10/08/2010 10:20 (GMT+7)
Số lượt xem: 126300
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Chánh Báo,正報, Thân Độ—Làm con người hiện tại, tốt hay xấu, tùy thuộc vào kết quả của nghiệp đời trước, như phải giữ căn bản ngũ giới nếu muốn tái sanh trở lại làm người—One’s body—Being the resultant person, good or bad, depends on or results from former karma—Direct retribution of the individual’s previous existence, such as being born as a man is the result of keeping the five basic commandments for being reborn as a man

Video Thuc va Than Trong Tai Sanh(Thich Nhat Tu)

Chánh Báo Y Báo: Giáo pháp của Phật chủ trương chánh báo và y báo hay tất cả thân thể và sở trụ của chúng sanh đều do tâm của họ biến hiện—Buddhist doctrine believes that direct retribution of individual’s previous existence and the dependent condition or environment created by the beings’ minds.

1) See Chánh Báo.

2) See Y Báo.

Chánh Biến Giác: Samyak-sambuddha (skt)—See Chánh Biến Tri.

Chánh Biến Tri,正遍知, Samyaksambuddha (skt)—Chánh Biến Giác—Chánh Đẳng Chánh Giác—Chánh Tận Giác—Phổ giác nhứt thiết pháp (biết rộng và biết đúng về tất cả chư pháp)—Correct equal or universal enlightenment—Completely enlightened—The universal knowledge of a Buddha

Chánh Biến Tri Hải: Biển phổ giác hay biển tri thức của chư Phật—The ocean of omniscience (universal knowledge of a Buddha).

Chánh Cần,正勤, Right effort

Chánh Đáng: Righteousness.

Chánh Đẳng Chánh Giác,正等正覺, A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề—Perfect universal enlightenment, knowledge, or understanding—Supreme or perfect enlightenment (Anuttara-samyak-sambodhi—A Nậu đa la tam miệu Tam bồ đề)—See Chánh Biến tri

Chánh Đẳng Giác,正等覺, Samyakbuddhi (bodhi) Chánh trí vô thượng của Phật (trí giác biết các pháp không sai lệch)—Correct universal perfect enlightenment—The perfect universal wisdom of a Buddha

Chánh Địa Bộ,正地部, Mahisasakah (skt)—See Hóa Địa Bộ

Chánh Điện,正殿, The Main Hall—Buddha hall—Shrine

Chánh Định,正定, Samyak-samadhi (skt).

· Tâm cố định và không bị khuấy rối. Giai đoạn cuối cùng trong Bát Thánh Đạo: Right concentration or abstraction so that becomes vacant and receptive—The mind fixed and undisturbed—The last link of the Eightfold Path.

· Chánh Định là yếu tố kỷ luật tinh thần cuối cùng dẫn đến Tứ Thiền hay bốn giai đoạn của Thiền: Right Concentration is the last mental discipline that leads to the four stages of jhana—See Tứ Thiền.

Chánh Định Lực: Samadhibhala (skt)—Định lực của tâm hay định lực thiền giúp ta không lầm lẫn cũng như dong ruỗi—The power of concentration of mind or meditation which helps destroying confused or wandering thoughts.

Chánh Định Nghiệp,正定業, Thuận theo 18 lời nguyện của Phật A Di Đà và cõi Tây Phương Cực Lạc mà nhất tâm chuyên niệm hồng danh của Ngài—Concentration upon the eighteen vows of Amitabha and the Western Paradise, in repeating the name of Amitabha

Chánh Đương Nhâm Ma Thời: Just at such and such an hour.

Chánh Giác,正覺, Sambodhi (skt)—Tam Bồ Đề—Thực trí của Như Lai hay giác trí chân chánh về chư pháp—The wisdom or omniscience of a Buddha

Chánh Giáo,政教,

1) Giáo dục chánh trị: Political teaching—Governmental education.

2) Chánh trị và tôn giáo: Politics and religion.

Chánh Giới: Correct rules (precepts).

Chánh Hạnh,正行,

1) Right conduct.

2) Chánh hạnh nơi thân là một trong những cửa ngõ quan trọng đi vào đại giác, vì nhờ đó mà tam nghiệp hằng thanh tịnh—Right conduct of the actions of the body is one of the most important entrances to the great enlightenment; for with it, the three kinds of behavior are pure.

Chánh Hạnh Kinh,正行經, Phật Thuyết A Hàm Chánh Hạnh Kinh—Kinh Đức Phật dạy về chánh hạnh nơi thân—The sutra in which the Buddha taught about right deeds of the body

Chánh Kiến,正見, Samyagdrsti (skt)

(A) Nghĩa của Chánh Kiến—The meanings of Right Understanding—Hiểu được bốn sự thật cao quí. Sự hiểu biết nầy là trí tuệ cao cả nhất nhìn thấy sự thật tối hậu, nghĩa là thấy sự vật đúng là như thế. Đây là giai đoạn đầu tiên trong Bát Thánh đạo—Right understanding, right views, or knowledge of the four noble truth. This understanding is the highest wisdom which sees the Ultimate Reality. That is to say to see things as they are—Understanding the four noble truths, the first of the eightfold noble path.

(B) Phân loại Chánh Kiến—Categories of Right Understanding—Theo Tiến Sĩ K. Sri. Dhammananda trong Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo, có hai loại Chánh Kiến—According to Dr. K. Sri. Dhammananda in the Gems of Buddhism Wisdom, there are two sorts of understanding:

1) Phàm Kiến: Kiến thức về một sự tích lũy của trí nhớ—an accumulated of memory, an intellectual grasping of a subject according to certain given data.

2) Thánh Kiến: Hiểu biết thật và sâu xa, hay thâm nhập, nghĩa là nhìn sự vật đúng bản chất của nó, chứ không theo tên hay nhãn hiệu bề ngoài. Sự thâm nhập nầy chỉ xãy ra khi tâm ta đã gột rữa hết những bất tịnh và đã hoàn toàn phát triển qua thiền định—Real deep understanding, a penetration or an intellectual seeing a thing in its true nature, without name and external label. This penetration is possible only when the mind is free from all impurities and is fully developed through meditation.

Chánh Kỵ: The day of decease.

Chánh Lượng Bộ,正量部, Sammatiya or Sammitiya (skt)—Một trong 18 bộ của trường phái Tiểu Thừa. Pháp của phái bộ nầy là chánh lượng hay đúng y với Phật pháp nguyên thủy không sai lệch. Ba trăm năm sau ngày Phật nhập niết bàn thì bốn phái Độc Tử Bộ được thành lập, trong đó Chánh Lượng Bộ là bộ thứ ba—One of the 18 sects of early Hinayana. The school of correct measures, or correct evaluation. Three hundred years after the Buddha’s nirvana it is said that from the Vatsiputriyah school four divisions were formed, of which this was the third.

Chánh Mạng,正命, Cuộc sống đúng đắn của hàng tu sĩ là khất thực. Làm việc hay làm thương mại là tà mệnh—Right livelihood—The right livelihood for a monk is to beg for food. To work for a living or to do worldly business is an improper life

(A) Bỏ lối sống sai trái, gây đau khổ cho người—Abandon wrong ways of living which bring harm and suffering to others:

· Buôn súng ống và vũ khí: Selling arms and lethal weapons.

· Buôn bán súc vật để hạ thịt: Selling animals for slaughter.

· Buôn bán nô lệ: Dealing in slaves.

· Buôn bán những thức uống có chất cay độc: Selling intoxicating and/or poisonous drinks.

(B) Nên sống bằng những nghề nghiệp lương thiện, không làm hại mình hại người: One should live by an honest profession that is free from harm to self anf others.

Chánh Môn: Main gate.

Chánh Nghiệp,正業, Samyakkarmanta (skt)—Hành động đúng, tránh làm việc ác, thanh tịnh thân là giai đoạn thứ tư trong Bát Thánh Đạo—Right action, avoiding all wrong, purity of body, the fourth of the eightfold noble path

(A) Không nên làm (Nên tránh)—Not to do or avoid:

· Không sát sanh: Abstaining from taking life.

· Không trộm cắp: Abstaining from taking what is not given.

· Không tà dâm: Abstaining from carnal indulgence or illicit sexual indulgence.

(B) Nên làm—Should do:

· Nên trau dồi từ bi: Cultivate compassion.

· Chỉ lấy khi được cho: Take only things that are given.

· Sống thanh tịnh và trong sạch: Living pure and chaste.

Chánh Ngữ,正語, Samyagvak (skt)—Nói đúng là giai đoạn thứ ba trong Bát Thánh đạo—Right speech, the third of the eightfold noble path

(A) Không nói—Don’t speak the following:

· Nói đúng là không nói xấu phỉ báng vu khống và nói năng có thể mang lại sân hận, thù oán, chia rẽ và bất hòa giữa cá nhân và các đoàn thể: Abstaining from backbiting slander and talk that may bring about hatred, enmity, disunity and disharmony among individuals or groups of people.

· Không nói dối: Abstaining from lying.

· Không lạm dụng nhàn đàm hý luận: Abstaining from abuse and idle talk.

· Không nói lời cộc cằn thô lỗ, thiếu lễ độ, hiểm độc và những lời sỉ nhục: Abstaining from harsh, rude, impolite, malicious language.

· Không nói lời bừa bãi: Abstaining from careless words.

(B) Nói—Do speak the following:

· Nói điều chân thật: To speak the truth.

· Nói bằng lời dịu dàng thân hữu và nhân đức: Utilize words that are soft, friendly and benevolent.

· Dùng lời vui vẻ lịch sự, có ý nghĩa và có lợi ích: Utilize words that are pleasant, gentle, meaningful and useful.

· Nói đúng lúc đúng chỗ: Speak at the right time and place.

(A) Nếu không cần nói, hay không nói được điều lợi ích, thì Đức Phật khuyên chúng ta nên giữ im lặng, vì đây là sự im lặng cao thượng: If not necessary, or if one cannot say something useful, the Buddha advised people to keep silent. This is a noble silence.

Chánh Nhân Phật Tánh,正因佛性, The Buddha-nature or Bhutatathata

Chánh Nhựt: The day of a funeral.

Chánh Niệm,正念, Sammasati (p)—Samyaksmrti (skt)— Right mindfulness—

Video Vuot Qua Tinh va Tuong Trong Niem Phat (Thich Nhat Tu)

Chánh niệm là nhớ đúng nghĩ đúng là giai đoạn thứ bảy trong Bát Thánh đạo. Nhìn vào hay quán vào thân tâm để luôn tỉnh thức. Chánh niệm có nghĩa là lìa mọi phân biệt mà niệm thực tính của chư pháp. Theo Bát Chánh Đạo, chánh niệm là “Nhất Tâm.”—Right remembrance, the seventh of the eightfold noble path, means remembering correctly and thinking correctly. The looking or contemplating on the body and the spirit in such a way as to remain ardent, self-possessed and mindful. Right remembrance means looking on the body and spirit in such a way as to remain ardent, self-possessed and mindful, having overcome both hankering and dejection. According to the eightfold noble path, right mindfulness means the one-pointedness of the mind.

· Nơi thân tỉnh thức bằng cách thực tập tập trung vào hơi thở: Be attentive to the activities of the body with the practice of concentration on breathing.

· Nơi cảm thọ tỉnh thức bằng cách quán sát sự đến đi trong ta của tất cả mọi hình thức của cảm thọ, vui, buồn, trung tính: Be aware of all forms of feelings and sensations, pleasant, unpleasant, and neutral, by contemplating their appearance and disappearance within oneself.

· Nơi những hoạt động của tâm tỉnh thức bằng cách xem coi tâm ta có chứa chấp dục vọng, sân hận, lừa dối, xao lãng, hay tập trung: Be aware whether one’s mind is lustful, hatred, deluded, distracted or concentrated.

· Nơi vạn pháp tỉnh thức bằng cách quán sát bản chất vô thường của chúng từ sanh trụ dị diệt để tận diệt chấp trước và luyến ái: Contemplate the impermanence of all things from arise, stay, change and decay to eliminate attachment.

Chánh Niệm Và Tỉnh Giác: Sati ca sampajananan ca (p)—Mindfulness and clear awareness (clarity of awareness).

Chánh Niệm Và Tỉnh Thức: Mindfulness and awareness—See Chánh Niệm, and Tỉnh Thức.

Chánh Pháp,正法, Saddharma (skt)—Saddhamma (p)—Chánh Pháp Thọ—Correct Doctrine of the Buddha—Right method—The period of correct Dharma—Chánh Pháp còn là phương pháp đúng, thường được dùng để chỉ Bát Chánh Đạo—Correct (right or true) doctrine of the Buddha also means the right method, is often used as a name for the Noble Eightfold Path


Phat Giao-Ki To Giao Doi Chieu

Video Wisdom of the Buddhas (Wu Ling)

Video Toan Tri cua Bac Giac Ngo (Thich Nhat Tu)

Video A Call for Collective Awakening (Thich Nhat Hanh)

(I) Nghĩa của “Chánh Pháp”—The meanings of “Saddharma”:

1) Chánh pháp là giai đoạn kéo dài 500 năm (có người nói 1.000 năm) sau ngày Phật nhập diệt. Tuy Phật đã nhập diệt, nhưng pháp nghi giới luật của Ngài dạy và để lại vẫn còn vững chắc. Hơn nữa, trong giai đoạn nầy chúng sanh nghiệp nhẹ tâm thuần, nên có nhiều có tới 80 đến 90 phần trăm người nghe pháp tu hành đắc quả. Nghĩa là có người hành trì chân chánh và có người tu chứng. Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật nói: “Này Mahamati! Khi Chánh Pháp được hiểu thì sẽ không có sự gián đoạn của dòng giống Phật.”—True dharma—The period of Correct Law (Correct Doctrine of the Buddha) —The perfect age of dharma—The Proper Dharma Age—The real period of Buddhism which lasted 500 years (some says 1,000 years) after the death of the Buddha (entered the Maha-Nirvana). Although the Buddha was no longer in existence, His Dharma and precepts were still properly practiced and upheld. Furthermore, there would be many Buddhists who had light karma and their mind were intrinsically good, therefore, many of them would attain enlightenment in their cultivation. From eighty to ninety out of one hundred cultivators would attain enlightenment. That is to say there were true and genuine practitioners who attained enlightenment. In the Lankavatara Sutra, the Buddha said: “Mahamati! When the right doctrine is comprehended, there will be no discontinuation of the Buddha-family.”

2) Trong Kinh Ma Ha Ma Gia, Đức Phật có tiên đoán rằng sau khi Ngài nhập Niết Bàn rồi thì—In the Mahamaya Sutra, the Buddha prophesied that after He entered the Maha-Nirvana:

· Một trăm năm sau, có Tỳ Kheo Ưu Ba Cúc Đa, đủ biện tài thuyết pháp như Phú Lâu Na, độ được vô lượng chúng sanh: One hundred years later, there will be a Bhikshu named Upagupta (see Hai Mươi Tám Tổ Ấn Độ (4)) who will have the complete ability to speak, elucidate, and clarify the Dharma similar to Purna Maitrayaniputtra. He will aid and rescue infinite sentient beings.

· Một trăm năm sau đó (tức là hai trăm năm sau khi Phật nhập diệt), có Tỳ Kheo Thi La Nan Đà, khéo nói pháp yếu, độ được mười hai triệu người trong châu Diêm Phù Đề: In the following one hundred years (two hundred years after the Buddha’s Maha-Nirvana), there will be a Bhikshu named Silananda, able to speak the crucial Dharma discerningly and will aid and save twelve million beings in this Jambudvipa continent (the earth).

· Một trăm năm kế đó (tức là ba trăm năm sau khi Phật nhập diệt), có Tỳ Kheo Thanh Liên Hoa Nhãn, thuyết pháp độ được nửa triệu người: In the following one hundred years (or three hundred years after the Buddha’s Maha-Nirvana), there will be a Bhikshu named Hsin-Lien-Hua-Ran, who will speak the Dharma to aid and save five hundred thousand beings.

· Một trăm năm kế nữa (tứ bốn trăm năm sau khi Phật nhập diệt), có Tỳ Kheo Ngưu Khẩu thuyết pháp độ được một vạn người: One hundred years after Hsin-Lien-Hua-Ran (four hundred years after the Buddha’s Maha-Nirvana), there will be a Bhikshu named Niu-k’ou, who will speak the Dharma and rescue ten thousand beings.

· Một trăm năm kế tiếp đó (tức 500 năm sau ngày Phật nhập diệt), có Tỳ Kheo Bảo Thiên thuyết pháp độ được hai vạn người và khiến cho vô số chúng sanh phát tâm vô thượng Bồ Đề. Sau đó thì thời kỳ Chánh Pháp sẽ chấm dứt: One hundred years after Niu-K’ou (five hundred years after the Buddha’s Maha-Nirvana), there will be a Bhikshu named Bao-T’ien, who will speak the Dharma to aid and save twenty thousand beings and influence infinite others to develop the Ultimate Bodhi Mind. After this time, the Proper Dharma Age will come to an end.

· Sáu trăm năm sau ngày Phật nhập Niết Bàn, có 96 thứ tà đạo sống dậy, tà thuyết nổi lên phá hoại Chánh Pháp. Lúc ấy có Tỳ Kheo Mã Minh ra đời. Tỳ Kheo nầy dùng trí huệ biện tài hàng phục ngoại đạo: Six hundred years after the Buddha’s Maha-Nirvana, ninety-six types of improper doctrines will arise, false teachings will be born to destroy the Proper Dharma. At that time, a Bhikshu named Asvaghosha will be born. This Bhikshu will use great wisdom to speak of the Dharma to combat these false religions.

· Bảy trăm năm sau khi Phật nhập diệt, có Tỳ Kheo Long Thọ ra đời, dùng chánh trí hay trí huệ Bát Nhã chân chánh, xô ngả cột phướn tà kiến, đốt sáng ngọn đuốt Chánh Pháp: Seven hundred years after the Buddha’s Maha-Nirvana, there will born a Bhikshu named Nagarjuna; he will use the power of the Proper Prajna or great wisdom to destroy false views to light brightly the Buddha’s Dharma’s torch.

Chánh Pháp Cự,正法炬, Ánh đuốc chân lý hay Phật Giáo—The torch of the truth or Buddhism

Chánh Pháp Hoa Kinh,正法華經, 10 quyển dịch của bộ kinh Pháp Hoa được dịch bởi ngài Trúc Pháp Hộ đời Tấn vào khoảng năm 286 sau Tây Lịch, hiện nay vẫn còn (đại để cũng giống như bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập sau nầy)—The earliest translation of the Lotus Sutra in 10 books by Dharmaraksa in around 286 A.D., still in existence

Chánh Pháp Hưng Thịnh: The True Dharma is still flourished.

Chánh Pháp Minh Như Lai,正法明如來, Vị Như Lai hiểu tường tận chánh pháp. Danh hiệu Phật mà Đức Quán Thế Âm đã đắc thành trong quá khứ—The Tathagata who clearly understands the true law, i.e. Kuan-Yin, who attained Buddhahood in the past

Chánh Pháp Nhãn: The Right Dharma Eye—Right or true experience of reality.

Chánh Pháp Nhãn Tạng,正法眼藏, The right Dharma eye treasury—Something that contains and preserves the right experience of reality

Chánh Pháp Thọ: See Chánh Pháp.

Chánh Pháp Y,正法依,

1) Phật là chỗ tựa của Chánh Pháp: He, the Buddha, on whom the truth depends.

2) Danh hiệu của Phật: A term for a Buddha.

Chánh Quả,正果, Hệ quả trực tiếp, tốt hay xấu là do bởi kết quả của tiền nghiệp—One’s direct reward, good or bad, depends on or results from former karma

Chánh Sĩ,正士,

1) Bậc thức giả chơn chánh: Correct scholar.

2) Bồ Tát: Bodhisatva.

Chánh Tâm Hành Xứ: Điều kiện trong đó sự vận hành của tâm vững chắc và hòa hợp với đối tượng—The condition when the motions of the mind are steadied and harmonized with the object.

Chánh Tận Giác,正盡覺, See Chánh Biến Tri

Chánh Thọ,正授, Cảm thọ đúng về đối tượng trong khi thiền quán—Correct sensation of the object contemplated

Chánh Tín,正信, Right belief—Cửa ngõ đầu tiên đi vào đại giác, vì nhờ đó mà tâm ta luôn kiên định không thối chuyển—The first entrance to the great enlightenment; for with it, the steadfast mind is not broken.

Chánh Tinh Tấn,正精進, Samyagvyayama (skt)—Cố gắng đúng là giai đoạn thứ sáu trong Bát Thánh đạo—Right effort, zeal or progress, unintermitting perseverance, the sixth of the eightfold noble path

· Ngăn chận các tư tưởng tội lỗi và bất thiện chưa sanh: To prevent the arising of evil and unwholesome thoughts that have not yet arisen.

· Trấn áp tất cả những trạng thái xấu xa: To supress the rising of evil states.

· Loại bỏ khi chúng vừa chớm khởi dậy: To eradicate (discard) those which have arisen.

· Làm cho phát sanh và phát triển những tư tưởng thiện chưa sanh: To produce and develop wholesome thoughts not yet arisen.

· Nuôi dưỡng và làm tăng trưởng những trạng thái tốt : To stimulate good states, and to perfect those which have come into being (to promote and maintain the good thoughts already present).

Chánh Tính Ly Sinh: According to Abhidharma-kosa, the life of holiness apart or distinguished from the life of common unenlightened people—See Thánh Tính Ly Sinh.

Chánh Trí,正智, Samyagjnana (skt)—Right knowledge—Trí của các bậc Hiền Thánh, một trong ngũ pháp—Correct knowledge—Sage-like or saint-like knowledge, one of the five Dharmas—See Ngũ Pháp (4)

Chánh Trung,正中, See Chính Trung

Chánh Trực,正直,

1) Thẳng Thắn: Correct and straight.

2) Nhứt Thừa Thiên Thai: The One Vehicle teaching of the T’ien-T’ai.

Chánh Trực Xả Phương Tiện,正直捨方便, Con đường thẳng loại bỏ tất cả mọi phương tiện—The straight way which has cast aside expediency

Chánh Tư Duy,正思惟, Samyaksamkalpa (skt)—Suy nghĩ đúng là giai đoạn thứ nhì trong Bát Thánh đạo. Suy nghĩ đúng về cuộc sống xuất gia, từ bi lợi chúng—Right thought and intent, the second of the eightfold noble path. Right aspiration towards renunciation, benvolence and kindness.

Chánh Tượng Mạt,正像末, Ba thời kỳ chính của Phật giáo là thời Chánh Pháp, Tượng Pháp, và Mạt Pháp—Three main periods of Buddhism, the real or correct, the formal or semblance, and the final or termination—See Chánh Pháp, Tượng Pháp, and Mạt Pháp

Chánh Ứng: Sự cảm ứng linh nghiệm của chư Phật và chư Thánh—The influence of Buddha; the response of the Buddhas, or saints.

Hợp Thập Chỉ Trảo Chưởng,合十指爪 掌, To join one’s hands

Châm Giới,針芥, Hạt cải và mũi kim, ví với việc thị hiện của Đức Phật còn hiếm hơn việc hạt cải bay từ không trung mà rớt vào ngay lổ kim—Needle and mustard seed; the appearance of Buddha is as rare as hitting the point of a needle on earth by a mustard seed thrown from the sky

Châm Khẩu Quỷ,針口鬼, Một trong chín loại quỷ, là loại quỷ có miệng nhỏ như cây kim, không ăn uống gì được—One of the nine classes of pretas, needle-mouth ghosts, with mouth so small that they cannot satisfy their hunger or thirst—See Ngạ Quỷ, and Cửu Quỷ

Châm Khổng,針孔, Lổ kim, ý nói tái sanh làm người còn khó hơn chuyện một sợi chỉ từ trên không bay xỏ vào ngay lổ kim dưới đất (theo Pháp Uyển Châu Lâm, quyển 31, “Nếu như có một người đứng trên đỉnh núi Tu Di kéo ra một sợi dây cực nhỏ, một người đứng dưới chân núi tay cầm cây kim đón lấy đầu dây, ở lưng chừng gió lốc, gió xoáy lại nổi lên dữ dội vào sợi dây, sợi dây thật là khó chui vào được đúng lổ kim. Làm được thân người còn khó hơn thế ấy nữa)—A needle eye; it is as difficult to be reborn as a man as it is to thread a needle on earth by throwing the threadat it from the sky

Châm Mao Quỷ,針毛鬼, Một trong chín loài quỷ—One of the nine classes of pretas—See Cửu Quỷ

Châm Ngôn: Maxim—Precept.

Châm Phong,針鋒, See Châm Giới

Chẩm Sanh,怎生, Làm thế nào được sinh ra?—How born?—How did it arise

Chân Cảnh,眞境, Cảnh giới của chân lý—The region of truth or reality

Chân Chứng,眞證, Bằng chứng của sự giác ngộ—Real evidence, proof or assurance, or realization of truth. The knowledge, concept, or idea which corresponds to reality

Chân Diệu,眞妙, Chân thực vi diệu—The mysterious reality; reality in its profundity

Chân Đan,眞丹, Chân Đán—Thần Đan—Thần Đán—Trần Đan—Một từ ngữ cổ của Ấn Độ dùng để gọi Trung Quốc—An ancient Indian term for China

Đạo Chân,道真, Con đường của chân lý—The Truth, the true way; reality

Chân Đế,眞諦, Paramartha-satya (skt)—Ultimate truth—Categories of reality in contrast with ordinary categories (tục đế)—Giáo pháp giác ngộ tối thượng của Phật hay cái thực không hư vọng vốn có, đối lại với thế đế (tục đế) của phàm phu, hạng chỉ biết hình tướng bên ngoài chứ không phải là chân lý—The correct dogma or averment of the enlightened—Phật pháp: The Buddha law—Đệ nhất nghĩa đế—Thắng đế—The asseveration or categories of reality. Truth in reality, opposite of ordinary or worldly truth (Thế đế) or ordinary categories; they are those of the sage, or man of insight, in contrast with those of the common man, who knows only appearance and not reality.

Chân Đế Tam Tạng (513-569): Paramartha, Gunarata, or Kulanatha (skt)—Ba La Mạt Đà—Câu Na La Đà.

Chân Đường: Hall for Patriarchs’ images—Trueness Hall.

Chân Giá Trị: True value.

Chân Giả,眞假, True and false

Chân Giác,眞覺, Sự toàn giác chân chính, như niết bàn toàn thiện của Phật—The true and complete enlightenment, i.e. the perfect nirvana of Buddha, the perception of ultimate truth

Chân Giải Thoát,眞解脫, Sự giải thoát thật sự là sự thoát khỏi mọi chướng ngại của dục vọng phiền não để đạt tới Niết Bàn của Phật (dứt bỏ trói buộc gọi là giải, an nhiên tự tại gọi là thoát). Niết bàn của Phật có đầy đủ pháp thân, bát nhã và giải thoát, mà không thiếu vắng đại bi mẫn chúng—Release from all the hindrances of passions and afflictions to attain the Buddha’s nirvana, which is not a permanent state of absence from the needs of the living, but is spiritual, omniscient, and liberating

Video Chuyen Hoa Troi Buoc (Thich Nhat Tu)

Chân Hóa,眞化,

1) Cứu độ người bằng chân lý giải thoát—To convert people by using teaching of the Truth.

2) Giáo thuyết của Chân Tông: The teaching of the True Sect or Shingon.

Chân Hóa Nhị Thân,眞化二身, Chân thân là pháp thân và báo thân; và hóa thân là ứng thân—The true body is the dharmakaya and sambhogakaya, and the transformation body is the nirmanakaya

** For more information, please see Nhị Thân.

Chân Không,眞空,

Video A Call for Collective Awakening (Thich Nhat Hanh)

1) Chân không không có nghĩa là trống rỗng, mà có nghĩa là cái không mà không phải là không; chân không làm khởi lên diệu hữu: Emptiness—Wonderful existence—True emptiness is not empty; it gives rise to wonderful existence. Wonderful existence does not exists; it does not obstruct True Emptiness. From the void which seemingly contains nothing, absolutely everything descends.

2) Người ta nói chân không là Niết Bàn của Tiểu Thừa (chân không tức niết bàn diệt đế, chẳng phải giả nên gọi là chân, lìa bỏ hành tướng nên gọi là không): The absolute void, completely vacuity, said to be the nirvana of the Hinayana.

3) Không Chân Như: Theo Khởi Tín Luận, Duy Thức Học, và Kinh Hoa nghiêm, chân không là lý tính chân như—According to the Awakening of Faith, Only-Consciousness, and The Flower Adornment Sutra, emptiness means the essence of the bhutatathata.

· Xa lìa các tướng do mê tình nhìn thấy trong Khởi Tín Luận—See Chân Như (c) (1) and (f) (2).

· Nhị Không trong Duy Thức—See Nhị Không.

· Chân Không tam quán trong Hoa Nghiêm—See Tam Quán.

4) Phi Không Chi Không: Đối với hữu trong phi hữu là diệu hữu, nói không trong phi không là chân không—The void or immaterial as reality, as essential or substantial, the not-void void, the ultimate reality, the highest Mahayana concept of true voidness, or of ultimate reality.

** For more information, please see Diệu Hữu

Chân Không Diệu Hữu,眞空妙有, Tánh có nghĩa là tinh thần hay tinh yếu; dấu hiệu có nghĩa là tướng. Tánh và tướng đối nghịch nhau, giống như tinh thần đối chọi với hiện tượng. Tuy nhiên, thật tướng thật tánh hay Phật tánh thường hằng không thay đổi. Thật tánh của thế giới hiện tượng là chân không, thường hữu mà hư vô; tuy hư vô nhưng thường hữu (cái không chẳng phải là không, cái hữu chẳng phải là hữu mà phàm phu suy nghĩ)—The true void—The true void is the mysteriously existing—Truly void, or immaterial yet transcendetally existing—True emptiness—Wonderful existence—Nature means noumenon or essence; mark mean characteristics, forms or physiognomy. Marks and nature are contrasted, in the same way noumenon is contrasted with phenomenon. However, true mark stands for true form, true nature, Buddha nature always unchanging. True mark of all phenomena is like space; always existing but really empty; although empty, really existing.

Chân Kiến: Dris-tattva (skt)—True perceiving.

Chân Kiến Đạo,眞見道, Giác ngộ được cái lý chân như vô phân biệt—The realization of reality in the absolute as whole and undivided

Chân Kim,眞金, Vàng ròng—Pure gold

Chân Kim Sơn,眞金山,

1) Một trái núi bằng vàng ròng: A moutain of pure gold.

2) Thân Phật: Buddha’s body.

Chân Kim Tượng,眞金像,

1) Một pho tượng bằng vàng ròng—An image of pure gold.

2) Thân Phật: The body of the Buddha.

Chân Lắm Tay Bùn: Dusty feet and muddy hands—Hard toil.

Chân Lý,眞理, The true principle

(I) Nghĩa của “Chân Lý”—The meanings of “True Principle”

· Chân lý là lẽ tự nhiên, không chối cãi được. Chân lý chính là nguyên nhân diệt trừ khổ đau: Truth—Suchness—True emptiness—The true principle—The principle of truth—The absolute apart from phenomena—Wonderful existence—True teachings. The truth is the destructive cause of pain.

· Trong Phật Giáo Đại Thừa, chân lý được nói trong Kinh Liên Hoa và Hoa Nghiêm: In Mahayana, true teachings primarily refer to those of Lotus and Avatamsaka Sutras—Expedient teachings include all other teachings.

(II) Những lời Phật dạy về “Chân Lý”—The Buddha’s teachings on “True Principle”

1) Hão huyền mà tưởng là chơn thật, chơn thật lại thấy là phi chơn, cứ tư duy một cách tà vạy, người như thế không thể nào đạt đến chơn thật—In the untruth the foolish see the truth, while the truth is seen as the untruth. Those who harbor such wrong thoughts never realize the truth (Dharmapada 11).

2) Chơn thật nghĩ là chơn thật, phi chơn biết là phi chơn, cứ tư duy một cách đúng đắn, người như thế mới thật chứng được chơn thật—What is truth regarded as truth, what is untruth regarded as untruth. Those who harbor such right thoughts realize the truth (Dharmapada 12).

Chân Lý Tương Đối-Chân Lý Tuyệt Đối: Relative truth-Absolute truth—Theo chân lý tương đối thì tất cả các sự vật đều hiện hữu, nhưng trong chân lý tuyệt đối thì không có gì hiện hữu cả; trong chân lý tuyệt đối, người ta thấy rằng tất cả các sự vật đều không có tự tính, nhưng trong chân lý tương đối có một sự nhận thức chỗ nào không có tự tính—According to relative truth all things exist, but in absolute truth nothing is; in absolute truth one sees that all things are devoid of self-nature; however, in relative truth, a perception where there is no self-nature.

Chân Minh,眞明, Trí tuệ bát nhã hay trí huệ của sự giác ngộ chân lý đối lại với hình tướng bên ngoài—The truth wisdom—Buddha-illumination—True knowledge or enlightenment (in regard to reality in contrast with appearance)

Chân Môn,眞門, The gateway of truth or reality

Chân Ngã,眞我, Intrinsic essence

1) Chân ngã hay Niết Bàn ngã của chư Phật, tức là cái ngã siêu việt, đối lại với vọng ngã của phàm phu: The real or nirvana ego, the transcendental ego, as contrasted with the illusory or temporal ego.

2) Cái ngã mà ngoại đạo cho là thực, Phật giáo thì cho là giả ngã: The ego as considered real by non-Buddhists.

Chân Ngôn,真言, Dharani (skt)—Mạn Đát La—Mạn Đồ La—Đà La Ni Chú Minh—Thần Chú

Video Heart Dharani

Video Tung Chu Dai Bi

Video Heart Sutra (Japanese)

Video Japanese Tantra or Shingon

Video Bao Khiep An Da La Ni (Casket Seal Dharani)

1) Ngữ mật trong tam mật của Đức Như Lai , chỉ riêng thuyết pháp của pháp thân Phật (còn gọi là bí mật hiệu, mật ngôn, mật ngữ, chú minh): Precept, true words, right discourse, words of truth, or the words of Tathagata, Buddha-truth. One of the three mystic things of the Tathagata—See Tam Mật.

2) Chân ngôn còn để chỉ Đà La Ni hay Tổng Trì hay Mật Chú: The term is used for mantra and dharani, indicating magical formulae, spells, charms, esoteric words.

3) Chư Phật và chư Bồ Tát đều có mật âm tiêu biểu bởi Phạn ngữ, tiên khởi với âm “a” hay “Chân Ngôn Cứu Thế Giả” của Đức Đại Nhật Như Lai: Buddhas and Bodhisattvas have each an esoteric sound represented by a Sanskrit letter, the primary Vairocana letter, the alpha of all sounds being “a” which is also styled the True Word that saves the world.

Chân Ngôn Bí Mật,眞言祕密, Bản tánh bí mật của chú và đà la ni—The mystic nature of the mantras and dharanis

Video Heart Dharani

Video Tung Chu Dai Bi

Chân Ngôn Chỉ Quán: The use of a mantra is characteristic of the esoteric Buddhism of the Shingon Sect.

Chân Ngôn Thừa,眞言乘,

1) Mật Chú Thừa: The True World, or Mantra Vehicle.

2) Thần Thông Thừa: Thừa theo giáo pháp chân ngôn mà đến đất Phật một cách nhanh chóng: The supernatural vehicle, because of immediate attainment of the Buddha-land through tantric methods.

Chân Ngôn Bát Tổ: Eight patriarchs of the True Word Sect.

1) Đệ Nhất Tổ Giáo Chủ Bí Mật Đại Nhật Như Lai: The first patriarch, the Mantra Lord, Vairocana Buddha.

2) Đệ Nhị Tổ: Ngài Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát—The second patriarch, The imaginary Bodhisattva Vajrasattva.

3) Đệ Tam Tổ: Ngài Long Thọ Bồ Tát—The third patriarch, Nagarjuna Bodhisattva.

Video Nagarjuna: Founder of Mahayana Buddhism

4) Đệ Tứ Tổ: Ngài Long Trí Bồ Tát—The fourth patriarch, Dragon-wisdom Bodhisattva.

5) Đệ Ngũ Tổ: Ngài Kim Cang Trí Tạng Bồ Tát—The fifth patriarch, Vajramati Bodhisattva.

6) Đệ Lục Tổ: Ngài Bất Không Tam Tạng Bồ Tát—The sixth patriarch, Amoghavajra Bodhisattva.

7) Đệ Thất Tổ: Ngài Huệ Quả—The seventh patriarch, Hui-Kuo.

8) Đệ Bát Tổ: Ngài Không Hải (Nhật Bản)—The eighth patriarch, K’ung-Hai (Japan).

Chân Ngôn Bí Mật,眞言祕密, Nhất ngữ bí mật của Như Lai, một trong tam mật của Đức Phật—The mystic nature of the mantras and dharanis; one of three esoteric things of the Buddha

Video Heart Dharani

Video Tung Chu Dai Bi

** For more information, please see Tam Mật.

Chân Ngôn Thừa,眞言乘, Mantrayana (skt)—See Chân Ngôn Tông

Chân Ngôn Tông,眞言宗, Mantrayana (skt).

Video Japanese Tantra or Shingon

(A) Nghĩa của Chân Ngôn Tông—The meanings of the True Word Sect:

1) Cũng gọi là Mật Tông, hay Du Già Tông, vì chuyên về những nghi thức và giáo thuyết bí mật: Also called Esoteric or Yogacara sects, characterized by mystic ritualism and speculative doctrines.

2) Tông Chân ngôn Đà La Ni là tông giáo bí áo của chư Phật, đặc biệt là Đức Đại Nhật Như Lai—The True Word or Shingon Sect, founded on the mystical teaching “of all Buddhas,” the “very words” of the Buddhas; the special authority being Vairocana.

Chân Ngôn Tông Bát Tổ: Eight patriarchs of the True Word Sect—See Chân Ngôn Bát Tổ.

Chân Ngôn Trí,眞言智, Chân ngôn trí vượt trên mọi thứ trí khác—The mantra wisdom which surpasses all other wisdom

Chân Ngụy: True and false.

Chân Ngữ,眞語, Lời thguyết lý chân như nhứt thực hay lời nói của Như Lai là chân thật và đúng mãi—True words, especially as expressing the truth of the bhutatathata; the words of Tathagata are true and consistent

Chân Nhân,眞因,

1) Nguyên nhân chân thực: The true cause—Reality as causes.

2) Người chứng đắc chân lý: The one who embodies the truth.

3) A La Hán: An Arhat.

4) Phật: A Buddha.

Chánh Nhẫn: The right patience—The ability to bear patience and to use right faith to eliminate all illusion in order to realize the Middle Path (those who are in the ten stages or characteristics of a Buddha, i.e. Bodhisattvas).

Chân Như,眞如, Bhutatathata or Tathata (skt)—Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm—Phật Tính—Pháp Thân—Như Lai Tạng—Thực Tướng—Pháp Giới—Pháp Tính—Viên Thành Thực Tính—Real—Reality—Suchness—According to reality—Natural purity—

Chân Như,如如

Theo Trung Quán Luận, chân như là chân lý, nhưng nó phi nhân cách. Để hiển hiện, nó cần có một môi giới. Như Lai chính là môi giới của nó. Như Lai là trực ngộ về thực tại. Ngài là Thực Tại được nhân cách hóa. Đồng thời Ngài còn có cả hai loại tính chất của Tuyệt Đối và hiện tượng. Ngài đồng nhất với Chân Như, nhưng được thể hiện trong hình dạng của một con người. Đây là lý do tại sao Chân Như cũng còn được gọi là Như Lai Tạng—According to Madhyamaka Philosophy, Tathata is the Truth, but it is impersonal. In order to reveal itself, it requires a medium. Tathagata is that medium. Tathagata is the epiphany of Reality. He is Reality personalized. Tathagata is an amphibious being partaking both of the Absolute and phenomena. He is identical with Tathata, but embodied in a human form. That is why Tathata is also called the womb of Tathagata (Tathagatagarbha)—See Tự Tánh Thanh Tịn

(A) Nghĩa của Chân Như—The meanings of the bhutatathata:

· Chân là chân thực: “Chân” means the “real,” or “true.”

· Như là như thường: “Như” means “so,” “such,” “suchness,” “thus,” “thusness,” “thus always,” “ in that manner,” or “eternally so.”

Chân Như Duyên Khởi,眞如緣起, Chân như bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh, điều kiện thanh tịnh hay bất tịnh, tạo ra chư pháp—The absolute in its causative or relative condition—The Bhutatathata influenced by environment, or pure and impure conditions, produces all things

Chân Như Hải,眞如海, Biển chân như—Pháp tính chân như có đầy đủ vô lượng công đức tính—The ocean of the Bhutatathata, limitless

Chân Như Nhứt Thực: Chân như là chân lý duy nhất—Bhutatathata the only reality, the one bhutatathata reality.

Chân Như Nội Huân,眞如內熏, Hương thơm từ bên trong hay ảnh hưởng của chân như (pháp tánh của chân như là sự cảm hóa từ bên trong trong. Chân như là tự tánh thanh tịnh tâm mà ai ai cũng đều có, là pháp thân của chư Phật. Pháp thân nầy có khả năng trừ bỏ vọng tâm ở bên trong. Còn bên ngoài thì nhờ hai báo thân và hóa thân của chư Phật để lại giúp đở huân tập. Nhờ đó mà chúng sanh dần dần phát tâm Bồ Đề, chán cõi thế tục và cầu thành Phật)—The internal perfuming or influence of the bhutatathata, or Buddha-spirituality

Chân Như Pháp Thân,眞如法身,

1) Bất Không Chân Như có đầy đủ pháp công đức vô lượng: Not-void, or phenomenal bhutatathata has limitless virtue.

2) Cái thể của pháp thân, chân thực như thường: The absolute as dharmakaya or spiritual body, all embracing.

Chân Như Tam Muội,眞如三昧, Thiền định quán lý chân như vô tướng, trong đó mọi hiện tượng đều tận diệt và chân như hiển lộ—The true thusness samadhi—The meditation in which all phenomena are eliminated and the Bhutatathata or absolute is realized—See Nhứt Tướng Tam Muội

Chân Như Thực Tướng: Chân như và thực tướng là đồng thể, nhưng tên gọi khác nhau. Đối với nghĩa nhất như của không đế thì gọi là chân như; còn đối với nghĩa diệu hữu của giả đế thì gọi là thực tướng—The essential characteristic or mark (laksana) of the Bhutatathata, i.e. reality. The bhutatathata from the point of view of the void, attributeless absolute; the real-nature is bhutatathata from the point of view of phenomena.

Chân Như Tùy Duyên,眞如隨緣, Tùy duyên chân như là tùy theo nhiễm duyên vô minh mà sinh ra vọng pháp, hay chân như ảnh hưởng bởi ngoại cảnh, tịnh hay bất tịnh, mà sanh ra vạn pháp—The conditioned Bhutatathata or relative condition—The Bhutatathata influenced by environment, or pure and impure conditions, produces all things—See Chân Như Duyên Khởi

Chân Pháp,眞法, Chân pháp vô tướng, đối lại với hiện tượng được coi như những kiến lập tạm thời—The real or absolute dharma without attritbutes, in contrast to phenomena which are regarded as momentary constructs

Chân Pháp Giới,眞法界, Pháp giới của chân lý, dứt tuyệt hư vọng—The region of reality apart from the temporal and unreal

Chân Phát Minh Tánh,眞發明性, Tinh thần chân đại giác hay giới luật của tâm trong việc phát triển tinh thần Phật tánh căn bản—The spirit of true enlightenment (the discipline of the mind for the development of the fundamental spiritual or Buddha-nature

Phật Túc,佛足,

1) Báo thân Phật, đối lại với hóa thân Phật: The sambhogakaya or reward body (the unreality of the ego or phenomena), in contrast with the nirmanakaya, or manifested body.

2) Pháp Thân Phật (vô tướng): The Dharmakaya.

3) Đức Phật tự nhiên chân thực nơi mình (Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Tâm ta tự có Phật.”): The real Buddha in self.

4) Bản tánh thanh tịnh nơi mình (Kinh Pháp Bảo Đàn: “Bản tánh tự nơi mình vốn thanh tịnh.”): The natural purity in self.

Chân Phật Tử,眞佛子, Theo Thiên Thai Biệt Giáo, chân Phật tử là Bồ Tát sơ địa (đã chứng đắc chân như ngã pháp nhị không)—According to the Diiferentiated Teaching of the T’ien-T’ai Sect, a true Buddha son is the one who has attained the first stage of bodhisattvahood, where he knows thoroughly the unreality of theego and phenomena

Chân Phổ Hiền,眞普賢, A true P’u-Hsien or samanatabhadra, a living incarnation of P’u-Hsien

Chân Sám Hối: Real repentance—Serious repentance—Tội vốn không tướng, do bởi ảo tưởng lầm mê trong tâm mà gây ra. Khi tâm sạch, tội cũng hết. Khi cả tâm lẫn tội đều không, đó là chân sám hối—Sins are empty, but created by illusions and thoughts from a deluded mind. If the minds are purified, sins become vacant. When both minds and sins are empty, then, it’s a real repentance.

Chân Sắc,眞色, Dharmakaya (skt)—Diệu Sắc trong Như Lai Tạng, tức là cái diệu sắc chân không (theo Kinh Lăng nghiêm, trong Như Lai Tạng cái tính sắc tự nhiên thanh tịnh khắp trong pháp giới)—The mystic or subtle form of bhutatathata (chân như—absolute)—The form of the void or immaterial

Chân Tánh,眞性, Tatbhava, Bhutabhava, or Vastu (skt)

· Thể tánh chân thật: True nature or true being.

· Chân như Phật tính hay tâm thể thanh tịnh trong sáng nơi mỗi người (không hư vọng là chân, không biến đổi là tính)—The true nature; the fundamental nature of each individual, i.e. the Budha-nature.

Chân Tánh Sự Vật: Vastu-dharma (skt)—The true nature of things.

Chân Tâm (Như Lai Tạng Tâm): Chân tâm là một trạng thái thật bao hàm cả hữu vi lẫn vô vi—True mind—True nature—The original, simple, pure, natural mind of all creatures—The Buddha-mind (tâm Phật)—The mind of the Buddha—Buddha nature (Phật tánh)—Womb of the Tathagata (Như Lai tạng)—Dharma realm (pháp giới)—Dharma nature (pháp tánh)—True mark (Thật tướng)—Nirvana (Niết bàn)—Dharma body (Pháp thân)—True mind (chơn tâm)—Alaya consciousness of the Tathagata (A Lại Da thức)—Prajan (Bát nhã)—Original face (Bản lai diện mục)—Self-nature (tự tánh)—True nature (bản tánh)—True emptiness (chân không)—Chân tâm là một thực thể chung gồm hai phần hữu vi và vô vi. Tất cả những danh từ vừa kể trên đều có nghĩa là “Chân Tâm.”—True mind is a common true state encompassing both the conditioned and the unconditioned. All of the above expressions refer to that “True nature.”

Chân Tâm Rộng Lớn: Broad and spacious true mind.

Chân Tâm Sáng Chói Và Tỏa Khắp: The true mind is all-extensive and all-illuminating.

Chân Tâm Vi Diệu Sáng Chói: The wonderful, bright true mind.

Chân Tế,眞際, The region of reality, ultimate truth—See Chân Thực

Chân Thành Cầu Đạo: To be faithfully wishing for the Dharma.

Chân Thân,眞身, Dharmakaya (skt)—Thân chân thật của Phật—The true body—Buddha as absolute

Chân Thật Vi Diệu Pháp: Real, exquisite Dharma.

Chân Thiện Mỹ: The truth—The good—The beautiful.

Chân Thuyên,眞詮, Những bài luận giải về chân lý—Commentaries or treatises on relaity

Chân Thuyết,眞說, Lời thuyết giảng hay giáo pháp của Đức Như Lai—True speech or teaching—The teaching or preaching of the Buddha

Chân Thừa,眞乘, Chân Ngôn Thừa—The true vehicle—The true teaching or doctrine—Mantra Vehicle

Chân Thức,眞識,

1) Chân Thức hay trí huệ Phật, tâm vượt thoát khỏi luân hồi sanh tử, là một trong ba thức được nói đến trong Kinh Lăng Già: Buddha-wisdom, innocent mind in all which is independent of birth and death, one of the three states of minf or consciousness mentioned in the Lankavatara Sutra.

2) Theo Khởi Tín Luận, chân thức là tâm thức lìa bỏ vọng niệm, là tịnh tâm hay thức thứ sáu (ý thức): According to the Awakening of Faith, the real knowledge is a knowledge which is free from illusion, the sixth vijnana—See Bát Thức (6).

Chân Thực: Tattva (skt).

· Chân tính và thành thực (lìa bỏ mê tình, dứt hết hư vọng)—Truth—Reality—True—Real.

· Điều gì thực sự xãy ra: What has actually been or happened.

· Sự kiện: Fact.

· Sự việc thực tế: Matter of fact.

· Sự việc xãy ra: An actual occurrence.

· Thực tại: Reality.

· Trạng thái có thật của sự kiện hay trường hợp: The real state of a case or circumstance.

Chân Thực Lý Môn: Tùy theo bản ý của chư Phật và chư Bồ Tát mà làm sáng tỏ thực nghĩa—Teaching of the truth revealed by the Buddhas and Bodhisatvas.

Chân Thực Minh: Sự chiếu sáng của Phật trí hay Bát Nhã—The Truth-wisdom, or Buddha-illumination, i.e. prajna.

Chân Thực Tế: Chân như—The region of reality, the bhutatathata.

Chân Thực Trí: Tattvajnana (skt)—Trí hiểu biết về chân lý tuyệt đối, đối lại với phương tiện trí—Knowledge of absolute truth, which is contrasted to knowledge of means (wisdom or knowledge that uses skillful means to save others) or Upayajnana—See Phương Tiện Trí.

Chân Thường,眞常, Pháp chân thực thường trụ mà Đức Như Lai sở đắc—True and eternal; the eternal reality of Buddha-truth

Chân Tịch,眞寂, Niết bàn của Đức Phật, đối lại với niết bàn của hàng nhị thừa—The true Buddha-nirvana as contrasted with that of the Hinayana

Chân Tính: See Chân Tánh.

Chân Tính Nhị Thân: Pháp thân và Hóa thân—The Dharmakaya and Nirmanakaya.

** For more information, please see Nhị Thân.

Chân Tịnh,眞淨, Giáo pháp chân thực và thanh tịnh của Đại Thừa, đối lại với hàng nhị thừa—The true and pure teaching of the Mahayana, in contrast to the Hinayana

Chân Tông,眞宗, True sect

1) Điều mà các tín đồ dùng để gọi tông mà mình tôn theo: The true sect or teaching, a term applied by each sect to its own teaching.

2) Tông chỉ làm sáng tỏ cái thực lý của chân như pháp tướng: The teaching which makes clear the truth of the butatathata.

3) Chân Tông hay Tịnh Độ Tông của ngài Chân Loan sáng lập tại Nhật Bản vào năm 1224—The True Sect, or Shin Sect of Japan, founded by Shinran in 1224 A.D., known as the Hongwanji sect.

a) Không đòi hỏi Tăng Ni sống độc thân: Celibacy of priests is not required.

b) Phật A Di Đà là vị Tôn Chủ của tông phái: Amida is the especial object of trust.

c) Cõi Tịnh Độ của Ngài là cõi nguyện vãng sanh của tín đồ: The followers hope or wish to be reborn in his Pure Land.

Chân Trạng: True aspect.

Chân Tri: Tattva-jna (skt)—Biết bản thể chân thực hay biết hoàn toàn—To know the true nature or to know thoroughly.

Chân Trí,眞智, Tattva-jnana or Viveka (skt)—True knowledge—Intuitive wisdom—Knowledge of truth

1) Trí chân thật: Trí Bát Nhã—Wisdom or Knowledge of absolute (ultimate) truth.

2) Vô Trí: Knowledge of the no-thing, i.e. of the immaterial or absolute.

3) Thánh Trí: Trí duyên theo chân như thực tướng—Sage wisdom, or wisdom of the sage.

4) Chân trí là trí thấy sự vật như thực—Intuitive wisdom means knowledge of things as they are.

5) Trí hiểu biết về chân lý tuyệt đối, ngược lại với phương tiện trí. Chân trí có khả năng phân tích và phân loại vạn pháp theo thực tính của chúng: Knowledge of absolute truth which is contrasted to skilful knowledge. True knowledge has the ability to analyze and classify things according to their real properties.

Chân Tục (Chân giả):

1) Tên khác của “Sự Lý” (sự lý do nhân duyên sinh ra gọi là “tục,” lý tánh bất sinh bất diệt gọi là “chân”): Truth and convention—The true view and the ordinary.

2) Chân lý và hình tướng bên ngoài (chân là không hay tuyệt đối, tục là giả hay tương đối) : Reality and appearance.

Chân Tử,眞子, Con của bậc Như Lai Chân Chánh, hay hành giả chân thực sanh ra từ miệng Phật, theo giáo lý của Đức Phật, y vào chánh pháp mà sinh ra—A son of the True One, i.e. Tathagata; a Buddha-son, one who embodies Buddha’s teaching

Chân Tướng,眞相, The reality

Chân Văn,眞文, Văn nghĩa của chân lý hay văn nghĩa mà chư Phật và chư Bồ Tát thuyết giảng—The writings of truth, those giving the words of the Buddha or bodhisattvas

Chân Vọng,眞妄, Tất cả chư pháp đều có hai tính chân và vọng—All things have two characteristics: true and false, or real and unreal1) Pháp tùy theo tịnh duyên tam học (Phật Pháp) thì gọi là chân, pháp tùy theo nhiễm duyên vô minh (không giác ngộ) mà khởi lên thì gọi là vọng: That which arises in Buddha-truth, meditation and wisdom is true, influences of unenlightenment is untrue.

2) Chân như chân thực (bất sinh bất diệt) thì gọi là chân pháp, Các pháp do nhân duyên sinh ra thì gọi là hiện tượng hay là vọng pháp: The essential bhutatathata is the real, phenomena as the unreal.

Chân Vọng Nhị Tâm,眞妄二心, Chân tâm và vọng tâm—The true and false minds

1) Chân Tâm hay chân như tâm—The true bhutatathata mind defined as the ninth Amalavijnana.

2) Vọng Tâm tiêu biểu bởi tám thức: The false or illusion mind as represented by the eight vijnanas.

Chân Vô Lậu Trí,眞無漏智, Trí chân thực vô lậu hay vô lậu trí của Phật và Bồ Tát đối lại với vô lậu trí của hàng nhị thừa (hàng nhị thừa không dứt bỏ pháp chấp, không lìa bỏ sở tri chướng)—The true knowledge of the Mahayana in its concepts of mental reality, in contrast with Hinayana concepts of material relaity

Chấn Đa Mạt Ni,震多末尼, Cintamani (skt)—Ngọc ước của nhà hiền giả—The philosopher’s stone, granting all one’s wishes

Chấn Đán,震旦, Cina (skt)—Còn gọi là Chân Đán, hay Thần Đán, tên gọi nước Trung Hoa

Âm lịch

Ảnh đẹp