usually expressed by saying that all dharmas are mere ideation or that there is nothing but ideation, the real sense is quite different. It is idealistic because all elements are in some way or other always connected with ideation. This doctrine was based on the teaching of the Buddha in the Avatamsaka Sutra, that the three worlds exist only in ideation. According to Ideation Theory, the outer world does not exist but the internal ideation presents appearance as if it were an outer world. The whole world is therefore of either illusory or causal nature and no permanent reality can be found. In India, two famous monks named Wu-Ch’o and T’ien-Ts’in wrote some sastras on Vijnana. They had an outstanding disciple named Chieh-Hsien, an Indian monk living at Nalanda monastery. Later, Chieh-Hsien established the Vijnanavada school and contributed much to the arrangement of the Buddhist canons. In China, Hsuan-Tsang, to whom Chieh-Hsien handed over the sastra, founded this school in his native land. Later, the school was also called Dharmalaksana (Fa-Tsiang-Tsung) and was led by Kwei-Chi, a great disciple of Hsuan-Tsang.

Duy Thức Trung Đạo,唯識中道, Theo Pháp Tướng Tông thì chư pháp duy tâm tạo, chứ không thật mà cũng không giả—The madhya, or medial doctrine of idealism as held by the Dharmalaksana school (Pháp Tướng Tông), that all things are of mind-evolution, and are neither in themselves real or unreal

Duy Thức Tu Đạo Ngũ Vị,唯識修道五位, See Ngũ Vị (C)

Duy Thức Viên Giáo,唯識圓教, Một trong ba giáo do ngài Đạo Tuyên Nam Sơn lập ra, là thâm giáo của Phật giáo Đại thừa—The perfect doctrine of idealism, the third of the three main divisions of the Buddha’s teaching defined by T’ao-Hsuan of Nan-Shan, the perfect doctrine of idealism—See Tam Giáo (B)

Duy Thức Vô Cảnh,唯識無境, Idealism—See Duy Cảnh Vô Thức

Duy Tự Tâm Sở Hiện: Svacittadrisyamatra (skt)—Tất cả chẳng gì khác hơn là sự biểu hiện của chính tâm mình—All is no other than the manifestation of one’s own mind—See Tam Giới Duy Nhất Tâm.

Duy Vật: Materialism.

Duy Việt,維越, Avaivartika (skt)—See A Bệ Bạt Trí in Vietnamese-English Section

Duyên: Pratyaya (skt).

1) Có duyên: Charm—Grace—Charming—Graceful.

2) Có điều kiện: Conditioned.

3) Phan duyên: A co-operating cause, the concurrent occasion of an event as distinguished from its proximate cause.

4) Nhân phụ, hoàn cảnh hay điều kiện bên ngoài, đối lại với nhân chính hay chủng tử. Nhân (Hetu) là hạt, trong khi duyên (Pratyaya) là đất, mưa, nắng, vân vân : The circumstantial, conditioning, or secondary cause, in contrast with the Hetu, the direct or fundamental cause. Hetu is the seed, Pratyaya is the soil, rain, sunshine, etc.

5) Năng Duyên: Tâm có thể lý luận—The mind can reason.

6) Sở Duyên: Đối tượng của lý luận là sở duyên—The objective.

7) Năng Duyên Sở Duyên: Duyên là tác dụng của Tâm với Cảnh (Tâm và đối tượng tiếp xúc với nhau tạo ra tiến trình lý luận hay “Duyên.”)—When the mind is in contact with the objective we have the reasoning process.

Duyên Chân Như Thiền: Tathatalambanam (skt)—Đây là thiền định dựa vào như như, thiền định thứ ba trong tứ thiền định được mô tả trong Kinh Lăng Già. Đối tượng của sự tu tập là thể chứng cái như như của chân lý bằng cách giữ các tư tưởng vượt lên trên cái nhị biên của hữu và phi hữu, và cũng vượt lên trên hai ý niệm về vô ngã—This is the dhyana depending upon suchness. This is the third of the four Dhyanas described in The Lankavatara Sura. The object of the discipline is to realize the suchness of truth by keeping thoughts above the dualism of being and non-being and also aboe the twofold notion of egolessness.

Duyên Chánh,緣正,

a) Chính Nhân Phật Tánh: Fundamental Buddha-nature or Bhutatathata.

b) Duyên Nhân Phật Tánh: Những điều kiện hay hoàn cảnh bên ngoài giúp Phật tánh trải qua các thời kỳ phát triển—Conditioned Buddha-nature in all undergoing development.

Duyên Ky,緣機, Nhân và duyên đưa đến Phật quả—Conditions opportune—Favourable circumstances—Cause and conditions cooperating for achieving Buddhahood

Duyên Duyên,緣緣, Adhipati-pratyaya (skt)—Sở Duyên Duyên—Cái duyên của sở duyên hay tâm thức đối với cảnh giới như mắt đối với sắc (tâm thức gọi là năng duyên, cảnh giới gọi là sở duyên)—Conditioned condition—The reasoning mind, or the mind reasoning—Intelligence in contact with its object—The relationship being like that of form or colour to the eye. The influence of one factor in causing others

· Sở Duyên: The object.

· Duyên: Mind.

Duyên Giác,緣覺, Pratyeka-buddha (skt)

1) Pratyeka nghĩa là riêng tư, cá biêt, đơn độc. Chữ Pratyeka-buddha dùng để chỉ một cá nhân đơn độc, không có bất kỳ sự giúp đở nào của ngoại tại nhưng có thể đạt đến cảnh giới A La hán—The word ‘Pratyeka’ means ‘private,’ ‘individual,’ ‘single,’ or ‘solitary.’ Pratyeka-buddha is one who is in ‘solitary singleness,’ in independence of all external support, attains Arhatship.

2) Nhân Duyên Giác: Bích Chi Phật—Nhờ thiền quán theo pháp nhân duyên (pháp quán mười hai nhân duyên để đạt được giác ngộ của Phật giáo) mà giác ngộ thành Phật Bích Chi. Không như Phật toàn giác, Thanh văn Duyên giác chỉ tự giác chứ không giác tha. Bậc Độc Giác không chia xẻ với kẻ khác sự hiểu biết mà mình đã gia công tìm kiếm về những phương tiện để đạt tới Niết Bàn. Bậc Độc Giác tin rằng, những người khác, khi bị thực tế khắc nghiệt của những khổ đau trên trần thế thúc đẩy, cũng sẽ đi vào con đường thánh thiện, nhưng Duyên Giác không bận tâm tới việc dạy bảo hoặc giác ngộ chúng sanh. Các bậc nầy cho rằng sự giác ngộ là một thành tựu về phương diện cá nhân chứ không phải về phương diện xã hội hay vũ trụ—Pratyeka Buddhas (skt)—Who become fully enlightened by meditating on the principle of causality (the Buddhist enlightenment arises from pondering over the twelve nidanas). Unlike the Perfect Buddhas, however, they do not exert themselves to teach and help others. Pratyekabuddha does not share with others his hard-won knowledge of the means for the attainment of Nirvana. He believes that others too, driven by the stern reality of the miseries of life, may some day take to the holy path, but does not bother to teach or enlighten them. They consider enlightenment as an individual not a social or cosmic achievement.

3) Bích Chi Ca La Phật hay Độc Giác Phật: Còn gọi là Bích Chi, Bích Chi Ca Phật, Duyên Giác, hay Độc Giác, là người tự tu tự giác ngộ và nhập Niết bàn trong thời không có bậc Chánh Đẳng Chánh giác, cũng giúp người giác ngộ, nhưng chỉ trong giới hạn nào mà thôi. Duyên Giác chẳng có khả năng nói rõ về chân lý cho người khác như Phật Toàn Giác—Those enlightened to conditions—A person who realizes Nirvana by himself or herself at a time when there is no Samyaksambuddha in the world. He or she also renders services to others, but in a limited way. He or she is not capable of revealing the Truth to others as a Samyak-sambuddha, a fully enlightened does.

4) Độc Giác Phật hay Bát Lạt Ê Già Phật Đà: Người tự tu tự ngộ hay những người sống tu cách biệt khỏi nhân quần xã hội và tự đạt được giác ngộ, đối lại với nguyên tắc vị tha của Bồ Tát—Individual enlightenment—One who lives apart from others and attains enlightenment alone, or for himselfcontrast with the alturism of the bodhisattva principle.

5) Danh từ Duyên Giác không hạn chế trong Phật giáo, nhưng nó bao hàm những vị sống đời cách biệt, tự mình quán sát về ý nghĩa của cuộc đời, nhìn hoa rơi lá rụng mà giác ngộ—The term Pratyeka-buddha is not limited to the Buddhists, but is a general term for those who attain enlightenment by living in isolation (recluses), pondering alone over the meaning of life, observing the “flying flowers and falling leaves.”

Duyên Giác Bồ Đề,緣覺菩提, Một trong ba loại Bồ Đề, bậc tu theo Duyên Giác phát tâm Bồ Đề nhưng không giáo hóa cho chúng sanh khác mà chỉ muốn một mình giải thoát—The pratyeka-buddha form of enlightenment or enlightenment for self, not revealing the truth to others. This is one of the three form of enlightenment (Sravakas, Pratyeka-buddhas, Bodhisattvas)

Duyên Giác Pháp Giới,緣覺法界, Một trong những pháp giới mà tông Thiên Thai đã đặt ra về bản thể của chúng sanh và chư Phật—The pratyeka-buddha realm, one of the T’ien-T’ai categories of intelligent beings

Duyên Giác Phật: Pratyeka-buddha (skt)—See Duyên Giác in Vietnamese-English Section.

Duyên Giác Thân,緣覺身, The pratyeka-buddha or personal appearing of the Buddha

Duyên Giác Thừa,緣覺乘,

1) Giai đoạn của trung thừa được biểu thị là Duyên Giác, là bậc giác nhờ quán sát pháp nhân duyên. Duyên Giác Thừa được coi như sự tiến bộ cao trong phái Tiểu Thừa, nhưng vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn vị tha của Bồ Tát trong Đại Thừa—The “middle conveyance” period, characterized as that of the pratyeka-buddha, who is enlightened by the twelve nidanas. It is consider as an advance on the Hinayana, but not yet the standard of the altruistic bodhisatva-vehicle or the Mahayana.

2) Một trong ba thừa trong Phật Giáo—One of the three vehicles in Buddhism:

a) Thanh Văn Thừa: Sravaka-Vehicle.

b) Duyên Giác Thừa: Pratyeka-buddha-Vehicle.

c) Bồ Tát Thừa: Bodhisattva-Vehicle.

Duyên Hóa,緣化, Biến cải những người chịu ảnh hưởng của mình—To convert or instruct those under influence

Duyên Khởi,緣起, Pratityasamutpada (skt)—The theory of causation

(I) Ý nghĩa của Duyên Khởi—The meanings of Causation:

(A) Những định nghĩa nầy căn cứ trên sự giải thích về Duyên Khởi của Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo—These definitions are based on the interpretation of Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy.

1) Sự vật chờ duyên mà nẩy sinh, đối lại với tánh giác hay chân như—Conditioned arising—Arising from the secondary causes, in contrast with arising from the primal nature or bhutatatha (Tánh giác).

2) Vạn sự vạn vật hay các pháp hữu vi đều từ duyên mà khởi lên, chứ không có tự tánh—Everything arises from conditions and not being spontaneous and self-contained has no separate and independent nature.

3) Phật giáo không coi trọng ý niệm về nguyên lý căn nhân hay nguyên nhân đệ nhất như ta thường thấy trong các hệ thống triết học khác; và cũng không bàn đến ý niệm về vũ trụ luận. Tất nhiên, triết học về Thần học không thể nào phát triển trong Phật giáo. Đừng ai mong có cuộc thảo luận về Thần học nơi một triết gia Phật giáo. Đối với vấn đề sáng thế, đạo Phật có thể chấp nhận bất cứ học thuyết nào mà khoa học có thể tiến hành, vì đạo Phật không thừa nhận có một xung đột nào giữa tôn giáo và khoa học: Buddhism does not give importance to the idea of the Root-Principle or the First Cause as other systems of philosophy often do; nor does it discuss the idea of cosmology . Naturally such a branch of philosophy as theology did not have grounds to develop in Buddhism. One should not expect any discussion of theology from a Buddhist philosopher. As for the problem of creation, Budhism is ready to accept any theory that science may advance, for Buddhism does not recognize any conflict between religion and science.

Tâm Pháp,心法, Duyên Khởi Chư Pháp Chi căn Bổn Giả Vi Tâm Pháp—Chư pháp tùng tâm khởi. Hai trường phái Hiển và Mật giáo có những giải thích khác nhau—The root of all phenomena is mind. The exoteric and esoteric schools differ in their interpretation:

1) Hiển giáo cho rằng Tâm pháp là vô sắc vô hình—The exoterics hold that mental ideas or things are unsubstantial and invisible.

2) Mật giáo lại cho rằng Tâm Pháp hữu sắc hữu hình—The esoterics hold that mental ideas have both substance and form.

Duyên Khởi Kệ: Duyên Khởi Pháp Tụng—Bài kệ văn của ba trong bốn đế hay giáo lý căn bản của đạo Phật, theo Trí Độ Luận (bài kệ nầy thường được đặt dưới các nền chùa hay bên trong hình tượng Phật)—The gatha of three of the four dogmas of Buddhism according to the Sastra on the Prajna Sutra (usually placed in the foundations of pagodas and inside of images of Budhas):

a) Khổ Đế: All is suffering.

b) Tập Đế: Suffering is intensified by desire.

c) Diệt Đế: Extinction of desire is practicable.

Duyên Khởi Pháp,緣起法, Pratitya-samutpada (skt)—The twelve nidanas—See Thập Nhị Nhân Duyên

Duyên Khởi Pháp Tụng: See Duyên Khởi Kệ.

Duyên Kiếp: Predestined affinity.

Duyên Lự Tâm,緣慮心, Lự Trí Tâm—Tâm dính líu vào cảnh giới, suy nghĩ về sự vật hay tám loại tâm thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, ý căn, a lại da)—The rational cogitating mind or eight kinds of consciousness (eye, ear, tongue, body, mind, mana, alaya, etc)

Duyên Lực,緣力, Pratyaya-bala (skt)—Sức trợ duyên từ những điều kiện hay hoàn cảnh bên ngoài, đối lại với nhân lực hay nguyên nhân trực tiếp—The environmental or secondary force (the power of the conditioning cause, circumstance, or contributing environement), in contrasted with the causal force or direct cause (nhân lực)

Duyên Lý,緣理,

1) Quan niệm hay lý luận về chân lý: To reason on fundamental principles.

2) Quán tưởng về chân lý tối thượng: To contemplate ultimate reality.

Duyên Lý Bồ Đề Tâm: Tâm toàn giác về chân lý tối thượng (tất cả các pháp vốn là tịch diệt) nên phát tâm “thượng cầu Bồ Đề, hạ hóa chúng sanh.” Đây cũng là tâm Bồ Đề tối thượng—A mind that has a perfect understanding of the ultimate reality; therefore, start out a vow “Above to seek bodhi, below to save beings.” This is also the supreme bodhi-mind.

Duyên Lý Đoạn Cửu,緣理斷九, Suy xét chỉ Phật giới, còn thì đoạn lìa phiền não của chín giới kia—By the consideration of the tenth realm only, i.e. the Buddha-realm, to cut off the illusion of the nine other realms of time and sense.

Duyên Nghiệp,緣業, Karma-cause—Karma circumstances/condition resulting from karma

Duyên Nhân,緣因, Những trợ duyên hay duyên phát triển do những điều kiện bên ngoài (tất cả gốc thiện, công đức giúp đở cho cái nhân, làm nảy sinh cái tính của cái nhân chân chính)—A contributory or developing cause, i.e. development of the fundamental Buddha-nature; as compared with direct or true cause

Duyên Nhân Phật Tánh: Những trợ duyên hay sự phát triển bên ngoài giúp phát triển Phật tánh, đối lại với Chính Nhân Phật Tánh hay chân như hay Phật tánh tự nó—Contributory or developing cause of all undergoing development of the Buddha-nature, in contrast with the Buddha-nature or Bhutatathata itself.

Duyên Nhật,緣日, Ngày có duyên với cõi Ta Bà của mỗi Đức Phật—The day of the month on which a particular Buddha or Bodhisattva is worshipped, he is being in special charge of mundane affairs on that day (lunar calendar)

1) Định Quang Phật: Ngày mồng một trong tháng—Dhyana-Light Buddha on the first day of the month.

2) Nhiên Đăng Phật: Ngày mồng hai trong tháng—Dipankara Buddha on the second day of the month.

3) Đa Bảo Phật: Ngày mồng ba trong tháng—Prabhutaratna on the third day of the month.

4) A Súc Bệ Phật: Ngày mồng bốn trong tháng—Aksobhya Buddha on the fourth day of the month.

5) Di Lặc Bồ tát: Ngày mồng năm trong tháng—Maitreya Bodhisattva on the fifth of the month.

6) Nhị Vạn Đăng Phật: Ngày mồng sáu trong tháng—Twenty Thousand-Lamp Buddha on the sixth day of the month.

7) Tam Vạn Đăng Phật: Ngày mồng bảy trong tháng—Thirty Thousand-Lamp Buddha on the seventh day of the month.

8) Dược Sư Phật: Ngày mồng tám trong tháng—Bhaisajyaraja-Samudgata Buddha on the eighth day of the month.

9) Đại Thông Trí Thắng Phật: Ngày mồng chín trong tháng—Mahabhijna-Jnanabhibhu Buddha on the ninth day of the month.

10) Nhật Nguyệt Đăng Minh Phật: Ngày mồng mười trong tháng—Candra-Surya-Pradipa Buddha on the tenth day of the month.

11) Hoan Hỷ Phật: Ngày mười một trong tháng—Delightful Buddha—The eleventh day of the month.

12) Nan Thắng Phật: Ngày mười hai trong tháng—Unconquerable Buddha on the twelfth day of the month.

13) Hư Không Tạng Bồ Tát: Ngày mười ba trong tháng—Akasagarbha Bodhisattva (Bodhisattva of Space) on the thirteenth day of the month.

14) Phổ Hiền Bồ Tát: Ngày mười bốn trong tháng—Samantabhadra Bodhisattva—The fourteenth day of the month.

15) A Di Đà Phật: Ngày rằm trong tháng—Amitabha Buddha on the fifteenth of the month.

16) Đà La Ni Bồ Tát: Ngày mười sáu trong tháng—Dharani Bodhisattva on the sixteenth of the month.

17) Long Thọ Bồ Tát: Ngày mười bảy trong tháng—Nagarjuna Bodhisattva on the seventeenth of the month.

18) Quán Thế Âm Bồ Tát: Ngày mười tám trong tháng—Kuan-Yin or Avalokitesvara Bodhisattva on the eighteenth of the month.

19) Nhật Quang Bồ Tát: Ngày mười chín trong tháng—The Sun-Light Bodhisattva on the nineteenth of the month.

20) Nguyệt Quang Bồ Tát: Ngày hai mươi trong tháng—The Moon-Light Bodhisattva on the twentieth of the month.

21) Vô Tận Ý Bồ Tát: Ngày hai mươi mốt trong tháng—Infinite Resolve Bodhisattva on the twenty-first day of the month.

22) Thí Vô Úy Bồ Tát: Ngày hai mươi hai trong tháng—Abhayandada Bodhisattva on the twenty-second day of the month.

23) Đắc Đại Thế Chí Bồ Tát: Ngày hai mươi ba trong tháng—Mahasthamaprapta Bodhisattva on the twenty-third day of the month.

24) Địa Tạng Bồ Tát: Ngày hai mươi bốn trong tháng—Earth-Store Bodhisattva on the twenty-fourth of the month.

25) Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát: Ngày hai mươi lăm trong tháng—Manjusri Bodhisattva on the twenty-fifth of the month.

26) Dược Thượng Bồ Tát: Ngày hai mươi sáu trong tháng—Supreme Bhaisajyaraja-samudgata Bodhisattva on the twenty-sixth day of the month.

27) Lư Già Na Phật: Ngày hai mươi bảy trong tháng—Vairocana Buddha on the twenty-seventh day of the month (same as in #28).

28) Đại Nhật Như Lai: Ngày hai mươi tám trong tháng—Vairocana Buddha on the twenty-eighth of the month (same as in #27).

29) Dược Vương Bồ Tát: Ngày hai mươi chín trong tháng—Bhaisajyaraja-samudgata Bodhisattva on the twenty-ninth day of the month.

30) Thích Ca Mâu Ni Phật: Ngày ba mươi trong tháng—Sakyamuni Buddha on the thirtieth of the month.

Duyên Niệm,緣念, Duyên Tưởng—Tư tưởng khởi lên từ ngoại cảnh—Thoughts arising from environment

Duyên Nợ: See Duyên Phận.

Duyên Phá Hoại: Destructive conditions.

Duyên Phận: Karma of previous lives have brought two persons together.

Duyên Phật,緣佛, Thân nhân hay bằng hữu quá cố thì gọi là duyên Phật—A deceased relative or friend

Duyên Quán:

1) Sự và lý: The phenomenal and noumenal.

2) Vật được quán sát và sự quán sát: The observed and the observing.

3) Khách và chủ thể: The object and the subject.

Duyên Sanh,緣生, Pratiyasamutpada (skt)—Paticcasamuppada (p)—Duyên Khởi (lấy nhân mà gọi tên—which are named by the causes)—Tất cả các pháp hữu vi đều do duyên hay điều kiện mà sanh ra (lấy quả mà gọi tên)—All things are produced by causal conditions (or conditional causation which are name by the effects, or following from anything as necessary result)

** For more information, please see Tứ Duyên Sinh and Duyên Khởi.

Duyên Sự,緣事, Cái tâm duyên (nương) theo sự tướng, đối lại với duyên lý (tin vào sự tướng nhân quả báo ứng là duyên sự; tin vào diệu lý của pháp tính phi nhân phi quả là duyên lý); như thiền quán về hóa thân và báo thân đối lại với pháp thân—To lay hold of, or study things or phenomena, in contrast to principles or noumena; or meditation on the Buddha’s nirmanakaya, and sambhogakaya, in contrast with the dharmakaya

Duyên Sự Bồ Đề Tâm: Tâm Bồ Đề nguyện lấy Tứ Hoằng Thệ Nguyện làm chính bổn nguyện của mình để cứu độ chúng sanh—A mind that vows to take the four universal vows of a Buddha or a Bodhisattva to be one’s own original vows to save all sentient beings—See Tứ Hoằng Thệ Nguyện.

Duyên Tâm,緣心, Cái tâm nương duyên vào sự vật—The conditioned mind or the mind held by the phenomenal

Duyên Thành,緣成, Bất cứ thứ gì cũng do duyên mà hình thành chứ không có tự tính—The phenomenal, whatever is produced by causal conditions

Duyên Thuận: Favorable conditions.

Duyên Trần,緣塵, Gunas (skt)—The qualities or sense-data which cause the six sensations of form, sound, odour, taste, touch, and thought

Duyên Trung,緣中, Cảnh trí hay ý tưởng mà tâm nương theo hay tập trung vào—The place or idea on which the mind is centralized

Duyên Tướng,緣相, Tâm—Trạng thái của tâm duyên vào cảnh giới—Mentality—Reasoning—The Mind

Duyên Tưởng,緣想, See Duyên Niệm

Duyên Vô Gián: An immediate cause—A cause without interval.

Duyệt:

1) Duyệt xét: To examine—To review—To inspect—To look over.

2) Vui vẻ: Please—Pleased.

Duyệt Chúng,悅衆,

1) Làm cho mọi người vui vẻ vừa lòng: To please all.

2) Tri Sự: Karmadana (skt)—Tên của vị tri sự trong tự viện—Name for the manager of affairs in a monastery—See Tri Sự.

Duyệt Đầu Đàn,閱頭檀, Suddhodana (skt)—Thủ Đô Đà Na—Tịnh Phạn Vương (the father of Gautama Siddhartha—vua cha của Đức Phật)

Duyệt Lạc: Pleasant.

Duyệt Lãm: To read over.

Duyệt Mục: Pleasant to (see) the eyes.

Duyệt Nhĩ: Pleasant to (hear) the ears.

Duyệt Tạng,閱藏, Khảo cứu hết thảy kinh điển hay thư viện—To examine (and dust) the scriptures or library

Duyệt Tâm: Content—Satisfied.

Duyệt Xoa,閱叉, See Yaksa

Dư Cam Tử,餘甘子, Amraphala (skt)—Quả Am Ma Lạc Ca, mọc nhiều ở Quảng Châu và Ấn Độ, dùng làm xà bông gội đầu—The fruit of amraphala, grown in Kuang-Chou and India, used as a shampoo

Dư Lực,餘力, Excess of strength

Dư Niệm,餘念, Tán niệm hay niệm không tập trung—Divided thoughts—Inattentive

Dư Niên: Declining years of one’s life.

Dư Tập,餘習, Dư Khí—Tàn Tập—Tập Khí—Dù đã dứt hẳn dục vọng phiền não nhưng tàn dư tập khí hay thói quen vẫn còn, chỉ có Phật mới có khả năng dứt sạch chúng mà thôi (theo Đại Trí Độ Luận, các vị A La Hán, Bích Chi, Duyên Giác, tuy đã phá được ba món độc, nhưng phần tập khí của chúng còn chưa hết, ví như hương ở trong lò, tuy đã cháy hết rồi nhưng khói vẫn còn lại, hay củi dù đã cháy hết nhưng vẫn còn tro than chưa nguội. Ba món độc chỉ có Đức Phật mới vĩnh viễn dứt trừ hết sạch, không còn tàn dư)—The remnants of habits which persist after passion has been subdued, only the Buddha can eliminate or uproot them all

Dư Thừa,餘乘, See Dư Tông

Dư Tông,餘宗, Các tông phái khác với tông phái của chính mình—Other schools; other vehicles, i.e. other than one’s own

Dự Di Quốc,預彌國, Yami (skt)—Thế giới của ma vương, nơi không có Phật—The land or state of Yama, where is no Buddha

Dự Lưu,預流, Stream entry—Stream-winner—Còn gọi là Tu Đà Hườn, Nhập Lưu, Thốt Lộ Đa A Bán Na—Quả thứ nhất trong Tiểu Thừa tứ Thánh Quả, hàng Thanh Văn thừa đã dứt bỏ hết kiến hoặc của tam giới thì gọi là “Dự Lưu”—According with the streamof holy living, the srota-apanna disciple of the sravaka stage, who has overcome the illusion of the seeming, the first stage in Hinayana—See Srota-apanna in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section and Dư Lưu Thánh Đệ Tử in Vietnamese-English Section

Dự Lưu Thánh Đệ Tử: Theo Tương Ưng Bộ Kinh, Phẩm Veludvara, Phật đã dạy về Dự Lưu Thánh Đệ Tử—In The Connected Discourses of the Buddha, Chapter Veludvara, the Buddha taught about a noble stream-enterer: “Vị Thánh đệ tử đã thành tựu bốn pháp là vị “dự lưu,” không còn bị thoái đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ—A noble disciple who possesses four things is a stream-enterer, no longer bound to the nether world, fixed in destiny, with enlightenment at his destination.”

1) Vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tin bất động đối với Đức Phật: He possesses confirmed confidence in the Buddha.

2) Vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tin với Pháp: He possesses confirmed confidence in the Dharma.

3) Vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tin nơi Tăng: He possesses confirmed confidence in the Sangha.

4) Vị ấy sống ở gia đình, với tâm gột sạch mọi cấu uế xan tham. Vị ấy luôn bố thí, bàn tay rộng mở, ưa thích từ bỏ, thích được nhờ cậy, thích thú chia xẻ vật được bố thí: Whatever there is in his family that is suitable for giving, all that he shares universally among those who are virtuous and of good character.

Y Chỉ,依止, To lean on.

Dược Sư,藥師

Âm lịch

Ảnh đẹp