14/07/2012 17:08 (GMT+7)
"Kham nhẫn (Ksànti, Khanti) là một hình thái tâm lý biểu hiện
hai chiều của một tâm thức. Một mặt làm thăng hoa sự sống theo chiều
hướng thiện. Mặt khắc làm đình trệ và chặn đứng sự sinh khởi dòng tâm lý
hướng thượng, lạc quan yêu đời. Giống và khác nhau tuỳ theo tư duy và
sự quán chiếu của mỗi người trong đời sống hiện tại..." |
12/07/2012 16:12 (GMT+7)
Ngày nay, nhiều người con gái trưởng thành của Việt Nam rất muốn lấy chồng người ngoại quốc, họ muốn như vậy có nhiều
lý do. Nhưng dù là lý do nào đi nữa, cũng không ngoài việc muốn nương thân ở
nơi những người đàn ông ngoại quốc nhằm kiếm một ít vốn liếng tiền bạc để cho bản
thân nhàn nhã và giúp đỡ gia đình của họ trong những hoàn cảnh khốn khó hiện
nay. |
12/07/2012 09:18 (GMT+7)
Tia Nắng Mờ Nhạt, Khí Lạnh Len Lỏi Tâm Hồn ...Sáng nay
đầu cúi, chân bước cứ lẫn quẩn một ý nghĩ suy tư, không biết phải nói gì
trong buổi chia sẻ phật pháp hôm nay, giá như có người hỏi thì sẽ có
câu trả lời, chẳng hay vì mê muội hay lo toan nhiều việc mà bao nhiêu
điều dự bị muốn nói đã tan biến. |
11/07/2012 20:51 (GMT+7)
Nhưng thật ra
tôi đã nghĩ sai! Sự thực tập của mình không hề thất bại! Sau vài tháng đối
diện với căn bệnh, tôi mới thật sự hiểu được điều ấy! |
11/07/2012 18:18 (GMT+7)
Người Ấn Độ cho rằng tay phải
là tay thần thánh, tay trái là tay bất tịnh. Nhưng nếu 2 tay hiệp lại
làm một thì trở thành sự hợp nhất giữa phương diện thánh thiện và nhiễm
ô, cho nên hiệp chưởng là biểu hiện bộ mặt chân thật nhất của con
người... |
10/07/2012 07:39 (GMT+7)
Sống trên cuộc đời, cho dù bạn có nhiều tiền bạc, nhà cửa nguy
nga tráng lệ đến mấy thì vẫn cảm thấy trống vắng, buồn chán và bế tắc
tâm linh sầu khổ. Bởi khi nào những cảm xúc lo lắng, sợ hãi, thương nhớ,
giận hờn… vẫn còn ngự trị trong tâm chưa được chuyển hóa, thì bạn không
thể tự do và an lạc. Chỉ trừ khi bạn biết trở về nương tựa Tam bảo để
học hỏi và thực hành theo lời dạy của đức Thế Tôn, thì đời sống của bạn
mới thực sự an vui và hạnh phúc. |
09/07/2012 15:53 (GMT+7)
Làm cha mẹ, chúng ta chỉ
nên khuyến khích gây ý thức cho các em, khuyên các em nên gia nhập vào
đoàn thể sinh hoạt, như đoàn thể Gia Ðình Phật Tử chẳng hạn. Có thế, thì
may ra các em mới đến chùa thường xuyên sinh hoạt mà thôi. |
09/07/2012 13:56 (GMT+7)
1. Đức Phật Tỳ Bà Thi có
dạy rằng: Bền chịu với các sự nhẫn nhục, ấy là giới hạnh đầu tiên mà
Chư Phật hằng khuyên chúng sinh . Người đã phát tâm Bồ tát mà còn phiền
giận, thì không đáng với tiếng Phật tử. |
08/07/2012 18:12 (GMT+7)
Trong mối quan hệ giao tiếp ứng xử với nhau, việc chú tâm
lắng nghe khi người kia đang nói là sự kiện hết sức quan trọng, không
thể lơ là, hời hợt. |
07/07/2012 21:49 (GMT+7)
Hiện nay, việc giảng kinh có ở khắp nơi và được ghi bằng dĩa
để phổ biến. Cả Phật tử cũng “đăng đàn thuyết pháp” tại… phòng ghi âm,
nhưng băng dĩa được gởi bán rộng rãi ở nhiều chùa lớn nhỏ, kể cả bán…
lưu động. |
07/07/2012 14:32 (GMT+7)
...Chén cơm và đôi đũa ở giữa là để
cúng cho hương linh mới chết, còn 2 chén và 2 chiếc đủa 2 bên là để cúng
cho 2 bên vai giác, tức là tả mạng thần quang và hữu mạng thần quang...
Cần nói rõ, cách thức cúng cơm nầy không phải là nghi thức của Phật
giáo, mà là theo tục lệ tín ngưỡng nhân gian xưa bày nay làm mà thôi. |
07/07/2012 14:14 (GMT+7)
Thời gian gần đây, nhiều câu chuyện về người đẹp trong giới
diễn viên, ca sĩ, người mẫu xung quanh việc ăn mặc phản cảm, ứng xử kém văn
hóa, sa sút về đạo đức đã gây không ít xì-căng-đan, làm xôn xao dư luận. Trong
nhiều gia đình, con em chạy theo lối sống đua đòi chưng diện, si mê thần tượng
là các ca sĩ, diễn viên có nhận thức lệch lạc về cái đẹp và những giá trị sống, |
06/07/2012 16:59 (GMT+7)
CAVANAUGH: Trước
tiên xin cảm ơn ngài vô cùng vì đã nói chuyện với chúng tôi sáng nay. Thưa Đức Thánh Thiện, ngài vừa nói chuyện với
sinh viên ở San Diego về 'lòng từ bi không biên giới', bây giờ tôi muốn hỏi
ngài trước hết về 'lòng từ bi trong biên giới'.
Ngài nghĩ Hoa Kỳ có phải là một quốc gia từ bi không? |
06/07/2012 16:22 (GMT+7)
Sự thờ cúng trong các tôn giáo cũng
không ra ngoài những lý do đã kể trên. Nhưng ở các tôn giáo, sự thờ cúng
có tính cách thường trực và thiết tha hơn, vì các vị Giáo chủ là những
bậc có công ơn lớn đối với nhân loại và là những gương sáng mà tín đồ
cần đặt luôn luôn ở trước mắt để soi sáng đời mình. Trong các vị Giáo
chủ, thì Ðức Phật là Vị được nhiều tín đồ sùng mộ nhất. Sự sùng mộ ở đây
biểu hiện trong sự thờ, lạy và cúng Phật. |
05/07/2012 15:01 (GMT+7)
Đây
là lần đầu tiên chúng tôi được thăm viếng và làm quen quý Phật tử. Qua
lời giới thiệu của Thầy chúng tôi, sáng nay chúng tôi được phép thay
nhọc cho Thầy nói chuyện Phật pháp tại Thiền tự Vạn An cùng quý Phật tử.
Lâu
nay ở quê nhà, có một số Phật tử phát tâm tu học và đủ điều kiện thực
hành công phu tu tập. Qua tiếp xúc, chúng tôi biết nỗi ưu tư lớn của quí
vị là “Làm sao áp dụng được Phật pháp một cách chín chắn vào đời sống của mình?”. |
04/07/2012 16:53 (GMT+7)
Trong
Phật giáo, các từ ngữ "cầu nguyện," "cầu xin" hay "ước nguyện" được
hiểu đồng nghĩa với thuật ngữ "pràrthanà" (Sanskrit) hay "patthanà"
(Pali). Pràrthanà bắt nguồn từ gốc "pra + arth" có nghĩa là ước nguyện,
ước muốn, mong cầu, cầu xin. |
03/07/2012 09:18 (GMT+7)
Sau khi thổ lộ hết tâm sự thì sự buồn phiền sẽ được nguôi giảm rất
nhiều và trở nên thoải mái. Người bị lớn tiếng trách mắng nạt nộ cũng
vậy, họ cũng là một bác sĩ trị tâm bệnh, thương yêu nhẫn nhục im lặng
lắng nghe tất cả, không đáp lại lời nói nào để giúp người đang giận dữ
trút hết những phiền muộn, tức giận trong lòng ra. |
29/06/2012 20:18 (GMT+7)
Trước hết, tôi muốn chào mừng tất cả các bạn, những bạn hữu và học trò
đã có mặt tại giảng đường ngày hôm nay. Vào thời gian này, do tham dự một sự
kiện ở nước Anh, nên tôi tranh thủ thời gian đến đây để gặp gỡ và tổ chức lễ
đón mừng năm mới cùng tất cả các bạn. |
29/06/2012 16:43 (GMT+7)
Trong bốn pháp sám hối của Ðạo Phật, có pháp về
sự, có pháp về lý, có pháp cao, có pháp thấp. Vậy phải tùy theo căn cơ
và hoàn cảnh của mỗi người mà áp dụng. Người thượng căn, thì quán pháp
vô sanh sám hối. Người không gặp cảnh thuận tiện, không có giới đàn,
không gặp cao Tăng, thì dùng pháp thủ tướng sám hối |
29/06/2012 08:00 (GMT+7)
Trong khi chư Tăng đang chăm chú thọ thực thì có một
vị thầy Việt Nam rời khỏi bàn ăn đi chụp hình và làm công việc riêng.
Thấy vậy, một vị thượng tọa thuộc tông Annam (tông Việt ở Thái) mới nói
với bạn tôi là sao lại có những vị tu sĩ giống cư sĩ vậy; không có nề
nếp, quy củ gì cả.
|
|