Giáo
lý Phật Giáo Tây Tạng chia hành trình luân hồi của chúng ta thành bốn
giai đoạn:
1/ Giai đoạn đời sống thế gian
2/ Giai đoạn hấp hối
3/ Giai đoạn thoáng thấy chân tánh và ánh quang minh
4/ Giai đoạn trung ấm thân hay giai đoạn chuyển tiếp giữa lúc chết và
lúc tái sinh
Bốn chương
đầu sẽ trình bày tóm tắt bốn giai đoạn này. Để minh họa những chứng
nghiệm về sự chết và cõi Trung Ấm, tôi trích dẫn nhiều tài liệu của các
“delog”, tức là những
người có khả năng thẩm thấu về tâm linh tới một mức độ nào đó đã trở về
từ cõi chết và kể lại những gì họ đã trải qua, rất giống kinh nghiệm cận
tử (near death) trong những cuốn sách của người Tây Phương ngày nay. Vì
những chuyện về cõi Bardo này dài nên tôi dành trọn một chương (chương
5, những chuyện về cõi Trung Ấm) cho những lời kể về những cõi đáng sợ
hoặc những cõi phúc lạc ở bên kia cái chết.
Vào cuối giai đoạn Trung
Ấm chúng ta sẽ tái sinh về cõi nào, tại sao và như thế nào ? Chương 6 “
Tái Sinh” sẽ giải đáp những câu hỏi này và cung cấp một bản đồ giúp
chúng ta tránh tái sinh vào những cõi thấp và biết cách chọn lựa những
cõi lành để tái sinh như Cõi Cực Lạc hoặc các cõi Trời.
Cõi tịnh là những trụ xứ của
các vị Phật nguyên thủy vốn là những sự thể hiện trí tuệ và từ bi. Những
nghi thức của Phật
Giáo Tây
Tạng cho người chết và người hấp hối, thường bao gồm các pháp quán tưởng
về các vị Phật này và trụ xứ của các Ngài, vốn là nguồn ban phúc lạc và
sức mạnh tâm linh.
Trong cuốn
sách này dạy chúng ta tập trung vào vị Phật nguyên thủy và phổ quát, đó
là Phật A Di Đà, tức là Phật Vô Lượng Quang. Việc niệm danh hiệu và cầu
nguyện Phật A Di Đà sẽ giúp người chết tái sinh trong cõi Cực Lạc của
Ngài. Chương
7
nói về Phật Vô Lượng Quang và Cõi Cực Lạc, trình bày một cách sinh động
nguồn phúc lạc này, dựa theo lời mô tả trong kinh sách.
Những người
sống có vai trò rất quan trọng giúp người hấp hối và người chết đi sang
cõi bên kia. Chương
8
“cách giúp đỡ người hấp hối và người chết”, hướng dẫn việc này cho những
người thân, bạn bè và những người cần giúp đỡ khác, dù họ là tín đồ Phật
Giáo hay ngoài Phật Giáo.
Đi sâu hơn vào truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, chương
9
“Nghi thức cho người hấp hối và người chết”, mô tả những nghi thức
truyền thống mà các vị Lạt Ma hộ niệm cho người hấp hối và người chết
trong những cộng đồng ở miền
Đông Tây Tạng, nơi tôi trưởng thành và tu tập trong tông phái :
Nyingma của Phật Giáo Tây Tạng. Chương
10
“ kết luận”,
cũng là chương cuối tổng kết của tập sách...