10/08/2010 10:20 (GMT+7)
Số lượt xem: 129760
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Đức Bình,德甁, Còn gọi là Hiền Bình, Thiện Bình, hay Cát Tường Bình (người có chiếc bình nầy sẽ cầu gì được nấy)—The vase or talisman of power

Đức Bổn,德本,

1) Căn bản đạo đức của cuộc sống: The root of the moral life, or of religious power.

2) Danh hiệu của Đức Phật A Di Đà như là căn bản của mọi đức hạnh: Name for Amitabha as rot of all virtue

Đức Dị Mộng Sơn: See Mộng Sơn Đức Dị.

Đức Điền,德田, Ruộng công đức, ám chỉ những bậc A La Hán, Bồ Tát, và Phật—Field of virtue, or of religious power, i.e. the cult of arhats, bodhisattvas, and Buddhas

Đức Hải,德海, Ảnh hưởng của công đức sâu rộng như biển cả mênh mông—The ocean like character and influence of virtue

Đức Hạnh: Công đức và công hạnh tu trì—Virtues—Virtuous—Morality—Good conduct—Moral conduct and religious exercises, or discipline.

Những lời Phật dạy về “Đức Hạnh” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Virtues” in the Dharmapada Sutra:

1) Mùi hương của các thứ hoa, dù là hoa chiên đàn, hoa đa già la, hay hoa mạt ly đều không thể bay ngược gió, chỉ có mùi hương đức hạnh của người chân chính, tuy ngược gió vẫn bay khắp cả muôn phương—The scent of flowers does not blow against the wind, nor does the fragrance of sandalwood and jasmine, but the fragrance of the virtuous blows against the wind; the virtuous man pervades every direction (Dharmapada 54).

2) Hương chiên đàn, hương đa già la, hương bạt tất kỳ, hương thanh liên, trong tất cả thứ hương, chỉ thứ hương đức hạnh là hơn cả—Of little account is the fragrance of sandal-wood, lotus, jasmine; above all these kinds of fragrance, the fragrance of virtue is by far the best (Dharmapada 55).

3) Hương chiên đàn, hương đa già la đều là thứ hương vi diệu, nhưng không sánh bằng hương người đức hạnh, xông ngát tận chư thiên—Of little account is the fragrance of sandal; the fragrance of the virtuous rises up to the gods as the highest (Dharmapada 56).

4) Người nào thành tựu các giới hạnh, hằng ngày chẳng buông lung, an trụ trong chính trí và giải thoát, thì ác ma không thể dòm ngó được—Mara never finds the path of those who are virtuous, careful in living and freed by right knowledge (Dharmapada 57).

5) Già vẫn sống đức hạnh là vui, thành tựu chánh tín là vui, đầy đủ trí tuệ là vui, không làm điều ác là vui—To be virtue until old age is pleasant; to have steadfast faith is pleasant; to attain wisdom is pleasant; not to do evil is pleasant (Dharmapada 333).

Đức Hương,德香, Hương thơm đức hạnh—The fragrance of virtue

Đức Mẫu,德母, Mẹ của mọi công đức, như niềm tin là căn bản của cuộc sống tôn giáo—The mother of virtue, i.e. faith which is the root of the religious life

Đức Môn: Virtuous family.

Đức Phật: See Buddha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Sakyamuni Buddha—See Buddha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Đức Phong,德風, Gió công đức hay sức mạnh tôn giáo—The wind of virtue, or of religious power

Đức Sĩ,德士, Đức Sĩ là một từ dùng để gọi vị Tăng dưới thời nhà Đường—Virtuous scholar, a term for a monk during the T’ang dynasty

Đức Tự,德字, Swastika


Đức Xoa Ca,德叉迦, Taksaka (skt)—Một trong tứ long vương—One of the four dragon-kings

Đương Ky,當機, Đức Phật thuyết pháp hợp với căn cơ của chúng sanh khiến họ được an lạc—To suit the capacity or ability, i.e. of hearers, as did the Buddha; to avail oneself of an opportunity

Đương Ky Chúng,當機衆, Một trong tứ chúng, đương cơ chúng là các vị nghe, thọ nhận và hành trì tinh chuyên những gì Phật dạy trong Kinh Pháp Hoa—One of the four kinds of disciples, those hearers of the Lotus who were adaptable to its teaching, and receive it—See Tứ Chúng (B) (2).

Đương Dương,當陽, Dưới ánh mặt trời—In the sun, in the light

Đương Hữu: The future ditto (existence).

Đương Lai,當來,

1) Đời vị lai hay cuộc đời sẽ đến sau nầy: The future life.

2) Việc sẽ đến: That which is to come, the future.

Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật: The Soon-To-Come Honoured Buddha Maitreiya.

Đương Phận: Tùy theo điều kiện, địa vị và nhiệm vụ của mình (các nhà Thiên Thai lập ra từ “Đương Phận” nói về tứ giáo “Tạng Thông Biệt Viên” mỗi giáo đều có giáo Đương Phận của mình)—According to condition, position, duty, etc.

Đương Thể,當體, Bản thể—The present body or person; in body or person

Đương Thể Tức Không,當體卽空, See Thể Không

Đương Vị Tức Diệu,當位卽妙, Việc gì mà ở đúng chỗ của nó cũng đều vi diệu cả, như độc dược cũng có công dụng của độc dược, lương dược cũng có công dụng của lương dược—According to its place, or application, wonderful or effective; e.g. poison as poison, medicine as medicine

Đường Chủ,堂主, Vị chủ Diên Thọ Đường, làm chủ tế các buổi lễ—The head of a hall on a special occasion—The leader of the Hall

Đường Đầu,堂頭, Phương Trượng

Đường Quyên,唐捐, Bỏ đi vì không có giá trị—To cast away as valueless

Đường Sanh Mạng: Life line on the palm of the hand.

Đường Sanh Tử Luân Hồi: The way of the transmigration.

Video Luan Hoi va Giai Thoat (Thich Nhat Tu)

Đường Tam Tạng: Tức ngài Tam Tạng Huyền Trang, vì ngài tinh thông tam tạng kinh điển sau khi đi Thiên Trúc thỉnh kinh về nên gọi là Tam Tam Pháp Sư, ngài sống vào thời nhà Đường nên có biệt hiệu là Đường Tam Tạng—The T’ang Tripitaka, a name for Hsuan-Tsang—See Huyền Trang.

Đường Tăng: T’ang monk, especially Hsuan-Tsang as the T’ang monk—See Huyền Trang.

Đường Tháp,堂塔, Điện đường và tháp miếu—Temples and monasteries in general

Đường Thượng: Tên gọi khác của vị Phương Trượng trong tự viện, hay các vị sư trụ trì (Đường Đầu Hòa Thượng)—The head of the hall or monastery—An abbot.

Đường Ti,堂司, See Đường Tư

Đường Tu Khổ Hạnh: Con đường khó thực hành, phải dùng nhiều công phu khổ hạnh và phải thực tập trong vô lượng kiếp để đạt được đại giác—Difficult path of practice—The exertion of strenuous effort in austere practice for countless aeons in order to attain enlightenment.

Đường Tư: Biệt hiệu của vị Duy Na trong tự viện, chịu trách nhiệm các công việc ở Tăng đường—Hall Chief—The controller of the business in a monastery.

Âm lịch

Ảnh đẹp