CHẾT AN LẠC TÁI SINH HOAN HỶ


Nguyên tác Anh ngữ: Peaceful Death, Joyful Rebirth của đại sư học giả Tulku Thondup Việt dịch: HT. Thích Như Điển & TT. Thích Nguyên Tạng Chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu ấn hành 2011
17/06/2011 08:47 (GMT+7)
Số lượt xem: 16561
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Chương 06
  Tái sanh

Không thoát khỏi vòng nghiệp lực

 

Bất cứ thói quen nào của nghiệp, dù thiện hay bất thiện
Mà chúng ta đã gieo trong tâm thức từ quá khứ,  
Sẽ dẫn dắt chúng ta đi tái sanh
Với phẩm chất phù hợp là hạnh phúc hay bất hạnh.

 

Có nhiều lúc người ta khó tin đời này qua rồi còn sanh trở lại đời sau nữa không? Làm sao biết tái sanh là có thực ?

Tuy khoa học hiện đại có thể không đưa được bằng chứng chính xác nhằm trả lời câu hỏi này, nhưng ta không nên khinh xuất những dẫn giải từ những bậc có truyền thống uy tín trong lĩnh vực tu chứng tâm linh, những vị ấy đã từng thâm áo chân lý của vạn hữu. Tái sanh hay tiếp tục đầu thai là trụ cột chính đối với một vài tín hệ Đông Phương, một vài trường phái Do Thái thần bí cũng chấp nhận tái sanh khởi đầu cho vòng quay của cuộc sống kế  tiếp. Nhiều vị đại sư Phật Giáo đã có thể thật sự hồi tưởng và tường thuật lại cuộc sống quá khứ của quí Ngài. Chính Đức Phật cũng đã kể lại hằng trăm câu chuyện về cuộc đời Ngài trong những kiếp quá khứ, bộ sưu tập nổi tiếng đó gọi là Jataka Tales (Túc sanh truyện - truyện tiền thân). Ngài cũng đã xác minh đời quá khứ của người khác.

Thậm chí có những người nam hay nữ rất bình thường – ở những quốc gia khác nhau, chủng tộc và tôn giáo khác nhau – đều tự nhiên nhớ lại tiền thân trong kiếp sống quá khứ, xuất thân từ những gia đình nào, ở đâu, thành phố nào. Thu hút chú ý đặc biệt là nhiều trường hợp của trẻ con, chúng đã kể lại rõ ràng chi tiết về thân phận của chúng trong kiếp quá khứ, cho dù trong kiếp này từ nhỏ đến lớn, chúng chưa bao giờ  đến thăm nơi mà chúng đã sinh ra hay gặp một người nào đó trong kiếp trước. Công trình nghiên cứu nổi tiếng nhất về đời sống quá khứ từ ký ức trẻ con, do Ian Stevenson M.D thực hiện, ông là người đã sưu tập hằng ngàn trường hợp ở Nam Á và Trung Đông trong vòng 40 năm qua, nhằm cố gắng nghiên cứu đề tài này dưới cái nhìn của khoa học. Ở Tây Tạng, có không biết bao nhiêu thí dụ từ những người sắp lâm chung tiên đoán tên cha mẹ của họ trong tương lai, thành phố nơi họ sẽ sinh ra. Ngoài ra còn có những đứa trẻ từng nhớ lại những chi tiết về đời sống trước đây của chúng.

Theo truyền thống của Phật Giáo Tây Tạng, có hằng ngàn vị Tăng sĩ trưởng lão với tước hiệu Tulku (Skt. Nirmanakaya) là những hóa thân. Người ta tin rằng tước hiệu Tulku là một ứng hóa thân của một vị Phật đã hoàn toàn giác ngộ hay đó là tái sanh của một Thiền giả chứng ngộ cao cấp nào đó. Vào lúc chết, những vị lama thỉnh thoảng dạy cho đệ tử biết họ sẽ tái sinh nơi nào. Trong vài trường hợp, từ khi còn nhỏ những Tulku đã bắt đầu kể, họ là ai trong kiếp quá khứ, những gì họ mong muốn hoặc cần thực hiện.Tuy nhiên, ở Tây Tạng, công thức được chấp nhận thông thường nhất để nhận ra một hóa sanh là, sau khi kiểm tra qua nhiều triệu chứng, tiếp đến sẽ là một buổi công nhận chính thức từ một lạt ma cao cấp đáng tôn kính khác.Tuy vậy có nhiều người nhìn nhận lầm lẫn Tulku do ảnh hưởng của những bậc Cha Mẹ cao vọng hay từ những yếu tố ích kỷ hoặc đơn thuần chỉ là sự lầm lẫn.

Một số quí vị Tulku đã nhớ lại đời sống quá khứ của họ hoặc biểu hiện những phẩm chất của hóa thân trong quá khứ. Ví dụ Thầy của tôi (tác giả) tái sanh lần thứ tư của Dodrupchen Rinpoche, ở lứa tuổi 3 hay 4 đã làm ngạc nhiên nhiều người, bởi luôn tiếp tục nói về nơi mà vị Dodrupcher thứ 3 đã sinh sống, đọc những lời cầu nguyện mà Ngài chưa hề được dạy, đọc những vần thơ không hề hiểu từ ký ức và biểu hiện những phép lạ. Ngài cũng đã cho thuật lại cảnh giới Cực Lạc của Đạo sư Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) như Ngài đã từng thấy.

Ngay tại Hoa Kỳ, nơi mà sự chấp nhận về tái sanh càng ngày càng gia tăng. Qua đánh giá của Gallup Poll thực hiện vài năm về trước, tường thuật có 25%  người Hoa Kỳ tin có “sự đầu thai của linh hồn (tâm thức) vào một thân thể mới”. Tuy nhiên đa phần thuộc tín đồ Tây phương thuần túy bài bác ý tưởng tái sanh. Mặc dù vậy, trên tổng thể họ đồng ý với Phật Giáo trên 2 điểm quan yếu: nếu bạn vô ngã và luôn giúp người bằng tình thương, thì điều kiện tốt đẹp sẽ chờ đón bạn sau khi chết; và nếu bạn luôn tạo những hành động sân si, tổn thương chúng sinh khác, thì bạn sẽ phải đối đầu với những hậu quả bất thiện đó.

Không cần biết chúng ta đã làm gì tính đến thời điểm này, đa phần mọi tôn giáo đều nuôi hy vọng cải thiện hoàn cảnh trong tương lai. Dù những truyền thống khác biệt đó dưới danh nghĩa, hình thức nào sử dụng cho cuộc thay đổi cần thiết này như: hối cải, tha thứ, chuyển đổi, cứu rỗi, cứu tế hay giải thoát... thì ý nghĩa chung vẫn là bằng ý chí và nghị lực của riêng bản thân với sức nương tựa vào năng lực gia hộ thiêng liêng, phía trước vẫn mở ra con đường cho chúng ta vươn lên một cuộc sống hạnh phúc hơn, đời sống ý thức tâm linh cao hơn.

 

Giải thoát hay tái sanh?

 

Theo tinh thần Phật giáo, mọi người đương nhiên sẽ tái sanh sau khi chết, ngoại trừ vượt khỏi vòng sanh tử bằng con đường Thiền định chứng đắc quả vị giác ngộ. Khi giác ngộ viên mãn Phật quả, bạn sẽ không bao giờ phải tái sanh trở lại trong bất kỳ cảnh giới thế tục này. Bởi vì bạn không phải là chủ thể của vòng nghiệp lực dẫn đến tái sanh. Bạn sẽ an trụ trong đạo tràng miên viễn của Phật trí cũng như Phật độ, pháp thân cùng báo thân của Phật đạo. Đó là cảnh giới của an lạc tối thượng, hoan hỷ tuyệt đối và chứng ngộ Thánh quả. Sau đó, những người khác sẽ có thể nhìn thấy báo thân của bạn, điều mà sẽ được thể hiện trên quả địa cầu này trong một hình hài thực tế, rõ ràng cho những người cởi mở tâm linh và nghiệp lực để hướng tới bạn. Báo thân này như là một sự giác ngộ trọn vẹn, mà sẽ chẳng phải do nhân quả liên hệ và nghiệp tạo ra. Bởi vì, chẳng những thế mà còn khởi lên từ sự từ bi của bạn một cách mạnh mẽ để phụng sự cho các chúng sanh trong thế giới Ta Bà.

Chứng giác ngộ trong đời này (hay kéo dài một trong ba kỳ kiếp khác của vòng sinh tử luân hồi) là sự thành tựu của những Đạo sư tiến bộ về Thiền Định. Nếu bạn là một chúng sanh bình thường - chẳng phải là một Đạo sự thành tựu cao cả, chẳng hề giác ngộ hay hoàn toàn giác ngộ, thì sau khi chết đi bạn bị trói buộc một cách thích hợp với sự tái sanh, theo chính nghiệp lực tự thân của bạn. một lần nữa bạn sẽ bắt đầu lại với những lối đi khác của cuộc sống mà cục diện ấy chúng ta đã thảo luận ở chương 01 rồi. Trong chương này chúng ta sẽ khảo sát tại sao và chúng ta sẽ tái sanh như thế nào? Hoặc là ở Tịnh Độ hay một trong sáu vòng sanh diệt: vòng luân hồi của Chư thiên, A tu la, người, thú, ngạ quỷ và địa ngục.

Cho dù bạn không phải là một Đại sư có thành tựu cao và vẫn còn nằm trong vòng kiểm soát của nghiệp lực. Nhưng bạn đã từng tích lũy thiện nghiệp về giới hạnh hay công đức, thì bạn vẫn được tái sanh vào cõi Tịnh Độ hay cõi người với phẩm chất quí trọng. Như vậy, bạn sẽ có thể dụng ý một cách hữu ích để phụng sự cho những người khác. Dần dần mục tiêu tối hậu của sự giác ngộ cũng có thể đạt đến được.

Nếu bạn tái sanh vào cõi Tịnh Độ, thì sẽ là Tịnh Độ của hóa thân. Cõi Tịnh Độ hóa thân không giống cõi Tịnh Độ tối hậu của Phật quả. Bạn sanh vào thế giới Cực Lạc do nghiệp tích cực của bạn. Bạn sẽ vẫn có tâm thức nhị nguyên, vui với tình thức tích cực và với những cảm giác ấy. Thế nhưng sau khi sanh về thế giới Cực Lạc rồi bạn không còn trôi nổi trên hành trình hướng đến sự giác ngộ trọn vẹn. Sự đạt được Phật quả sẽ chắc chắn (chúng ta sẽ khảo sát một vài sự thuật lại về cảnh giới Tịnh Độ trong chương tới, nhan đề là: Đức Phật Vô lượng quang và Thế giới Tịnh Độ của Ngài).

Nếu bạn tái sanh vào một trong sáu đường thì bạn sẽ bị trói vào một thân thể vật lý (con người hay những loài khác), chung quanh ảnh hưởng bởi văn hóa xã hội. Khi nào bạn sống với thân thể kia, bạn có thể vẫn cải thiện được nghiệp lực từ từ để có được một đời sống trong hiện tại hay tương lai tốt hơn. Tuy vậy, gần như không thể  chứng được trạng thái tối hậu của Phật quả miên viễn, mà chính trạng thái ấy là báo thân của Vô Thượng Phật quả. Đối với những hành giả đã sẵn sàng, sự chuyển biến này sẽ dễ dàng xảy ra hơn sau khi chết, lúc đó họ không còn bị vướng thân thể vật lý thô phù này nữa.

 

Nguyên nhân của sự tái sinh

 

Không bao giờ có tái sanh mà không có nguyên nhân. Nguyên nhân của sanh tử trong sáu cõi là do sáu cảm thọ phiền não. Đó là: tự tôn, chấp trước, dục vọng, si mê, tham lam và sân hận. Những cảm thọ đau khổ trở thành cội rễ phân biệt giữa phàm phu và giải thoát trong tâm thức. Khái niệm phân biệt nhị nguyên trỗi dậy ngay trong tâm thức, chấp ngã vào bất cứ về đối tượng nào, xem bản chất của đối tượng ấy thật sự tồn tại.

Khi chấp chặt vào tự ngã, chúng ta tự tạo một thói quen phân biệt giữa “cái này” và “cái kia” thay vì nhận thức được tính đồng nhất của vạn vật. Thói quen về sự phân biệt này đánh thức sự tác động, sự ưa thích hay việc chẳng ưa thích, sự mong muốn hay chẳng mong muốn, sự ràng buộc và hận thù. Chúng ta để những tình thức này vào âm thanh và cách nói năng một cách tự nhiên. Thường huân tập những tư tưởng hay hành động thiện dẫn đến hạnh phúc tái sanh ở cảnh giới cao hơn và ở cõi Tịnh Độ. Thường huân tập những tư tưởng hay hành động bất thiện sẽ dẫn đến những sự khổ đau và kết quả là sẽ tái sanh vào những cảnh giới thấp.

Tôi đã thưa rằng nếu bạn là những vị đạo sư thành tựu ở bậc cao thì bạn có thể giải thoát khỏi vòng sanh tử do thành tựu giác ngộ. Nếu bạn hoàn toàn thể đắc về trí tuệ rộng rãi – căn bản tánh không là sự tự nhiên của chúng ta, thì khái niệm của sự chấp chặt tự ngã sẽ được giải thoát và sẽ chấm dứt sự khổ đau như nhơn quả nghiệp lực, điều ấy có nghĩa là không còn tái sanh nữa. Khi đạt được sở chứng ấy, bạn đã có thể trở thành nguồn lợi lạc vô biên cho nhiều chúng sanh khác.

Tuy nhiên, đa phần chúng ta đều lao vào bám chấp những cảm thụ trong tâm thức và cho đó là những cảm thọ tồn tại chắc thật. Đồng thời chúng ta càng thúc đẩy những chấp trước này bằng những nguồn năng lượng của cảm thọ thích hoặc ghét. Ngoài ra chúng ta còn có khuynh hướng biểu tỏ cảm xúc của mình, không chỉ bằng suy nghĩ hay cảm xúc, mà còn bằng hành động hay lời nói, để tạo thành chủng tử. Những hành vi của thân, khẩu, ý như thế sẽ tạo thành nghiệp, đó là những thành tố huân tập thành thói quen của dòng tâm thức quyết định cho đời sống của chúng ta. Nghiệp kia sẽ kéo chúng ta vào nguyên nhân của sự tái sanh, hoặc vãng sanh Tịnh Độ hoặc trở lại một trong sáu nẻo luân hồi.

Lưu ý tất cả những khái niệm nhị nguyên cũng như cảm xúc của chúng ta- dù cho những xúc cảm đó của một con người tốt, như sự quan tâm, thương yêu và mong cho những người khác đạt đến những điều tốt đẹp - tất cả đều đi cùng với chấp trước của tự ngã. Vì thế, dù những cảm xúc tích cực là điều tốt, chúng vẫn còn rất xa so với cảnh giới của sự viên mãn, đó chính là căn bản trí tuệ vượt khỏi tư duy nhị nguyên và những cảm thọ xúc tình.Tuy nhiên, chấp vào những phẩm hạnh tích cực vẫn là những nấc thang để dẫn đến sự viên mãn, giúp cho chúng ta từ từ buông thả những chấp trước bám chặt vào tự ngã, hưởng được những cảm thụ của bình an và hỷ lạc. Như vậy sự biến thể từ phủ định sang khẳng định và từ tích cực sang viên mãn, là con đường lý tưởng để hướng đến Phật quả hay còn gọi là viên mãn tối thượng.

 

Lục đạo luân hồi

 

Sáu cảnh giới thế gian là một tập hợp gọi là luân hồi hay chu trình của Hữu. Trong biểu đồ Phật giáo, chúng được vẽ thành những hình ảnh được biết đến là Bánh xe luân hồi. Thế giới Ta Bà có ba cảnh giới thấp và ba cảnh giới cao.

 Ba cảnh giới thấp là thế giới của nhiều sự khổ đau:

1. Trong địa ngục, những chúng sanh khổ sở chưa hề ngừng nghỉ bởi sự thiêu đốt của những ngọn lửa và bị tắm nước đồng sôi hay tuyết, đá đông lạnh.

2. Cõi ngạ quỷ, những chúng sanh đau khổ chưa hề dứt sự thống khổ của sự đói khát.

3. Cõi súc sanh, những chúng sanh đau khổ về sự sợ hãi, ngu si và nô lệ.

Những chúng sanh này sẽ chẳng chết đi từ sự thống khổ ấy, ngay cả nếu chúng bị đốt thiêu trong ngọn lửa của địa ngục. Ngoại trừ nghiệp lực, là nguyên nhân của sự tái sanh kia chấm dứt.

Ba cõi cao hơn là những thế giới có nhiều hạnh phúc hơn, nhưng họ cũng bị cuốn vào sự khổ đau không cùng tận.

4. Ở cõi A Tu La, những chúng sanh vui với đời sống vật chất đầy đủ, nhưng chúng luôn đau khổ vì chiến đấu với nhau liên tục cũng như đánh nhau.

5. Ở cõi trời, chúng sanh vui với hạnh phúc to lớn lâu dài và cảm thọ sung túc, nhưng những sự vui thú này đơn độc chẳng hề thay đổi về sự vui thú có tính cách nhục dục đó và rồi cũng sẽ chịu khổ đau. Họ sống đời sống dài lâu so với kiếp sống của con người ngắn ngủi, thế nhưng vì không hiểu đạo giác ngộ, nên họ cảm thấy đời sống ấy chấm dứt trong một thời gian ngắn ngủi. Thế giới Chư thiên hay các cõi Trời là một phần của thế giới không tránh khỏi sự chết như chúng ta, chẳng phải là một thiên đường hay vương quốc giống như các vị Chư thiên ở cõi Tây phương thần thoại. Chẳng bao lâu thì nghiệp lực của họ sẽ ra khỏi cảnh giới Chư thiên, rồi những chúng sanh ấy sẽ đau khổ bởi sự chết và họ sẽ đầu thai vào cảnh giới, nơi mà họ là chủ thể để cho nghiệp lực của họ ảnh hưởng đến.

6. Ở cõi người của chúng ta, ngay cả nếu chúng ta sống hạnh phúc với niềm vui lớn của năng lực trí tuệ, giàu có của cải và kinh nghiệm thực tiễn, chúng ta cũng không khỏi khổ đau bởi giây xích của sự tái sanh, sự đau ốm, già nua và sự chết. Chúng ta đau khổ bởi sự mất mát những gì chúng ta muốn và phải chấp nhận những gì chúng ta chẳng hề mong mỏi, không nhận được những gì chúng ta ước mong và luôn đề phòng những gì chúng ta đang có.

 

Vòng luân hồi theo PG Tây Tạng

 

Sáu tình thức:

Chủng tử của sự tái sanh trong lục đạo.

Thế giới nào trong sáu cõi này đang chờ đợi bạn sẽ tái sanh lần tới? Nó phụ thuộc vào những cảm xúc chiếm ưu thế hơn mà bạn đã ghi vào bộ nhớ tâm thức nghiệp lực của mình. Phải chăng những cảm xúc đó là sân, tham, si, dục, chấp và tự mãn? Hay những cảm xúc thiện lành như lòng bao dung, sự độ lượng,  biết đúng chánh hay tà, sự tri túc, hỷ lạc hay khiêm cung chăng? Những thành tố tạo thành thói quen trong tâm tưởng ấy sẽ chuyển biến dưới dạng tái sanh, nơi tái sanh sẽ tùy thuộc vào những nghiệp đó, hoặc trong sáu cõi luân hồi hoặc là cõi Tịnh Độ.

Theo nhiều tài liệu, nghiệp lực là dấu ấn in vào trước tiên với sự tác động của sự sân hận và sự biểu hiện qua nhục thể cuồng nhiệt và những hành động qua lời nói sẽ đưa đến sự khổ đau của việc đốt cháy hay đông lạnh và chúng sẽ cũng hoạt động trở lại trong hình thức tái sanh ở cảnh giới địa ngục.

Ở chương một chúng ta đã nói về bốn phần của hành nghiệp rằng sự cần thiết ở yếu tố trọn đủ của nghiệp: đối tượng (hay căn bản), ý chí, sự thực hiện quyết định, thực hành. Trong ví dụ về nghiệp sân, sự hiện hữu của con người hay sự vật rằng bạn gắt gỏng thì đó là đối tượng. Có động cơ thúc đẩy sự giận hờn là cường độ của đối tượng. Hành vi thuộc về sự gắt gỏng của con người là sự thực hành. Kinh nghiệm về cảm giác của sự giận giữ là đã hoàn tất hành động. Hành động nghiệp như thế nào mà bạn đã thực hành, nếu hành động ấy có tất cả bốn yếu tố thì nó sẽ trở thành sự cấu tạo đầy đủ của nghiệp, điều mà sẽ không thể trốn khỏi kết quả ảnh hưởng trong tương lai.

Có rất nhiều người thể hiện sự tái sanh trong sự giận dữ và khổ não với cảm giác của sân hận đến với hầu hết những người khác. Rồi thì họ nói bất cứ cái gì hoặc bộc phát sự tức giận, điều mà khởi lên sự đau khổ và bạo động trong những đời sống cá thể và trong mọi cuộc sống, với những người mà họ sống chung cùng. Nếu đó là cuộc sống tự nhiên trong hiện tại của bạn, bạn dù chấp nhận hay không thì bạn sẽ chẳng có sự an lạc và hoan hỷ trong cuộc sống của bạn, chỉ là kinh nghiệm của sự khổ não, sợ hãi và sự bất hạnh. Dẫu cho bạn bây giờ ở trong hình hài của con người, sống trong vòng của nhân thế, kinh nghiệm của bạn cũng giống như trong địa ngục như bạn đã là chúng sanh trong địa ngục thuộc địa tầng thấp hơn.

Bạn phải diễn kịch như bạn đương mạnh mẽ, can đảm và anh hùng, nhưng trên thực tế bộ mặt này đơn thuần phủ lên trên sự bất an của bạn, dễ tổn thương và tình cảm tự ngã của bạn. Chẳng bao lâu khi bạn chết đi, bởi vì những thói quen thuộc về sự tức giận ấy, mà bạn đã mang nó xuyên suốt cuộc sống của bạn, kinh nghiệm tinh thần của bạn và những hiện tượng xuất hiện sẽ bừng dậy trong tâm thức của bạn như trong cảnh giới địa ngục. Trong thực tế không có sức mạnh của quan tòa nào sẽ phán quyết hay xử phạt được bạn, mà nó sẽ đơn lẻ chịu tác động của nghiệp lực trở lại, khắc sâu vào giòng chảy của tâm bạn bởi sự tác động của tự thân.

Trong số tài khoản dự trữ của trung ấm thân mà bạn đã được dự ngôn trong chương 5, chúng ta đã thấy một vài việc rất sống động và những thí dụ kinh ngạc của sự khổ đau ở địa ngục. Ở đó chúng ta phải nhớ lại bởi chính chúng ta rằng tất cả những tín hiệu, âm thanh, cảm giác của thân trung ấm và của những vòng quay khác chẳng có gì cả, thế nhưng sự trái ngược của kinh nghiệm tự thân đầy đủ tinh thần, giống như thể hiện trong một giấc mộng. Chúng là những dấu hiệu đơn thuần của sự tác động tích cực hay tiêu cực, rằng một người đã được ghi vào nơi giòng chảy của tâm thức bởi sự thăng hoa của tự ngã, sự nhận ra đối tượng như là sự thật. Ngài Shantideva nói rằng:

“Tất cả những sợ hãi và đau khổ tột cùng

Đều đến từ tâm thức

Những điều này được dạy cho ai đã thấy được chơn lý (Đức Phật)

Ai đã tạo ra khí cụ đặc biệt của vòng quay địa ngục?

Ai đã xây dựng nên tất cả những sự đốt cháy thép trong đất?

Những ngọn lửa này đã đến từ đâu?

Tất cả đều (trái lại với sự đơn thuần) là bất hạnh của tâm thức bạn”

Đức Phật đã dạy như vậy.

Trong trường hợp của sự sân si, nghiệp lời nói sẽ khắc vào chủ yếu bởi sự tác động khác, biểu hiện qua âm thanh, sự tác động vật lý, là những nguyên nhân của sự đau khổ phù hợp và việc tái sanh ở cảnh giới thấp hơn. Tóm lại như sau:

Sự tác động của sự sân si hay giận dữ là nguyên nhân của sự đau khổ bởi sự đốt cháy và sự lạnh giá, đồng thời sẽ tái sanh ở cảnh giới địa ngục.

Sự tác động của tham lam hoặc sự tham dục là nguyên nhân của sự khổ đau về đói khát và sẽ tái sanh vào cảnh giới của quỷ đói.

Sự tác động của sự si mê hay hỗn loạn là nguyên nhân sự khổ đau về vô minh và sợ hãi, đồng thời sẽ tái sanh vào loài súc sanh.

Sự tác động của dục vọng và sự lệ thuộc, là nguyên nhân khổ đau của sự sanh, già, bệnh và chết, đồng thời sẽ tái sanh vào cảnh giới của loài người.

Sự tác động của sự chấp trước là nguyên nhân đau khổ của chiến tranh và ganh tị, sẽ tái sanh vào cảnh giới của A Tu La.

Sự tác động của sự tự tôn và sự tự mãn là nguyên nhân đau khổ của sự hỗn loạn và sợ hãi sự chết, sau đó tái sanh về cảnh giới của Chư thiên.

 

Trình độ cao hơn phụ thuộc vào sự chấp trước, ganh tị và tự mãn sẽ trở nên sự tham lam. Những điều này, sự tác động ấy có thể giản dị ở ba sự tác động độc hại: sân hận, tham lam và si mê. Đây là nguyên nhân của sự khổ đau và tái sanh lại vào ba đường hạ liệt của vòng luân hồi. Như Ngài Nagarjuna đã dạy:

Tham lam sẽ dẫn bạn vào vòng quỷ đói

Giận dữ sẽ dắt bạn vào địa ngục.

Si mê sẽ hoàn toàn kéo bạn vào vòng súc sanh.

Nó chẳng đơn thuần là tính cách của sự tác động, mà chúng có khả năng sẽ quyết định nguyên nhân của sự tái sanh theo cảnh giới đặc thù. Theo Ngài  Gampopa thì cho dù bạn tạo bất cứ nghiệp bất thiện nào:

Nếu bạn tạo nghiệp bất thiện với sự sân hận, thường lập lại vô số lần, và tiếp tục tạo nhân sân hận đó với một bậc đã chứng quả cao tột, hậu quả của nghiệp đó làm bạn phải tái sanh vào cảnh giới địa ngục.

Nếu bạn tạo nghiệp bất thiện với sự tham lam, thường lập lại nhiều lần, và tiếp tục tạo nhân tham lam đó với một bậc đã chứng quả bậc trung, kết quả sẽ bị tái sanh vào cảnh giới ngạ quỷ.

Nếu bạn tạo nghiệp bất thiện với sự si mê, thường lập lại vài lần, và tiếp tục tạo nhân si mê đó với một bậc đã chứng quả bậc thấp, kết quả bạn sẽ bị tái sanh vào cảnh giới súc sanh.

Hậu quả của nghiệp nặng hay nhẹ tùy thuộc vào tác động tâm thái nặng hay nhẹ, thường biểu hiện qua ngôn từ hay hành động khiếm nhã, đặc biệt ta càng khiếm nhã mang đau khổ cho người bao nhiêu, thì chính điều đó sẽ khiến bạn phải lãnh hậu quả do người khác đem đến y như vậy.

Giữa nhiều kết quả của nghiệp lực, quả báo nào sẽ chín trước? Đầu tiên bạn sẽ phải kinh qua hậu quả của nghiệp nào nặng nhất giữa tất cả các nghiệp đó. Nó xảy ra ngay sát cận tử nghiệp. Như vậy nghiệp nào gây tạo vào lúc cận, sẽ tạo thành sức đẩy lớn trong những bước tiếp theo ở đời sống tương lai. Tiếp đến bạn phải lãnh thọ những quả báo đã tạo nhiều nhất và sau cùng là những nghiệp gây tạo gần nhất.

Mặc dù nguyên nhân của nghiệp đã ăn sâu vào trong tâm thức của bạn, nhưng nay có một tin rất đáng vui, mặc dù vậy nhưng bạn vẫn có thể tránh được những tái sanh bất lợi như địa ngục chẳng hạn, nếu bạn thay đổi được tập quán lâu đời trong tâm thức.

 

Sự chọn lựa tái sanh kiếp sau nằm trong tầm tay của bạn.

 

Vào cuối cuộc đời, đến giai đoạn trung ấm thân có thể bạn sẽ phải đối diện với nổi sợ hãi khủng khiếp, cô đơn và khổ não. Lúc đó tâm thức sẽ phát sanh một áp lực lớn nhất là cần tìm một chỗ mới nào đó để tái sanh, vì thế lúc đó thần thức sẽ chẳng để ý đến phẩm chất nơi mà cuối cùng bạn sẽ đến đó. Ở vào tình huống ấy bạn đặc biệt phải cảnh giác, bởi vì cơ hội tốt để đóng lại cánh cửa tái sanh vào nơi sai lầm và chọn đúng nơi tái sanh thích hợp, việc đó sẽ nằm trong tầm tay của bạn. Để đạt mục đích này, bạn phải học cách công nhận ra tín hiệu của nơi sẽ tái sanh. Chúng ta đã thảo luận về một vài tín hiệu ở chương 4 về “Trung ấm thân” trong phần tiêu đề “Sự tâm đắc về việc chờ đợi chúng ta tái sanh” (xem trang 90 sách tiếng Anh).

Nếu nghiệp cực thiện hay nghiệp cực ác đưa đẩy, bạn không có cơ hội để chọn lựa nơi tái sanh, vì năng lực của những nghiệp mạnh mẽ đó đã làm chủ hoàn toàn. Việc bạn phải đầu thai nơi nào là điều tự nhiên sẽ diễn ra, không cần đến sự tác ý của tâm thức nữa. Nhưng nếu nghiệp lực của bạn không đủ sức mạnh, thì mọi cố gắng của bạn vào lúc đó sẽ mở ra cơ hội cao nhất để bạn chọn lựa một nơi sinh tốt đẹp. Để thành công trong trường hợp này, sự hiểu biết về phương pháp tránh những tái sinh lầm lẫn và sự chọn lựa một tái sinh đúng là một điều quan trọng.

Ở chương 9 phần “Nghi lễ phục vụ cho lúc lâm chung và người chết”. Chúng ta sẽ khảo sát những nghi lễ một cách tường tận cho việc dõi theo sự sanh trong bốn nẻo luân hồi và đặc biệt trong ba cõi thấp hơn. Ở đây tôi muốn tóm lược đơn giản về lời dạy cho việc đóng kín những dấu hiệu xấu của tái sanh và chọn lựa một trong những tín hiệu đứng đắn hơn.

 

Tránh tái sinh lầm lẫn

 

Nếu bạn là hành giả Thiền định thành tựu ở bậc cao, người như vậy đã thể đắc và hoàn toàn giác ngộ bản chất của tâm, bạn phải an trụ trong trạng thái tri giác đó mà không bị động. Làm được điều đó rồi, thay vì tái sanh, bạn có thể đạt thành nơi Phật quả.

Nếu bạn chẳng hề thể đắc hoặc chẳng được hoàn hảo về điều ấy, nhưng nếu bạn để tích tụ ruộng phước đức và đã quy y với một vài vị Phật riêng biệt ở các cõi Tịnh Độ thì bạn nên về nương tựa với vị Phật và cõi Tịnh Độ ấy. Đồng thời sự mong đợi mạnh mẽ kia về sự tái sanh sẽ làm việc đặc thù ở cõi Tịnh Độ. Càng nhiệt thành thì sẽ cứu vớt bạn từ vòng quanh tái sanh trong sáu cõi ấy và sẽ hướng bạn đến tái sanh theo ý muốn của bạn ở cõi Tịnh Độ.

Ví dụ nếu trong đời sống của bạn, bạn đã gieo trồng chủng tử của sự nương tựa về vị Phật Vô Lượng Quang (Phật A Di Đà), tin tưởng Ngài như một tấm thân có lòng từ không điều kiện, một trí tuệ toàn tri và một năng lực vô địch, và nếu trong thời gian quá vãng hoặc ở trong trạng thái trung ấm thân, bạn có thể giác ngộ về sự nương vào sự nhớ nghĩ về Ngài và cõi Tịnh Độ của Ngài, rồi thì sự nhận biết sẽ trổi dậy lập tức trong bạn như là sự hiện hữu của Đức Phật Vô Lượng Quang và cảnh giới Cực Lạc.

Nhưng bạn sẽ xây dựng như thế nào về loại tập quán của sự nương tựa nghiêm mật và tin tưởng ấy? Dần dần sẽ hướng về đức Phật, cõi Tịnh Độ và công đức kia nhiều lần như vậy, chẳng bao lâu thì tiếng nói hay lời cầu kinh của những người hộ niệm càng nhiều càng tốt. Vào lần đầu khi thực hành có thể chưa cảm nhận được gì, thế nhưng chẳng bao lâu sẽ trở nên thân thiện và chẳng thể đo lường được khi sẽ trở thành một phần trong mỗi hơi thở và cuộc sống của bạn. Rồi thì sau khi chết, tất cả những sự nhận biết sẽ tỉnh thức với hình ảnh của Đức Phật về tình thương, sự an lạc và trí tuệ cũng như cõi Tịnh Độ là cõi của sự an lạc và hạnh phúc (vấn đề chi tiết của phần thực tập này, xin xem phụ bản A).

Có thể có một vài nghiệp lực được tái sanh về Cực Lạc và bây giờ bạn phải sáng tạo nghiệp ấy như tình yêu, sự độ lượng, sự hiểu biết của những gì là đứng đắn, sự phân ly, sự hoan hỷ và sự tôn kính. Đặc biệt để biểu hiện trong việc phụng sự cho người khác. Nếu như vậy, bạn phải có sự chọn lựa của việc tái sanh của một trong những cảnh giới cao hơn với những tài sản tốt đẹp. Như vậy bạn phải nhớ lại rằng tín hiệu của nơi tái sanh đặc thù và sẽ chọn lựa nó.

Ví dụ như bạn đang thấy tín hiệu của cảnh giới Chư thiên, nhưng được báo hiệu để tái sanh trong cõi người thì bạn phải đóng kín ánh sáng trắng mềm mại lại, cái gì là tín hiệu nơi sanh ở cõi Chư Thiên mà thay vào đó sẽ nhớ lại cũng như chọn lựa ánh sáng màu sáng xanh để đi xa hơn nữa.

Trong khi bạn dựa theo trung ấm thân để di chuyển, bạn chẳng được phép nghĩ về tình yêu của bạn với một người nào đó và sự sở hữu của bạn về nhà cửa bởi vì những sự suy nghĩ này sẽ chỉ khiến bạn hướng đến ngược lại con đường phía bên phải. Bạn phải nhắm tiêu điểm của tâm bạn trên con đường nơi tái sanh mà bạn chọn.

Như chúng ta đã thấy nơi chương 4 cánh cửa đón nhận sự tái sanh của bạn vào một trong sáu đường có thể xuất hiện như là một vệt sáng màu xanh. Vệt sáng màu trắng cho biết là Chư Thiên và cõi người. Ánh sáng màu vàng dừng lại thông thường là cho A Tu La và cảnh giới súc sanh. Thay vào đó cảnh giới súc sanh có thể thay thế để cho biết bằng màu của máu và cảnh giới A Tu La bởi màu bão tuyết hay mưa gió nặng hạt. Màu sáng khói chỉ cho vòng ngạ quỷ và ánh sáng tương tự từng mãng tròn hay màu đen trôi nổi của thú, cho biết đó là cảnh giới của địa ngục. Ngay cả chính tự thân bạn, bạn phải thấy sự thay đổi ánh sáng của màu sắc, sẽ vẽ nên sự sanh của bạn trong tương lai.

Đây là lời dạy về năm con đường để đóng cửa vào, giúp hành giả không lộn trong cánh cửa tái sanh:

1)        Nếu bạn đang thấy những ánh sáng, đó chính là dấu hiệu của nơi tái sanh trong tương lai, trường hợp đó bạn có thể thấy một đôi đang làm tình, đặc biệt nếu bạn có khuynh hướng sanh vào cõi người. Đôi này biểu hiện khả năng sẽ làm Cha Mẹ của bạn. Nếu việc ấy xảy ra, hãy đừng đi đến hay khởi niệm tham đắm hoặc ghen tương hướng đến họ. Hãy xem họ như là bậc Đạo sư phối ngẫu của bạn, cụ thể hóa vị đạo sư của bạn trong hình thể đàn ông và đàn bà. Hoặc bạn nên xem họ như là vị Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) trong sự kết hợp với phối ngẫu tinh thần ấy. Yeshe Trogyal hay một vài cặp của phối ngẫu Phật. Khởi tâm kính trọng và cúng dường họ. Với sự nương tựa nghiêm mật, sẽ phát triển mạnh cường độ để nhận sự dạy dỗ và gia hộ từ họ.

2)        Nếu chẳng thể đóng lại cánh cửa sinh được thì sẽ thấy một cặp vợ chồng như là phối ngẫu thần thánh, ngay cả như đức Phật Vô Lượng Quang (A Di Đà) và Phật Từ Bi (Đức Quán Thế Âm) trong thể thức người đàn ông và người đàn bà. Hãy kính trọng và dâng cúng vật dụng cho họ. Cảm tưởng mạnh rằng bạn sẽ nhận được sự gia hộ của họ.

3)        Nếu bạn không thể đóng lại cánh cửa của việc tái sanh, thì ngược lại sẽ phụ thuộc vào sự sân hận. Thông thường, nếu bạn sẽ tái sanh làm đàn ông thì bạn sẽ trải qua kinh nghiệm khởi tâm đến những người đàn bà mà những cặp vợ chồng đang làm tình và sự ganh tị hay sân hận sẽ hướng tới người đàn ông ấy. Nếu bạn chọn đi đầu thai làm người nữ thì bạn sẽ cảm thấy sự khởi tâm hướng đến người đàn ông và sự ganh tị hay sân hận sẽ hướng đến người đàn bà. Cũng thế, khởi đi từ những tập nghiệp trong quá khứ, lúc đó có thể bạn nhìn thấy hai người, nhưng kỳ thực có thể bạn đã bị kéo lôi đến là một con chim trống và con chim mái. Nếu như vậy thì bạn sẽ tái sanh thành con chim con. Như vậy, lúc đó, bạn phải phát nguyện dõng mãnh  rằng: “Tôi sẽ không bao giờ cho phép tâm thức tôi tham ái cũng như sân hận”.

4)        Nếu chẳng đóng chặt cánh cửa của sự sanh thì với sự tin tưởng mạnh để thấy tất cả những kinh nghiệm rằng bạn không có một thực thể, giống như một huyễn cảnh. Những việc làm này sẽ phân giải sự chấp thủ trong tâm bạn ở kinh nghiệm như là một thực tế và điều kia sẽ đóng chặt về nơi tái sinh.

5)        Nếu chẳng thể đóng chặt cánh cửa của sự sanh ra được thì ngay khi thấy mọi vật như là sự hấp thụ ánh sáng. Nghĩ rằng: “những hiện tượng phức tạp ấy là chính tự thân của tâm thức mình, mà tâm thì rỗng không” và rồi thì sự chờ đợi trong trạng thái tự nhiên không bị một biến đổi nào. Hãy để cho tâm thức trong trạng thái thiên nhiên của nó, lột trần giống như nước sẽ chảy trở lại nước và tất cả sẽ trở thành một của sự bất khả phân kia.

Ngài Jigme Lingpa khuyên rằng: “Khi chúng sanh đang ở trong trạng thái của thân trung ấm thấy một cặp vợ chồng đang giao hợp với nhau thì chúng ta sẽ tiến vào họ giống như những con ruồi ở trong thùng rác ấy. Sự đặc thù của chúng sanh đó là nếu người ấy có nghiệp để tái sanh thì sẽ nhập vào trong tử cung với sự chạy theo kia không cách nào tránh khỏi. Ở thời điểm ấy bạn phải mạnh dạn lên để nương tựa vào một vị giác ngộ hay phải xác định ý muốn chọn lựa ở lại trong tử cung. Điều ấy sẽ giúp cho bạn tìm ra được sự tái sanh cao quí ở cõi người.”

 

Chọn lựa nơi tái sanh đúng đắn

 

Nếu bạn đã quyết định tái sanh về cõi Cực Lạc thì thông thường bạn phải cảm nhận ngược lại với hướng tái sanh trong sáu nẻo luân hồi. Đừng nhận sự chấp trước vào một người nào đó hay thương yêu hay sự sở hữu của bạn. Hãy mạnh dạn hơn nữa và hãy tự tin vào năng lực  của bạn sẽ đến được Cực Lạc, nơi mà bạn đã chọn, giống như cõi Tịnh Độ vậy và bạn nghĩ rằng: “Tôi sẽ sanh ra một cách mầu nhiệm nơi hoa sen ở dưới chân của Đức Phật Vô Lượng Quang (A Di Đà) tại thế giới Cực Lạc.”

Nếu tái sanh về cõi Tịnh Độ chẳng thể được thì bạn phải thấy nơi tái sanh của bạn là một trong sáu nẻo luân hồi ấy. Tuy nhiên bạn phải quan sát đây là sự mục kích về chỗ sanh của bạn, chẳng giống như thực tế, mà thay vào đó trong một tín hiệu thuộc về những hình dạng như sau:

Hài lòng với những ngôi nhà nhiều tầng và được biết rằng đây là dấu hiệu nơi tái sanh ở cảnh giới Chư Thiên.

Một rừng cây chung quanh là lửa hay nước mưa có thể là cảnh giới của A Tu La

Những người nói chuyện với nhau không có mục đích hoặc những ngôi nhà bình thường, đẹp đẽ cũng như vui vẻ là dấu hiệu tốt đẹp để tái sanh làm người.

Hang động, túp lều và sương mù là dấu hiệu của súc sanh.

Bờ sông khô cạn hoặc những nơi chốn đen tối, nhơ nhớp là dấu hiệu của cảnh giới ngạ quỷ.

Những căn nhà màu đỏ hoặc đất màu đen, hay hang tối hoặc con đường mờ mịt là những tín hiệu của địa ngục. (Tuy nhiên một vài tác giả cho rằng những điều này là kết quả của những nghiệp bất thiện có thể dẫn vào cảnh giới địa ngục, mà thân trung ấm khi trải qua kinh nghiệm bằng những hình ảnh hay ánh sáng.)

Khi bạn nhận thấy được những hiện tượng này bạn phải tha thiết nương vào trong một vài nơi này. Bởi vì khi bạn đã chẳng được bảo hộ lâu dài. Bạn phải mong mỏi được yên ổn ở một vài nơi trong ấy, bởi vì bạn cảm thấy kinh ngạc và khó khăn bởi những hiện trường huyễn cảnh hiểm ác của Thần Chết. Tuy nhiên bây giờ là lúc cố gắng để dụng tâm, bởi vì bạn chẳng nên đi về hướng trước bởi một trong những dấu hiệu của cảnh giới thấp hơn. Bạn phải cố gắng chọn lựa cảnh giới của loài người hoặc là cảnh giới của Chư Thiên nếu sanh về cõi Tịnh Độ là điều chẳng thực hiện được.

Rất khó khăn cho bạn để nhận ra nơi tái sanh đúng đắn, bạn sẽ thấy nơi tái sanh hoàn hảo cũng như bất hảo trong mỗi một ấy, hoặc nơi tái sanh không phù hợp lại là phù hợp, bởi vì con người mê hoặc nơi huyễn cảnh biểu hiện bởi cái nghiệp đen tối của chính tự thân của bạn. Nếu thật là như vậy thì điều quan trọng là nên xử dụng những kỹ thuật như sau: nếu bạn đã thực tập Thiền Định ở một vài vị Phật phẫn nộ giống như vị Vajirapanim, vị Phật của sức mạnh, bạn nên quán tưởng một cách đúng hơn cho chính bạn trong thể thức của thần linh. Thân hình của Ngài to lớn, uy nghiêm và sự dũng mãnh. Giọng của Ngài làm kinh ngạc và quả địa cầu rung chuyển. Tâm hồn của Ngài đáng yêu, toàn tri và an lạc. Nếu quán tưởng Ngài Vajrapani thì bạn phải xác chứng việc không sự hiện hữu của tử thần, sự kinh ngạc về việc hiểu biết ngụy tạo rằng điều ấy đã lôi kéo bạn đi xuống. Điều này sẽ cho bạn cơ hội tốt để xử dụng thiên lý nhãn tối thiểu để nhiều chúng sanh có trung ấm thân dễ tìm được phẩm chất thực tế của nơi chốn sẽ tái sanh và chọn lựa đúng một trong những nơi an ổn.

Bạn cũng phải phát triển trong cường độ mạnh rằng: “Tôi sẽ sinh lại trong một gia đình thành thật và những hành giả đức hạnh;Tôi sẽ tái sanh lại làm người, người mà có khả năng để phụng sự cho tất cả chúng sanh”

Ngoài ra trong khi nhập vào tử cung, chú nguyện nó như là cung điện của những vị Thần linh. Hãy nghĩ rằng cung điện này đuợc tràn đầy với những vị Thần linh, giống như Đức Phật Từ Bi và cầu nguyện nơi các Ngài. Rồi thì đi vào tử cung, suy nghĩ rằng bạn đang được gia trì bởi những vị Thần linh ấy. Hoặc thay vào đó, với sự cầu nguyện xem người đàn ông và người đàn bà trong sự kết hợp như là cặp phối ngẫu Thầy tinh thần của bạn.

Nếu một vài dấu hiệu của sự tái sanh xuất hiện nơi bạn, ngay cả nếu được thấy về một nơi tái sanh tốt đẹp, thì nó có tính cách quan trọng để đừng nhập vào trạng thái của tâm thức phụ thuộc về nó. Ngay cả nếu nó thể hiện về nơi sinh bất thiện đi chăng nữa thì đừng vào trong trạng thái của tâm thức giận giữ nó. Hãy vào nơi tái sanh có thể tốt nhất hay tử cung với sự bình tĩnh cao độ tự tại với sự tác động của việc miễn cưỡng hay sự thừa nhận.

Ngoại trừ ra bạn đã có kinh nghiệm về Thiền Định, nhưng đa phần khó khăn sửa đổi trong thói quen thường tình của bạn về sự khác biệt trong việc ra lệnh để thừa nhận một nơi tái sanh như sự mong mỏi, khi mà bạn chính là trung ấm thân. Tuy nhiên bạn có thể cố gắng để thực tập những việc sau đây:

Hãy đừng quên rằng bạn đang ở trong trạng thái của trung ấm thân, trên quá trình chuyển tiếp.

Hãy nhớ giữ bước đi và giữ đầu của bạn ở điểm hướng thượng.

Cầu nguyên liên tục bằng cách niệm danh hiệu Phật và hãy quy y với Ngài.

Hãy quy y Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng.

Cầu nguyện với Đức Phật Từ Bi giống như Đức Phật Vô Lượng Quang (Đức Phật A Di Đà) và chính vị Thầy tinh thần của bạn.

Hãy buông xả những chấp thủ đối với những người bạn yêu và sự sở hữu bởi vì họ sẽ dẫn dắt bạn đi sai con đường bạn muốn.

Hãy đi vào con đường của ánh sáng xanh cho cõi người hoặc ánh sáng trắng của cõi giới Chư Thiên.

Nếu bạn có thể đúng với một ít về sự giải thoát hay hy vọng để sanh vào cảnh giới người hay cảnh giới Chư Thiên thì bạn sẽ được trợ giúp một cách nhiệt tình bởi những người thân (hay người cầu nguyện) trong khi bạn chết hay sau cái chết của bạn. Họ có thể tiếp tục lặp lại những việc hướng dẫn cho bạn.  Có nhiều người trợ tử thực tập giúp bạn nhớ lại, điều này có thể dễ dàng hơn cho bạn tự nhớ những việc kia, khi bạn đã thọ trung ấm thân. Ngay cả sau khi bạn đã chết, thần thức của bạn còn hiện hữu với thế giới của sự sống ngay trong khoảnh khắc ấy. Bởi vậy sự hướng dẫn yêu cầu bạn bởi những người đang trợ tử vẫn đến với bạn và làm lợi ích cho bạn. Chúng ta phải  cố gắng thử những phương pháp tốt nhất để chúng ta có thể suy nghĩ và những việc làm đúng đắn nơi trung ấm thân.

Trong quyển sách này tôi đã gây sự chú ý đặc biệt về việc tái sanh ở thế giới Thanh Tịnh và an lạc sau khi lâm chung. Đối với một người Phật tử điều kia có nghĩa là thế giới Cực Lạc của Đức Phật Vô Lượng Quang (Đức Phật A Di Đà) (thế nhưng cũng có thể chọn lựa một vài vị Phật khác ở cõi Tịnh Độ). Bây giờ chúng ta sang chương thứ 7 để khảo sát về Đức Phật này và cảnh giới Cực Lạc của Ngài như là một năng lực gia trì đối tượng của sự chờ đợi và quay về, và cũng là một nơi mà chúng ta được phép mong đợi để sinh về đó. Khi nhớ nghĩ và cầu nguyện với Đức Phật Vô Lượng Quang cũng như tạo những phước đức, chúng ta có thể được tái sanh về cõi Cực Lạc, một cõi giới của sự an lạc lớn và hoan hỷ, nó sẽ giúp cho sự hồi tưởng sự mô tả về Ngài và cảnh Tịnh Độ của Ngài như trong kinh điển mà Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni đã nói đến.


Âm lịch

Ảnh đẹp