01/04/2012 20:41 (GMT+7)
Sống thật lòng, yêu thật lòng, nhạc cũng thật lòng. Đó là Trịnh Công
Sơn. Oái oăm, những người lạ lại thường gặp số phận lạ. Ông mất đúng
vào Ngày nói dối (01/04/2001). |
29/03/2012 10:23 (GMT+7)
Đà Nẵng thân thương Sông Hàn rực ánh sáng Bãi Bụt linh thiêng kể từ khi Linh Ứng thành hình Tượng Bồ-tát cao hướng nhìn ra biển Nhìn vào nỗi khổ của nhơn gian Của tham-sân-si, kiêu mạn điêu tàn |
25/03/2012 08:26 (GMT+7)
Cây Sao đen đã tồn tại qua bao nhiêu năm tháng chiến tranh
khốc liệt, thế nhưng trước trước ý thức của một bộ phận người đô thị, số
phận của cây trở nên chênh vênh hơn bao giờ hết. |
23/03/2012 16:37 (GMT+7)
Có một vị thiền sư trú
trong túp lều tranh ở trên núi, một buổi tối khi đi thiền hành trở về, nhìn
thấy một tên trộm đang chiếu cố túp lều tranh của mình nhưng tìm không được vật
gì cả. Ngài bèn cởi chiếc áo ngoài đang mặc trên người và đứng ngoài cửa đợi tên
trộm ra, vì ngài sợ làm kinh động tên trộm. |
22/03/2012 13:57 (GMT+7)
Sau một năm anh đi cuối cùng mình cũng có dịp gặp lại… Anh vẫn là anh của
thuở nào, chỉ khác một chút: giờ anh đã là thầy tu! |
21/03/2012 21:38 (GMT+7)
"Ngày còn nhỏ, tôi thường theo mẹ lên chùa, không gian u tịch
của ngôi chùa cổ đã trở thành nỗi ám ảnh trong tôi. Và có lẽ, Phật giáo
cũng thấm vào tôi từ đó. Nhưng rồi, cuộc sống và sự mưu sinh đã có lúc
kéo tôi đi, tôi tưởng như đã đánh mất mình, nhưng một ngày, tôi ngộ ra
mình là ở đây, bản thể mình ở đây"… Tân Nhàn ngồi cà phê với tôi trong
một buổi chiều nhẹ nhõm và tĩnh tâm như vậy… |
21/03/2012 09:56 (GMT+7)
Mùa hạ năm nay, cũng như những năm trước, đoàn Phật tử chúng tôi lại có
đủ phước duyên cúng dường “Bánh Hoan Hỷ” đến chư tôn thiền đức Tăng Ni
tại một số trường hạ, trong đó có trường hạ Thiền viện Viên Chiếu. Xin
được nhắc lại rằng tên của món bánh cuốn này do Ni sư Như Đức |
18/03/2012 20:35 (GMT+7)
Tiếng chuông làm thức tỉnh bao người còn mãi đắm chìm trong
giấc mộng. Khách tang hải tuy sống trong cõi vô thường mà không hay biết
về vô thường, không ý thức về sự thật vô thường của vạn thể, nên đang
sống đấy mà như mộng. |
18/03/2012 17:39 (GMT+7)
Buổi sáng như thường lệ, sư thầy dậy sớm, ướp sẵn
tách trà hoa đại rồi bước ra vườn khai tâm thất tâm nhĩ bằng một bài
quyền bộ. Tùy theo hơi sương khí trời mà chọn bài đi phù hợp. Sáng nào
nhiều sương thì đánh bài Ngọc Trản, lấy chén ngọc hứng tinh hoa ban mai.
Hễ trời quang đãng thanh tịnh lại đi bài Bát Tiên, như một cung cách
gọi mời tám vị tiền bối cùng ngồi tri ẩm. |
16/03/2012 20:04 (GMT+7)
Những ai sinh ra ở Huế, lớn lên ở Huế và trưởng
thành ở Huế, thì không thể một sớm một chiều quên Huế được. Tôi là một người như
thế. Tôi đã sinh ra tại làng Dương-Xuân-Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa
Thiên của xứ Huế đầy thơ mộng này. |
15/03/2012 21:25 (GMT+7)
Gia đình tôi đang bận rộn gói bánh chưng trong dịp Tết Nguyên đán, thì
có tiếng chuông vang lên báo có khách đến nhà. Tôi vội đứng lên ra mở
cửa, không ai xa lạ là hai vợ chồng người bạn thân lâu ngày mới gặp.
Chúng tôi mừng rỡ chào nhau thân mật rồi cùng nhau vào phòng khách. Nhà
tôi cũng ngừng tay ra chào bạn, |
14/03/2012 13:40 (GMT+7)
Mẹ tôi là người Huế. Ngày còn trẻ, ba tôi nổi tiếng là người đào
hoa, tính lại thích tự do bay nhảy. Vậy mà, trong thời gian lưu lạc làm
ăn nơi đất Thần Kinh thơ mộng, ba đã "chân đi không đành” khi "gặp cô
gái Huế” là mẹ tôi bây giờ. Không biết ba đã tỉ tê những gì mà mẹ tôi
chịu rời bỏ quê cha đất tổ theo ba về cái nơi thừa nắng thừa gió này làm
nàng dâu xa xứ. |
11/03/2012 09:19 (GMT+7)
Khi khoảng cách giàu nghèo vẫn chưa có đủ những kế hoạch khả
thi để được thu hẹp , khi vẫn còn những con người không có loại phương
tiện nào có tính cách cơ khí hơn, thì đôi quang và chiếc đòn gánh vẫn là
công cụ đắc lực nhất giúp họ gồng gánh cuộc đời của họ . |
10/03/2012 08:56 (GMT+7)
Trên thửa ruộng khô chờ ngày cấy mạ, chiều về, ánh
nắng yếu ớt ẩn trong áng mây hồng , che một khoảng mát dịu, đám trẻ thật đông,
người lớn cũng không thiếu, mỗi chiều sau những ngày đón Xuân suốt tháng giêng
nhộn nhã, họ kéo nhau ra đồng phô trương những cánh diều sặc sỡ. Tiểu Thuận ngồi
trong cổng chùa nhìn ra vẻ thèm thuồng. |
10/03/2012 08:39 (GMT+7)
Lời tác giả:
(Người
con Phật không bao giờ ghen tị với sự thành công của người, thèm khát
và tìm cách chiếm đoạt những cái hay, cái đẹp của người. Đó là ý của bài
thơ này)
|
09/03/2012 13:59 (GMT+7)
Vào thập kỷ 60 – 70 của thế kỷ 20, Phạm Công Thiện là một hiện tượng
dị thường trong hoạt động văn học nghệ thuật và triết học ở miền Nam
nước Việt. Nhiều người, trong đó có nhà thơ Nguyễn Vỹ đã công nhận Phạm
Công Thiện là thần đồng. |
07/03/2012 16:19 (GMT+7)
Nắng tháng giêng, tháng hai với nhiều người là vạt lụa óng ánh vàng nên
thơ. Người ta thi vị nắng là hạt nắng, giọt nắng, chẳng hạn “giọt nắng
bên thềm” (Nguyễn Ngọc Thiện). |
07/03/2012 13:41 (GMT+7)
Một thiền sư nổi tiếng người Việt Nam, kể lại câu chuyện về ý thức
bảo vệ thiên nhiên của người dân tộc mà ông có dịp tiếp xúc. Câu chuyện đại ý
như sau: Năm 1951, thiền sư đi cùng vài tu sĩ đến một ngọn núi xa xôi ở khu vực
Đại Lào, thuộc tỉnh Lâm Đồng, |
06/03/2012 11:55 (GMT+7)
Con kình ngư nghìn năm biển cảCánh đại bàng tận đỉnh núi xaHét vang một tiếng giờ đứng ngọThong dong buông thả về quê nhà |
|