10/08/2010 10:20 (GMT+7)
Số lượt xem: 129375
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Sa:

1) Bất cẩn: Careless.

2) Cát: Baluka (skt)—Gravel—Sand or sands, e.g. of Ganges.

3) Dễ dàng: Easy-going.

4) Hằng sa: Vô số kể—Countless.

Sa Bà: Saha (skt)—Còn gọi là Sa Ha Lâu Đà, hay Sách Ha, nghĩa là chịu đựng hay nhẫn độ; nơi có đầy đủ thiện ác, cũng là nơi mà chúng sanh luôn chịu cảnh luân hồi sanh tử, được chia làm tam giới—That which bears, the earth, interpreted as bearing, enduring; the place of good and evil; a universe, or great chiliocosm, where all are subject to transmigration and which a Buddha transforms; it is divided into three regions and Mahabrahma Sahampati is its lord.

Sa Bà Ha: Svaha (skt)—Chữ cuối trong mỗi bài chú—Hail!—The last word in any mantra—A Brahminical salutation at the end of a sacrifice.

Sa Bà Thế Giới: Saha-loka-dhatu (skt)—Saha World—The world of human beings—The world.

Sa Cơ: Bị hoạn nạn—To meet with an accident—To have misfortune.

Sa Di,沙彌, Sramanera (s&p)—Thất La Ma Na Lạc Ca—Thất Ma Na Y Lạc Ca—Thất La Ma Ni La—Người nam mới tu, còn đang tập giữ những giới khinh và mười giới sa Di—A male observer of the minor commandments (các giới khinh)—Sramanera is the lowest rank of a person cultivating the way. He must keep properly ten precepts

1) Cần Sách Nam: Người nam cần cù chăm gắng tuân theo lời chỉ dạy của các bậc đại Tăng—A Zealoues Man who zealously listen to the instructions of great monks.

2) Thất La Ma Ni La:

a) Người tu hành cầu tịch tịnh viên mãn—One who seek rest.

b) Cầu Niết Bàn Tịch: One who seeks the peace of nirvana.

** For more information, please see Tam

Chủng Sa Di.

Sa Di Đạo Hầu: Một người mới tu, chưa đủ tuổi để thọ giới đàn—A novice monk who is not old enough to be ordained.

Sa Di Giới,沙彌戒, Mười giới Sa Di—The ten commandments (precepts) taken by a sramanera

1) Không sát sanh: Not to kill living beings.

2) Không trộm đạo: Not to steal.

3) Không dâm dục: Not to have sexual intercourse.

4) Không láo xược: Not to lie or speak evil.

5) Không uống rượu: Not to drink wine.

6) Không ghim hoa trên đầu, không dồi phấn, không xức dầu: Not to decorate oneself with flowers, nor utilize cosmetologic powder, nor use perfumes.

7) Không ca hát, không khiêu vũ như kỷ nữ dâm nữ: Not to sing or dance.

8) Không ngồi ghế cao, không nằm giường rộng: Not to occupy high chairs high beds.

9) Không ăn quá ngọ: Not to eat out of regulation hours.

10) Không cất giữ tiền, vàng bạc, của cải: Not to possess money, gold, silver, and wealth.

Sa Di Ni,沙彌尼, Sramanerika (s&p)—Thất La Ma Na Lí Ca—Nữ tu mới gia nhập giáo đoàn Phật giáo, nguời trì giữ mười giới khinh—A female observer of the minor commandments (các giới khinh)—A female religious novice who has taken a vow to obey the ten commandments

· Cần Sách Nữ: A zealous woman, devoted.

** For more information, please see Sa Di.

Sa Di Ni Giới,沙彌尼戒, Mười giói Sa Di Ni—The ten commandments taken by the sramanerika—See Sa Di Giới

Sa Di Thập Giới,沙彌十戒, Ten precepts of Sramanera—See Sa Di Giới

Sa Đa Bà Na,娑多婆那, Sadvahana, or Satavahana (skt)—Tên của một vị thí chủ hoàng tộc của ngài Long Thọ—Name of a royal patron of Nagarjuna

Sa Đa Cát Lý,娑多吉哩, Satakri (skt)—Tên của một trong những vị tướng của loài Dạ Xoa—Name of one of the yaksa generals

Sa Để Dã,娑底也, Satya or Satyata (skt)—Dịch là “Đế” có nghĩa là chắc chắn hay đúng sự thật—True—Truth—A truth

Sa Độ,娑度, Sadhu (skt)—Thiện lành—Good—Virtuous—Perfect—A sage—A saint

Sa Giới,沙界, Hằng hà sa số thế giới hay thế giới nhiều như cát sông Hằng—Worlds as numerous as the sand of Ganges

Sa Ha,沙訶, Saha (skt)—Còn gọi là Sa Bà hay Ta Bà, thế giới Ta bà của chúng ta hiện tại—Saha world—The world around us—The present world

Sa Kiếp,沙劫, Hằng sa số kiếp---Kalpas countless as the sands of Ganges

Sa Kiệt La,娑竭羅, Sagara (skt)

1) Biển: Hàm hải—The ocean.

2) Theo Kinh Pháp Hoa, đây là biển nơi có cung điện của vua rồng, ở về phương bắc núi Tu Di, nơi có nhiều ngọc quý, có long vương vũ; nơi đây nàng Long Nữ (con của Long Vương) mới tám tuổi đã thành Phật: According to the Lotus sutra, the Naga king of the ocean palace, north of Mount Meru, possessed of priceless pearls; the dragon-king of rain; his eight-year-old daughter instantly attained Buddhahood.

Sa La: Sala (skt)—Cây Ta La—Sala tree—The teak tree.

Sa La Lâm: Salavana (skt)—Rừng cây Ta La Song Thọ gần thành Câu Thi Na, nơi mà Đức Phật ngồi vào giữa hai hàng cây rồi thị tịch (thành Câu Thi Na còn có tên là Giác thành. Thành có ba góc nên gọi là giác, cũng gọi là ngưu giác vì có những cây Ta La mọc song đôi. Sau khi Đức Phật thị tịch thì có 4 cây khô héo, còn lại 4 cây còn tươi)—The forest of sala trees, or the grove of Sala trees near Kusinagara, the reputed place of the Buddha’s death.

Sa La Lê Phất: Salaribhu (skt)—Tên của một vương quốc hay một tỉnh cổ của Ấn Độ, mà vị trí chính xác không ai rõ—An ancient kingdom or province in India, exact position is unknown.

Sa La Sa: Sarasa (skt)—Một loài chim sếu bên Ấn Độ—The Indian crane.

Sa La Song Thọ: Ta la song thọ (hai cây Ta La song đôi), nơi Phật đã nhập Niết bàn—The twine trees in the grove in which Sakyamuni entered nirvana.

Sa La Thọ: Cây Ta La—Sala tree.

Sa La Thọ Vương: Salendra-raja (skt)—Danh hiệu của ngài Diệu Trang Nghiêm Vương vị lai thành Phật có danh hiệu là Sa La Thụ Vương Như Lai, ngài cũng là cha của ngài Quán Âm—A title of Salendra-raja Buddha, or Subhavyuha, father of Kuan-Yin.

Sa La Vương: Salaraja (skt)—Danh hiệu của Phật—A title of the Buddha.

Sa Lạc Ca,沙落迦, Charaka (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, đây là tên của một tịnh xá trong thành Kapisa—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms composed by Professor Soothill, this is the name of a monastery in Kapisa

Sa Lộ Đa La,娑路多羅, Srotra (skt)—Nhĩ căn—The ear

Sa Ma,娑磨, Samaveda (skt)—Sách thứ ba trong bộ kinh Vệ Đà—The third of the Vedas, containing the hymns

Sa Ma Đế,沙摩帝, Sammatiya (skt)—Chánh Lượng Bộ, một trong 18 tông Tiểu Thừa—One of the eighteen Hinayana sects

Sa Ma La: Smara (skt)—Ký ức—Recollection—Remembrance.

Sa Môn,沙門, Sramana (skt)—Ta Môn—Tang Môn—Bà Môn—Sa Môn Na—Xá La Ma Na—Thất La Ma Na—Sa Ca Mãn Nang—Thất Ma Na Nã

(I) Nghĩa của Sa Môn—The meanings of Sramana:

1) Tu hành khổ hạnh: Ascetics of all kinds.

2) Nhà tu Phật giáo, từ bỏ gia đình, từ bỏ dục vọng, cố công tu hành và thanh bần tịnh chí—Buddhist monk or Buddhist priest who have left their families, quitted the passions and have the toilful achievement (công lao tu hành). Diligent quieting (Cần tức) of the mind and the passions, Purity of mind (tịnh chí) and poverty (bần đạo).

(II) Những lời Phật dạy về “Sa Môn” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Sramana” in the Dharmapada Sutra:

1) Hàng Sa-môn (Mâu Ni) đi vào xóm làng để khất thực ví như con ong đi kiếm hoa, chỉ lấy mật rồi đi chứ không làm tổn thương về hương sắc—As a bee, without harming the flower, its color or scent, flies away, collecting only the nectar, even so should the sage wander in the village (Dharmapada 49).

2) Một đàng đưa tới thế gian, một đàng đưa tới Niết bàn, hàng Tỳ Kheo đệ tửø Phật, hãy biết rõ như thế, chớ nên tham đắm lợi lạc thế gian để chuyên chú vào đạo giải thoát—One is the path that leads to worldly gain, and another is the path leads to nirvana. Once understand this, the monks and the lay disciples of the Buddha, should not rejoice in the praise and worldly favours, but cultivate detachment (Dharmapada 75).

1) Chư Phật thường dạy: “Niết bàn là quả vị tối thượng, nhẫn nhục là khổ hạnh tối cao. Xuất gia mà não hại người khác, không gọi là xuất gia Sa-môn.”—The Buddhas say: “Nirvana is supreme, forebearance is the highest austerity. He is not a recluse who harms another, nor is he an ascetic who oppresses others.” (Dharmapada 184).

Sa Môn Bất Kính Vương Giả Luận: Ordained Buddhists Do Not Have to Honor Royalty—See Luận Sa Môn Bất Kính Vương Giả.

Sa Môn Nhị Chủng: Hai loại Sa Môn—Two kinds of Sammatiya:

1) Chánh mệnh sa môn: Monk who makes his living by mendicancy (right livelihood for a monk).

2) Tà mệnh sa môn: Monk who works for a living (improper way of living).

Sa Môn Quả,沙門果, The fruit, or rebirth resulting from the practices of the sramana.

Sa Môn Thống,沙門統, Vị Tăng Thống các Tăng Đồ trong nước, được bổ nhậm bởi các vua đời nhà Ngụy—The national superintendent of archbishop over the Order appointed under Wei dynasty

Sa Na Lợi Ca,沙那利迦, Sannagarika (skt)—Mật Lâm Sơn Bộ—Một trong 18 tông phái Tiểu Thừa—One of the eighteen Hinayana sects

Sa Ngã: To go wrong—To fell—To be corrupted.

Sa Sầm: To darken—To become dark (gloomy).

Sa Sút: Decadent.

Sa Tâm,沙心, Hằng hà sa số tâm—Mind like sand in its countless functionings.

Sa Thải: To dismiss—To fire.

Sa Tỳ Ca La,娑毘迦羅, Kapila (skt)—Có lẽ là Tăng Kỳ Sa Tỳ Ca La, tên của vị ngoại đạo đã sáng lập ra phái Số Luận Sư—Possibly Sankhya Kapila, the founder of the sankhya philosophy

Sa Xuống: To fall—To drop.

Sa Yết Đà: Svagata (skt)—Thiện lai (lời để chào hỏi)—Well-come, a term of salutation.

Sách: Quyển sách—A book—A treatise—A tablet.

Sách Thánh: Sacred Books.

Sách Tu,策修, To stimulate—To cultivation of the good; to keep oneself up to the mark

Sạch: Clean—Pure.

Sai: wrong—Err.

Sai Áp: To seize property—To confiscate.

Sai Bảo: To send—To command—To order—To direct.

Sai Bét: Completely wrong.

Sái Biệt,差別, Pariccheda (skt)—Sai biệt hay khác biệt, hay sự phân biệt, đối lại với “bình đẳng.”—Difference—Discrimination—Opposite of on the level.

Sai Biệt Mê Lầm: Misled or misconducted.

Sai Biệt Tướng: See Vọng Kế Tự Tính.

Sái Đa La,差多羅, Ksetra (skt)—Đất—Land—region—Country

Sai Hẹn: To break an appointment.

Sai Khiến: See Sai Bảo.

Sái La Ba Ni,差羅波尼, Ksarapaniya (skt)

1) Một loại chất lỏng có chứa chất kiềm chua ăn da tay: Alkaline water, caustic liquid.

2) Một loại y áo: A kind of garment.

Sai Lạc: To distort.

Sai Lầm: Error.

Sai Lời: To dishonour one’s promise—To break one’s words.

Sái Lợi Ni Ca,差利尼迦, Ksirinika (skt)—Một loại cây có mủ—A sap-bearing tree

Sai Một Li, Đi Ngàn Dậm: If you are off track by a thousandth of an inch, you are a thousand miles away from your destination.

Sai Trái: Wrong-doing.

Sai Ước: To break one’s promise.

Sái:

1) Tưới—To sprinkle.

2) Phơi nắng cho khô: To dry in the sun.

Sái Chỗ: Out of place—Misplaced

Sái Phép: Against the rules—Contrary to the rules

Sái Thủy,灑水, Rảy nước—To sprinkle the water

Sái Thủy Quan Âm: Một trong 33 vị Quan Âm, tay phải cầm bình rảy nước cam lồ—One of the thirty-three forms of Kuan-Yin, who holds a vase of sweet-dew in his right hand.

Sái Tịnh,灑淨, Phép tu của tông Chân Ngôn, lấy nước cam lồ trong bình tịnh thủy mà rảy khắp đàn tràng (khi rảy nguyện cho tâm Bồ Đề thanh tịnh của hết thảy chúng sanh đều được tăng trưởng)—To purify by sprinkling

Sài: Củi—Firewood—Fuel—Brushwood.

Sài Đầu,柴頭, Vị Tăng phụ trách về củi lửa trong tự viện—The one who looks after firewood in a monastery

Sài Lang,豺狼, Chó sói—A wolf

Sài Lang Địa Ngục,豺狼地獄, Một trong 16 du tầng địa ngục, nơi sói beo tới ăn thịt tội nhân—One of the sixteen hells, where sinners are devoured by wolves

Sải: Buddhist nun.

Sám: Ksamayati (skt)—Hối hận về lỗi lầm (hối quá) và xin được tha thứ. Sám hối là nghi thức tu tập thường xuyên trong các khóa lễ của chư Tăng Ni—To repent or regret for error and seek forgiveness, or to ask for pardon. It especially refers to the regular confessional service for monks and nuns—See Sám Hối.

Sám Hối,懺悔, Ksama (skt)—Repentance (confession and reform)—

Video Gia Tu Thuong va Ghet (Thich Nhat Tu)


Sám hối hay Sám ma có nghĩa là thân nên kiên trì nhẫn nại nói ra những lỗi lầm của mình, và thỉnh cầu tiền nhân tha thứ. Trong vô số kiếp luân hồi của ta kể từ vô thủy cho đến ngày nay, vì vô minh tham ái tài, sắc, danh, thực, thùy, của cải, quyền uy, vân vân phủ che khiến cho chơn tánh của chúng ta bị mê mờ, do đó thân khẩu ý gây tạo không biết bao nhiêu điều lầm lạc. Hơn nữa, do từ nơi ngã và ngã sở chấp, nghĩa là chấp lấy cái ta và cái của ta, mà chúng ta chỉ muốn giữ phần lợi cho riêng mình mà không cần quan tâm đến những tổn hại của người khác, vì thế mà chúng ta vô tình hay cố ý làm não hại vô lượng chúng sanh, tạo ra vô biên tội nghiệp, oan trái chất chồng. Ngay cả đến ngôi Tam Bảo chúng ta cũng không chừa, những tội nghiệp như vậy không sao kể xiết. Nay may mắn còn chút duyên lành dư lại từ kiếp trước nên gặp và được thiện hữu tri thức dạy dỗ, dắt dìu, khiến hiểu được đôi chút đạo lý, thấy biết sự lỗi lầm. Thế nên chúng ta phải phát tâm hổ thẹn ăn năn, đem ba nghiệp thân khẩu ý ra mà chí thành sám hối. Sám hối là một trong những cửa ngõ quan trọng đi vào đại giác, vì nhờ đó mà nội tâm chúng ta luôn được gội rữa: Patience or forebearance of repentance or regret for error. From infinite reincarnations in the past to the present, we have existed in this cycle of rebirths. Because of ignorance and greediness for desires of talent, beauty, fame, food, sleep, wealth, and power, etc. which have masked and covered our true nature, causing us to lose our ways and end up committing endless karmic transgressions. Moreover, because of our egotistical nature, we only hold to the concept of self and what belong to us, we are only concerned with benefitting to ourselves but have absolutely no regards on how our actions may affect others. Thus, in this way, whether unintentionally or intentionally, we often bring pains and sufferings to countless sentient beings, committing infinite and endless unwholesome karma, consequently, creating countless enemies. Even the most precious Triple Jewels, we still make false accusations and slander. All such karmic transgressions are countless. Now we are fortunate enough, having a few good karma leftover from former lives, to be able to meet a good knowing advisor to guide and lead us, giving us the opportunity to understand the philosophy of Buddhism, begin to see clearly our former mistakes and offenses. Therefore, it is necessary to feel ashame, be remorseful, and bring forth the three karmas of body, speech and mind to repent sincerely. Repentance is one of the most entrances to the great enlightenment; for with it, the mind within is always stilled

Sám Hối Nghiệp Chướng: Repent misdeeds and mental hindrances—Đây là hạnh nguyện thứ tư trong Phổ Hiền Thập Hạnh Nguyện. Sám hối nghiệp chướng là vì từ vô thỉ tham, sân, si đã khiến thân khẩu ý tạp gây vô biên ác nghiệp, nay đem trọn cả ba nghiệp thanh tịnh thân, khẩu và ý thành tâm sám hối trước mười phương tam thế các Đức Như Lai—This is the fourth of the ten conducts and vows of Universal Worthy Bodhisattva. Repent misdeeds and mental hindrances means from beginningless kalpas in the past, we have created all measureless and boundless evil karma with our body, mouth and mind because of greed, hatred and ignorance; now we bow before all Buddhas of ten directions that we completely purify these three karmas.

Sám Hối Với Mười Phương Chư Phật: To repent to the ten directions of Buddhas.

Sám Hối Tam Nghiệp: To repent three (body, speech, and mind) karmas.

Sám Ma,懺摩, Ksama (skt)—Xoa Ma—Nhẫn Thứ hay kiên nhẫn thỉnh cầu được tha thứ cho những lỗi lầm—To forebear or to have patience with; ask for consideration or pardon

Sám Ma Y,懺摩衣, Y áo làm bằng một loại cây gai dại—Clothing made of ksauma, i.e. wild flax

Sám Nguyện Tâm: Repentance-Vow Mind—Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Liên Tông Thập Tam Tổ, sao gọi là Sám Nguyện Tâm? Chúng ta từ vô thỉ kiếp đến nay, do nơi chấp ngã quá nặng nên bị vô minh hành xử, thân, khẩu, ý vì thế mà tạo ra vô lượng nghiệp nhân, thậm chí đến các việc nghịch ân bội nghĩa đối với cha mẹ, Tam Bảo, vân vân chúng ta cũng không từ. Ngày nay giác ngộ, ắt phải sanh lòng hỗ thẹn ăn năn bằng cách đem ba nghiệp thân khẩu ý ấy mà chí thành sám hối. Như Đức Di Lặc Bồ Tát, đã là bậc Nhất sanh Bổ xứ thành Phật vậy mà mỗi ngày còn phải sáu thời lễ sám, cầu cho mau dứt vô minh, huống là chúng ta! Tâm Sám Nguyện phải bao gồm sám hối nghiệp chướng nơi thân khẩu ý, và nguyện hưng long ngôi Tam Bảo—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Thirteen Patriarchs of Pureland Buddhism, what is a Repentance-Vow Mind? From infinite eons, because we have been drowning deeply in the concept of “Self,” ignorance has ruled and governed us. Thus, our body, speech, and mind have created infinite karmas and even great transgressions, such as being ungrateful and disloyal to our fathers, mothers, the Triple Jewels, etc, were not spared. Now that we are awakened, it is necessary to feel ashamed and be remorseful by using the same three karmas of body, speech, and mind to repent sincerely. Maitreya Bodhisattva, even as a “One-Birth Maha-Bodhisattva,” six times daily he still performs the repentance ceremony praying to eliminate binding ignorance quickly. As a Maha-Bodhisattva, his ‘binding ignorance’ is infinitesimal, yet He still repents to eliminate them; thus, how can we not repent given that, as unenlightened foolish mortals, we are bound by countless ignorance. Repentance-Vow Mind must include the followings:

1) Sám Hối—Repentance:

a) Sám Hối Thân nghiệp—Repentance on the Body Karma: Thân nghiệp tỏ bày tội lỗi, phát lồ cầu được tiêu trừ, rồi dùng thân ấy mà hành thiện nghiệp như bố thí cúng dường, vân vân—Body karma openly confess all transgressions and pray for them to disappear, and then use that body to practice wholesome actions, such as alms givings, offerings, etc.

b) Sám Hối Khẩu Nghiệp—Repentance on the Speech Karma: Khẩu nghiệp tỏ bày tội lỗi, phát lồ cầu được tiêu trừ, rồi dùng khẩu ấy mà niệm Phật, tụng kinh, hay ăn nói thiện lành, vân vân—Speech karma openly confess all transgressions and pray for them to disappear, and then use that speech to practice Buddha Recitation, chant sutras, speak wholesomely, etc.

c) Sám Hối Ý Nghiệp—Repentance on the Mind Karma: Ý nghiệp phải thành khẩn ăn năn, thề không tái phạm—Mind Karma must be genuine, remorseful, vowing not to revert back to the old ways.

2) Phát Nguyện—Vow-Developing: Phát nguyện hưng long ngôi Tam Bảo, độ khắp chúng sanh để chuộc lại lỗi xưa và đáp đền bốn trọng ân Tam Bảo, cha mẹ, sư trưởng, và chúng sanh—Develop vow to make the Triple Jewels glorious, help and rescue sentient beings, in order to compensate and atone for past transgressions and repay the four-gratefuls including the Triple Jewels, parents, teachers of both life and religion, and all sentient beings.

Sám Nghi,懺儀, Nghi thức của phép sám hối (Pháp Hoa Sám Pháp, Phương Đẳng Sám Pháp, Quán Âm Sám Pháp, Di Đà Sám Pháp)—The rules for confession and pardon

Sám Pháp,懺法, Nghi thức hay phương cách sám hối; có nhiều loại như Quán Âm Sám Pháp, Di Đà Sám Pháp, vân vân—The mode of action, or ritual, at the confessional; the various types of confessional, e.g. that of Kuan-Yin, Amitabha, etc

Sám Trừ,懺除, Confession and forgiveness

Sàm Siểm: To slander and flatter.

San: See San Hô.

San Bằng: To flatten—To level.

San Đề Lam,刪提嵐, Được diễn tả như một thế giới xa xăm. Vào thời đó có vị Luân Vương tên là Vô Tránh Niệm có 1000 người con, (nhưng điều nầy hãy còn nhi ngờ)—Described as a fabulous world of the past whose name is given as Sandilya, and who has 1,000 children, but this is doubtful

San Hô,珊瑚, Một trong thất bảo—Coral, one of the seven treasures—See Thất Bảo

San Nhã,訕若, Sanjna (skt)—Một con số thật lớn, 10,000 tỷ (1,000,0007)—A particularly high number, 1,000 septillions

San Nhã Bà,珊若婆, A wasting disease.

San Ni La Đồ,珊尼羅闍, Tên một con sông ở Udyana—Name of a river of Udyana

San Xà Dạ Tỳ La Chi Tử: Sanjaya-Vairatiputra or Samjayin Vairadiputra (skt)—San Thệ Di Tỳ Lạt Tri Tử—Một trong lục sư ngoại đạo (sáu vị sư ngoại đạo). Vị nầy cho rằng ở lâu trong cõi sanh tử, trải hết số kiếp, sau đó sẽ tự hết vòng khổ đau phiền não, giống như cuốn cuộn chỉ, sợi hết thì thôi, không cần phải tìm đạo—One of the six founders of heretical or non-Buddhist schools, whose doctrine was that pain and suffering would end in due course, like unwinding a ball of silk, hence there was no need of seeking the “Way.”

San Xà Tà Tỳ La Để: Sanjaya-Vairati (skt).

1) Vua của một loài Dạ Xoa: A king of yaksas.

2) Thầy của Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất trước khi các vị nầy quy-y theo Phật: Name of the teacher of Maudgalyayana and Sariputra before their conversion.

Sán Lạn: Bright—Radiant.

Sán Nhã: Sanjaya (skt)—Entirely Vanquishing (hoàn toàn bị đánh bại).

1) Tên của một vị sáng lập ra một trong mười phái ngoại đạo: Name of the founder of one of the ten heretical sects.

2) Tên của vị thầy của Xá Lợi Phất và Mục Kiến Liên trước khi hai vị nầy về quy-y Phật: Name of the teacher of Maudgalyayana and Sariputra before they were converted by the Buddha.

3) Vua của loài Dạ Xoa: Name of a king of yaksas.

Sang:

1) Mụt nhọt: A sore—Ulcer.

2) Quý phái: Noble.

3) Sang nhượng: To tranfer something in return for some money.

Sang Giàu: Noble and rich.

Sang Hay Hèn: Noble or common—Noble birth or low.

Sang Môn,瘡門, Chín lổ trong thân thể—Ulcerating orifices, i.e. the nine orifices in the body which discharge—See Cửu Khổng Bất Tịnh

Sáng Dạ Thần: Nisakara (skt)—Người tạo ra ban đêm—Maker of the night.

Sí Nhiên,熾然, Clear-sighted—Clear-headed (minded)—Conscious—Able-minded.

Sanh: Jati (skt)—Born—See Sinh.

Sanh Báo,生報, Next life retribution or rebirth retribution—Một trong Tam Báo và Tứ Báo—Kiếp nầy (sanh báo) gây nghiệp thiện ác thì kiếp sau sẽ chịu quả báo sướng khổ—One of the three and four retributions, life’s retribution. The deeds, wholesome or unwholesome, done in this life produce their results, meritorious retributions or evil karma, in the next reincarnation

Sanh Bởi Tội Báo: To be born as retribution for their karmic offenses.

Sanh Chi,生支, See Sinh Chi

Sanh Diệt,生滅, Utpadanirodha (skt)

1) Sanh và Diệt: Arising and extinction—Beginning and end—Production and annihilation—Appearance and disappearance—Birth and extinction.

2) Các pháp hữu vi dựa vào nhân duyên hòa hợp, từ pháp chưa có trở thành có gọi là sanh; dựa vào nhân duyên mà pháp đã có trở thành không gọi là diệt—All life or phenomena that have birth and death.

Sanh Diệt Khứ Lai,生滅去來, Trung Luận cho rằng sinh diệt khứ lai, chỉ là những từ ngữ tương đối và không thật (ký thật chư pháp vốn là Như Lai Tạng bất sanh bất diệt bất khứ bất lai)—The Madhyamika-Sastra believed that all things coming into existence and ceasing to exist, past and future, are merely relative terms and not true in reality

Sanh Diệt Khứ Lai Nhất Dị Đoạn Thường,生滅去來一異斷常, Coming into existence and ceasing to exist, past and future; unity and difference, impermanence and permanence

Sanh Điền,生田, The three regions of the constant round of rebirth—See Tam Giới

Sanh Đồ,生途, Đường sanh tử luân hồi của chúng sanh—The way or lot of rebirth or mortality

Sanh Được Làm Thân Người Là Khó: Human birth is difficult—See Sanh Làm Người Là Khó.

Sanh Hóa,生化, See Hóa Sanh

Sanh Hữu,生有, Một trong bốn hình thức của sự hiện hữu—One of the four forms of existence—See Tứ Hữu Vi Tướng

Sanh Khởi,生起, Utpada or Pravritti (skt)—Arising—Appearance

1) Năng Sanh (sanh) Sở Sinh (khởi): The beginning and rise.

2) Sự sanh ra và những gì khởi lên từ sự sanh ra ấy: Birth and what arises from it.

3) Nguyên nhân của một hành động: Cause of an act.

Sanh Khởi Thức,生起識, Pravritti-vijnana (skt)—See Chuyển Thức

Sanh Khổ,生苦, Birth is suffering

Sanh Không,生空, Một trong hai loại không, chúng sanh do ngũ uẩn hợp lại chứ không có thực thể—One of the two kinds of void, empty at birth, or void of a permanent ego

Sanh Kinh,生經, Những chuyện về tiền thân Đức Phật và các đệ tử của Ngài, được Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch ra năm quyển, vào khoảng thế kỷ thứ ba sau Tây Lịch—Stories of the previous incarnations of the Buddha and his disciples, translated by Dharmapala, 5 books (chuan), third century A.D.

Sanh Làm Người Là Khó: It’s difficult to be born in the human realm—Cõi người sướng khổ lẫn lộn, nên dễ tiến tu để đạt thành quả vị Phật; trong khi các cõi khác như cõi trời thì quá sướng nên không màng tu tập, cõi súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục thì khổ sở ngu tối, nhơ nhớp, ăn uống lẫn nhau nên cũng không tu được—Human beings have both pleasure and suffering, thus it’s easy for them to advance in cultivation and to attain Buddhahood; whereas the beings in the Deva realm enjoy all kinds of joy and spend no time for cultivation; beings in the realms of animals, hungry ghosts and hells are stupid, living in filth and killing one another for food. They are so miserable with all kinds of sufferings that no way they can cultivate.

Sanh Lão Bịnh Tử: Sanh già bệnh chết là bốn nỗi khổ đau của con người—Birth, Old Age, Sickness, Death, the four afflictions that are the lot of every man.

Ngũ Khổ, and Bát Khổ.

Sanh Lão Bịnh Tử Khổ: Birth is suffering, old age or growing old is suffering, sickness is suffering, death is suffering.

Sanh Linh,生靈, Tâm thức (tâm và trí thông minh) của một chúng sanh còn gọi là linh hồn—The mind or intelligence of the living—A living intelligent being—A living soul

Sanh Manh,生盲, Mù lúc sanh—Born blind

Sanh Nghi: To become doubtful.

Sanh Nhàm Chán: To grow tired and fed up.

Sanh Nhàm Chán Nơi Thân Bất Tịnh (Nơi Ta Và Nơi Người) Để Giảm Thiểu Dục Vọng: To develop a deep sense of disgust of our own body and the bodies of others to decrease the desire of lust.

Sanh Nhẫn: See Sinh Nhẫn,

Sanh Niệm Xứ Bồ Tát,生念處菩薩, Vị Bồ Tát thứ hai bên phải của Hư Không Tạng Bồ Tát trong Thai Tạng Giới—The second bodhisattva on the right of the Bodhisattva of Space (Hư Không Tạng Bồ Tát) in the Garbhadhatu

Sanh Phạn,生飯, Xuất Phạn—Xuất Chúng Sanh Thực—Theo Kinh Niết Bàn thì đây là một phần cơm cúng cho ma quỷ và chư chúng sanh trước khi chư Tăng Ni độ cơm—According to the Nirvana Sutra, these are offerings made before a meal of a small portion of food to ghosts and all others living or souls

Sanh Phạn Bàn: Chén hay tô để cơm cúng ma quỷ và chư hương linh—The bowl in which the offerings of food to ghosts are contained.

Sanh Phạn Đài: Tấm kệ để cơm cúng cho ma quỷ và chư hương linh—A board on which the offerings of food to ghosts are placed.

Sanh Pháp,生法, Người và vật hay hữu tình và phi tình—The living and things—Men and things—The self and things

1) Hữu Tình: Chúng hữu tình là những chúng sanh có tình cảm và lý trí—The living—The sentient or those with emotions and wisdom.

2) Phi Tình: Những chúng sanh không có tình cảm và lý trí—Insentient things or those without emotions nor wisdom.

Sanh Pháp Nhị Thân: Hóa thân và pháp thân—The physical body (Nirmanakaya) and the spiritual body (Dharmakaya).

Sanh Phật,生佛, See Sinh Phật.

Sanh Phật Nhứt Như: See Sinh Phật Nhứt Như. 

Sanh Ra Lo Lắng: To become more and more anxious.

Sanh Sanh,生生, Birth and rebirth

Sanh Sanh Tử Tử: See Sanh Tử.

Sanh Sắc,生色, Jata-rupa (skt)—See Sinh Tượng Sinh Tự (1)

Sanh Tâm Kiên Cố: To develop a firm mind.

Sanh Tân,生津, Bến sanh—The ford of life—Mortality

Sanh Thân,生身,

1) Sanh thân của Phật và Bồ Tát, đối lại với pháp thân—The physical body )sinh thân) of a Buddha or a Bodhisattva, in contrast with his dharmakaya (pháp thân).

2) Thân (biến dịch và sinh tử) của một vị Bồ Tát khi sanh ra trong cõi luân hồi—A Bodhisattva’s body when born in a mortal form.

Sanh Thân Cúng: Pháp hội cúng dường xá lợi sinh thân của Đức Phật—The worship paid to the Buddha-relics.

 ** For more information, please see Nhi Chủng Xá Lợi. 

Sanh Thân Xá Lợi: The Buddha-relics—See Nhị Chủng Xá Lợi.


Sanh Thể: Birth nature.

Sanh Thiên,生天, Những cõi trời nơi chúng sanh có thể tái sanh vào (từ Tứ Thiền Thiên đến Tứ Thiên Vương)—The heavens where those living in this world can be reborn (from the Four Dhyana Heavens to the Four Heavenly Kings)—See Tứ Thiên Vương, and Tứ Thiền Thiên.

Sanh Tiền,生前, Until one’s death—Life-before

Sanh Sanh Tử Tử: Ever-recurring samsara or transmigrations—The round of mortality—To be born again and again.

Sanh Thú,生趣, Bốn cách sinh và sáu nẻo luân hồi—Four forms of birth and the six forms of rebirth or transmigrations—See Tứ Sanh, and Lục Đạo.

Sanh Tri: Innately intelligent—To realize in bodily experience.

Sanh Triệu Dung Duệ,生肇融叡, Quan Trung Tứ Thánh—Bốn vị Thánh ở đất Quan Trung hay bốn đại đệ tử của ngài Cưu Ma La Thập—Four great disciples of Kumarajiva

1) Đạo Sinh: Tao-Shêng—Indian Buddhajiva.

2) Tăng Triệu: Sêng-Chao (Chinese).

3) Đạo Dung: Tao-Jung (Chinese).

4) Tăng Duệ: Sêng-Jui (Chinese).

Sanh Trụ Dị Diệt,生住異滅, See Sinh Trụ Dị Diệt

Sanh Trụ Diệt,生住滅, Utpadasthitinirodha (skt)—Birth, existence, death (birth-abiding-disappearance)

Tử Sanh,死生, Samsara or Janma-marana (skt)—Sống chết (do hoặc nghiệp của hết thảy chúng sanh gây ra, hễ có sanh là có tử)—Life and death—Living and dying—Birth and death—Rebirth and redeath

Sanh Tử Dã: The wilderness of life and death.

Sanh Tử Đại Hải,生死大海, Biển lớn sanh tử—The ocean of mortality—Mortal life.

Sanh Tử Đại Sự: The great issue of birth and death—The clarification of life and death is one great purpose of all Buddhists.

Sanh Tử Giải Thoát,生死解脫,

1) Thoát ra những hệ lụy của vòng luân hồi sanh tử: Release from the bonds of births and deaths.

2) Niết Bàn: Nirvana.

Sanh Tử Khứ Lai: Sống và chết, đi và đến—Living and dying—Going and coming.

Sanh Tử Luân,生死輪,

1) Bánh xe sanh tử: The wheel of samsara (births-and-deaths).

2) Vòng sanh tử: The round of mortality.

Sanh Tử Luân Hồi: Chết đi đầu thai lại không ngừng nghỉ—Samsara or transmigrations—Deaths and Rebirths continuously.

Sanh Tử Lưu: Dòng sanh tử (sự sanh tử khiến cho con người bị trôi dạt chìm đắm nên gọi là dòng sinh tử)—The flow of transmigrations.

Sanh Tử Nê: Vũng lầy của luân hồi sanh tử—The quagmire of the circle of life and death.

Sanh Tử Ngạn,生死岸, Bờ bên nầy của biển sanh tử—The shore of mortal life—See Nhị Ngạn

Sanh Tử Niết Bàn Bình Đẳng: Samsara-nirvanasamata (skt)—Sự bình đẳng của sanh tử và Niết Bàn, một trong những chứng đắc của vị Bồ Tát, và tuy vậy vị Bồ Tát thực hành các hành động “không dụng công” và các “phương tiện thiện xảo” phát xuất từ lòng đại bi—The sameness of birth-and-death and Nirvana, one of the spiritual attainments of the Bodhisattva, who, however, practices “effortless” deeds and “skillful means” born of a great compassionate heart.

Sanh Tử Tế,生死際, Cõi sanh tử, đối lại với cõi Niết Bàn—The region of births-and-deaths, as compared with nirvana

Sanh Tử Trường Dạ: Đêm dài của luân hồi sanh tử—The long night of births and deaths.

Sanh Tử Tử Sanh: To be born gain and again—See Sanh Sanh Tử Tử.

Sanh Tử Tức Niết Bàn,生死卽涅槃, Phiền não tức bồ đề, sinh tử tức niết bàn—Affliction is bodhi and mortality (samsara) is nirvana

Sanh Tử Vân: Mây mù sanh tử—The envelopment in cloud of life and death.

Sanh Tử Viên,生死園, See Sinh Tử Viên

Sanh Tức Vô Sanh, Vô Sanh Tức Sanh: To be born is not to be born, not to be born is to be born—See Sinh Tức Vô Sinh, Vô Sinh Tức Sinh.

Sanh Về Cõi Nào: Where will a person be reborn?—Theo Ấn Quang Đại Sư, sau khi tắt thở rồi thì thần thức lìa ra khỏi xác thân. Nơi nào còn nóng sau rốt là thần thức xuất ra ở đó, và do đó người ta biết được người ấy sẽ tái sanh vào cõi nào—According to Great Master Yin-Kuang, when we take our last breath, our spirits or Alaya Consciousness will leave the body. Thus the area of the body that remains warm is where the spirit left the body.

1) Đảnh Thánh—Crown enlightenemt: Một người đã chết, thân thể đã giá lạnh, nhưng đỉnh đầu hơi nóng ấm cũng còn gần bằng như lúc sống. Thần thức do nơi đỉnh đầu mà xuất ra. Ở vào trường hợp nầy thì ta biết chắc chắn rằng thần thức của người chết ấy được siêu thoát về nơi Thánh cảnh, ví dụ như cõi Tây Phương Tịnh Độc của Đức Phật A Di Đà—A person who has been dead, the entire body has turned cold, yet the crown of that person's head remains warm just as if that person was still alive, the spirit or the soul of the dead has left the body by that of the crown. In this case, we are absolutely certain the spirit of the person who has just died has attained liberation to the enlightened realm, i.e., the Western Pureland of the Amitabha Buddha.

2) Mắt Sanh Trời—Eyes born in Heaven:

a) Khi các phần thân thể đều lạnh hết nhưng nơi mắt và trán vẫn còn nóng thì ta biết chắc chắn rằng thần thức của người chết ấy xuất ra từ nơi mắt và như thế, người nầy được siêu thoát về cõi trời—When all other parts of the body have turned cold but the eyes and forehead remain warm, then the spirit of the person who has just died left the body through the eyes. In this case, the person will be born in Heaven.

b) Người nào khi sắp lâm chung sẽ sanh lên cõi Trời thì có những dấu hiệu sau đây—When nearing death, people who will be born in Heaven will exhibit the following signs and characteristics:

· Sanh lòng thương xót người khác: Having compassion for others.

· Phát khởi tâm lành: Give rise to a whole some mind.

· Lòng thường vui vẻ: Often happy and contented.

· Chánh niệm hiện ra: Proper thoughts are apparent.

· Đối với tiền của, vợ con, không còn tham luyến: No longer having greed and attachment for money, possessions, spouse, children, etc.

· Đôi mắt có vẻ sáng sạch: The eyes are clear and shiny.

· Ngước mắt nhìn lên không trung mỉm cười, hoặc tai nghe tiếng thiên nhạc, mắt trong thấy tiên đồng: Eyes staring into space, smiling, ears hearing heavenly music or eyes seeing heavenly landscape.

· Thân không hôi hám: Body does not emit odor.

· Sống mũi ngay thẳng, không xiên xẹo: Nose bridge remains straight without crookedness.

· Lòng không giận dữ: Mind does not exhibit hate and resentment.

3) Ngực sanh lại cõi người—Chest born in the Human Realm:

a) Khi các phần thân thể đều lạnh hết, nhưng nơi tim và ngực là chỗ nóng tối hậu thì thần thức của người chết đó sẽ được sanh trở lại cõi người—When other parts of the body have turned cold, but the chest and heart remain as the last ‘warm spot,’ the spirit of that dead person will return to the human realm.

b) Người nào khi lâm chung sẽ đáo sanh trở lại cõi người thì có những dấu hiệu sau đây—When nearing death, those who will be reborn to the human realm will exhibit the following signs and characteristics:

· Thân không bệnh nặng: Body is not burdened with major illnesses.

· Khởi niệm lành, sanh lòng hòa diệu, tâm vui vẻ, vô tư, ưa việc phước đức: Give rise to good and wholesome thoughts, have peace and happiness, enjoy practicing meritorious and virtuous deeds.

· Ít sự nói phô truơng, nghĩ đến cha mẹ, vợ con: There is little boasting, thinking of mother, father, spouse, and children.

· Đối với các việc lành hay dữ, tâm phân biệt rõ ràng không lầm lẫn: With regard to good and evil, their minds are capable of discriminating clearly.

· Sanh lòng tịnh tín, thỉnh Tam Bảo đến đối diện quy-y: Give rise to pure faith, requesting the Triple Jewels to be present to take refuge.

· Con trai, con gái đều đem lòng thương mến và gần gũi xem như việc thường: Sons and daughters are near and adore them just as before without showing indifference.

· Tai muốn nghe tên họ của anh chị em và bạn bè: Ears are fond of hearing the names of brothers, sisters, and friends.

· Tâm chánh trực không dua nịnh: Remaining dignified and having integrity instead of being petty and sycophant.

· Rõ biết bạn bè giúp đỡ mình, khi thấy bà con đến săn sóc thời sanh lòng vui mừng: Clearly recognize helping friends, when seeing family members take care of them, they are happy and contented.

· Dặn dò, phó thác lại các công việc cho thân quyến rồi từ biệt mà đi: Advise and give responsibilities to loved ones before making the last goodbye.

4) Bụng sanh loài ngạ quỷ—Stomach born in the realm of hungry ghosts: Nếu bụng là chỗ nóng sau cùng thì thần thức của người chết đó sẽ bị đọa vào trong loài ngạ quỷ—If the stomach is the last warm spot, then the spirit of the dead person will be condemned to the realm of hungry ghosts.

5) Đầu gối sanh loài súc sanh—Knee born in the animal realm: Nếu đầu gối là chỗ nóng sau cùng thì thần thức của người chết đó sẽ bị đọa vào loài bàng sanh (súc sanh)—The the knee is the last warm spot, then the spirit of the dead will be condemned to the animal realm.

6) Nơi lòng bàn chân đọa vào địa ngục—The sole of the feet born in the hells: Nếu lòng bàn chân là điểm nóng sau cùng thì thần thức của người chết sẽ bị đọa vào địa ngục—If the last warm spot is at the sole of the feet when the entire body has turned cold, then, undoubtedly, the spirit of the dead person will be condemned into hells.

Sát Can: Yasti (skt)—Sát Trụ—Kim Sát—Biết Sát—Cây cột cờ của tự viện, dựng trên đỉnh tháp, bên trên có gắn bảo châu hay hỏa châu mạ vàng, một biểu tượng của Đạo Phật—The flagpole of a monastery, surmounted by a gilt ball or pearl, symbolical of Buddhism; inferentially a monastery with its land.

Sát Cánh: To be side by side (elbow to elbow).

Sát Đất: Close to the ground.

Sát Đế Lợi,剎帝利, Một trong bốn giai cấp chính ở Ấn Độ—One of the four Indian castes

1) Ở Ấn Độ, Sát Đế Lợi là giai cấp thứ nhì, dòng dõi chiến đấu hay giai cấp cai trị trong thời Phật còn tại thế—In India, it is the second or warrior and ruling caste in India during Sakyamuni’s time.

2) Hoa ngữ dịch là giai cấp địa chủ và Vương chủng, giai cấp mà từ đó Đức Phật được sanh ra: Chinese render it as landowners and royal caste, the caste from which the Buddha came forth.

3) Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân từ giai cấp nầy—Sakyamuni Buddha belonged to this caste (came from this caste).

Sát Thổ,刹土, Ksetra (skt)

1) Đất đai hay xứ sở: Land—Field—Country—Place.

2) Vũ trụ bao gồm Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới: A universe consisting of three thousand large chiliocosms (great cosmo).

3) Tháp cờ trong tự viện: Flagstaff on a pagoda or monastery.

Sát Giả,殺者, Kẻ sát nhân, một tên của ma quân—The murderer, a name for mar

Sát Hạch: to examine.

Sát Hải,刹海, Đất và biển—Land and sea

Sát Hại: To kill.

Sát Hãn,擦汗, Lau mồ hôi—To wipe off sweat

Sát Ma,刹摩, Ksema (skt)—Nơi cư ngụ—A residence, dwelling, abode, land, property

Sát Na,剎那, Ksana (skt)—Một khoảnh khắc được xem như một đơn vị đo lường thời gian—An instance as a measure of time

1) Khoảnh khắc của một khoảng thời gian rất ngắn, đối lại với kiếp là một khoảng thời gian dài: The shortest period or measure of time, a moment, an instant; in contrast with kalpa, the longest period of time.

2) 65 (có chỗ nói 60) sát na tương đương với một cái khảy móng tay—Sixty-five (some says 60) ksanas are said to pass the clicking of the fingers.

3) 90 sát na được coi như một niệm: 90 ksanas are equal to a thought.

4) Một sát na tương đương với một phần bảy mươi lăm giây, hay 4.500 sát na tương đương với một phút—A ksana is equal to one seventy-fifth of a second, or 4,500 ksanas are equal to a minute.

Sát Na Sanh Diệt,刹那生滅, Chư pháp chuyển động liên tụ, trong khoảnh khắc một sát na có cả sinh và diệt—All things are in continuous flow, born and destroyed every instant

Sát Na Tam Thế,刹那三世, Ba thời khác nhau trong khoảnh khắc ba sát na, sát na quá khứ, sát na hiện tại và sát na vị lai—The moments past, present, future

Sát Na Vô Thường,刹那無常, Không có lúc nào được gọi là thường hằng, chỉ trong khoảnh khắc một sát na mà có đầy đủ bốn tướng sanh, trụ, dị , diệt—Not a moment is permanent, but passes through stages of birth, stay, change, death

Sát Nghĩa: Exact sense.

Sát Nghiệp,殺業, Một trong mười ác nghiệp, tức ác nghiệp giết hại các loài hữu tình khác—One of the ten kinds of evil karma, the karma resulting from kiling—See Thập Ác

Sát Nhau: Close together.

Sát Niệm: A thought (90 ksana equal one finger-snap, 90th of a thought equal 4.500th a minute).

Sát Niệm Sanh Diệt: All things are in continuous flow, born and destroyed every instant.

Sát Niệm Tam Thế: The moments, past, present and future.

Sát Niệm Vô Thường: Not a moment is permanent, but passes through the stages of birth, stay, change and death.

Sát Quỷ,殺鬼,

1) Loài quỷ giết hại chúng sanh (các chùa thường vẽ sát quỷ với hai tay ôm lấy bánh xe luân hồi): To slay demons; a ghost of the slain; a murderous demon.

2) Ám chỉ vô thường: A metaphor for impermanence.

Sát Sanh,殺生, See Sát Sinh

Sát Sanh,殺生, Panatipata (p)

(I) Nghĩa của sát sanh—The meanings of Panatipata:

1) Một trong mười ác nghiệp, giết hại mạng sống của loài hữu tình. Theo Đức Phật và Phật Pháp của Hòa Thượng Narada, sát sanh là cố ý giết chết một chúng sanh. Trong Phạn ngữ, “Panatipata,” pana có nghĩa là đời sống tâm vật lý của một chúng sanh. Xem thường đời sống, tiêu diệt, cắt đứt, ngăn chận sức tiến của năng lực một đời sống, không cho nó tiếp tục trôi chảy là panatipata. Pana còn có nghĩa là cái gì có hơi thở. Do đó tất cả những động vật, kể cả loài thú, đều được xem là pana—One of the ten kinds of evil karma, to kill living beings, to take life, kill the living, or any conscious being. According to The Buddha and His Teaching, written by Most Venerable Narada, killing means the intentional destruction of any living being. The Pali term pana strictly means the psycho-physical life pertaining to one’s particular existence. The wanton destruction of this life-force, without allowing it to run its due course, is panatipata. Pana also means that which breathes. Hence all animate beings, including animals, are regarded as pana.

2) Cây cỏ không được xem là “sinh vật” vì chúng không có phần tinh thần. Tuy nhiên, chư Tăng Ni cũng không được phép hủy hoại đời sống của cây cỏ. Giới nầy không áp dụng cho những cư sĩ tại gia—Plants are not considered as “living beings” as they possess no mind. Monks and nuns, however, are forbidden to destroy even plant life. This rule, it may be mentioned, does not apply to lay-followers.

3) Theo giáo thuyết nhà Phật thì giết người là phạm trọng giới, giết bất cứ loài sinh vật nào cũng đều phạm khinh giới. Tự vẩn cũng đưa đến những hình phạt nặng nề trong kiếp lai sanh—According to the Buddhist laws, the taking of human life offends against the major commands, of animal life against the less stringent commands. Suicide also leads to severe penalties in the next lives.

(II) Năm điều kiện cần thiết để thành lập một nghiệp sát sanh—Five conditions that are necessary to complete the evil of killing:

1) Có một chúng sanh: A living being.

2) Biết rằng đó là một chúng sanh: Knowledge that it is a living being.

3) Ý muốn giết: Intention of killing.

4) Cố gắng để giết: Effort to kill.

5) Giết chết: Consequent death.

(III) Hậu quả hay quả báo của sát sanh: Nghiệp dữ gây ra do hành động sát sanh nặng hay nhẹ tùy sự quan trọng của chúng sanh bị giết—The consequences of killing. The gravity of the evil deed of killing depends on the goodness and the magnitude of the being concerned.

1) Giết một bậc vĩ nhân hiền đức hay một con thú to lớn tạo nghiệp nặng hơn là giết một tên sát nhân hung dữ hay một sinh vật bé nhỏ, vì sự cố gắng để thực hiện hành động sát sanh và tai hại gây ra quan trọng hơn: The killing of a virtuous person or a big animal is regarded as more heinous than the killing of a vicious person or a small animal, because a greater effort is needed to commit the evil and the loss involved is considerably great.

2) Quả dữ của nghiệp sát sanh bao gồm—The evil effetcs of killing include:

a) Yểu mạng: Brevity of life.

b) Bệnh hoạn: Ill-health.

c) Buồn rầu khổ nạn vì chia ly: Constant grief due to the separation from the loved one.

d) Luôn luôn lo sợ: Constant fear.

(IV) Những lời Phật dạy về “Sát Sanh” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Killing” in the Dharmapada Sutra:

1) Ai ai cũng sợ gươm đao, ai ai cũng sợ sự chết; vậy nên lấy lòng mình suy lòng người, chớ giết chớ bảo giết—All tremble at sword and rod, all fear death; comparing others with onerself, one should neither kill nor cause to kill (Dharmapada 129).

2) Ai ai cũng sợ gươm đao, ai ai cũng thích được sống còn; vậy nên lấy lòng mình suy lòng người, chớ giết chớ bảo giết—All tremble at sword and rod, all love life; comparing others with oneself; one should not kill nor cause to kill (Dharmapada 130).

3) Nếu lấy đao gậy hại người toàn thiện toàn nhân, lập tức kẻ kia phải thọ lấy đau khổ trong mười điều—He who takes the rod and harms a harmless person, will soon come to one of these ten stages (Dharmapada 137):

a) Thống khổ về tiền tài bị tiêu mất, thân thể bị bại hoại, hoặc bị trọng bịnh bức bách—He will be subject to cruel suffering of infirmity, bodily injury, or serious sickness (Dharmapada 138).

b) Hoặc bị tán tâm loạn ý, hoặc bị vua quan áp bách, hoặc bị vu trọng tội, hoặc bị quyến thuộc ly tán—Or loss of mind, or oppression by the king, or heavy accusation, or loss of family members or relatives (Dharmapada (139)

c) Hoặc bị tài sản tan nát, hoặc phòng ốc nhà cửa bị giặc thiêu đốt, và sau khi chết bị đọa vào địa ngục—Or destruction of wealth, or lightening fire fire burn his house, and after death will go to the hell (Dharmapada 140).

Sát Tặc,殺賊, Ksinasrava (skt)—Người tiêu diệt những tên đạo tặc (của chúng sanh), người chế ngự dục vọng, hay bậc A La Hán—Thief-destroyer, i.e. conqueror of the passions, an arhat

Sát Trần,刹塵, Vô số những hạt bụi nhỏ hay vô số quốc độ—Lands, countless as the dust

Sạt Nghiệp: To ruin oneself.

Hậu Hậu,後後, After—Behind


Sau Khi Chết: After death—Theo Phật giáo, chết không phải là hết. Sau khi chết chỉ có thân xác ngừng hoạt động, còn thần thức, có người gọi là linh hồn, chuyển theo nghiệp lành hoặc nghiệp dữ mà đầu thai vào nơi thiện hoặc nơi ác, phát khởi sự tái sinh gọi là luân hồi. Thông hiểu giáo lý đạo Phật giúp cho Phật tử sắp mãn phần được bình thản, không loạn động, vững tâm tin tưởng nơi tương lai của chính mình, chỉ nương theo nghiệp đã tạo mà đi, không sợ hãi; ngược lại, người Phật tử trước khi mãn phần có thể bình tĩnh tin tưởng trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời rằng sống thế nào thì chết như thế ấy. Trong thực tế, có rất nhiều Phật tử hay không Phật tử, không hiểu giáo lý nhà Phật lại cho rằng chết là hết, suy nghĩ về cái chết làm gì cho mệt, hãy sống cho hiện tại. Đây là lối sống của những người không biết sống đúng theo hạnh phúc an vui mà Phật đã dạy. Họ không hiểu mối tương quan nhân quả giữa các thế hệ, giữa các cuộc sống tiếp nối nhau. Khi họ còn trẻ, còn mạnh, họ có thể lướt qua được những cơn đau ốm, đến khi già yếu tiền bạc hao mòn, thân thích xa rời, sự sợ hãi, nỗi âu sầu, cảnh buồn bã, lòng luyến tiếc đối với họ quá mạnh, sự xúc động trước cảnh tử biệt, làm cho họ hối hận nhưng không còn kịp nữa. Người Phật tử phải luôn nhớ câu ngạn ngữ “Phải đào giếng trước khi khát nước” để khỏi mang tâm trạng hối hận thì đã muộn—According to Buddhism, death is not end. After death, the heart ceases to beat, only consciousness generally identified as the soul follows its course determined by the dead’s karmic forces to enter the embryo to be reborn. Such a process is called reincarnation. If we understand the Buddha’s Teachings, before parting, we can remain as calm as possible; we will not fear, knowing that our next rebirth is dedicated by our own karma, not by any external power. They will have a strong faith on “the way you live is exactly the way you die.” In reality, there are so many Buddhists and non-Buddhists who do not thoroughly understand the Buddha’s Teachings. For them, death is the end; thinking of death only makes them tired. They just live for the present. This is the way of living for those who do not know how to live a happy and joyful life in accordance with the Buddha’s Teachings. They do not understand the relationship between cause and effect, linking generations to generations or successive lives. When they are young and strong, they feel comfortable with everything, but when they become sick, or aged, isolated from kinfolk or short of money, they will be agitated, but it is too late for them to regret. Buddhists should always remember the old proverb “You need to dig the well before you are thirsty” to prevent the feeling of late regret.

Sau Một Khắc Ngộ Đạo: After a glympse of enlighenment.

Sáu Cách Phung Phí Tài Sản: Six ways of wasting one’s property—Theo Kinh Thi Ca La Việt, có sáu cách phung phí tài sản—According to the Sigalaka Sutra, there are six ways of wasting one’s property.

1) Đam mê các loại rượu: Addiction to strong drinks and sloth-producing drugs is one way of wasting one’s substance.

2) Du hành đường phố phi thời: Haunting the streets at unfitting time.

3) La cà đình đám hý viện: Attending fairs.

4) Đam mê cờ bạc: Being addicted to gambling.

5) Giao du ác hữu: Keeping bad company.

6) Quen thói lười biếng: Habitual idleness.

Sáu Căn Nhân: The six chief causes—See Lục Căn Nhân.

Sáu Cung Kính Pháp: Garava (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu pháp cung kính—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six kinds of respect:

1) Ở đây vị Tỳ Kheo sống cung kính, tùy thuận bậc ĐẠO SƯ—Here a monk behaves respectfully and courteously towards the TEACHER.

2) Ở đây vị Tỳ Kheo sống cung kính, tùy thuận PHÁP—Here a monk behaves respectfully and courteously towards the DHAMMA.

3) Ở đây vị Tỳ Kheo sống cung kính, tùy thuận TĂNG—Here a monk behaves respectfully and courteously towards the SANGHA.

4) Ở đây vị Tỳ Kheo cung kính, tùy thuận HỌC PHÁP—Here a monk behaves respectfully and courteously towards the TRAINING.

5) Ở đây vị Tỳ Kheo sống cung kính, không tùy thuận BẤT PHÓNG DẬT—Here a monk behaves respectfully and in respect with EARNESTNESS.

6) Ở đây vị Tỳ Kheo sống cung kính, tùy thuận LỄ PHÉP XÃ GIAO—Here a monk behaves respectfully and in respect of HOSPITALITY.

Lục Độ,六度, Six paths—See Lục Đạo

Sáu Hòa Kính Pháp: Six things conducive to communal living—See Lục Hòa.

Sáu Không Cung Kính Pháp: Agarava (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu không cung kính pháp—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six kinds of

Âm lịch

Ảnh đẹp