18/08/2011 21:27 (GMT+7)
Số lượt xem: 113459
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

26. NHIỄM TRÙNG

a. Kiến thức chung

Nhiễm trung là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập và gây ra những phản ứng bất lợi cho cơ thể. Vi khuẩn có rất nhiều cách để xâm nhập vào cơ thể như qua đường hô hấp, ăn uống, hoạt động tình dục, thậm chí các can thiệp y khoa như chích thuốc, phẫu thuật nếu có sơ sót trong việc xử lý tiệt trùng các dụng cụ cũng dẫn đến nhiễm trùng. Tuy nhiên, con đường gây nhiễm trùng thông thường nhất là qua các vết thương ngoài da.

Thực ra, các loại vi khuẩn gây bệnh hiện diện quanh ta trong bất cứ môi trường thông thường nào. Nhưng trong điều kiện bình thường, khỏe mạnh, cơ thể chúng ta có một đội quân hùng hậu chống lại sự xâm nhập của bất kỳ loại vi khuẩn gây hại nào, đó là he thống miễn nhiễm của cơ thể. Cơ thể thường nhiễm trùng trong trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào mạnh hơn khả năng phòng chống của cơ thể.

Để đảm bảo chống lại nhiễm trùng, chúng ta cần có những can thiệp thích hợp giúp cơ thể thực hiện tốt khả năng đề kháng.

Càng lớn tuổi, hệ thống miễn nhiễm của cơ thể càng yếu dần đi, nên người già thường dễ nhiễm trùng hơn người còn trẻ.

Nếu bạn là phụ nữ sử dụng mỹ phẩm, nên biết rằng đây cung là một nguồn gây nhiễm trùng cho da bạn, và đặc biệt nguy hiểm khi chúng gây nhiễm trùng vào mắt. Các loại mỹ phẩm có thể đã nhiễm trùng trong quy trình chế tạo, vì một số nhà sản xuất không đảm bảo các điều kiện tiệt trùng. Tuy nhiên, ngay cả với các hiệu mỹ phẩm danh tiếng có quy trình sản xuất hoàn toàn đáng tin cậy, bạn vẫn có khả năng nhiễm trùng từ mỹ phẩm, vì việc nhiễm trùng có thể xảy ra trong thời gian bạn sử dụng chung.

b. Những điều nên làm

– Giữ vệ sinh môi trường là một trong các biện pháp tích cực để giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng. Môi trường sống dơ bẩn, ẩm ướt, không thoáng khí là những điều kiện lý tưởng để các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở.

– Ăn chín, uống chín giúp đảm bảo ngăn chặn các bệnh xâm nhập qua đường tiêu hóa, vì hầu hết các loại vi khuẩn khi đun sôi đều bị giết chết.

– Xử lý kỹ các vết thương ngoài da, ngay cả với các vết trầy xước nhỏ.

– Rửa sạch vết thương bằng nước đun sôi để nguội hoặc với dung dịch sát trùng nào có sẵn. Với các vết thương sâu càng phải chú ý rửa kỹ. Thường thì các vết thương này gây đau đớn nhiều cho nạn nhân, nên người chăm sóc ngại kéo dài thời gian làm sạch, và chính vì thế mà làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

– Nếu vết thương tiếp tục ra máu, dùng vải sạch hoặc gạc đắp lên và ép chặt vào để cầm máu. Giữ yên một lúc lâu cho đến khi máu ngừng chảy hẳn, sau đó băng vết thương lại để tránh bụi bẩn vào. Lúc này chỉ băng vừa để làm kín vết thương, không nên siết chặt lắm.

– Trong bất cứ trường hợp nào, nếu vết thương sau đó có những dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, đau nhức, cần đến bác sĩ ngay.

– Cần chú ý tiêm phòng trước các bệnh thông thường do nhiễm trùng gây ra khi có thể, nhất là bệnh uốn ván.

– Khi sử dụng mỹ phẩm, phải hết sức cẩn thận. Đối vơi các loại mỹ phẩm mới mua về, bạn nên dùng thử, nghĩa là bôi chúng lên da chỉ một vùng nhỏ để xem phản ứng. Nếu có bất cứ dấu hiệu lạ nào, phải bỏ ngay không dùng loại mỹ phẩm đó. Sau khi đã mở nắp để dùng, phải đậy kỹ lại ngay và cất giữ ở nơi an toàn, sạch sẽ, thoáng khí. Tuyệt đối không dùng chung mỹ phẩm với bất cứ ai khác, vì bạn sẽ có nguy cơ không đảm bảo được sự an toàn cho làn da của mình. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy mỹ phẩm trở sang màu khác hoặc có mùi khác lạ, phải bỏ ngay. Không cho thêm nước vào mỹ phẩm khi thấy quá khô, vì đó là dấu hiệu bạn nên vất đi và chọn mua một loại mỹ phẩm khác. Tuy nhiên, hạn chế tối đa số lan sử dụng mỹ phẩm vẫn là biện pháp an toàn nhất.


Âm lịch

Ảnh đẹp