CƯƠNG YẾU GIỚI LUẬT


Hòa Thượng Thánh Nghiêm- Thích nữ Tuệ Đăng Dịch- Nhà xuất bản Thời Đại 2010
11/04/2011 18:13 (GMT+7)
Số lượt xem: 28145
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
CƯƠNG YẾU GIỚI LUẬT
Mục lục

Chương 3: Giới Trọng Và Giới Khinh Của Bồ Tát Giới

I. SAO GỌI LÀ GIỚI TRỌNG VÀ GIỚI KHINH?

Sự phân biệt của giới trọng và giới khinh là ở sự bất đồng của “căn bản” và “chủng loại”, hoặc sự bất đồng của “tánh tội” và “giá tội”. Căn bản của tất cả giới gọi là căn bản giới như: Sát sinh, trộm cướp, dâm dục, vọng ngữ, là căn bản của tất cả giới. Từ trên mỗi một thứ căn bản sinh ra các tiểu giới đồng loại, gọi là Chủng loại giới, tỷ như đánh chúng sinh là chủng loại của giới sát, làm tổn tài vật của người là chủng loại của giới trộm cướp, xúc chạm người khác phái là chủng loại của giới dâm, nói lời vô vị là chủng loại của giới vọng ngữ. Tuy phạm loại tương tự sát sinh, trộm cướp, dâm dục, vọng ngữ mà chưa đạt đến trình độ tội đã thành của sát sinh, trộm cướp, dâm dục, vọng ngữ, bất luận thọ giới hay không thọ giới, hễ tạo thành sự thật đều là một thứ tội ác; vị lai nhất định bị quả báo, vì bản tánh của nó là tội hạnh, là chánh nhân của nghiệp báo, vì thế gọi là Tánh tội. Lại, nếu không cố gắng hết sức cứu độ chúng sinh, người không thọ Bồ tát giới không kể là phạm giới, không có tội. Người thọ Bồ tát giới rồi, do sự quy định trong giới, không đem sức cứu hộ chúng sinh thì có tội, vì thế gọi là Giá tội.

Lại như người không thọ Bồ tát giới không học kinh luật Đại thừa thì không có tội, còn người thọ Bồ tát giới rồi không thể không học kinh luật Đại thừa, đây là ngăn cấm không được như thế, vì thế gọi là Giá giới.

Công đức của thọ giới, trì giới rất lớn. Thọ giới mà không trì giới, tội lỗi cũng rất lớn. Có thưởng có phạt là lý tất nhiên. Thọ trì một giới có công đức một giới, phạm phá một giới cũng có tội lỗi của phạm phá một giới. Công đức thọ trì giới trọng lớn, tội lỗi của phạm phá giới trọng là rất lớn. Vì thế, trước và sau khi thọ giới, chúng ta nhất định phải nhận thức rõ ràng về nội dung của giới trọng giới khinh.

Đến như xưng danh của giới trọng, giới khinh, các loại bổn đều riêng có xưng hô bất đồng. Nói về giới trọng, Kinh Anh Lạc gọi 10 điều giới trọng là “Thập bất khả hối”, Kinh Phạm Võng gọi là “Ba la di”, Du Già Giới Bổn gọi là “Tha thắng xứ”, Ưu bà tắc Giới Kinh gọi 6 điều giới trọng là “ Lục trọng pháp”.

Nói về giới khinh, Kinh Phạm Võng gọi là “khinh cấu”, Kinh Địa Trì gọi là: “Đột kiết la”, Du già dịch là Ác tác”, cũng gọi là “Vi việt”, Ưu bà tắc Giới Kinh gọi là “Thất ý tội”.

Đây là những danh xưng căn cứ vào cộng dụng của giới tội và phần lượng của tánh tội mà lập ra, danh xưng tuy khác nhau nhưng tội được chỉ định là một. Kinh Anh Lạc nói: “Thập trọng có phạm không có hối”; phạm giới khinh: “Được cho hối quá đối thú hối diệt tội”. Phạm 10 giới trọng không có phương pháp sám hối trừ tội, vì thế gọi là bất khả hối. Phạm giới trọng như người bị chặt đầu không thể dùng thứ thuốc nào của Phật pháp cứu trị được, vì thế gọi là tội Đoạn đầu. Ba la di dịch từ âm chữ Phạn: Pàràjika, nghĩa là Đoạn đầu. Phạm giới trọng tức là bị pháp đối địch của người bên ngoài chiến thắng, vì thế gọi là Tha thắng xứ.

Phạm giới khinh gọi là tội nghiệp cấu, so với giới trọng nhẹ hơn, vì thế xưng là khinh cấu. Đột kiết la dịch âm từ chữ Phạn: Duskurta nghĩa lá ác tác hoặc ác thuyết. Phạm giới khinh là chống trái và vượt ra phạm vi tâm hạnh của người tu trì, vì thế gọi là “vi việt”. Phạm giới khinh là do vọng niệm gây ra, trái với ý nguyện của người thọ giới tu trì, vì thế gọi là “Thất ý”.

II. NỘI DUNG CỦA GIỚI TRỌNG

Từ trên bản chất và nguyên tắc, căn bản giới của Đại thừa, Tiểu thừa tương đồng. Từ trên cấp độ và tác dụng, căn bản của Đại thừa và Tiểu thừa có sai biệt. Bốn giới căn bản lớn của Tiểu thừa Thanh văn là sát sinh, trộm cướp, dâm dục, vọng ngữ. Mười giới trọng lớn của Đại thừa Bồ tát bao hàm sát sinh, trộm cướp, dâm dục, vọng ngữ. Đây là chỗ đồng và khác của Đại thừa, Tiểu thừa. Điểm xuất tương đồng, trên hiệu dụng bất tương đồng.

Trong 6 loại giới bổn của Đại thừa Bồ tát giới, đối với sự trình bày và sắp xếp điều mục giới trọng cũng đều riêng có sai biệt. Kinh Anh Lạc và Kinh Phạm Võng có 10 điều giới trọng đồng nhau, Du Già Giới Bổn có 4 điều, Kinh Địa Trì có 4 điều, Thiện Giới Kinh có 8 điều, Ưu bà tắc Giới Kinh có 6 điều. Nhưng bất luận 4 điều, 6 điều, 8 điều đều ở trong phạm vi 10 điều. Nay đem giới mục giới trọng của 6 loại giới bổn liệt kê đối chiếu như sau: (trang bên)

Nội dung của giới trọng Bồ tát giới là Nhiếp luật nghi giới của tam tụ tịnh giới, tuy chỉ có 10 điều mà thật đã bao quát tất cả luật nghi giới.

Từ đây trở xuống chúng tôi lấy Phạm Võng Bồ tát Giới Bổn làm đối tượng giới thiệu chủ yếu nghiên cứu đến các loại Bồ tát Giới bổn khác.

Mười điều giới trọng của Bồ tát giới được phân ra là thuộc về ba loại thân, miệng, ý. Trong Tiểu thừa giới, thân miệng phạm giới có tội, tâm ý phạm giới vô tội, tâm ý phạm giới cũng không thành phạm giới. Thế nên đã chẳng phải lấy ý nghiệp làm giới khinh, cũng không lấy ý nghiệp làm giới trọng. Nhưng trong Đại thừa giới chẳng những tâm ý vi phạm là có tội, thậm chí còn liệt vào tội nặng.

Thật ra, hai nghiệp thân miệng thành tội hạnh, chủ yếu là do dự mưu kế hoạch và sự thao túng của ý nghiệp; do sự phát động của ý nghiệp mà thành hai nghiệp thân miệng có ác có thiện và cũng có không ác không thiện. Trong giới hiện tại ngăn cấm là ý thuộc về nghiệp ác, đó là ba độc tham, sân, si, rất nổi tiếng và rất đáng sợ. Mười giới trọng của Bồ tát có thể khái quát làm ba nghiệp, ba nghiệp có thể quy nạp vào một ý nghiệp bị tam độc thống trị.

Đây là từ trọng tâm của 10 giới trọng phân biệt, nếu phân tích kỹ càng thì trong mỗi giới đều có thành phần của ba nghiệp. Hiện tại muốn dễ hiểu nên phân tích đại khái như sau:

Nhìn trên biểu đồ này, sự sinh ra 10 giới trọng của Bồ tát giới chỉ vì mỗi nguyên nhân, đó là đối phó với ý nghiệp làm ác mà điều phục tam độc làm hại. Chúng sinh chúng ta sở dĩ bị trầm luân trong biển sinh tử của lục đạo, mê mộng trong đêm dài triền miên cũng là ý nghiệp bất thiện mà bị tam độc làm hại.

Phương pháp phạm giới của 10 điều giới trọng phân làm ba loại: có loại tự ,mình đối với người khác mà phạm, có loại chính mình đối với mình mà phạm, có loại người khác đối với mình mà phạm.

Đối tượng phạm giới của 10 điều giới trọng phân làm hai loại: một là hữu tánh, hai là loại phi tánh.

Căn cứ vào phương pháp và đối tượng của sự phạm phá 10 điều giới trọng có thể liệt vào biểu đồ như sau:

Biểu đồ này cần phải nói thêm cho rõ:

Phạm giới đắc tội đều là do làm cho chúng sinh khác bị tổn hại hoặc phiền não mà ra, vì thế phương pháp phạm giới chủ yếu của 10 điều giới trọng là tự mình đối người phạm. Nhưng cũng có 5 điều là có thể mình đối với chính mình phạm, tỷ như chính mình giết mình là phạm giới sát; có người thân thể mềm mại có thể dùng miệng nút sinh thực khí của chính họ để được khoái lạc thì phạm giới dâm; ba điều là xan tham, giận hờn và phỉ báng Tam bảo, so theo đây có thể biết. Người khác đối mình phạm chỉ có một điều giới dâm, lúc nhập, đã xuất, xuất ra, chỉ cần sinh khởi tâm cảm thọ một niệm khoái lạc dâm dục thì kể là phạm giới.

Đối tượng của sự phạm giới vốn lấy chúng sinh hữu tình làm đối tượng chủ yếu của sự đắc tội. Nhưng có ba điều có thể từ trên sự thật phi tình đắc tội, tỷ như gian dâm với thây chết chưa hoại; đã là thây chết thuộc về vật thể phi tình không có tri giác, nhưng vẫn có thể ở trên thây chết chưa hoại để đạt đến mục đích thọ lạc của việc hành dâm. Vì thế trên vật phi tình đắc tội trọng của phạm giới dâm. Hai điều giới: cố giận hờn và phỉ báng Tam bảo, có thể theo đây suy ra mà biết.

Nhưng đối với sự giải thích điều văn giới trọng, vì không có Kinh Phạm Võng của Đại Bổn làm căn cứ nên nhà chú sớ từ xưa đến nay phần nhiều không có được quan niệm thống nhất. Từ trên đại thể nói, các bản chú sớ Kinh Phạm Võng của các nhà chia làm hai phái Tân và Cựu, Cựu sớ lấy Bồ tát Giới Sớ của Đại sư Trí Giả tông Thiên Thai là chủ yếu, các chú sớ của Ngài Minh Khoáng đời Đường, Liên Trì, Ngẫu Ích, Hoằng Tán cuối đời Minh đều thuộc một hệ Cựu sớ.

Tân sớ thì lấy Bồ tát Giới Bổn Sớ của Đại sư Hiền Thủ Pháp Tạng làm đầu; Nghĩa Tịch Sớ, Thái Hiền Cổ Tích Ký đời Đường đều là hệ Tân sớ. Điểm bất đồng lớn nhất của Tân sớ và Cựu sớ là sự phân biệt đối với điều văn của 10 điều giới trọng. Cựu sớ đại thể lập luận theo Thanh văn giới, cho rằng chỗ chỉ trong điều văn của điều giới trọng có trọng cũng có khinh, nói khinh để so với trọng, tỷ như giết người phạm tội trọng, giết chúng sinh dị loại phạm tội khinh; trộm 5 tiền trở lên phạm tội trọng, trộm 5 tiền trở xuống phạm tội khinh, đại vọng ngữ phạm tội trọng, tiểu vọng ngữ phạm tội khinh. Nhưng theo Tân sớ mà nói, cho rằng giới trọng của Bồ tát giới trọng hơn Thanh văn, vì thế “cho đến loài vật có sinh mạng cũng không được cố giết”, “cho đến vật của quỷ thần, vật có chủ, vật của kẻ trộm cướp, tất cả tài vật: một cây kim, ngọn cỏ không được cố trộm”, “Cho đến thấy nói không thấy, không thấy nói thấy, thân tâm vọng ngữ”, nếu phạm đều đắc tội Ba la di.

Duy nói theo thông thường, phần nhiều lấy Cựu sớ làm chuẩn, nhân vì Du già Giới Bổn khai có 7 chi nhánh tội, Kinh Văn Thù Vấn thì cho rằng hễ khởi tâm niệm sát sinh, trộm cướp, dâm dục vọng ngữ đều phạm giới Bồ tát Ba la di tội. Hai đàng nói khác nhau, đó là theo hàng Bồ tát Thánh vị mà nói, chứ hàng Bồ tát mới phát tâm quyết khó làm đến trình độ này. Nếu không như vậy thì cơ hội Bồ tát phạm tội trọng thật rất nhiều. Nhưng cũng nên lấy quan điểm của Tân dịch là sợ hãi để cảnh giác, vì từ trước đến nay chúng ta không có một người hiểu rõ một cách đúng đắn về điều văn của giới Phạm Võng chỉ dạy với ý nghĩa gì.

Đến số điều giới trọng của các loại Bồ tát Giới Bổn tại sao có nhiều có ít? Điều này ở trong Bồ tát Giới Bổn Sớ của Đại sư Pháp Tạng có nói như vầy: trong Kinh Phạm Võng này vì lý do là thất chúng đệ tử cùng chung thọ trì, vì thế nên nói cụ thể 10 điều giới trọng. Kinh Thiện Sanh đặc biệt nói cho hai chúng đệ tử tại gia, vì thế đem 6 điều trước của 10 điều giới trọng làm giới trọng. Lại vì người tại gia đối với tội lỗi, tội hạnh của bán rượu cho người và nói lỗi tứ chúng đặc biệt dễ phạm đến, vì thế ngoài 4 giới trọng căn bản ra, còn thêm hai điều giới này, thành 6 điều giới trọng. Bốn điều giới sau trong 10 giới trọng, sự phạm tội của người tại gia nhẹ hơn, vì thế không chế làm giới trọng của người tại gia. Nhưng 4 điều sau đối với người xuất gia tội lỗi thiên trọng. Hai điều thứ 5 và thứ 6 đối với người xuất gia không quá nghiêm trọng, vì thế Địa Trì và Du già Giới Bổn chỉ liệt bốn điều sau làm giới trọng.

Lại vì trong 10 điều giới trọng, 4 điều trước đối Đại thừa, Tiểu thừa đều là giới trọng. Hai điều thứ 5 và thứ 6 đối với người tại xuất gia đều là giới trọng. Bốn điều sau chót chỉ có Đại thừa Bồ tát mới thành giới trọng.

Đó là sự giải thích của Đại sư Pháp Tạng nhưng tôi còn thấy có một ý kiến bổ sung. Bởi vì Anh Lạc và Phạm Võng thuộc Đốn lập giới, vì thế trừ giới mục đặc biệt của Bồ tát ra, còn phải liệt vào giới mục căn bản hoặc cơ sở chung cho cả thất chúng, do đó thành 10 giới. Du Già, Địa Trì là tiệm thứ giới, là đã thọ qua cộng thông giới của cơ sở thất chúng, vì thế chỉ nêu bốn giới sau của Bồ tát đặc biệt thiên trọng là đủ. Đến Ưu bà tắc Giới Kinh tuy cũng thuộc về tiệm thứ giới nhưng trong đó có nói rõ: “Ưu bà tắc là căn bản của Sa di thập giới. Đại Tỳ kheo giới, Bồ tát giới cho đến A nậu đa la tam miệu tam bồ đề”. Nhân vì đây là căn bản của tất cả giới, vì thế phải liệt kê bốn giới căn bản trước, lại vì là Đại thừa giới nên phải thêm hai điều thứ 5 và thứ 6 làm giới trọng. Sáu giới trọng của Ưu bà tắc Giới Kinh thêm vào 4 giới trọng của Du già Giới Bổn vừa vặn thành 10 điều giới bổn của Anh Lạc và Phạm Võng. Đến như giới trọng của Thiện Giới Kinh là 4 điều trước thêm 4 điều sau thành 8 điều cũng công nhận rằng đúng như lời Đại sư Pháp Tạng nói: “Hai điều thứ 5 và thứ 6 đối với người xuất gia không nghiêm trọng lắm”. Vì thế trong ba loại giới bổn: Du Già, Địa Trì và Thiện Giới Kinh tại sao lại đem 4 điều trước liệt vào thành 8 điều thì không được biết, cũng có lẽ đây là do ý của người dịch chăng?

III. NỘI DUNG CỦA GIỚI KHINH

Nội dung của giới khinh của Bồ tát cũng là Nhiếp thiện pháp giới và Nhiêu ích hữu tình của Tam tụ tịnh giới. Đây cũng là từ trên phần đại thể, nếu luận kỹ, bất luận giới trọng giới khinh, mỗi giới đều nhiếp vào thành phần của Tam tụ tịnh giới.

Căn cứ vào Bồ tát Giới Bổn Sớ của Ngài Nghĩa Tịnh nói: Kinh Anh Lạc nói Nhiếp luật nghi giới là 10 Ba la di, Nhiếp thiện pháp là 9 vạn 4 ngàn pháp môn, Nhiếp chúng sinh giới là từ, bi, hỷ, xả. Lại nói: “Trong 48 giới khinh của Phạm Võng, 30 giới trước phần nhiều là nhiếp thiện, 18 giới sau phần nhiều là lợi sinh”. Đây cũng là từ trên phần đại thể mà nói. Vì về Bồ tát giới, điều văn của Phạm Võng Bồ tát Giới là đặc biệt hơn hết, trong giới trọng có thành phần của giới khinh, trong giới khinh có thành phần của giới trọng, cho đến trong điều văn của một điều của giới cũng bao quát nhiều loại và ý tứ không nối tiếp quán thông. Vì thế, phân loại nhất định như thế nào thật là điều rất khó.

Căn cứ vào sự nghiên cứu của Đại sư Pháp Tạng thì Phạm Võng Giới Kinh trong khinh có mang trọng và trong một gồm có nhiều, nay nêu ra như sau:

A.    Trong khinh mang trọng, có 6 điều:

1. Điều thứ 11, trong giới đi thông sứ mạng cho hai nước hiệp hội quân trận có hai điều khinh trọng: Vì người làm sứ đưa tin, phạm tội khinh; nhân đây hai bên đánh giết nhau, phạm tội trọng sát sinh.

2. Điều thứ 14, trong giới phóng hỏa thiêu đốt làm tổn hại tài vật, gồm có hai điều khinh trọng: Thiêu đốt là phạm giới khinh, tổn hại tài vật của người thì phạm giới trọng trộm cướp.

3. Điều thứ 17, trong giới cậy thế lực quyên tởi gồm có hai điều khinh trọng: Cậy thế lực quan quyền, phạm giới khinh; cưỡng lấy tài vật của người, phạm giới trọng trộm cướp.

4. Điều thứ 25, trong giới tri chúng vụng về gồm có điều khinh trọng: Làm tri chúng vụng về, phạm giới khinh; tổn thất tài vật của Tam bảo, phạm giới trọng trộm cướp.

5. Điều thứ 30, trong giới trái với cấm giới, làm điều quấy, gồm có hai điều khinh trọng: Giả tuồng kính mến, phạm giới khinh; tự mình huỷ báng Tam bảo, phạm giới trọng.

6. Điều thứ 32, trong giới chứa điều phi pháp gồm có hai điều khinh trọng: Chứa cân non, giạ thiếu, phạm giới khinh; lấy tài vật của người, phạm giới trọng trộm cướp.

B.     Trong một có nhiều, gồm 10 điều:

1. Điều thứ 12, trong giới buôn bán có 3 điều: 1. Bán người lành, 2. Bán tôi tớ, lục súc, 3. Bán quan tài, ván cây để đựng thây người chết.

2. Điều thứ 20, trong giới không cứu hộ sinh mạng có 2 điều: 1. Cứu sinh mạng khỏi bị giết, 2. Ngày người thân chết, giảng pháp để cứu khổ cho người chết.

3. Điều thứ 23, trong giới khinh người mới cầu học có 2 điều: 1. Oai nghi thọ giới, 2. Pháp sư ỷ thị, mình hiểu kinh luật Đại thừa và kết bạn với quốc vương v.v… không đáp lời hỏi của tân học Bồ tát.

4. Điều thứ 29, trong giới làm nghề ác tổn hại chúng sinh có 6 điều: 1. Buôn bán nam sắc, nữ sắc, 2. Tự tay làm đồ ăn, tự xay tự giã, 3. Xem tướng bàn mộng, 4. Bùa chú phép thuật, 5. Phương pháp nuôi ó, 6. Hòa hợp thuốc độc.

5. Điều thứ 30, trong giới trái với cấm giới làm quấy có 4 điều: 1. Phỉ báng Tam bảo, 2. Làm mai mối cưới gả, 3. Sáu ngày trai mỗi tháng, ba tháng trường trai mỗi năm sát sinh, 4. Tâm tưởng đến trộm cướp.

6. Điều thứ 32, trong giới chứa đồ phi pháp, có 6 điều: 1. Chứa dao, tên v.v…, 2. Chứa cân non, giạ thiếu, 3. Ỷ vào thế lực lấy tài vật của người, 4. Ác tâm trói buộc người, 5. Phá hoại thành công của người, 6. Nuôi mèo, chồn, heo, chó.

7. Điều thứ 33, trong giới xem nghe làm ác có năm điều: 1. Không được xem đấu chiến nhau, 2. Không được cố nghe âm nhạc, 3. Không được đi xem hát, 4. Không được bói xủ, 5. Không được làm tay sai cho kẻ trộm cướp.

8. Điều thứ 37, trong giới cố vào chỗ có nạn, có 3 điều: 1. Đầu đà, 2. Bồ tát, 3. An cư mùa Hạ, mùa Đông phải đúng như pháp, không vào chỗ có nạn.

9. Điều thứ 39, trong giới nên giảng hay không giảng có hai điều: 1. Giáo hóa người kiến lập chùa tháp, tăng phòng, 2. Dạy khi gặp nạn nên giảng thuyết kinh luật Đại thừa.

10. Điều thứ 40, trong giới thọ giới không đúng nghi thức có điều: 1. Oai nghi thọ giới, 2. Tăng không lạy tục.

Từ trong 16 điều của hai loại lớn: Trong khinh mang trọng và trong một gồm nhiều này, chúng ta có thể biết giới khinh của Phạm Võng tuy chỉ có 48 điều, kỳ thật cộng chung có 79 giới. Xin hãy đếm xem: trong 6 điều “mang trọng” thành 12, trong 10 điều “gồm nhiều” thành 35, và 32 điều thành lập đơn độc, tổng cộng lại không phải là 79 giới sao? Nếu cộng 10 giới trọng vào thì thành 89 giới tướng khinh trọng của Kinh Phạm Võng.

Giới khinh rốt cuộc có bao nhiêu điều, căn cứ theo Đại sư Pháp Tạng có 10 thứ nội dung bất đồng như sau:

1.       Du già có 44 giới.

2.       Hai kinh Địa Trì, Thiện Giới tuy có hơi thêm bớt, nhưng vẫn đồng với Du già.

3.       Bồ tát Nội Giới Kinh có 42 giới.

4.       Kinh Thiện Sanh (Ưu bà tắc Giới) trừ 6 điều trọng ra, riêng có 28 giới khinh.

5.       Kinh Phương Đẳng trừ 24 thứ giới ra còn có 25 thứ chế không nên làm.

6.       Kinh Phạm Võng có 48 giới.

7.       Nếu tìm kỹ nội dung văn tự giới kinh của Phạm Võng, hoặc trong một giới có nhiều thứ giới, luận chung gần một trăm giới.

8.       Như Phạm Võng dẫn văn trong phẩm “Bát Vạn Oai Nghi nói”, thì có 8 vạn thứ giới.

9.       Theo như Nhiếp Luận, bản dịch đời Lương dẫn Kinh Tỳ Nại Da Cù Sa La nói Bồ tát giới có 10 vạn thứ sai biệt.

10.   Nếu theo Luận Trí Độ nói, ít thì có 8 vạn, nhiều thì có số như trần sa (cát bụi).

Ngoài ra còn thấy Kinh Dược Sư nói “Bồ tát 400 giới”, nhưng chưa thấy nêu ra điều mục của 400 giới.

Trên thực tế, nội dung của Bồ tát giới bao gồm tất cả, không thể dùng chữ số điều văn để liệt kê, nếu có phạm vi để liệt kê thì thành hữu hạn, chẳng thể xứng danh tánh, như lý. Nội dung của Bồ tát giới phải vô cực, vô hạn. Vì thế, Luận Trí Độ phải nói: “Nhiều như số cát bụi”, là lý này vậy. Điều văn nêu ra trong các loại giới kinh chỉ là thô, là thiết yếu, là hiển, là nêu đại cương mà thôi. Vì thế, chúng ta chẳng cần nghiên cứu theo cách so sánh nội dung các điều văn và vấn đề giới mục nhiều ít, mà chỉ cần các điều văn này là tâm hạnh của Bồ tát mới phát tâm phải y theo làm cho đúng không được xao lãng, không được không học. Để tiện cho độc giả tham khảo, nay đem giới mục giới khinh của năm loại giới bổn liệt vào biểu đồ đối chiếu như sau:


Âm lịch

Ảnh đẹp