03/05/2013 12:03 (GMT+7)
Số lượt xem: 93436
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

1. Mặc dù bị cô lập giữa đại dương, người Nhật cũng đã biết  đến Phật giáo khá sớm. Các nhà nghiên cứu cho biết,vào 538 hay 552 Tây lịch tùy theo tài liệu tham khảo, một vị thần vương Triều Tiên đã gửi một số bộ giao hiếu  đến tận triều đình hoàng đế Nhật Bản. Sứ bộ mang theo làm quà tặng  một số kinh sách Phật giáo, một bức chân dung


 Đức Phật, và một lá thư ca ngợi Phật Pháp. Ngưỡng mộ phomg cách tự tại các vị Tăng thuộc sứ bộ triều tiên, giai cấp cầm quyền Nhật Bản bắt đầu tìm hiểu về đạo phật. Tuy nhiên, phải đến thời của Nữ hoàng Suiko, dưới ảnh hưởng của vị Nhiếp chính vương Shotoku thánh đức thái từ, 592 đến 628, đạo Phật mới chính thức được công nhận là quốc giáo. Triều đại của nữ hoàng  Suiko khuyến khích thể hiện giáo pháp của đức phật, dưới các hình thức nghệ thuật, các công cuộc từ thiện và những hoạt động giáo dục.

Từ đó cho đến nửa đầu thế kỉ 12., các tông phái Phật giáp du nhập như Du – già tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông, Chân Ngôn tông lần lượt đóng những vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa Nhật. mặc dù trước đó, người Nhật đã có Thần đạo với cả hệ thống thần thánh được thờ trong các ngôi đền, nhưng vì thiếu một lý thuyết chặt chẽ và không đủ nền tảng tư tưởng đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người, Thần đạo đã phải nhường bước cho sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo cả từ trong triều đình cho đến ngoài dân chúng. Trong quá trình phát triển của các tông phái Phật giáo, mặc dù mọi lý thuyết căn bản đều được du nhập từ Trung Hoa, Phật giáo Nhật Bản dù thuộc tông giáo nào cũng mang đậm phong cách Nhât Bản. Phật Giáo Nhật Bản có khuynh hướng thần bí và trông chờ tha lực cụ thể là dựa vào sự  cứu độ của Đức Phật A- di-đà.

Nửa sau thế kỷ thứ 12 ,một khuynh hướng phật giáo mới, mạnh mẽ kêu gọi  chứng ngộ bằng nỗ lực của bản thân hành giả , được du nhập vào đất Nhật Bản. Đó là tư tưởng của Thiền Lâm Tế và Thiền Tào Động. Mặc dù được ủng bởi các tướng quân và giai cấp võ sĩ đạo, thưc ra, Thiền Tông Nhật Bản   không thu hút nhiều Phật tử. Tuy vậy,Thiền lại có ảnh hưởng rất lớn  nối sóng của người Nhật cả về sau này. Không những thế, những tông phái Phật giáo khác cũng ảnh hưởng của Phật giáo về nhiều mặt. Giữa thế kỷ thứ 13 lại xuất hiện Nhật liên tông  khởi xướng bởi ngài nhạt Liên, một vị tăng có tư tưởng cực đoan, trước đó  tu theo Thiên Thai tông, cho rằng hành giả chỉ cần niệm Nam mô điệm Pháp Liên Hoa kinh cũng đủ chứng ngộ. Mặc dù  bị lưu đầy nhiều lần cho đến cuối  đời, Nhật liên thu hút được nhiều đệ tử và Nhật Liên trở nên rất có thế  lực, và sau này, tổ chức Soka gakkai ( Sáng tạo Giá trị) vẫn tiếp tục dòng  tư tưởng đó. Trong nhiều thế kỷ  tiếp theo, Phật giáo bị cạnh tranh ráo riết  bởi Nho giáo và Thần đạo, có lúc Phật giáo bị đàn áp; tuy vậy về phương diện tín ngưỡng, Phật giáo luôn giành được vị trí quan trọng  hơn, trong khi Nho giáo  nổi bật về vấn đề đạo đức và Thần đạo có ưu thế với  những hoạt động nghi lễ nhà nước. Cuối thế kỷ 16, người Tây phương đến buôn bán với người Nhật Bản, mang theo súng ống và Ki-tô giáo. Ban đầu các giáo sĩ ki-tô giáo được tự do truyền đạo, nhưng  khi giới cầm quyền Nhật Bản nghi ngờ  các giáo sĩ có tham vọng đất đai,việc cấm đạo sĩ Ki-tô đã được thi hành  rất nghiêm ngặt. Vào thế kỷ thứ 17, quyền lực của hoàng gia rơi vào tay các tướng quân gọi là Mặc phủ, kéo đài hơn 200 năm. Đến giữa thế kỷ thứ 19, người Nhật tìm cách phục hưng quyền lực  của hoàng gia  để có  thể huy động toàn bộ dân chúng  chống lại áp lực của  người Phương tây, thời Minh Trị ra đời (1868-1912) Đây là giai đoan Phật giáo bị lơ là để đề cao Thần đạo ,vì trong Thần đạo , hoang đé Nhật Bản  được coi là đại diện cho thần linh. Tuy nhiên, đến lúc ấy, Phật giáo đã gắn chặt với lịch sử Nhật; do đó, Phật giáo vẫn có ảnh hưởng  đến mọi sinh hoạt của ngươi Nhật. Tóm lại, Phật giáo đã  cùng với Thần đạo xây dựng nên tính cách của con người Nhật Bản. Từ sau thời Minh Trị, Nhật Bản  trở thành một xã hội hoàn toàn thế tục. Trong  lĩnh vực giáo dục  học sinh không có điều kiên tìm hiểu  về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Ngày nay, du khách đến với Nhật  có cảm tưởng Nhật không quan tâm đến vấn đề tín ngưỡng, trừ khi họ trực tiếp đối mặt với cái chết của người thân. Nhật Bản là quốc gia duy nhất  chậm chân trong cuộc cách mạng kỹ nghệ  nhưng đã có mặt trên vũ đài quốc tế ngay từ đầu thế kỷ 20. Nhật bản cũng là quốc gia duy nhất hứng chịu 2 quả bom nguyên tử trước khi kết thúc trận chiến tranh Thế giới thứ hai. Giữa hai trận Thế chiến,trong lúc các dân tộc châu Á tìm cách phục hưng các giá trị văn hóa truyền thống thì Nhật Bản vẫn giữ vững được giá trị ấy  và bước đầu xuất cảng tư tưởng Phật giáo sang phương Tây.

2. Vào lúc 14 giờ 46 phút giờ Nhật Bản ngày 11 tháng Ba năm 2011, đã xảy ra một cơn địa chấn 9 độ Richter với tâm chấn ở độ sâu 32km dưới đáy biển ngoài khơi vùng Đông bắc Nhật Bản cách bờ Đông bán đảo Oshika khoảng 72km. cơn địa chấn ban đầu chỉ kéo dài 6 phút. Không đầy nửa tiếng sau, sóng thần với những lượn sóng cao đến hơn 10m đổ ập vào hàng loạt những thành phố và thị xã ven biển. Chỉ trong thoáng chốc, những thành phố mỹ lệ, nhưng khhu thương mại sầm uất, những vùng công nghiệp hiện đại và cả những trường học… Biến thành những đống gạch vụn rồi bị nước tràn đến đẩy sâu vào đất liền và kéo hàng loạt xác chết ra bờ biển. Chỉ thoáng chốc, cả vùng rộng lớn vùng Đông bắc Nhật Bản chìm trong tang tóc. Những con người mới vài phút trước còn quen với tiện nghi hiện đại nhất của loài người, nếu sống sót, đã phải đối diện với hoàn cảnh tồi tệ nhất, không điện không nước không hơi đốt, không phương tiện thông tin liên lạc vận chuyển, mắc kẹt giữa đống đổ nát mà xung quanh la liệt xác chết. Động đất còn làm rung chuyển nhà máy điện nguyên tử hạt nhân Fukushima, có khả năng gây nên một thảm họa hạt nhân. Ngay lập tức, hệ thống khắc phục thảm họa của Nhật Bản khởi động. Ưu tiên một là cứu những người mắc kẹt trong những đống đổ nát, đưa người dân còn lại đến nơi an toàn và cố gắng ngăn chặn sự rò rỉ phóng xạ có thể phát ra từ các lò phản ứng nguyên tử. Lực lượng cứu hộ lao vào tất cả những nơi nghi ngờ có người sống sót lùng sục tìm kiếm. Đồng thời, những đơn vị phụ trách việc di tản lập tức tìm mọi cách đưa gần triệu người ở các vùng lân cận  ra khỏi nơi nguy hiểm. Và những hình ảnh vửa thương tâm, vừa đang kính phục đã được truyền đi khắp thế giới cho thấy, ngay trong thảm họa, kể cả trẻ em Nhật Bản cũng bình tĩnh tuân theo sự chỉ dẫn của người có trách nhiệm để tìm đến chỗ an toàn. Hàng cứu trợ cũng lập tức được vận chuyển đến vì ngay cả nước uống cũng thiếu ở nhưng nơi tập trung dân. Thế giới đã ngạc nhiên khi thấy người dân Nhât Bản chịu đựng thảm họa một cách kiên cường. Không tranh giành, không nôn nóng, không lợi dụng cơ hội để hôi của, kiếm chác… Hình ảnh một em bé 9 tuổi mất cha mẹ vì động đất đưng xếp hàng chờ phát thực phẩm, sau khi được một viên cảnh sát người Nhật gốc Việt phát hiện thương tình dành cho em suất ăn của mình, thay vì ngấu nghiến ngay suất ăn ấy, lại đem phần ăn nộp lại vào nơi phân phát thức ăn để mọi người cùng hưởng, đã làm cho người lớn ở nhiều nơi cảm thấy xấu hổ. Ngay sau thảm họa, giữa lúc người dân Nhật Bản vật vã khắc phục hậu quả của thiên tai thì thời tiết trở nên khắc nghiệt, mưa tuyết rơi ngay trên đầu những người dân đứng xếp hàng chờ được phát hàng cứu trợ. Vậy mà hình như không có ai có động thái tranh giành . Nhìn lại lịch sử cận đại của Nhật Bản, người ta thấy, từ một đất nước tam hoang vì chiến tranh, bị thua trận, lại bị ảnh hưởng nặng nề về mọi mặt sau khi hứng chịu hai quả bom nguyên tử, chỉ trong vòng 15 năm từ 1945 đến 1965, Nhật Bản  đã vươn lên thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới , thực sự đóng góp vào sự phát triển và nền hòa bình ổn định của loài người. Nằm trên lửa vành đai Thái Bình dương, trong lịch sử của mình, Nhật Bản vẫn hứng chịu vô số thiên tai .trận động đất Đông bắc năm 2011 này tuy mang lại nhiều đổ vỡ hơn, nhưng với tinh thần Nhật Bản  những hậu quả của nó chắc chắn cũng sẽ được Nhật khắc phục trong thời gian ngắn. Mặt khác, cả thế giới  đã ngưỡng mộ phong cách đương đầu  thảm họa của người Nhật.

3. Tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản, người ta nổi bật phong cách Thiền  trong lối sống  Nhật.Thiền có mặt bàng bạc trong trà đạo, hoa đạo,  kiếm đạo, cung đạo; Thiền cũng hiện diện trong thi ca, họa phẩm. Ngay cả trong tiểu thuyết đương đại, Nhật Bản có hơi hướng Thiền. Không những thế, các nhà  nghiên cứu còn tìm thấy phong vị Thiền trong các hình thức giải trí  như kịch Nô chẳng hạn.  Phong vị thiền trong nghệ thuật Nhật Bản  nằm ở chỗ cái đẹp luôn được thể hiện  như một điều gì đó mong manh, phải thật giữ gìn chăm chút để có được,  những con người  không sầu khổ  khi cái đẹp đó tan biến. Phải chăng đó là ý thức sâu sắc  về tính vô thường của vạn pháp? cái đẹp cũng chỉ xuất  hiện khi có sự kết hợp hài hòa của mọi yếu tố cấu thành, nếu thiếu một yếu tố  hay có sự thiếu hài hòa của một yếu tố  nào đó  thì cũng không tạo nên cái đẹp. Phải chăng đây là ý  thức sâu sắc về tính vô ngã và tính  tương liên của vạn pháp? Người ta cũng để ý thấy rằng khi hai người Nhật  gặp nhau, họ luôn luôn cung kính chào nhau; người có địa vị thấp cúi chào trước và cúi thấp hơn, nhưng người có địa vị cao không hề nghênh ngang  tiếp nhận  sự cung kính của người dưới, mà cũng thể hiện lòng tôn trọng của mình. Nghĩa là người Nhật luôn biết tôn trọng con người vì họ hiểu mọi người đều bình đẳng, đều có Phật tính như nhau. Những  nhận xét đó cùng với điều minh họa  sơ lược về  lịch sử Phật giáo Nhật Bản  nêu ở trên có  thể  thuyết phục mọi người  đồng tình với quan điểm  của một số  nhà nghiên cứu, cho rằng tuy xã hội Nhật Bản  mang tính thế tục, nhưng thật ra tư tưởng Phật giáo  đã ăn sâu bám rễ  trong tâm hồn người Nhật. Ngày nay, tuy Phật giáo không phải quốc giáo ở Nhật Bản, nhưng trên 90% người Nhật tự nhận mình là người theo đạo  Phật và có tới hơn 150 tổ chức  Phật giáo gây được thanh thế quốc tế  như tổ chức Soka Gakkai  có hơn 12 triệu  thành viên khắp thế giới; hoặc mới đây; tổ chức Buddhist  Summit conference so với Phật giáo Nhật Bản khởi xướng  đã quy tụ được hơn 33 tổ chức thành viên  là những tổ chức Phật giáo lớn của 33 quốc gia trên thế giới mà trong đó  Phật giáo Việt Nam  là một trong những thành viên sáng lập. Điều quan trọng hơn, theo giáo Brian Bocking, một chuyên gia về tôn giáo Nhật Bản tại College Cork thuộc Irelan’s University thì người Nhật luôn tìm đến với Phật. Giáo mỗi khi đối măt thảm họa, vì có nhiều cách giải thích của Phật giáo về thảm họa mà một trong những điều đó là cộng nghiệp. Cho nên , khi đối diện thảm họa , người Nhật không quan tâm đến điều gì cần được thực hiện. Vì đối với người Nhật, điều quan trọng là không phải vì sao mà thảm họa lại xảy ra mà phải biết phản ứng với thảm họa bằng một đường lối tích cực, phải kiên trì và phải sẵn sàng đối đầu với mọi trở ngại. Người Nhật biết phát triển một thái độ mạnh mẽ, kể cả là vui trước trở ngại. Những tổ chức Phật giáo chính của Nhật Bản luôn lưu ý người Nhật về cách đối phó với thảm họa, trong đó, việc phản ứng bằng đường lối tích cực được diễn dịch là giúp đỡ người thân và mọi người xung quanh.

4. Chắc chắn vẫn còn có nhiều yếu tố tâm lý khác góp phần tạo nên tính cách kiên cường của người Nhật khi họ phải đương đầu với thảm họa. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thấy rằng sự thấm nhuần tư tưởng Phật giáo ở xã hội Nhật Bản là một trong những yếu tố quan trọng hình thành tính cách ấy. Phật giáo vốn thấy sự vật luôn thay đổi nên người có học Phật không bàng hoàng trước thay đổi. Phật giáo khẳng định mọi sự vật không có tự tính nên người học Phật dễ dàng buông bỏ những nhu cầu của mình. Phật giáo quan tâm đến sự hài hòa giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên nên người học Phật không có nhu cầu tranh giành. Phật giáo có phân tích sâu về cộng nghiệp và biệt nghiệp nên khi đứng trước thảm họa, người học Phật an tâm chấp nhận tác động của nghiệp. Người Nhật chỉ biết đến Phật giáo vào thế kỷ thứ 6, nhưng Phật giáo Nhật Bản đã uốn nắn cả nền văn hóa Nhật  để hình thành những nhân cách đáng quý của con người, luôn bình tĩnh trước thuận duyên cũng như trong nghịch cảnh. Phải chăng cả dân tộc Nhật Bản đã đủ tỉnh táo trước sức lay động của tám ngọn gió? Có lẽ người phật tử Việt Nam chúng ta nên nhìn lại mình, trước nhất ở Châu Á, chỉ sau Ấn Độ, mà vẫn chưa đóng góp được gì rõ rệt cho việc xây dựng một nhân cách Việt xứng đáng với thời đại.

Tác Giả: NGUYỄN VĂN NHẬT | Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo  126


Tiêu điểm:

Âm lịch

Ảnh đẹp