15/06/2011 14:27 (GMT+7)
Số lượt xem: 24650
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

14. LÝ THÁI TÔNG

 (1)  Lý Thái Tông (1001- 1054), tên thực là Lý Đức Chính, con của Lý Công Uẩn, nối ngôi Uẩn năm 1028 đến năm 1054 thì mất. Xem Đại Việt sử lược 2, Đại Việt sử ký toàn thư B2.

 (2)  Cứ Lược dẫn thiền phái đồ in vào đầu Thượng sĩ ngữ lục tờ 5b6-7a6 thì thế thứ truyền thừa và vai trò của Lý Thái Tông như sau: “Từ thuở đức Đại Thánh ta là Phật Thích Ca Mâu Ni đem Chính pháp nhãn tạng Niết bàn diệu tâm trao cho Tôn giả Ma Ha Ca Diếp, lần lượt truyền thọ phàm 28 đời thì đến đại sư Đạt Mạ. Đạt Mạ vào Đông Độ, truyền cho đại sư Thần Quang. Thần Quang truyền xuống phàm sáu đời thì đến Đại  sư  Thần Hội. Chính vào lúc đó, chính pháp mới truyền vào đất nước ta. Không biết người nhận được trước là ai. Hãy ghi từ thiền sư Thiền Nguyệt truyền cho Nguyễn Thái Tông, tiếp đến trưởng lão Định Hương, thiền sư Viên Chiếu, thiền sư Đạo Huệ tiếp nhau truyền thọ, tên họ ẩn hiện, khó tìm manh mối, phân làm ba tông:

 (a) Tông môn ta đã liệt ra ở bản đồ, không phiền chép đủ.

 (b) Thiền sư Vương Chí Nhàn truyền cho hòa thượng Nhiệm Tạng. Hòa thượng Nhiệm Tạng truyền cho cư sĩ Nhiệm Túc, đến nay chìm mất, không rõ thừa kế.

 (c)  Hòa thượng Nhật Thiển được pháp với ai đó, truyền cho Chân Đạo đại vương, đến nay tôn này rồi cũng chìm mất. Lại có cư sĩ Thiên Phong từ Chương Tuyền đến, cùng với Ứng Thuận đồng thời, tự xưng thuộc tông Lâm Tế, truyền cho Quốc sư Đại Đăng và hòa thượng Nan Tư. Đại Đăng truyền cho Hoàng đế Thánh Tông ta và các ngài Liễu Minh quốc sư, Thường Cung, Huyền Sách, Huyền Sách truyền cho Phả Trắc v.v... nay cũng mờ dần, không rực rỡ lắm.

Ôi, thiền tông thạnh suy, há nói xiết sao. Nay lược kể các phái thiền để lưu lại về sau, hầu bậc học giả biết thiền có tông đáng học, chứ chẳng phải chuyện tự bịa đặt bày ra, ấy vậy”.

Sau lời tự dẫn này mới chính là bản đồ truyền thừa của thiền phái Trúc Lâm, mà người viết lời tự dẫn vừa dịch tự xưng là tôn mình. Cái gọi là Lược dẫn thiền phái đồ đây chắc chắn là do một tác giả thuộc phái Trúc Lâm viết ra, bởi vì nó không những xưng Trần Thánh Tông là “Hoàng đế Thánh Tông ta” và Lý Thái Tông là Nguyễn Thái Tông, mà còn vì trong bản đồ của phái Trúc Lâm, nó liệt đến ba người đệ tử của Pháp Loa là hết. Thêm vào đó, thật lục của Trần Nhân Tông trong Thánh đăng lục tờ 40a2 khi nói đến những người đệ tử nối dòng của Nhân Tông, nó viết: “Đệ tử nối pháp đã liệt kê đầy đủ trong Tuệ trung Thượng sĩ ngữ lục đồ tinh dẫn”. Cái gọi là  “Tuệ trung Thượng sĩ ngữ lục đồ tinh dẫn” này tức là Lược dẫn thiền phái đồ vừa dịch. Như vậy, bản Lược dẫn đấy phải viết sau khi Nhân Tông mất, tức sau năm 1308, để cho thật lục có thể dẫn. Nó do ai viết ? Chắc phải là một trong những người đệ tử của Pháp Loa, mà chính bản đồ của Lược dẫn ghi gồm ba người, đấy là Huyền Quang, Cảnh Huy và Quế Đường. Một trong ba người này hay là thị giả cao đệ của họ đã ghi lại.

Bấy giờ, cứ bản Lược dẫn thiền phái đồ thì thầy của Lý Thái Tông là thiền sư Thiền Nguyệt. Thiền uyển  tập anh nói vua “tham vấn thiền chỉ với Thiền Lão”. Thiền Lão như vậy đúng ra phải có tên là Thiền Nguyệt, mà vì kỵ húy của thời Trần và vì tôn trọng phải gọi thành Thiền Lão, như trường hợp Thông Thiền đã gọi thành Thông Sư, Ứng Thuận gọi thành Ứng vương, để khỏi phạm húy của thầy. Do đó Thiền Lão từ đây nó phải gọi là Thiền Nguyệt.

Đọc lời tự dẫn của bản Lược dẫn thiền phái đồ trên, ta có thể chắc chắn nó phải viết ra trước năm 1337 khi tác giả Thiền uyển tập anh hoàn thành tác phẩm của mình, bởi vì nếu có Thiền uyển tập anh, người viết lời tự dẫn đã không phải nói “không biết người đắc pháp về trước Thiền Nguyệt là ai”. Rất có thể tác giả lời tự dẫn đây cũng là tác giả Thiền uyển tập anh. Xem những bàn cãi trong phần nghiên cứu.

 (3)          Châm chùy, hoặc nói là kiềm chùy, chỉ cho sự đào luyện khó nhọc của Thiền gia. Phổ Chiếu, Bích nham lục tự: “Bỉnh phanh Phật đoàn Tổ kiềm chùy, tụng xuất nạp tăng hướng thượng ba tỉ”. Xem Bích nham lục 1 tờ139a5.

 (7)  Kiến văn tiểu lục 4 tờ 12b9-10 chép y bài kệ ở đây.

 

15. QUỐC SƯ THÔNG BIỆN
 

 (1)  Tức huyện Từ Liêm cũ, nay đấy Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Xem chú thích (2) truyện Vân Phong.

 (2)  Tức huyện Đan Phụng, Đại nam nhất thống chí, tỉnh Sơn Tây, viết: “Huyện Đan Phụng ở tại phía đông của phủ 35 dặm, từ đông sang tây rộng 20 dặm, từ nam xuống bắc rộng 25 dặm, từ huyện lỵ đến phía đông giáp giới với huyện Từ Liêm của Hà Nội 12 dặm, phía tây đến sông Hát đối ngạn với địa giới huyện An Sơn 8 dặm, phía nam đến địa giới huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Nội13 dặm, phía bắc đến huyện Phúc thọ phủ Quảng Oai 12 dặm. Nó là đất cú lậu đời Hán. Đời Trần về trước đặt tên Đan Phụng. Đời Minh cải làm huyện An Sơn sáp nhập với châu Từ Liêm, sau tinh nhập, vẫn thuộc phủ Giao Châu. Đời Lê Quang Thuận phục hồi lại tên cũ, cải thuộc phủ Quốc Oai kiêm lý”. Nay là huyện Đan Phụng tỉnh Hà Tây.

 (3)  Tam học. Chỉ ba môn học chính của Phật giáo, đấy là học về giới, học về định và học về tuệ, hay thường gọi tắt là giới định tuệ. Để học về giới, người ta phải dựa vào những bản điều luật Phật giáo, tức là luật tạng. Để học về định, người ta phải suy gẫm về những lời dạy của Phật Thích Ca, tức kinh tạng. Để học về tuệ, người ta nghiên cứu những tác phẩm triết học Phật giáo, tức luận tạng. Cho nên, nói rằng giỏi về tam học, tức cũng có nghĩa giỏi về toàn bộ kinh điển Phật giáo, tức kinh, luật và luận. Xem Thích thị yếu lãm quyển trung tờ 292c22-23.

 (4)  Nguyên văn: Thăng kinh Quốc tự. Quốc tự đây nghi là bản in khắc sót chữ Khai, tức chỉ chùa Khai Quốc của kinh đô Thăng Long, nơi những cao tăng của triều Đinh Lê đã từng sống. Về chùa Khai Quốc, xem chú thích (1) ở truyện Vân Phong.

 (5)  Phù Thánh Linh Nhân hoàng thái hậu. Nguyên bản viết là Phù Thánh Cảm Linh Nhân hoàng thái hậu. Nhưng chúng tôi cứ Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục chính biên để sửa lại là Phù Thánh Linh Nhân. Linh Nhân là mẹ của vua Lý Nhân Tông. Người làng Thổ Lỗi, mà sau này khi sinh ra Nhân Tông đã cải lại là Siêu Loại, họ Lê được Thánh Tông nạp vào cung năm 1063 và đặt tên là Ỷ Lan phu nhân. Năm 1066 sinh Nhân Tông và được tôn làm Thần phi. Năm 1073 khi mới lên ngôi một năm, Nhân Tông u sát Dương Thái hậu và tôn mẹ mình lên làm Linh Nhân hoàng thái hậu. Linh Nhân mất năm 1117 và được thụy là Phù Thánh Linh Nhân hoàng thái hậu.

 (6)  Dương Huyền Chi hỏi Bồ đề Đạt Mạ sao gọi là Tổ, Bồ Đề Đạt Mạ trả lời: “Kinh Phật tâm tông, hạnh giải tương ưng, danh chi viết Tổ”. Xem Truyền đăng lục 3 tờ 220a5. Hành giải tức có nghĩa như tri hành hiệp nhất. Hành tức việc làm, và giải có nghĩa sự hiểu biết.

 (7)  Nguyên văn: “Cố thị sanh Trúc thổ cái vị thiên địa chi chính trung giả”. Tham chiếu Mâu tử lý hoặc luận trong Hoằng minh tập 1 tờ 1c25-26. Sở dĩ sanh Thiên Trúc giả, thiên địa chi trung, xử kỳ trung hòa giả.

 (8)  Nhất đại thời hưng giáo. Thuật ngữ của Thiền tông chỉ giáo pháp tam thừa do đức Phật diễn giảng trong suốt 49 năm tại thế, bao gồm các thứ quyền thiệt, đốn tiệm v.v... ngoại trừ thiền tông, một thứ “giáo ngoại biệt truyền”. Từ này tương đương với từ “nhất đại giáo” của Chỉ quán nghĩa lệ hay “nhất đại thánh giáo” của Thiên Thai tứ giáo nghi, mà những người thiền tông, đặc biệt là những người, chuyên về giáo phán, dùng để gọi toàn bộ giáo lý của Phật Thích Ca. Xem Chỉ quán nghĩa lệ và Thiên Thai tứ giáo nghi.

 (9)  Truyền thuyết của thiền tông về nguyên lai của tôn mình. Vương An  Thạch hỏi sư Huệ Tuyền về xuất xứ của truyền thuyết này. Tuyền nói trong Đại tạng không thấy chép. Vương bảo, tình cờ ông đọc thấy nó trong Đại phạm thiên vương vấn Phật quyết nghi kinh(?). Nó gồm có ba quyển, và nội dung nói theo Vương, thì như sau: Phạm vương đến Linh Sơn, dâng hoa ba là màu vàng cúng Phật và cúng thân mình làm giường ngồi, xin Phật vì chúng sanh mà thuyết pháp. Thế Tôn lên tòa giảng, cầm hoa dơ lên, trời người trăm vạn đều không hiểu ra. Chỉ có đầu đà Kim Sắc rạng mặt mỉm cười. Thế Tôn nói: “Ta có Chính pháp nhãn tạng Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, đem giao cho Ma ha Ca Diếp”. Vương cũng còn thêm rằng: “Kinh này phần lớn bàn tới việc đế vương, vì vậy nên bị cất đi trong cung vua và người đời ít nghe tới nó”. Xem Nhân thiên nhãn mục 5 tờ 325b3-13.

 (10) Tức Ca Diếp Ma Đằng, dịch giả kinh Phật đầu tiên tại Trung Quốc theo truyền thuyết. Xem Cao tăng truyện  1 tờ 322c13-323a23.

 (11) Tức Trí Khải (538-597) vì sống ở núi Thiên Thai, nên cũng gọi là Thiên Thai hay Thiên Thai đại sư, người sáng lập nên một trường phái mang tên Thiên Thai tông, mà tự nguyên ủy vì dựa vào kinh Pháp hoa nên gọi là Pháp hoa tông, và đề xướng ra một phương pháp tu hành chỉ quán thường được mệnh danh “Thiên Thai giáo quán”. Xem Tục cao tăng truyện 17 tờ 564a18- 568a15.

 (12) Tức Huệ Năng (638-713), vì sống ở chùa Nam Hoa dựng gần khe Tào, nên cũng gọi là Tào Khê. Xem Truyền đăng lục 5 tờ 235b10-237a12 và Tống cao tăng truyện 8 tờ 754c1-755c10.

 (13) Tức Mâu Tử (165-220?) tác giả Mâu tử lý hoặc luận, tác phẩm lý luận Phật giáo đầu tiên của nước ta cũng như miền đông châu Á, viết vào khoảng năm 198 sau Tây lịch. Xem Hoằng minh tập 1 tờ 1a26- 7a22, Xuất tam tạng ký tập 12 tờ 82c29-83a1, Phật tổ thông ký 35 tờ 332a27-b5; Phật tổ lịch đại thông tải 5 tờ 510b17-514a9, Thích thị khể cổ lược 1 tờ 769a12-c6.

 (14) Khương Tăng Hội (?- 280), sản phẩm đầu tiên của nền Phật giáo nước ta, tác dịch giả một số tác phẩm quan trọng, mà đặt biệt nhất là Lục độ tập kinh, đóng góp rất nhiều tài liệu lịch sử văn học cho công tác nghiên cứu cổ sử của ta. Xem Xuất tam tạng ký tập 13 tờ 96a29- 97a17 và Cao tăng truyện 1 tờ 235a13- 236b13 v.v..

 (15) Đàm Thiên pháp sư truyện ở đây tức chỉ truyện pháp sư Đàm Thiên đời Tùy do Minh Tắc viết. Tục cao tăng truyện 18 tờ 571b12-574b6 cũng có truyện của Đàm Thiên. Đàm Thiên này không phải là kinh sư Đàm Thiên đời Tề trong Cao tăng truyện 13 tờ 413a18-26, như Trần Văn Giáp (Le Bouddhisme en Annam, BEFEO XXXII (1932)) đã đồng nhất một cách sai lầm. Đàm Thiên đời Tùy sinh năm 542 và mất năm 607, thọ 66 tuổi, quả đã có những quan hệ rất mật thiết với Tùy Cao Tổ và đặc biệt về việc cúng dường xá lợi, ông quả đã có một cống hiến đặc biệt. Xem tiểu sử trong Tục cao tăng truyện vừa kể.

 (16) Nguyên văn: “Án Đàm Thiên pháp sư truyện, Tùy Cao Tổ vị (chi) pháp (giả hậu) Sư vân: Trẫm niệm Điều ngự từ bi chi giáo, Báo Đức vô do, vị thiêm nhân vương, hoằng hộ Tam bảo, dĩ biến thu (di thể xá lỵ, nhưng ư quốc nội, lập thụ bảo tháp, phàm tứ thập cửu sở, biểu thế tân lương, dư nhất bách ngũ thập tự tháp, ngoại các (Giao Châu) chư xứ kiến lập, ký tư phước nhuận, dĩ cập đại thiên. Nhiên bỉ Giao Châu tuy nội thuộc, do hệ ky my, nghi tuyển danh đức Sa môn, vãng bỉ chư xứ hóa, già lịnh nhất thiết, cu đắc Bồ đề”. Trong đoạn này, những chữ để trong vòng ngoặc là những chữ chúng tôi coi như những diễn tự do lỗi của người viết hay người khắc bản, vì vậy đã không được dịch. Còn những chữ gạch dưới là những chữ chúng tôi thêm vào, cứ trên những dữ kiện lịch sử ngoại tại khác, để ý nghĩa đoạn văn được chính xác.

         Thứ nhất, ở câu “Tùy Cao tổ vị (chi) pháp (giả hậu) vân” của nguyên bản, chúng tôi cho rằng những chữ “chi.... giả hậu” là những diễn tự của câu đi trước, ở đấy ta có “nhị phái chi tổ giả hậu viết”. Sau khi loại những chữ “chi ... giả hậu” đi rồi, chúng tôi thêm chữ sư vào, để cho câu văn được gọn nghĩa.

      Thứ hai, về loại bỏ chữ Giao Châu ở câu “dư nhất bách ngũ thập tự tháp ngoại các (Giao Châu) chư xứ kiến lập, ký tư phước nhuận”, thì chúng tôi cứ vào chính bản tiểu sử của Đàm Thiên nay trong Tục cao tăng truyện 18. Ở tờ 537b25-c14, Đạo Tuyên ghi lại rất rõ những diễn tiến của việc ban bố xá lợi và xây tháp của Tùy Cao Tổ. Tháng sáu năm Nhân Thọ thứ nhất (601), Cao Tổ ra lịnh “chọn 30 chỗ cao sảng thanh tịnh để dựng tháp thờ xá lợi” trong khắp Trung Quốc, đồng thời ban cho mỗi nơi một hòm xá lợi. Cứ Xá lợi cảm ứng ký do Vương Thiệu viết trong Quảng hoằng minh tập 17 tờ 216b10 thì chùa Thiền Chúng của Giao Châu được chọn làm nơi dựng tháp giữa số 30 chỗ của 30 châu đấy. Sau đợt ban bố thứ nhất này, tháng giêng năm sau, tức năm 602, Cao Tổ lại ban bố xá lợi đợt hai cho “hơn 50 châu”, mà Khánh xá lợi cảm ứng biểu do Vương Hùng viết trong Quảng hoằng minh tập 17 tờ 216c7- 221a7 nói rõ là có 51 châu với một châu được ban lần thứ hai là thành ra 52 châu. Và đợt ban bố xá lợi thứ ba xẩy ra vào mùa xuân năm Nhân Thọ thứ 4 (604), theo đó “vua ra lệnh xây miếu ở 30 châu, rồi bèn sai dựng linh tháp ở hơn một trăm chỗ của các châu lớn ở trong nước, để khuyên người tôn sùng điều lành”. Như vậy, rõ ràng dưới thời Tùy Cao Tổ, việc ban xá lợi cho các châu xảy ra cả thảy ba lần. Lần đầu năm 601 cho 30, lần thứ hai năm sau cho 51 châu và lần thứ ba cho hơn 100 sở ở tại các châu lớn. Do thế, trong đoạn văn trên, ta thấy Tùy Cao Tổ kể đến ba lần ban bố xá lợi này, mà lần thứ nhất nó không cho biết rõ số châu được ban bố và chỉ viết “biến phân (thu) di thể xá lợi”, nhưng lần thứ hai thì nó ghi rõ là “cho lập bảo tháp phàm 49 sở ở khắp nước” thì hiển nhiên nó muốn nói tới đợt phân phát xá lợi thứ hai cho 51 châu năm 602. Và lần thứ ba nó viết “còn hơn 150 tháp do các xứ của mỗi châu kiến lập để mong phước nhuận thấm tới đại thiên” thì rõ ràng nó muốn đề cập tới đợt phân phát thứ ba năm 604, chứ dứt khoát không thể là “còn hơn 150 chùa tháp của các xứ Giao Châu” được. Chữ Giao Châu trong câu đó vì vậy phải loại ra coi nó là một diễn tự lấy từ câu tiếp theo, đấy là “Nhiên bỉ Giao Châu tuy nội thuộc...”.. Chúng tôi do thế đã thêm chữ Giao Châu ấy vào cho câu tiếp theo đấy.

Dựa vào dữ kiện của truyện Đàm Thiên trong Tục cao tăng truyện hiện nay, để mà sửa sai và chấm câu lại đoạn văn trên,  ý nghĩa cũng như những mẫu tin lịch sử của  bây giờ đã trở thành rõ ràng và có lý cứ.

 (17) Nguyên bản viết Khâu Ni Danh. Đây chắc là một viết sai và khắc lộn của cái tên Khâu Đà La, mà Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục kể ra cùng với Kỳ Vực như hai vị sư “cùng một lúc đến thành Luy Lâu, trị sở của Sĩ Vương” vào khoảng cuối triều Hán Linh Đế. Ở đây, họ được một Ưu bà tắc tên Tu Định mời ở lại. Nhưng Kỳ Vực từ chối và tiếp tục cuộc hành trình của mình, còn Khâu Đà La thì bằng lòng và cuối cùng đã truyền pháp lại cho A Man  với sự ra đời của bốn vị thánh Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, và Pháp Điện. Cổ châu tứ pháp phổ lục cũng nói tới chuyện này. Đạo giáo nguyên lưu quyển thượng tờ 9b6-9 dưới mục “Sư Ấn độ thời vua Hùng” đã coi Khâu Đà La như một “nhà sư Ấn độ thời vua Hùng” đã gặp Tu Định và truyền pháp lại cho A Man. Nội dung chuyện này thì đại khái giống truyện Man Nương của Lĩnh nam chích quái tờ 25-26, nhưng ở đó tên Khâu Đà La đã bị đổi thành Giả La Chà Lê.

 (18) Tức Kỳ Vực của Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục và đến Luy Lâu cùng một lúc với Khâu Đà La vào cuối thời Hán Linh Đế, tức khoảng những năm 168-189. Cao tăng truyện 10 tờ 388a16-c5 cũng nói tới một Kỳ Vực đã từng trải qua “miền Giao Châu và Quảng Châu và đều có chuyện linh dị”, rồi đến Lạc Dương vào khoảng cuối đời Tấn Huệ Đế, tức khoảng những năm 305-306. Như vậy, Kỳ Vực nầy đến Giao Châu sớm lắm thì cũng khoảng vào những năm trước sau năm 290. Thế thì, hai Kỳ Vực đây phải chăng là cùng một người? Cứ trên hành trạng của hai người thì ta bắt buộc phải đồng nhất họ với nhau. Nhưng bằng vào sự sai khác niên đại, một sự sai khác đến những trăm năm, ta tất yếu phải giả định sự có mặt của hai người khác nhau cùng mang tên Kỳ Vực, nếu quả thật những sử liệu của Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục là đáng tin cậy . 

 (19) Truyện Pháp sư Đàm Thiên ngày nay trong Tục Cao tăng truyện 18 tờ 571b12- 574b6 không có lời đáp này của Đàm Thiên cũng như câu đề nghị của Tùy Cao tổ. Nhưng cũng chính Tục Cao tăng truyện 18 tờ 574b5-6 lại ghi thêm rằng “có Sa môn Minh Tắc vì Thiên mà viết Hành trạng, đầu đuôi quán xuyến, kinh sư ưa chuộng”. Thế có nghĩa, trước và ngoài bản Tục cao tăng truyện, ta còn có một bản khác mang tên Hành trạng do Minh Tắc viết về Thiên. Phải chăng bản Hành trạng này đã chứa đựng những câu nói trên của Tùy Cao Tổ và của Đàm Thiên và đang còn lưu hành ở nước ta vào thời Thông Biện, để cho Biện viện dẫn và gọi bằng tên Đàm Thiên pháp sư truyện? Dẫu sao đi nữa, những gì do hai bản ấy nói không phải là không kiểm chứng được với những tài liệu hiện có ngày nay. Cũng cần thêm là, cứ  vào nội dung của câu nói trên, thì cuộc đối thoại giữa Tùy Cao Tổ với Đàm Thiên, xảy ra vào mùa xuân năm Nhân Thọ thứ tư (604), bởi vì đầu tháng giêng thì Cao Tổ ra lệnh xây hơn một trăm cái tháp, mà chính câu nói đã kê ra, và đến tháng tư thì nhuốm bệnh và tháng bảy thăng hà.

 (20) Quyền Đức Dư (757-818) làm Tể tướng dưới thời Đường Hiến Tông. Bài tựa cho cuốn sách nhan đề Truyền pháp này ngày nay đã thất lạc. Văn uyển anh hoa, Toàn Đường văn cũng như Toàn Đường văn bổ di không thấy chép một bài tựa nào như thế cả.

 (21) Tức thiền sư Hoài Uẩn (?-818) chùa Chương Kính ở Kinh Triệu. Xem Truyền đăng lục 7 tờ 252 b19-c23.

 (22) Lâm Huệ Sinh tức Huệ Sinh tăng thống (?-1064) của thế hệ thứ 13 của dòng Pháp Vân. Thế hệ này theo Thiền uyển tập anh thì gồm cả thảy sáu người, nhưng nó chỉ ghi lại tiểu sử của bốn người thôi, đó là Lâm Huệ Sinh, Khương Thiền Nham, Nguyễn Minh Không và Nguyễn Bản Tịch, chứ không có người nào mang tên Vương Chân hết. Thế hệ thứ 14 cũng không có ai có tên đó cả. Thế hệ thứ 12 cũng vậy, chỉ có tên Vạn Hạnh, Định Huệ, Đạo Hạnh, Trì Bát và Thuần Chân. Chỉ đến hế hệ thứ 16 ta có thiền sư Chân Không (1046-1100) và Chân Không có họ đúng là Vương, nên Vương Chân là một khắc thiếu của Vương Chân Không.

 (23) Mai Viên Chiếu (999- 1090) và Nhan Quảng Trí (mất khoảng những năm 1085-1091) thuộc thế hệ thứ 7 của dòng Vô Ngôn Thông. Thế hệ này có bảy người nhưng Thiền uyển tập anh chỉ ghi lại tiểu sử và tên sáu người thôi, đấy là Mai Viên Chiếu, Đàm Cứu Chỉ, Nghiêm Bảo Tính, Phạm Minh Tâm, Nhan Quảng Trí và Lý Thái Tông, chứ không ghi ai tên Lôi Hà Trạch cả. Những thế hệ trước và sau thế hệ này cũng không ai mang tên ấy hết. Nhưng ở tiểu sử của Nguyễn Giác Hải thuộc thế hệ thứ 10 cũng của dòng Vô Ngôn Thông này, ta được bảo: “Hải trước cùng với Không Lộ đều thờ Hà Trạch làm thầy, sau bỗng chốc trở thành pháp tự của Lộ”. Như vậy, quả có một thiền sư có lẽ thuộc thế hệ thứ 7 hay cùng lắm là thứ 8 mang tên là Hà Trạch, mà cả Giác Hải và Không Lộ thờ làm thầy. Nhưng ở trong bản tiểu sử của Không Lộ thì chỉ nói rằng Lộ “trong khoảng Chương Thánh Gia Khánh (1059-1065) đã cùng với bạn đạo là Giác Hải đều vân du phương ngoại, tạm đến chùa Hà Trạch nương thân”. Thế thì, Hà Trạch là tên một ngôi chùa, chứ không phải tên người. Tuy nhiên, tên chùa cũng có thể dùng xưng hô thế cho tên người. Lôi Hà Trạch do vậy là một nhân vật có thật và có lẽ thuộc thế hệ thứ 7 hay cùng lắm là thế hệ thứ 8 của dòng Vô Ngôn Thông, bởi vì Không Lộ là thuộc thế hệ thứ 9 của dòng này. Từ đó, chữ “tức kim” đi trước chữ “Lôi Hà Trạch” trong nguyên bản, chúng tôi coi như những diễn tự và đã bỏ đi không dịch.

 (24) Đại Việt sử ký toàn thư 1 tờ 3b6-9 ghi: “Thái Bình năm thứ hai (971) lần đầu tiên định giai phẩm của văn võ và Tăng đạo, lấy Ngô Chân Lưu làm Tăng thống, cho hiệu Khuông Việt thái sư, Trương Ma Ni làm Tăng lục, đạo sĩ Đặng Huyền Quang làm Sùng chính uy nghi”. Tăng lục như vậy là một chức quan do triều đình đặt ra cho Phật giáo và bắt đầu ở nước ta ngay từ lúc Đinh Tiên Hoàng mới lập quốc, qua nhà sư tên Trương Ma Ni. Ở Trung Quốc, chức này bắt đầu xuất hiện với Đoan Phủ dưới triều vua Đường Văn Tông (827-840). Chức năng của chức này có thể thấy qua lời chiếu sau đây viết đầu thời Vũ Tông: “Có Phật pháp đến đây, từ xưa tới nay, hưng phế có gì làm chứng, xin lưỡng nhai Tăng lục cùng các Sư tam học viết ra những sự việc, dâng lên”. Xem Đại Tống tăng sử lược quyển trung tờ 243c26- 28. Chức năng của Tăng lục ngoài việc giữ giấy tờ bộ tịch, như vậy còn có chức năng của một sử quan Phật giáo, một chức năng khá thích hợp với Biện.

 (25) Tục ban áo tía cho các nhà sư bắt đầu với Võ Tắc Thiên (684-774) ở Trung Quốc. Năm 690, nhà sư Pháp Lãng đã tìm một dẫn chứng trong kinh Đại Vân biện minh cho sự lên ngôi của Thiên, nên được Thiên phong làm Huyện công và ban áo ca sa tía. Xem Đại Tống tăng sử lược quyển hạ tờ 248c3-249a29. Ở nước ta, Thông Biện là người đầu tiên nhận áo tía được biết.

 (26) Đại Tống tăng sử lược quyển trung tờ 244b29-c15 nói về lai lịch của chức Quốc sư, bắt đầu với Pháp Thường dưới thời Bắc Tề (550-577), đã xác định nội dung nó thế này: “Về giáo lý bên trong thì học thông cả ba tạng, gồm thông cả năm món học, cả nước quy y  theo, thế là làm rõ hiệu đó”. Năm món học hay ngũ minh nói tới đây tức là triết học, ngôn ngữ học, luận lý học, y dược học và kỹ thuật học. Ở nước ta thì Khô Đầu có lẽ là vị sư đầu tiên được biết mà Lý Nhân Tông phong làm Quốc sư năm Quảng Hựu thứ tư (1088). Đại Việt sử ký toàn thư quyển 3 tờ 11b9-12a2 còn ghi thêm: “Có nơi nói, vua ban cho Sư cờ tiết và dao việt, cùng với tể thần đứng ngang hàng trên điện vua để xử đoán việc nước và kiện tụng của thiên hạ”. Nhìn đó, ta có thể thấy sơ vai trò của Quốc sư trong triều đình và lịch sử Việt Nam. 

 

16. ĐẠI SƯ MÃN GIÁC
 

 (1)  Cứu Liên là tên một châu. Đại Việt sử lược 3 tờ 20b7 nói Lý Huệ Tôngg “năm Kiến Gia thứ 8 (1218) tháng tư đi chơi châu Cứu Liên xem bắt cá”. Đó cũng là nơi đóng quân của Trần Tự Khánh vào mùa xuân năm 1215, rồi sai các tướng mình lên đóng Cửu Cao và Cửu Ông để chống lại Nguyễn Nộn. Đại Việt sử ký toàn thư B4 tờ 29b1-5 nói mùa xuân năm 1216 Lý Huệ Tôngg “ban đêm cùng với phu nhân lén đi đến quân của Tự Khánh, gặp trời sáng, dừng lại nhà của tướng quân Lê Mích ở huyện An Diên thì gặp tướng của Tự Khánh là Vương Lê đem thủy quân đến đón. Vua bèn ở lại châu Cứu Liên, gọi Tự Khánh đến chầu”. Đại Việt sử lược 3 tờ 29b8-11 cũng ghi những sự việc ấy, nhưng không nói rõ lộ trình và nơi trú lại của Huệ Tôngg. Điều quan trọng là nó ghi lại ngày tháng xảy ra sự việc đó vào ngày Giáp Tuất (nguyên bản viết là Giáp Thìn, nhưng nghi thìn là chữ tuất viết lộn) bởi vì 13 ngày sau vào ngày Bính Tuất (nguyên bản viết là Canh Tuất, Canh nghi là viết sai của chữ Bính) Đại Việt sử lược 3 tờ 30a2 nói: “Tự Khánh dựng điện cỏ ở Tây Phù Liệt, qui mô nó hoàn toàn phỏng theo Đại nội”, mà Đại Việt sử ký toàn thư thì nói Lý Huệ Tôngg ở lại Cứu Liên và cho gọi Tự Khánh tới châu ở đó. Thế là, nếu Cứu Liên không là Tây phù liệt, như vậy có thể nằm trong khoảng phần đất hai huyện Thanh Oai và Thanh Trì, tỉnh Hà Đông ngày nay.

Truyện của Mãn Giác ở đây nói vua Lý Nhân Tông cùng “Linh Nhân hoàng thái hậu lúc mới lưu tâm đến thiền học, liền xây chùa bên cạnh cung Cảnh Hưng, mời Giác tới để tiện hỏi han”. Đại Việt sử lược 2 tờ 12b6-7 cho biết “Năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (1065) tháng 8 vua đến chơi hành cung Cứu Lan, đặt tên cung đó là Cảnh Hưng”. Vậy dựng chùa ở cung Cảnh Hưng tức dựng ở hành cung Cứu Lan. Cứu Lan đây chắc là một viết khác của Cứu Liên. Như vậy, chùa Giáo nguyên ở Cứu Liên, tức là chùa do Lý Nhân Tông dựng bên cạnh cung Cảnh Hưng, nghĩa là bên cạnh cung Cứu Lan. Nó có lẽ là chùa Cứu Lan mà Huyền Quang làm bài tứ tuyệt “Nhân sự đề Cứu Lan tự” do Trích diễm thi tập ghi lại và Lê Quí Đôn dẫn ra trong Kiến văn tiểu lục 9 tờ 18a4-6.

 (2)  Hai tên Lủng Chiền và An Cách này không thấy sử  sách nào nói tới. Tuy nhiên, Bắc thành địa dư chí lục 3 trong khi liệt kê các tổng xã của huyện Duy Tiên, có kê hai xã của tổng Hồng Khê mang tên Lủng Xuyên và Chiền Đầu. Chúng tôi nghĩ rằng hai xã Lủng Xuyên và Chiền đầu này vào thời Lý chắc là ấp Lủng Chiền thuộc làng An Cách của Mãn Giác nói ở đây. Đất của làng An Cách đời Lý như vậy thuộc vào địa phận huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Chúng tôi hiện chưa có dịp làm một cuộc khảo sát hiện địa, nên chỉ đoán vậy thôi. Truyện Mãn Giác ở đây cũng nói làng An Cách có chùa Sùng Nghiêm. Đây là một điểm chỉ rất tốt cho công tác điều tra hiện địa của chúng ta, vì ta có thể tìm xem hiện ở hai làng Lủng Xuyên và Chiền Đầu ngày nay có ngôi chùa nào không, và chùa đó có phải trước có tên Sùng Nghiêm không?

 (3)  Tức Lý Hoài Tổ làm trưởng đoàn phái bộ ngoại giao qua cáo ai và xin phong năm 1073. Xem Lý Đào, Tục tự trị thông giám trường biên 243 tờ 5a7.

 (4)  Vô sư trí tức thứ trí tuệ không do thầy truyền dạy, thường dùng để chỉ cho Phật trí hay tự nhiên trí hay nhất thiết trí. Phẩm Thí dụ kinh Pháp hoa có câu: “Nhất thiết trí, Phật trí, tự nhiên trí, vô sư trí”. Pháp Tạng giải thích: “Vô sư trí tức là thứ trí tuệ trước vì không do thầy mà được, nên gọi là vô sư trí”. Xem Diệu pháp liên hoa kinh sớ 6.

 (5)  Do Thánh Tông dựng vào năm 1065. Đại Việt sử lược 2 tờ 12b6-7 vào năm đó viết: “Tháng 8, ngày Quý Mùi, vua đi chơi hành cung Cứu Lan đặt tên cung đó là Cảnh Hưng”. Cung này như vậy ở tại núi Cứu Liên, làng An Cách.

6)    Chép năm 1096 này là năm Mãn Giác mất, sợ là một sai lầm, bởi vì đến thế hệ thứ 9 Mãn Giác có một người đệ tử tên Bản Tịnh, và Thiền uyển tập anh chép Tịnh mất năm 1176 lúc ông 77 tuổi. Như thế Tịnh sinh năm 1100 và do đó làm sao có thể gặp Mãn Giác được để làm đệ tử? Giả như ta cho con số 77 là một viết sai của 97 đi nữa, thì vào năm Giác mất, Tịnh mới 16 tuổi, nghĩa là Tịnh đang ở vào cái tuổi chưa thể nhận tâm ấn của Giác một cách dễ dàng. Vì vậy, chúng tôi nghĩ, có lẽ Mãn Giác mất vào năm 1100, tức năm Hội Phong thứ 9, bởi chữ ngũ rất dễ lẫn với chữ cửu, và như thế, nếu Tịnh sống tới 97 tuổi, ta có một giải quyết thỏa đáng cho vấn đề liên hệ thầy trò giữa Giác và Tịnh.

 

17. THIỀN SƯ NGỘ ẤN
 

 (1)  Đại nam nhất thông chí, tỉnh Hà Nội, viết: “Núi Ninh ở phía bắc huyện lỵ Chương Đức 19 dặm, trông ra sông Hát, triều Lê dựng hành cung trên núi để làm nơi đến viếng chơi”. Lịch triều hiến chương loại chí 2 tờ 31a1-2 nói: “Ninh sơn ở phần trên huyện Chương Đức, trông ra sông Hát, cảnh trí u nhã. Trịnh Hy Tổ thuở trước thường xây dựng cung điện ở trên núi để làm nơi du hành”. Huyện Chương Đức theo Đại nam nhất thống chí, tỉnh Hà Nội, thì đông giáp huyện Thanh Oai, tây giáp huyện Mỹ Lương, tỉnh Sơn Tây nam giáp huyện Hoài An và bắc giáp huyện Yên Sơn, tỉnh Sơn Tây. Đất huyện Chương Đức như vậy tương đương với huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông hiện nay. Ninh Sơn nằm tại huyện đấy.

 (2)  Đại nam nhất thống chí, tỉnh Hà Nội, khi viết về lai lịch phủ Ứng Hòa nói: “Đời Hán thuộc quận Giao Chỉ, đời Lý lấy làm phủ Ứng Thiên, sau cải làm huyện Ứng Thiên, đời Minh cải làm Ứng Bình thuộc châu Oai Man lệ phủ Giao Châu. Lê Quang Thuận lại đặt làm phủ Ứng Thiên thuộc Sơn Nam thừa tuyên, gồm 4 huyện. Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) nó lại thuộc lộ Sơn Nam thượng. Đời Tây Sơn nó thuộc trấn Sơn Nam thượng. Năm đầu Gia Long Triều ta nhân theo. Năm thứ 14 (1815) cải làm phủ Ứng Hòa. Năm Minh Mạng thứ 3 (1823) cải thuộc trấn Sơn Nam, đến năm 12 (1831) đổi không thuộc. Năm thứ 13 (1832) trích hai huyện Chương Đức và Thanh Oai đặt làm phân phủ. Năm Tự Đức thứ 31 (1878) bỏ phân phủ. Nó vẫn gồm bốn huyện”.

Bốn huyện của phủ Ứng Hòa nói đây là Sơn Minh, Hoài An, Chương Đức và Thanh Oai, tức đất những huyện Ứng Hòa, Mỹ đức, Chương Mỹ và Thanh Oai, tỉnh Hà Đông hiện nay. Phủ Ứng Thiên thời Lý chắc gồm phần lớn đất của bốn huyện này.

 (3)  Thiền uyển tập anh hai lần kể ra tên Kim Bài. Một ở đây và một ở truyện Thần Nghi tờ 39b8. Truyện Thần Nghi nói Nghi ở “chùa Thắng Quang, làng Thị Trung, Kim Bài”. Kim Bài này như vậy, chắc chắn chỉ một địa phận lớn hơn đơn vị làng. Nhưng ở đây, ta được bảo Ngộ Ấn “người Tư lý, làng Kim Bài”. Vậy ta có thể giả thiết có làng Kim Bài thuộc châu Kim Bài hay phủ Kim Bài. An nam chí lược 1 tờ 27 có nói sự tích bãi Kim Bài, nhưng không nói rõ nó nằm ở đâu. Cứ Bắc thành địa dư chí lục 3 tờ 12a6 thì tổng Thời Trung của huyện Thanh Oai vào thời Gia Long có xã Kim Bài. Đất làng Kim Bài và châu Kim Bài thời Lý như vậy chắc chiếm một phần đất huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông ngày nay. Ấp Tư Lý của Ngộ Ấn ở đây rất có thể là làng Úc Lý, tổng Đông Cứu của huyện Thanh Oai trong Bắc thành địa dư chí lục 3. Nếu vậy, địa phận làng Kim Bài xưa chắc gom hai tổng Thời Trung và Đông Cứu.

 (4)  Cụ Sư nghi là tên người, bởi vì Đại Việt sử ký toàn thư B3 tờ 22b5 và 37a7 có ghi tên hai người Chiêm Thành, mà tên họ bắt đầu bằng chữ Cụ, đấy là Cụ Ông và Cụ Ban. Về Cụ Ông, Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 5 (1124) người nước Chiêm Thành là Cụ Ông và đồ đệ ba người đến chầu”. Về Cụ Ban, nó viết thêm: “Thiên Thuận năm thứ 5 (1132) mùa thu tháng 7 người nước Chiêm Thành là Cụ Ban v.v... trốn trở về nước mình, đến Nhật Lệ thì bị người trại Nhật Lệ bắt gởi về kinh sư”.

 (5)  Thiền sư Triệu Châu (778-897). Có vị sư hỏi: “Con chó có Phật tánh không?”. Châu trả lời: “Không”. Xem Vô môn quan  tờ 292c21.

 (6)  Thiền sư Duy Khoan (735- 817). Có vị sư hỏi: “Thế nào là đạo?”. Sư đáp: “Núi đẹp lớn”. Tăng nói: “Kẻ học đạo mà hỏi thầy về đạo, sao thầy lại nói về núi đẹp?”. Sư đáp: “Ngươi chỉ biết có núi đẹp thì làm sao mà đạt đạo”. Tăng hỏi: “Con chó có Phật tính không?”. Sư đáp: “Có”.  Tăng hỏi: “Hòa thượng có có không?”. Sư đáp: “Ta không có”. Tăng hỏi : “Tất cả chúng sanh đều có Phật tính, hòa thượng vì sao mà riêng không có?”. Sư đáp: “Ta chẳng phải là tất cả chúng sanh”. Tăng hỏi: “Đã chẳng phải chúng sanh thì là Phật sao?”. Sư đáp: “Chẳng phải Phật”. Xem Truyền đăng lục 7 tờ 255a16-22. 

 (7)  Thiền sư Duy Khoan. Bạch Cư Dị thường đến hỏi sư: “Thiền sư lấy gì mà thuyết pháp?”. Sư đáp: “Vô thượng Bồ đề, mặc ở thân là luật, nói ở miệng là pháp, hành ở tâm là thiền. Ứng dụng nó thì có ba, nhưng đích nó là một. Ví như sông Dương Tử, sông Hoàng Hà, sông Hoài, sông Hán tùy theo chỗ mà đặt tên, tên tuy không phải là một, nhưng tính nước không phải là hai. Luật tức là pháp, pháp tức là thiền, thì làm sao trong đó có thể dối dấy lên sự phân  biệt”. Xem Truyền đăng lục 7 tờ 255a25-29.

 
18. THIỀN SƯ ĐẠO HUỆ
 

 (1)  Tức núi Tiên Du hay núi Phật Tích tại xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Xem chú thích (1) truyện Thiền Lão.

 (2)  Tức làng Chân Hộ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Làng này theo Đại việt lịch triều đăng khoa lục 2 và 3 là nơi quê hương của số tiến sĩ thời Hậu Lê như Ngô Phúc Tinh khoa năm 1535, Nguyễn Nghiêu Tá và Ngô Khánh Nồng khoa 1556, Nguyễn Long Bảng khoa 1683. Đại nam nhất thống chí, tỉnh Bắc Ninh, mục Đê yến, giữa những cửa cống của sông Nguyệt Đức, tức sông Cầu, có ghi cửa cống làng Chân Hộ.

 (3)  Như Nguyệt đây, cứ một câu cuối truyện Đạo Huệ theo đấy sau khi Huệ chết, “môn đồ Quách tăng thống sắm đủ lễ vật, đem về bản quận làm lễ trà tỳ”, chắc là tên một quận thời Lý. Nó cũng có thể là một gọi tắt của Như Nguyệt giang lộ, mà An nam chí lược 1 tờ 19 đã ghi lại. Địa phận nó chắc bao gồm những làng mạc nơi ngã ba làng Như Nguyệt hiện nay, trong đó phần đất huyện Yên Phong chắc phải thuộc vào.

 (4)  Tức Thông Biện, Biện họ Ngô mà vì giỏi kinh Pháp hoa, nên cũng gọi là Ngô Pháp Hoa. Ngô Pháp Hoa cũng là Ngộ Pháp Hoa đấy. Xem truyện Thông Biện trước.

 (5)  Tam quán tam ma địa, tức lối Thiền định dùng ba lối quán tưởng. Có tam quán của tông Hoa nghiêm. Có tam quán của tông Duy thức. Có tam quán của tông Luật. Có tam quán của tông Thiên Thai. Và có tam quán tam ma địa của  kinh Viên giác. Tam quán tam ma địa ở đây có thể là tam quán của kinh Viên giác, mà truyện Viên Chiếu đã nói tới và đã giải thích, và nó là một thứ thiền định thường được ưa chuộng trong thiền tông Việt Nam. Nhưng bởi Đạo Huệ là đệ tử của Thông Biện, một chuyên viên về kinh Pháp hoa nổi tiếng đến nỗi có tên là Ngộ Pháp Hoa, tam quán tam ma địa ở đây, do thế, có thể chỉ tam quán của Thiên Thai tông đã dùng kinh Pháp hoa như một văn kiện nghiên cứu và tu hành cơ bản. Phép tam quán của tôn này gồm có Không quán, Giả quán và Trung quán. Không quán tức nhìn sự vật bằng bản chất không của chúng, nghĩa là nhìn chúng xuất hiện do điều kiện. Khi nhìn được thế rồi, ta tiến tới được cái nhìn giả, tức giả quán, nghĩa là ý thức được rằng sự vật nằm trong một sự liên hệ hỗ tương, nên chúng phải tùy thuộc vào sự liên hệ đó, mà không thể có sự độc lập tuyệt đối được. Sau khi đạt được cái nhìn đó, ta tiến thêm một bước thứ ba, đấy là cái nhìn trung đạo, tức cái nhìn nhận sự vật trong chân tướng của nó, không còn nhìn nó hoặc như một xuất hiện hoàn toàn vô điều kiện, hoặc hoàn toàn lệ thuộc vào những điều kiện ấy. Nó cũng có một hiện hữu nào đấy trong hệ thống liên hệ hỗ tương.

 (6)  Nguyên văn: Đại định nhị thập niên Thụy Minh Hoàng cơ đắc tật. Nhưng cứ Đại Việt sử ký toàn thư B4 tờ 10a3 thì “Đại Định năm thứ 12 mùa đông tháng 10 (1151) Thụy Minh công chúa mất”. Như vậy vào năm 1151 công chúa Thụy Minh tức bà cô của Lý Anh Tông và là con của Thần Tông, đã mất. Do thế, không thể nào đến năm Đại Định thứ hai mươi, tức năm 1159, lại còn bị đau. Phải chăng chữ nhị thập ở đây là một viết ngược của chữ  thập nhị? Đây là có thể gần thật nhất, bởi vì Thiền uyển tập anh có nhiều viết ngược tương tự, như tên của Lương Nhiệm Văn thì viết thành Lương Văn Nhiệm là một thí dụ. Tuy nhiên, Đại Việt sử ký toàn thư đôi khi có những sai khác với những sử liệu khác như Đại Việt sử lược, nhất là về một số niên đại của một số nhân vật nên ta không nhất thiết phải tin hoàn toàn ở Đại Việt sử ký toàn thư. Chẳng hạn, theo Đại Việt sử ký toàn thư B5 tờ 5b7 thì Nguyễn Nộn mất vào năm Kiến Trung thứ 5 (1229), nhưng theo Đại Việt sử lược 3 tờ 31b3 thì Nộn đã chết trước đó 10 năm, tức năm Kiến Gia thứ 9 (1219).  

 (7)  Đại nam nhất thống chí, tỉnh Hà Nội, viết: “Chùa Báo Thiên ở tại thôn Tiên Thị, huyện Thọ Xương, xưa gọi là phường Báo Thiên, do vua Lý Thánh Tông dựng. Vua lại xây bảo tháp Đại thắng tư thiên, cao vài chục trượng, hình thức nó gồm 12 tầng. Vua phát đồng 12.000 cân để đúc chuông. Đến đời Nhuận Hồ, đỉnh tháp rơi. Quan An phủ sứ đông đô vì không báo tai biến đó, bị biếm chức. Cuối đời Lê, Ngụy Tây gỡ lấy gạch ngói để dùng việc xây cất khác. Các ngói gạch ấy đều có khắc niên hiệu thời Lý. Nay những hòn đá xanh còn lại có hình hoa sen là những hòn đá xây bề ngoài của tháp, còn những viên có tám góc là những viên xây bệ tháp. Chúng đều những vật xưa cả”. Tang thương ngẫu lục quyển hạ viết: “Bảo tháp Đại Thắng Tư Thiên tại chùa Báo Thiên dựng từ thời vua Lý Thánh Tông. Tháp xây 12 tầng, cao mấy chục trượng. Tương truyền bốn vật lớn của An Nam thì tháp này là một. Khoảng Minh Tuyên Đức, Thái Tổ hoàng đế của tiên triều tiến binh vây Đông Đô. Viên tướng giữ thành là Thành sơn hầu Vương Thông, phá hủy tháp lấy đá chế súng để giữ thành. Tiên triều nhân nền cũ đắp các núi đất phủ lên trên. Sau hồi thay đổi triều vua, người ta lại bỏ chùa để làm chợ Báo Thiên, dùng các núi đất làm chỗ để xử tử người tội. Năm Giáp Dần (1794) lại cho đào lấy những gạch đá ở nền tháp để tu bổ thành lũy Thăng Long. Khi phá nền tháp, thấy có tám pho tượng Kim Cương chia đứng bốn cửa. Ngoài ra còn có những tượng người tiên, chim muông, cả đến những giường ghế, chén bát, các thứ lặt vặt không thể kể xiết, toàn bằng đá cả. Những hòn gạch hoa, hòn nào cũng thấy khắc những chữ “Lý gia đệ tam để Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”.

Mẩu tin của Tang thương ngẫu lục liên quan đến việc nhà Lê cho đắp đất trên nền tháp Báo Thiên chắc chắn là sai, bởi vì cả Đại Việt sử ký toàn thư B11 tờ 10a9- b2 và Khâm định Việt sử thông giám cương mục chính biên 16 tờ 11b4 đều ghi việc trùng tu chùa Báo Thiên vào năm 1434. Đây là một cuộc trùng tu lớn, như chính Đại Việt sử ký toàn thư thừa nhận với cái mô tả “thợ mộc trọng đại” do nhà nước đảm nhận sáu năm sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng khỏi bọn xâm  lược Minh. Không những thế, cả Đại Việt sử ký toàn thư B12 và Khâm định Việt sử thông giám cương mục chính biên 18 tờ 5b4 đều nói năm 1448 Lê Nhân Tông cùng mẹ đến chùa Báo Thiên để cầu mưa. Như vậy, rõ ràng không phải “Tiên triều đã nhận nền cũ của chùa để đắp các núi đất phủ lên trên”. Tiên triều đấy có thể chỉ đời Lê Trung Hưng chăng?

Dẫu sao đi nữa, nền cũ chùa Báo Thiên hiện nay nằm trên nền nhà thờ lớn Thiên Chúa giáo Hà Nội. Cũng cần thêm là, Đại Việt sử lược và Đại Việt sử ký toàn thư ghi năm 1056 Lý Thánh Tông dựng chùa Sùng Khánh Báo Thiên, năm sau mới dựng tháp Đại Thắng Tư Thiên.

 (8)  Nguyên văn: Chính Long Bảo Ứng thập niên Ất Hợi. Nhưng cả Đại Việt sử lược 3 tờ 7b9 và Đại Việt sử ký toàn thư  B4 tờ 14 b1 nói Chính Long Bảo Ứng năm thứ 10 (1172) thì phải là năm Nhâm Thìn, chứ không phải Ất Hợi. Thật ra, trong khoảng Chính Long Bảo Ứng, tức từ năm 1163 đến 1172, không có năm nào là năm Ất Hợi hết. Do thế, Ất Hợi là một chép lầm của Nhâm Thìn. Tự dạng những chữ đó rất giống nhau.

 

19. THIỀN SƯ BIỆN TÀI
 

 (1)  Đại Việt sử lược 2 tờ 3a6 và Đại Việt sử ký toàn thư B2 tờ 5a2 viết: “Năm Thuận Thiên thứ hai (1011) dựng chùa Vạn Tuế trong thành”. Tây hồ chí, phần Chùa am, nói: “Chùa Vạn Niên ở phía tây hồ Tây thuộc địa phận ấp Quán La, xưa tên Vạn Tuế, sau đổi Vạn Niên. Năm Giáp Dần Thuận Thiên thứ 5 (1014) Hữu nhai tăng thống tâu xin lập giới đàn tại đó cho tăng chúng thọ giới. Vua chuẩn tấu. Thời đó, những danh tăng như Lâm Huệ Sinh, Lý Thảo Đường kế tiếp trụ trì tại đây. Sau có nhà sư khác thường ở Quảng Châu là Biện Tài đến, viết sửa Chiếu đối lục, còn lưu hành. Chùa nay còn”.

 (2)  Lý Thánh Tông, cả bản đời Lê lẫn bản đời Nguyễn, đều viết Hiếu Thánh Tông. Chúng tôi nghi chữ Hiếu là một viết sai của chữ Lý. Tự dạng chúng khá giống nhau. Tài đến nước ta dưới thời Lý Thánh Tông. Như vậy, Tài rất có thể là một trong những tù binh người Trung Quốc do Lý Thánh Tông bắt về Hà Nội kiểu Thảo Đường trong chiến dịch đánh Chiêm Thành năm 1069.

(3)     Chiếu  đối lục. Cứ một câu truyện Thần Nghi tờ 40a9 thì cũng gọi là Chiếu đối bản. Theo câu đấy, thì tác giả của Chiếu đối bản là Thông Biện, chứ không phải là Biện Tài. Phải chăng Chiếu đối lục và Chiếu đối bản là hai tác phẩm? Ta có thể nói rằng Chiếu đối bản là một tác phẩm hoàn toàn của Thông Biện, còn Chiếu đối lục là một tác phẩm do Biện Tài phụng sắc vua sửa lại Chiếu đối bản của Thông Biện mà thành. Dĩ nhiên, những thêm thắt sửa sai của Tài chắc chắn tương đối phải ít, bởi vì Tài là đệ tử nối dòng của Thông Biện, và do đó, dẫu có thêm bớt sửa sai Chiếu đối bản, Tài làm vậy để làm rạng rỡ thêm uy danh của thầy mình. Vì vậy, ta không có gì đáng ngạc nhiên, khi thấy về sau những người như Thường Chiếu và Quách Thần Nghi chỉ nhắc tên Thông Biện trong liên hệ với Chiếu đối bản, mà không nhắc gì tới Biện tài, và cũng từ đó ta có thể nói mà Chiếu đối lục tức cũng là Chiếu đối bản với một vài tu chỉnh nào đấy, mà ngày nay ta không biết. Cả Chiếu đối lục lẫn Chiếu đối bản đã tán thất hiện nay chưa tìm thấy. Tây hồ chí viết khoảng sau năm 1851 là tác phẩm duy nhất nói tới Chiếu đối lục của Biện Tài.

 

20. THIỀN SƯ BẢO GIÁM
 

 (1)  Lời cẩn án của Nguyễn Thiên Tích trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi kê Mỹ Lương như một huyện của phủ Quảng Oai thuộc Sơn Tây. Nhưng Đại nam nhất thống chí, tỉnh Sơn Tây, mục Kiến trí diên cách nói: “Huyện Mỹ Lương vốn là huyện Quảng Oai. Đời Trần về trước nguyên có tên huyện Mỹ Lương. Đời Minh nhân theo, lệ nó vào châu Quảng Oai. Đời Lê Quang Thuận nó thuộc phủ Quảng Oai. Khoảng năm Cảnh Hưng, đổi nó thuộc phủ Quốc Oai. Triều ta nhân theo. Năm Tự Đức thứ 5 (1852) bỏ tri huyện, do phủ kiêm lý, gồm 7 tổng, 49 xã thôn”. Về vị trí huyện này, nó viết: “Ở cách phủ lỵ 18 dặm, đông tây rộng 53 dặm, nam bắc rộng 64 dặm, từ huyện lỵ phía đông đến ranh giới huyện Chương Đức tỉnh Hà Nội 2 dặm, phía tây đến ranh giới huyện Bất Bạt 51 dặm, phía nam đến ranh giới huyện An Hóa, tỉnh Ninh Bình 62 dặm, phía bắc đến ranh giới huyện An Sơn 2 dặm”. Cứ vào mô tả này, thì đất huyện Mỹ Lương cũ nằm trong địa phận huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình ngày nay.

Cũng cần thêm là hai chữ Quân chương, chúng tôi nghi là do chữ quận viết rời và sai mà tạo nên, bởi vì chữ chương rất có thể là chữ ấp viết sai, một điều khá tự nhiên, và nếu vậy thì chữ “quân ấp” là chữ quận viết rời. Hơn nữa, trong truyện nói chùa Bảo Phúc là thuộc Đa Vân, chứ không phải là thuộc Quân chương, dù ta không biết Đa Vân là ấp hay là hương. Dĩ nhiên, Đa Vân có thể là tên một ấp, và Quân Chương là tên chùa Bảo Phúc vì vậy có thể thuộc cả Đa Vân lẫn Quân Chương. Dẫu sao đi nữa, bản in đời Lê có Quân Chương, mà bản đời Nguyễn khắc thành Quận Chương, chúng tôi tiếp tục để nguyên như vậy để tồn nghi.

 (2)  Truyện này chỉ nói Bảo Giám người làng Trung Thụy, nhưng truyện Quảng Nghiêm tờ 36a11 nói chùa Tịnh Quả của Nghiêm ở tại “Trung Thụy, Trương Canh”. Trương Canh, cứ Kiến văn tiểu lục 6 tờ 2a6, thì “đời Lý Trần đặt quận Trương Canh tại Đan Phụng”. Trước đó, ở tờ 1a3-4 nó có viết: “Các huyện Từ Liêm và Đan Phụng của phủ Quốc Oai có nhiều bãi dâu nên chuộng nghề nuôi tằm dệt vải. Các xã Hạ Hội, Thiên Mụ, Ỷ La, Trung Thụy và Đại Phùng giỏi dệt các thứ vải quyến, the và sa cùng các loại vải quyến dày, mà tục gọi là lãnh, bả và lãng”. Trung Thụy như vậy là tên một làng thuộc huyện Đan Phụng. Do thế, nói rằng Bảo Giám người Trung Thụy, tức cũng nói Bảo Giám quê quán làng Trung Thụy huyện Đan Phụng. Đại Việt lịch triều đăng khoa lục 1 ghi “làng Trung Thụy, hạt Đan Phụng” là quê của Đàm Đình Phương tiến sĩ khoa 1481. Nay là làng Trung Thụy huyện Đan Phụng tỉnh Hà Đông.

 (3)  Đây là tên gọi tắt những bộ sách chính yếu của các nhà Nho. Thi tức Kinh thi hay Thi kinh, sách chép những bài thơ và ca dao xưa nhất của Trung Quốc, tương truyền là do Khổng Khưu san định. Thư tức Kinh thư hay Thư kinh, cũng gọi là Thượng thư, sách chép về cổ sử Trung Quốc. Lễ tức Lễ ký, bộ sách chép về các lễ nghi và cách cư sử ấn định theo tập tục phong kiến cổ sơ của Trung Quốc. Dịch tức Chu dịch, bộ sách bói khoa, tương truyền là do Cơ Đán viết ra và Khổng Khưu san hộ.

 (4)  An nam chí lược 14 tờ 133 ghi Cung hầu xá nhân như một chức quan văn tương đương với Nội trực điện của bên võ.

 (5)  Động Sơn Lương Giới, Bảo kỉnh tam muội ca:

“Nghệ dĩ xảo lực

Xạ trúng bách bộ

Tiển phong tương trực

Xảo lực hà dự”.

Xem Nhân thiên nhãn mục 3 tờ 321b5.

 
21. THIỀN SƯ KHÔNG LỘ
 

 (1)  Đại nam nhất thống chí, tỉnh Nam Định, viết: “Chùa Thần Quang, xưa là Nghiêm Quang, ở tại xã Dũng Nhuệ, huyện Giao Thủy, thể chế rộng rãi, là chỗ trụ trì của Dương Không Lộ, nay hiển linh, phàm có thiên tai thủy hạn đến cầu liền nghiệm”. Chùa Thần Quang ngày nay như vậy là chùa Nghiêm Quang thời Lý. Làng Dũng Nhuệ nay gọi là làng Dũng Nghĩa thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Thái Bình. Chùa Thần Quang thường cũng gọi tắt là chùa Keo, hiện vẫn còn.

Xác định vị trí chùa Nghiêm Quang như vậy thì vị trí Hải Thanh đương nhiên phải rơi vào địa phận huyện Giao Thủy, tỉnh Thái Bình ngày nay.

 (2)  Chùa Hà Trạch này chắc là chùa của Lôi Hà Trạch, tên một vị thiền sư mà Thông Biện nói tới như người đồng thời với Mai Viên Chiếu và Nhan Quảng Trí. Xem chú thích (22) truyện Thông Biện. Việt sử tiêu án 1 tờ 109b3 ghi lời bàn của Ngô Thời Sỹ thế này: “Triều Lý sùng Phật, từ Vạn Hạnh nổi tiếng, người ta ưa theo. Tiếp đến có Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải đều người Hải Thanh, thờ sa môn Hà Trạch làm thầy. Lại có Chân nhân Thông Huyền cũng nổi tiếng phép thuật, nên Nhân Tông có lời khen: ‘Giác Hải tâm như hải, Thông Huyền đạo lại huyền’. Nhưng kêu rồng xuống làm cọp nép, đấy chẳng phải tài phò nguy định loạn. Đi trên không, bay giữa trời, đấy chẳng cách trị dân giữ nước..”.

 (3)  An nam chí nguyên 3 tờ 211 dẫn đoạn này nói về Không Lộ. Nó viết: ”Thiền sư Không Lộ là sư huyện Giao Thủy, có thể bay giữa không, đi trên nước, làm cọp nép, kêu rồng xuống, muôn quái nghìn kỳ, người không lường nổi”.

 (4)  Không Vương pháp, pháp của Không Vương, tức của Phật, do đạt được bản tính không của vạn hữu mà thiết lập. Xem câu hỏi trong truyện Diên Chiểu ở Truyền đăng lục 13 tờ 303b5:

Bất tằng bác lãm Không Vương giáo

Lược tá huyền cơ thế đạo khan.

 (5)  Bài kệ rập theo bài thơ tặng Duy Nghiễm của Lý Cao trong Truyền đăng lục. Cao hỏi Nghiễm: “Thế nào là đạo?”. Nghiễm giơ tay chỉ trên dưới nói: “Hiểu không?”. Cao đáp: “Không hiểu”. Nghiễm nói: “Mây trên trời, nước trong bình”. Cao bèn mừng rỡ sụp lạy và viết bài kệ:

                        Luyện đắc thân hình tợ hạc hình

                        Thiên chu tùng hạ lưỡng hàm kinh

                        Ngã lai vấn đạo vô dư thuyết

                        Vân tại thanh thiên thủy tại bình.

                        (Rèn được thân hình giống hạc hình

                        Dưới tùng ngàn nhánh đôi hòm kinh

                        Ta đi hỏi đạo không còn nói

                        Mây tại trời xanh, nước tại bình).

Xem Truyền đăng lục 14 tờ 312b13-17.

(6)      Thiền sư Sùng Tín nói với Thầy mình là Đạo Ngô: Tôi từ thuở tới đây không được thầy chỉ thị tâm yếu? Ngô đáp: “Từ lúc ngươi tới đây ta chưa từng không chỉ thị tâm yếu cho ngươi”. Tín nói: “Chỉ thị chỗ nào?”. Ngô đáp: “Ngươi mang trà đến ta tiếp cho ngươi, ngươi mang cơm đến ta nhận cho ngươi. Lúc nào ngươi chào ta, ta liền cúi đầu. Thế thì chỗ nào là ta không chỉ thị tâm yếu?” Xem Truyền đăng lục 14 tờ 313b19-22. Xem thêm truyện thiền sư Thiện Hội nói với một tiểu sư thị giả: “Ngươi nấu cơm, ta nhóm lửa. Ngươi dọn bàn, ta dở bát. Ta phụ rãy ngươi ở chỗ nào đâu?”. Xem Truyền đăng lục 15 tờ 324b6.

 (7)  Thiền sư Dược Sơn một đêm kinh hành trên núi, mây vẹt trăng tỏ, bèn cười vang, truyền dài 90 dặm đông tới Phong Dương. Thứ sử Lý Cao nhân đó làm bài thơ tặng:

Tuyển đắc u cư hiệp dã tình,

                        Chung niên vô tống diệc vô nghinh.

                        Hữu thời, trực thượng cô phong đỉnh,

                        Nguyệt hạ phi vân tiếu nhất thanh.

Xem Truyền đăng lục 14 tờ 312b22.

 (8)  Bản in đời Nguyễn của An Thiền dưới cái tên Trùng khắc Đại nam thiền uyển truyền đăng tập lục quyển thượng chép một truyện sử hoàn toàn khác với truyện sử đây về Không Lộ. Nó chép ở tờ 20a6-22a9: “Trong khoảng Thái Ninh đời vua Lý Nhân Tông, có thiền sư Không Lộ, người Lại Trì, huyện Chân Định, tỉnh Nam Định, họ Nguyễn, thường cùng với Giác Hải và Từ Đạo Hạnh kết làm đồng chí. Năm ông 29 tuổi ba người đi qua nước Thiên Trúc, theo học với một vị Sa môn. Được lục trí thần thông rồi, bèn lại quay trở về quê mình, dựng chùa Diên Phúc, chuyên trì chú Đại bi. Bấy giờ Không Lộ muốn tạo cho nước Đại Nam bốn món đồ, chỉ hiềm vì nhà nghèo sức mọn. Một hôm ông nghĩ tới nước Tống đất rộng tất có nhiều đồng tốt có thể dùng cho việc đúc tạo, bèn liền rút ngắn đường, đi lên phương Bắc, khách trú ở nhà một trưởng giả, rồi xin đất sáu tấc để dựng chùa. Vị trưởng giả cười nói rằng: “Xưa Lương thái tử dựng chùa, đất rộng ngàn dặm, vàng ròng khắp đất. Sao bây giờ lại lấy sáu tấc đất như thể chỗ chuồng gà mà làm?”. Đêm đó, bèn tung áo ca sa phủ khắp mười dặm đất. Vị trưởng giả thấy ông có phép làm thần, bèn đem hết vợ con đến lạy tạ. Từ đó, cả nhà đều qui y Tam bảo.

Ngày hôm sau, ông mặc pháp phục, cầm gậy vào triều, thẳng đứng giữa sân rồng. Vua bấy giờ đang buổi thị triều thị triều thính chính văn võ hai ban, thấy vị Sư già, bèn triệu vào hỏi: “Lão ông là dân người phương nào, tên họ là chi, đến đây có việc gì?” Vị Sư già thưa: “Tôi là bần tăng của một nước nhỏ, xuất gia đã lâu năm, nay muốn tạo bốn món đồ cho Đại Nam, nhưng vì sức không theo lòng, cho nên tôi không ngại vượt núi băng rừng ngàn dặm đến đây. Ngưỡng mong Thánh đế mở rộng tấm lòng bố thí cho một ít đồng tốt, để tiện việc tạo đúc”. Vua hỏi: “Đồ đệ bao nhiêu?”. Sư đáp: “Chỉ một mình bần tăng thôi, xin đầy một bao đồng, tự mình gánh về là đủ”. Vua nói: “Phương Nam đường sá xa xuôi, cho phép Sư tùy sức mà lấy, chẳng cần đếm ghi”. Vị Sư nghèo đã lấy hết kho đồng rồi, mà vẫn chưa đầy một bao, bèn le lưỡi, lắc đầu, vào tâu việc đó. Vua ngạc nhiên hối tiếc, nhưng nghiệt vì đã hứa cho, nên không thể làm sao được. Vua đem trăm quân tiễn đưa về nước. Vị Sư nghèo từ chối, nói rằng: “Một bao đồng, tự mình đủ sức mang đi, chẳng nhọc đưa gánh”.

Vị Sư nghèo đi ra ngoài rồi, bèn lấy gậy quảy bao mà đi một cách nhẹ nhàng. Qua sông, bèn lấy nón mà chở, rồi trở về. Trong phút chốc đã tới bến Hoàng Giang, bèn tới chùa Quỳnh Lâm, huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương, đúc tượng Phật đại Phật Di Đà, tháp Báo Thiên ở kinh đô một ngọn, chuông lớn chùa Phổ Lại một quả, vạc lớn chùa Phổ Minh một cái. Số đồng còn lại đem đúc hồng chung cho chùa ở xã mình, nặng ba ngàn ba trăm cân. Lại đúc cho chùa Diên Phúc, huyện Giao Thủy một quả hồng chung nặng ba ngàn cân. Công quả hoàn thành, bèn làm bài kệ tán rằng:

                        Cỡi nón vượt biển lớn

                        Một giây muôn dặm đường

                        Tổng đồng một bao hết

                        Tay múa sức ngàn cân.

Bấy giờ Hoàng đế Nhân Tông xây điện Hưng Long, năm sau mới xong, cực kỳ tráng lệ. Bỗng nghe trên rường hai con ễnh ương kêu lớn, tiếng như sấm to. Vua ủ rũ không vui. Lúc ấy, vị chỉ huy sứ tâu: “Chỉ có Không Lộ và Giác Hải mới trừ được loài quái vật đó”. Chỉ huy sứ tức thì nhận lệnh vào hôm rằm tháng giêng đến trước am sư. Sư hỏi:  “Chỉ huy đến sao trễ thế?”. Vị chỉ huy trả lời: “Thầy sao biết trước chức tước của tôi?” Sư đáp: “Ta cỡi trăng đạp mây nhân vào thành vua, nên sớm biết việc đó”. Ngày đó Sư  đến kinh đô. Vua đem một cây đinh lớn đóng vào cột điện, nói rằng: “Ai có thể nhổ cái đinh đó ra thì làm Pháp chủ”. Không Lộ lấy tay bật cái đinh ra một cách nhẹ nhàng và mật tụng thần chú thì hai con ễnh ương nghẹn cổ không còn kêu và giây lát rớt xuống đất. Vua thưởng vàng ròng một ngàn cân, ruộng đèn nhang năm trăm mẫu và phong làm Quốc sư.
Bấy giờ vua Thần Tông tuổi mới 21, bỗng nhiên biến làm một con cọp dữ, xông xáo cắn người, nanh vuốt dễ sợ. Vua phải dựng một chuồng vàng mà nhốt đi. Thì nghe con nít huyện Chân Định hát rằng:

                        Nước có Lý Thần Tông

                        Triều đình muôn chuyện thông

                        Muốn yên bệnh thiên hạ

                        Phải được Nguyễn Minh Không.

Vua xuống chiếu cho vị chỉ huy rằng: “Đem thuyền đi đón Sư”. Vị chỉ huy đến am, Sư cười nói: “Phải chăng chẳng là chuyện cứu con cọp dữ đó sao?”. Vị chỉ huy hỏi: “Thầy làm sao biết sớm vậy?”. Sư đáp: “Ba mươi năm trước đây ta đã biết chuyện này rồi”.

Sư đến, lên trên điện vua ngồi, lớn tiếng nói: “Trăm quan vui lòng đem đỉnh dầu lớn đến đây”. Trong đấy, Sư để thêm một trăm cái kim, rồi nổi lửa đốt cháy hừng hực. Bên cạnh để cái chuồng giữ vua. Sư lấy tay mò vào trong đỉnh, lấy ra một trăm cái kim, phóng vào mình vua, quyết rằng: “Làm Thiên tử là quí”. Vua tự nhiên lông đuôi vuốt nanh rớt rụng hết và trở lại làm thân vua. Vua trả ơn bằng vàng ròng một ngàn cân, ruộng đèn nhang một ngàn mẫu, vĩnh viễn làm ruộng chùa không ghi vào sổ thuế.

Sư ra đời ngày 14 tháng 8 năm Bính Thìn, đến ngày 13 tháng 6 năm Giáp Tuất thì mất. Hiện nay, trước huyện lỵ Thọ Xương, tỉnh Hà Nội có đền thờ Lý Quốc Sư thờ thần tượng Sư hiện có bia ký. Dân Tiên Thị muôn đời đèn nhang phụng sự”. 

Trên đây là tiểu sử của Không Lộ theo bản in đời Nguyễn của Thiền uyển tập anh do hòa Thượng Phúc Điền thực hiện vào năm 1858 dưới cái tên Trùng khắc Đại nam thiền uyển truyền đăng tập lục quyển thượng. Nó rõ ràng là một hỗn hợp khá lộn xộn những việc làm của ba người khác nhau vào một, đấy là chuyện đi xin đồng của Không Lộ theo truyền thuyết mà đã nổi tiếng từ thế kỷ thứ XIV, như An nam chí lược 15 tờ 147 đã ghi lại, với chuyện Giác Hải cùng Thông Huyền làm rơi hai con ễnh ương và chuyện chữa bệnh vua Lý Thần Tông của Minh Không. Chuyện của Giác Hải thì đã ghi trong tiểu sử Giác Hải. Chuyện của Minh Không cũng thế. Chúng do đó, không thể nào xảy ra với Không Lộ được. Tiểu sử dịch trên của Không Lộ như vậy chắc chắn là một tạo dựng hậu kỳ khá vụng về, tối thiểu là từ sau bản in đời Lê vào năm 1715 trở đi. Vấn đế bây giờ là ai đã tạo dựng nên nó? Phải chăng hòa Thượng Phúc Điền, Người đứng khắc bản in 1858 trên?

Trong lời tựa viết cho bản in năm đó, mà bộ Phật điển tùng san cho in lại trong Ngự chế thiền điển thống yếu kê đăng lục tờ 1b4-2a1, Phúc Điền nói: “Về phía nước ta thì xưa có Thiền uyển lục là Thiền uyển, tên là Tập anh, ghi lại những bậc thạc đức cao tăng của ba triều (Đinh, Lê, Lý) và trình bày sơ cuộc đời họ”. Nhưng trong lổ ngổ không phải một và sai trái thật khó nghe. Cho nên tôi đã hiệu đính lại, rồi cho chép sạch ra, để in mà công bố, nhằm giữ lại bản xưa, riêng in làm quyển thượng. Viết thế này, phải chăng Phúc Điền đã khẳng định rằng mình không phải là người đã tạo dựng lên nó? Đây là một có thể.

Tính tạo dựng hậu kỳ trên của bản tiểu sử càng bộc lộ rõ rệt với sự đồng nhất của truyện Dương Không Lộ trong Lĩnh nam chích quái truyện với bản tiểu sử của Không Lộ trong Thiền uyển tập anh của chúng ta không những về cốt truyện, mà ngay cả về văn từ. Lĩnh nam chích quái truyện tờ 35: “Hải Thanh, Nghiêm Quang tự, Không Lộ thiền sư. Tánh Dương Thị, nãi Hải Thanh nhân giả, thê nghiệp điếu ngư, Sư xả kỳ nghiệp nhi tăng yên, cư thường niệm gia trì đà la ni môn kinh. Chương Thánh Gia Khánh niên gian, dự Giác Hải vi đạo hữu, tiềm chí Hà Trạch tự thê thân yên, thảo y mộc thực đãi vong kỳ thân, ngoại tuyệt tha cầu, nội tu thiền định, tâm thần nhĩ mục, nhật giác sảng nhiên. Tiện năng phi không lý thủy, phục hổ hàng long, vạn quái thiên kỳ, nhân mạc chi trắc. Hậu tầm quy cố hương, sáng tự cư chi. Nhất nhật hữu thị giả khải vân: “Mỗ tự đáo lai vị mông chỉ thị tâm yếu, cảm trình kệ vân:

              Đoàn luyện thân tâm thỉ đắc thanh

              Sum sum trực cán đối hư linh 

              Hữu nhân lai vấn không không pháp

              Thân tại bình biên ảnh tập hình.   

Sư giác chi, viết: “Nhữ tương kinh lai, nhữ tương kinh lai, ngô vị nhữ thọ, ngô vị nhữ ái, hà xứ bất dự nhữ tâm nguyện?” Nãi kha kha đại tiếu. Sư thường thuyết kệ vân:

              Tuyển đắc long xà địa khả cư

              Dã hình chung nhật lạc vô dư

              Hữu thì trực thượng cô phong đỉnh

              Trường khiếu nhất Thanh Hàn thái hư.

Hội Trường Đại Khánh thập niên Lý Nhân Tông niên hiệu Kỷ Hợi lục nguyệt sơ tam nhật, thị tịch, môn nhân  thu xá lợi hàm táng vu tự môn. Hữu chiếu quảng tu kỳ tự, quyên hộ tam thiên dĩ phụng hương hỏa”.

Đọc qua truyện này, có thể thấy nó đồng nhất với bản tiểu sử của Không Lộ trong Thiền uyển tập anh, trừ một vài sai khác nhỏ nhặt do việc tam sao thất bổn. Cũng cần thêm là, sự đồng nhất thật đáng ngạc nhiên. Phải chăng cả Thiền uyển tập anh lẫn Lĩnh nam chích quái truyện đã sao truyện của mình từ một bản gốc chung mà Thiền uyển tập anh cho biết là Nam tông tự pháp đồ của Thường Chiếu? Hay chúng hoặc những người hiệu đính chúng đã sao chép lẫn nhau? Đây là một vấn đề khá lôi cuốn cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm chỉnh.

 

22. THIỀN SƯ BẢN TỊNH
 

 (1)  Lịch triều hiến chương loại chí, 3 tờ 18b7-19a4 viết: “Núi Phụng Hoàng ở tại xã Kiệt Đặc xưa thuộc Phụng Nhãn. Đỉnh núi đứng thẳng khi sườn xòe ra giống hình con phượng múa. Thời Trần có xây điện Lưu Quang và cung Tử Cực. (...) dưới núi có giếng, đáy có ngọc châu, đẹp nhuyễn như bùn phơi khô thành châu. Bên núi có hồ Ba ba. Sườn núi có chùa Lệ Kỳ. Khoảng đầu đời Trần, Đạo sĩ Huyền Vân ẩn cư để luyện đan, gọi là Huyền Vân động. Chu Văn Trinh, đời Trần khi đã giũ áo từ quan, thích phong cảnh của Chí Linh,  đến ở đó..”. Bắc thành địa dư chí lục 2 và Đại nam nhất thống chí, tỉnh Hải Dương cũng ghi những điểm tương tự núi Chí Linh ở Kiệt Đặc của truyện đây như vậy phải là núi Phụng Hoàng vừa mô tả. Xã Kiệt Đặc hiện thuộc huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương ngày nay.

Am Bình Dương cho đến đời Trần cũng còn. Nó là nơi Trần Nhân Tông nhân bữa ăn cúng dường cuối cùng do Tuyên Từ hoàng thái hậu dâng, như Tam tổ thực lục tờ 10b2 và Thánh đăng lục tờ 36b5 ghi lại.

 (2)  Tức làng Phù Diễn, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông ngày nay. Vĩnh Khương là tên thời Lý của huyện Từ Liêm, tức đất huyện Hoài Đức. Xem chú thích (2) truyện Vân Phong. Đại nam nhất thống chí, tỉnh Hà Nội mục Thị tứ còn ghi thêm một làng Phù Diễn thuộc huyện Từ Liêm ở đây có chợ Phù Diễn và cầu Phù Diễn. Quê hương của Bản Tịnh chắc tại làng Phù Diễn này. Làng Phù Diễn ngày nay thuộc huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông và cầu Phù Diễn cũng gọi là cầu Diễn, bắc ngang qua sông Nhuệ, cách cầu Giấy khoảng 10 cây số.

 (3)  Theo Đại Việt sử ký toàn thư B3 tờ 31b1-3 thì năm Thiên Thuận thứ nhất (1128) Ngụy Quốc Bảo từ chức Nội thư gia lân làm tả ty, rồi liền đó lên làm Nội thường thị, năm sau lại lên làm Viên ngoại lang, rồi đến năm 1135 lên làm Tả ty lang trung. Sau khi Lý Thần Tông mất, tên Ngụy Quốc Bảo  không còn thấy nhắc đến nữa. Không thấy sử liệu nào khác nói Ngụy Quốc Bảo giữ chức Hữu bật.

 (4)  Cả bản đời Lê lẫn bản đời Nguyễn đều viết: “Thành Dương công chi thỉnh”. Nhưng chúng tôi nghi rằng chữ chi trong hợp từ đó là một khắc lộn của chữ chúa, bởi vì tự dạng của chúng gần nhau và bởi vì chữ Thành Dương với  lối viết chữ Thành có bộ thổ một bên thường để viết tên cho những công chúa đời Lý như  Kim Thành, Thiên Thành... dẫu hiện tại chúng tôi chưa tìm ra một công chúa thời Lý nào tên Thành Dương cả.

Còn chùa Càn An có thể là chùa Càn An ở bên cạnh Văn miếu tại thủ đô Hà Nội, nơi mà vào thế kỷ 14 đã thực hiện nhiều bản in kinh luận Phật giáo mà nay còn ghi.

 (5) Nguyên văn: Nhất quỉ. Để xác định thêm nội dung từ này, tham chiếu câu viết sau đây trong bài văn tiến Quản Ninh của Đào Khưu Nhất và những người khác ở Ngụy chí: “Tuy xuất xử thù đồ, phủ ngưỡng dị thế, chí ư hưng trị mỹ tục, kỳ quỉ nhất giả”. (Tuy xuất xử khác đường, như cúi ngửa khác dáng, nhưng đến việc làm thịnh việc chính trị, làm đẹp phong tục thì nẻo đó là một vậy). Xem Tam quốc chí 11 tờ 21b9-10.

 (6)  Ba câu nói đến tục thờ ma mèo trong truyện Độc Cô Đà ở Tùy thư. Theo đó thì mẹ vợ của Đà trước thờ ma mèo (miêu quỷ) nhân thế mà đưa đến nhà Đà. Vua vẳng nghe mà không tin, gặp khi Hiến hoàng hậu và vợ của Dương Tố là Trịnh Thị đều mắc bệnh, cho mời các thầy thuốc đến, họ đều nói: “Đây là bệnh ma mèo”. Vua cho Đà là em khác mẹ của Hoàng hậu và vợ của Đà là em khác mẹ của Dương Tố nên nghi là do Đà làm, bèn mật sai anh của Đà là Mục lấy tình anh em mà khuyên giải. Vua lại nhờ tả hữu nói Đà, Đà nói là không có. Vua không bằng lòng đổi thành Thứ sử Thiên châu. Đà bèn ra lời oán giận. Vua bèn sai Tả bộc xạ Cao Thích, Nạp ngôn Tô Uy, Đại lý chính Hoàng Phủ Hiếu Tự và Đại lý thừa Dương Viễn cùng xét việc đó. Con ở của Đà là Từ A Ni nói mình vốn theo nhà mẹ Đà đến, thường thờ ma mèo, mỗi đến ngày Tý thì cúng nó vào ban đêm vì Tý là chuột vậy. Ma mèo đó mỗi khi giết người, của cải của nhà người bị giết  lặng lẽ dời đến nhà nuôi ma mèo. Đà thường ở nhà đòi rượu, vợ Đà nói: “Không có tiền để mua”. Đà do thế bảo A Ni “có thể sai ma mèo đến nhà Việt Công, để ta có đủ tiền”. A Ni liền đọc chú. Về vài ngày thì ma mèo liền đến nhà Dương Tố. Khai Hoàng năm thứ 11 (590) vừa từ Tinh Châu trở về. Đà ở trong vườn gọi A Ni bảo, có thể sai ma mèo đến nhà Hoàng hậu khiến bà ban cho ta nhiều vật”. A Ni lại đọc chú, ma bèn vào trong cung. Dương Viễn bèn sai A Ni gọi ma mèo ở Môn hạ ngoại tỉnh. Trong đêm đó A Ni đặt nhang vào một bát cháo, cầm thìa gõ mà gọi rằng: “Mèo ta có thể đến, đừng ở trong cung nữa”. Một lát mặt A Ni xanh lè, như bị ai trói kéo, nói rằng: “Ma mèo đã đến”. Vua đem việc đó giao cho công khanh bàn nghị. Kỳ chương công Ngưu Hoằng nói: “Yêu dị là do người tạo nên, giết người đi thì có thể làm dứt nó..”.. Xem Tùy thư 79 tờ 2b12-3a9.

 (7)  Kim sinh lệ thủy, chữ và ý rút ra từ thiên Đảo ngôn trong Hàn phi tử, theo đây thì trong sông Lệ của đất Kinh Nam có vàng. Có lệnh cấm đãi vàng, mà nếu phạm thì phải tội phanh thây ở chợ. Nhưng người ta vẫn tiếp tục đãi trộm vàng, vì  biết rằng mình có thể không bị bắt. Cho nên Hàn phi tử kết luận: “Vì không bắt hết được, thì tuy có hình phạt phanh thây, chuyện ăn trộm vàng vẫn không chấm dứt”. Xem Hàn phi tử 9 tờ 9a4-11.

 (8)  Nguyên văn:

              Huyễn thân bản tự không tịch sanh

Do như kỉnh trung (nội tâm) xuất hình tượng

                        Giác liễu nhất thiết không

                        Huyễn thân tu du chứng thật tướng.

Cả bản đời Lê lẫn đời Nguyễn đều chép như vậy. Chúng tôi tham chiếu bài kệ thị pháp của Phật Tỳ Bà Thi trong Truyền đăng lục 1 tờ 204c22-23, theo đó:

 

 Thân tùng vô tướng trung thọ sanh

Do như huyễn xuất chư hình tượng

Huyễn nhân tâm thức bản lai vô.

Tội phúc giai không vô sở tru.ỳ

Và đề nghị tái thiết lại bài kệ thị tịch của Bản Tịnh như sau:

Huyễn thân bản tự không tịch sanh

       Do như kỉnh trung xuất hình tượng

     Giác liễu tâm nội nhất thiết không

     Huyễn thân tu du chứng thật tướng.

 (9) Cứ đây thì Bản Tịnh mất năm 1176 và thọ 77 tuổi. Do đó Tịnh sinh năm 1100. Nếu thế làm sao có thể nói Tịnh nhận được ý chỉ nơi thiền sư Mãn Giác của Giáo Nguyên? Bởi vì Mãn Giác mất năm 1096 lúc ông 45 tuổi, nghĩa là mất lúc Tịnh chưa ra đời. Vậy hoặc năm mất của Giác chép sai, hoặc tuổi thọ của Tịnh ghi lộn. Chúng tôi nghĩ rằng cả hai trường hợp đều có thể. Tuổi thọ của Tịnh có thể đúng ra là 97, nhưng vì chữ Hán viết chữ cửu dễ lộn với chữ thất, nên đã chép lộn thành 77. Nếu Tịnh quả sống đến 97 tuổi thì ông phải sinh vào năm 1080, nghĩa là sinh ra 16 năm trước khi Giác mất. Nhưng với tuổi 16 này, dù lịch sử phái thiền cũng có ghi một số vị đắc pháp với số tuổi đó hay ít hơn như trường hợp Đạo Tín, chúng tôi vẫn nghĩ nó còn ít quá để cho một người đắc pháp. Vì thế, năm mất của Mãn Giác có thể bị chép sai. Xem chú thích (6) truyện Mãn Giác ở trên.


Tiêu điểm:

Âm lịch

Ảnh đẹp