17/06/2012 15:41 (GMT+7)
Số lượt xem: 160884
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Người ta sợ “lão hóa” nên có thể “trẻ hóa” lại con người trên hình thức, đi ngược dòng thời gian bằng sự can thiệp của ngành y học, thẩm mỹ, v.v. nhưng người ta không thể “trẻ hóa” mãi thân tứ đại đang đến hồi suy giảm cơ năng của các tế bào vốn đã thủy chung với quy luật biến đổi muôn đời thành, trụ, hoại, không. Vậy thì phương thuốc nào giúp chúng ta chống “lão hóa” bền lâu?


Trong cuộc sống văn minh hiện đại, điều kiện vật chất tăng dần, nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao, dẫn đến phát sinh nhiều điều mới lạ. Để xã hội tiến kịp theo trào lưu hiện đại đó, người ta thường thay đổi cơ chế làm việc, ê kíp nhân viên, cán bộ lãnh đạo phải năng động, luôn có tinh thần cầu tiến, và cũng từ đó từ “trẻ hóa” ra đời. Đi đến đâu, đọc thông tin gì, chúng ta cũng đều thấy, nghe cụm từ ngữ “trẻ hóa đội ngũ công nhân, trẻ hóa đội ngũ nhân viên và cán bộ”. Có lẽ vì thế mà ai nấy đều lo sợ mình bị cái già bám lấy và đổ xô nhau tìm cách chống “lão hóa” để mình được xếp vào hàng “trẻ hóa”.

Người ta vui mừng, phấn khởi khi bước vào một công ty, một cơ quan hành chính, thấy một ê kíp cán bộ nhân viên đa số thuộc thế hệ “8x” đang làm việc năng nổ, sôi động và có phần ngần ngại khi thấy toàn các “cụ” hiện diện. “Trẻ hóa” và “lão hóa” hai hình thức đối lập này dần dần đã trở thành nỗi ám ảnh ngầm trong tư tưởng của mỗi người. Người đang thời “trẻ hóa” thì hớn hở vui tươi, công việc thăng tiến, đường công danh rộng mở; người đang vào giai đoạn “lão hóa” thì bắt đầu nhen nhúm nỗi ưu tư sầu muộn, khép mình trong viễn cảnh xế chiều, đơn côi chiếc bóng.

Thật thú vị trước những điều có thể và không thể luôn diễn ra hằng ngày trong cuộc sống chúng ta. Người ta sợ “lão hóa” nên có thể “trẻ hóa” lại con người trên hình thức, đi ngược dòng thời gian bằng sự can thiệp của ngành y học, thẩm mỹ, v.v. nhưng người ta không thể “trẻ hóa” mãi thân tứ đại đang đến hồi suy giảm cơ năng của các tế bào vốn đã thủy chung với quy luật biến đổi muôn đời thành, trụ, hoại, không. Vậy thì phương thuốc nào giúp chúng ta chống “lão hóa” bền lâu?

Đối với xã hội hiện nay để phù họp với cơ chế thị trường văn minh hiện đại, các chuyên gia cũng đã chế ra nhiều phương thuốc đặc trị chống “lão hóa” nhưng có công hiệu hay không thì còn tùy vào sự kiên trì của người sử dụng.

Thứ nhất, chống “lão hóa” về hình thể, đây là sở trường của các nhà thẩm mỳ và các chuyên gia bào chế dược phẩm làm đẹp. Phương thuốc này chỉ cần tốn vài mươi triệu sẽ có công hiệu trong khoảng thời gian ngắn, song cũng có phần hên xui, may rủi và vấn đề này cũng đã được các cơ quan truyền thông nhắc nhở, vì có thể để lại di chứng về sau, cũng có khi đánh đổi bằng cả mạng sống.

Thứ hai, chống “lão hóa” về tri thức, đây thuộc về phạm vi giáo dục đào tạo của các nhà “kĩ sư tâm hồn”. Phương thuốc này luôn được hoan nghênh trong mọi thời đại. Để củng cố địa vị, để không lỗi thời với thế hệ kế thừa, hoặc muốn nâng cao tri thức, mở rộng tầm nhìn trong xã hội làm phong phú tâm hồn, mọi người đều cố gắng thu xếp gánh nặng gia đình, bươn chải kiếm tiền, tham gia các khóa học bồi dưỡng trí tuệ; tùy theo cấp học hai năm, ba năm, v.v. mà có sự phân bố thời gian khác nhau. Và rồi, thân phận của mồi người sẽ được đánh giá từ một mảnh bằng “ưu, giỏi, khá”. Vì thế, có ai đó đã hóm hỉnh nhận xét: “chiếc áo không làm nên thầy tu, nhưng bằng cấp làm nên tất cả”.

Nhìn chung, hai phương thuốc này cũng có công dụng giúp người ta hạ sốt hoặc cắt được cơn sốt “kim tiền” một cách hiệu quả, đem lại sự an tâm cho người đã đến thời “lão hóa” và làm bệ phóng cho những ai đang thời “trẻ hóa”. Tuy nhiên về phương diện Phật giáo thì đó chỉ là phương thuốc tạm thời khống chế mức độ lạm phát nhu cầu ăn, mặc, ở của mọi người, hoàn toàn không phải là phương thuốc vĩnh cừu chống được tất cả tác dụng phụ sau khi dùng thuốc. Bởi vì, nó vẫn không chừa lành được chứng bệnh un sầu, đau khổ của con người trong đời sống hiện tại và mai sau. Sau khi thẩm mỹ, “đẹp” được nhiều người thương yêu, vây quanh chưa hẳn là việc đáng mừng. Có được địa vị cao cũng chưa hẳn là điều đáng vui, bởi lẽ “lớn thuyền thì lớn sóng”.

Thực tế, hiện tượng “lão hóa” ngoài hình thức về mặt mũi hay bằng cấp kiến thức không quan trọng bằng sự “lão hóa” ở tâm hồn. Sự băng hoại đạo đức, tha hóa phấm chất nhân cách mới là điều đáng lo sợ và cần phải được nâng cấp chăm sóc. Vì nó không chi gây tác hại cho chính cá nhân mà còn là tác nhân gây sụp lở xã hội hiện tại và gieo mầm bệnh cho những thế hệ kế thừa mai sau. Xã hội lên tiếng báo động nào là “cứu lấy hành tinh xanh của chúng ta, cứu lấy con em của chúng ta, v.v.” nhưng rồi không ai khống chế nổi sức tàn phá từ sự “lão hóa” tâm hồn kém đạo đức, quá nhiều chất đốt phiền não của con người gây ra. Trước hiện trạng đó chúng ta phải làm sao đây?

Đức Phật Thích Ca, bậc thầy vĩ đại, một nhà giáo dục ưu tú, một bác sĩ thẩm mỹ đại tài chống “lão hóa” suốt hơn 25 thế kỷ qua. Phương thuốc do Ngài bào chế không phải là dược phẩm thiên nhiên qua quá trình điều chế theo công nghệ của con người mà do tự thân chứng nghiệm sau 49 ngày thiền tọa nơi cội bồ đề. Ngài đã khám phá ra con người vốn có sẵn “kháng thể”[1] miễn nhiễm với tất cả loại bệnh và không bao giờ bị lão hóa. Chỉ vì con người mãi chạy theo thứ trang sức giả tạo bên ngoài nên nhất thời không nhận ra. Song để bảo vệ, phát huy được công dụng của kháng thể đó, hằng ngày mọi người đều phải tự lập ra nguyên tắc sống đạo đức cho chính mình, vui tươi an lạc, từ bi thương xót mọi loài một cách bình đẳng không phân biệt thân sơ, đặc biệt là phải biết nhẫn nhục.

Có thể nói trong sáu phương thuốc Ba la mật của hàng Bồ tát mà đức Phật đã điều chế, mỗi pháp đều là phương thuốc thần diệu chống lão hóa và giữa các phương thuốc này có sự tương quan lẫn nhau. Tùy theo con người bị lão hóa ở phần cơ thể, tâm lý nào thì ứng dụng phương thuốc đó. Từ góc độ lão hóa tâm hồn thì nhẫn nhục là phương thuốc ứng dụng mang lại hiệu quả cao nhất, ngăn ngừa được các tác dụng phụ có khả năng di căn sang các bộ phận tâm lý khác của con người. Ví dụ, giảng sư bố thí pháp mà học trò lơ đãng, chậm lụt không tiếp thu tốt, giảng năm lần bảy lượt mà chẳng hiểu, nếu không nhẫn nhục thì tức khắc bị lão sân giận, bực bội chế ngự. Tọa thiền mà cứ nghe tiếng nói tự tâm thì thầm văng vẳng “ngủ đi, nghỉ ngơi cho khỏe, ngày nay làm việc mệt quá rồi”; hay niệm Phật chi một xâu thì đã hết bày, tám lần tạp niệm xen vào hoặc mơ hồ không nhớ rõ từng danh hiệu Phật, v.v.. Vì muốn những việc làm của mình luôn hoàn hảo mà không được như ý, nên người ta thường dễ nảy sinh tâm lý khó chịu. Cái tâm bất an này chính là phiền não, một chứng bệnh lão hóa nan y đã theo con người từ vô thi kiếp. Vì vậy đề phát huy được công dụng của kháng thể miễn nhiễm lão hóa đòi hỏi con người phải dùng thuốc Nhẫn nhục.

Phương thuốc này giúp chúng ta luôn giữ được nét thanh xuân tươi trẻ, dù cho số tuổi con người cứ cao dần theo năm tháng nhưng nó có công hiệu “cải lão hoàn đồng”, khiến cho con người thư thái không rơi vào cảnh huống “sống trong cảnh giải thoát mà khởi tâm ràng buộc, trong trí bồ đề mà lại thấy không thanh tịnh”. Đây cũng là phương thuốc mà lúc còn tại thế đức Phật Thích Ca từng khuyến khích các đệ tử nên dùng để thanh lọc nội tâm, thoát ly phiền não. Và chính đức Phật đã tự mình làm gương cho các đệ tử noi theo, như có lần đi khất thực, Ngài bị một bà la môn bỏ đất vào bát; có lần lại bị người ta đuổi xô, mắng chửi bằng nhiều ngôn từ thô bỉ, đến mức tôn giả A Nan không chịu nổi và phải thinh cầu đức Phật đi sang nơi khác. Nhưng Ngài vẫn nhẫn nhục, kiên trì tiếp nhận, dùng tự thân cảm hóa người. Kết quả, đối phương phải cúi đầu qui thuận.

Thật vô cùng thú vị cho con người của chúng ta, cái đáng sợ thì không sợ, còn cái vốn dĩ như chiếc áo khoác che thân đến hồi sờn rách phải thay đối thì lại sợ. Dù biết vậy nhưng phàm phu chúng ta mấy ai thoát được nỗi lo sợ này, vì “lão hóa” là hồi chuông báo động tiến trình ta sắp sửa chia tay với nhũng gì đang có “tình yêu, danh vọng, sự nghiệp”, để đến một cảnh giới nào đó mà bản thân con người chưa được tu luyện, chưa thể nghiệm. Đó cũng là một trong số những lý do để người ta bám víu, lưu luyến tìm mọi phương cách kéo lại tuổi thanh xuân được ngày nào hay ngày ấy. Và thế là chúng ta mải lo chạy chữa bệnh “lão hóa” ngoài hình thức mà quên đi chứng bệnh “lão hóa” tư tường đang gặm nhấm dần tâm não cùa chúng ta.

Trong tất cả các phương thuốc, nhẫn nhục là phương thuốc không gây tác dụng phụ, có nhiều chất dinh dưỡng cho nội tạng, có công năng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa, chống tăng huyết áp, giúp chúng ta khôi phục năng lượng cơ thể sau những phen va chạm tổn thương, làm trẻ hóa lại tâm hồn của chúng ta.

Về phương diện thời gian, so với các phương thuốc của Đông y hay Tây y đều có lượng thời gian nhất định để dùng thuốc, song với phương thuốc nhẫn nhục thì ngoại lệ, càng dùng càng có ích cho thân tâm, càng cao tuổi càng chín chắn, nhiều kinh nghiệm sống. Vì vậy, dù ở bất kỳ trường hợp nan giải nào, nhờ nhẫn nhục nên con người ta bao giờ cũng ung dung tự tại, không bị stress. Từ lau nhà, dọn phòng vệ sinh, quét rác cho đến làm chủ tọa một hội đồng v.v. chúng ta đều cảm nhận được sự an lạc vô tư. Ví như, một ngôi nhà được lọp kín thì nước mưa không thể lọt vào, một cội cây có bộ rễ ăn sâu vào lòng đất thì không còn lo sợ bão giông hay hạn hán, vì nó luôn được nền đất vững chắc bảo vệ và mạch nước ngầm trong lành nuôi dưỡng.

Đức Phật thành đạo đã để lại cho chúng sinh rất nhiều giáo lý nhiệm mầu và nhiều phương thuốc thần diệu, tùy theo căn bệnh của mồi người mà sử dụng phương thuốc khác nhau. Hơn nữa, đức Phật thành đạo không phải để Ngài an ngự trên một cảnh giới xa xôi, xa lạ với con người mà để hòa nhập vào cộng đồng dân dã, sống đời bình dị, thanh thoát, như cánh hoa sen tuy sống giữa đầm lầy vẫn nhẹ nhàng vươn lên, tỏa hương tinh khiết. Do đó, các phương thuốc do Ngài chế ra có điểm đặc biệt là chỉ cần siêng năng dùng một vị thì có thể điều trị lành các chứng bệnh liên quan. Vì vậy để khống chế lão hóa và vô hiệu hóa các mầm bệnh tự kỷ, tạo điều kiện cho đời sống vật chất, tinh thần được an lạc, mỗi người chúng ta nên dùng thuốc Nhẫn nhục.

Chiếc áo thời gian vùn vụt đi qua, thay đổi theo bốn mùa, đến đi trong chóp mắt, hạnh phúc chưa kịp hưởng thụ, nỗi buồn chưa kịp phôi pha, thoáng chốc cụ bà lão hóa đã đến bên mình, vậy tại sao chúng ta lại để cho những chứng bệnh vô bổ được mất, vinh nhục, khen chê, lấp đầy tâm não làm tổn hại, tàn phai “nhan sắc”?

Nhẫn nhục là phương thuốc kì diệu, chỉ có nhẫn nhục tự thân mới cảm nhận và chia sẻ được nỗi khó khăn mà người khác vướng phải, mới có thể vượt qua mọi chướng ngại để bước vào đời sống “trẻ mãi không già”, không còn trạng thái âu lo lão hóa!

Trên bến đỗ sinh, già vô định

Ta lang thang đi mãi không ngừng

Ao tứ đại bao lần ta khoác

Buồn vui, vinh nhục mấy gian truân

Nào hay bến cũ còn neo đợi

Lữ khách quay về dưới nắng xuân

Chiếc áo năm nao giờ đã bạc

Mỏi bước phiêu lưu, bến cũ dừng.

Kỷ niệm ngày đức Phật thành đạo, Tân Mão tháng 11 năm 2011

TNTP

 Nguồn: Suối Nguồn tập 3&4

 


[1] Tính Phật sẵn có trong mỗi con người.

http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/giao-phap/vo-thuong-kho-vo-nga/11213-Phuong-thuoc-nao-cho-lao-hoa-.html

Âm lịch

Ảnh đẹp