26/06/2013 10:47 (GMT+7)
Số lượt xem: 241804
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

A. DẪN NHẬP

Vương quốc Campuchia còn được gọi là Căm Bốt hay Cao Miên (theo âm Hán-Việt của từ "Khmer"), là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á, giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đông. Campuchia có ngôn ngữ chính thức là tiếng Khmer, thuộc nhóm Môn-Khmer trong hệ Nam Á.



Campuchia là vùng đất của những cái đẹp, các ngôi đền cổ kính thuộc quần thể Angkor, đền Bayon và sự sụp đổ của đế chế Khmer luôn mang dấu ấn của sự trang trọng, hùng vĩ và chiếm vị trí trung tâm trong các kỳ quan thế giới - có thể so sánh với Machu Picchu, Kim tự tháp Ai Cập hay Vạn lý trường thành. Nhưng sự hùng vĩ này lại trái ngược với Cánh đồng chết và bảo tàng tội ác diệt chủng Toul Sleng, cũng như trái ngược với những chứng tích lịch sử cận đại của Campuchia, thời gian mà lực lượng Polpot và chế độ cực đoan Khmer  Đỏ cai trị cuối những năm 1970, gây nên một trong những tội ác ghê rợn và tàn bạo nhất của thế kỷ 20.
Ngày nay, người Khmer vốn chiếm 95% dân số Campuchia đã tạo ra những ấn tượng sâu đậm cho khách du lịch, họ chính là những người thân thiện và hạnh phúc nhất mà du khách từng gặp. Nụ cười người Khmer có ở khắp nơi, như trong chuyện cổ tích và truyền thống đậm đà bản sắc riêng của dân tộc này. Campuchia vì vậy thật sự là vùng đất của sự tương phản: giữa ánh sáng và bóng tối, giữa những bản hùng ca và những bi kịch, giữa sự quặn đau tuyệt vọng và nguồn cảm hứng tương lai. Dường như đó là một đặc điểm vô song của đất nước Campuchia. Điều đó thúc đẩy bất cứ du khách nào cũng khát khao một lần đặt chân lên mảnh đất này.

B. NỘI DUNG

I. Khái quát sơ lược đất nước Campuchia.

I.1. Vị trí địa lí

Quốc gia Campuchia nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, phía Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan, phía Đông giáp Việt Nam, phía Đông Bắc giáp Lào, và phía Nam giáp biển. Campuchia vừa có đồng bằng, vừa có rừng núi và biển, diện tích là 181.035 km2 (đồng bằng chiếm ½ diện tích, còn lại là núi đồi).

I.2. Khí hậu

Campuchia có khí hậu nhiệt đới, khí hậu nắng nóng với hai mùa rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 năm trước kéo dài đến tháng 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. không có bão, khí hậu nắng nóng.

I.3. Thủ đô Phnom Penh

Phnom Penh là thủ đô sầm uất, được thành lập do một người đàn bà tên Penh xây ngôi chùa trên một đồi nhỏ để thờ 4 tượng phật vàng vì bà đã tìm thấy lúc mùa nước dâng ngập từ sông trôi vào một cây gỗ bên trong có chứa 4 tượng trên. Hiện nay, chùa Wat Phnom là địa điểm thu hút du khách và người dân đến thăm viếng, cúng bái. Trong Wat Phnom, có tượng thần tài Preah Chau mà người Việt và Hoa rất chuộng để thờ cúng.
Phnom Penh có nhiều điểm tham quan nổi tiếng như Hoàng Cung, Chùa Bạc, đồi Bà Penh, Casino Naga …

I.4. Chính trị

Là quốc gia Quân chủ lập hiến. Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: Vua, Hội đồng ngôi Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp. Nội các là các thành viên trong Hội đồng Bộ trưởng do Đức Vua bổ nhiệm.
Về Lập pháp: Lưỡng viện gồm Quốc hội và Thượng viện
Về Tư pháp: Hội đồng Thẩm phán tối cao; Tòa án Tối cao và các tòa án địa phương.
Các đảng chính trị: Hiện nay có 3 Đảng lớn là Đảng Nhân dân Campuchia , Đảng Funcinpec, Đảng Som Reng Si và một số đảng khác.

I.5. Kinh tế - xã hội

Là nước nông nghiệp, có nhiều tài nguyên quý hiếm như đá quý, hồng ngọc, vàng, gỗ.
Nền công nghiệp của chưa phát triển mạnh, chủ yếu sản xuất đồ dệt may, đồ uống, chế biến thực phẩm và đồ gỗ …
Bước sang thế kỷ 21, Campuchia đã thay đổi rất nhiều. Angkor đã trở thành nơi du lịch văn hóa thu hút du khách nước ngoài nhiều nhất ở đất nước này.
Tiền tệ lưu hành: Riel (1 đô la Mỹ = 4000 Riels) (sử dụng đồng Riel và cả đồng đô la Mỹ).

II. Văn hoá nghệ thuật đất nước campuchia

II.1. Văn hoá

II.1.1. Tín ngưỡng

Campuchia là một trong những đất nước mà người dân có một niềm tin vào tôn giáo mạnh mẽ nhất và tuyệt đối nhất trên thế giới này. Tôn giáo du nhập vào Campuchia từ rất sớm. Đạo Hindu có mặt tại Campuchia từ thời kỳ sơ khai và nhanh chóng đã chiếm được sự tín ngưỡng của người dân Campuchia. Cho đến thế kỷ thứ VII thì đạo Phật du nhập vào đất nước của những con người có bản chất hiền lành này và nhanh chóng trở thành quốc giáo với trên 90% người dân Campuchia là Phật tử. Và cũng từ đó đến nay đạo Phật ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân Campuchia từ các chuẩn mực đạo đức xã hội cho đến cách ứng giữa các thành viên trong gia đình.

III.1.2. Âm nhạc - ca hát – múa

Âm nhạc chiếm một vị trái quan trọng đối với đời sống, trong mọi lễ hội (lễ cưới, lễ cúng tế thần, lễ cắt tóc, lễ tơ hồng, lễ buột chỉ cổ tay, lễ tang …
Hát cũng có nhiều lối như hát kể chuyện, hát đối đáp, hát minh họa cho một điệu múa cổ điển hay một màn kịch. Các bản ca khúc ngắn, về lao động, tình yêu, niềm vui, hy vọng hay đau buồn … Ngâm thơ cũng được coi như hát.
Múa cổ điển có nguồn gốc từ lâu đời. Cảnh múa đã được bàn tay các nhà điêu khắc dân gian chạm khắc trên các bức tường đá Angkor. Sau thời kỳ Angkor, kinh tế và văn hóa Khmer suy sụp, múa cổ điển tạm thời bị lãng quên. So với tiết tấu, múa cổ điển chậm hơn múa dân gian, nhưng kỹ thuật múa tinh vi, quần áo lộng lẫy, nhân vật hầu hết là vua, quan, thần linh, ma quỷ (Chúc mừng, Tep monorom-hạnh phúc, múa quạt, Apsara, Riem ke …)
Từ thanh niên đến các cụ già ai cũng biết múa Ram vong trong các lễ cưới, ngày hội, khi nhạc nổi lên, phụ nữ sẽ ra mời nam giới cùng múa từng đôi sẽ nối đuôi nhau thành vòng tròn.

II.2. Nghệ thuật

II.2.1. Kiến trúc

Nói đến nghệ thuật Campuchia là nói đến kiến trúc, điêu khắc và trang trí, kiến trúc và điêu khắc đã để lại những tác phẩm công trình vĩ đại không chỉ cho dân tộc  mà con cho cả thế giới, sánh ngang với các công trình kiến trúc của La Mã, Hy Lạp và Châu Âu.
Về nghệ thuật, chia làm 3 thời kỳ: thời kỳ trước Angkor (thời kỳ tiền Khmer), thời kỳ Angkor (thời kỳ nghệ thuật cổ điển Khmer) và thời kỳ sau Angkor. Thời kỳ Angkor là thời kỳ cực thịnh, phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc.

II.2.2. Điêu khắc

Về điêu khắc, tượng tròn ở Campuchia phát triển. Đền bằng gạch thời kỳ tiền Khmer, theo thời gian bị hư hỏng nhiều, song điêu khắc còn giữ lại một số lượng đáng kể như pho tượng Harihara ở Phrom Da, Sambor Preikuk va Prasat Angdet …Đến thời kỳ Angkor, điêu khắc đạt đến đỉnh cao mà tiêu biểu là Angkor Wat và Bayon. Ngay bên cạnh các đền đài đồ sộ, đối lập với nó là kiến trúc nhà ở nông thôn rất đơn giản. Hầu hết là nhà sàn bằng gỗ hoặc bằng tre, lợp bằng lá thốt nốt.
Đây là đất nước chùa tháp, mỗi làng đều có chùa, kiến trúc hoàn toàn khác với kiến trúc đền núi. Chùa là ngôi nhà đẹp nhất trong làng để thờ Phật, được xây về hướng Đông, ngói lợp bằng gạch, một mái hay hai mái chồng lên nhau hình thang, ở giữa nhô lên thành một bức điêu khắc hình tam giác gọi là trán, mái bốn góc cong lên hình đuôi rắn. Đi đến đâu trên đất nước tôi, các bạn đều nhìn thấy biểu tượng rắn Naga bảy đầu. (Người xưa dùng tượng Rắn Naga hổ bảy hoặc chín đầu, xòe ra như cây quạt được dùng làm mô tuýp trang trí phổ biến ở khắp các đền đài, chùa chiền, cầu …). Tượng Phật trong chùa thường làm bằng gỗ hoặc đất sơn …
Từ những năm sáu mươi của thế kỉ 20, các thành phố ở Campuchia bắt đầu mở mang, kiến trúc thành thị thừa kế các yếu tố truyền thống kết hợp với hiện đại, tạo thành một nền kiến trúc mới nhưng vẫn mang đậm nét tính dân tộc, thể hiện rõ tài năng kiến trúc, điêu khắc và trang trí độc đáo riêng biệt của dân tộc chúng tôi.

III. Điểm nổi bật của người dân Campuchia

III.1. Tính cách

Hầu hết người dân Campuchia hiền lành, chất phác, có lòng thương người và có tính tương trợ lẫn nhau. Họ rất tha thiết với gia đình, làng xóm, quê hương đất nước mình, sùng đạo, có niềm tin sâu sắc với thần linh và số mệnh. Điều đó ảnh hưởng sâu sắc đối với tâm lý dân tộc, tâm lý con người và văn hóa nghệ thuật.
Campuchia là một trong những đất nước mà người dân có một niềm tin vào tôn giáo mạnh mẽ nhất và tuyệt đối nhất trên thế giới này. Tôn giáo du nhập vào Campuchia từ rất sớm. Đạo Hindu có mặt tại Campuchia từ thời kỳ sơ khai và nhanh chóng đã chiếm được sự tín ngưỡng của người dân Campuchia. Cho đến thế kỷ thứ VII thì đạo Phật du nhập vào đất nước của những con người có bản chất hiền lành này và nhanh chóng trở thành quốc giáo với trên 90% người dân Campuchia là Phật tử. Và cũng từ đó đến nay đạo Phật ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân Campuchia từ các chuẩn mực đạo đức xã hội cho đến cách ứng giữa các thành viên trong gia đình.
Campuchia với hàng chục dân tộc anh em, mỗi dân tộc có những làn điệu nhảy múa khác nhau chắc chắn du khách sẽ có những bữa tiệc nghệ thuật văn hóa khó quên.
Bởi niềm tin vào các tôn giáo và gần giống với những nét văn hóa của những nước láng giền trong đó có Việt Nam. Nhưng có một số điểm cần tránh khi đến xứ chùa tháp sau:
Không nên xoa đầu trẻ con vì theo người Campuchia đầu trẻ con là nơi rất linh thiêng chỉ có cha mẹ, thánh thần mới được chạm vào.
Không đưa đồ, đưa tiền hay bất cứ thứ gì bằng tay trái vì theo phong tục của họ tay trái là tay “không được sạch sẽ”.
Vào chùa không được đội mũ, bỏ giày dép bên ngoài và không được đứng gần cũng như chạm vào nhà sư. Vì người Campuchia tôn thờ đạo Phật một cách tuyệt đối.
Ngoài ra thì cách giao tiếp cũng như sinh hoạt khác đều giống với người Việt chúng ta. Người Campuchia cũng thật thà và dễ gần cho nên không phải quá lo lắng về vấn đề sinh hoạt .

III.2. Phong tục tập quán

Lễ hội lớn nhất ở Campuchia là lễ Bom Chaul Chnam  được tổ chức vào ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 dương lịch. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân Campuchia. Trong những ngày này mọi người gặp nhau và té nước vào nhau nhằm tin tưởng vào một vụ mùa bội thu trong năm tới. Lễ hội này cũng được tổ chức ở Lào, Thái lan,  và Myanmar - những nước có nền văn minh nông nghiệp.
Lễ hội lấy ruộng tổ chức vào ngày 6 tháng 5. Người ta lấy một con bò làm biểu tượng cho một vụ mùa mới của những người trộng lúa. Lễ hội này được tổ chức tại Hoàng cung thể hiện sự quan tâm của nhà vua đối với nhân dân và mùa màng.
Lễ hội Bam Dak Ben và Pchonum Ben được tổ chức vào ngày 11 đến ngày 13 tháng 10 hàng năm. Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Trong những ngày này mọi người đến chùa cúng tế, đồng thời tạ ơn các nhà sư. Các nhà sư cũng được nghỉ lễ trong 15 ngày không đi khất thực mà người dân đem thức ăn đến cho các nhà sư.
Lễ Bonn Prathen thường được tổ chức vào tháng 10 suốt 29 ngày đêm liền. Đây là lễ hội của Phật Giáo lớn nhất trong năm. Mọi người tổ chức thành một đám rước lớn đến chùa mà các nhà  sư đang đợi thay đổi trang phục màu vàng.
Lễ hội chèo thuyền (hay còn gọi là lễ hội nước) nhằm nhớ đến các lính thủy đã hi sinh để xây dựng thánh đường Ăngkor. Lễ này được tổ chức vào ngày 15 trăng tròn theo lịch âm (thường vào ngày 24 đến 26 tháng 11 dương lịch) và thường tổ chức trên sông Mekong tại thủ đô Phnompenh.
Tết ở Campuchia  Người dân Campuchia có một lễ hội rất độc đáo là trong đêm giao thừa, mọi gia đình vùng Biển Hồ làm một cái đèn thật đẹp trên một cái mảng xinh xắn rồi đem ra thả trên mặt hồ. Hàng nghìn ngọn đèn trôi lung linh trên sông thành một hội hoa đăng thật vui và đẹp. Mọi người tin rằng đèn của nhà nào vừa đẹp, vừa sáng suốt đêm thì nhà ấy sang năm mới sẽ gặp nhiều điều tốt lành. Chính vì thế người dân vùng này thường đua nhau làm những chiếc đèn thật đẹp, lớn và cháy suốt đêm.

IV. Phật giáo Campuchia

Tôn giáo là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Campuchia nó cũng giống như cơm ăn và nước uống vậy. Chính vì vậy tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư duy cũng như tính thẩm mỹ của người Campuchia; điều này được thể hiện rất rõ ràng trong các kiến trúc đình, chùa và các công trình xây dựng khác. Nổi tiếng với công trình kiến trúc quần thể Angkor đặc biệt là Angkor Wat với các chất liệu bằng đá, đất, cành cây… thể hiện rõ tư tưởng về thuyết vật chất của Hindu giáo và hình các bức tượng cười cũng như cách thiết kế khung cảnh lại giống trong Phật giáo. Chính sự pha trộn hòa quyện 2 tôn giáo Ấn Độ kết hợp với tín ngưỡng duy tâm truyền thống đã tạo nên một thứ văn hóa vừa lạ vừa quen nhưng “rất Campuchia”[1].
Các nhà nghiên cứu lịch sử chia Phật giáo Campuchia làm 4 thời kì[2]:

IV.1. Thời kì thứ nhất Phật giáo Phù nam (thế kỉ I_năm 550)

Phù nam là một vương quốc cổ của Đông Nam Á có từ thế kỉ 12TCN đến thế kỉ thứ 6SCN (627).

Theo sử liệu Trung Hoa, sử nhà Tề của Nam Triều–Tề Thư, vua Phù Nam Kaundinya Jayavarman lên ngôi năm 478. Lúc đầu vua theo Bà-la-môn giáo về sau quy y đạo Phật, và năm 484 cử một Tăng sĩ là sứ thần, đến triều đình vua Lương Vũ Đế với nhiều cống vật. Sứ thần này cho biết là ở Phù Nam, đạo Phật cũng tồn tại hòa bình với đạo Bà-la-môn. Thần Siva của Bà-la-môn được dân chúng Phù Nam tôn thờ. Đến năm 503, vua Kaundinya Jayavarman lại gửi sứ thần đến triều đình Trung Hoa với nhiều quà tặng, trong đó có một tượng Phật làm bằng san hô. Vào cuối thế kỷ V, theo lời yêu cầu của Vũ Đế nhà Lương, vua Phù Nam cử hai Tăng sĩ Phù Nam đến Trung Hoa để dịch Kinh Phật. Tên hai vị Tăng này có trong Hán tạng, gắn liền với các bộ kinh mà họ phiên dịch.

Có những bia ký khác ở Phù Nam, niên đại thế kỷ V, nói với vua Kaundinya Jayavarman, thí dụ bia ký ở Prasat Pram Lveng, ghi cho biết Hoàng tử Gunavarman, con vua được giao cho cai trị xứ Prasat Pram Lveng, và đã biến nơi bùn lầy nước đọng này thành thị trấn.
Dưới hai triều đại Kaundinya Jayavarman và Rudravarman, ở Phù Nam tạc được nhiều tượng Phật bằng đồng thau, bằng đá và bằng gỗ. Có thể nói thời đại Phù Nam là một thời đại vàng son của Phật giáo ở Campuchia.

IV.2. Thời kì thứ hai Phật giáo Chân lạp (550_802)

Nước đã đánh bại Phù Nam là Chân Lạp, một quốc gia do người Khmer sáng lập. Trung tâm của họ nằm ở Sae Mun (nay thuộc Thái Lan) và Champassak (nay thuộc Hạ Lào). Quốc gia này do Bhavavarman sáng lập trong thế kỷ thứ 6, gọi là nước Bhavapura tức Chân Lạp.
Tôn giáo lúc này vẫn là Bà La Môn giáo và Phật giáo cùng tồn tại và phát triển. Sau đó Chân lạp chia làm hai phần là Lục Chân Lạp và Thuỷ Chân Lạp
Dựa vào những di tích, di chỉ còn lại có thể nhận định các đặc trưng sau:
Phong cách Ta Phom (Tháp Phổ La): xuất hiện vào cuối thế kỉ VI. Tiêu biểu cho văn hoá và tôn giáo Phù nam trươc kia. Những công trình điêu khắc gồm tương đạo Bà La Môn lẫn đạo Phật, với đường nét Ấn Độ. Còn thấy được dấu ấn của nghệ thuật Angkor[3].
Phong cách Sambor Prey Kuk (Tam Bi Lị Cổ): xuất hiện vào thế kỉ VII. Đa số là di tích chùa chiền Phật giáo Tiể Thừa. Vết tích kinh thành Y Xa La là nét đặc trưng nhất. nhiêu trụ đá khắc kinh Phật giáo với hoa văn mỹ thuật. cũng chịu ảnh hưởng văn hoá Ấn[4].
Phong cách Prei Kmeng (Ba Lị Mẫu): xuất hiện vào thế kỉ VIII. Kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ không khác 2 thời kì trên. Những pho tượng thần vichnou và Siva nổi bậc nhất[5].

IV.3. Thời kì thứ ba Phật giáo Angkor (802_1432)

Thời kỳ phát triển của Vương quốc Campuchia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kỳ Ăng-co. Ăng-co là tên kinh đô, được xây dựng ở miền Tây Bắc Biển Hồ (nay là thuộc tỉnh Xiêm Riệp). Sau này, người ta lấy Ăng-co đặt tên cho thời kỳ dài nhất (hơn sáu thế kỉ, 802 – 1432) và phát triển rực rỡ nhất của nước Campuchiaphong kiến.Dưới thời Ăng-co, người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới. Hồ Ba-ray Tây có diện tích rộng 14000 ha, chứa được 47,7 triệu m3 nước. Ngoài nông nghiệp, cư dân còn đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm sản và săn bắt thú trên rừng. Campuchia có nhiều thợ thủ công khéo tay, đặc biệt là thợ làm đồ trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của các đền, tháp.
 Nhờ sự ổn định vững chắc về kinh tế, xã hội, các vua Campuchia thời Ăng-co đã không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài. Trong các thế kỉ X – XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.

IV.4. Thời kì thứ tư sau Angkor (1432_1884)

Từ cuối thế kỉ XIII, Campuchia bắt đầu suy yếu. Thêm vào đó, Vương quốc Thái được lập vào thế kỉ XIV đã nhiều lần tiến đánh Campuchia, tàn phá kinh đô Ăng-co. Sau năm lần bị người Thái xâm chiếm, năm 1432 người Khơ-me phải bỏ Ăng-co rời về phía nam Biển Hồ, là khu vực Phnôm Pênh ngày nay. Từ đó, chính quyền phong kiến Campuchia luôn phải đối phó với những cuộc tấn công từ bên ngoài và lao vào những vụ mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau. Tình hình diễn biến rất phức tạp, khiến đất nước Campuchia hầu như suy kiệt khi thực dân Pháp đến xâm lược (1863).
Bà La Môn giáo dần suy yếu, Phậy giáo phát triển mạnh. Các nhà vua lên ngôi ủng hộ Phật giáo. Đến thế kỉ 14 Hoàng gia ủng hộ Phật giáo Nam Tông, Pật giáo Đại Thừa cũng từ đó suy yếu. Từ thế ki 14 đến thế kỉ 19 đạo Bà La Môn và Phật Giáo Đại thừa hoàn toàn diệt vong ở đất nước Canpuchia.

IV.5.  Vương quốc Campuchia (1993 - hiện tại)

Đảng Nhân dân Camphuchia - CPP dần dần dẹp yên Khmer đỏ và thanh trừng các thành phần Hoàng Gia chống đối. Các lực lượng Khmer đỏ cuối cùng phải đầu hàng năm 1998. Sau các cuộc xung đột vũ trang giữa các đảng kình địch nhau khiến hơn 100 người chết, Hun Sen tiến hành đảo chính giành chính quyền, hoàng thân Norodom Ranarit bị phế trất, vàHun Sen trở thành Thủ tướng duy nhất.
Giới lãnh đạo đảng FUNCINPEC quay trở lại Cambodia sau cuộc bầu cử Quốc hội năm 1998. Trong cuộc bầu cử đó, đảng CPP giành được 41% số phiếu, đảng FUNCINPEC được 32%, và đảng của Sam Rainsy (SRP) được 13%. Do tình hình bạo lực chính trị và việc thiếu tiếp cận từ giới truyền thông, nhiều quan sát viên quốc tế cho rằng có nhiều sai phạm nghiêm trọng trong cuộc bầu cử. Đảng CPP và FUNCINPEC lập một chính phủ liên hiệp mới, trong đó CPP đóng vai trò đối tác chính.
Do tình hình sức khỏe ngày càng kém đi, năm 2004, vua Sihanouk tuyên bố thoái vị, ở lại Bắc Kinh và Bình Nhưỡng để chữa bệnh. Hoàng thân Norodom Sihamoni được truyền ngôi và trở thành vua mới của Campuchia.
Ngày 4 tháng 10 năm 2004, Quốc hội Campuchia phê chuẩn thỏa thuận với Liên hiệp quốc về việc thiết lập một tòa án xét xử tội ác của các quan chức cao cấp Khmer Đỏ. Các quốc gia bảo trợ cam kết tài trợ $43 triệu dollar tài chính cho tòa án, dự kiến kéo dài trong 3 năm, trong khi chính quyền Campuchia cũng đóng góp phần của mình là $13.3 triệu dollar. Tòa án dự kiến sẽ bắt đầu xét xử các quan chức cấp cao của Khmer Đỏ năm 2008.

V. Campuchia là một nước Quốc giáo

Phật giáo là tôn giáo nhà nước, và Chính phủ khuyến khích ngày lễ Phật giáo, Phật giáo cung cấp đào tạo và giáo dục cho các nhà sư và những người khác trong chùa, khiêm tốn và hỗ trợ một viện mà thực hiện nghiên cứu và xuất bản các tài liệu trên Khmer văn hóa và truyền thống Phật giáo.
The law requires all religious groups, including Buddhist groups, to submit applications to the Ministry of Cults and Religions if they wish to construct places of worship and conduct religious activities.The Directive on Controlling External Religions requires registration of places of worship and religious schools, in addition to government approval prior to constructing new places of worship. The Government permits Buddhist religious instruction in public schools. Chính phủ cho phép Phật giáo giảng dạy tôn giáo trong các trường công.Phật giáo cũng có thể được cung cấp bởi các trường tư. The Government directed that all Muslim students and government employees be allowed to wear Islamic attire in class and in the office.Chính phủ chỉ đạo rằng tất cả các sinh viên Hồi giáo và nhân viên chính phủ được phép mặc trang phục Hồi giáo trong lớp học và trong văn phòng. The decision reflected respect for the beliefs of those other than the Buddhist majority. Quyết định phản ánh sự tôn trọng cho niềm tin của những người khác với đa số Phật giáo. All major Theravada Buddhist holidays are observed by the Cambodian Government. Tất cả các ngày lễ lớn Phật giáo Theravada được quan sát của Chính phủ Campuchia.
In the traditional Cambodian society, men must enter the monkhood for at least three months during their lifetime, often at the age of twelve or thirteen.Theo truyền thống, người đàn ông campuchia phải gian đi tu ít nhất ba tháng trong đời của họ, thường là ở tuổi mười hai hoặc mười ba. During this time, they learn Buddhist philosophy, social morality, and practice chanting. Trong thời gian này, các em học triết học Phật giáo, đạo đức xã hội, và thực hành chanting. The wat (temples) where they study are centers of Cambodian life, not only for prayer but also for education, medical care, and administrative organization. Các wat (đền thờ), nơi họ nghiên cứu là trung tâm của đời sống Campuchia, không chỉ cho cầu nguyện mà còn cho giáo dục, chăm sóc y tế, và tổ chức hành chính. Since the 1950s, the Buddhist education has been systematically organized to include general modern knowledge from the primary level of education to the university level. Từ những năm 1950, ngành giáo dục có hệ thống Phật giáo đã được tổ chức để bao gồm tổng hợp kiến thức hiện đại từ bậc tiểu học của giáo dục đến cấp đại học. The religious institution where Buddhist knowledge could be acquired included the High School of Pali, the Buddhist Institute, and the Buddhist University. Các tổ chức tôn giáo, nơi kiến thức Phật giáo có thể được mua lại bao gồm các trường cao của Pali, Học viện Phật giáo, và Đại học Phật giáo. The monks (bonzes) who reside in these wat are at the highest level for achieving nirvana. Các nhà sư (bonzes), người cư trú tại wat này đang ở mức cao nhất để đạt được niết bàn. They wear their distinctive saffron robes and shaven heads, and set out each morning to collect food from the local people. Mặc quần áo nghệ tây đặc biệt của họ và Thủ trưởng shaven, và đặt ra mỗi buổi sáng để thu thập thực phẩm từ người dân địa phương.
Phần lớn mọi người theo Đạo Phật tiểu thừa thờ Phật Thích Ca (trên 80% dân số) và được coi là quốc đạo, còn lại theo đạo Hồi và một số ít đạo theo Công giáo, Tin lành…

C. KẾT LUẬN

Campuchia từ sau khi giành được độc lập, các mặt chính trị, kinh tế, giáo dục trong cac nước đều được cải cách và phát triển. Phật giáo cũng dần dần hưng thịnh và có những bước tiến rất lớn. Thế nhưng trong vòng mấy năm gần đây, do tình hình chiến tranh hỗn loạn liên miên trong nước, khiến sự tiến bộ bị ngưng trệ. Thậm chí có khá nhiều cổ tích văn hoá Phật giáo cũng không thoát khỏi sự phá hoại.
Ngày nay, Vương quốc Campuchia trở lại với hình ảnh một nơi yên bình chào đón du khách, một cơ thể đang nỗ lực hồi sinh sau biết bao biến cố. Ngày 29 tháng 10 năm 2004, vua Sihanouk nhường ngôi cho con trai là Quốc vương Sihamoni. Tuy nhiên, vua Sihanouk vẫn giữ vị trí tôn kính trong tim của dân chúng Campuchia.
Foreign missionary groups operate freely. Các nhóm nước ngoài hoạt động truyền giáo một cách tự do. A June 26, 2007, announcement by the Ministry of Cults and Religions restated a 2003 ban on door-to-door proselytizing and similar proselytizing activities such as using a loudspeaker or directing assistance only to denomination members. Một ngày 26 tháng sáu 2007, thông báo của Bộ Cults và tôn giáo restated một lệnh cấm trên 2.003 cửa-to-cửa proselytizing và các hoạt động proselytizing tương tự như cách sử dụng một loa hoặc chỉ đạo chỉ trợ giúp cho các thành viên giáo phái. However, open-ended assistance activities by missionary groups are encouraged. Tuy nhiên, mở các hoạt động hỗ trợ bởi các nhóm truyền giáo được khuyến khích.

 
                                                                                                    

[1] Thích Giác Nguyên, Phật Giáo Sử, 1998, tr. 444
[2] Sđd
[3] Ấn Độ Chi-na văn minh sử, tr. 111,112
[4] Sđd. tr. 111, 112
[5] Sđd. tr. 112, 113
 

Nguồn tin: CLB Trái Tim Từ Bi



Tiêu điểm:

Âm lịch

Ảnh đẹp