18/08/2011 21:27 (GMT+7)
Số lượt xem: 113447
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

21. GIẢM ĐAU

a. Kiến thức chung

Giảm đau là một nhu cầu gần như bất cứ ai trong chúng ta cũng đều đã có khi cần đến. Và chúng ta vẫn sẽ tiếp tục cần đến trong cuộc sống với mức độ gần như là thường xuyên. Một vết cắt nhỏ ở tay khi bạn làm bếp, cho đến cơn đau đầu khi đi làm về một buổi trưa nắng gắt. Gần như cơ thể chúng ta rất thường xuyên phải chịu đựng một trong những nguyên nhân gây đau nhức khó chịu nào đó, và làm giảm bớt cảm giác đau đớn là điều mà ai cũng mong muốn cả.

Một vài loại thuốc giảm đau thông thường đã đi vào lịch sử nhân loại, và ai ai cũng biết, cũng dùng đến chúng, như aspirin chẳng hạn. Một vài loại khác, có thể mang lại hiệu quả giảm đau nhưng không phải ai cũng biết, như cà phê chẳng hạn. Lại có những phương thuốc giảm đau dùng cây cỏ, thực vật, đôi khi cũng giúp mang lại hiệu quả bất ngờ. Nếu bạn muốn thử nghiệm, khi nào có một vết đau nhức trên da, hãy thử đâm nát một củ tỏi và đắp lên đó xem sao.

Thực ra, mặc dù chúng ta không ai thích cảm giác đau nhức khó chịu cả, nhưng đó lại là cảm giác rất có ích cho sự an toàn của chúng ta. Vì thế, trong một chừng mực nào đó, chúng ta phải vui lòng chấp nhận. Thử tưởng tượng bạn bị một vết cắt vào chân, rồi chẳng có cảm giác đau đớn nào cả. Điều gì sẽ xảy ra với vết thương ấy? Bạn sẽ không thể biết được là máu đang chảy ra và cần có những chăm sóc thích hợp cho vết thương. Và hậu quả tất nhiên là sẽ nghiêm trọng hơn nhiều. Hoặc như cảm giác đau lưng của bạn chẳng hạn. Nó báo cho biết là sức chịu đựng của cơ thể bạn đang đến một giới hạn cần nghỉ ngơi. Tương tự, mỗi cơn đau trong cơ thể đeu có ý nghĩa quan trọng của một thông báo cảnh giác và yêu cầu bạn phải có những xử lý thích hợp, kịp thời.

Đau nhức trong cơ bắp có thể được giảm nhẹ bằng cách xoa bóp chỗ đau hoặc làm nóng lên. Như vậy, lượng máu của cơ thể đưa qua nơi đó sẽ gia tăng nhờ các mạch máu được giãn ra, làm cho cảm giác đau đớn được dịu đi. Nguyên tắc này cũng áp dụng có hiệu quả cho một số cơn đau đầu nữa.

Đau nhức ở các vết thương cần phải can thiệp bằng thuốc vào hệ thần kinh. Nhưng tạo một cảm giác dễ chịu nơi chỗ đau cũng giúp cơn đau giảm nhẹ phần nào. Có thể làm điều đó bằng cách đắp khăn lạnh chườm nước đá lên chỗ đau.

Đau trong bụng cũng có thể giảm bớt bằng cách tạo cảm giác dễ chịu ngoài bụng. Xoa bóp hoặc đắp khăn nóng lên bụng đều có thể làm người bệnh dễ chịu hơn.

Điều quan trọng nhất cần phải biết là, giảm đau không đồng nghĩa với giải quyết được vấn đề gây đau. Cơn đau bụng chỉ dứt khi xử lý xong nguyên nhân gây đau. Vết thương ngoài da cũng chỉ hết đau khi bạn bảo vệ tốt chống nhiễm trùng và giữ cho vết thương lành hẳn. Các biện pháp giảm đau chỉ nhằm giúp bạn dễ chịu hơn trong thời gian trị liệu mà thôi.

b. Những điều nên làm

– Khi dùng aspirin để giảm đau, không bao giờ dùng quá liều quy định. Tuân thủ đúng thời gian giữa hai liều thuốc, không vì nôn nóng muốn giảm đau mà liên tục uống thuốc. Không dung aspirin khi người bệnh trước kia hoặc hiện nay đang đau bao tử. Phụ nữ có thai tuyệt đối không dùng aspirin trong 3 tháng cuối vì có khả năng gây chảy máu bất thường cho người mẹ cũng như thai nhi. Chỉ dùng trong những trường hợp đặc biệt có chỉ định của bác sĩ. Người trẻ tuổi (dưới 20 tuổi) cũng nên hạn chế dùng aspirin vì có khả năng dẫn đến hội chứng Reye là một chứng bệnh rất nguy hiểm, có thể dẫn đến chết người. Trong điều kiện bình thường, không dùng aspirin liên tục quá 10 ngày. Trẻ con không dùng liên tục quá 5 ngày. Dùng aspirin khi có sốt cao thì không được kéo dài liên tục quá 3 ngày.

– Một số người có dị ứng khi dùng aspirin. Nên biết là một số loại thuốc khác cũng sẽ gây dị ứng tương tự vì chúng có thành phần tương tự như aspirin. Đó là carbaspirin calcium, magnesium salicylate, sodium salicylate và salicylate.

– Khi dùng aspirin mà có những phản ứng phụ như chóng mặt, ù tai, đau bụng, ói mửa hoặc khó thở, phải ngưng dùng thuốc ngay và đến khám bác sĩ.

– Nếu bạn không có tiền sử về các bệnh tim mạch, bạn có thể dùng kèm một lượng cà phê khi sử dụng aspirin. Nghiên cứu cho thấy cà phê hoạt động như một chất xúc tác, thúc đẩy tiến trình gây hiệu quả giảm đau của aspirin nhanh hơn, mạnh hơn và đồng thời cũng kéo dài thời gian tác động hơn. Tuy nhiên, vì cà phê có thể làm tim đập nhanh, nên không được dùng kèm như vậy nếu bạn có bệnh tim. Ngoài ra, nếu đang sử dụng một số loại thuốc khác thì việc sử dụng thêm cà phê cần có ý kiến của bác sĩ.

– Dùng một khăn lạnh đắp lên chỗ đau có thể giúp giảm đau. Có thể chườm thêm nước đá lên bên trên.

– Một điều rất dễ làm và hiệu quả đã được các nhà khoa học thừa nhận, nhưng chưa mấy ai biết áp dụng thường xuyên. Khi bạn đang đau nhức, nằm yên trong một căn phòng thật thoải mái và nghe nhạc. Có thể bất cứ loại nhạc nào bạn thích nhưng phải là những giai điệu êm nhẹ, dịu dàng. Nếu bạn đã quen nghe nhạc thính phòng thì đây là một lợi thế của bạn. Những khúc nhạc cổ điển lừng danh của Beethoven hay Mozart nhiều khi có hiệu quả giảm đau không thua các loại thuốc. Và đặc biệt là chúng không gây ra những phản ứng phụ.

– Với những vết thương gây đau nhức, có thể dùng một củ tỏi đâm nhỏ rồi đắp lên để giảm đau. Nhớ là phải sát trùng cẩn thận mọi thứ trước khi đặt vào vết thương.

– Những vết thương lớn trên da vừa mới bị, có thể dùng một muỗng đường đổ trực tiếp lên vết thương. Cách làm đơn giản này có tác dụng giúp vết thương mau lành và giảm khả năng nhiễm trùng. Tuy nhiên, không dùng đường đắp lên các vết thương cũ, đang trong thời gian sắp khỏi, vì ngược lại, đường sẽ làm cho vết thương kéo dài thời gian khỏi hẳn.

– Đừng bao giờ áp dụng bất cứ một phương thuốc “gia truyền” nào mà bạn chưa đủ tin cậy vào nó, nhất là phải kiểm tra độ an toàn về mặt vệ sinh. Nhiều phương “thuốc giấu” trong dân gian nhiều khi cũng rất hiệu quả, nhưng người sử dụng thường không lưu tâm đen yếu tố tiệt trùng. Một bệnh nhân dùng thuốc gia truyền đắp lên vết thương, và từ vết thương không quan trọng này vì thế đã dẫn đến nhiễm trùng uốn ván, một bệnh dễ dàng đưa tới tử vong.


Âm lịch

Ảnh đẹp