DUY THỨC TAM THẬP TỤNG LƯỢC GIẢI
Thích Trí Châu
Thanh Lương Thiền Thất - Phật Lịch 2549, 2005
MỞ
ĐẦU
Xin
kính lễ bậc Toàn Giác
Thế
Gian Giải, Thiên Nhơn Sư
Với
lòng tin bất thối chuyển
Nguyện
cho bài lược giải này
Đạt
được nghĩa chân thật nhất
Đem
lợi lạc đến mọi người.
Giáo
lý đạo Phật đặt căn bản trên hai hệ thống Nguyên Thủy
và Phát Triển mà khi xưa thường gọi là Tiểu Thừa và Đại
Thừa.
Hệ
thống nguyên thủy dựa trên tư tưởng A tỳ đạt ma, còn
hệ thống phát triển dựa trên tư tưởng Duy thức học. Cả
hai đều nghiên cứu về tâm thức của con người. A tỳ đạt
ma chia tâm thức ra làm 6 thức. Sáu thức đó là: nhãn, nhĩ,
tỷ, thiệt, thân và ý thức. Duy thức học thì ngoài 6 thức
trên còn nói đến hai thức nữa là mạt na thức và a lại
da thức. A tỳ đạt ma chia tất cả các pháp ra làm 75 pháp,
còn Duy thức học chia các pháp ra làm 100 pháp, gọi là Bách
pháp minh môn luận.
Duy
Thức Tam Thập Tụng là một tác phẩm Đại Thừa Phật Giáo
gồm 30 bài kệ do Bồ tát Thế Thân trước tác. Theo đó thì
tất cả các hiện tượng và ý niệm đều không thật có,
chúng đều duyên khởi, do Chân Tâm bị vọng niệm quấy động
mà chuyển biến và biểu hiện ra. Tánh chất chân thực của
tất cả các hiện tượng và các ý niệm không thể do tri
kiến thường tình mà giải thích được mà phải là sự trực
nhận do kết quả của sự tu tập thiền định khi đạt được
sự đột biến nội tại nơi tâm thức.
Phải
có lòng tin vững chắc và sự phát tâm bất thối chuyển,
nhất tâm kiên cố tu trì theo giáo lý Phật Đà cho đến khi
phá tan được tất cả những vô minh vi tế nhất của phiền
não chướng và sở tri chướng đã tích tập từ thuở vô
thủy thì Chân Tâm mới hiển lộ và hành giả mới thâm nhập
và trực nhận được thật tánh của các pháp.
Trước
khi trước tác Duy Thức Tam Thập Tụng này, ngài Thế Thân
đã viết A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận. Câu Xá Luận này cũng
trình bầy về tâm thức nhưng theo quan niệm của Phật Giáo
Tiểu Thừa, theo đó tất cả các hiện tượng và các ý niệm
chỉ bao gồm trong 75 pháp.
Sau
khi được người anh là Vô Trước điểm hóa, Thế Thân chuyển
hướng theo Đại Thừa và trước tác nhiều tác phẩm đại
thừa, chẳng hạn như: Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận,
Duy Thức Nhị Thập Tụng cùng chú giải và Duy Thức Tam Thập
Tụng, theo đó thì tất cả các hiện tượng và ý niệm của
tam giới lục đạo gom lại thành 100 pháp.
Tác
phẩm Duy Thức Nhị Thập Tụng khác với Duy Thức Tam Thập
Tụng ở chỗ tác phẩm thứ nhất chỉ nhằm mục đích phá
vỡ các lập luận của các phái ngoại đạo, còn tác phẩm
thứ nhì thì trình bầy tất cả khía cạnh của tâm thức,
hiển bầy ra cái lý nhất thiết pháp duy tâm tạo, rồi đưa
ra phương pháp tu tập thiền định, nương vào hiện tướng
của các pháp mà nhập được vào thể tánh Chân Như. Vì thế
mà phương pháp tu tập của Duy Thức còn được gọi là tùng
tướng nhập tánh.
Khi
ngài Thế Thân trước tác ra Duy Thức Tam Thập Tụng, ngài
chưa viết lời chú giải. Sau này có tới 10 luận sư chú giải,
trong số này có các luận sư Nan Đà (Nanda), An Huệ (Sthiramati)
và Hộ Pháp (Dharmapala). Nhưng hầu hết các bản chú giải
này đều bị ngoại đạo ở Ấn Độ tiêu hủy. Hiện nay
chỉ có bản chú giải của ngài An Huệ bằng tiếng Phạn
còn lưu truyền ở Tây Tạng.
Vào
khoảng tiền bán thế kỷ thứ bẩy pháp sư Huyền Trang (599-664)
từ Trung Hoa sang Ấn Độ cầu pháp. Ngài đã được luận
sư Giới Hiền (Silabhadra) truyền dậy về Duy Thức tại học
viện Na Lan Đà (Nalanda) trong khoảng thời gian từ năm 633 đến
năm 637. Ngài Giới Hiền khi xưa là đệ tử của ngài Hộ
Pháp, lúc ấy đã trên 100 tuổi và là một luận sư nổi tiếng
về Duy Thức.
Sau
khi tham học bên Ấn Độ được 16 năm (629-645) trở về Trung
Hoa, ngài Huyền Trang đã phiên dịch, chú giải và trước tác
rất nhiều kinh luận Đại Thừa, trong đó có Thành Duy Thức
Luận, chú giải 30 bài tụng về Duy Thức của bồ tát Thế
Thân.
Các
chú giải của pháp sư Huyền Trang về Thành Duy Thức Luận
là tập hợp những chú giải của các luận sư nổi tiếng
khi xưa nhưng phần chính là dựa trên chú giải của ngài Hộ
Pháp.
Vì
muốn làm hiển lộ thật tướng của Chân Tâm, một việc
mà không có một ngôn từ nào có thể diễn tả được, nên
Duy Thức Học đã phải tạm đặt ra các danh từ mới để
đặt tên cho các hiện tượng, khái niệm cùng tánh chất của
tất cả các pháp, rồi từ đó lý giải ra cái chân lý rốt
ráo của đạo Phật. Các danh từ dùng trong Duy Thức đều
rất trừu tượng và mới lạ. Các danh từ nầy lại bắt
nguồn từ tiếng Phạn, rồi lại được chuyển dịch ra tiếng
Trung Hoa nên môn Duy Thức Học càng trở nên khó khăn và rắc
rối.
Cuốn
Duy Thức Tam Thập Tụng Lược Giải nầy được trình bầy
theo lối huân tập nhằm cho những người mới nghiên cứu
về Duy Thức làm quen được với những danh từ và những
lý luận mới lạ của Duy Thức.
Khi
nghiên cứu về Duy Thức, xin cứ thong thả để ý kỹ từng
danh từ và những giải thích về ý nghĩa của các danh từ
đó. Nếu thấy vẫn còn chưa nắm vững xin cứ tiếp tục
đọc, các vấn đề đó sẽ được lập lại và từ từ sẽ
được thông suốt.
Cuốn
lược giải này được viết dựa theo các tác phẩm về Duy
Thức của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, Hòa Thượng Thích Thiện
Siêu, Thiền Sư Nhất Hạnh. Có nhiều đoạn đã được lấy
ở tác phẩm Lăng Nghiêm Ảnh Hiện và Lăng Kính Đại Thừa
của Giáo Sư Nghiêm Xuân Hồng. Cũng có nhiều phần dựa vào
các băng giảng về các kinh Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm và Lăng
Già Tâm Ấn của Thiền Sư Thanh Từ cùng các băng giảng về
Duy Biểu Học của Thiền Sư Nhất Hạnh. Tuy nhiên không phải
vì vậy mà kiến giải ở đây hoàn toàn giống những kiến
giải trong các tác phẩm và băng giảng nêu trên. Sự khác
biệt này không phải để bàn luận đúng và sai mà chỉ muốn
được ghi lại những kiến giải về Duy Thức Học của một
cá nhân trong thời điểm này. Tuy nhiên mọi sự phê bình và
chỉ dẫn đều được hoan hỷ đón nhận.
Đặc
biệt xin đa tạ giáo sư Nghiêm Xuân Hồng đã hoan hỷ cho phép
tùy nghi trích dẫn và sao chép lại các đoạn văn trong các
tác phẩm của giáo sư.
Mục
đích của cuốn Lược Giải này là muốn làm một chiếc bè
nhỏ để tạm đưa quý vị lênh đênh trên dòng sông Duy Thức.
Nếu đã tắm mình trên dòng sông đó rồi thì xin đừng để
ý gì đến chiếc bè nhỏ này. Cũng xin đừng mê mẩn mãi
trong dòng sông đó mà quên đi sự tu trì hầu quay về được
với Chân Tâm.
Nam
Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Viết
tại tu viện Long Beach
Long
Beach, CA, USA.
Mùa
thu năm 1995.
Thích
Trí Châu