23.ĐAU KHỚP
a. Kiến thức chung
Đau khớp, còn gọi là viêm khớp, là chứng bệnh kinh hoàng ám ảnh đến hơn
80% người già ở độ tuổi từ 65 trở lên. Đây là từ chỉ chung cho khoảng
100 loại bệnh đã được nhận dạng khác nhau nhưng có đặc điểm chung là gây
đau nhức, làm cứng và sưng phồng nơi chỗ các khớp xương. Không riêng chỉ
người già, trẻ con cũng có thể mac phải nhiều chứng bệnh liên quan đến
đau khớp.
Khớp xương là chỗ tiếp nối của hai đầu xương, có cấu tạo bởi một chất
đệm bao gồm các màng bọc và chất lỏng đặc biệt làm giảm ma sát khi
chuyển động. Khi các màng bọc này bị xé rách vì một lý do nào đó, các
đầu xương cọ xát nhau làm người bệnh đau đớn. Bệnh có thể xuất hiện ở
bất cứ khớp xương nào, nhưng thường gặp nhất là ở các khớp ngón tay,
ngón chân, cột sống, và chiếm đa số nhat là ở các khớp xương chịu đựng
trọng lượng cơ thể, khớp gối và khớp xương hông.
Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh được thừa nhận là do tuổi già, nghĩa
là sự suy thoái, hư mòn trong tiến trình lão hóa. Tuy nhiên, người ta
cũng đã biết đến nhiều nguyên nhân khác như chấn thương, béo phì, hoặc
căng thẳng kéo dài tác động lên khớp xương. Một số nhà nghiên cứu còn
cho rằng trong một số trường hợp, đau khớp có nguồn gốc do di truyền.
Một so nhà nghiên cứu đã xác định được rằng một chế độ ăn uống đặc biệt
có thể giúp điều trị chứng đau khớp mãn tính, hay thấp khớp. Tuy nhiên,
vấn đề khó khăn ở đây là, khi bệnh nhân ăn uống theo cách bình thường
trở lại thì căn bệnh cũng tái phát như cũ.
Theo một tờ báo y học nổi tiếng ở London, tờ The Lancet, một cuộc nghiên
cứu gần đây cho thấy một chế độ ăn thích hợp có thể tác động tích cực
lâu dài đối với bệnh nhân thấp khớp.
Cac nhà nghiên cứu đã thực hiện trên hai nhóm bệnh nhân gồm 53 người.
Trong đó, 26 người giữ chế độ ăn thông thường và 27 người được áp dụng
một chế độ ăn đặc biệt kéo dài trong một năm.
Trong khoảng 2 tuần đầu, chế đo ăn này gồm có súp rau cải, củ tỏi, khoai
tây, rau mùi tây và nước ép từ cà rốt, củ cải đường với rau cần tây.
Giai đoạn tiếp theo kéo dài 3 đến 5 tháng, chế độ ăn được loại trừ tất
cả các nguồn đạm từ thịt động vật. Bệnh nhân không ăn thịt, cá, trứng,
các chế phẩm từ sữa bò, đường tinh chế, các loại trái cây họ cam quýt,
muối, gia vị mạnh, nước uống có cồn, trà, cà phê, và tất cả các thức ăn
chế biến từ lúa mỳ hay các loai ngũ cốc khác.
Sau đó, chế độ ăn được chuyển sang gốm rau cải và các loại chế phẩm từ
sữa trong suốt thời gian còn lại.
Theo các nhà nghiên cứu, chỉ sau 4 tuần tham gia cuộc thử nghiệm này,
các bệnh nhân với chế độ ăn đặc biệt đã có những dấu hiệu tiến triển rõ
rệt: các khớp xương bớt sưng, giảm độ cứng đơ và cử động được mạnh hơn.
Những tiến triển này sau đó duy trì và tiếp tục hoàn thiện hơn trong
suốt một năm sau đó. Những bệnh nhân này cũng giảm trọng lượng cơ thể
nhiều hơn là các bệnh nhân khác.
Kết quả nghiên cứu này cho phép kết luận rằng, một chế độ ăn thích hợp
có thể giúp ích cho người mang bệnh thấp khớp nhiều hơn là bạn tưởng.
Các loại vitamin và khoáng chất cũng chứng tỏ vai trò tích cực trong
việc làm giảm nhẹ chứng bệnh này, thay vì chỉ dùng thuốc giảm đau như
một giải pháp duy nhất.
Một cuộc nghiên cứu ở thành phố Boston, Hoa Kỳ, cho thấy những bệnh nhân
đau khớp dùng liều cao vitamin C giảm khả năng phát triển bệnh chỉ còn ⅓
lần so với các bệnh nhân khác. Vitamin C có tác dụng làm hồi phục các mô
tế bào nơi khớp xương bị bệnh và giúp bạn thấy dễ chịu hơn nơi chỗ các
khớp nối đó.
Vitamin E và beta-carotene cũng có tác động tích cực, nhưng không rõ nét
bằng vitamin C. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hàm
lượng vitamin E, beta-carotene và selenium thấp khiến bệnh nhân dễ phát
triển bệnh đến mức trầm trọng hơn.
Cả hai loại vitamin nói trên đều có thể dễ dàng đưa vào cơ thể qua việc
ăn nhiều trái cây và rau cải mỗi ngày.
Vitamin B9 (folic acid) với liều sử dụng mỗi ngày 6.400 microgam và
vitamin B12 (cobalamin) với liều 20 microgam đã chứng tỏ có tác dụng
tương đương với liều điều trị bằng aspirin và các loại thuốc giảm đau
khác. Khi dùng các loại vitamin này với liều điều trị, bạn cần hỏi qua ý
kiến bác sĩ.
Vitamin D giữ phần quan trọng trong việc hình thành một bộ xương khỏe
mạnh cho cơ thể. Bệnh nhân đau khớp dùng lượng vitamin D tăng gấp 2 lần
so với mức trung bình đã giảm khả năng phát triển bệnh chỉ còn bằng ⅓
lần so với các bệnh nhân khác. Vitamin D có thể có được trong cơ thể qua
việc tắm nắng buổi sáng hoặc dùng các thức ăn như trứng và sữa.
Thiếu sắt cũng là một triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân đau khớp. Và
thiếu sắt có thể dẫn đến nhiều biến chứng quan trọng hơn như thiếu máu.
Bạn có thể dễ dàng bổ sung lượng sắt vào cơ thể mà không cần phải lo sợ
về một sự dư thừa nào, bằng cách dùng các thức ăn giàu chất sắt như rau
dền, rau muống, củ dền đỏ... Nhưng nếu bạn muốn dùng loại thuốc viên
sắt, nhất thiết phải qua ý kiến bác sĩ, vì như thế đôi khi dẫn đến hiện
tượng thừa sắt, có thể gây hại nghiêm trọng cho gan.
Hoạt động cơ thể cũng là một yếu tố quan trọng có thể giúp giảm nhẹ tiến
triển của bệnh, và trong một số trường hợp có thể giúp bệnh nhân cảm
thấy khả quan hơn nhiều.
Đa số những người đau khớp thường cảm thấy rất khó khăn khi bước đi, vì
có thể kèm theo sự đau nhức do chuyển động của khớp. Tuy vậy, ngược lại
với sự suy luận của chúng ta, nghiên cứu đã cho thấy chính những cố gắng
bước đi sẽ giúp bệnh nhân thuyên giảm rất nhiều.
Nghiên cứu được tiến hành với 102 người tình nguyện, ở độ tuổi từ 40 trở
lên. Những bệnh nhân này được chia làm hai nhóm. Một nhóm được hướng dẫn
thực hiện một chương trình luyện tập bằng cách đi bộ hàng tuần, mỗi tuần
3 lần và mỗi lần 30 phút. Nhóm thứ hai là nhóm đối chứng, nghĩa là không
tham gia chương trình rèn luyện như nhóm thứ nhất.
Sau 8 tuần lễ thử nghiệm, các bệnh nhân tham gia thử nghiệm cho thấy
những kết quả rất tốt, giảm đau nhiều ở các khớp và có khả năng đi lại
tốt hơn. Không ai trong nhóm than phiền về tiến triển của bệnh. Ngược
lại, trong nhóm đối chứng không ai có dấu hiệu thuyên giảm nào cả.
Kết quả bất ngờ của cuộc nghiên cứu này là một khích lệ rất lớn cho sư
nỗ lực tự thân của bệnh nhân. Hầu hết những người tham gia sau đó đều
thấy sức khỏe tốt hơn nhiều và có khả năng đi bộ được xa hơn trước đây.
Tất nhiên, khó khăn nhất cho các bệnh nhân loại này chính là những bước
đi đầu tiên.
Một chứng bệnh tương tự
Các triệu chứng hoàn toàn tương tự nhưng có thể không phải là đau khớp.
Gần đây, tiến sĩ Stanley J.Naides của trường đại học Iowa tại thành phố
Iowa, Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc nghiên cứu kéo dài 2 năm và phát hiện
thấy loại vi-rút gây bệnh tương tự như bệnh đau khớp tên là parvovirus
B19 khá phổ biến ở con người, ước tính có chừng 40 đến 60 phần trăm số
người lớn có chất kháng thể chống vi-rút này.
Người bị nhiễm vi-rút này phát bệnh ban đầu giống như cảm cúm, kèm theo
đau cứng khớp. Bệnh phát triển nhiều ở phụ nữ hơn so với nam giới, và
thường thấy ở các nữ y tá, giáo viên hoặc người chăm sóc trẻ. Tiến sĩ
Naides cho biết là vi-rút B19 có thể gây ra tình trạng thiếu hụt trầm
trọng trong việc sản sinh các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Sự thiếu hụt
này kéo dài dẫn đến việc cơ thể giảm khả năng tạo thành tủy trong ống
xương. Tuy nhiên, bệnh do vi-rút B19 gây ra hoàn toàn có thể chữa khỏi.
Với kết quả nghiên cứu này, trong thời gian tới, các bác sĩ chẩn đoán
hẳn cần phải làm xét nghiệm để phân biệt giữa đau khớp với loại bệnh do
vi-rút gây ra này.
b. Những điều nên làm
– Cân đối giữa thời gian nghỉ ngơi và hoạt động. Bệnh nhân đau khớp
thường có khuynh hướng hạn chế mọi hoạt động cơ thể vì đau nhức, nhưng
chính trạng thái ít hoạt động lại là nguyên nhân thúc đay sự phát triển
nhanh của bệnh. Tốt nhất là bạn phải tự biết cân bằng thích hợp giữa sự
nghỉ ngơi và các hoạt động nhẹ nhàng, vừa phải để rèn luyện cơ thể.
– Chọn các động tác thể dục và rèn luyện thân thể phù hợp để thực hiện
kiên trì mỗi ngày. Nếu bạn biết bơi, mỗi ngày bơi tắm một lần trong hồ
nước nóng là rất tốt.
– Thường xuyên xoa bóp các khớp xương và cơ bắp quanh đó. Xoa bóp vừa
giúp bạn giảm bớt đau nhức vừa ngăn ngừa được sự tiến triển của bệnh.
– Khi các khớp xương đang đau nhức thì cách tốt nhất là thư giãn hoàn
toàn. Mọi cố gắng trong lúc này đều có hại nhiều hơn là có lợi.
– Nếu đi lại khó khăn thì điều quan trọng là chọn một cay gậy cầm tay
vừa tầm để giúp cho việc đi lại dễ dàng hơn.
– Hạn chế những hoạt động quá sức. Không với cao. Không làm việc căng
thẳng quá lâu.
– Chọn một chế độ ăn uống thích hợp, giàu vitamin và đạm thực vật. Giảm
tối đa lượng đạm động vật. Ăn nhiều rau cải có thể giúp bạn có đủ lượng
vitamin cần thiết mà không cần dùng các dạng thuốc uống.
– Đắp khăn nóng hoặc khăn lạnh lên chỗ đau là một biện pháp hữu hiệu để
giảm đau tức thời. Bạn cũng có thể thử khả năng thay đổi luân phiên khăn
lạnh và khăn nóng. Đôi khi biện pháp này mang lại hiệu quả cao hơn đối
với một số người.