31. THIỀN SƯ GIÁC HẢI
(1)
Đại nam nhất thống chí, tỉnh Ninh Bình, mục Từ miếu, nhân viết về đền
Nguyễn Giác Hải, có nói: “Đền Nguyễn Giác Hải ở tại xã Yên Vệ, huyện Yên
Khánh. Thần họ Nguyễn tên Quốc Y, hiệu Giác Hải người Giao Thủy, Hải
Nam - nay là tỉnh Nam Định - sinh khoảng thời Lý Thái Tông. Nhỏ theo
nghề chèo chài lưới của cha. Sau bà mẹ đem về Yên Vệ, cùng với Nguyễn
Minh Không kết bạn, đi Tây Trúc cầu đạo. Được đạo rồi, bèn trở về Giao
Thủy, trụ trì chùa Nghiêm Quang”.
Nói
như thế, phải chăng chùa Diên Phúc là chùa Nghiêm Quang ở đây ? Chắc
chắn là không phải, bởi vì chùa Nghiêm Quang tức chùa Thần Quang hay
chùa Keo ngày nay, và chùa chưa bao giờ có tên Diên Phúc. Chúng tôi chưa
có dịp nghiên cứu hiện địa vùng Giao Thủy, nên chưa thể trả lời dứt
khoát chùa Diên Phúc là chùa nào và nằm tại đâu hiện nay. Kiến văn tiểu
tục 4 tờ 2b4 có ghi tên một chùa tên Diên Phúc. Ở thôn Cồ Việt, ở đó có
tấm bia do Nguyễn Công Diệm soạn vào năm 1113. Nhưng Khảo Bắc thành địa
dư chí lục, chúng tôi không thấy thôn Cồ Việt ở đâu cả, nên cũng chưa
xác định hẳn vị trí chùa Diên Phúc được.
(2)
Nam ông mộng lục tờ 9 dưới mục “Tăng đạo thần thông” chép y chuyện này.
Kiến văn tiểu lục 4 tờ 13a5-6 chép nguyên lại bài thơ.
(3)
A giác nữ đầu bạch: người con gái còn để chỏm mà đầu đã bạc. thiền sư
Đầu Tử Đại Đồng được hỏi: “Hòa thượng sống ở đây có cảnh giới gì?”. Sư
đáp: “A giác nữ bạch đầu ty” (người con gái còn để hai chỏm tóc, nhưng
đầu đã bạc như tơ). Xem Truyền đăng lục 15 tờ 319c13.
(4)
Long môn tào điểm ngạch. Tháng 3 cá chép vượt cửa Rồng để thành rồng,
nếu không vượt nổi thì bị chấm trên trán mà trở về. Linh Thứu Nhàn thiền
sư, có hòa thượng Minh Thủy hỏi: “Thế nào là mau được pháp thân?”
Sư đáp:
“Nhất thấu Long môn vân ngoại vọng
Mạc tác Hoàng hà điểm ngạch ngư”
(Một khi đã tới cửa rồng, ngó trời ngoài mây
Thì chớ làm cá sông Hoàng Hà bị chấm trên trán)
Xem Truyền đăng lục 10 tờ 278b18-19.
Long
môn là một tên đất tại tỉnh Tứ Xuyên ở Trung Quốc, ở đấy có cái vực rất
to ăn thông với sông Dương Tử. Tương truyền ở đó có cái ao tên Vũ Môn.
Tục truyền hễ đến tháng 7 nước to, cá chép các nơi kéo về đua nhau nhảy
qua cửa đáy. Con nào nhảy qua thì hóa thành rồng. Con nào không thì bị
một chấm trên trán, mà trở về. Ở nước ta, theo Kiến văn tiểu lục 6 tờ
13b4-7 thì Long Môn ở tại đất những động Dĩ lý và Hào trang của Mộc
Châu, ở đấy “có một ngọn núi ở trung lưu sông Đà, đá lớn lộn xộn, mỗi
năm đến ngày 8 tháng 4, các bày cá bơi ngược dòng mà lên, nhưng chỉ các
chép một hai con thì có thể được. Giao Châu ký nói: “Có Long môn, nước
sâu trăm tầm, cá lớn lên đó thì hóa thành rồng”.
(5)
An nam chí nguyên 3 tờ 211 viết: “Thiền sư Giác Hải là Sư huyện Giao
Thủy, thần thông rộng lớn, biến hóa như thần. Khi sắp thị tịch, có sao
hỏa rơi vào Thái thất. Đến sáng, Sư mất”. Xem thêm Đạo giáo nguyên lưu
quyển thượng tờ 16 b8.
(6)
Truyện Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải trong Lĩnh nam chích quái
truyện tờ 36 chép nguyên truyện Giác Hải ở đây với một vài sai lầm chính
tả và thiếu sót do sao lục, nhưng không quan trọng. Từ Đạo Hạnh đại
thánh sự tích thật lục do “Đạo nhân Quán tam thanh” thêm vào trong Việt
điện u linh tập tờ 48-51 chép chuyện Giác Hải ké với Từ Đạo Hạnh và Minh
Không, song cũng không có gì đặc sắc đáng nói cả. Nó chỉ điển hình cho
tình trạng thất truyền của cuộc đời Giác Hải mà thôi. Cái ghi chú của An
nam chỉ lược 15 tờ 147 về “hai thầy Không Lộ và Giác Hải thường vào Đại
quốc xin đồng về đúc chuông” hai cái để tại chùa núi Phổ Lại, và việc
“Gíác Hải giỏi lặn dưới nước” cũng không thêm gì hơn là giúp ta xác định
niên đại những truyền thuyết thần kỳ về những vị sư này.
32. THIỀN SƯ NGUYỆN HỌC
(1)
An nam chí nguyên 3 tờ 210 viết: “Thiền sư Nguyện Học là sư châu Vũ
Ninh. Trong lúc tập thiền định, thân như cây khô, vật và ta đều quên,
cho nên chim bay đến châu, thú rừng lẩn quẩn, nhất loạt như vật nuôi
trong nhà. Tùy Cao Tổ sai sứ xây tháp cúng dường”. Nhưng rõ ràng đấy là
văn cú lấy trong truyện Pháp Hiền. Đạo giáo nguyên lưu quyển thượng tờ
16b1 cũng chép Pháp Hiền như thế. Nhưng trước Pháp Hiền nó ghi lại ở tờ
16a12 những mô tả về Nguyện Học và viết: “Thiền sư Nguyện Học là Sư châu
Vũ Ninh, siêng tu phạm hạnh, mỗi khi vào thiền quán, nhiều ngày mới
đứng dậy, đến chết thì ngồi kiết già mà mất”. Do thế, những gì viết về
Nguyện Học của bản in An nam chí nguyên ngày nay là lấy từ Pháp Hiền, do
việc chép nhảy hàng gây ra, bởi vì cả Học lẫn Hiền đều nói là ỏõsư châu
Vũ Ninh”, nên sau những chữ ấy, đúng ra người viết phải chép tiếp những
mô tả về Học, nhưng đã nhảy hàng và chép thay vào, những mô tả về Pháp
Hiền.
(2) Tức làng Chân Hộ huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Xem chú thích (2) truyện Đạo Huệ.
(3) Tức làng Phù Cầm, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Xem chú thích (2) truyện Minh Trí.
(4)
Chùa này ở tại Long Đàm, Phúc Đường, tức khoảng vùng huyện Thanh Trì,
tỉnh Hà Đông ngày nay. Xem chú thích (3) truyện Viên Chiếu.
(5) Tức núi Sóc, huyện Kim Anh, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay. Xem chú thích (5) truyện Khuông Việt.
(6)
Nguyên văn: Thiên Cảm Chí Bảo bát niên. Nhưng theo Đại Việt sử lược 3
và Đại Việt sử ký toàn thư B4 thì niên hiệu Thiên Cảm Chí Bảo chỉ gồm có
hai năm, đó là năm 1174 và 1175 thôi. Như thế, chữ bát chắc chắn là một
viết sai của chữ nhị chúng tôi đề nghị sửa và dịch theo cách hiểu đây.
(7) Ý lấy từ Bài kệ thị chúng của Huệ Tư.
Đạo nguyên bất viễn
Tánh hải phi diêu
Đản hướng kỷ cầu
Mạc tùng tha mích
Mích tức bất đắc
Đắc diệt phi chân.
(Nguồn đạo không ngái
Bể tính chẳng xa
Chỉ nhắm mình tìm
Chớ tìm ở người
Tìm tức không được
Được cũng chẳng chân)
Xem Truyền đăng lục 27 tờ 431b2-4.
(8) Thiền sư Huệ Tư. Kệ viết:
Đốn ngộ tâm nguyên khai bảo tạng
Ẩn hiện linh thông hiện chư tướng
Độc hành độc tọa thường nguy nguy
Bách ức hóa thân vô số lượng
Tung hiệp bức tắc mãn hư không
Khán thời bất kiến vi trần tướng
Khả tiêu vật hề vô tỷ huống
Khấu thể minh châu quang hoảng hoảng
Tầm thường kiến thuyết bất tư nghì
Nhất ngữ tiêu danh ngôn hạ đáng
Xem Truyền đăng lục 27 tờ 431b5-9.
(8)
Tức truyện của Huệ Tư trong Truyền đăng lục 27 tờ 431a14-c8. Tư sinh
năm 514 và mất năm 577, thọ 64 tuổi, người Vũ Tân, họ Lý. Cái mà tác giả
Thiền uyển tập anh gọi là “truyện của Học với truyện Huệ Tư đại khái
giống nhau” rõ ràng nằm trong những bài kệ Thị chúng dẫn trên.
33. THIỀN SƯ QUẢNG NGHIÊM
(1) Xem chú thích (2) truyện Bảo Giám.
(2)
Nguyên văn chép Trí Thiền. Nhưng truyện Minh Trí ở trên nói “tên trước
của Trí là Thiền Trí”. Vậy Trí Thiền chắc là một chép lộn của Thiền Trí
hay ngược lại.
(3)
Tức Minh Giác thiền sư ngữ lục, 6 quyển, ĐTK 1996 tờ 669-711, của thiền
sư Trùng Hiển (980-1052) núi Tuyết Đậu ở Minh Châu, sau khi mất, được
vua Tống ban hiệu cho là Minh Giác.
(4)
Đạo Ngô và Tiệm Nguyên đi điếu tang. Nguyên vỗ quan tài nói: “Sống ư?
Chết ư?”. Ngô nói: “Sống, không nói. Chết không nói”. Nguyên hỏi: “Vì
sao không nói ?”. Nguyên đáp: “Không nói là không nói”. Xem Bích nham
lục 6, tắc 55 tờ 198a.
(5)
Nguyên văn: Hư vãng. Trang Tử: “Đức sung phù: Lập bất giác, tọa bất
nghị, hư nhi vãng, thật nhi quy”. Xem Trang Tử 2 tờ 16a3-4.
(6) Kim cang kinh: “Như Lai sở đắc pháp, thử pháp vô thật vô hư”.
Xem Kim cang kinh tờ 750b29.
(7)
Đại Châu Huệ Hải hỏi một giảng sư kinh Kim cang: “Kinh đó là ai nói?”
Vị sư lên tiếng đáp: “Hòa thượng nói giỡn sao: Há không biết Phật nói
sao?”. Sư nói: “Nếu bảo Như Lai có chỗ thuyết pháp tức là hủy báng Phật,
người đó không biết nghĩa ta nói..”.
Xem Truyền đăng lục 6 tờ 247a 2-5.
(8) Kiến Sơ chỉ cho Vô Ngôn Thông, thiền phái của Thông cũng gọi là phái Kiến Sơ. Âu công chỉ cho Đạo Huệ, Đạo Huệ họ Âu.
(9) Thiền sư Đồng An Sát, Thập huyền đàm:
“Trượng phu tự hữu xung thiên chí
Mạc hướng Như Lai hành xứ hành”
Xem Truyền đăng lục 29 tờ 455b16-17.
34. THIỀN SƯ THƯỜNG CHIẾU
(1)
Đại nam nhất thống chí, tỉnh Bắc Ninh, mục Tự quan, nói: “Chùa Lục Tổ
tức là chùa Trường Liêu. Sử ký nói: “Sư Vạn Hạnh trú trì chùa đó, sau
mất, Lý Thái Tổ tự thân đến điếu viếng, dựng đàn siêu độ, cấp dân làm tự
dinh, quanh năm cúng thờ”. Nhưng Lịch triều hiến chương loại chí 3 tờ
2a5-6 viết: “Tiêu Sơn ở xã Tiêu Sơn, huyện Yên Phong, trên có chùa
Trường Liêu, triều Lý dựng theo chỗ tu trì của Tể tướng thiền sư Vạn
Hạnh. Lý Thái Tổ đầu thai ở đó”.
Như
vậy, một mặt chùa Trường Liêu ở tại Tiêu Sơn, huyện Yên Phong. Mặt
khác, truyện Thường Chiếu ở đây nói chùa Lục Tổ ở tại làng Dịch Bảng phủ
Thiên Đức, tức làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn hiện nay. Do đó, chùa
Trường Liêu dứt khoát không phải là chùa Lục Tổ, bởi vì hai chùa ấy ở
tại hai huyện khác nhau. Chúng tôi không hiểu tại sao Đại nam nhất thống
chí đã có một sự đồng nhất trên. Khâm định Việt sử thông giám cương mục
chính biên 2 tờ 7b1-2 ghi: “Chùa Tiêu Sơn là chùa Trường Liêu tại xã
Tiêu Sơn, huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh”. Cương mục viết như vậy hợp lý
hơn. Và chùa Lục Tổ từ đó phải ở vị trí làng Đình Bảng huyện Từ Sơn,
tỉnh Hà Bắc hiện nay.
(2)
Làng Phù Ninh đây chắc chắn không phải là thuộc huyện Phù Ninh, tỉnh
Sơn Tây đời Nguyễn, tức Vĩnh Phú ngày nay, bởi vì những truyện La Quý tờ
48a7 và Thiền Ông tờ 51a8 nói rõ ra là phủ Thiên Đức có làng Phù Ninh
với ngôi chùa Song Lâm nổi tiếng. Đại Việt lịch triều đăng khoa lục 1 và
2 cũng ghi một làng tên Phù Ninh là quê hương hay trú quán của một số
tiến sĩ nước ta dưới thời Lê như Phạm Ngữ khoa năm 1463, Nguyễn Khắc
Trung khoa 1523, Lê Diêu khoa 1557, Đào Quốc Hiển khoa 1691 v.v... và
nói làng Phù Ninh ấy thuộc hạt Đông Ngạn. Ngày nay, huyện Từ Sơn tỉnh Hà
Bắc đang có một làng tên Phù Ninh nằm tại phía nam làng Đình Bảng và
phia bắc làng Phù Đổng. Làng Phù Ninh của Thường Chiếu tức làng đó.
(3)
Đại Việt sử lược 3 tờ 3b6 nói: “Đại Định năm thứ 4 (1143) dựng cung
Quảng Từ cho thái hậu ở”. Đại Việt sử ký toàn thư B4 tờ 5b3 chép việc
này vào năm Đại định thứ 6 (1145), rồi ghi tiếp ở tờ 6b3 là “năm Đại
định thứ 9 (1148) mùa đông tháng 10 khánh thành cung Quảng Từ”. Đến năm
Đại Định thứ 10 (1149). Đại Việt sử lược 3 tờ 5a2 viết: “Mùa thu tháng 8
vua đến chơi cung Quảng từ xem đua thuyền”. Việc này Đại Việt sử ký
toàn thư B4 tờ 10a2 chép vào năm Đại định thứ 12 (1151).
Sự
so le hai năm về niên đại này, giáo sư Hoàng Xuân Hãn trong Lý Thường
Kiệt tr. 444-445 cho là đến từ việc Đại Việt sử ký toàn thư đã bỏ sót
năm Quý Sửu (1133) không chép, nên đề mục của năm đó trở thành đề mục
của năm sau tức năm Giáp Dần (1134), do thế mà chép việc chậm đi một
năm. Còn Đại Việt sử lược thì lại chép việc sớm hơn một năm, không biết
vì lý do gì. Do một bên chép sớm một năm, một bên chép chậm một năm, nên
có sự so le vừa thấy.
Như
vậy đúng ra cung Quảng từ bắt đầu làm năm 1144, khánh thành năm 1147 và
Lý Anh Tông đến chơi năm 1150. Việt sử tiêu án tờ 113b2-3 nói việc xây
cung Quảng Từ để cho mẹ của Anh Tông là Lê thái hậu thông dâm với Đỗ Anh
Vũ. Nó viết: “Anh Vũ mặt mày đẹp đẽ, múa giỏi hát hay, triều Thần Tông
đem vào hầu dưới trướng. Lê thái hậu ưa tiếng nói và sắc đẹp của Vũ,
muốn tư thông với Vũ đã lâu. Đến lúc ấy, mới dựng cung Quảng Từ cực kỳ
lộng lẫy xa hoa, ngày đêm cùng với Anh Vũ làm nơi ngủ nghỉ, mà vua không
biết”.
Về chức Lịnh đô tào, An nam chí lược 14 tờ 113 có ghi Đô Tào như một chức quan văn, nhưng không thấy ghi Lịnh đô tào.
(4)
Tức Ô Đông mác thủ đô Hà Nội ngày nay. Trong bản điều trần dâng cho Mạc
Mậu Hợp vào ngày 2 tháng 8 năm Quang Hưng thứ 9 (1586) do Lê Quý Đôn
ghi lại trong Đại việt thông sử tờ 113a3, Giáp Trưng đề nghị “Thành Đại
La từ cửa nam Ông Mạc đến Nhật Chiêu, những lũy đất nên đắp cao thêm và
những con hào nên vét sâu thêm”. Cửa nam Ông Mạc hay Ông Mạc nam môn, ta
có thể hiểu là cửa nam ở phường Ông Mạc. Cái tên ở phường Ông Mạc như
vậy còn dùng từ thời Lý cho đến đời Mạc.
(5)
Câu nói này là lược dẫn một đoạn trong phẩm Như Lai xuất hiện của kinh
Hoa nghiêm do Thật Xoa Nan Đà dịch Đại phương quảng Phật hoa nghiêm
kinh, Như Lai xuất hiện phẩm 37: “Phật từ bồ tát ma ha tát ưng tri Như
Lai thân nhất mao khổng trung, hữu nhất thiết chúng sanh số đẳng chư
Phật thân, hà dĩ cố? Như Lai thành chánh giác thân, cứu cánh vô sanh
diệt cố. Như nhất mao khổng biến pháp giới, nhất thiết mao khổng, tất
diệcnhư thị. Đương trí vô hữu thiểu xứ hứa, không vô Phật thân, Hà dĩ
cố? Như Lai thành chánh giác, vô xứ bất chí cố. (Tùy kỳ sở năng, tùy kỳ
thế lực, ư đạo tràng bồ đề thọ hạ sư tử tòa thượng, dĩ chủng chủng thân,
thành đẳng chánh giác....Phật tử bồ tát ma ha tát, ưng vân hà tri Như
Lai ứng chánh đẳng giác chuyển pháp luân? Phật Tử Bồ tát ma ha tát, ưng
như thị tri Như Lai dĩ tâm tự tại lực, vô khỉ vô chuyển, nhi chuyển pháp
luân. Tri nhất thiết pháp, hằng vô khỉ cố, dĩ tam chủng chuyển, đoạn sở
ưng đoạn , nhi chuyển pháp luân. Tri nhất thiết pháp, ly biên kiên cố,
ly dục tế phi tế, nhi chuyển pháp luân. Nhập nhất thiết pháp, hư không
tế cố, vô hữu ngôn thuyết, nhi chuyển pháp luân. Tri nhất thiết pháp,
bất khả thuyết cố, cứu cánh tịch diệt, nhi chuyển pháp luân. Tri nhất
thiết pháp, niết bàn tính cố, nhất thiết văn tự, nhất thiết ngôn ngữ,
nhi chuyển pháp luân. Như Lai âm thanh, vô xứ bất chí cố, tri thanh như
hưởng, nhi chuyển pháp luân..”.. Xem Đại phương quảng Phật hoa nghiêm
kinh 52 tờ 275b17-276a6.
Chúng
tôi đã dựa vào xuất xứ này sửa sai một số văn cú của câu nói để dịch
cho đúng đắn và dễ hiểu hơn. Chẳng hạn câu: “Đương tri vô hữu thiểu hứa
xứ, không vô Phật thân” của kinh Hoa nghiêm , cả hai bản in đời Lê và
Nguyễn của Thiền uyển tập anh đều viết: “Đương tri vô hữu thiểu hứa tâm,
không vô Phật thân”. Chữ tâm của câu sau đương nhiên là một chép sai
của chữ xứ câu trước, nhất là khi chữ xứ viết tắt thì tự dạng của nó rất
gần với chữ tâm. Chúng tôi do thế đề nghị sửa chữ tâm thành chữ xứ.
(6)
Câu này cũng là lược dẫn một đoạn khác của phẩm Như Lai xuất hiện trong
kinh Hoa nghiêm. Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh, Như Lai xuất
hiện phẩm 37: “Phật tử, Như Lai thành Chánh giác thời, ư kỳ nhân trung,
phổ kiến nhất thiết chúng sanh nhập niết bàn, giai đồng nhất tánh, sở vị
vô tánh. Vô hà đẳng tánh?. Sở vị vô tướng tánh, vô tận tánh, vô sanh
tánh, vô diệt tánh, vô ngã tánh, vô phi ngã tánh, vô chúng sanh tánh, vô
phi chúng sanh tánh, vô bồ đề tánh, vô pháp giới tánh, vô hư không
tánh, diệc phục vô hữu thành chánh giác tánh. (Tri nhất thiết pháp, giai
vô tánh cố, đắc nhất thiết trí, đại bi, tương tục cứu độ chúng sanh...
Xem Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh 52 tờ 275a19-26.
(7)
Nam tông tự pháp đồ, Thiền uyển tập anh dẫn nó hai lần, một ở cuối bản
tiểu sử của Ma Ha và gọi bằng tên tắt Nam tông đồ, và một ở cuối bản
tiểu sử của Định Huệ. Nghệ văn chí trong Đại Việt thông sử của Lê Quý
Đôn ghi nó là do Thường Chiếu soạn. Văn tịch chí trong Lịch triều hiến
chương loại chí của Phan Huy Chú chỉ ghi Nam tông pháp đồ 1 quyển nhưng
lại thêm một chi tiết khá lôi cuốn là nó có bài tựa của Trạng nguyên
Lương Thế Vinh. Vinh đậu trạng nguyên năm 1463. Vậy cuốn Nam tông tự
pháp đồ do Vinh đề tựa chắc chắn là bản in do Vinh hay người thời Vinh
đứng in. Thế thì, phải chăng nó đã lưu hành cho tới thời Phan Huy Chú?
Cứ vào một câu viết của Thiền uyển tập anh ở bản tiểu sử của Thần Nghi,
theo đó “Chiếu... đem Chiếu đối bản của Thông Biện ra và ghi lại những
điều về tông phái, để làm đồ biểu phân tông tự pháp” (Chiếu ... toại
trừu xuất Thông Biện Đối chiếu bản cập ký kỳ tông phái điều, vi phân
tôn, tự pháp đồ ---), thì nội dung của Nam tông tự tháp đồ, mặc dầu văn
bản nó ngày nay hiện vẫn thất lạc, có thể nó gồm hai phần. Phần thứ nhất
là ghi những điều cần biết về các tông phái thiền tại Việt Nam như
nguyên lai, thế thứ truyền thừa, và rất có thể niên đại cùng một số
những chi tiết khác, cần thiết cho việc thiết lập những đồ biểu về các
tông phái đó. Còn phần sau là gồm những đồ biểu. Về số tông phái, Thường
Chiếu đã đi theo Thông Biện và chỉ thừa nhận có phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
và phái Vô Ngôn Thông, còn phái của Nguyễn Đại Điên cũng như của Nguyễn
Bát Nhã cùng những chi phái khác, mà Thông Biện nói là “chia chẽ ra bao
la không thể kể xiết”, thì chắc chắn đã không được nói tới, như câu hỏi
của Thần Nghi với Thường Chiếu đã xác nhận. Và cũng cứ vào câu trên thì
cũng rõ ràng là, Nam tông tự pháp đồ không phải đồng nhất hay hoàn toàn
mô phỏng theo Chiếu đối lục.
Ngoài
ra, cũng cần thêm là, cả Văn nghệ chí của Lê Quý Đôn lẫn Kinh tịch chí
của Phan Huy Chú đều liệt kê một tác phẩm khác nữa của Thường Chiếu nhan
đề Thích đạo khoa giáo 1 quyển, mà Thiền uyển tập anh không biết tới.
Phải chăng, Thích đạo khoa giáo vẫn còn lưu hành vào thời Lê Quý Đôn hay
Phan Huy Chú? Và đây chắc hẳn là một cuốn sách dạy học trò đi thi về
những khoa Phật giáo tổ chức dưới triều Lý và Trần.
35. CƯ SĨ THÔNG SƯ
(1)
Tức cư sĩ Thông Thiền trong truyện của Tức Lự. Gọi Thông Sư có lẽ để tỏ
lòng tôn kính với Thiền. Và Thông Thiền đây chắc không phải là Ngô
Thông Thiền môn đồ của Viên Học, bởi vì không những Thông Thiền đây họ
Đặng, và Thông Thiền kia họ Ngô, mà còn vì Đặng Thông Thiền chết
năm1228, trong khi Ngô Thông Thiền thì đã lớn khôn để đưa đám thầy mình
vào năm 1136. Ngô Thông Thiền do thế khó mà sống được tới năm 1228.
(2)
Cái tên An La được Thiền uyển tập anh kể ra hai lần, một ở đây, và một ở
tờ 72a4 nói rằng: “Thiền sư Phạm Âm làng Thanh Oai, An La”. Đại Việt sử
ký toàn thư B4 tờ 25a1-2 nói: “Năm Trị Bình Long Ứng thứ 3 (1207) mùa
đông tháng 10 mọi núi Tản Viên, châu Quốc Oai đi ăn trộm, cướp bóc làng
Thanh Oai, chúng quá mạnh, không thể chế ngự được”. Làng Thanh Oai này,
Đại nam nhất thống chí, tỉnh Hà Nội, mục Kiến trí diên cách nói: “Nó xưa
là đất Đỗ Động, cái tên Thanh Oai mới thấy ở thời Lý - Năm Trị Bình
Long Ứng thứ 3 (1207) của Cao Tông gọi làng Thanh Oai, sau đổi làm
huyện. Đời thuộc Minh đem gồm vào châu Oai Man thuộc phủ Giao Châu. Lê
Quang Thuận cải thuộc thống hạt phủ Ứng Hòa. Sau đổi chữ Thanh bộ thủy
làm chữ Thanh không bộ thủy. Triều ta nhân theo”. Huyện Thanh Oai đời
Nguyễn, tức huyện Thanh Oai tỉnh Hà Đông bây giờ như vậy là xuất phát từ
làng Thanh Oai đời Lý. Mà làng Thanh Oai đời Lý, cứ dẫn chứng trên, lại
thuộc An La. An la đây do đó có thể là tên một châu hay một quận thời
Lý. Địa phận nó chắc chắn gồm phần lớn đất đai huyện Thanh Oai ngày nay,
hay hơn nữa. Từ xác định ấy, Ốc hương của Thông Thiền chắc chắn phải
nằm trong vùng đất Thanh Oai đây hay cùng lắm thì lan ra một vài xã của
những huyện kế cận. Chúng tôi coi lại bảng liệt kê những tổng xã thôn
trại của phủ Ứng Hòa trong Bắc thành địa dư chí lục, nhưng không tìm
thấy một tên đất nào có thể giúp đoán định vị trí thật sự của Ốc Hương
cả. Một cuộc nghiên cứu hiện địa nay mai sẽ giúp giải quyết vấn đề vừa
nêu.
(3)
Thỉnh ích, theo Phần Dương “thì thiền tông có cả thảy 18 lối hỏi, mà
Phần dương thập bát vấn kê ra như sau: Thỉnh ích, trình giải, sát biện,
đầu cơ, thiên tị, tâm hành, thám bạt, bất hội, kinh đảm, trí, cố, tá,
thật, giả, thẩm, trưng, minh và mặc. Trong số này trừ lối cuối cùng tức
lối hỏi bằng im lặng, mà Dương cho là “khó xác định vì phải biết ý người
đến hỏi”, những lối còn lại thì tùy theo cơ hội, và Dương cho một số
thí dụ về những lối hỏi này. Xem Nhân thiên nhãn mục 2 tờ 307c3-308a25.
(4)
Huyền Tráng (604-664), một dịch giả nổi tiếng của Phật giáo Trung Quốc,
và người đã có công thiết lập trường phái Duy thức của Trung Quốc với
người học trò của mình là Khuy Cơ. Về cuộc đời, Xem Đại từ ân tự tam
tạng pháp sư truyện, 10 quyển, ĐTK 2053, về câu nói dẫn ở đây, chúng tôi
hiện chưa tìm thấy xuất xứ của nó, nhưng về nội dung thì đương nhiên là
nằm trong quỹ đạo của tư tưởng Duy thức của Huyền Tráng.
(5) Hoàng triều đây chỉ triều Trần, bởi Thiền uyển tập anh viết dưới thời ấy.
36. THIỀN SƯ THẦN NGHI
(1) Tức làng Thời Trung huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông ngày nay. Về bàn cãi, xem chú thích (3) truyện Ngộ Ấn.
(2)
Đại Việt sử lược 3 hai lần nhắc đến địa doanh Ngoại Trại. Một ở tờ
29b7 nói: “Năm Kiến Gia thứ 6 (1216) tháng năm Mậu Thìn (nguyên bản viết
ngọ) vua đi chơi Ngoại Trại”. Một ở tờ 32b3-4 viết: “Năm Kiến Gia thứ
14 (1224) mùa đông tháng 12, núi Phật Tích ở Ngoại Trại nứt dài 30
trượng”.
Về
việc đầu, ta biết Lý Huệ Tông theo Đại Việt sử lược đã cho thị triều ở
Thảo Điện vào tháng giêng. Tháng ba, sai người đi bắt bộn cướp ở xóm Cơ
Xá, bị Đỗ Ất chống lại. Tháng năm, bị Đỗ Nhuế tấn công. Ngày Mậu Thìn
tháng đó, Lý Huệ Tông mới đi Ngoại Trại, “nhân đó sai người đi xin quân ở
Tự Khánh để đánh Nhuế”. Hôm sau tức ngày Kỷ Tỵ, đày Nhuế làm khoa giáp.
Sáu ngày sau tức ngày Giáp Tuất (nguyên bản viết Thìn, nhưng nghi sai)
Huệ Tông cùng vợ đi về Thuận Lưu (Nam Định). Mà Thảo Điện của huyện Tôn
Nguyên là ở tại xóm Chi Tác của cầu Tây Dương. Như vậy cứ hành trình vừa
kể của Huệ Tông, Ngoại Trại chắc phải là một tên đất tại vùng Sơn Tây.
Kết
luận này càng tỏ ra đúng đắn, khi ta bàn đến sự việc thứ hai, đây là
chuyện núi Phật Tích ở Ngoại Trại nứt. Núi Phật Tích này đương nhiên
không phải là núi Lạn Kha ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Nó phải là núi Phật Tích mà An nam chí lược 1 tờ 22 nói: “Vì trên đá có
dấu chân, nên có tên đó”. Và núi đó theo Đại nam nhất thống chí, tỉnh
Sơn Tây, mục Sơn xuyên, không gì hơn là Sài Sơn hay núi Thầy, hiện ở hai
xã Thụy Khê và Thiên Phúc, huyện Quốc Oai tỉnh Hà Tây ngày nay. Đất
Ngoại Trại của Thần Nghi như vậy phải rơi vào vùng huyện Quốc Oai này,
nếu không phải là giới hạn vào hai xã Thụy Khê và Thiên Phúc, nơi đấy
hiện đang có núi Phật Tích.
Đại
Việt sử ký toàn thư B10 tờ 22a3 cũng kê Ngoại Trại như một trận địa
giao tranh giữa quân ta và bọn xâm lược Minh vào hôm 6-11-1426, và nó
chắc nằm sát Cổ Sở, tức làng Yên Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông ngày
nay. Có người không hiểu Ngoại Trại ở đây của Đại Việt sử ký toàn thư là
một địa danh, bèn dịch thành “doanh trại ngoại vi”.
(3) Bồ Đề Đạt Mạ chết chôn trên núi Hùng Nhĩ, tháp được dựng tại chùa Định Lâm. Xem Truyền đăng lục 3.
(4)
Nhà Bắc Ngụy, Hiếu Trang đế, năm Vĩnh An thứ 3 (530), Tống Vân đi sứ
Tây Vức, gặp Đạt Mạ tại Thông Lĩnh. Trang Đế nghe sự lạ bèn quật mồ, chỉ
thấy còn lưu lại một chiếc dép. Do đó có thiền thoại “chích lý tây
quy”. Xem Truyền đăng lục 3 tờ 220a-b
(5)
Tục ngữ thường được dùng trong thiền: nhất khuyển phê hư hoặc cũng nói
là nhất nhân tác hư vạn nhân truyền thật. Xem truyện Diên Chiểu trong
Truyền đăng lục 13 tờ 303a28-29, truyện Chân Giác 18 tờ82 352b2 và
truyện Thủ Trừng quyển 20 tờ 368a21-23. Nguyên xuất xứ nó là trong
thiên Hiền nạn của Tiềm phu luận: “Nhất khuyến phệ hình, bách khuyến phệ
thanh..”. Xem Tiềm phu luận 1 tờ 23a5.
(6) Về Chiếu đối bản, xem chú thích (3) truyện Biện Tài.
(7)
Nguyễn Đại Điên (?-1110) chắc chắn là sư Đại Điên đánh chết cha của Đạo
Hạnh, để rồi bị Hạnh đánh chết, lại trong truyện Đạo Hạnh. Xem chú
thích (8) truyện Đạo Hạnh.
Còn
Nguyễn Bát Nhã tức thiền sư Bát Nhã chùa Từ Quang Phúc Thánh ở làng
Dịch Vương, Trương Canh, tức huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây ngày nay. Sư là
đệ tử của Thảo Đường. Xem Thiền uyển tập anh tờ 71 b6.
(8) Nguyên văn: Sư dĩ chiếu sở thọ đồ bản. Hai chữ đồ bản trong đó, chúng tôi hiểu là Nam tông tự pháp đồ và Chiếu đối bản.
(9)
Tức huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ngày nay. Đại nam nhất thống chí,
tỉnh Bắc Ninh, mục Phần dã, viết: “Huyện Lục Ngạn, đời Trần về trước gọi
là Na Ngạn. Thuở đầu, thời thuộc Minh chia làm hai huyện Na Ngạn và Lục
Ngạn (đúng ra là Lục Na), sau gồm vào Lục Ngạn. Triều ta nhân theo”.
Về Ấn Không, nay ta không biết một tí gì hết ngoài những điều đã ghi ở đây.
37. THIỀN SƯ TỨC LỰ
(1) Tức khoảng địa phận quanh làng Phù Cầm huyện Từ Sơn tỉnh Hà Bắc hiện nay. Về bàn cãi xem chú thích (3) truyện Định Hương.
(2) Mãi quỷ, một tên khác của chim đỗ quyên hay chim cuốc.
(3)
Tội ngũ nghịch tức năm tội trọng, đấy là giết cha, giết mẹ, giết A la
hán, gây đổ máu nơi thân Phật, phá hoại sự hòa hợp của chúng tăng.
Tội
thất già tức bảy trọng tội không cho phép của một người được thọ giới
Bồ tát, đấy là: “Gây đổ máu nơi thân Phật, giết cha, giết mẹ, giết hòa
thượng, giết A xà lê, phá Yết ma chuyển pháp luân, giết thánh nhân”. Xem
Phạm võng kinh quyển hạ tờ 1008.
(4) Phi nhân: tức loài quỉ thần thông không phải là loài người.
38. THIỀN SƯ HIỆN QUANG
(1)
Bắc thành địa dư chí lục 2 viết: “Núi Yên Tử ở tại xã Nam Mẫu huyện
Đông Triều, một tên là Tượng Sơn. Long mạch chi tả bổ xuống làm tổ các
núi ở Hải Dương. Cứ Đồ kinh thì núi ở hương Cấn. Mạch Quyết nói: “Nó nở
như sen, nó bay như diều, hai cái không đều, sinh nhiều ngỗ nghịch”. Hải
nhạc danh sơn đồ đời Tống cho núi này là một trong bốn đất phúc. Xưa,
An Kỳ Sinh đời Hán tu luyện ở đấy. Trên núi (Tiên) có chùa gọi Hoa Yên,
gọi Tử Tiêu, lại có khe tên Giải Oan, tên Long Hàm, khéo léo thanh vắng,
thật là một bồng đảo của thiên nhiên..”.. Xem thêm Đại nam nhất thống
chí, tỉnh Hải Dương, mục Sơn xuyên.
(2)
Chuyện người cùng tử trong kinh Pháp hoa, sau một thời gian trôi giạt
gặp bất ngờ cha mình trong cảnh giàu sang tột bực, nhưng không nhận ra
đó là cha, mà chỉ bằng lòng nhận thân phận nô dịch. Xem Diệu pháp liên
hoa kinh tờ 16 b 25.
(3)
Đại Việt sử lược 3 tờ 10a11: “Trinh Phù năm thứ 5 (1180) mùa đông cho
thủ lãnh châu Vị long Hà Công Phụ cưới công chúa Hoa Dương”. Công chúa
Hoa Dương như vậy là con của Lý Anh Tông.
(4)
Nguyên văn: Khấp kỳ. Từ lấy ra ở thiên Nghi tợ của Lã thị xuân thu 22
tờ 21b12-13 về việc “Mặc tử thấy đường rẽ mà khóc”. Thiên Thuyết lâm của
Hoài nam tử 17 tờ13b13-14 giải rõ hơn: “Dương Tử thấy đường rẽ mà khóc
vì nó có thể đi về nam hay bắc”.
(5)
Bố Đại hòa thượng (...) thường dùng một cây gậy quảy một túi vải trên
vai. Tịch đời Lương, niên hiệu Trinh Minh thứ hai (916). Xem Truyền đăng
lục 27 tờ 434a19.
(6)
Các sư tăng có lệ cấm túc, giới hạn trong một khu vực, trong một thời
gian không ra khỏi giới hạn đó. Cuộc cấm túc này có lẽ xảy ra vào năm
1212, mà Đại Việt sử lược 3 tờ 24a1 ghi lại việc Lý Huệ Tông cùng Thái
hậu đến trước Phật thệ rằng: “Trẫm đem đức mọn mà trộm nối ngôi quí, đến
nỗi phải gặp loạn ly, sắp đổ sự nghiệp trước, thậm chí cung giá phải
dời đổi nhiều lần. Nay muốn lãnh ngôi trời để nhường cho người hiền đức
“nói xong, vua lấy dao muốn cắt tóc thì (Trần) Tự Khánh và quần thần đều
cúi đầu chảy nước mắt”. Bởi vì sau năm đó loạn lạc càng thêm và đến năm
1214 thì Tự Khánh đốt sạch cung điện như Đại Việt sử lược 3 tờ 26a4
ghi: “Điện Vũ Nghi không thấy tên trong sử”.
(7)
Hứa Do là tên nhà cao sĩ đời thượng cổ Trung Quốc, trước ở ẩn tại Bãi
Trạch, vua Nghiêu đem thiên hạ nhường cho, bèn không nhân, rồi trốn đến
dưới núi Cơ ở Dĩnh Thủy cày ruộng. Vua Nghiêu lại mời làm Cửu Chân
trưởng. Hứa Do không muốn nghe, bèn đến bên sông Dĩnh lấy nước rửa lỗ
tai mình.
(8) Tự ngu tập này nghi có thể là tác phẩm của Ngu Ông, một trong những đệ tử của Tiêu Diêu.
39. CƯ SĨ ỨNG VƯƠNG
(1)
Truyện của Tức Lự nói: “Ứng Thuận cư sĩ, ấy là pháp tự của Lự”. Nhưng
không hiểu sao đây gọi Ứng Vương, hoặc chữ Vương là một khắc sai của
chữ Thuận. Hoặc là một cách gọi để tỏ lòng tôn kính như trường hợp Thông
Sư.
(2) Phường Hoa thị nay không biết thuộc phường nào của thủ đô Hà Nội.
(3)
Tức triều Trần Thái Tông (1225-1257). Khi Thái Tông mất vào năm 1277 và
đem táng vào lăng thì lăng của Thái Tông gọi là Chiêu lăng. Xem Đại
Việt sử ký toàn thư B5 tờ 36a5.
(4)
Cứ Lược dẫn thiền phái đồ trong Thượng sĩ ngữ lục tờ 7b thì Tiêu Diêu
là đệ tử của Ứng Thuận và là thầy của Tuệ Trung. Ngoài Tiêu Diêu ra, nó
còn cho biết Quốc Nhất, Đạo Si, Quế Thâm và Chân Giám là những đệ tử
khác của Thuận. Và ngoài Tuê, Trung ra, thì Thạch Đầu Vị Hài, Đạo Tiềm,
Thần Tán, Lại Toản, Thạch Lâu, Thôn Tăng, Thủ Nhân, Ngu Ông và Vô Sở là
đệ tử của Tiêu Diêu.
Thượng
sĩ Hành trạng trong Thượng sĩ ngữ lục tờ 38a8-b1 nói: “(Tuệ Trung) lúc
còn để chỏm, rất chuộng cửa Không, đến học thiền sư Tiêu Diêu ở Phúc
Đường, hiểu được yếu chỉ, dốc lòng thờ làm thầy”. Còn bài tựa do Huệ
Nguyên viết năm 1763 trong Thượng sĩ ngữ lục tờ 3b1-3 nói: “Thượng tổ
Tiêu Diêu... vừa đến nước ta, đã thoát thế vô y, cầm câu không lưỡi mà
vào kinh thành”. Như thế Diêu chưa hẳn là người nước ta. Lời tựa đây
cũng nói Thượng sĩ ngữ lục là một tác phẩm của Tiêu Diêu.
Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ Tiêu Diêu chắc quê quán Phúc Đường tại vùng Thanh Trì ngày nay.
40. THIỀN SƯ TÌ NI ĐA LƯU CHI
(1) Đối chiếu với các tư liệu Trung Quốc:
a.
Lịch đại tam bảo ký 10 tờ 102c3-9: “Tam tạng pháp sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi
nước Ô Trượng, Bắc Thiên Trúc. Tùy dịch là “Diệt hỷ”. Khi đã nghe đức
Hoàng đế ta phục hưng Tam bảo, nên có thể không cho 500 do tuần là xa,
bèn chống gậy nhắm phương đến xem sự thạnh hóa đến mức nào. Bèn được mời
vào, sai dịch kinh, tức ở nơi chùa Đại Hưng Thiện dịch ra (kinh Tượng
đầu tinh xá và Đại thừa phương quảng tổng trì). Cấp sự Lý Đạo Bảo và thứ
tử của Bát Nhã Lưu Chi là Đàm Bì, hai người truyền dịch. Sa môn chùa
Đại Hưng Thiện là Thích Pháp Toản từ Trường An bút thọ thành chữ Hán,
cùng chỉnh đốn so sánh văn nghĩa. Sa môn Ngạn Tôn viết tựa cho cả hai”.
b.Đại Đường nội điển lục 5 tờ 275a14-19 chép như (a)
c. Tục cao tăng truyện 2 tờ 433b2-5 chép y như (b)
d.
Khai nguyên thích giáo lục 7 tờ 547c8-14 đại cương chép như (a) nhưng
thêm chi tiết là các kinh kể trên “dịch vào năm Khai Hoàng thứ 2 (582)
Nhâm Dần đời Văn Đế”, và thêm đính chính rằng “Trường Phòng (tức (a))
nói phiên dịch tại chùa Đại Hưng Thiện là sai”.
e.
Trinh nguyên tân định Thích giáo mục lục 10 tờ 646a8-14 chép như (đ).
So sánh các tư liệu Trung Quốc vừa dẫn với nhau, ta thấy ngay một điểm
bất thường nổi bật ngay, đấy là việc Khai nguyên Thích giáo lục nói Lịch
đại tam bảo ký ghi Tỳ Ni Đa Lưu Chi dịch những kinh của ông tại chùa
Đại Hưng Thiện là sai, nhưng không nói rõ nếu đúng thì dịch chúng ở đâu.
Lịch đại tam bảo ký do Phí Trường Phòng viết xong năm 597, còn Khai
nguyên Thích giáo lục do Trí Thăng soạn năm 730. Việc Thăng phản đối
Phòng về nơi dịch kinh của Tỳ Ni Đa Lưu Chi rõ ràng muốn nói rằng Tỳ Ni
Đa Lưu Chi không bao giờ dịch kinh tại chùa Đại Hưng Thiện cả. Ngược
lại, Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã dịch chúng ở những nơi khác. Nhưng nơi khác đây
là nơi đâu, Thăng không nói. Do thế, Thiền uyển tập anh không phải là
không có lý, khi nói Tỳ Ni Đa Lưu Chi dịch kinh Tượng đầu ở Quảng Châu
và kinh Tổng trì ở nước ta, dầu rằng nó có xuất hiện hậu kỳ. Từ kết luận
đây, những chi tiết khác liên quan đến Tỳ Ni Đa Lưu Chi do Phòng ghi
lại vị tất là có thể đáng tin hoàn toàn. Sự thực, nếu Tỳ Ni Đa Lưu Chi
không dịch kinh tại chùa Đại Hưng Thiện, thì việc “mời vào khiến dịch
kinh” khó có thể tin được.
(2)
Khâm định Việt sử thông giám cương mục chính biên 3 tờ 32a1-3 nói:
“Chùa Pháp Vân ở tại thôn Văn Giáp huyện Thượng Phúc tỉnh Hà Nội. Tương
truyền một hôm mây mưa sấm chớp nổi lớn, cây si ngã xuống, người trong
thôn lấy gỗ nó khắc tượng dựng chùa thờ, nên có tên đó”. Xác định chùa
Pháp Vân như vậy, các tác giả Cương mục đã sử dụng tài liệu của Bắc
thành địa dư chí lục 3, theo đó “chùa Đại Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi,
Pháp Điện ở làng Văn Giáp, huyện Thượng Phúc”. Nhưng đương nhiên chùa
Pháp Vân nói tới đây không phải là chùa Pháp Vân làng Cổ Châu, Long
Biên, mà thực ra chùa Pháp Vũ hay chùa Thành Đạo hay chùa Đậu, nơi thờ
Pháp Vũ. Vậy chùa Pháp Vân làng Cổ Châu là chùa nào?
Làng
Cổ Châu, Long Biên, nay gồm đất làng Khương Tự huyện Thuận Thành tỉnh
Bắc Ninh. Tại làng này hiện có một chùa tên Diên Ứng và một cây tháp tên
Hòa Phong.
Đại
nam nhất thống chí, tỉnh Bắc Ninh, mục Tự quan, viết: “Chùa Diên Ứng ở
xã Khương Tự, huyện Siêu Loại, có bốn tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi
và Pháp Điện rõ có linh tích. Đời Trần, Mạc Đĩnh Chi dựng chùa Trăm
Gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp, di chỉ nay còn. Xét Pháp Vân Phật
truyện thì lúc Sĩ Nhiếp làm Thái thú cai trị thành Luy Lâu, sư Khưu Đà
La ở tại núi xanh phía tây của thành. Có người con gái của Tu Định là A
Man bị Sư đụng đến, mà có thai sinh một đứa bé gái. Sư đem bỏ vào trong
một cây lớn ở rừng sâu. Sau gió mưa nổi lớn, cây trốc gốc, trôi nổi
trong sông, trôi đến bến Luy Lâu. Người ta lấy làm lạ, vớt lên bờ, sai
thợ đẽo bốn pho tượng Phật, dựng chùa gọi là chùa Thiền Định... tức nay
chùa Diên Ứng..., đặt bốn pho tượng Phật phụng thờ. Sau mỗi lần cầu mưa
đều có linh ứng, người ta đặt tên Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện và Pháp
Lôi. Tập di ký của Lý Tế Xuyên nói người Cổ Châu mỗi năm đến ngày mừng
Phật đản thì hội họp tại chùa Thiền Định. Trần Nghệ Tông có ban mỹ hiệu.
Sử nhà Lê chép: Năm Thái Hòa thứ 6 đời Nhân Tông sai Lê thái úy đến Cổ
Châu rước Phật Pháp Vân về đến chùa Báo Thiên ở kinh thành để cầu mưa”.
Chùa Pháp Vân ở Cổ Châu, Long Biên tức chùa Diên Ứng hay chùa Dâu tại xã Khương Tự huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh ngày nay.
(3) Tức nam Ấn. Nhưng các tư liệu Trung Quốc đã dẫn, đều nói người bắc Thiên Trúc, tức bắc Ấn.
(4) Nguyên bản viết “Nhâm Ngọ” là sai, Trần Đại Kiến thứ 6 năm Giáp ngọ.
(5)
Phật tổ lịch đại thông tải 10 tờ 557a: Năm Giáp Ngọ, Chu Võ Đế, niên
hiệu Kiến Đức thứ 3 (574), tháng 5 ngày 17, xuống chiếu hủy Phật.
(6) Nghiệp, bây giờ là kinh đô nhà Bắc Tề.
(7)
Tổ Tăng Xán, sau khi được truyền pháp, đến ẩn cư trong núi Hoàn Công,
Thư Châu. Gặp lúc Chu Võ Đế phá diệt Phật pháp, ngài lánh sang núi Tư
Không, huyện Thái Hồ sống không nhất định một nơi nào, trải qua 10
năm... Đến Tùy Khai Hoàng 12 (592), truyền pháp cho Đạo Tín. Xem Truyền
đăng lục 3 ĐTK. 2078 tờ 221c.
(8) Các tư liệu Trung Quốc, xem chú thích (1) trên đều ghi như nhau. Sư dịch 2 tác phẩm.
(a)
Tượng đầu tinh xá kinh 1 quyển (xem ĐTK 466). Chú thích của Trường
Phòng (sđd. 102c1): “Năm Khai Hoàng thứ 2 (582), tháng 2 dịch. Bản dịch
lần thứ 2, cùng nguyên bản với kinh Già da sơn đỉnh (xem ĐTK 465)”.
(b)
Đại phương quảng tổng trì kinh, 1 quyển (xem ĐTK 275). Ghi chú của
Trường Phòng (sđd): “Khai Hoàng, năm thứ 2, tháng 7, dịch”.
(9)
Nghiệp báo sai biệt kinh, 1 quyển, gọi đủ là: Phật thuyết thủ trưởng
giả nghiệp báo sai biệt kinh, đời Tùy, Cù Đàm Pháp Trí dịch (xem ĐTK 80)
Ghi chú của Trường Phòng: “Khai Hoàng năm thứ 2, tháng 2, dịch..”. Bản
dịch của Tỳ Ni Đa Lưu Chi phải chăng đã mất và chắc chắn nội dung không
phải thuộc loại kinh này. Bởi vì học lý của Tỳ Ni Đa Lưu Chi xuyên qua
hai bản dịch trên, không thể nào để cho ông dịch một tác phẩm với một
học lý, như nó thể hiện trong bản dịch Nghiệp báo sai biệt kinh ngày
nay.
(10) Tăng Xán, Tín tâm minh tờ 376b 22-23 :
Viên đồng thái hư
Vô khuyết vô dư
Lương do thủ xả
Sở dĩ bất như.
Cũng xem Truyền đăng lục 30 tờ 457a 21-22.
(11) Kiến văn tiểu lục 4 tờ 13a1-3 chép :
Phi tích lai Nam quốc
Văn quân cửu tập thiền
Ứng khai chư Phật tín
Viễn hiệp nhất tâm nguyên
Hạo hạo Lăng già nguyệt
Phần phần bát nhã liên
Hà thời tái đắc kiến
Tương dự thoại trùng huyền.
Những chữ in đậm là khác với chữ trong bản in 1715 ở đây.
41. THIỀN SƯ PHÁP HIỀN
(1) Tức núi Tiên Du ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Xem chú thích (1) truyện Thiền Lão.
(2)
Cương mục tiền biên 2 tờ 10b1-2 nói: “Huyện Chu Diên, đời Hán đặt thuộc
quận Giao Chỉ, đời Đường đổi làm Diên châu, đời Lê là phủ Tam đái, nay
tức đất phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây”.
Nhưng
cả Tùy thư 21 tờ 7b8 lẫn Cựu đường thư 41 tờ 42b11 đều nói Chu Diên là
đất Vũ Bình thời trước. Ngoài ra, Nguyên hòa quận huyện đồ chí 38 tờ
13a1 và Thái Bình hoàn vũ ký 170 tờ 10a5 lại ghi Chu Diên ở về phía đông
nam của trị phủ Giao Châu, mà sau này Độc sử phương dư kỷ yếu 112 tờ
8a3 chép lại, nghĩa là Chu Diên ở về phía đông nam thủ đô Hà Nội ngày
nay. Phần đất của nó như vậy bao gồm trong tỉnh Hưng Yên. Kết luận này
tỏ ra hợp lý, bởi vì đất Quận Bình, chúng ta đã đồng nhất với đất những
huyện Tiên Lữ, Ân Thi, KhoÁi Châu, Kim Động, Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Xem
chú thích (2) truyện Tịnh Lực.
Hơn
nữa truyện Đạo Lâm tờ 66b3 nói Lâm, người Cửu Cao, Chu Diên”. Mà căn cứ
Đại Việt lịch triều đăng khoa lục 2 thì Cửu Cao là tên một ngôi làng
thuộc “hạt Gia Lâm”, Nơi xuất thân của những tiến sĩ Trần Văn Bính khoa
năm 1505, Vũ Hữu Nghiêm khoa năm 1514 v.v..., và khoảng đến năm 1706 thì
đổi thành làng Thượng Tốn, khi có Đỗ Công Đỉnh đỗ đệ tam giáp đồng tiến
sĩ xuất thân. Như thế, địa phận của Chu Diên đời Lý phải gồm luôn tối
thiểu phần đất phía đông nam của huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh ngày nay.
Từ đó, quê của Pháp Hiền tất phải nằm khoảng huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh cho đến những huyện phía bắc tỉnh Hưng Yên.
(3)
Tham chiếu Truyền đăng lục về cuộc đối thoại đầu tiên giữa Đạo Tín và
Hoằng Nhẫn: “Một hôm Tín đến huyện Hoàng Mai, giữa đường gặp một đứa trẻ
cốt tướng kỳ vĩ, khác với trẻ thường, Sư hỏi: “Con họ gì?” Trẻ đáp :
“Là họ Phật”. Sư hỏi: “Ngươi không có họ sao?” Trẻ đáp: “Tánh không
vậy”. Sư lặng biết nó là một bậc tài giỏi của đạo, liền sai người hầu
đến nhà nó gặp cha mẹ, xin cho nó xuất gia. Cha mẹ cho là có duyên xưa,
nên không có chút vẻ làm khó khăn, liền cho đi làm đệ tử, có tên gọi
Hoằng Nhẫn”. Xem Truyền đăng lục 3 tờ 222b10-16.
(4)
Tục cao tăng truyện 18 tờ 573b25-c14 trong truyện của Đàm Thiên ghi rõ
là vua Tùy Cao Tổ ban xá lợi gồm cả thảy ba lần. Lần đầu cho 30 châu vào
tháng 6 năm Nhân Thọ thứ nhất (601). Lần thứ hai cho 51 châu khác vào
tháng giêng năm sau. Và lần thứ ba vào tháng giêng năm Nhân Thọ thứ 4
(604), ra lệnh các châu lớn xây thêm hơn một trăm bảo tháp, để nhận thêm
xá lợi. Cứ Xá lợi cảm ứng ký trong Quảng Hoằng minh tập 17 tờ 216b10
thì lần ban xá lợi thứ nhất, chùa Thiền Chúng của Giao Châu được chọn
làm một trong 30 chỗ xây tháp của Cao Tổ. Nhưng năm đó, cứ Đại Việt sử
ký ngoại kỷ của Đại Việt sử ký toàn thư 4 tờ 23a1-8 và Tùy thư 2 tờ
10a6-7, nước ta hiện đang là một nước độc lập dưới quyền lãnh đạo của
Lý Phật Tử, thì việc ban xá lợi có thể coi như một công tác ngoại giao.
Cho nên, chắc phải trước năm 602 khi Lưu Phương đã dụ hàng thành công Lý
Sư Lợi, người con nối nghiệp của Lý Phật Tử, thì mới có chuyện ban xá
lợi cho Giao Châu. Việc ban năm hòm xá lợi cùng một lần do thế là một có
thể, và việc Pháp Hiền chọn chùa Pháp Vân, chứ không phải chùa Thiền
Chúng của Xá lợi cảm ứng ký làm nơi xây bảo tháp là một sự thực.
(5)
Xá lợi cảm ứng ký của Quảng hoằng minh tập 17 tờ 216b10 nói xây tháp
tại chùa Thiền Chúng để cúng dường xá lợi ở Giao Châu. Nhưng đây nói là
“xây ở chùa Pháp Vân của Luy Lâu”, thì tỏ ra đúng sự thực hơn. Cứ Đại
Việt sử lược 2 tờ 6a5-7 thì vào năm 1034 các nhà sư chùa Pháp Vân ở Cổ
Châu dâng thư nói rằng trong chùa phóng ánh sáng ra vài luồng, theo ánh
sáng đó mà đào lên thì được hòm đá một hòm, trong hòm có hòm bạc, trong
hòm bạc có hòm vàng, trong hòm vàng có bình lưu ly, trong bình có xá
lợi”. Hòm nói đến đây dĩ nhiên là hòm xá lợi mà Tùy Cao Tổ đã ban, bởi
vì theo Xá lợi cảm ứng ký của Quảng hoằng minh tập 17 tờ 213a18-22 đã mô
tả với một sai khác không quan trọng là, thay vì bình bạc, nó có bình
đồng bên trong bình đá.
(6)
Cương mục tiền biên 1 tờ 1b7-2a3 viết: “Phong Châu, sử cũ chua là Bạch
Hạc. Địa lý chí đời Đường nói Phong Châu gồm năm huyện. Thái Bình hoàn
vũ ký của Nhạc Sử chép quận Thừa Hóa của Phong Châu tức nước Văn Lang
xưa. Thế thì, Phong Châu tức nay thuộc địa hạt cả phủ Vĩnh Tường và Lâm
Thao, tỉnh Sơn Tây”
(7)
Cương mục tiền biên 4 tờ 15b2-6 viết: “Hoan Châu xưa là bộ Hoài Hoan
đời Hùng Vương, đời Tần thuộc Tượng Quận, đời Hán thuộc quận Nhật Nam,
đời Lương đổi Đức Châu. Đời Tùy Khai Hoàng đổi Hoan Châu, khoảng Đại
Nghiệp đổi Nhật Nam. Đời Đường Trinh Quán Lại đặt Hoan Châu. Đời Đinh Lê
nhân theo. Đời Lý đổi làm châu Nghệ An. Đời Trần cải trấn Lâm Giang.
Đời thuộc Minh là các phủ Nghệ An và Diễn Châu. Đời Lê Quang Thuận đặt
Nghệ An thừa tuyên. Nay là tỉnh Nghệ An”. Đất Hoan Châu hiện nay thuộc
tỉnh Nghệ Tĩnh.
(8)
Cương mục tiền biên 4 tờ 20b1-2 nói: “Trường Châu, xưa là bộ Vũ Định,
nay là tỉnh Tuyên Quang”. Nhưng Cựu đường thư 41 tờ 42a11-12 nói Trường
Tây ở phía tây nam của Giao Châu, còn Ái Châu ở phía tây của châu đó.
Ngoài ra, ở tờ 44b8-9 nó viết: “Trường Châu, thổ tục nó giống với Cửu
Chân. Đời Đường đặt Trường Châu. Năm tháng bắt đầu nó nay đã mất. Năm
Thiên Bảo thứ nhất (742) đổi làm quận Văn Dương. Năm Càn Nguyên thứ nhất
(758) lại đặt Trường Châu, gồm bốn huyện Văn Dương, Đồng Thái, Trường
Sơn và Kỳ Thường, đều cùng đặt với châu một lần”.
Cứ
vào báo cáo đó của Cựu đường thư thì Trường Châu rõ ràng phải rơi vào
địa phận những tỉnh Ninh Bình, Nam Định ngày nay, chứ có thể nào lại ở
tại tỉnh Tuyên Quang, như Cương mục đã có. Bởi vì không những thổ tục
của Trường Châu giống với Ái Châu, mà ngay cả vị trí của chúng cũng liên
tiếp nhau, đấy là Trường Châu ở phía tây nam trị phủ Giao Châu, trong
khi Ái Châu ở phía tây.
(9)
Cựu đường thư 41 tờ 43b8 nói: “Ái Châu, đời Tùy là quận Cửu Chân. Năm
Vũ Đức thứ 5 (622) đặt Ái Châu, gồm bốn huyện Cửu Chân, Tùng Nguyên,
Dương Sơn và An Định”. Đại nam nhất thống chí 16 tỉnh Thanh Hóa, mục
Kiến trí diên cách nói: “Tỉnh Thanh Hóa, xưa thời Hùng Vương là quận Cửu
Chân, đời Lưỡng Hán nhân theo tên quận cũ thuộc Giao Chỉ. Đời Ngô năm
Nguyên Hưng thứ 1 (264) phân một huyện của quận Cửu Chân, mà đặt quận
Cửu Đức. Đời Tấn và Tống nhân theo. Đời Nam Tề lúc đầu ở quận Cửu Chân
đặt thêm Cao An, Quân An và Đô Lung mà làm thành 10 huyện. Vua Vũ Đế lấy
quận Cửu Chân làm Ái Châu, và tên Ái Châu bắt đầu từ đây. Đời Tùy lúc
đầu thì gọi Ái Châu, sau đổi tên gọi là quận Cửu Chân gồm 7 huyện. Đời
Đường gọi Ái Châu gồm huyện Cửu Chân 6 huyện. Đời Minh phân làm đạo. Đời
Lê đổi làm lộ. Đời Lý năm Thuận Thiên thứ 1 (1010) đổi làm trại, sau
cải làm phủ Thanh Hóa... Xem việc ghi thời Lý Nhân Tông, tên Thanh Hóa
bắt đầu từ đây. Đời Trần năm Thiên Ứng Chính Bình 11 (1242) định làm lộ
Thanh Hóa. Năm Nguyên Phong thứ 3 (1253) đổi làm trại. Trong khoảng
Thiệu Long lại làm lộ gồm sở thuộc ba lộ Thanh Hóa, Cửu Chân và Ái Châu,
sau gọi là trấn... Đời thuộc Minh gọi là phủ Thanh Hóa. Lê Quang Thuận
năm thứ nhất (1460) thuộc đạo Hải Tây. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đặt
Thanh Hóa thừa tuyên. Năm thứ 10 (1469) cải làm Thanh Hóa thừa
tuyên...Gia Long năm thứ nhất (1802) triều ta gọi là trấn Thanh
Hóa...Năm Thiệu Trị thứ nhất (1840) cải làm tỉnh Thanh Hóa..”.. Nay là
đất tỉnh Thanh Hóa.