42. HEN SUYỄN
a. Kiến thức chung
Nguyên nhân của bệnh được xem là phức tạp, khó xác định, và thậm chí
cũng không có phương thuốc điều trị nào có thể giúp bạn khỏi bệnh ngay.
Chỉ có những biện pháp giúp bạn dễ chịu hơn nếu bạn rủi ro mắc phải căn
bệnh kinh niên này.
Người bệnh thường có những cơn khó thở, có khi ngay cả trong khi ngủ.
Trong những cơn khó thở ấy, hơi thở nghe phát ra tiếng khò khè hoặc như
tiếng gió rít. Trạng thái của người bệnh giống hệt như khi lặn sâu dưới
nước và bị ngạt hơi.
Một số các điều kiện có thể làm cho người bệnh gia tăng mức độ những cơn
khó thở. Chúng ta cần biết để tránh né, ngăn ngừa:
– Cảm lạnh hoặc cảm cúm.
– Căng thẳng hoặc xúc động mạnh.
– Không khí lạnh hoặc quá khô.
– Luyện tập hoặc làm việc quá sức.
– Phấn hoa trong không khí.
– Một số loại nước hoa, hương thơm.
– Lông tơ thú vật, bụi, nấm mốc.
– Muối kim loại (nhất là platinum, crôm, ni-ken...).
– Mạt cưa (bột gỗ mịn tạo ra khi cưa gỗ).
– Các loại thức uống có cồn (rượu, bia...).
– Các loại bột, cà-phê, trà...
– Monosodium glutamate.
– Một số chất phụ gia dùng trong chế biến thực phẩm.
– Các loại enzyme dùng trong bột giặt.
– Một số hóa chất được dùng trong các dung môi, sơn, nhựa dẻo...
– Trong một số trường hợp, một loại kem đánh răng nào đó cũng có thể là
nguyên nhân gây ra một cơn khó thở...
b. Những điều nên làm
– Người bệnh không nên quá lo sợ về những cơn khó thở của mình. Điều lẩn
quẩn ở đây là những cơn khó thở thật khó chịu đựng, và chúng gây ra nổi
kinh hoàng cho người bệnh, và tâm lý lo sợ, căng thẳng của người bệnh
lại là nguyên nhân dễ dàng đưa đến một cơn khó thở khác. Vì thế, cần
trấn an và giải thích cho người bệnh hiểu điều này.
– Những lúc cảm thấy lo lắng thái quá, nên ngồi xuống và uống một ly
nước lọc, giữ cho bình tĩnh lại.
– Luyện tập hơi thở: Ngồi với tư thế thật thoải mái và hít hơi thật dài.
Đặt bàn tay úp vào ngực, phía trên bụng một chút, và ép hơi mạnh vào.
Cùng lúc, thở ra thật chậm trong khi hai môi mím chặt lại để “ngăn cản”
luồng khí ra. Làm như vậy chừng ba lần. Lập lại nhiều lần trong ngày.
Với sự kiên nhẫn, lồng ngực của bạn se dần dần có sức thở mạnh hơn.
– Giữ sạch môi trường sống quanh nhà và trong nhà. Lau chùi sạch sẽ
không để bụi đóng trên đồ vật, nhất là không để các vật dụng bằng gỗ
sinh ẩm mốc. Nếu loại sơn tường bạn đang dùng gay khó chịu cho người
bệnh, cách tốt nhất là nên phủ lên một lớp sơn khác.
– Tránh thói quen thở bằng miệng mỗi khi bắt đầu cảm thấy khó thở. Có
thể lần đầu thở bằng miệng bạn cảm thấy dễ chịu hơn đôi chút, nhưng thói
quen đó dẫn đến nhiều tai hại về sau. Cố gắng duy trì thở bằng mũi.
Không khí đi qua mũi vào phổi được làm ấm hơn, tăng độ ẩm, lọc sạch, và
ngăn không cho phát sinh những cơn khó thở.
– Tập thể dục đều đặn. Rất nhiều người mắc bệnh suyễn không dám tập thể
dục, chỉ đơn giản là vì có lần họ phải chịu đựng một cơn khó thở khủng
khiếp ngay sau khi tập thể dục. Đó là sự thật. Tuy nhiên, việc tập thể
dục giúp ích nhiều trong việc hoàn thien sức khỏe, giúp giảm nhẹ những
cơn khó thở. Chỉ có điều là bạn phải biết chọn những bài tập thích hợp
hơn và điều chỉnh phương pháp tập luyện đôi chút. Không bắt đầu tập ngay
những động tác phải dùng sức nhiều, mà phải dành thời gian “khởi động”
lâu hơn, từ 10 đến 15 phút với những động tác nhẹ nhàng, rồi sau đó mới
đi vào phần tập luyện chính thức.