A.- Mở Ðề
Chúng
ta sống trên đời này không ai là hoàn toàn trong sạch. Phật thường dạy:
"Phàm còn xuống lên ba cõi, lăn lộn trong sáu đường, thì không một loài
nào được hoàn toàn trong sạch, không một giống nào dứt hết tội lỗi".
Thật
thế, cõi đời này đã được gọi là cõi trần, thì làm sao trong sạch được?
Người ta thường nói "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài"; vậy thì ở trong buị
tất phải lấm buị. Buị đời đã lâu đời lâu kiếp phủ lên thân, lên đầu
chúng ta, vào trong buồng gan lá phổi của chúng ta. Nó làm cho chúng ta
mờ mắt không thấy được đường chánh; nó làm cho chúng ta đục lòng, không
thấy được chân tâm. Nếu chúng ta muốn sống mãi trong cảnh buị nhơ, muốn
đắm mình trong tội lỗi, thì không nói làm gì. Nhưng khi chúng ta đã muốn
được trong sạch thảnh thơi, muốn trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ
nhàng, thư thới, thì tất nhiên chúng ta phải tìm phương pháp để trừ cho
hết buị bặm, tẩy trừ cho hết tội lỗi. Trong Ðạo Phật, phương pháp tẩy
trừ ấy gọi là sám hối.
B.- Chánh Ðề
I.-Ðịnh Nghĩa:
Chữ
"Sám", tiếng Phạn gọi là Samma; Tàu dịch là "Hối quả". Kinh nói: "Sám
gỉa sám kỳ tiền khiên, Hối gỉa hối kỳ hậu quá". Nghĩa là, Sám là ăn năn
lỗi trước, còn Hối là chừa bỏ lỗi sau. Nếu dùng một chữ Sám hay một chữ
Hối không thì chưa đủ ý nghĩa, nên các Tổ xưa ghép hai chữ lại thành
danh từ "Sám hối", dịch theo tiếng Việt là "ăn năn chừa lỗi". Như thế
trong chữ Sám hối có hàm nghĩa ăn năn, hối hận vì những lỗi lầm trong
quá khứ, bất luận là lâu mau, và bây giờ cho đến về sau, mình nguyện là
không tái phạm nữa. Nếu biết lỗi cũ là bậy, bây giờ mình xin chuộc lỗi,
mà sau nầy vẫn còn làm lại, thì không phải là đúng nghĩa Sám hối trong
Ðạo Phật.
II.- Các cách Sám Hối.
1.- Sám hối sai lầm.
Ðúng
ra chữ Sám hối là danh từ riêng của Ðạo Phật. Khi Sám hối mà gọi là sai
lầm, thì không phải là Sám hối nữa rồi. Nhưng để tiện việc diễn đạt,
chúng ta hãy tạm dùng hai chữ ấy để nói chung những cách chuộc tội ở thế
gian hay trong các đạo ngoài (ngoại đạo).
Người
thế gian, khi có tội lỗi với ông bà, làng nước, thường dùng trầu ruợu,
hay heo gà, tiền bạc để tạ tội, xin lỗi. Có khi người ta lại dùng hình
thức "đoái công chuộc tội", nhưng khi phạm tội với triều đình hay trong
quân ngũ chẳng hạn. Hình thức lấy công chuộc tội cũng có chỗ hay, nhưng
chưa hoàn hảo và còn thô thiển. Nó chỉ áp dụng để đối phó với bên ngoài,
chứ bên trong trường hợp những tội lỗi xảy ra trong nội tâm của chúng
ta, những tội lỗi rất vi tế, rất sâu xa, thì khó có thể mà áp dụng được
hình thức nói trên.
Trong
các ngoại đạo, người ta cũng có dùng nhiều hình thức chuộc tội: như có
đạo dùng máu thú vật để xin rửa tội với thần linh; có đạo chủ trương
xuống tắm ở những sông, suối mà người ta cho là linh thiêng thì hết tội;
có đạo lại đem phẩm vật để xin
Thánh
Thần xả tội; có đạo lại chủ trương khổ hạnh, ép xác như đánh đập thân
mình, nhịn đói khát, chịu nóng rét, nằm gai nếm mật để được giải thoát
tội lỗi. Những cách chuộc tội như thế đều sai lầm hết. Tội lỗi thuộc về
tâm lý, không có hình tướng. Vậy thì làm sao có thể lấy vật chất như
nước, máu huyết, phẩm vật hay xác thân để làm sạch tội được.
2.- Sám hối chân chính.
Ðức
Phật dạy rằng tội lỗi do tâm của người tạo ra, không ai có quyền thưởng
phạt được. Kẻ gieo giống xấu thì ăn trái dở, người trồng giống quý thì
hưởng qủa ngon. Tội lỗi đã từ tâm tạo, thì cũng phải từ tâm mà sám. Lời
nói thật rõ ràng, chí lý, hợp với thực nghiệm. Vậy chúng ta muốn hết
tội, phải y theo những pháp Sám hối chân chánh của Ðạo phật mà thật
hành. Trong Ðạo Phật, có 4 pháp sám hối sau đây, có pháp thuộc về sự, có
pháp thuộc về lý:
a)
Tác pháp sám hối: Pháp sám hối này thuộc về sự, phải lập giới đàn và
thỉnh thanh tịnh Tăng chứng minh, nên gọi là tác pháp. Khi vào giới
tràng, mình phải thành thật tỏ bày tội lỗi một cách thành khẩn, chí tâm
ăn năn và nguyện về sau không tái phạm nữa. Một lòng thành kính sám hối
như vậy, khi giới thể được thanh tịnh, tức là hết tội.
b)
Thủ tướng sám hối: Pháp nầy thuộc về sự, và khó hơn pháp trước. Phật
chế pháp này, là sám hối thuộc quán tưởng, cho những người tu hành có
trình độ cao, hoặc ở cỗ không có Tăng, hay có, nhưng không được thanh
tịnh. Muốn tu pháp này, hành giả phải đến trước Tượng Phật hay Bồtát,
thành tâm lễ bái, trình bày những tội lỗi đã phạm, và nguyện ăn năn chừa
bỏ. Làm như thế từ 1 ngày, 3 ngày, 7 ngày, 49 ngày, và mãi mãi đến khi
nào thấy được hảo tướng: như thấy hào quang, hoa sen báu, thấy Phật, Bồ
tát đến xoa đầu v.v... thì mới thôi.
c)
Hồng danh sám hối: Pháp sám hối này cũng thuộc về sự, do Ngài Bất Ðộng
Pháp Sư đời nhà Tống bên Trung hoa soạn ra. Ngài rút 53 danh hiệu Phật
trong Kinh "Ngũ Thập Tam Phật" tức là từ Ðức Phật Phổ Quang cho đến Ðức
Phật Nhứt Thế Pháp Tràng Mãn Vương, và rút 35 hiệu Phật trong Kinh "Quán
Dược Vương, Dược Thượng", với Pháp thân Ðức Phật A-Di-Ðà, sau thêm vào
kệ Phổ Hiền Ðại Nguyện, thành nghi thức sám hối này, tổng cộng là 108
lạy, để ám chỉ trừ 108 phiền não. Nghi thức sám hối này, nếu ai chí
thành kính lễ, thì sẽ diệt trừ được những phiền não và tội lỗi đã tạo,
trong đời hiện tại cũng như nhiều đời quá khứ. Ðức Phật Tỳ-Bà-Thi nói:
"Nếu chúng sanh nào nghe danh hiệu 53 vị Phật này, thì trăm ngàn ức kiếp
không đọa vào ba đường ác". Ðức Phật Thích Ca nói: "Thuở xưa, đời Phật
Diệu Quang, ta đi tu nhằm đời mạt pháp, nhờ được nghe danh hiệu 53 vị
Phật này, và thành tâm lễ bái, mà tránh khỏi những đau khổ trong đường
sanh tử luân hồi nhiều kiếp". Còn 35 danh hiệu Phật sau, từ Ðức Phật
Thích Ca cho đến Ðức Phật Bửu-Liên-Hoa Thiện-Trụ-Ta-La-Thọ Vương, thì
trong Kinh Bưủ-Tích nói: "Nếu tất cả chúng sanh, hoặc phạm tội ngũ
nghịch hay thập ác, đến muôn kiếp không thể sám hối, chỉ xưng danh hiệu
35 vị Phật này và lễ bái, thì bao nhiêu tội chướng đều tiêu trừ".
Hồng
danh của Chư Phật có công đức không thể nghĩ bàn như vậy, nên Ngài Bất
Ðộng Pháp sư mới soạn ra để làm nghi thức sám hối. Pháp hồng danh sám
hối hiện nay, hầu hết các chùađều thực hành theo. Về sau Ngài Từ Vân
Pháp sư vì những người yếu đuối hoặc không quen lạy nhiều, nên đã soạn
ra một nghi thức sám hối, rất gọn dễ và đầy đủ ý nghĩa, cũng gọi là pháp
tiểu sám hối, để cho Phật tử hằng ngày có thể sám hối tội lỗi của mình.
d) Vô-sanh sám hối: Pháp này thuộc về lý sám hối, rất cao và khó, bực thượng căn mới có thể thực hành được
-
QUÁN TÂM VÔ SANH: Nghĩa là quan sát tự tâm mình hiện tiền không sanh.
Như trong Kinh Kim-Cang nói: "Tâm quá khứ không thể được, tâm hiện tại
chẳng có, tâm vị lai cũng không". Quán trong ba thời gian đều không có
tâm, thì vọng niệm không từ đâu mà có, nếu vọng niệm không có, thì các
tội lỗi cũng không. Kinh nói: "Tội từ nơi tâm sanh mà cũng từ nơi tâm
diệt. Nếu tâm này không sanh, thì tội cũng chẳng còn, thế mới thật là
sám hối".
-
QUÁN PHÁP VÔ SANH: Nghĩa là quan sát thật tướng (chơn tánh) củacác pháp
không sanh. Chữ "thật tướng", nghĩa là cái tướng ấy không sanh không
diệt, không hư dối; từ xưa đến nay nó vẫn thường như thế, không bị thời
gian thay đổi, hay không gian chuyển dời, suốt xưa thấu nay, nên gọi là
thật tướng (Tướng chân thật). Nó cũng có tên là chơn như hay chơn tâm...
Khi nhận được thật tướng rồi, thì các gỉa tướng đều không còn. Lúc bấy
giờ những tội lỗi (gỉa tướng) kia, không còn gá nương vào đâu mà tồn
tại. trong Kinh Quán Phổ Hiền có chép: "Muốn sám hối, phải quán thật
tướng của các pháp, thì tội mới hoàn toàn tiêu diệt.
III .- Phát Triển Hạnh Lành mời Ðể Tiêu Trừ Tội Lỗi Cũ
Làm lễ sám hối xong , phải phát triển những hạnh lành cho nhiều, để tiêu trừ những tội lỗi cũ.
1.-
Luận về tội lỗi thời gian đã qua. Những tộilỗi xưa của chúng ta rất
nhiều, có thể nói là vô số. Sự sống của chúng ta tiếp nối liên lạc với
nhau từ đời nọ đến đời kia, như một xâu chuỗi dài vô tận. Rồi cứ trong
mỗi đời, từ sanh đến tử, từ tử đến sanh, chúng ta cứ tạo thêm tội mãi.
Từ cái tệ này bắt qua cái dở khác, rồi từ cái lỗi nhỏ đi đến cái tội
lớn, cái đà ấy cứ tăng tiến mãi tạo thành một sức mạnh gọi là nghiệp
lực, dắt dẫn chúng ta vào đường khổ não, mê lầm, tức là dòng sanh tử mà
chúng ta đang thọ vậy.
Trong
Kinh Hoa Nghiêm Ðức Phổ Hiền Bồtát có nói: "Nếu tội lỗi chúng sanh có
hình tướng, thì tất cả hư không cũng không chứa hết". Thật thế, tội lỗi
của chúng sanh chất chồng từ muôn vạn kiếp, và truyền nối qua thời gian,
bỡi di truyền, phong tục, thói quenv.v ... Chẳng hạn như tánh tham,
chúng ta mới sanh, nào có ai dạy cho chúng ta đâu, thế mà chúng ta vẫn
biết! Cũng không ai bảo chúng ta giận hờn, vậy mà gặp điều gì trái ý, là
chúng ta cău co,ù la lối liền. Những tánh xấu ấy có một lần với thân và
rất sâu sắc, khó dứt trừ. Trong Kinh gọi chúng nó là "câu sanh phiền
não", hay "bổn hữu chủng tử", nghĩa là những hạt giống có từ lâu. Những
hạt giống xấu này lại còn làm duyên sanh ra các tội lỗi khác, mà trong
Kinh luận gọi là "phân biệt phiền não" hay "thỉ khởi chủng tử", nghĩa là
hạt giống mới nhiễm do ảnh hưởng thời đại, tập quán, phong tục chi
phối. "Phân biệt phiền não thì có thể dễ trừ, nhưng "câu sanh phiền não"
rất khó trừ. Chúng như cỏ cú, đâm sâu gốc rễ rất xa; nếu người làm vườn
khinh thường nó thì không dễ gì dọn đất sạch cỏ.
Cho nên chúng ta không nên sám hối lấy lệ, lấy có được! Chúng ta phải làm sao cho:
a) Những tánh xấu kia yếu bớt dần dần, do sức mạnh của lòng thành khẩn và chí cương quyết;
b) Rồi dứt tuyệt các tính xấu không cho chúng tái sanh.
Muốn
dứt tuyệt chúng, mà nếu không có phương pháp thích hợp, thì chẳng khác
gì lấy đá đè cỏ: nó nằm bẹp tạm thời, nhưng khi dời đá đi, nó sẽ mọc lên
mạnh mẽ hơn trước. Phương pháp thích hợp trong sự sám hối là: Phát
triển hạnh lành, để tiêu trừ tội lỗi cũ.
2.-
Phát triển hạnh lành. Trong lòng mỗi chúng ta không phải toàn chứa đựng
những tánh xấu xa. Nếu tánh xấu đã có từ muôn đời, thì tánh tốt cũng đã
có từ vô thỉ. Chúng ta mỗi người đều có Phật tánh là cái mầm của muôn
hạnh lành, cái mầm ấy đã
bị chôn vùi dưới bao lớp dục vọng, si mê. Bây giờ muốn tiêu trừ dục
vọng thì chúng ta phải tạo điều kiện, cho cái mầm Phật tánh trổ lá, lên
hoa, kết trái Bồ đề. Ðiều kiện làm cho mầm Bồđề phát triển là những hạnh
lành như: Từbi, Hỷxả, Bố thí, Trìgiới, Nhẫn nhục, Tinhtấn v.v... Nếu
chúng ta phát triển những tính tốt ấy, tất nhiên những tánh xấu không có
đất để mọc lên nữa.
C.- Kết Luận:
Như
chúng ta đã thấy ở các đoạn trên, người thế gian hay các tôn giáo đều
có những cách thức ăn năn ngừa lỗi cả. Song, chỉ có pháp sam1 hối của
Ðạo Phật mới dứt trừ được tội lỗi, do chỗ lấy sự cải ác, tùng thiện làm
cốt yếu. Trong bốn pháp sám hối của Ðạo Phật, có pháp về sự, có pháp về
lý, có pháp cao, có pháp thấp.
Vậy
phải tùy theo căn cơ và hoàn cảnh của mỗi người mà áp dụng. Người
thượng căn, thì quán pháp vô sanh sám hối. Người không gặp cảnh thuận
tiện, không có giới đàn, không gặp cao Tăng, thì dùng pháp thủ tướng sám
hối. Người được cảnh thuận tiện có giới đàn thanh tịnh, có cao Tăng Ðại
đức thì dùng pháp tác pháp sám hối. Còn thấy mình tội chướng nặng nề,
và thấy các pháp trên khó thực hành được, thì cứ mỗi đêm, hay trong
những bữa ăn chay và ngày sóc vọng, tuỳ tiện đến chùa hay ở nhà chí tâm
lạy Hồng Danh sám hối, hoặc tiểu sám hối cũng tốt.
Trong
các pháp sám hối của Ðạo Phật, mặc dù có lạy, có quỳ, có lễ bái, nhưng
không phải để cầu cạnh van xin được tha tội đâu. Trong cái lạy, cái quỳ
ấy, có chứa không biết bao nhiêu ý nghĩa và ích lợi. Vẫn biết lạy và
quỳ, nhứt là trong pháp Hồng danh sám hối, thật là hao hơi mệt xác,
nhưng trong cái mệt xác thân, có cái vui tinh thần, trong cái sự tướng
bên ngoài có hàm cái ý nghĩa bên trong. Thật vậy, tuy có lạy nhiều, niệm
lâu, nhưng vẫn không ra ngoài những mục đích sau:
1.-
Tìm cách thiết thực làm cho tâm tánh con người được trong sạch, hết sự
lỗi lầm ở trong đời hiện tại, mà cũng tiêu trừ những tội ác trong những
đời quá khứ.
2.- Tìm cách phát triển những hạnh cao cả, noi theo những gương mẫu sáng suốt của các bậc Thánh hiền.
Tóm lại, các pháp sám hối của Ðạo Phật, nếu thực hành một cách đứng đắn, sẽ đem lại những kết quả quí báu sau đây:
- Làm phát triển lòng thành thật.
- Trau dồi đức tánh cương quyết trong sự diệt trừ tánh xấu.
- Dứt được tội, sanh phước.
- Mau thắng đến chỗ giải thoát an vui.
Nhờ
pháp sám hối của Ðạo Phật, con người có thể cải hóa lòng mình tốt đệp
hơn. Nhờ pháp sám hối, con người có thể làm cho đời sống cá nhân được
hạnh phúc, và đời sống xã hội được hòa bình, an lạc.
Vậy
ai là người muốn hết tội lỗi; ai là người muốn giải thoát sanh tử luân
hồi; ai là người yêu chuộng chân lý, hãy cùng nhau nghiên cứu và thực
hành các pháp sám hối của Ðạo Phật cho kỹ lưỡng, để trước là cải thiện
đời sống cá nhân, sau là đời sống của giống hữu tình được bớt đau khổ,
và thêm an vui.
HT.Thiện Hoa