KINH PHÁP CÚ (DHAMMAPADA )


Thiện Nhựt lược-dịch và tìm hiểu
08/09/2010 01:36 (GMT+7)
Số lượt xem: 33810
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

phần 11

XII.- Phẩm Tự-ngã

127) Tích chuyện Vương-tử Bồ-đề - Kệ số 157
128) Tích chuyện Trưởng-lão Ưu-ba-nan-đà - Kệ số 158
129) Tích chuyện Trưởng-lão Phả-đà-ni - Kệ số 159
130) Tích chuyện bà mẹ của Cưu-ma-ca-diếp - Kệ số 160
131) Tích chuyện ông Ưu-bà-sa - Kệ số 161
132) Tích chuyện về một tiền-kiếp của Đề-bà-đạt-đa - Kệ số 162
133) Tích chuyện về sự chia-rẽ Giáo-hội - Kệ số 163
134) Tích chuyện Tỳ-kheo Kha-la - Kệ số 164
135) Tích chuyện thiện-nam Chu-la - Kệ số 165
136) Tích chuyện Trưởng-lão Ất-tha-đạt - Kệ số 166

XIII.- Phẩm Thế-gian

137) Tích chuyện một tỳ-kheo trẻ - Kệ số 167
138) Tích chuyện vua Tịnh-phạn - Kệ số 168 và 169
139) Tích chuyện các tỳ-kheo quán-tưởng bọt nước - Kệ số 170
140) Tích chuyện Vương-tử Vô-uý - Kệ số 171
141) Tích chuyện Trưởng-lão Sầm-mạc-gia - Kệ số 172
142) Tích chuyện Trưởng-lão Vô-não - Kệ số 173
143) Tích chuyện cô gái quay tơ - Kệ số 174
144) Tích chuyện ba mươi tỳ-kheo đắc thần-thông - Kệ số 175
145) Tích chuyện bà Chỉnh-ca-mã - Kệ số 176
146) Tích chuyện công-đức Đại-bố-thí - Kệ số 177
147) Tích chuyện con trai ông Cấp-cô-độc - Kệ số 178

XIV.- Phẩm Phật-đà

148) Tích chuyện ba cô gái của Ma-vương - Kệ số 179 và 180
149) Tích chuyện Đức Phật từ cõi Trời Đao-lợi trở lại thế-gian - Kệ số 181
150) Tích chuyện Long-vương Y-ra-kha - Kệ số 182
151) Tích chuyện về lời thưa hỏi của Tôn-giả A-nan - Kệ số 183, 184 và 185
152) Tích chuyện vị tỳ-kheo bất-mãn - Kệ số 186 và 187
153) Tích chuyện vị Bà-la-môn Ất-ghi-đạt - Kệ số 188, 189, 190, 191 và 192
154) Tích chuyện về nơi đản-sanh của bực Thánh - Kệ số 193
155) Tích chuyện các tỳ-kheo bàn về hạnh-phước - Kệ số 194
156) Tích chuyện về tượng Phật Ca-diếp - Kệ số 195 và 196

XV.- Phẩm An-lạc

157) Tích chuyện giải-hoà giòng-họ Thích-ca - Kệ số 197, 198 và 199
158) Tích chuyện Ma-vương khuấy Phật - Kệ số 200
159) Tích chuyện vua xứ Câu-tát-la thất-trận - Kệ số 201
160) Tích chuyện đôi vợ chồng sắp cưới - Kệ số 202
161) Tích chuyện người chăn mất con bò - Kệ số 203
162) Tích chuyện vua Ba-tư-nặc bớt ăn - Kệ số 204
163) Tích chuyện Trưởng-lão Thi-sa ngồi Thiền - Kệ số 205
164) Tích chuyện vua Trời Đế-Thích săn-sóc Phật - Kệ số 206, 207 và 208

XVI.- Phẩm Thân-ái

165) Tích chuyện ba người khất-sĩ - Kệ số 209, 210 và 211
166) Tích chuyện một gia-chủ giàu-có - Kệ số 212
167) Tích chuyện bà Vi-sa-kha khóc cháu - Kệ số 213
168) Tích chuyện các ông hoàng xứ Ly-xa - Kệ số 214
169) Tích chuyện chàng thanh-niên Anh-thi - Kệ số 215
170) Tích chuyện người nông-phu Bà-la-môn - Kệ số 216
171) Tích chuyện các thanh-niên kính-mộ Tôn-giả Ca-diếp - Kệ số 217
172) Tích chuyện vị Trưởng-lão đắc quả A-na-hàm - Kệ số 218
173) Tích chuyện gia-chủ Nan-đi-gia - Kệ số 219 và 220

XVII.- Phẩm Sân-hận

174) Tích chuyện công-chúa Lỗ-hi-nhi - Kệ số 221
175) Tích chuyện vị Thọ-thần - Kệ số 222
176) Tích chuyện cô tín-nữ Úc-ta-ra - Kệ số 223
177) Tích chuyện Tôn-giả Mục-kiền-liên hỏi Phật - Kệ số 224
178) Tích chuyện một người Bà-la-môn tự-nhận là cha Đức Phật - Kệ số 225
179) Tích chuyện nô-tỳ Phú-na - Kệ số 226
180) Tích chuyện chàng thanh-niên A-tu-la - Kệ số 227, 228, 229 và 230
181) Tích chuyện sáu vị tỳ-kheo mang guốc - Kệ số 231, 232, 233 và 234

XVIII.- Phẩm Ô-uế

182) Tích chuyện con của người đồ-tể - Kệ số 235, 236, 237 và 238
183) Tích chuyện người Bà-la-môn làm việc thiện - Kệ số 239
184) Tích chuyện ham áo cà-sa của Trưởng-lão Thi-sa - Kệ số 240
185) Tích chuyện tỳ-kheo Lã-lưu-đà-di - Kệ số 241
186) Tích chuyện người bị vợ ngoại-tình - Kệ số 242 và 243
187) Tích chuyện tỳ-kheo Chu-la-sĩ - Kệ số 244 và 245
188) Tích chuyện năm người cãi nhau về ngũ-giới - Kệ số 246, 247 và 248
189) Tích chuyện vị tỳ-kheo ganh-tị - Kệ số 249 và 250
190) Tích chuyện năm người ngồi nghe pháp - Kệ số 251
191) Tích chuyện vị hào-phú Mẫn-đà-kha - Kệ số 252
192) Tích chuyện tỳ-kheo Úc-gia - Kệ số 253
193) Tích chuyện ông Tu-bạt-đà-la, vị đệ-tử chót của Đức Phật- Kệ số 254 và 255

XIX.- Phẩm Pháp-trụ

194) Tích chuyện các vị thẩm-phán - Kệ số 256 và 257
195) Tích chuyện sáu vị tỳ-kheo ba-hoa. - Kệ số 258
196) Tích chuyện Trưởng-lão Nhứt-Kệ-tụng - Kệ số 259
197) Tích chuyện Trưởng-lão Phát-di-gia - Kệ số 260 và 261
198) Tích chuyện các tỳ-kheo ganh-tị - Kệ số 262 và 263
199) Tích chuyện tỳ-kheo Hạt-tha-ca - Kệ số 264 và 265
200) Tích chuyện người Bà-la-môn tự nhận là tỳ-kheo - Kệ số 66 và 267
201) Tích chuyện các người ngoại-đạo - Kệ số 268 và 269
202) Tích chuyện người đánh cá tên là Thánh-Hiền - Kệ số 270
203) Tích chuyện các tỳ-kheo tự-mãn - Kệ số 271 và 272

XX.- Phẩm Đạo

204) Tích chuyện các tỳ-kheo bàn về đường đi. - Kệ số 273, 274, 275 và 276
205) Tích chuyện các tỳ-kheo quán chiếu về Vô-thường, Khổ và Vô-ngã - Kệ số 277, 278 và 279
206) Tích chuyện tỳ-kheo Thi-sa lười nhác - Kệ số 280
207) Tích chuyện ngạ-quỉ đầu heo mình người - Kệ số 281
208) Tích chuyện Trưởng-lão Phổ-thi-la - Kệ số 282
209) Tích chuyện năm vị tỳ-kheo già - Kệ số 283 và 284
210) Tích chuyện con của người thợ bạc - Kệ số 285
211) Tích chuyện vị thương-gia Đại-Nghiệp - Kệ số 286
212) Tích chuyện bà Kỷ-sa-cơ - Kệ số 287
213) Tích chuyện bà Phả-tha-ca - Kệ số 288 và 289

-ooOoo-

XII.- Phẩm TỰ-NGÃ.

(127).- Tích chuyện Vương-tử Bồ-đề.

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ trong rừng Thê-sa, trong một kỳ giảng-pháp, có đề-cập đến Vương-tử Bồ-đề.

Vào thuở ấy, Vương-tử Bồ-đề vừa xây cất xong một cung-điện thật nguy-nga, lộng-lẫy, đến cung-thỉnh Đức Phật và chư Tăng vào vương-cung để cúng-dường trai-tăng. Trong dịp nầy, Vương-tử cho trang-hoàng lầu-các thật trang-nghiêm, dùng bốn loại hương thơm xông-ướp tất cả các căn phòng. Vương-tử lại sai trải một tấm thảm gấm quí, thật dài, từ ngoài thềm đi vào phòng khách, và Vương-tử phát lời nguyện rằng, nếu sanh được quí-tử thì Đức Phật khi vào cung, sẽ bước chơn lên tấm thảm gấm ấy.

Khi Đức Phật và chư Tăng đến nơi, vương-tử Bồ-đề ra tận bên ngoài nghinh-đón và cung-kính thỉnh Đức Phật bước vào trong. Đến bậc thềm, Đức Phật dừng lại. Vương-tử ân-cần mời Đức Phật bước tới, nhưng Ngài vẫn đứng yên, mắt nhìn Tôn-giả A-nan. Tôn-giả A-nan đoán biết ý của Đức Phật, mới đến nói với vương-tử xin cuốn tấm thảm gấm lại, thì Đức Phật mới đi vào trong. Vương-tử liền tuân theo. Sau bữa ngọ-trai, Vương-tử mới bạch cùng Đức Phật: "Bạch Thế-tôn, tại sao lúc nảy Thế-tôn chẳng bước qua tấm thảm gấm?" Đức Phật hỏi: "Khi cho trải thảm ra, Đại-vương có lời nguyện nào chăng?" Vương-tử đáp, quả có lời nguyện: nếu Đức Phật dẫm chơn lên tấm thảm, thì vương-tử sẽ có được con trai. Đức Phật liền bảo: " Vợ chồng vương-tử chẳng bao giờ có con được, vì đó là quả-báo của kiếp trước." Rồi Đức Phật mới kể lại sự-tích xưa của tiền-kiếp của Vương-tử Bồ-đề như sau:

Trong một kiếp xa xưa, vương-tử và vương-phi là hai người hành-khách còn sống-sót trên một chuyến tàu đi biển bị chìm. Họ được trôi tấp vào một hoang-đảo, chẳng thấy bóng người. Để khỏi bị chết đói, họ đã bắt phá các ổ chim, lấy trứng ăn, mà trong lòng họ chẳng hề có một chút ý-nghĩ hối-tiếc vì đã sát-hại sanh mạng của lũ

chim non sắp chào đời. Về sau, khi trở lại với loài người, họ cũng chẳng hề hối-tiếc việc sát-sanh đó, trong thời-gian họ còn đang trung niên và cả đến lúc tuổi-già. Nếu họ đã có lúc ăn-năn khi đứng tuổi hay tuổi đã xế chiều, thì kiếp nầy, ít ra họ cũng có được một, hai đứa con.

Kể xong sự-tích, Đức Phật thốt lên bài Kệ sau đây, nhờ đó mà Vương-tử Bồ-đề chứng được quả Tu-đà-huờn:

Nếu biết tự-ngã mình là quí,
Mình phải nên khéo bảo-vệ mình.
Suốt ba canh cuộc đời, người hiền-trí
Luôn luôn tỉnh-giác và phòng-bị.
(Kệ số 157.)

TÌM HIỂU:

A.- Nghĩa Chữ:

- Tự-Ngã: Tự = chính mình; Ngã = ta. Tự-Ngã tức là chính Ta. Nhưng Ta là gì? Có phải thân ta Ta chăng? Không. Có phải tâm ta Ta chăng? Cũng không. Tự-ngã là phần linh-quang, vô-hình, bàng-bạc trong thân-tâm ta, khi thân-tâm nầy tan-rã, tư-ngã vẫn còn; đó là tánh-giác hay Phật-tánh, hay pháp-thân, thường-hằng, mắt tuy chẳng thấy, nhưng tâm-trí biết được có tự-ngã.

- Vương-tử: Vương = vua; Tử = con. Vương-tử là con dòng vua.

- Vương-phi = vợ của vua, vợ của vương-tử.

- Vương-cung = cung-điện của Vua.

- Vương-tử Bồ-đề: tên thật của vị vương-tử nầy, tiếng Pali là Bodhiràjakumàra.

- Thê-sa = tên khu rừng nầy, tiếng Pali là Bhesakalà.

- Trai-tăng: Trai = bữa ăn chay; Tăng = tu-sĩ Phật-giáo. Trai-tăng là buổi lễ dâng-cúng thực-phẩm lên cho các tu-sĩ Phật-giáo.

- Bốn loại hương thơm: gồm có hương-bột, hương-đốt, hương-xoa và tâm-hương ( = tấm lòng thành-kính)

- Quí-tử: Quí = quí-báu; Tử = con. Quí-tử là đứa con quí.

- Ngọ-trai: Xin nhắc lại, ngọ-trai là bữa ăn chay vào buổi trưa, đúng giờ Ngọ ( =12 giờ trưa).

- Quả-báo: Quả =kết-quả, thành-quả, hậu-quả; Báo = đền trả lại. Theo thuyết Nhơn-Quả của nhà Phật, hễ nay làm lành, về sau sẽ được phước-báu; hễ nay làm dữ, về sau sẽ chịu ác-báo.

- Tiền-kiếp: Xin nhắc lại: tiền-kiếp là kiếp trước. Theo thuyết Luân-hồi của nhà Phật, chúng-sanh trải qua nhiều kiếp sống, các đời trước, đời hiện-tại và các đời tương-lai.

- Hoang-đảo: Hoang = hoang-vu, chẳng người ở; Đảo = cù-lao.

- Sát-sanh: Sát = giết chết; Sanh = sanh-mạng, mạng sống. Cấm sát-sanh là giới thứ nhứt của người Phật-tử tu tại-gia.

- Trung-niên = đứng tuổi, khoảng bốn, năm mươi tuổi.

- Tuổi đã xế chiều: tuổi già, như buổi chiều mặt trời sắp lặn.

-Tu-đà-huờn: Xin nhắc lại: quả-vị đầu, thấp nhứt trong hàng Thanh-văn, còn gọi là Nhập-lưu hay Thất-lai. Tiếng Pali là Sotàpatti.

- Ba canh cuộc đời: Chữ canh nghĩa đen là thời-gian hai giờ ban đêm. Ở đây, ba canh cuộc đời được hiểu là ba giai-đoạn đời người: lúc còn trẻ, khi lớn tuổi và về già.

- Tỉnh-giác: Tỉnh = thức-tỉnh, chẳng mê-mờ; Giác = biết rõ. Người tỉnh-giác là người tâm giữ chánh-niệm, đang nói gì, đang làm gì, đang nghĩ gì, thì trong tâm đều biết rõ mình đang nói, làm, nghĩ gì.

B.- Nghĩa Ý:

(1) Ý-nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện mang hai ý-nghĩa:

1) Tại sao Đức Phật chẳng bước qua tấm thảm gấm? Theo Tích chuyện, vì Ngài đã biết trước lời nguyện của vương-tử Bồ-đề. Nhưng ta có thể hiểu cách khác: Ngài khiêm-nhường, chẳng nhận danh-dự chủ nhà dành cho khách, trải tấm thảm (đỏ) để rước khách.

2) Bị tuyệt-tự vì ăn trứng chim, mắc tội sát-sanh chẳng biết ăn-năn, hối-tiếc: đây là Luật Nhơn-Quả, trước đã giết chết chim non, nên nay chẳng có con để nối dòng. (Tuyệt-tự = chẳng có con-cái.)

(2) Ý-nghĩa của bài Kệ số 157:

Mới đọc qua, chẳng thấy có sự liên-hệ nào giữa Tích chuyện và bài Kệ. Tích chuyện nói về luật Nhơn-quả, còn bài Kệ nói về Tự-ngã. Nhưng nghĩ kỹ lại, Tự-ngã là gì?, ta thấy được có sự liên-hệ giữa Tích chuyện và bài Kệ. Tự-ngã Ta, cái Ta chẳng những trong đời nầy, mà còn là cái Ta trong các đời trước, và vẫn còn là cái Ta ấy về các đời sau của kiếp Luân-hồi. Cái Ta ấy tạo nghiệp ác trong đời trước, thì trong đời nầy, chính cái Ta đó phải chịu ác-báo, theo luật Nhơn-quả.

Bài Kệ hàm-chứa ý-nghĩa nầy: nếu mình biết bảo-vệ mình, bảo-vệ cái ta, cái Tự-ngã của mình, kẻ khác cũng biết bảo-vệ Tự-ngã của họ, thì mình đừng vì Tự-ngã của mình mà xâm-phạm đến Tự-ngã của kẻ khác. Trong Tích chuyện, hai vợ-chồng vương-tử, vì muốn nuôi sống Tự-ngã của họ khỏi chết đói mà giết-hại sanh-mạng lũ chim non còn trong trứng chưa ra đời, nên nay Tự-ngã của đôi vợ-chồng đó phải chịu hậu-quả xấu là chẳng có con-cái để nối dòng.

Bài Kệ khuyên: Nếu biết Tự-ngã mình là quí, mình phải khéo bảo-vệ Tự-ngã mình. Bảo-vệ thế nào? Bảo-vệ Tự-ngã mình để khỏi chịu quả-báo xấu-ác. Bảo-vệ cách nào? Bảo-vệ bằng cách luôn-luôn tỉnh-giác và phòng-bị, nghĩa là trong tâm phải luôn luôn trong-sạch và biết canh-chừng mọi ý-nghĩ xấu-ác định làm hại kẻ khác, để tránh ác-báo. Và việc phòng-bị như thế, chẳng những phải giữ suốt "ba canh của cuộc đời", mà phải giữ suốt trong ba đời: quá-khứ, hiện-tại và vị-lai.

Có cách nào mà giữ-gìn Tự-ngã cho vẹn-toàn trong suốt ba đời như thế không? Có, bằng cách theo Chánh-pháp tu-tập để thoát khỏi vòng sanh-tử của Luân-hồi, chứng được vô-sanh, chẳng còn tái-sanh để chịu quả-báo. Chứng được vô-sanh có nghĩa là chứng được cảnh-giới Niết-bàn, Tự-ngã trở thành Chơn-ngã cái Ta chơn-thật, thường-còn, là cái điểm linh-quang sẵn-có nơi mọi chúng-sanh, hiện còn bị sự ngu-tối che-mờ. Bằng sự tỉnh-giác thường-hằng, ta thắp sáng lên điểm linh-quang đó, tức là làm hiển-lộ được tánh-giác, được Phật-tánh ở nơi Ta, nơi Tự-ngã của Ta: đó là ý-nghĩa thâm-sâu của bài Kệ.

HỌC TẬP:

1.- Học kỹ bài Kệ, ghi nhớ: phải luôn tỉnh-giác, giữ chánh-niệm.

2.- Đừng ăn và đừng dọn cho kẻ khác ăn hột vịt lộn, hột gà lộn. Cũng đừng ăn cá ròng-ròng ( = cá lóc con, nhỏ chỉ bằng chừng ngón tay út), hay mắm-tép. Ăn như thế, ác lắm!

3.- Nhắc-nhở con em về Luật Bảo-vệ Súc-vật: chẳng được săn-bắn các loài thú sắp bị diệt-chủng, chẳng bắt cá-con chưa đủ lớn.

(128).- Tích chuyện Trưởng-lão Ưu-ba-nan-đà.

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại chùa Kỳ-viên, nước Xá-vệ, trong một kỳ giảng-pháp, có đề-cập đến Trưởng-lão Ưu-ba-nan-đà, thuộc bộ-tộc Thích-ca.

Thuở ấy, có vị Trưởng-lão Ưu-ba-nan-đà là một tỳ-kheo có tài biện-thuyết, giảng pháp rất hay. Trưởng-lão thường giảng dạy người nghe chớ nên tham-lam, phải biết đủ, và tạo công-đức lành bằng lối sống đạm-bạc và theo hạnh khắc-khổ của đầu-đà. Tuy nhiên, về phần Trưởng-lão, ông chẳng hề thực-hành những lời ông đã dạy kẻ khác phải làm. Trưởng-lão thường giữ riêng cho mình tất cả những bộ y và các vật-dụng khác mà các tín-hữu đã dưng-cúng cho Trưởng-lão.

Năm ấy vào mùa an-cư kiết-hạ, Trưởng-lão Ưu-ba-nan-đà đi đến một ngôi chùa trong một làng kia. Trưởng-lão hỏi vị tỳ-kheo trẻ tuổi, ở đây vào mùa an-cư, mỗi vị Tăng được cúng-dường mấy bộ y. Nghe đáp là chỉ một bộ cho mỗi người, Trưởng-lão liền bỏ đi và để lại một đôi dép tại chùa ấy. Đi đến ngôi chùa thứ nhì, nghe nói mỗi tỳ-kheo được cúng hai bộ y, Trưởng-lão cũng bỏ đi và để cây gậy lại tại chùa ấy. Đi đến ngôi chùa thứ ba, nghe nói mỗi tỳ-kheo được tặng ba bộ y, Trưởng-lão cũng bỏ đi và để lại một cái bát tại chùa ấy. Sau cùng, đến ngôi chùa thứ tư, nghe nói mỗi vị Tăng, sau mùa an-cư, được dưng bốn bộ y, Trưởng-lão mới dừng lại, và sống qua mùa an-cư tại đấy.

Sau khi xuất-hạ, Trưởng-lão trở lại ba ngôi chùa trước mà mỗi nơi Trưởng-lão có gởi vật-dụng riêng của mình, và đòi các bộ y phải để dành phần cho Trưởng-lão. Sau đó, Trưởng-lão Ưu-ba-nan-đà dùng xe chở các bộ y đem về tịnh-thất của mình.

Dọc đường, Trưởng-lão gặp hai vị Sa-di trẻ tuổi đang tranh-cãi chẳng biết phân chia nhau thế nào cho công-bằng hai bộ y và một cái mền gấm. Trưởng-lão được mời đứng ra phân-xử. Trưởng-lão chia mỗi người một bộ y, còn cái mền gấm thì thuộc về công người xử. Hai vị Sa-di nhận phần, nhưng trong lòng chẳng phục, mới đến thưa sự-việc với Đức Phật. Sau khi nghe trình về thái-độ của Trưởng-lão Ưu-ba-nan-đà, Đức Phật dạy: "Kẻ đi dạy người, trước hết phải tự dạy mình, thực hành ngay những điều mình đem dạy kẻ khác."

Rồi Đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:

Trước, biết tự đặt mình vững-chắc
Vào những gì thích-đáng chánh-chơn;
Sau, mới đi giáo-hoá người khác.
Như thế, người trí khỏi bị trách.
(Kệ số 158.)

TÌM HIỂU:

A.- Nghĩa Chữ:

- Trưởng-lão: Xin nhắc lại: Trưởng = lớn; Lão = già. Trong Phật-học, chữ Trưởng-lão dùng để chỉ các bực tu-hành lâu năm, đức-hạnh cao. Riêng về Nam-tông, chữ Trưởng-lão dùng để dịch chữ Thera, bực cao tuổi đạo đã chứng quả-vị A-la-hán. Theri dịch là Nữ-trưởng-lão.

- Ưu-ba-nan-đà: tên thật vị tỳ-kheo nầy, tiếng Pali là Upananda

- Biện-thuyết: Biện =phân-biện; Thuyết =nói. Tài biện-thuyết, nói năng lưu-loát, Phật-học gọi là biện-tài vô-ngại (vô-ngại =chẳng sợ)

- Biết đủ: biết có vừa đủ, chẳng tham; tiếng Hán-Việt là tri-túc.

- Sống đạm-bạc = sồng giản-dị, đơn-sơ, chẳng đòi-hỏi nhiều.

- Hạnh khắc-khổ = lối sống kham khổ để tuân theo kỷ-luật tu.

- Đầu-đà = phiên-âm chữ Pali là Dhùtanga, người sống theo hạnh khắc-khổ. Hạnh đầu-đà gồm có 13 đìều: (1) mặc áo do vải vụn lượm được may ráp lại; (2) chỉ có được ba bộ áo mà thôi; (3) chỉ ăn những gì đi khất-thực được; (4) phải đi khất-thực từ nhà; (5)ngồi một chỗ mà ăn, đứng lên thì chẳng ăn thêm nữa; (6) chỉ ăn nội trong bát của mình mà thôi; (7) chỉ ăn mỗi ngày một lần vào giữa trưa; (8) phải ở nơi vắng-vẻ; (9)phải sống dưới gốc cây; (10) ở chỗ trống, chẳng che lợp; (11) chọn nơi mồ-mả mà ở; (12) sống ở nơi nào Giáo-hội đã chỉ-định; (13) từ sáng đến tối, chỉ đi, đứng, ngồi, chẳng được nằm.

- Tín-hữu: Tín =tin-tưởng; Hữu =bạn. Gần nghĩa với chữ đạo-hữu.

- An-cư kiết hạ: Xin nhắc lại: an-cư là ở yên; kiết-hạ = sống qua mùa hè. Đức Phật đặt ra lệ an-cư kiết-hạ, vào mùa hè, mưa nhiều, côn-trùng sanh-sản, các tỳ-kheo quay về tịnh-xá, chẳng đi ra ngoài, sợ đạp chết côn-trùng. Trong thời-gian an-cư, tỳ-kheo tu-tập và học-hỏi kinh-nghiệm của nhau. Dự một khoá an-cư là thêm một tuổi đạo.

- Bộ-tộc: Bộ = bộ-lạc, xóm nhà sống chung dưới quyền người tộc-trưởng; Tộc = dòng họ. Tỳ-kheo Ưu-ba-nan-đà "vốn thuộc bộ-tộc Thích-ca" có nghĩa là vị ấy cùng một họ Thích-ca với Đức Phật.

- Tịnh-thất: Tịnh = yên-vắng; Thất = nhà. Tịnh-thất là ngôi nhà nhỏ, còn gọi là am, cốc, dành cho một tu-sĩ Phật-giáo.

- Sa-di: phiên-âm chữ Pali là Sàmanera, nghĩa là người mới vào chùa tập-sự tu-hành, chưa thọ-giới Tỳ-kheo.

- Thích-đáng chánh-chơn = hợp với sự chơn-chánh, đứng-đắn.

- Giáo-hoá = dạy-dỗ.

B.- Nghĩa Ý:

(1) Ý-nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện kể lại việc một tỳ-kheo khéo dạy người đừng tham, mà chính mình lại quá tham: trong một mùa an-cư mà thâu-nhận cho riêng mình mười chiếc áo cà-sa và một cái mền gấm.

Ý-nghĩa Tích chuyện là lời Phật dạy: "Trước khi dạy người khác điều gì, mình phải thực-hành nhuần-nhã lời dạy ấy trước đã."

(2) Ý-nghĩa của bài Kệ số 158:

Thử phân-tách từng câu bài Kệ:

1) Trước, biết tự đặt mình vững-chắc: Trước hết, phải tu-tập cho mình thật nhuần-nhã;

2) Vào những gì thích-đáng chánh-chơn: tức là những điều hay, đứng-đắn mà mình đem ra dạy cho kẻ khác phải làm;

3) Sau, mới đi giáo-hoá người khác: mình có làm rồi, sau mới dạy lại cho kẻ khác;

4.- Như thế, người trí khỏi bị trách: trách gì? Trách mình chỉ "năng thuyết bất năng hành" (chỉ biết nói, chớ chẳng chịu làm).

HỌC TẬP:

1.- Học thuộc bài Kệ, ghi nhớ mình phải làm gương cho con.

2.- Tham là món độc nhứt, khi bắt đầu khởi tu, phải bỏ tánh tham- lam ngay. Tu mà muốn mau chứng quả, đó là còn tham đấy.

(129).- Tích chuyện Trưởng-lão Phả-đà-ni.

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại chùa Kỳ-viên, trong một kỳ giảng-pháp, có đề-cập đến Trưởng-lão Phả-đà-ni.

Thuở ấy, vào đầu mùa an-cư kiết-hạ, Trưởng-lão Phả-đà-ni cùng với một nhóm tỳ-kheo đệ-tử, đến thỉnh Phật chỉ-dạy cho mỗi người một đề-tài thiền-quán, rồi cùng đi vào rừng sâu tu-tập. Đến nơi, Trưởng-lão dặn các đệ-tử phải luôn tỉnh-giác và tinh-tấn thực-tập thiền-định. Sau khi dặn xong, Trưởng-lão về phòng riêng, ngã mình xuống chiếu, nằm ngủ. Các tỳ-kheo đệ-tử, vâng lời thầy dặn, chăm-chỉ ngồi thiền trọn canh đầu trong đêm. Đến khi họ sắp đi nghỉ, Trưởng-lão Phả-đà-ni trở dậy, bảo họ phải tiếp-tục hành thiền luôn cả canh giữa. Đến canh cuối, Trưởng-lão lại đến bên họ, bảo phải tiếp-tục nữa, như hai canh qua.

Vì ngày qua ngày, Trưởng-lão cứ hành-động như thế, các tỳ-kheo thuờng bị quở-trách, chẳng được an-tâm để tập-trung tư-tưởng trong khi ngồi thiền. Cả khi đọc-tụng Kinh kệ, họ cũng mất chú-tâm. Một hôm, họ chia phiên nhau, rình xem Trưởng-lão đã làm những gì trong ngày, có đúng như lời Trưởng-lão đã dặn các tỳ-kheo phải làm theo không. Họ khám-phá ra, Trưởng-lão đã ngủ kỹ trong khi họ đang ngồi thiền. Họ bảo nhau: "Hỏng rồi! Thầy chỉ biết rầy-la chúng ta, mà chính thầy đang lãng-phí thời-giờ để ngủ, chẳng thực-tập thiền."

Đến cuối mùa an-cư, cả đoàn quay về chùa Kỳ-viên. Các vị tỳ-kheo trình lên Đức Phật sự thất-bại của họ cùng nguyên-nhơn do đâu mà họ tu-tập chẳng được tấn-bộ. Đức Phật bảo: "Nầy chư tỳ-kheo, người muốn dạy kẻ khác, trước hết phải tự-dạy lấy mình, tự-điều-phục mình, kềm-chế tư-cách mình cho xứng-đáng."

Rồi Đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:

Chính mình phải làm ngay
Điều mình dạy người khác.
Tự kiểm-soát mình trước,
Sau mới dạy người được.
Tự điều-phục, khó thay!
(Kệ số 159.)

TÌM HIỂU:

A.- Nghĩa Chữ:

- Phả-đà-ni: tên vị Trưởng-lão nầy, tiếng Pali là Padhànikatissa.

- An-cư kiết-hạ: Xin nhắc lại: an-cư =ở yên; kiết-hạ = qua mùa hè. Mùa hè, chư Tăng chẳng đi khất-thực vì sợ đạp chết côn-trùng.

- Đề-tài thiền-quán: Xin nhắc lại: một đầu-đề để suy-tư thâm-sâu khi ngồi thiền nhập-định.

- Tỉnh-giác: xin xem lại bài trước.

- Tinh-tấn = cố-gắng, nỗ-lực cho có tấn-bộ.

- Tập-trung tư-tưởng = chú tâm = gom ý vào một điểm thôi.

- Canh đầu, canh giữa, canh cuối: Ấn-độ chia đêm ra làm ba canh, trong khi ở Việt-Nam, đêm có năm canh.

- Tấn-bộ = tiến-bộ, có khá hơn trước.

- Điều-phục = kềm-chế, làm chủ, bắt buộc phải theo ý mình.

B.- Nghĩa Ý:

(1) Ý-nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện nầy cũng giống với Tích chuyện bài trước: làm thầy, bảo đệ-tử phải tinh-tấn ngồi thiền suốt đêm, còn thầy thì đi ngủ.

Ý-nghĩa của Tích chuyện: điều gì mình dạy kẻ khác làm, thì chính mình phải làm trước. Tại sao? Nếu không như thế, sẽ bị mỉa-mai rằng; "Hãy làm những gì thầy nói, đừng làm những gì thầy làm."

(2) Ý-nghĩa của bài Kệ số 159:

Bài Kệ nhấn mạnh việc tự-điều-phục mình. Tự-điều-phục là gì? Đó là tự mình phải tuân theo kỷ-luật khi tu. Điều-phục những gì? Điều-phục: (1)giữ-gìn các giác-quan, tâm chẳng lang thang chạy theo cảnh-vật bên ngoài;(2) thanh-lọc tâm-ý cho trong-sạch, tâm luôn luôn giữ chánh-niệm, và (3) ba nghiệp thân, khẩu, ý phải thanh-tịnh, việc làm, lời nói và tư-tưởng phải chơn-chánh. Vì phải tự-điều-phục trong mọi thời, nhiều việc như thế, nên Đức Phật mới nói: "Khó thay!"

HỌC TẬP:

1.- Học thuộc bài Kệ, ghi nhớ: trước dạy mình, sau sẽ dạy người.

2.- Đặt ra kỷ-luật trong nhà cho con-cái, cha-mẹ phải tuân theo trước: 9 giờ con phải tắt TV để học bài, thì cha-mẹ đừng ngồi coi thêm "phim Chưởng" đến nửa đêm.

(130).- Tích chuyện bà mẹ của Cưu-ma-ca-diếp.

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại chùa Kỳ-viên, nước Xá-vệ, trong một kỳ giảng-pháp, có đề-cập tới Trưởng-lão Cưu-ma-ca-diếp và mẹ.

Thuở ấy, có một người đàn-bà trẻ tuổi, được chồng cho phép xuất-gia. Bà qui-y với Đề-bà-đạt-đa và tu-hành tại một nữ tu-viện. Bà đã có thai trước khi đi tu mà chẳng biết, đến khi việc phát-giác, các tỳ-kheo-ni ở tu-viện mới dẫn bà đến gặp Đề-bà-đạt-đa để phân-xử. Đề-bà-đạt-đa ra lịnh cho bà phải hoàn-tục. Nhưng bà nghĩ mình chẳng có lỗi chi, nên đến chùa Kỳ-viên, trình cùng Đức Phật. Đức Phật quán-thấy bà ấy quả thiệt có thai trước khi đi tu, nhưng Ngài chẳng phán-quyết, giao cho Trưởng-lão Ưu-bà-li, hợp với Vua Ba-tư-nặc, Trưởng-giả Cấp-cô-độc, tín-nữ Vi-sa-kha, cùng xét-xử trước công-chúng.

Bà Vi-sa-kha dẫn người thiếu-phụ vào phòng kín, khám thai, thấy quả thật người ấy đã có thai trước khi vào tu-viện. Trước công-chúng, Trưởng-lão Ưu-bà-li tuyên-bố, giới-hạnh của người đàn-bà ấy hoàn-toàn chẳng bị tì-vết chi, được tiếp-tục giữ qui-chế tỳ-kheo-ni. Mấy tháng sau, bà ấy sanh được bé trai, đặt tên là Cưu-ma-ca-diếp và được Vua Ba-tư-nặc nhận làm con nuôi. Khi lên bảy, Cưu-ma-ca-diếp được thâu-nhận vào làm Sa-di ở chùa Kỳ-viên. Chẳng bao lâu, Cưu-ma-ca-diếp được Đức Phật chỉ-dạy cho một đề-tài thiền-quán, mới đi vào rừng sâu, tinh-tấn tu-tập trong mười hai năm.

Trong thời-gian dài đăng-đẳng, bà mẹ của Cưu-ma-ca-diếp nhớ thương con biết mấy. Một hôm gặp lại con, bà chạy theo sau, gọi tên con, khóc-lóc nức-nở, kể-lể nỗi-niềm thương nhớ. Cưu-ma-ca-diếp nhìn mẹ và ngẫm-nghĩ, nếu nay ta dùng lời âu-yếm thưa cùng mẹ, thì bà chẳng thể nào dứt bỏ được sự tríu-mến vào con; như thế, con đường tu-tập của mẹ sẽ bị cản trở. Rồi Cưu-ma-ca-diếp mới làm mặt nghiêm, lạnh-lùng bảo mẹ: " Một tỳ-kheo-ni như bà, sao lại chẳng cắt-đứt được tình-cảm quyến-luyến vào con-cái?" Nói xong, Cưu-ma-ca-diếp thản-nhiên bước tới. Trước cử-chỉ tàn-nhẫn đó của con, bà mẹ rất ngạc-nhiên, hỏi lại, chẳng biết mình có nghe lầm chăng. Cưu-ma-ca-diếp lập-lại rõ-ràng từng tiếng. Tuy quá đau buồn trước thái-độ lạnh-nhạt của con, nhưng bà mẹ lại thức-tỉnh: "Phải! Con ta nói phải. Trong mười hai năm qua, biết bao nhiêu nước mắt ta đã khóc vì nhớ con. Nay gặp lại nó, nghe những lời phụ-bạc, ta còn quyến-luyến đến con-cái làm chi nữa." Tâm bà liền dứt khoát dẹp bỏ được sự tríu-mến, và ngay trong hôm ấy, bà chứng-đắc được quả-vị A-la-hán.

Sau đó, tại chùa Kỳ-viên, một vị tỳ-kheo bạch Phật: "Bạch Thế-tôn nếu bà mẹ của Cưu-ma-ca-diếp nghe lời của Đề-bà-đạt-đa mà hoàn-tục, thì nay cả mẹ lẫn con đâu chứng được quả-vị A-la-hán. Đề-bà-đạt-đa quả đã làm hại mẹ con bà ấy; còn Thế-tôn mới thật là nơi nương-tựa của họ." Đức Phật bảo: "Nầy chư Tỳ-kheo, trong nỗ-lực tu-tập để được sanh lên cõi Trời, hay chứng quả A-la-hán, các vị chẳng thể nương-tựa vào kẻ nào khác, mà phải nương-tựa vào chính mình, tự mình cố-gắng lấy."

Rồi Đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:

Tự mình nương-tựa chính mình,
Còn hơn tìm kiếm cứu-tinh nơi nào.
Khéo tự điều-phục sao cho vẹn,
Được nơi nương-tựa, hiện khó tìm.
(Kệ số 160.)

TÌM HIỂU:

A.- Nghĩa Chữ:

- Cưu-ma-ca-diếp: tên vị tu-sĩ nầy, tiếng Pali là Kumàrakassapa.

- Xuất-gia: Xuất = ra khỏi; Gia = nhà. Xuất-gia là rời nhà đi tu.

- Đề-bà-đạt-đa: tên vị tỳ-kheo nầy, tiếng Pali là Devadatta. Vốn là anh của Tôn-giả A-nan (em họ của Đức Phật), ba lần mưu-sát Phật.

- Có thai, mang thai = có con trong bụng còn chưa sanh.

- Phát-giác: Phát = lộ ra;Giác = biết. Phát-giác là bị lộ ra nên mọi người biết đến.

- Tỳ-kheo-ni = nữ-tu-sĩ Phật-giáo; tiếng Pali là Bhikkhuni.

- Hoàn-tục: Hoàn = trở lại; Tục =thế-tục; Hoàn-tục là trở về sống đời thường, chẳng đi tu nữa.

- Quán-thấy = nhìn thấy rõ trong tâm.

- Ưu-bà-li = vị đại-đệ-tử của Đức Phật Thích-ca, giỏi nhứt về giới-luật; tên tiếng Pali là Upàli.

- Vua Ba-tư-nặc = Vua xứ Câu-tát-la (Kosala), tên tiếng Pali là Pasenadi

- Cấp-cô-độc = vị Trưởng-giả giàu-có, nổi tiếng cứu-giúp người nghèo-khổ, cô-đơn, nên được tặng danh-hiệu là ông Cấp-cô-độc, tên tiếng Pali là Anàthapindika. Ông Cấp-cô-độc xây chùa Kỳ-viên dâng-cúng Đức Phật và Tăng-đoàn.

- Vi-sa-kha: vị tín-nữ giàu tiền-của, rộng lòng bố-thí, đạo-tâm rất cao, xây cất chùa Đông-viên (Pubbàràma)ở phiá Đông chùa Kỳ-viên, để dưng-cúng cho Ni-đoàn.

- Giới-hạnh: Giới = giới-luật, đìều cấm trong đạo Phật; Hạnh = hạnh-kiểm, tư-cách, lối sống; Giới-hạnh là sự tuân theo các điều răn-cấm trong đạo Phật. Tiếng Pali là Sila.

- Tì-vết = vết trầy, vết nhơ. Giới-hạnh chẳng có tì-vết có nghĩa là sự giữ giới hoàn-toàn trong-sạch, chẳng phạm một lỗi nhỏ.

- Qui-chế: Qui = cái khuôn; chế = điều lệ bó-buộc; Qui-chế có nghĩa là tất cả quyền-lợi và bổn-phận dành cho một hạng người. Ở đây, được giữ qui-chế tỳ-kheo-ni có nghĩa là được tiếp-tục tu và được đối-xữ xứng-đáng là một vị tỳ-kheo-ni.

- Sa-di: Xin nhắc lại, Sa-di là người mới vào chùa tập-sự tu-hành, chưa thọ-giới tỳ-kheo; tiếng Pali là Sàmanera.

- Đề-tài thiền-quán: Xin nhắc lại: đầu-đề để suy-tư sâu-xa khi ngồi Thiền nhập định. Thí-dụ như, đề-tài thân bất-tịnh ( bên trong thân chứa những sự dơ-dáy) để quán-tưởng về pháp Tứ-niệm-xứ; hoặc tượng Đức Phật A-di-đà, để quán-tưởng, theo pháp-môn Tịnh-độ.

- Thức-tỉnh = tỉnh-ngộ lại, hết mê-mờ, nhận biết mình đã lầm-lẫn.

- Phụ-bạc = phụ ơn và bạc-tình; đối-xử xấu với người ơn.

- Quyến-luyến, Tríu-mến = hai chữ nầy cùng có chung nghĩa với chữ Khát-ái, Tham-ái, nghĩa là quá bám vào điều mình thương, thích.

- A-la-hán: Xin nhắc lại: đây là quả-vị cao nhứt trong hàng Thanh-văn, dứt bỏ mọi phiền-não, chẳng phải tái-sanh nữa (Arahant )

- Nương-tựa: dịch chữ quy-y, nơi an-ổn được bảo-vệ; (qui = quay về; y = nương-tựa).

- Cứu-tinh = người cứu-giúp cho qua khỏi tai-nạn.

B.- Nghĩa Ý:

(1) Ý-nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện mang ba ý-nghĩa:

1) Tại sao bà mẹ của Cưu-ma-ca-diếp bị đưa ra xét-xử? Vì bà mang bầu (có thai) nên các ni-cô tưởng bà đã phạm tội tà-dâm trong khi tu.Theo giới-luật, tu-sĩ Phật-giáo phải cắt-đứt mọi tình-dục, sống độc-thân. Phạm tội nầy, sẽ bị đuổi ra khỏi Giáo-hội. Vì mẹ của Cưu-ma-ca-diếp đã có thai trước khi đi tu, nên chẳng phạm tội dâm.

2) Tại sao Cưu-ma-ca-diếp lại đối-xử lạnh-nhạt với mẹ? Đó là vì muốn giúp mẹ dứt bỏ được sự quyến-luyến vào con. Dứt được sự tríu-mến là một hạnh trong hạnh xả-ly (xả = bỏ; ly = lià ra), giữ tâm thanh-tịnh, dửng-dưng trước mọi việc dầu vui hay buồn, như thế mới giải-thoát được mọi phiền-não. Tríu-mến là tự mình xe dây để trói-buộc mình; muốn được giải-thoát, phải cắt-đứt sợi dây tình-cảm ấy.

3) Tại sao, ngoài mình ra, mình chẳng nên tìm nơi nương-tựa nào khác? Mình nương-tựa vào chính mình có nghĩa là chính mình phải cố-gắng lấy, chẳng được chờ ai đến giúp cho mình. Tại sao? Vì ai tu thì người ấy được, nào có ai tu được giùm cho kẻ khác đâu. Nói cách khác, muốn thân của mình sạch, mình phải đi tắm lấy thân mình, kẻ kia đi tắm, thì thân người ấy sạch, chớ thân mình vẫn còn dơ.

(2) Ý-nghĩa của bài Kệ số 160:

Thử phân-tách bài Kệ:

1) Tự mình nương-tựa chính mình: tự mình cố-gắng tu-tập lấy mình, tin-tưởng các nỗ-lực của mình sẽ đưa đến kết-quả tốt cho mình.

2) Còn hơn tìm kiếm cứu-tinh nơi nào: còn đi tìm kiếm người khác tu giúp mình là còn chần-chờ, thiếu quyết-tâm. Có ai cứu cho mình ra khỏi cảnh sanh-tử Luân-hồi đâu mà mất công đi tìm.

3) Khéo tự-điều-phục sao cho vẹn: khéo tự-điều-phục ở đây có nghĩa là khéo tu-tập lấy. Về sự điều-phục, xin xem lại trang 413.

4) Được nơi nương-tựa, hiện khó tìm: nơi nương-tựa nào mà khó tìm? Đó là quả A-la-hán, dứt sạch phiền-não, hết bị tái-sanh nữa.

HỌC TẬP:

- Học thuộc lòng bài Kệ, ghi nhớ: cố-gắng theo Phật-pháp mà tự-tu lấy mình vì ai tu, thì người ấy được, chẳng ai tu giúp ai được cả.

(131).- Tích chuyện ông Ưu-bà-sa.

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại chùa Kỳ-viên, nước Xá-vệ, trong một kỳ giảng-pháp, có đề-cập đến người thiện-nam tên là Ưu-bà-sa.

Thuở ấy có người thiện-nam, tên Ưu-bà-sa, đến chùa Kỳ-viên thọ Bát-quan-trai-giới, trong hai mươi bốn tiếng đồng-hồ giữ giới, nghe kinh. Sau buổi lễ vào sáng sớm, Ưu-bà-sa đi ra bờ ao gần chùa để rửa mặt. Cách chùa không xa, trong đêm qua, có một gia-đình giàu-có bị cướp-bóc. Bọn cướp bị rượt đuổi, chạy ngang qua gần ao, đánh rơi tang-vật cướp được bên bờ ao, gần chỗ Ưu-ba-sa đang rửa-ráy. Một lát sau, chủ nhà chạy đến, thấy của-cải của mình bên bờ, tưởng người dưới ao là kẻ cướp, mới hô gia-nhơn vây đánh Ưu-ba-sa. Ưu-bà-sa bị đánh-đập tàn-nhẫn, thương-tích nặng-nề chịu chẳng nổi, nằm lăn xuống cỏ, thở hơi cuối cùng.

Khi mặt trời lên cao, các vị tỳ-kheo và sa-di ra ao gánh nước, thấy thi-thể Ưu-bà-sa, nhận ra được người thiện-nam nầy vừa thọ Bát hôm qua, mới vào trình cùng Đức Phật. Các vị tỳ-kheo thưa: "Bạch Thế-tôn, vị cận-sự-nam Ưu-bà-sa là người hiền-lành, mộ đạo, vừa thọ Bát-quan xong, lại bị đánh chết. Ưu-bà-sa đâu đáng phải chết đau-khổ như thế!" Đức Phật bảo: "Nầy chư tỳ-kheo, nếu quí vị phán-xét về đức-hạnh trong đời nầy của thiện-nam Ưu-bà-sa, thì quả thật, chẳng đáng phải chịu một cái chết đau-khổ như thế. Nhưng nếu quí vị xét đến tiền-kiếp của Ưu-bà-sa, quí vị sẽ thấy ông ấy đang chịu quả-báo của đời trước. Trong một tiền-kiếp, Ưu-bà-sa là một vị quan cận-thần, có dính-líu tình-ái với vợ của một người khác. Ỹ thế vua thương, vị cận-thần ấy vu-oan cho người chồng, bắt đem đánh-đập đến chết, để chiếm lấy người vợ. Vì tội-ác đó, nên trong đời nầy, Ưu-bà-sa phải chết thê-thảm như vậy. Hành-động xấu-ác chẳng những gây khốn-khó trong đời nầy, mà còn đưa ta tái-sanh vào các nẻo ác-đạo nữa."

Rồi Đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:

Tự mình làm điều ác,
Ác từ bụng mình sanh,
Ác do mình tạo thành,
Người ngu, ác nghiến nát.
Kim-cương, nào có khác,
Nghiến nát hòn bảo-thạch
Trước chứa nó long-lanh.
(Kệ số 161.)

TÌM HIỂU:

A.- Nghĩa Chữ:

- Ưu-bà-sa: tên vị thiện nam nầy, tiếng Pali là Mahàkàla Upàsaka

- Thiện-nam = Cận-sự-nam = Phật-tử tu tại-gia, nam gọi là thiện-nam ( Pali: Upàsaka), nữ gọi là tín-nữ (Upàsikà).

- Thọ Bát-quan-trai-giới: gọi tắt là thọ Bát, vào chùa tu trong 24 tiếng đồng-hồ, nguyện giữ tám điều răn-cấm gồm năm giới của người tu tại-gia, cộng thêm (1) chẳng trang-sức và nằm giường cao, (2) chẳng ăn phi-thời ( = sái giờ) và (3) chẳng nghe hát-xướng. Phật bảo, kẻ nào thọ Bát thật thanh-tịnh, sẽ khỏi phải sa vào địa-ngục.

- Tang-vật: Tang = tang-chứng, bằng-cớ tội-phạm; Tang-vật là đồ vật bị trộm cắp, hay võ-khí dùng để hại người, bị bắt gặp.

- Gia-nhơn: Gia = nhà; nhơn = người; Gia-nhơn người ở, đầy-tớ.

- Thương-tích =vết thương, chỗ bầm, trầy, hay đổ máu trên mình.

- Tỳ-kheo, Sa-di: xin xem lại nghĩa ở bài trước.

- Mộ đạo = rất tin-tưởng vào Đạo, siêng tu-hành.

- Tiền-kiếp = kiếp trước, đời trước.

- Cận-thần: Cận = gần, gần bên vua; thần = quan. Cận-thần là vị quan được ở gần bên vua, được vua thương.

- Dính-líu tình-ái = dan-díu, ngoại-tình, thông-gian.

- Vu oan = phao tội gian cho kẻ khác bị oan-ức.

- Nẻo ác-đạo = phải tái-sanh vào ba đường ác của Luân-hồi: (1) điạ-ngục; (2) ngạ-quỉ ( = quỉ đói); (3) súc-sanh ( = thú-vật.)

- Kim-cương = hột xoàn.

- Bảo-thạch: Bảo = quí báu; Thạch = đá. Bảo-thạch là đá quí, có chứa hột xoàn bên trong.

- Thi-thể: Thi = thây-ma; thể = thân-thể; Thi-thể là thân-xác người chết còn chưa chôn.

B.- Nghĩa Ý:

(1) Ý-nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại một người mộ-đạo, vừa thọ Bát xong vì "tai bay hoạ gởi" mà phải bị đánh chết thê-thảm. Đó là vì trong kiếp trước, kẻ ấy có phạm-tội ngoại-tình, đập chết người chồng để chiếm người vợ, nên kiếp nầy phải trả quả-báo.

Tích chuyện chứng-minh rõ-ràng luật Nhơn-Quả: tội-ác ở đời trước là nhơn, đưa đến cái chết thê-thảm ở đời nầy là quả. Nhơn nào quả nấy chẳng sai, đó là ý-nghĩa của Tích chuyện.

Vì mình chẳng thấy biết được tiền-kiếp cho nên mình chẳng hiểu rõ được sự báo-ứng của luật Nhơn-Quả. Luật Nhơn-Quả vì thế, cần phải xét đến qua ba đời: đời trước, đời nầy và đời sau. Ứng-dụng vào cuộc sống, ta có thể nói: nhìn đến thân-phận hiện nay của một người, ta có thể đoán biết người ấy lành hay dữ trong kiếp trước; và nhìn vào hành-động đời nầy của một người, ta có thể tiên-đoán vận-mạng tốt hay xấu của người ấy trong kiếp sau.

(2) Ý-nghĩa của bài Kệ số 161:

Ý-nghĩa của bài Kệ rất rõ-ràng: hễ ai làm ác thì sẽ bị ác nghiến-nát, nghĩa là sẽ phải chịu quả-báo khốn-khổ do nguyên-nhơn tội-ác đã làm, chẳng thể nào tránh khỏi.

Bài Kệ dùng một thí-dụ rất cụ-thể để chỉ rõ sự báo-ứng của luật Nhơn-Quả: vì mê-mờ mà tạo ác, ác đó sẽ nghiến-nát đời mình, cũng như hòn bảo-thạch kia, bên trong chứa sẵn hột kim-cương, rồi sẽ bị viên kim-cương cứng-rắn đó nghiến-nát.

Nếu đã lỡ làm ác, có cách nào để khiến ác-báo chậm đến hay không? Có, phải sám-hối tội-lỗi và tạo thêm điều lành, khiến cho quả-báo chẳng đủ cơ-duyên để xảy ra. Xảy chậm thôi, vì thế, tốt nhứt là thấy việc ác, phải tránh ngay.

HỌC TẬP:

- Học thuộc bài Kệ, ghi nhớ để tự răn mình trong hành-động thường ngày. Nhớ: ác do mình tạo, mình có thể tránh nó trước được.

(132).- Tích chuyện về một tiền-kiếp của Đề-bà-đạt-đa.

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại chùa Kỳ-viên, nước Xá-vệ, trong một kỳ giảng-pháp, có đề-cập đến Đề-bà-đạt-đa trong một tiền-kiếp.

Một hôm, trong giờ nghỉ-ngơi, các vị tỳ-kheo đang bàn chuyện với nhau, thì Đức Phật đi đến. Ngài hỏi, bàn chuyện chi, thì các tỳ-kheo thưa, bàn về hạnh-kiểm của Đề-bà-đạt-đa. Một vị tỳ-kheo thưa: "Bạch Thế-tôn, Đề-bà-đạt-đa là người chẳng có đức-hạnh chi, tham-lam, bỏn-xẻn, lại hám danh trục lợi. Ông ta đã xúi-dục vua A-xà-thế giết vua cha là vua Tần-bà-sa-la, một vị đạo-đức vẹn-toàn. Đề-bà-đạt-đa lại ba lần mưu-sát Thế-tôn; như thế, Đề-bà-đạt-đa quả thật là người xấu-ác, chẳng chữa-trị được." Đức Phật bảo: "Chẳng phải Đề-bà-đạt-đa muốn giết ta trong đời nầy mà thôi, cả trong các đời trước, Đề-bà-đạt-đa cũng muốn giết-hại ta nữa." Rồi Đức Phật kể lại câu chuyện về một tiền-kiếp của Ngài và Đề-bà-đạt-đa, như sau:

Vào thời đức Vua Phạm-đạt trị-vì ở thành Ba-la-nại, ta (Đức Phật) thác-sanh làm một con nai và Đề-bà-đạt-đa làm người thợ săn. Một hôm, người thợ săn thấy dấu chơn nai ở một gốc cây, mới leo lên cây ấy rình chờ, sắp sẵn mũi chĩa nhọn. Chú nai sắp đi đến gần bên cây, nhưng rất dè-dặt, cẩn-thận nhìn quanh. Người thợ săn thấy nai còn ngập-ngừng, chưa đến gần cây, mới hái mấy trái cây, liệng xuống để dụ nai đến gần. Nai bước chầm-chậm, nhìn lên thấy có người núp sẵn trên ngọn, mới bỏ đi nhanh chỗ khác, vừa đi vừa nghĩ: "Nầy cây cổ-thọ, mọi hôm cây để rơi quả theo chiều thẳng đứng, hôm nay, trái rụng sao lại rơi xiêng-xiêng như thế nầy. Cây đã chẳng tuân theo luật rớt thẳng của thiên-nhiên, thì ta bỏ cây nầy, tìm đến cây khác vậy." Thấy nai bỏ đi, Đề-bà-đạt-đa tức-giận đánh rơi mũi chĩa xuống đất và nói: "Hôm nay, ta tính sai nên mầy mới chạy thoát." Con nai quay lại nhìn kẻ săn-bắn như muốn nói: "Nầy ông thợ săn, hôm nay ông tính đã sai, nhưng mà ác-nghiệp của ông chẳng có tính sai đâu, ác-nghiệp đó sẽ theo đuổi ông mãi mãi, chẳng sai đâu."

Kể xong, Đức Phật nói thêm: "Đề-bà-đạt-đa luôn luôn muốn giết ta từ nhiều kiếp trước, nhưng chẳng thành-công được. Nầy chư tỳ-kheo, cũng như dây bìm quấn quá chặt vào cây, khiến cho cây phải khô-héo, ác-nghiệp của kẻ dữ chẳng có đức-hạnh sẽ theo đuổi kẻ ấy mãi cho tận dưới địa-ngục."

Rồi Đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:

Dây bìm leo bám cây ta-la,
Quấn quá chặt khiến cây khô héo.
Người phá-giới nặng nề chỉ khéo
Chuốc hoạ cho mình, như kẻ thù mong.
(Kệ số 162.)

TÌM HIỂU:

A.- Nghĩa Chữ:

- Đề-bà-đạt-đa: tên vị nầy tiếng Pali là Devadatta. Vốn là anh của Tôn-giả A-nan, em họ của Đức Phật Thích-ca.

- Tiền-kiếp: Xin nhắc lại: kiếp trước, đời sống trước đời nầy.

- Hạnh-kiểm: nết-na, tánh-tình, hành-động thường làm.

- Bỏn-xẻn = rít-róng, hà-tiện, bần-tiện, keo-kiệt, kẹo.

- Hám danh trục lợi:Hám = ham;Trục = tìm kiếm.Hám danh trục lợi là ham tiếng khen và muốn có nhiều lợi cho mình, ham danh-lợi.

- A-xà-thế: tên vị vua giết cha nầy, tiếng Pali là Ajàtasattu.

- Tần-bà-sa-la: tên vua nước Ma-kiệt-đà (Magadha), rất mộ đạo Phật, tiếng Pali là Bimbisara.

- Mưu-sát: Mưu = mưu-kế; Sát = giết. Müu-sát là tìm cách giết lén, nhưng chẳng giết được.

-Phạm-đạt: tên vị vua nầy, tiếng Pali là Brahmadatta.

-Ba-la-nại: tên thành-phố lớn nầy ở Ấn-độ, tiếng Pali là Varanasi. Khi thành Đạo, Phật Thích-ca đến đây, thuyết-pháp lần đầu.

-Thác-sanh: sanh ra trong một kiếp tới, sau khi chết ở đời trước

- Thiên-nhiên = tự-nhiên. Theo luật sức hút của trái đất, mọi vật khi rơi xuống, nếu chẳng bị cản, thì rơi theo chiều thẳng đứng.

- Cổ-thọ: Cổ = xưa, lâu đời; Thọ = cây. Cổ-thọ là cây lâu năm.

- Ác-nghiệp = vận-mạng xấu, số-phần xấu-ác.

- Dây bìm: loại cây có thân-dây quấn quanh cây lớn mà sống.

- Địa-ngục: Điạ = đất; Ngục = nhà tù. Theo giáo-lý nhà Phật, kẻ làm ác khi chết phải sa vào điạ-ngục, là nơi phải chịu hình-phạt nặng-nề Điạ-ngục là một cõi ác trong ba nẻo dữ của Luân-hồi, hai nẻo kia là ngạ-quỉ ( = quỉ đói) và súc-sanh ( = thú-vật).

- Ta-la = tên một loại cây, cao khoảng mười thước, lá mỏng màu xanh-vàng tươi. Đức Phật Thích-ca mất trong rừng cây ta-la.

- Phá-giới = chẳng tuân theo điều răn-cấm.

- Chuốc họa: có hành-động khiến cho tai-họa xảy đến cho mình.

B.- Nghĩa Ý:

(1) Ý-nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện kể lại tiền-kiếp của Đức Phật và Đề-bà-đạt-đa. Đề-bà-đạt-đa làm người thợ săn, tìm cách bắn con nai là tiền-thân ( = tấm thân ở kiếp-trước) của Đức Phật, nhưng chẳng được.

Nhơn Tích chuyện, Đức Phật dạy, kẻ tạo ác sẽ bị ác-nghiệp lôi xuống điạ-ngục, như dây bìm quấn chặt thân cây, khiến cây khô chết.

Nghiệp là gì?Chữ Nghiệp dịch chữ Phạn Karma, có nghĩa là các hành-động đã qua, có ảnh-hưởng về sau. Ba nghiệp: nghiệp miệng, nghiệp thân, nghiệp ý. Muốn giữ ba nghiệp thanh-tịnh, trước phải giữ-gìn tâm-ý cho trong sạch, chẳng nghĩ điều ác, chỉ nghĩ điều thiện.

(2) Ý-nghĩa của bài Kệ số 162:

Hai câu đầu đưa ra thí-dụ về dây bìm sống nhờ vào cây ta-la, nhưng vì quấn quá chặt, khiến cây chết đi, dây bìm cũng chết theo. Thí-dụ cho thấy hễ làm ác, sẽ bị ác-nghiệp đi theo làm khổ-sở về sau.

Hai câu chót có thể viết lại cho xuôi câu theo văn thường là: hành-động của người phá-giới, chẳng tuân theo giới-luật, chỉ đem lại hậu-quả xấu-ác, đau-khổ cho người đó, mang lại tai-hoạ nặng-nề như kẻ thù của mình, ghét mình mong muốn mình bị hại như thế đó.

HỌC TẬP:

1.- Học thuộc lòng bài Kệ, để ghi nhớ Luật Nhơn-Quả.

2.-" Họa tùng khẩu xuất" = Họa do từ miệng mà ra. Vậy, ta phải giữ-gìn miệng-lưỡi. Giữ cách nào? Người xưa dạy, uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. Ta chẳng cần uốn lưỡi chi đến bảy lần, chỉ cần tuân theo giới thứ tư đừng: nói dối, nói hai lưỡi, nói lời thô-ác và vô-nghĩa.

(133).- Tích chuyện về sự chia-rẽ Giáo-hội.

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại tịnh-xá Trúc-lâm, nước Ma-kiệt-đà, trong một kỳ giảng-pháp, có đề cập đến việc Đề-bà-đạt-đa gây sự chia-rẽ trong Giáo-hội Tăng-già.

Một hôm, trong lúc Đức Phật đang thuyết-pháp tại tịnh-xá Trúc-lâm, Đề-bà-đạt-đa đến gặp Đức Phật và đề-nghị với Phật nên để cho ông ta điều-khiển Tăng-đoàn thay thế Đức Phật, viện lẽ là nay Đức Phật đã già-yếu rồi. Đức Phật bác-bỏ ngay lời yêu-cầu đó và bảo rằng Đề-bà-đạt-đa là "kẻ đã nuốt đờm-dãi". Kể từ đó, Đề-bà-đạt-đa rất căm-hận Đức Phật, nên đã ba lần tìm cách mưu-sát Đức Phật nhưng chẳng thành. Về sau, Đề-bà-đạt-đa nghĩ ra một chiến-thuật mới: đề nghị với Đức Phật năm điều giới-luật mới để cho tất cả tỳ-kheo phải tuân theo. Đó là: (1) tỳ-kheo phải sống trong rừng; (2) tỳ-kheo chỉ được ăn những thực-phẩm mà mình khất-thực được; (3) tỳ-kheo chỉ được mặc áo may bằng vải vụn lượm được ở đống rác; (4) tỳ-kheo phải ngủ dưới gốc cây; (5) tỳ-kheo chẳng được ăn cá và thịt. Đức Phật chẳng bác-bỏ các đề-nghị đó, cũng chẳng cấm-đoán các tỳ-kheo nào tuân theo, nhưng Ngài chẳng hề ban-bố các điều nêu trên để trở thành giới-luật chung cho mọi tỳ-kheo phải tuân-hành.

Đề-bà-đạt-đa cho rằng các điều ông đề-nghị hoàn-hảo hơn các giới-luật hiện-hành và có một số tỳ-kheo lại tin theo ông ta. Một hôm, Đức Phật hỏi Đề-bà-đạt-đa, có phải ông ta muốn chia-rẽ Tăng-đoàn ra thành hai nhóm hay không. Đề-bà-đạt-đa nhìn-nhận rằng, quả thật ông ta có ý ấy. Đức Phật liền cảnh-cáo rằng, đó là một trọng-tội, sẽ bị sa điạ-ngục, nhưng ông ta xem nhẹ lời cảnh-cáo đó. Mấy hôm sau, trong khi đi khất-thực ở thành Vương-xá, gặp Tôn-giả A-nan, Đề-bà-đạt-đa thông-báo: "Nầy A-nan, kể từ nay, ta sẽ làm lễ Bố-tát và thi-hành giới-luật riêng, chẳng liên-hệ chi đến Tăng-đoàn của Đức Phật nữa." Về đến tịnh-xá, Tôn-giả A-nan trình lời nói đó lên Đức Phật.

Đến nửa tháng sau, Đề-bà-đạt-đa dẫn một số đông tỳ-kheo nhẹ dạ tin theo ông, rời Tăng-đoàn đi đến gần núi Tượng-đầu, làm lễ Bố-tát riêng tại đấy, như một Giáo-hội độc-lập. Hai Tôn-giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên liền đến giải-thích cho các tỳ-kheo đã nhẹ dạ đi theo Đề-bà-đạt-đa, hiểu rõ sự sai-lầm rất nghiêm-trọng của họ là phá sự hoà-hợp trong Tăng-đoàn, nên một số lớn các tỳ-kheo kia liền quay về tịnh-xá Trúc-lâm như cũ. Sự-việc được trình lên Đức Phật. Ngài nói: "Kẻ vô-hạnh, mê-mờ, ngu-tối thường dễ làm điều ác, có hại cho mình. Thật là khó mà thành người đức-hạnh, biết hành-động sao cho có lợi cho mình và cho kẻ khác."

Rồi Đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:

Làm ác, có hại mình, thì dễ;
Khó thay, hành-thiện để lợi mình!
(Kệ số 163.)

TÌM HIỂU:

A.- Nghĩa Chữ:

-Tịnh-xá Trúc-lâm: ngôi chùa trong vườn Trúc, gần thành Vương-xá (Rajàgaha) nước Ma-kiệt-đà(Magadha) do vua Tần-bà-sa-la (Bimbisara) xây để dưng-cúng lên Đức Phật. Tên tịnh-xá, tiếng Pali là Veluvana.

- Giáo-hội Tăng-già: Giáo-hội = đoàn-thể tôn-giáo; Tăng-già = phiên-âm chữ Phạn Sangha, có nghĩa là nhóm tỳ-kheo từ bốn người trở lên, tu chung với nhau.

- Đề-bà-đạt-đa: Devadatta; xin xem lại chữ nầy ở trang 422.

- "Kẻ đã nuốt đờm-dãi": Đờm-dãi = chất nhờn dơ từ trong miệng khạc nhổ ra. Đây là lời nhục-mạ, chê kẻ ấy đã nuốt đồ dơ-bẩn của người khạc nhổ ra. Dịch tiếng Pali là Khelàsika.

- Căm-hận = tức giận lắm, ghim sâu vào lòng.

- Mưu-sát: Mưu = mưu-kế; Sát = giết chết. Mưu-sát là tìm cách giết lén mà chẳng giết được. Đề-bà-đạt-đa đã (1) thuê người giết Đức Phật, nhưng người ấy lại quy-y với Đức Phật; (2)thả voi say để húc Đức Phật, nhưng voi lại qùi xuống trước Đức Phật; (3) lăn đá từ trên núi Linh-thứu xuống, nhưng Đức Phật chỉ bị thương ở ngón chơn cái.

- Chiến-thuật: Chiến = tranh chiến; Thuật = cách.

- Giới-luật = điều răn-cấm để giữ kỷ-luật sống chung.

- Hoàn-hảo: Hoàn =hoàn-toàn;Hảo =tốt. Hoàn-hảo là trọn tốt hơn.

- Hiện-hành = hiện đang được áp-dụng.

- Cảnh-cáo = báo cho biết trước sự nguy-hiểm.

- Trọng-tội = tội nặng; ở đây, tội đó sẽ dẫn đến cõi điạ-ngục.

- Lễ Bố-tát: lễ đọc giới-luật, mỗi tháng hai lần, để nhắc-nhở nhau về kỷ-luật tu-hành. Tiếng Pali là Uposatha. Chớ lầm chữ Bố-tát nầy với chữ Bồ-tát ( = Bồ-đề-tát-đoả = Bodhisatta = bực đã giác-ngộ)

- Núi Tượng-đầu = dịch nghĩa tên núi Gayàsisa, có hình giống như đầu con voi, ở xứ Ma-kiệt-đà, Ấn-độ xưa.

- Xá-lợi-phất (Sariputta), Mục-kiền-liên (Moggallàna) = tên hai vị đại-đệ-tử của Đức Phật Thích-ca; họ vốn là bạn thân nhau về trước.

- Nhẹ dạ = dễ tin, ít suy-xét, nghe ai nói dụ, thì theo liền.

- Hoà-hợp: Hoà = thuận-hoà; Hợp = hội-hiệp với nhau. Phá sự hoà-hợp trong Tăng-đoàn là gây sự chia rẽ trong Giáo-hội; phạm tội nầy sẽ bị trục-xuất ( =đuổi) ra khỏi Tăng-đoàn.

- Vô-hạnh: Vô = chẳng; Hạnh = đức-hạnh. Kẻ vô-hạnh là người chẳng có đức-hạnh, xấu-xa và bê-bối.

- Hành-thiện: Hành = làm; Thiện = lành. Hành-thiện là làm lành.

B.- Nghĩa Ý:

(1) Ý-nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện kể lại tội Đề-bà-đạt-đa phá sự hoà-hợp của Tăng-đoàn. Đề-bà-đạt-đa vì ganh-tị với Đức Phật, lại tham danh-lợi, muốn làm giáo-chủ, nên phạm trọng-tội gây sự chia-rẽ trong hàng-ngũ các tỳ-kheo; đó là tự mình làm hại mình, vì sẽ bị sa vào địa-ngục.

Ngày nay, lắm kẻ tu-hành đức-hạnh còn kém, muốn lập ra môn nầy phái nọ, cạnh-tranh nhau, nên lấy Tích chuyện để răn mình.

(2) Ý-nghĩa của bài Kệ số 163:

Bài Kệ ngắn gọn, khuyên ta nên làm lành lánh dữ. Làm lành, có lợi cho mình, cho người, điều nầy dễ hiểu nhưng khó làm. Tại sao làm ác thì dễ mà lại hại mình? Có hại cho mình, vì làm ác thì gây ra nghiệp xấu, rồi sẽ phải chịu ác-báo trong đời nầy hay vào các đời sau.

HỌC TẬP:

1.- Học thuộc hai câu Kệ, để ghi nhớ việc làm lành lánh dữ.

2.- Chớ vội tin theo lời quyến-rũ của kẻ tu hành hay khoa-trương.

(134).- Tích chuyện Tỳ-kheo Kha-la.

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại chùa Kỳ-viên, nước Xá-vệ, trong một kỳ giảng-pháp, có đề-cập đến tỳ-kheo Kha-la.

Thuở ấy ở nước Xá-vệ có một bà cụ-già rất mộ đạo, châu-cấp đầy-đủ cho một vị tỳ-kheo tên là Kha-la như con đẻ. Một hôm, nghe người láng-diềng tán-thán Đức Phật, cụ phát-tâm muốn đến yết-kiến Ngài. Cụ nói ý-định của mình cho vị tỳ-kheo nghe, nhưng vị nầy lại chẳng tán-thành. Hai lần nữa, cụ tiếp-tục trình-bày lòng mình mong-mỏi thiết-tha được nghe Đức Phật thuyết-pháp, nhưng tỳ-kheo Kha-la vẫn chẳng bằng lòng. Đến ngày thứ tư, khi tỳ-kheo Kha-la vừa đi vào làng để khất-thực, cụ dặn con cháu ở nhà chăm-sóc phục-dịch cho vị tỳ-kheo trong khi cụ vắng mặt, rồi lên đường đi ngay đến chùa Kỳ-viên. Tỳ-kheo Kha-la khi đi khất-thực, nghe nói cụ chủ nhà đang lên đường đi đến chùa Kỳ-viên, liền nghĩ rằng: "Có thể bà cụ chẳng còn tin-tưởng vào ta nữa!" Nghĩ xong, tỳ-kheo Kha-la vội đi quay về hướng chùa để chận cụ già lại. Đến nơi, thấy cụ đang chăm-chỉ nghe Đức Phật thuyết-pháp, tỳ-kheo Kha-la đến bên cạnh Đức Phật và bạch: "Bạch Thế-tôn, cụ già nầy lẩm-cẩm lắm, chẳng hiểu nổi Chánh-pháp cao-thượng đâu. Thế-tôn chỉ nên dạy cụ ta về bố-thí và trì-giới mà thôi." Đức Phật quán-thấy tâm-địa ích-kỷ của Tỳ-kheo Kha-la mới bảo rằng: "Này tỳ-kheo Kha-la, chớ có nghĩ xằng mà mạ-lỵ Chánh-pháp của ta. Chính ông mới là người chẳng hiểu được Chánh-pháp, và vì tà-kiến, vì ích-kỷ, vì ngu-muội, ông sẽ đi vào con đường diệt-vong."

Rồi Đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:

Vì ác-kiến, người ngu-khờ khinh-miệt
Giáo-pháp bực La-hán đức-hạnh cao,
Sẽ hoại-vong như ngọn trúc lau
Hễ trỗ quả xong liền tiêu-diệt.
(Kệ số 164.)

TÌM HIỂU:

A.- Nghĩa Chữ:

- Kha-la: tên vị tỳ-kheo nầy tiếng Pali là Khàla.

- Châu-cấp = cung-cấp, giúp-đỡ thật đầy-đủ mọi nhu-cầu.

- Tán-thán = khen ngợi nồng-nhiệt.

- Tán-thành = đồng-ý, chấp nhận, chịu theo ý người khác.

- Phát-tâm = trong lòng nẩy sanh ý-định tốt.

- Khất-thực = đi xin ăn.

- Phục-dịch = hầu-hạ, chờ sẵn gần bên để được sai-khiến.

- Lẩm-cẩm = hay lẫn-lộn, lú-lẫn, chẳng sáng-suốt.

- Chánh-pháp cao-thượng = lời giảng-dạy quí-báu của Đức Phật.

- Bố-thí = hiến tặng (đem cho) giúp kẻ thiếu (tiếng Pali: dana)

- Trì-giới = tuân giữ điều răn-cấm trong Đạo (tiếng Pali: sila)

- Tâm-địa ích-kỷ = bụng-dạ xấu chỉ nghĩ lợi cho riêng mình.

- Nghĩ xằng = nghĩ bậy, nghĩ sái-quấy

- Mạ-lỵ = nói xấu, chê bậy.

- Tà-kiến = tư-tưởng sái-quấy, chẳng đúng theo Chánh-pháp.

- Diệt-vong = tiêu-mất đi.

- Ác-kiến = có ý ác, có tư-tưởng xấu.

- Khinh-miệt = chê-bai, chẳng kính-trọng.

- La-hán = bực A-la-hán đã dứt hết phiền-não, hết bị tái-sanh.

- Trúc lau = cây trúc, cây lau, thân-cây thẳng đứng, hễ trỗ bông kết trái, thì đã quá già, chẳng bao lâu sẽ chết tàn đi.

B.- Nghĩa Ý:

(1) Ý-nghĩa của Tích chuyện:

Ý-nghĩa của Tích chuyện chê một vị tỳ-kheo vì ích-kỷ chẳng muốn cho người thí-chủ của mình đến chùa nghe Đức Phật thuyết-giảng, sợ thí-chủ thôi sẽ chẳng giúp mình nữa. Ngày nay, thường thấy có vài vị tu-hành, khi đệ-tử đi sang chùa khác nghe giảng, thì chẳng bằng lòng, mỉa-mai là đi tu dạo.

(2) Ý-nghĩa của bài Kệ số 164:

Ý-nghĩa bài Kệ giống với Tích chuyện, so-sánh sự hoại-vong của người ngu chê Chánh-pháp như ngọn cỏ lau, hễ trỗ bông thì sẽ tàn-tạ.

HỌC TẬP:

1.- Học thuộc bài Kệ, ghi nhớ: phải luôn tôn-trọng Chánh-pháp.

2.- Trì-giới, bố-thí rất quí, nhưng chưa đủ; phải nghe giảng Kinh.

(135).- Tích chuyện thiện-nam Chu-la.

(Tích chuyện nầy hơi giống với Tích chuyện số 131 về Ưu-bà-sa)

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại chùa Kỳ-viên, nước Xá-vệ, trong một kỳ giảng-pháp, có đề-cập đến vị thiện-nam tên là Chu-la.

Thiện-nam Chu-la là người rất mộ đạo, tới ngày rằm vào chùa Kỳ-viên để thọ Bát, giữ giới và nghe giảng Kinh-kệ. Sáng sớm hôm sau, làm lễ xả-giới xong, Chu ra bờ ao gần chùa để rửa-ráy. Bấy giờ có bọn cướp bị rượt đuổi, chạy ngang qua, đánh rơi các tang-vật bên bờ ao. Một lát sau, chủ nhà bị cướp, cùng với gia-nhơn chạy đến, thấy đồ-vật của mình bỏ bên bờ ao, ngờ rằng thiện-nam Chu-la là kẻ cướp, mới vây đánh. May thay, có mấy người nô-lệ gái đang đi gánh nước, liền can-thiệp, bảo rằng thiện-nam Chu chẳng phải là kẻ bất-lương, vì mới thọ Bát ở chùa trong hai mươi bốn tiếng đồng-hồ. Nhờ đó, Chu-la khỏi bị đánh đập oan.

Khi Đức Phật nghe được chuyện đó, Ngài bảo Chu-la: "Ông thoát được nạn, chẳng những nhờ các người nô-lệ gái dám nói lên sự-thật, mà còn nhờ vào sự trong-trắng, chẳng làm quấy của ông. Kẻ nào làm điều xấu-ác sẽ sa vào địa-ngục khi bỏ thân nầy, còn người làm việc thiện sẽ chứng được cảnh-giới Niết-bàn."

Rồi Đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây, nhờ đó mà Chu-la chứng được quả-vị Tu-đà-huờn:

Điều ác tự mình gây,
Nhiễm-ô tự mình vướng.
Chẳng làm ác, do ta;
Trong-sạch cũng do ta.
Thanh-tịnh hay ô-trọc,
Chẳng ai thanh-lọc ai.
(Kệ số 165.)

TÌM HIỂU:

A.- Nghĩa Chữ:

- Thiện-nam: Thiện = lành; Nam = đàn-ông. Thiện-nam là người đàn-ông tin theo đạo Phật. Về phiá phụ-nữ thì gọi là tín-nữ.

- Chu-la: tên vị thiện-nam nầy, tiếng Pali là Cùlakàla Upàsaka.

- Mộ đạo = xin nhắc lại: rất tin tưởng đạo Phật, làm lành, đi chùa

- Ngày rằm: ngày thứ mười-lăm trong tháng âm-lịch, trăng tròn.

- Thọ Bát = nói đủ chữ là thọ Bát-quan-trai-giới, là vào chùa tu trong 24 tiếng đồng-hồ, tuân theo 8 điều răn-cấm: chẳng sát-sanh, chẳng trộm-cướp, chẳng tà-dâm, chẳng nói dối, chẳng uống rượu, chẳng trang-sức và nằm giường cao, chẳng ăn sái giờ, chẳng nghe hát-xướng. Phật bảo, kẻ nào thọ Bát đàng-hoàng, khỏi sa địa-ngục.

- Kinh-Kệ: Kinh là lời Phật dạy ghi thành sách, Kệ là bài thơ ngắn ghi tóm-tắt điều Phật dạy.

- Xả-giới: lễ chấm-dứt việc thọ Bát. Tuy là xả-giới, nhưng người tu-hành vẫn tiếp-tục giữ 8 điều răn-cấm khi về nhà, sau khoá tu.

- Tang-vật: Xin nhắc lại: đồ-vật trộm cướp bị bắt gặp.

- Nô-lệ = đầy-tớ ở đời với chủ, mất tự-do cá-nhơn.

- Bất-lương: Bất = chẳng; Lương = ngay thẳng; kẻ bất-lương là người gian-xảo, xấu-ác.

- Địa-ngục = theo sự tin-tưởng của đạo Phật, kẻ làm ác đời nầy, khi chết chịu thêm hình-phạt ở cõi âm-u đen tối, gọi là địa-ngục

- Niết-bàn: cảnh sống an-vui của người đã hết phiền-não, chẳng còn phải tái-sanh nữa trong Luân-hồi.

- Nhiễm-ô: Nhiễm = dính, lấm-lem; Ô = đục, dơ; Nhiễm-ô là lây điều xấu, trở nên dơ-bẩn, xấu-xa) Ô-trọc = đục và dơ.

- Thanh-lọc = làm cho trong-sạch lại, khiến hết dơ-bẩn.

B.- Nghĩa Ý:

(1) Ý-nghĩa của Tích chuyện:

Ý-nghĩa của Tích chuyện là khi giữ mình theo giới-luật thì chẳng bị đánh-đập dầu gặp việc oan-ức.

(2) Ý-nghĩa của bài Kệ số 165:

Bài Kệ dạy, điều ác tự mình làm, vậy muốn thân-tâm trong-sạch, phải chính mình thanh-lọc lấy, bằng cách tránh điều xấu-ác, đừng làm.

HỌC TẬP:

- Học thuộc bài Kệ, ghi nhớ, muốn thanh-lọc thân-tâm, phải tự mình làm lấy: theo điều thiện-lành, tránh xa điều xấu-ác.

(136).- Tích chuyện Trưởng-lão Ất-tha-đạt.

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại chùa Kỳ-viên, nước Xá-vệ, trong một kỳ giảng-pháp, có đề-cập đến Trưởng-lão Ất-tha-đạt.

Thuở ấy, khi Đức Phật tuyên-bố còn bốn tháng nữa, Ngài sẽ nhập Niết-bàn, các vị tỳ-kheo còn chưa chứng-đắc quả-vị rất hoang-mang lo-sợ. Họ chẳng biết rồi đây, ai sẽ dìu-dắt họ tu-tập nữa, nên lúc nào cũng ở gần bên Phật. Tuy nhiên, tỳ-kheo Ất-tha-đạt lại chẳng làm như thế, mà trở về cốc, một mình ngồi Thiền, với mục-tiêu là chứng-đắc quả-vị A-la-hán ngay khi Đức Phật còn tại thế-gian. Các vị tỳ-kheo khác chẳng hiểu ý-định của Ất-tha-đạt, cho rằng Ất chẳng tha-thiết chi đến Phật, mới đến mời Ất-tha-đạt đến gặp Phật và bạch rằng: "Bạch Thế-tôn, vị tỳ-kheo nầy chẳng có vẻ gì thương-mến và kính-mộ Thế-tôn, nghe tin Thế-tôn sắp nhập Niết-bàn mà vị ấy cả ngày chỉ ngồi trong cốc vắng một mình." Tỳ-kheo Ất-tha-đạt trình lên Đức Phật rõ, mình ở trong cốc vắng là cố hành-thiền để chứng được quả A-la-hán trước ngày Đức Phật nhập-diệt. Đức Phật phán: "Nầy chư tỳ-kheo, những ai thật-sự kính-mộ Ta cần phải hành-động như Ất-tha-đạt, chớ chẳng phải là nên thường đến gặp Ta và đem dâng hương-hoa cho Ta. Cách mến Ta chơn-chánh nhứt là biết đem Chánh-pháp mà Ta đã giảng-dạy ra thực-hành cho thật chu-đáo."

Rồi Đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây, nhờ đó tỳ-kheo Ất-tha-đạt chứng được quả-vị A-la-hán:

Dầu lợi-tha to lớn bao nhiêu,
Đường tu tự-lợi, chớ quên nhiều.
Thấy rõ lợi mình là giải-thoát,
Chuyên tâm lấy đó làm mục-tiêu.
(Kệ số 166.)

TÌM HIỂU:

A.- Nghĩa Chữ:

- Ất-tha-đạt: tên vị tỳ-kheo nầy, tiếng Pali là Attadattha.

- Nhập Niết-bàn, Nhập-diệt: lià thân-xác nầy vào cõi tịch-diệt.

- A-la-hán: quả-vị cao nhứt hàng Thanh-văn( =đệ-tử sống gần bên Phật, nghe kinh mà tu-tập), dứt hết phiền-não, hết bị tái-sanh nữa. Tiếng Pali là Arahant.

-Cốc = căn nhà nhỏ ở nơi vắng-vẻ để tu-hành, còn gọi là am, thất.

- Hành Thiền = ngồi thiền.

- Lợi-tha = làm lợi cho kẻ khác, giúp đỡ kẻ khác.

- Tự-lợi = làm lợi cho mình; ở đây, tự-lợi có nghĩa là cố-gắng tu-tập để mình được chứng-quả, và được giải-thoát, có lợi cho mình.

- Mục-tiêu: Mục = con mắt; tiêu = cái mốc nhìn để bắn. Ở đây, chữ mục-tiêu gần nghĩa với chữ mục-đích, tức là điều mà mình nhắm tới, muốn đạt được, khi mình cố-gắng làm việc gì.

B.- Nghĩa Ý:

(1) Ý-nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện kể lại, khi nghe Đức Phật sắp nhập Niết-bàn, các tỳ-kheo đều quay-quần bên Đức Phật để tỏ lòng quyến-luyến; chỉ có Trưởng-lão Ất-tha-đạt lại rút về cốc ở một mình. Họ lầm tưởng Trưởng-lão Ất-tha-đạt thiếu lòng thương-tưởng đến Đức Phật. Khi biết lý-do là Trưởng-lão đang nỗ-lực hành-thiền để chứng quả A-la-hán, trước khi Đức Phật nhập-diệt, Đức Phật khen ngợi thái-độ đó, khuyên các tỳ-kheo nên bắt chước, và Ngài bảo: "Kính mộ ta, là biết đem Chánh-pháp của ta ra thực-hành cho chu-đáo."

Ý-nghĩa của Tích chuyện là khi thương-mến ai lúc sắp lìa đời, chẳng phải là thở-than, khóc-lóc vì người đó, mà chính là làm theo nguyện-vọng của người đó mới thật là kính-mộ người ấy mãi mãi.

(2) Ý-nghĩa của bài Kệ số 166:

Ý-nghĩa của bài Kệ khuyên ta, trên đường tu, đừng quá vì lợi tha mà quên sự tự-lợi. Chớ tưởng-lầm đó là lời khuyên ích-kỷ, vì mình hơn vì kẻ khác. Ý sâu của bài Kệ là đừng quá hăng-say trong công-tác xã-hội, giúp người, mà xao-lãng tu-tập để chính mình được giải-thoát. Mình có giác-ngộ và giải-thoát rồi, đi giúp kẻ khác mới hữu-hiệu hơn.

HỌC TẬP:

- Học thuộc lòng bài Kệ, ghi nhớ: khi tu theo hạnh Bồ-tát, làm công-tác xã-hội giúp người, cũng đừng quên mục-tiêu tự-giải-thoát.

Âm lịch

Ảnh đẹp