10/08/2010 10:20 (GMT+7)
Số lượt xem: 129493
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Bi:

1) Tấm bia đá: A stone tablet, or monument.

2) Karuna (skt)—Tiếng Phạn là Phả Li Nê Phược, tức là cái tâm hay tấm lòng bi mẫn thương xót cứu vớt người khác thoát khỏi khổ đau phiền não. Lòng bi là lòng vị tha, không vì bản ngã, mà dựa trên nguyên tắc bình đẳng. Khi thấy ai đau khổ bèn thương xót, ấy là bi tâm—Karuna means sympathy, or pity (compassion) for another in distress and desire to help him or to deliver others from suffering out of pity. The compassion is selfless, non-egoistic and based on the principle of universal equality.

3) Lòng “Bi” chính là một trong những cửa ngỏ quan trọng đi đến đại giác, vì nhờ đó mà chúng ta không giết hại chúng sanh—Karuna or compassion is one of the most important entrances to the great enlightenment; for with it, we do not kill or harm living beings.

4) Theo Kinh Duy Ma Cật, Phẩm thứ bảy, Quán Chúng Sanh, Bồ Tát Văn Thù khi đến thăm bệnh cư sĩ Duy Ma Cật có hỏi về lòng “bi” như sau—According to the Vimalakirti Sutra, Chapter Seventh, Contemplating on Living Beings, when Manjusri Bodhisattava called on to enquire after Vimalakirti’s health, he asked Vimalakirti about “Karuna” as follows:

· Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi Duy Ma Cật: “Sao gọi là lòng bi của một vị Bồ Tát?”—Manjusri asked Vimalakirti: “What should be compassion (karuna) of a Bodhisattva?”

· Duy Ma Cật đáp: “Bồ Tát làm công đức gì cốt để chia xẻ cho tất cả chúng sanh.”—Vimalakirti replied: “A Bodhisattva’s compassion should include sharing with all living beings all the merits he has won.”

Bi Điền,悲田, Bi Điền hay ruộng “bi” nơi hành giả thực tập giúp đở người hoạn nạn, một trong những phước điền—The field of pity, cultivated by helping those in trouble, one of the three fields of blessing

Bi Môn: Bi tâm của Phật hay con đường dẫn tới cứu độ chúng sanh (bao gồm tất cả các đức lợi tha)—The Buddha-pity or the way of pity directed to others.

Bi Nguyện,悲願, Đại bi nguyện của chư Phật và chư Bồ tát là cứu độ chúng sanh—The great pitying vow of Buddhas and bodhisattvas to save all beings

Bi Quán Từ Quán: Bi quán nhằm cứu độ chúng sanh; từ quán nhằm ban vui cho mọi loài—The pitying contemplation for saving beings from suffering, and merciful contemplation for giving joy to all beings.

Bi Tâm,悲心, Karuna (skt)—Bi tâm mở rộng không phân biệt chúng sanh mọi loài. Tuy nhiên, bi tâm phải đi kèm với trí tuệ, để có được kết quả đúng đắn—Compassion—Pity—Active sympathy—A compassionate heart—Compassion extends itself without distinction to all sentient beings. However, Compassion must be accompanied by wisdom in order to have right effect—A heart of pity, of sympathy, or sadness.

Bi Thủ,悲手, Bàn tay bi mẫn—A pitying hand

Bi Thuyền: Phật và Bồ Tát nguyện được ví với chiếc thuyền cứu độ chúng sanh—Buddhas’ and Bodhisattvas’ vow to save all sentient beings is compared with the boat for ferrying beings to salvation.

Bi Trí,悲智,

1) Bi và trí là hai đặc tính của chư Bồ Tát trên bước đường tu tập đại giác và cứu độ chúng sanh: Pity and wisdom, the two characteristics of a bodhisattva seeking to attain perfect enlightenment and the salvation of all beings.

a) Bi là dưới thì hạ hóa chúng sanh: Karuna or compassion means below is to save sentient beings.

b) Trí là thượng cầu Bồ Đề hay Phật đạo: Jnana or wisdom means above is to seek Bodhi.

2) Theo Phật Giáo Đại Thừa, điển hình của bi là Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát; còn Ngài Đại Thế Chí là điển hình của trí: In Mahayana Buddhism, Pity is typified by Avalokitesvara and wisdom by Mahasthamaprapta.

3) Theo Chân Ngôn Giáo thì Bi là Thai Tạng giới, trong khi Trí là kim cang giới: In the esoteric sects, pity is represented by the garbhadhatu or the womb treasury, while wisdom is represented by the vajradhatu or the diamond treasury.

Bi Vô Lượng Tâm,悲無量心, Một trong tứ vô lượng tâm, khởi lòng từ bi vô lượng với hết thảy chúng sanh—Boundless pity—Infinite pity for all, one of the four immeasurable minds (catvari-apramanani).

Video Tu Vo Luong Tam (Thich Nhat Tu)

Bí Áo: Bí mật—Mysterious—Secret.

Bí Ấn,祕印, Ấn khế bí mật do Mật giáo lưu truyền—Esoteric signs or seals

Bí Mật Chú,祕密咒, Tên gọi chung Chân Ngôn Đà La Ni hay mật chú được dùng trong trường phái Mật Tông—The mantras or incantations of the Yogacara sect (Mật tông)

Video Tibetan Namo Mantra

Bí Mật Chủ,祕密主, Vajrasattva (skt)—Tên gọi đầy đủ là Kim Cương Thủ Bí Mật Chủ, tức là ngài Kim Cương Tát Đỏa, vua của loài Dạ Xoa, và cũng là vị hộ trì những bí mật của chư Phật (theo Đại Nhật Kinh Sớ, Kim Cương Bí Mật Chủ, bàn tay cầm cây chày Kim Cương. Ở tây phương gọi Dạ Xoa là bí mật, bởi thân khẩu ý của ngài nhanh chóng, ẩn kín, khó có thể biết được. Ngài Bí Mật Chủ tức là Dạ Xoa Vương, tay cầm chày Kim Cương, đứng thị vệ bên Phật)—King of Yaksas and guardian of the secrets of Buddhas

Bí Mật Du Già,祕密瑜伽,

1) Tên gọi chung các pháp môn của Chân Ngôn tông: The Yoga rules of the esoteric sect.

2) Tên gọi của Du Già tông: A name for the Yogacara, or esoteric sect.

Bí Mật Đàn,祕密壇, Đàn tràng tu bí mật pháp (gồm hộ ma đàn, quán đảnh đàn, và mạn đồ la đàn)—The altars of the Esoteric sect

Bí Mật Giáo,祕密教,

1) Mật Giáo: The teaching of the esoteric sect—See Mật Giáo.

2) Một trong bốn tông được Thiên Thai đề cập trong Thiên Thai Hóa Nghi Tứ Giáo: One of the four modes of teaching defined by T’ien-T’ai—See Thiên Thai Hóa Nghi Tứ Giáo (3).

3) Tên khác của Thiên Thai Viên Giáo: Another name for the T’ien-T’ai’s Complete or Final teaching—See Thiên Thai Hóa Pháp Tứ Giáo (4).

Bí Mật Giới,祕密戒, Giới luật của Mật giáo, hay Mật tam muội da giới—The commandments of the esoteric sect

Bí Mật Hiệu,祕密號, tên gọi khác của bài chú Đà La Ni được dùng trong Mật giáo—Dharanis used in the esoteric sects

Bí Mật Kết Tập,祕密結集, Cuộc kết tập kinh điển của Bí Mật bộ, gồm mật chú và tổng trì Đà La Ni trong Kinh Đại Thừa của các bộ Kim Cang và Thai Tạng giới, do ông A Nan và ngài Kim Cang Thủ Bồ Tát kết tập—The collection of mantras, dharanis, etc., and of the Vajradhatu and Garbhadhatu literature, attributed to Ananda, or Vajrasattva, or both.

Bí Mật Kinh,祕密經, Kinh điển của Mật giáo, hay Chân Ngôn tông—The sutras of the esoteric sect

Bí Mật Tạng,祕蜜藏, Tạng trí huệ thâm diệu nói về diệu pháp của chư Phật—The treasury of the profound wisdom, or mysteries, variously interpreted

Bí Mật Thượng Thừa,祕密上乘, Tiếng gọi giáo pháp của tông Chân Ngôn, tức Thừa Giáo Bí Mật Tối Thượng—The esoteric superior vehicle, i.e. the esoteric sect, a name for the Shingon

Bí Mật Tông,祕密宗, The esoteric Matra, or Yogacara sect—See Mật Giáo

Bí Pháp,祕法, Những giáo pháp bí mật của Mật giáo (có hai loại Thông và Biệt. Thông giáo chỉ chung các việc hộ ma, tụng niệm mà không để cho người khác thấy. Biệt giáo gồm Đại pháp, Chuẩn Đại pháp, Bí pháp, và Thông Đồ pháp)—The mysteries of the esoteric sect

Bí Quyết,祕決, Khẩu quyết bí mật—Secret method, or magical incantations

Bí Tông,祕宗, Mật giáo—Trường phái Mật Tông xem Phật Tỳ lô Giá Na là vị Phật chính để thờ phượng—The esoteric Mantra or Yogacara sect which considered Vairocana as the chief object of worship—See Mật Giáo

Bí Yếu,祕要, Pháp môn thiết yếu—The profoundly important—The essence—Secret and essence—Secret and important

Bì Đại,皮袋, Cái túi da, ám chỉ thân người—Skin bag, implies the body

Bì Khả Lậu Tử: See Bì Xác Lậu Tử.

Bì Xác Lậu Tử,皮殼漏子, Bì Khả Lậu Tử

1) Vỏ da rò rỉ: Thân thể hình hài của con người—The body—Skin and shell leaking.

2) Bao đựng thư: Mail bag.

Bì Y,皮衣,

1) Quần áo bằng da thuộc—Clothing of hide.

2) Tên y phục của chư Tăng Ni, ám chỉ sự thô thiển và đơn giản—A name for a monk’s garments, implying their roughness and simplicity.

Bỉ Ngạn,彼岸, Bờ bên kia—Bên kia bờ của dòng luân hồi sanh tử hay Niết Bàn—The other shore, nirvana—Paramita—The other (yonder) shore of stream of transmigration, i.e. nirvana

1) Thử ngạn hay bờ bên nầy của luân hồi sanh tử: The samsara of reincarnation is this shore.

2) Trung Lưu: Giữa dòng của hai bên bờ sanh tử và niết bàn—The stream of karma is the stream between one shore and the other.

3) Bỉ ngạn hay trạng thái giải thoát vượt ra ngoài vòng luân hồi sanh tử: The state of emancipation or beyond the realm of samsara.

Bỉ Trà,彼茶, Peta (skt)—See Pitaka in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section

Bị Vị,被位, Vật trải ra để tọa thiền—Covered seat for meditation

Bích Chi Phật,辟支佛, Pratyeka-buddha—See Chi Phật and Pratyeka-buddha

Bích Chi Phật Thừa,辟支佛乘, Một trong tam thừa, trung thừa—The middle vehicle, that of the pratyeka-buddha, one of the three vehicles

Bích Định,壁定, Bức tường định kiên cố thì ác phong không thể lọt vào được—Wall meditation, steady not restless meditation, no way any wind of evil can penetrate

Bích Nham Lục,碧巖錄, Pi-Yen-Lu—Blue Rock Collection—Một trong những tập sách thiền nổi tiếng nhứt của Thiền phái Lâm Tế, gồm một trăm công án do thiền sư Tuyết Đậu Trùng Hiển (980-1052) soạn, với lời bình bằng kệ đi kèm của thiền sư Phật Quả Viên Ngộ (1063-1135). Tập sách lấy tên theo một cuộn giấy có viết hai chữ Hán “Bích” (xanh) và “Nham” (đá), ngẫu nhiên treo nơi chùa nơi mà nó được biên soạn, nên thiền sư Tuyết Đậu Trùng Hiển đã dùng hai chữ đó làm nhan đề cho tác phẩm của mình (see Trùng Hiển Tuyết Đậu Thiền Sư)—One of the most famous Zen book of Lin-Chi Zen sect, consisting of one hundred koans compiled by Zen master Hsueh-Tou-Ch’ung-Hsien (980-1052), with is own commentary in verse accompanying each koan, by Zen master Yuan-Wu (1063-1135). The book derived its name from a scroll containing the Chinese characters for “blue” and “rock” which happened to be hanging in the temple where the collection was compiled, and which the compiler decided to use as a title for his work.

Bích Nhãn Hồ,碧眼胡, Người Hồ mắt biếc, chỉ ngài Bồ Đề Đạt Ma—The blue-eyed barbarian, Bodhidharma
wall-gazing

Bích Quán:

1) Tên của một loại Thiền của Thiền tông Trung Quốc: Name for the meditation of the Ch’an school in China.

2) Ngài Bồ Đề Đạt Ma ở chùa Thiếu Lâm núi Tung Sơn, quay mặt vào tường tọa thiền trong suốt chín năm liền. Ngài nói: “Khi tinh thần ngưng trụ trong cái định của ‘Bích Quán’ thì không còn thấy có ta có người. Thánh phàm một bực như nhau; nếu một mực kiên cố không lay chuyển, rốt ráo không lệ thuộc vào văn giáo và không còn tâm tưởng phân biệt nữa—The wall-gazer, applied to Bodhidharma, at Tsao-Linn monastery in Tsung Shan mountain, who is said to have gazed at a wall for nine years. He said: “When concentration in the ‘Meditating facing the wall,’ one will see neither selfhood nor otherness, that the masses and the worthies are of one essence. If one firmly holds on to this belief and never moves away from it, he will not be depended on any literary instructions, free from conceptual discrimination.”

Bích Quán Bà La Môn: Một danh hiệu của Tổ Bồ Đề Đạt Ma—Wall-gazing Brahman, a title of Bodhidharma.

Bích Thủy: Greenish water.

Biên Bức Tăng,蝙蝠僧, Ô Thử Tăng—Loại Tăng ngày ngũ đêm đi ăn như dơi (Tăng phạm những tội Ba La Di)—A bat monk—See Tứ Đọa

Biên Châu,邊州, Những xứ nằm giáp ranh hay bên ngoài Ấn Độ—The countries bordering on, or outside of India

Biên Địa,邊地,

1) Những xứ nằm bên góc của châu Diêm Phù Đề: The countries bordering on Jambudvipa.

2) Những người được tái sanh vào các xứ biên địa của cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà không gặp được Tam Bảo, không nghe được Phật pháp trong 500 năm: The border land to Amitabha’s Pure Land, where the lax and haughty are detained for 500 years.

3) Cũng được gọi là Thai cung hay biên giới (vùng xa xôi hẻo lánh): Also called womb-palace, and border realm.

Biên Kiến,邊見, Chấp Kiến—One-sided standpoint

· Tình trạng bám víu vào một bên hoặc hai bên trong thế giới tương đối, chẳng hạn như bám víu vào sự thường hằng, vô thường, hiện hữu hay không hiện hữu. Biên kiến còn là một trong ngũ kiến, hoặc là đoạn kiến, hoặc là thường kiến—Extreme views—Biased views—One-sided views—The state of clinging to one of the two extremes in the world of relativity, such as clinging to permanence, impermanence, being or non-being, etc. These views are also the two extreme views of annihilation and personal immortality, one of the five sharp wrong views.

· Ý kiến nghiêng về một bên hay cực đoan. Những người theo biên kiến nghĩ rằng người chết đầu thai làm người, thú đầu thai làm thú. Một lối biên kiến khác cho rằng chết là hết, hay không còn gì hết sau khi chết. Lối nầy thuộc tư tưởng của nhóm duy vật triết học, chẳng tin nơi luật nhân quả—This is a biased viewpoint tending to favor one side. Those who conceive this way think that practicing Buddha’s teachings is equivalent to not practicing it. Another biased one claims that, after death man will be reborn as man, beast as beast, or that there is nothing left after death. The last view belongs to a materialistic philosophy that rejects the law of causality.

Biên Ngục,邊獄, Biên Địa Địa Ngục—The side hells, or lokantarika hells

Video Coi Am Coi Duong (Thich Nhat Tu)

Biên Phát,編髮, Bện tóc hay kết tóc—To plait the hair, or roll it into conch-shape

Biên Tế,邊際, Đến cực điểm hay điểm cuối cùng—Utmost limit—Ultimate--Fina

Biên Tế Trí,邊際智, Trí tuệ của Đẳng Giác Bồ Tát (ở cạnh ngôi Diệu Giác)—The perfect wisdom of a bodhisattva who has attained complete enlightenment

Biến Cát,徧吉, Biến Cát là tên khác của Phổ Hiền Bồ Tát—Universally auspicious, another name for Samantabhadra
PhoHien

Biến Chiếu,遍照, Hào quang pháp thân Phật chiếu rọi khắp mọi nơi—Universally shining—Everywhere illuminating

Biến Chiếu Kim Cang: Universally Shining Vajrasattva.

Biến Chiếu Như Lai,遍照如來, Tên gọi khác của Đức Đại Nhật Như Lai—Universally Shining Buddha, or Tathagata, i.e. Vairocana—See Đại Nhựt Như Lai and Vairocana

Biến Dịch Sanh Tử,變易生死, Thân biến dịch trong vòng sanh tử—Mortal changes or a body that is being transformed from mortality

Biến Dịch Thân: Thân biến dịch sinh tử là chánh báo của bậc Thánh nhân Tam Thừa, được hưởng thụ nơi cõi Tịnh Độ—Bodies that are transformed in a Pure Land—Transformed bodies.

Biến Giác,徧覺, Toàn giác của Đức Phật—The omniscient, absolute enlightenment, or universal awareness of a Buddha

Biến Giới,徧界, Khắp vũ trụ—The whole universe

Biến Hành Nhân: Sarvatragahetu (skt)—Một trong sáu nhân—Omnipresent causes, one of the sixfold division of causes.

Biến Hóa Độ: Quốc độ nơi chư Phật và chư Bồ Tát an trụ và giác ngộ, có thể là Tịnh Độ hay bất tịnh độ—The land where they (Buddhas and Bodhisattvas) dwell, whether the Pure Land or any impure world where they live for its enlightenment.

Biến Hóa Pháp Thân,變化法身, Một trong năm Pháp Thân Phật—The dharmakaya in its power of transmutation, or incarnation, one of the five kinds of Buddha’s dharmakaya

Biến Hóa Sinh: Hóa sinh chứ không phải sinh từ trong bào thai (theo Kinh Pháp Hoa thì các chúng sanh đã trừ được dâm dục chỉ thuần nhất là biến hóa sanh)—Birth by transformation, not by gestation—See Hóa Thân

Biến Hóa Thân,變化身, Nirmanakaya (skt)—Một trong ba thân Phật, hóa thân biến hiện thành loài hữu tình trong ba nẻo sáu đường để tế độ chúng sanh—Transformation-body, or incarnation-body, one of the Buddha’s threefold body

Biến Hoại,變壞, Hư hoại—Turned bad—Spoilt—Destroyed

Biến Kế,徧計, Parikalpita (skt)—Vọng tình của phàm phu, suy tính khắp các pháp và cho rằng chúng có thật—Counting everything as real, the way of the unenlightened

Biến Kế Sở Chấp Tánh,徧計所執性, Parikalpita (skt)—Sự tưởng tượng—Imagination—Vọng tình của phàm phu so đo tính toán hết thảy các pháp (cho vô ngã là ngã, vô pháp là pháp, chỉ nhìn chư pháp bằng dáng vẻ bề ngoài), cho các pháp huyễn giả là thật—The nature of the unenlightened, holding to the tenet that everything is calculable or reliable, or that maintains the seeming to be real, i.e. is what it appears to be—See Tam Tự Tính Tướng (1).

Biến Nhứt Thiết Xứ: Đầy khắp mọi nơi trong hư không, tên tiếng Phạn của Pháp thân Phật Tỳ Lô Giá Na—Pervaiding everywhere—Omnipresent—An epithet or Sanskrit name for Vairocana.

Biến Pháp Giới Thân,遍法界身, Chân thân của Phật (chân thân đó vô lượng vô biên và có khắp trong pháp giới)—The universal dharmakaya, i.e. the universal body of Buddha, pan-Buddha

Biến Thành Vương,變成王, Một trong những chúa ngục hay phán quan nơi địa ngục (một trong mười vị Diêm Vương cai quản địa ngục). Vị nầy cai quản ngục Đại Khiếu Hoán dưới núi Ốc Tiêu nơi biển bắc, ngục rộng 500 do tuần, bốn phía có 16 tiểu địa ngục—Pien-Chêng-Wang, one of the kings or judges of Hades

Biến Tịnh Thiên,遍淨天, Tên của tầng trời thứ ba trong Tam thiền Thiên thuộc sắc giới (trên cõi trời nầy chỗ nào cũng tỏa khắp một thứ ánh sáng thanh tịnh)—Universal Purity Deva, or the heaven of universal purity, the third of the third dhyana heavens—See Thiên (C) (9)

Biến Tịnh Vương: Vua của cõi Trời Biến Tịnh (cõi trời thứ ba trong cõi tam thiền thuộc sắc giới)—King of Univeral Purity.

Biến Trí,遍智,

1) Có thể đến khắp nơi: Universally reaching—Universal.

2) Nhất thiết phổ trí—Universal knowledge, or omniscience.

Biến Xuất Ngoại Đạo,遍出外道, Một phái ngoại đạo khổ hạnh, thoát ly hoàn toàn khỏi gia đình thế tục (theo Duy Thức Thuật Ký, có phái ngoại đạo tên Ba Lợi Đát La Câu Ca, tức biến xuất hay thoát ly khỏi thế tục)—Ascetics who entirely separate themselves from their fellowmen

Biến Y Viên,遍依圓, Ba tính—The three points of view

1) Tính biến kế sở chấp: Coi những cái không thật là thật—The view which regards the seeming as real.

2) Tính y tha khởi: Coi chư pháp khởi lên từ những cái khác—The view which sees things as derived.

3) Tính viên thành thực: Quan điểm nhìn chư pháp bằng thực tính của chúng—The view sees things in their true nature.

Biển Ái: Ocean of love—Ocean of desire

Biển Hữu Lậu: The ocean of existence.

Biện Đạo,辦道, Thực hành giáo pháp hay giới luật trong đạo—To carry out religious duty or discipline

Biện Hương,瓣香, Nhang có hình múi giống như những múi dưa—Incense with sections resembling a melon

Biện Tài,辯才, Citrakathi (p)—Vaco-patu (skt)—Nói năng hay thuyết pháp lưu loát tài giỏi, một trong tứ vô ngại biện tài—Eloquent—Skilled in speech—Ability to discuss, argue or debate, one of the four unobstructed eloquences

Biện Tài Thiên,辯才天, Một trong những chư Thiên trong họ Càn Thát Bà—One of the devas, of the gandharva order—See Biện Tài Thiên Nữ in Vietnamese-English Section, and Gandharva in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section

Biện Tài Thiên Nữ: Sarasvati (skt)—Thiên nữ có tài đại biện và âm nhạc—Goddess of speech (eloquence), learning, and music.

Biện Tài Vô Ngại: Bồ Tát có thể thuyết nói không ngăn ngại hay ngằn mé—Bodhisattva’s Power of unhindered discourse (perfect freedom of speech or debate)—See Tứ Vô Ngại.

Giác Tri,覺知,

· Tánh giác (n): Buddhi (skt)—Knowledge—Awareness—Acquaintance.

· Giác (v): Budh (skt)—To know—To be aware of—To be acquainted with.

· Biết có sự phân biệt bằng suy nghĩ hay ý thức: Vijanati (p)—Vijna (skt)—To discern—To distinguish.

· Sự biết (có sự phân biệt bằng suy nghĩ hay ý thức): Vijananam (p)—Vijnanana (skt)—Discerning—Distinguishing—Knowing—Understanding.

Biết Thuần Tịnh: Buddhi-samsuddha (skt)-Biết trong sự tỉnh lặng của vô niệm—Completely purified awareness.

Biệt Báo,別報, Quả báo do nghiệp riêng của mỗi người có khác nhau. Biệt báo tùy thuộc vào những hành động đời trước. Sự khác biệt của con người trong đời nầy là hậu quả của những đời trước—Differentiated rewards according to previous deeds. The differing conditions of people in this life resulting from their previous lives

Biệt Cảnh,別境, Các cảnh giới riêng biệt khác nhau, cũng là biệt cảnh tâm sở (tâm sở của những cảnh riêng biệt)—Different realms, regions, states or conditions

Biệt Cảnh Tâm Sở,別境心所, Vibhavana (skt)—Từ dùng đối lại với “Biến Hành Tâm Sở”—Ý tưởng hay tình trạng tâm thần khởi lên do những đối tượng hay điều kiện khác nhau mà tâm được hướng về, chứ tâm sở không tự dấy lên với tất cả các cảnh (nếu tâm hướng về một đối tượng lý thú thì dục vọng khởi lên)—The ideas or mental states, which arise according to the various objects or conditions toward which the mind is directed (if toward a pleasing object, then desire arises)

Biệt Chúng,別衆, Duskrta (skt)—Vì một tội lỗi hay hành động xấu xa phạm phải mà một vị Tăng bị biệt chúng—A monk is to separate oneself in religious duties from his fellow monks for his offence or wickedness.

Biệt Giải Thoát Giới,別解脫戒, Giới giúp chư Phật tử giải thoát bằng cách tránh làm các điều ác—Commandments which help Buddhists liberate by avoidance of evil

Biệt Giáo,別教, Biệt giáo của trường phái Hoa Nghiêm và Liên Hoa dựa vào Nhất thừa hay Phật thừa. Liên Hoa Tông quyết đoán rằng Tam Thừa kỳ thật chỉ là Nhất Thừa, trong khi Hoa Nghiêm Tông lại cho rằng Nhất Thừa khác với Tam Thừa, vì thế Liên Hoa Tông được gọi là “Đồng Giáo Nhất Thừa,” trong khi đó thì Tông Hoa Nghiêm được gọi là Biệt Giáo Nhất Thừa—The different teaching of the Avatamsaka sect and Lotus sect is founded on One Vehicle, the Buddha Vehicle. The Lotus school asserts that the Three Vehicles are really the One Vehicle, the Hua-Yen school that the One Vehicle differs from the Three Vehicles; hence the Lotus school is called the Unitary, while the Hua-Yen school is the Differentiating school.

Biệt Hoặc,別惑, See Biệt Kiến

Biệt Hướng Viên Tu,別向圓修, Y theo sự phân tích tứ giáo của tông Thiên Thai, những đức hạnh tu hành từ địa vị Biệt Giáo Bồ Tát cho đến Thập Hồi Hướng, sự lý hòa dung, dần dần xứng đáng với đức tính của viên giáo—Based exactly on the analyses of the T’ien-T’ai sect, the Separatist or Differentiating School, is the cultivation of the Perfect School. When the Bodhisattva reaches the stage of the transference of merit, he has reached the stage of cultivation of the perfect nature and observance according to the Perfect School

Biệt Kiến,別見, Biệt hoặc hay ảo ảnh khởi sanh sự phân biệt, cho những hiện tượng là thật. Những biệt kiến nầy được các vị Bồ Tát từ từ loại bỏ trong sơ địa Bồ Tát—Unenlightened or heterodox views—Delusion arising from differentiation, mistaking the seeming for the real. These delusions are gradually eradicated by the Bodhisattva during his first stage—See Tà kiến

Biệt Kiếp,別劫, Antara-kalpas (skt)—Small or intermediate kalpas

Biệt Nguyện,別願, Lời nguyện đặc biệt, như là tứ thập bát nguyện của Phật A Di Đà hay thập nhị nguyện của Phật Dược Sư, đối lại với “Tổng Nguyện” của chư Bồ Tát—Special vow, as the forty-eight of Amitabha, or the twelve of Yao-Shih-Fo (Bhaisajya), as contrast with general vows taken by all Bodhisattvas

Biệt Nghiệp,別業, Nghiệp nhân riêng biệt của mỗi chúng sanh, đi theo mỗi chúng sanh mà tạo thành các quả báo khác nhau, đối lại với tổng nghiệp—Differentiated karma—The cause of different resultant conditions, in contrast with general karma

Biệt Nghiệp Vọng Kiến:

(A) Ý nghĩa của Biệt nghiệp Vọng kiến—The meanings of Specific karma and delusional views—Biệt nghiệp Vọng kiến là cái thấy biết sai lầm khác nhau của mỗi loài tùy theo nghiệp lực và sự thọ thân hiện hữu. Biệt nghiệp tức là tội nghiệp riêng biệt trong quá khứ của một người, một nhóm người, một chúng sanh, hay một nhóm chúng sanh. Vọng kiến là cái thấy biết sai lầm. Đức Phật dạy: “Tùy theo nơi nghiệp lực, tội báo, trí huệ cùng sắc thân, mà mọi loài chúng sanh đều có sự thấy biết khác nhau gọi là “Biệt Nghiệp Vọng Kiến.”—Specific karma and delusional views are the different false perceptions and knowledge of each classification of sentient beings depending on the karmic power and the body each inhabits at the present time. Specific karma means a particular and distinctive actions accumulated from the past of a person, a group of people, a sentient being, or a group of sentient beings. Delusional views mean false and mistaken perception and knowledge. The Buddha taught: “Depending on each individual’s karmic power and retribution for transgressions, as well as wisdom and body, each person will have a different perception and knowledge (perspective). That different perception and knowledge is called Specific karma and delusional views.”

(B) Phân loại Biệt nghiệp Vọng kiến—Categories of Specific karma and Delusional views:

1) Biệt nghiệp Vọng kiến của súc sanh—Specific karma and Delusional views of Animals:

2) Biệt nghiệp Vọng kiến của loài người—Specific karma and Delusional views of Human Beings: 

a) Biệt nghiệp Vọng kiến nơi phàm phu—Specific karma and Delusional views in ordinary people:

b) Biệt nghiệp Vọng kiến của bậc Giải Thoát—Specific karma and Delusional views of the Liberated:

Biệt Niệm Phật,別念佛, Niệm hồng danh một vị Phật đặc biệt để tập trung tư tưởng hay nhứt tâm—To intone the name of a special Buddha to gain concentration or singleminded

Biệt Tha Na,別他那, Vestana (skt)—Tên của một vị Trời—Name of a deva

Biệt Thỉnh,別請, Đặc biệt mời một vị Tăng đến nhà Phật tử tại gia là đi ngược lại với nếp sống tịnh hạnh nơi Tịnh xá. Tuy nhiên trong trường hợp khẩn cấp thí chủ có thể biệt thỉnh bằng cách không lựa chọn người, mà theo ngôi thứ trong Tăng giới—Special deference paid by singling out or inviting a monk or one member of the community to the house of lay people. This against the monastic life. Howver, in case of emergency, a patron of Buddhism can make a special invitation, not by choosing the person, but invitation in according to their years of ordination

Biệt Thời Niệm Phật,別時念佛, Niệm Phật trong một thời khắc đặc biệt. Đây là một phương pháp thực tiển và hữu hiệu nhứt cho Phật tử, nhứt là Phật tử tại gia. Khi những cách tu tập bình thường không hữu hiệu, nên người tu tịnh độ lấy kỳ hạn một ngày, hai ngày, ba ngày, cho tới bảy ngày, hoặc mười ngày cho tới 90 ngày chuyên cần niệm Phật, như thế gọi là “Biệt Thời Niệm Phật.”—To call upon Buddha at special time. The most practical and effective way for all Buddhists, especially lay followers. When the ordinary religious practicies are ineffective the Pure Land sect call upon Buddha for a period of one to seven days, or ten to ninety days.

Biệt Tướng,別相, Visesa (skt)—Dù chư pháp đều có chung một căn bản vô thường, chúng vẫn có những phẩm chất đặc biệt riêng—Particulars—Though all things have the universal basis of impermanence, they have particular qualities

Biệt Tướng Tam Giáo: Ba phép quán được Biệt giáo làm rõ. Vì giữa cái không và cái giả có khoảng cách và không dung hợp với nhau—The three views of the Different Teaching in regard to the absolute, the phenomenal, the medial as void, unreal, as separate ideas.

Biệt Y,別依, Nghĩa lý làm chỗ dựa riêng cho một kinh thì gọi là biệt y, đối lại với nghĩa lý làm chỗ dựa cho các kinh thì gọi là tổng y—The secondary texts or authorities, in contrast with the principal texts of a school

Biểu Bạch,表白, Trước Phật bày tỏ nguyện vọng mục đích xin với Tam bảo chứng giám, hay cáo bạch sự việc lên chư Phật và chư Bồ Tát—To explain—To expound—To clear up—To show one’s vows or resolutions in front of a Buddha’s image; or to inform, to make clear, especially to inform the Buddhas and Bodhisattvas

Biểu Đức,表德, Thể hiện công đức bằng những hành động và tư tưởng thiện lành như đã được giảng dạy trong kinh Hoa Nghiêm, đối lại với đè nén dục vọng hay “già tình.”—To manifest virtue (positive in deeds and thoughts as expounded in the Avatamsaka Sutra—Kinh Hoa Nghiêm), in contrast with to repress the passions

Biểu Sát,表刹, Trụ cờ trên nóc chùa—The flagpole on a pagoda

Biểu Sắc,表色, Một trong ba loại hình sắc. Biểu sắc là biểu thị tích cực qua cách đi, đứng, nằm, ngồi, vân vân; hai thứ sắc khác là màu sắc đỏ, xanh, và hình thể dài, ngắn—Active expression, as walking, sitting, standing, bending, stretching, taking, refusing, etc; one of the three forms, the other two being the colours, red, blue, etc., and shape, long, short, etc

Biểu Thị,表示, Chỉ rõ hay giải thích rõ ràng—To indicate—To explain

Biểu Thuyên,表銓, Đây là một thuật ngữ của Pháp Tướng Tông, một trong hai loại “Thuyên”—A term of Dharmalaksana school. One of the two kinds of exposition

1) Biểu Thuyên: Biểu thị đầy đủ mọi đức tính—Positive or open exposition.

2) Già Thuyên: Ngăn chặn lỗi lầm—Negative or hidden exposition.

Biểu Vô Biểu Giới,表無表戒, Tác Giới Vô Tác Giới

1) Biểu Giới: Người thọ giới bước lên giới trình bày về ba nghiệp thân khẩu ý mà chính mình được thụ đắc—The expressed (letter) moral law. The receiver of commandments will express the commandments on the body, speech and thought which he or she receives.

2) Vô Biểu Giới: Người thọ giới trong thân thể phát ra mà không biểu hiện ở giới thể của ba nghiệp—The unexpressed moral law or the spirit.

Bính Đinh Đồng Tử,丙丁童子, Người thiếu niên tham dự vào buổi lễ rước đèn (liên hệ với ‘lửa’)—The boy who attends to the lamps which are associated with the fire

Bính Ngữ,柄語, Bài tiểu tự của các sớ đọc trong nhà chùa—Authoritative or pivotal words

Bình Đẳng,平等, Sama or samata (skt)

1) Bình Đẳng: Không có sự phân biệt cao thấp, cạn sâu, hơn kém (đối lại với phân biệt)—Equality—On the same level—Equal—Equalized—Everywhere the same—Universal—Without partiality.

2) Phật có thái độ bao dung, không thiên vị, và bình đẳng với chúng sanh mọi loài: The Buddha in his universal, impartial, and equal attitude towards all beings.

Bình Đẳng Chánh Giác: Samyak-sambodhi—Trí tuệ hay chính giác toàn thiện của chư Phật hay đại giác tuyệt đối, chánh giác nầy không phân biệt cao thấp, cạn sâu—Complete perfect knowledge—Buddha-knowledge—Omniscience—The bodhi of all Buddhas—Absolute universal enlightenment.

Bình Đẳng Chúng Sanh Giới: The universal realm of living beings.

Bình Đẳng Đại Huệ,平等大慧, Bình đẳng đại huệ đã được một vị cổ Phật trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa tuyên bố, mọi chúng sanh rồi sẽ đạt được trí huệ Phật—Universal great wisdom (the declaration by the ancient Buddha in the Wonder Lotus-Sutra, that all would obtain the Buddha-wisdom)

Bình Đẳng Giác,平等覺, Tánh giác tuyệt đối hay chánh giác của chư Phật vượt ra ngoài luật phân biệt cao thấp nông sâu thường tình—A Buddha’a universal and impartial perception (his absolute intuition above the laws of differentiation)

Bình Đẳng Giáo,平等教, Một trong hai trường phái được Ngài Ấn Pháp Sư sáng lập vào đầu đời nhà Đường (chỉ Phật Tỳ Lô Giá Na thuyết Kinh Hoa nghiêm thuyết về Nhất Phật Thừa, một cách bình đẳng cho chúng sanh mọi loài, chứ không thuyết vì căn cơ sai biệt)—One of the two schools founded by Yin-Fa-Shih early in the T’ang dynasty

Bình Đẳng Lực,平等力,

1) Khả năng cứu độ chúng sanh của chư Phật là siêu việt và bình đẳng—Universal power or omnipotence to save all beings (Buddha).

2) Danh hiệu của Phật: A title of a Buddha.

Bình Đẳng Nghĩa,平等義, Tánh chân như nơi chư pháp là bình đẳng ở khắp mọi nơi—The meaning of universal, that bhutatathata (chân như) is equally and everywhere in all things

Bình Đẳng Nguyện: Phổ nguyện của chư Phật—The universal vows common to Buddhas.

Bình Đẳng Pháp,平等法, Nhất thiết chúng sanh bình đẳng thành Phật—The universal or impartial truth that all becomes Buddha

Bình Đẳng Pháp Thân,平等法身, Pháp tính pháp thân Bồ Tát từ bát địa trở lên (tịch diệt bình đẳng)—Universalized dharmakaya (a stage in bodhisattva development above the eighth)

Bình Đẳng Quả: Nhân nào quả nấy, nhân tốt thì quả tốt, nhân xấu thì quả xấu—Like effects arise from like causes (good from good, evil from evil).

Bình Đẳng Quán,平等觀,

1) Quán sát sự không thật và vô thường của chư pháp—The beholding of all things as equal (as unreal and immaterial).

2) Một trong ba pháp quán của tông Thiên Thai. Giả quán hay quán sự hòa nhập vào lý một cách bình đẳng. Từ nầy cũng có nghĩa là “Không Quán” hay quán về tánh không tuyệt đối của vạn hữu—One of the three T’ien-T’ai meditations. The phenomenal being blended with the noumenal or universal. The term is also used for meditation on the universal, or absolute.

Bình Đẳng Tâm,平等心, Equality Mind

1) Bản chất tinh thần giống nhau nơi tâm của mọi chúng sanh—Equal mind—Mind of the same mental characteristics—The universal mind common to all.

2) Tâm bình đẳng là tâm không phân biệt hay thiên vị, không thương người nầy mà lại ghét người kia: An impartial mind, not loving one and hating another.

Bình Đẳng Tính: Tánh Chân Như bình đẳng nơi mọi chúng sanh—The universal nature (Chân như—bhutatathata).

Bình Đẳng Tính Trí:

1) Samata-jnana (skt)—Cái trí vượt ra ngoài sự phân biệt Tôi Anh, do đó mà dứt bỏ được cái ý niệm về ngã: The wisdom of rising above such distinction as I and Thou, thus being rid of the ego idea.

2) Cái trí xem mọi sự mọi vật đều bình đẳng như nhau: Wisdom in regard to all things equally and universally.

3) Quán Đảnh Trí: Mật Giáo thì gọi là Quán Đảnh trí hay trí của Bảo Sanh Phật ở phương Nam—The esoteric school calls it the Ratnasambhava wisdom.

Bình Đẳng Trí,平等智, Samatajnana (skt)

· Trí hiểu biết sự vật hay trí nhìn sự vật một cách bình đẳng như nhau—Common knowledge, which only knows phenomena—Wisdom of universality or sameness.

· Trí nắm lấy nguyên lý của sự bình đẳng: The knowledge that grasps the principle of sameness.

Bình Đẳng Từ: Universal or equal mercy toward all beings without distinction.

Bình Đẳng Tương Tục: Of the same nature or character—Connected as cause and effect.

Bình Đẳng Vương,平等王, Yama (skt)

1) Biệt danh của Diêm Ma Vương, vị nầy làm nhiệm vụ coi xét về tội phước—The impartial or just judge and awarder.

2) Đây cũng ám chỉ tên của một trong Thập Ngục Vương, khác với Diêm Ma Vương—The name is also applied to one of the Ten Rulers of the underworld, distinct from Yama.

3) Người lập ra dòng dõi Sát Đế Lợi của họ Thích Ca—Name of the founder of the Ksatriya caste, to which the Sakyas belonged.

Bình Hữu Đức: Bhadra-kumbha (skt)—See Hiền Bình.

Bình Kiết Tường: Bhadra-kumbha (skt)—See Hiền Bình.

Bình Luận,評論, To discuss

Bình Như Ý: Bhadra-kumbha (skt)—See Hiền Bình.

Bình Sa,萍沙, Bimbisara (skt)—

Bình Sa Vương,甁沙王, Bimbisara (skt)—Vị vua của vương quốc Ma Kiệt Đà trong thời Phật còn tại thế. Ông là một Phật tử thuần thành và là người đã cúng dường Trúc Lâm Tịnh Xá cho Phật và giáo đoàn—Bimbisara is the name of the king who ruled the ancient kingdom of Magadha during the Buddha’s time. He was an enthusiastic supporter of Buddhism and presented the Bamboo Grove Monastery to the Buddha for the use of the assembly of Buddhist monks—
BambooGrove

Bỉnh Cự,秉炬, Cầm đuốc trong buổi trà tỳ (phép hỏa táng chư Tăng Ni)—To carry the torch for cremation

Bỉnh Pháp: Điều thứ nhất trong bốn pháp Yết Ma—The first in the four Karmas—See Yết Ma.

Bỉnh Phất,秉拂, Cầm phất trần, thường là người đứng đầu trong chúng hội, năm vị Tăng đứng đầu trong tự viện mới có đặc quyền nầy—To hold the fly-brush, or whisk, the head of an assembly, the five heads of a monastery have this privilege

Bỉnh Trì,秉持, Nghiêm trì giới luật—To hold firmly to the discipline or rules

Bịnh Tử: Illness and death

1) Bịnh và chết là những nguyên nhân tự nhiên của những biến cố xãy ra trong đời sống chúng ta. Để tránh khổ đau người Phật tử phải chấp nhận chúng trong hiểu biết—Illness and Death—Both illness and death are natural causes of events in our life. To prevent suffering, Buddhists must accept them with understanding.

2) Theo Kinh Niết Bàn, Đức Phật thương những kẻ phàm phu nặng nghiệp nhiều, cũng giống như người mẹ thương đứa con nghèo khó bệnh tật nhiều nhất: According to the Nirvana Sutra, just as a mother loves the sick child most, so Buddha loves the most wicked sinner.

Âm lịch

Ảnh đẹp