DUY THỨC TAM THẬP TỤNG LƯỢC GIẢI
Thích Trí Châu
Thanh Lương Thiền Thất - Phật Lịch 2549, 2005
CHƯƠNG
IV
MẠT
NA THỨC
Bồ
tát Thế thân diễn tả về Mạt na thức trong ba bài tụng
thứ năm, thứ sáu và thứ bẩy. Bài tụng thứ năm nói về
đặc tánh của Mạt na thức, bài tụng thứ sáu nói về các
tâm sở tương ưng, bài tụng thứ bẩy nói về quả chuyển
y của Mạt na thức.
Hãy
nghiên cứu bài tụng thứ năm.
BÀI
TỤNG THỨ NĂM
Thứ
đệ nhị năng biến
Thị
thức danh Mạt na
Y
bỉ chuyển duyên bỉ
Tư
lương vi tánh tướng.
Dịch
là:
Thức
năng biến thứ hai
Gọi
là thức Mạt na
Nuơng
kia chuyển, duyên kia
Tư
lương làm tánh tướng.
Thức
năng biến thứ hai được gọi là Mạt na thức vì mạt na
do tiếng Phạn là manas có nghĩa là tư lương tức là suy nghĩ,
cân nhắc và so đo. Tiếng Hán Việt gọi là Tư lương thức.
Thức này có đặc tính là liên tục suy tư, cân nhắc và so
đo, hằng thẩm và tư lương. Tánh chất tư lương của nó
vượt trên tất cả mọi thức khác. Theo thứ tự mà đặt
tên thì thức này gọi là thức thứ bẩy. Thức này còn gọi
là Ý hoặc là Ý căn vì thức thứ sáu tức Ý thức nương
nơi thức này mà phát sanh. Thức này được gọi là Ý chứ
không là Ý thức vì sợ lộn với thức thứ sáu.
Thực
ra thức thứ bẩy này phải dịch là mạt na vì do tiếng Phạn
là manas mà ra. Ý thức tức là thức thứ sáu phải dịch là
mạt na thức vì do tiếng Phạn là manovijnana, mano là mạt na,
vijnana là thức nhưng vì các bản tiếng Hán từ xưa đều
dịch chữ manas là mạt na thức nên chúng ta không thể dùng
chữ mạt na thức để chỉ thức thứ sáu vì sợ lẫn lộn
với thức thứ bẩy. Vì vậy chúng ta phải quy ước dùng chữ
mạt na thức hoặc mạt na để chỉ cho thức thứ bẩy mà
thôi.
Nếu
so về năng lực tích tụ thì Mạt na thức không bằng A lại
da thức và nếu so về khả năng phân biệt thì thức này cũng
thua thức thứ sáu tức là ý thức.
Bài
tụng nói y bỉ chuyển là nói Mạt na thức nương nơi A lại
da thức, lấy thức này làm căn bản mà chuyển hiện. Có A
lại da thức là có Mạt na thức, A lại da thức sanh về cõi
nào thì Mạt na thức chuyển hiện theo cõi ấy. Mạt na thức
không bao giờ rời A lại da thức ví như bóng theo hình nên
Mạt na thức cũng luôn luôn hiện khởi, không gián đoạn như
A lại da thức. Có điều là Mạt na luôn lấy cảnh sở duyên
nơi A lại da mà suy xét và so đo, khiến cho tâm bị dấy động,
ô nhiễm.
Nếu
ví A lại da thức là mặt ao thì Mạt na thức là cụm rễ
của nhóm lục bình trôi trên mặt nước A lại da thức, ý
thức và năm thức trước được ví như thân và cánh lục
bình. Tùy theo mặt nước A lại da thức lên xuống mà lục
bình trồi lên hay hụp xuống theo và cụm rễ Mạt na thì không
bao giờ rời mặt nước ao.
Nếu
ví A lại da thức là mảnh đất thì Mạt na thức là rễ cây,
luôn bám chặt vào mặt đất A lại da, còn Ý thức và tiền
ngũ thức là thân cây và những nhánh cây vươn lên từ mảnh
đất A lại da.
Mạt
na thức sanh ra từ A lại da thức rồi lại lấy thức này
làm đối tượng sở duyên. Các chủng tử và hiện hành của
A lại da thức cứ bị Mạt na thức lấy làm cảnh sở duyên
mà duyên, tức là các chủng tử và hiện hành này cứ bị
chiếu soi, suy xét và đo lường. Hành tướng duyên này gọi
là sở duyên duyên, tức là cứ lấy cảnh sở duyên mà duyên.
Các cảnh sở duyên bị Mạt na thức duyên thêm một lần nữa
nên bị biến đổi, sự biến đổi này lại được đưa vào
A lại da làm tăng trưởng hay làm suy yếu thêm các chủng tử
sẵn có nơi A lại da thức. Nếu tác động thẩm xét và tư
lương nơi Mạt na làm tăng trưởng các chủng tử sẵn có
trong A lại da thức thì gọi là Thuân Tăng Thượng Duyên. Ngược
lại nếu làm các chủng tử nơi A lại da bị suy yếu hay hủy
diệt thì gọi là Nghịch Tăng Thượng Duyên.
Tác
động Tăng Thượng Duyên này ví như tác động của mưa và
nắng đối với hạt giống, cây cối và mùa màng. Nếu mưa
thuận gió hòa thì mầm giống, cây cối tăng trưởng, nẩy
nở tốt tươi, mùa màng được thuận lợi. Nếu giông bão
hoặc hạn hán thì mầm giống bị ung thối hoặc khô cháy,
cây cối bị tàn phá hoặc cằn cỗi, các sinh vật sẽ bị
điêu linh và đói khổ vì mất mùa.
Một
điểm cần nói nữa là Mạt na thức này chỉ duyên nơi A lại
da thức mà thôi nghĩa là chỉ luôn quay vào chiếu soi các chủng
tử và hiện hành ở Tàng thức mà thôi, nên bài tụng nói
y bỉ chuyển duyên bỉ, nghĩa là tùy theo thức A lại da chuyển
đi đâu thì mạt na thức liền duyên theo đó.
Có
quan niệm cho rằng Mạt na thức duyên kiến phần và tướng
phần nơi A lại da thức và chấp kiến phần làm Ngã và tướng
phần làm Ngã sở. Có nghĩa là Mạt na thức chấp cái chủ
thể thấy và đối tượng nơi cái thấy của thức Al ại
da cho là của mình, cái năng thấy là ta và cái sở thấy là
cái của ta.
Có
quan niệm cho rằng Mạt na thức duyên chủng tử và hiện hành
nơi A lại da thức và chấp chủng tử làm Ngã và hiện hành
làm Ngã sở.
Ở
đây chúng ta không đi sâu vào các chi tiết quá phức tạp
và chi li này. Trong A lại da thức, các hạt giống làm nhân
duyên cho nhau, khi tiềm ẩn là chủng tử, khi hiện khởi là
hiện hành. Có khi chủng tử sanh hiện hành, có khi hiện hành
sanh chủng tử, có khi chủng tử sanh chủng tử và cũng có
khi hiện hành sanh hiện hành.
Hãy
lấy hình ảnh của ngọn đèn dầu làm ví dụ. Thoạt nhìn
ta tưởng là ngọn lửa sáng liên tục nhưng thực ra đó chỉ
là muôn ngàn tia lửa loé lên và chợp tắt, cái này nối tiếp
cái kia. Ngọn lửa cũ tắt đi làm mồi đốt tim đèn và nhờ
có chất dầu làm xúc tác nên có ngọn lửa kế tiếp. Trong
ví dụ này, hãy gọi ngọn lửa là hiện hành, tim đèn là
chủng tử và chất dầu là duyên. Ta sẽ thấy ngọn lửa cũ
tắt đi sẽ phát sanh ngọn lửa mới, đó là chỉ cho hiện
hành sinh hiện hành. Ta cũng thấy ngọn lửa cũ tắt đi làm
lộ ra tim đèn mới, đó là chỉ cho hiện hành sinh chủng tử.
Ta lại thấy rằng nhờ tim đèn mới lộ ra đó nên mới có
ngọn lửa mới, đó là chỉ cho chủng tử sinh hiện hành.
Và ta cũng thấy cái tim đèn cũ cháy rồi mới lộ ra cái tim
đèn mới, đó là chỉ cho chủng tử sinh chủng tử.
Tất
cảø vô lượng những mầm mống của muôn pháp, khi là năng,
khi là sở, trùng trùng duyên khởi, tương tức, tương tục,
tăng thượng, sanh diệt không ngưng nghỉ, lung linh như những
hình ảnh phản chiếu trong muôn ngàn hạt châu. Những hình
ảnh này góp phần vào cái Năng kiến và Sở kiến của A lại
da thức. Phần năng kiến là Kiến phần, phần sở kiến là
Tướng phần, mà Mạt na thức chấp làm Ngã và Ngã Sở.
Tư
lương vi tánh tướng có nghĩa là bản chất của Mạt na là
suy xét và đo lường. Mạt na thức không bao giờ là không
suy tính và so đo nên nói cả tánh lẫn tướng của nó đều
là tư lương. Nói một cách khác, thể của Mạt na thức là
Tư lương và dụng của nó cũng là Tư lương. Chính vì sự
tư lương này mà tánh chất nhận thức nơi Mạt na thức không
được trung thực, luôn bị bóp méo, bị biến kế sở chấp
mà sai khác đi. Nói một cách dễ hiểu là cái thấy nơi Mạt
na bị thành kiến bóp méo mà biến đổi khác đi, không còn
trung thực nữa. Cái tánh chất không trung thực này gọi là
phi lượng.
Khi
chưa chuyển y thì Mạt na thức luôn luôn chấp ngã và chỉ
duyên nơi A lại da thức. Khi đắc quả chuyển y, tức là chuyển
được cái tướng chấp ngã thành vô ngã, thì Mạt na thức
chuyển thành Bình Đẳng Tánh Trí. Khi này ngoài duyên thức
thứ tám (đã chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí), thức thứ
bẩy còn duyên chân như cùng tất cả các pháp khác, thấy
được mọi căn cơ và sai biệt nơi mỗi loại chúng sanh.
Chúng
ta hãy sang bài tụng kế tiếp để nghiên cứu những tâm sở
tương ưng nơi Mạt na thức.
BÀI
TỤNG THỨ SÁU
Tứ
phiền não thường câu
Vị:
Ngã si, ngã kiến
Tinh
ngã mạn, ngã ái
Cập
dữ Xúc đẳng câu.
Dịch
là:
Tương
ưng bốn phiền não
Là
ngã si, ngã kiến
Cùng
ngã mạn, ngã ái
Và
tâm sở Xúc thẩy.
Bản
chất của Mạt na thức là hằng thẩm và tư lương, có nghĩa
là luôn luôn suy xét, tính toán, cân nhắc và so đo. Do bản
chất này mà các chủng tử nơi A lại da thức cứ bị đem
ra chiếu soi và suy xét. Chấp đó là mình, là của mình mà
sinh tham đắm, si mê. Thấy có ta có người, thấy cái ta và
cái của ta là đúng, là hơn, là đẹp. Những tánh chất này
là những căn bản của phiền não và bởi đều do chấp ngã
mà ra nên có tên là Ngã Si, Ngã Kiến, Ngã Mạn và Ngã Ái.
Ngã
si là vô minh, là mê muội vọng chấp các pháp không phải
có ngã thành có ngã, chấp ngã là thật trong khi các pháp đều
là vô nga. Ngã si là nguyên nhân của ảo tưởng và ảo giác
khiến ta không thể tin được các pháp chỉ là giả dối,
có đó rồi mất đó, biến hiện không ngừng như mộng huyễn,
như hình ảnh của bong bóng nước, như sương sớm ban mai,
như tia chớp trên trời mà kinh Kim Cương đã diễn tả:
Nhất
thiết hữu vi pháp
Như
mộng huyễn, bào ảnh
Như
lộ diệc như điển
Ứng
tác như thị quán.
Ngã
kiến là luôn coi điều mình thấy, điều mình suy nghĩ, điều
mình quan niệm, điều mình tin tưởng là trúng, không chịu
nghe lời chân thật, điều gì khác với mình suy nghĩ và quan
niệm thì cho là sai, luôn ngoan cố không phục thiện.
Ngã
mạn là coi mình là nhất, không coi ai ra gì, lấn lướt và
khinh thường người khác.
Ngã
ái là luôn luôn chấp ngã và sanh tâm mê thích ta và cái của
ta, chỉ biết nghĩ đến mình, những người thân thuộc và
những người thuộc phe nhóm của mình, sanh ra tánh cục bộ
và địa phương.
Bốn
thứ ngã này làm che đậy và làm vẩn đục nội thức tức
làm nhơ bẩn A lại da thức và làm phát sinh các ngoại thức
tức là tiền lục thức khiến chúng sanh lạc mãi trong luân
hồi sanh tử.
Trong
Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận ngài Thế Thân chia Căn
bản phiền não làm sáu món: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi và Ác
kiến. Trong sáu món này thì Mạt na thức chỉ tương ưng với
bốn món là Tham tức tham đắm, yêu cái ta và cái của ta;
Si là vô minh là ngu tướng; Mạn là thấy mình là nhất, là
hơn tất cả, không coi ai ra gì; Ác kiến là thấy mình hay,
minh đẹp, mình đúng, người khác là dở, xấu và sai, luôn
không có ý tốt về người khác.
Vì
có Ngã kiến, luôn thấy mình đúng nên không thể có phiền
não căn bản Nghi được. Vì có Ngã mạn, không coi ai ra gì,
không thèm để ý đến ai nên không có phiền não căn bản
Sân được.
Chữ
tinh dùng trong câu Ngã Si, Ngã Kiến tinh Ngã Mạn, Ngã Ái có
ý muốn nói bốn món căn bản phiền não này luôn hiện khởi
nơi Mạt na thức. Có Ngã Si, Ngã Kiến là có Ngã Mạn, Ngã
Ái và ngược lại có Ngã Mạn, Ngã Ái là có Ngã Si, Ngã Kiến.
Ngoài
ra Mạt na thức cũng tương ưng với năm món tâm sở biến
hành Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng và Tư. Một điểm nên lưu ý
là các tâm sở biến hành Xúc đẳng này khác với các tâm
sở biến hành Xúc đẳng nơi A lại da thức. Năm tâm sở biến
hành này chu biến khắp mọi nơi, luôn có mặt nơi các tâm
vương liên hệ với chúng ví như các cận thần luôn sát cánh
bên vua. Mỗi một Tâm vương có năm món Tâm sở biến hành
riêng, cũng như mỗi vì vua có những cận thần riêng của
mình. Vì muốn nêu rõ điểm này nên trong câu Cập dữ xúc
đẳng câu có dùng chữ dữ, có nghĩa là riêng, là muốn nói
năm thứ biến hành xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư của riêng
Mạt na thức, ám chỉ rằng năm xúc đẳng này riêng rẽ với
các xúc đẳng khác.
Hãy
tiếp tục nghiên cứu bài tụng thứ bẩy.
BÀI
TỤNG THỨ BẨY
Hữu
phú vô ký nhiếp
Tùy
sở sanh sở hệ
A
la hán, Diệt định
Xuất
thế đạo vô hữu.
Dịch
là:
Tánh
hữu phú vô ký
Sanh
theo A lại da,
Chứng
La hán, Diệt định,
Xuất
thế đạo, không còn.
Với
những phiền não chấp ngã và lo nghĩ (hằng thẩm và tư lương)
đó, Mạt na thức cứ ôm lấy A lại da thức mà chấp ngã,
chấp là mình, là của mình, là ngã và ngã sở. Hành tướng
này tạo nên Nghiệp Nhân và những nghiệp nhân này cứ trùng
trùng duyên khởi tương tục tăng trưởng, sanh diệt cho đến
khi đầy đủ yếu tố nhân duyên chín mùi thì hiện khởi
ra căn thân và thế giới. Tùy theo nghiệp báo A lại da thức
chuyển biến khởi sanh vào cõi nào thì Mạt na thức sanh vào
cõi đó nên nói Tùy sở sanh sở hệ nghĩa là tùy theo A lại
da thức sanh ở đâu thì Mạt na thức sanh ở đó.
Khi
các nhân duyên đã đầy đủ và chín mùi, A lại da thức có
thể chuyển biến và hiện hành thành một loài trong Ngũ thú
tạp cư địa. Nói là Ngũ thú tạp cư địa vì ở cõi Dục
giới có năm loài sống lẫn lộn ở đó. Năm loài này gồm
loài Trời, loài Người, loài Súc Sanh, loài Ngạ quỷ và loài
ở Địa ngục. Riêng loài A tu la thì có thể hiện hành thành
bất cứ loài nào trong năm loài kể trên.
Hoặc
A lại da thức có thể chuyển hiện thành một loài ở cõi
Sắc giới, trong các địa như Ly sanh hỷ lạc địa, Định
sanh hỷ lạc địa, Ly hỷ diệu lạc địa và Xả niệm thanh
tịnh địa. A lại da thức cũng có thể chuyển hiện trong
các loài ở cõi Vô sắc giới, trong các địa như Không vô
biên xứ địa, Thức vô biên xứ địa, Vô sở hữu xứ địa
và Phi tưởng phi phi tưởng xứ địa.
Thế
giới mà chúng ta đang hiện hữu là sự kết cấu lại của
vô lượng những quang minh nơi tâm thức bị lưu ngại do những
chuyển biến sanh diệt không ngưng nghỉ trong A lại da thức
và Mạt na thức.
Vì
có những nghiệp nhân chung mà chúng ta chịu Quả Báo chung
trong thế giới loài người. Trong thế giới này những quang
minh vi tế bị lưu ngại, kết cấu thô kệch lại thành căn
thân và thế giới. Căn thân là con người với các Phù Trần
Căn,Tịnh Sắc Căn và những thức liên hệ. Thế giới là
nhà cửa, sông núi, biển cả núi rừng, cây cối thú vật,
tinh tú, hành tinh, là cảnh giới xung quanh nơi căn thân nương
vào đó để sanh trưởng.
Tất
cả căn thân và thế giới đó hình như tách biệt khỏi A
lại da thức và Mạt na thức. Nhưng thật ra A lại da thức
luôn hiện hữu và bao trùm cả căn thân và thế giới đó.
Ở đâu có A lại da thức là có Mạt na thức đi kề và ôm
chặt lấy như là sở hữu của mình. Những sự chấp trước,
suy nghĩ và so đo của Mạt na thức làm bao phủ thêm một lớp
vọng lên các pháp. Do đó nhận thức nơi Mạt na thức thì
không trung thực.
Tánh
chất của A lại da thức thì trung thực và không bị ngăn
che, không có sự phân biệt tốt hay xấu. Cái tánh chất chính
xác, không bị ngăn che và phân biệt nơi A lại da thức được
gọi là hiện lượng và vô phú vô ký. Còn tánh chất của
Mạt na thức bị ngăn che, không trung thực và được gọi
là phi lượng và hữu phú vô ký.
Pháp
sư Huyền Trang viết trong Bát Thức Quy Củ Tụng như sau:
Đới
chất hữu phú thông Tình, Bổn
Tùy
Duyên chấp ngã, Lượng vi Phi
Bát
đại, Biến hành, Biệt cảnh Huệ
Tham,
Si, Ngã, Kiến, Mạn tương tùy.
Căn
thân và thế giới là cảnh giới được cấu kết và tích
tụ lại do các quang minh đã bị lưu ngại bởi các vọng tưởng
so đo chấp ngã nơi Mạt na thức. Căn thân và thế giới là
cảnh giới thô kệch, bị ngăn che và có giới hạn nên được
gọi là Đới Chất Cảnh, ngược lại là cảnh giới của
Chân Tâm, thanh tịnh và vô ngằn mé.
Đới
chất có nghĩa là có giới hạn, hữu phú là ngăn che, ý nói
Mạt na thức thì có giới hạn và bị ngăn che. Thông tình
bổn, có nghĩa là Mạt na thức ở giữa làm giao liên cho tình
thức tức là ý thức và bổn thức tức là căn bản thức
tức là A lại da thức.
Khi
có căn thân và thế giới thì có thức thứ sáu nương nơi
Mạt na thức mà phát sinh gọi là Ý thức. Ý thức nhận xét
và phân biệt cảnh giới bên ngoài, Mạt na thức làm trung
gian giữa Ý thức và A lại da thức, lấy dữ kiện nơi Ý
thức đưa vào A lại da thức hoặc đưa dữ kiện ở A lại
da thức ra để giúp Ý thức so sánh để biết được đối
tượng sở duyên là gì. Cảnh giới mà Mạt na nhận thức
là cảnh giới nơi A lại da bị biến đổi qua lăng kính chấp
trước và so đo, không còn chân thực nữa. Nhận thức nơi
Mạt na này vì thế có tánh chất là phi lượng chứ không
phải là hiện lượng. Nó cũng không phải là tỷ lượng vì
nó không có tánh chất so sánh như nơi Ý thức.
Mạt
na thức có công năng truyền các cảnh giới do Ý thức nhận
biết vào Tàng thức và tống các dữ kiện trong Tàng thức
ra nơi Ý thức nên còn có tên là Truyền Tống Thức.
Mạt
na thức có tính cách trung gian, ở giữa A lạ da thức và Ý
thức. Khi nhận được dữ kiện của Ý thức đưa vào thì
năm Tâm sở biến hành Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng, Tư tương
ưng nơi Mạt na thức tác động. Mạt na thức lục loại tìm
kiếm hình ảnh và cảm giác tương ưng trong A lại da thức
để Ý thức so sánh và phân biệt đó là hình ảnh và cảm
giác gì.
Tùy
duyên chấp ngã có nghĩa là sự Chấp Ngã cuả Mạt na thức
cứ thay đổi tùy theo duyên nên nhận thức của nó không được
chân thực, lúc thế này lúc thế khác, được đánh giá là
phi lượng, lượng vi phi.
Hai
câu Bát đại, biến hành,biệt cảnh huệ và Tham, Si, Ngã kiến,
Mạn tưong tùy có nghĩa là Mạt na thức tương ưng với 18
món Tâm sở gồm 8 món Đại tùy là Trạo cử, Hôn trầm, Bất
tín, Giải đãi, Phóng dật, Thất niệm, Tán loạn, Bất chánh
tri; 5 món biến hành là Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng, Tư; 1 món
biệt cảnh là Huệ; 4 món căn bản phiền não là Ngã tham,
Ngã si, Ngã kiến và Ngã mạn. Chữ tương tùy là chỉ cho 4
món căn bản phiền não này luôn luôn có mặt.
Trong
5 tâm sở biệt cảnh Dục, Thắng giải, Niệm, Định và Huệ
thì Mạt na thức chỉ tương ưng với tâm sở Huệ. Huệ ở
đây không phải là trí huệ bát nhã, cũng không phải là tri
kiến do sự huân tập và học hỏi; huệ ở đây là ngã kiến
là kiến giải chủ quan chấp ngã tức là cái thấy và biết
chủ quan và chấp ngã.
Mạt
na thức là nhận thức có tính cách suy xét, so đo về các
chủng tử đang hiện khởi trong A lại da thức chứ không phải
sự mong muốn một hiện tượng gì xẩy ra nên không có Dục;
không có quyết tâm làm một việc gì nên cũng không có Thắng
giải; không ghi nhớ lại một điều gì nên cũng không có
Niệm; không phải chăm chú vào một cảnh nào nên không có
Định.
Mạt
na thức có tánh cách hữu phú do các phiền não chấp ngã và
những suy nghĩ so đo tạo ra nên không tương ưng với 11 món
tâm sở thiện là những pháp thanh tịnh. Trong 20 món tùy phiền
não thì Mạt na thức chỉ tương ưng với 8 món đại tùy như
đả nói ở trên. Còn 10 món Tiểu Tùy và 2 món Trung Tùy thì
thô động trái khác với đặc tính tiềm ẩn vi tế của Mạt
na thức.
Ở
đây cũng nhắc lại 10 món Tiểu Tùy gồm có: Phẫn, Hận,
Phú, Não, Tật, Xan, Cuống, Siễm, Hại và Kiêu; 2 món Trung
Tùy là Vô Tàm và Vô Quý.
Mạt
na thức thì lúc nào cũng mê mờ, không tỉnh táo, lúc thế
này lúc thế khác nên tương ưng với trạo cử và hôn trầm;
không tin tưởng vì lúc nào cũng suy xét và lo nghĩ, tương
ưng với bất tín; không chăm chú nên giải đãi và phóng dật;
không có ghi nhớ nên thất niệm, tán loạn, bất chánh tri.
Mạt na thức tương ưng với tất cả 8 món Đại tùy của
tâm sở Tùy Phiền Não là Trạo cử, Hôn trầm, Bất tín, Giải
đãi, Phóng dật, Thất niệm, Tán loạn và Bất chánh tri.
Mạt
na thức trước sau chỉ duyên hiện cảnh nên không có Hối
việc trước. Thức Mạt na không duyên bên ngoài mà chỉ chấp
ngã bên trong nên cũng không có Thùy miên, tức không bị ngoại
cảnh làm nặng nề mệt mỏi mà sinh buồn ngủ. Thức này
cũng không tìm cầu và truy cứu việc bên ngoài nên cũng không
có Tầm và Tứ. Tóm lại thức mạt na không có duyên với
bốn món Bất Định Tâm Sở là Hối, Miên, Tầm và Tứ.
Chữ
A la hán dùng trong câu A la hán, diệt định, Xuất thế đạo
vô hữu là chỉ các vị A la hán trong Tam thừa. Các vị này
gồm có bậc La Hán của Thanh Văn, bậc Bích Chi Phật của
Duyên Giác và bậc Bồ Tát Đệ Bát Địa của Đại Thừa.
Các vị này khi tu thiền đã diệt được các thọ và tưởng,
tức là nhập vào diệt tận định là cái định không còn
thọ tưởng nữa, các nhiễm ô hiện hành hữu lậu không còn
sanh khởi nên nói là vô hữu. Vô hữu là không còn, nghĩa
là các pháp nhiễm ô hữu lậu, chấp ngã không còn sanh khởi
trong mạt na thức nữa chứ không phải là thức Mạt na bị
biến mất, không còn nữa.
Các
pháp nhiễm ô có hai loại. Thứ nhất là các pháp nhiễm ô
duyên sanh là các pháp mới sanh khởi trong hiện kiếp. Thứ
nhì là các pháp nhiễm ô câu sanh, sẵn cóù từ thuở vô thủy.
Các vị A la hán thì đã sạch hết các nhiễm ô thứ nhất,
còn các pháp nhiễm ô thứ hai thì chỉ tạm thời diệt khi
nhập vào diệt tận định.
Ở
quả vị Tam thừa trên, các La Hán của Nhị Thừa đã hồi
đầu theo Đại Thừa và những Bồ Tát Bất Động Địa (tức
đệ bát địa) có liễu giải chân thật về Vô ngã tức là
đã đắc được Trí Căn Bản Chân Vô Ngã, tiếp tục quán
pháp hai không, không năng thủ và không sở thủ, đắc được
vô lậu hậu đắc trí tức là trí của bậc đẳng giác. Tới
bậc đẳng giác mà khởi được Kim Cang Dụ Định thì chứng
được quả Diêu Giác, tức là quả vị Phật, là quả vị
cứu cánh của xuất thế đạo. Lúc này các nhiễm ô ý và
chấp trước về ngã và ngã sở cùng các phiền não chướng
câu sanh vi tế mới được loại trừ vĩnh viễn.
Khi
ấy thức thứ bẩy không còn gọi là Mạt na thức nữa mà
là Bình Đẳng Tánh Trí. Ở giai đoạn này nó tương ưng với
21 món tâm sở giống như thức thứ tám khi ở quả vị chuyển
y, gồm 5 món biến hành: Xúc, Tác Ý, Thọ, Tưởng, Tư; 5 món
biệt cảnh: Dục, Thắng Giải, Niệm, Định, Huệ; và 11 món
thiện: Tín, Tàm, Quý, Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, Tinh Tấn, Khinh
An, Bất Phóng Dật, Hành Xả, Bất Hại.
Ở
giai đoạn chuyển y Mạt na thức chuyển thành Bình Đẳng Tánh
Trí. Khi này nó không những chỉ duyên thức thứ tám (khi này
trở thành Đại Viên Cảnh Trí) mà còn duyên thêm Chân Như
và tất cả các pháp. Vị Bồ tát lúc này có trí giải biết
rõ căn cơ và sự sai biệt của mọi loài chúng sanh, tùy duyên
hóa thân ứng hiện thuyết pháp độ sanh (ứng thân thọ dụng
độ tha).