18/08/2011 21:27 (GMT+7)
Số lượt xem: 116073
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

28. RỐI LOẠN ĐỘ ĐƯỜNG TRONG MÁU

a. Kiến thức chung

Rối loạn độ đường trong máu có nghĩa là lượng đường trong máu, hay glucose, không giữ ở mức bình thường mà lên cao hơn hoặc xuống thấp. Hiện tượng này có khi chỉ gây khó chịu đôi chút cho một số người, nhưng lại có thể là vô cùng nghiêm trọng ở một số người khác.

Cảm giác chóng mặt, run rẩy là triệu chứng giảm thấp glucose trong máu, được gọi với tên là hypoglycemia, có thể phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Một số nguyên nhân rất nghiêm trọng, và một số nguyên nhân khác không quan trọng lắm. Tuy nhiên, hypoglycemia thường gây khó chịu, và đôi khi cũng rất nguy hiểm.

Ngược lại với triệu chứng này là hyperglycemia, tức là khi mà glucose trong máu quá cao, hay nói khác đi là có quá nhiều đường trong máu.

Bởi vì nguồn năng lượng duy nhất cung ứng cho bộ não là glucose, nên sự thiếu hụt glucose nghiêm trọng có thể rất nguy hiểm. Và nếu tiếp tục kéo dài có thể dẫn đến tử vong.

Tuy nhiên, điều rất may mắn là hầu hết mọi người chỉ cần một số hiểu biết đúng đắn là sẽ có thể kiểm soát được nồng độ glucose trong máu của mình một cách tự nhiên. Chỉ cần một vài thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống và thói quen mà thôi.

Tùy theo nguyên nhân, các rối loạn glucose được chia ra nhiều loại khác nhau.

Sau khi chúng ta ăn vào, một cơ thể khỏe mạnh bình thường sẽ tiết ra một lượng insulin để giúp hấp thụ glucose vào các cơ bắp. Có một số người bị bệnh tiểu đường cần phải sử dụng lượng insulin từ bên ngoài đưa vào. Khi lượng insulin được đưa vào quá nhiều, lượng glucose trong máu sẽ giảm xuống rất thấp, và các dấu hiệu của hypoglycema xuất hiện.

Với những bệnh nhân tiểu đường loại này, đôi khi triệu chứng hypoglycemia cũng xuất hiện do ăn quá ít thức ăn, hoặc do sự luyện tập quá căng thẳng, làm cho mức cân bằng giữa glucose và insulin bị rối loạn. Bệnh nhân tiểu đường loại này vì thế nên tiếp xúc với một nhóm các chuyên gia y tế để học biết cách phòng ngừa hypoglycema. Bệnh nhân cần phải biết về một số thuốc, cũng như các loại rượu bia, có thể thúc đẩy khả năng phát triển hypoglycema hoặc làm giảm mất khả năng phát hiện các dấu hiệu của hypoglycema.

Một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến cách hấp thụ insulin của cơ thể. Ví dụ như, nếu bạn phải sử dụng insulin từ ngoài đưa vào cơ thể trong thời gian càng lâu dài, thì khả năng phát triển hypoglycema càng cao hơn. Các chuyên gia y tế thích hợp sẽ giúp bạn biết cách loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự hấp thụ insulin của cơ thể.

Trẻ con cũng có thể có những rối loạn do di truyền từ cha mẹ. Trong trường hợp này, người thầy thuốc có thể loại bỏ trước được các yếu tố sẽ dẫn đến hypoglycema.

Một số người phát sinh triệu chứng của hypoglycema sau khi ăn quá no. Hình thức này được gọi là reactive hypoglycema. Với những bệnh nhân loại này, thường sẽ có quá nhiều insulin được tạo ra trong cơ thể sau khi ăn quá nhiều. Vì thế, lượng glucose trong máu khi ấy sẽ giảm xuống thấp hơn nhiều so với mức độ thông thường, gây ra hypoglycema. Điều này có thể khắc phục bằng cách chia ra nhiều bữa ăn trong ngày, ăn nhiều lần và mỗi lần không ăn quá nhiều.

Một số bệnh nhân khác cũng có hiện tượng phát triển bệnh tương tự như vậy, nghĩa là sau khi ăn. Nhưng nguyên nhân là do họ đã qua phẫu thuật cắt bỏ một phần bao tử. Bởi vì bao tử họ không còn nguyên vẹn, nên tiến trình chuyển hóa thức ăn qua bao tử đến ruột non xảy ra nhanh hơn bình thường, khiến cho máu hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn quá nhanh. Khi đó, lượng đường trong máu tăng lên rất nhanh. Tiếp theo đó là sự gia tăng lượng insulin, và dẫn đến giảm đột ngột glucose trong máu. Với bệnh nhân loại này, biện pháp cần áp dụng vẫn là ăn nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ăn quá nhiều trong một bữa.

Một số các nguyên nhân khác nữa cũng dẫn đến hypoglycema. Các nguyên nhân này thường được xem là nghiêm trọng hơn:

_ Tuyến thượng thận không bình thường.

_ Nghiện rượu.

_ Thương tổn nặng nề ở gan

_ Các khối u đặc biệt

_ Nhịn ăn quá lâu

Việc xác định đúng nguyên nhân dẫn đến hypoglycema là một yếu tố rất quan trọng trong điều trị cũng như có được những giải pháp thích hợp trong việc điều chỉnh môi trường sống và các chế độ sinh hoạt.

Một thức ăn đơn giản

Một nghiên cứu gần đây được tường thuật trên tờ The American Journal of Clinical Nutrition cho thấy tác động của bột bắp xay nhuyễn trong một số trường hợp hypoglycema. Các bệnh nhân có phản ứng tích cực với loại thức ăn đơn giản này là những người thường xảy ra triệu chứng hypoglycema chừng vài giờ sau khi ăn xong, cũng như một số trường hợp trẻ em có rối loạn do di truyền. Cơ chế tác động của loại thức ăn này là duy trì mức glucose trong máu ở nồng độ bình thường, bởi vì chúng thuộc dạng tinh bột hấp thụ chậm. Các nhà nghiên cứu đạt kết quả tốt nhất khi trộn lẫn bột bắp với một dung dịch soda không có đường. Trong khi đó, bột bắp mang nấu chín dường như không có tác dụng.

Các triệu chứng để nhận biết hypoglycema

Bạn có thể có một số trong những triệu chứng sau đây:

_ Cảm giác run rẩy, bồn chồn lo lắng, có thể thấy đói nhiều.

_ Cảm giác run rẩy bùng phát mạnh và mồ hôi toát ra nhiều trong khi cơ thể lạnh.

_ Tim đập rất nhanh hoặc dồn dập từng chặp không đều.

_ Mệt lả người hoặc choáng váng, xây xẩm.

_ Cảm thấy khó chịu, bực dọc, không thể tập trung tư tưởng.

_ Cơn đau đầu không rõ nguyên nhân.

_ Bàn tay, bàn chân hay phần đầu bỗng run lên từng hồi không thể tự kiềm chế được.

_ Đột nhiên giảm thị lực, không thể nhìn mọi vật một cách rõ ràng.

_ Đầu óc bỗng nhiên cảm thấy lẫn lộn, hoặc có những hành vi, cử chỉ khác lạ.

_ Nếu hypoglycema xảy ra vào ban đêm, có thể sẽ thấy ác mộng, hoặc cảm thấy bồn chồn khó ngủ, tim đập mạnh một cách nặng nề và thức dậy với cơn đau đầu.

_ Khi bệnh phát triển lâu ngày, có thể dẫn đến bất tỉnh.

Nếu không được điều trị, hypoglycema có thể dẫn đến những trường hợp nguy kịch hơn như tai biến mạch máu, hôn mê hoặc thậm chí tử vong.

b. Những điều nên làm

– Mặc dù việc điều trị hypoglycema chủ yếu là bằng vào điều chỉnh chế độ ăn uống và các thói quen sinh hoạt của cá nhân, nhưng người bệnh không thể tự quyết định mà nhất thiết phải có sự hướng dẫn và theo dõi sát của bác sĩ chuyên khoa.

– Điều trị hypoglycema cần sự nỗ lực của gia đình và bản thân, tuân thủ đúng những yêu cầu mà bác sĩ điều trị đặt ra.

– Nên chú ý đến các biện pháp tăng đường máu cấp thời khi xảy ra hypoglycema. Thường thì bác sĩ điều trị sẽ hướng dẫn bệnh nhân rất kỹ về điều này. Tuy nhiên, trong những trường hợp bất ngờ, có thể cho bệnh nhân dùng ngay một trong những thứ sau đây:

_ Viên uống glucose hay dextrose

_ Nước ngọt không có ga

_ Váng sữa

_ Mật ong hay đường

_ Nước ép trái cây, như cam, táo...


Âm lịch

Ảnh đẹp