PHỤ LỤC 1 MÂU TỬ VÀ NHỮNG ĐOẠN PHIẾN DẬT VĂN
Trong
tình hình tư liệu hiện nay, người đầu tiên được biết đã trích Mâu Tử là
Lưu Hiếu Tiêu, Tiêu viết chú thích cho Thế thuyết tân ngữ của Lưu Nghĩa
Khánh. Trong phần hạ của quyển thượng 2 thiên về văn học, Tiêu đã dẫn
điều 21 của Mâu Tử để chứng tỏ thời Hán Minh đế đã có kinh Tứ thập nhị
chương . Tiếp theo Tiêu, Dữu Trọng Dung viết Tử sao gần 30 quyển trích
dẫn 107 tác giả của Trung Quốc. Ngày nay, Tử sao đã thất lạc. Nhưng cứ
vào bản mục lục của nó do Cao Tợ Tôn chép lại trong cuốn cuối của Tử
lược, ta thấy Dung có dẫn “Mâu Tử luận 1 quyển”, Và điều này được chứng
thực qua một trích dẫn của Cụ Bình thân vương trong Hoằng quyết ngoại
điển sao 3. Đến đời Tùy, Đỗ Đài Khanh viết Ngọc chúc bảo điển 4 đã hai
lần trích Mâu Tử. Sang đời Đường, Lý Thiện viết Văn tuyển chú lại dẫn
điều 21, khi chú thích Đầu đà tự bi. Rồi Trạm Nhiên viết Chỉ quán phụ
hành truyền hoằng quyết, Đạo Tuyên viết Tập cổ kim Phật đạo luận hành.
Thần Thanh viết Bắc sơn lục và một tác giả chưa biết tên viết Lịch đại
pháp bảo ký mới tìm lại được ở Đôn hoàng đầu thế kỷ này, đã liên tục dẫn
Mâu Tử trong đó Trạm Nhiên có một số lượng trích dẫn lớn nhất. Qua đời
Tống, Lý Phưởng (926-966) cùng các đồng sư soạn Thái bình ngự lãm Trần
Bành Niên năm 1008 viết Quảng vận và Đức Khuê viết Bắc sơn lục tùy hàm
đều có dẫn Mâu Tử. Tới đời Nguyên, thay vì trích dẫn, như những người
tiền bối của mình đã làm, Tử Thành dựa hẳn vào Mâu Tử, điều chỉnh lại
cho phù hợp với bối cảnh học thuật hơn 1000 năm về sau, để viết Chiết
nghi luận.
Như
thế, qua hơn một ngàn năm từ lúc xuất hiện, Mâu Tử đã là một tác giả có
một ảnh hưởng và vị trí nhất định trong học giới Trung Quốc. Trừ Chiết
nghi luận mà Tử Thành đã dựa hẳn vào Mâu Tử để viết ra, có những đoạn
văn hầu như đồng nhất với Lý hoặc luận nhưng không gọi đích danh tên Mâu
Tử như những tác phẩm khác, khi dẫn, đều ghi tên Mâu Tử. Song vì văn cứ
có những xuất nhập, khi so với bản Lý hoặc luận của Hoằng Minh tập hiện
nay. Chúng tôi đề nghị tập hợp chúng lại đây cho tiện bề tham
khảo[48][48], quán. Công tác tập hợp này, trước đây Chu Thúc Ca[49][49]
và Dư Gia Tích[50][50] đã từng tiến hành. Chu Thúc Ca chỉ tập hợp các
trích dẫn trong chú thích Văn tuyển thể thuyết tân ngữ và Thái bình ngự
lãm, trong khi Dư Gia Tích thì từ các sách Ngọc chúc bảo điển, Chỉ quán
phụ hành truyền hoằng quyết, Hoằng quyết ngoại điển sao, Bắc sơn lục,
Bắc sơn lục tùy hàm và Quảng vận. Tiếp thu những thành quả của Chu Thúc
Ca và Dư Gia Tích đã đạt được, đồng thời bổ sung thêm những phát hiện
vừa mới có trong thời gian qua, chúng tôi cho công bố toàn bộ dật văn
của Mâu Tử đã trích dẫn trong các thư tịch, để làm cơ sở cho những
nghiên cứu trong tương lai cùng với bản Mâu Tử của Hoằng Minh tập làm
tiêu bản so sánh.
1. THẾ THUYẾT TÂN NGỮ (thượng/ hạ tờ 12b8-11)
Phiên âm:
Mâu
Tử viết: Hán Minh đế dạ mộng thần nhân, thân hữu nhật quang, minh nhật
bác vấn quần thần. Thông nhân Phó Nghị đối viết: Thần văn Thiên Trúc hữu
đạo giả, hiệu viết Phật, khinh cử năng phi, thân hữu nhật quang, đãi
tương kỳ thần dã. U thị khiển vũ lâm tướng quân Tần Cảnh, bác sỹ đệ tử
Vương Tuân đẳng thập nhị nhân, chí Đại nguyệt thị quốc tả thư Phật kinh
tứ thập nhị bộ, tại Lan Đài thạch thất.
Dịch:
Mâu
Tử nói: Hán Minh đế đêm mộng người thần, minh có ánh sáng mặt trời. Hôm
sau, rộng hỏi quần thần. Thông nhân Phó Nghị đáp nói: Thần nghe Thiên
Trúc có nhà đạo giả, hiệu gọi là Phật, cất nhẹ có thể bay, mình có ánh
sáng mặt trời, đó hẳn thần ấy. Do thế, vua sai vũ lâm tướng quân Tần
Cảnh, bác sỹ đệ tử Vương Tuân v.v… mười hai người đến nước Đại nguyệt
thị, chép lấy kinh Phật bốn mươi bộ, để ở nhà đá Lan Đài.
2. TỬ SAO, dẫn theo HOẰNG QUYẾT NGOẠI ĐIỂN SAO 3
Phiên âm:
Tử
sao vân: Mâu Tử thiếu diệu tu kinh truyện, mỵ hữu bất hảo. Linh đế băng
hậu, thiên hạ nhiễu loạn, tương mẫu tỵ thế tại Giao Chỉ, niên nhị thập
lục, qui Thương Ngô, Hậu dĩ huyền mặc vi thần, đạm bạc vi đức, quách
nhiên tỉnh tư, vạn vật bất can kỳ chí.
Dịch:
Tử
sao nói: Mâu Tử nhỏ, giỏi học kinh truyện, không có (sách) gì là không
thích. Sau khi Linh đế băng hà, thiên hạ nhiễu loạn, đem mẹ tỵ nạn ở
Giao Chỉ. Năm 26 tuổi trở về Thương Ngô. Sau lấy huyền mặc làm thân, đạm
bạc làm đức, rộng rãi lặng nghĩ. Vạn vật không ngăn chí ông.
3. NGỌC CHÚC BẢO ĐIỂN 4
Phiên âm:
Mâu
Tử viết: Hoặc vấn viết: Phật tùng hà sinh? Ninh hữu tiên tổ cập quốc ấp
phủ, giai hà thi, trạng hà loại hồ? Tử viết: Lâm đắc Phật thời sinh ư
Thiên Trúc, giả hình vương gia, Phụ viết Bạch Tịnh, phu nhân viết Diệu,
tứ nguyệt bát nhật, tùng mẫu hữu hiếp sinh, thú lân quốc chi nữ, lục
niên sinh nam, tự viết La Vân. Phụ vương trân trọng thái tử, thậm ư nhật
nguyệt. Đáo niên thập cữu, tứ nguyệt bát nhật dạ bán, thích nhược bất
lạc, toại phi nhi khởi, đốn ư vương điền, hưu ư thọ hạ. Thái tử nhập
xuất (?), sơn nhập lục niên, tư đạo bất thực, bì cốt tương liên, tứ
nguyệt bát nhật, tọa thành Phật yên Nhân nhị nguyệt thập ngũ nhật quá
thế, nê hoàn nhi khứ.
Mâu
Tử vân: Lạc Dương Tây Ung môn ngoại khỉ Bạch Mã tự, bích thượng vị
triều đình thiên thừa vạn kỵ nhiễu tháp. Hựu Nam cung Thanh Lương đài
thượng, cập Khai dương môn sở tạo làng danh Hiển tiết, tất ư thượng tọa
tác Phật tượng.
Dịch:
Mâu
Tử nói: Người lầm hỏi: “Phật từ đâu sinh ra? có tổ tiên làng nước
không, làm gì, hình dáng giống loại gì?” Ông đáp:“Đến lúc thành Phật thì
sinh ở Thiên Trúc, mượn hình vương gia. Cha gọi Bạch Tịnh, mẹ gọi là
Diệu. Ngày 8 tháng 4 sinh từ sườn phải mẹ. Cưới con gái nước láng giềng,
sáu năm sinh con trai, tên chữ La Vân, Vua cha yêu quí thái tử hơn cả
trời trăng. Đến năm 19 tuổi, nửa đêm mồng 8 tháng 4 xót xa không vui,
bèn bay mà ra đi, dừng ở ruộng vua, nghỉ dưới gốc cây, Hôm sau, vua và
quan dân, không ai là không khóc lóc, ngàn xe muôn ngựa ra thành đuổi
theo. Trời mọc càng cao, ánh sáng chói chang, cây đưa cành xuống, không
khiến mình thái tử bị thiêu đốt. Thái tử vào núi nhập (định) sáu năm,
nghĩ đạo, không ăn, da bọc liền xương. Mồng 8 tháng 4 bèn thành Phật.
Nhân ngày 15 tháng 2 qua đời, niết bàn mà đi”.
Mâu
Tử nói: Ngoài cửa Tây Ung của Lạc Dương dựng chùa Bạch Mã, trên vách
đặt vẽ triều đình ngàn xe muôn ngựa nhiễu tháp. Lại trên đài Thanh Lương
Nam cung và cửa Khai Dương cùng lăng do vua xây tên Hiển Tiết, đều trên
ấy vẽ làm tượng Phật.
4. PHÁ TÀ LUẬN quyển thượng
(ĐTK 2109 tờ 478c7 ø 479a1-6)
Phiên âm:
Tử thơ Mâu Tử nhị quyển thạnh luận Phật pháp (…).
Hậu
Hán thư Hiếu Minh đế Vĩnh Bình tam niên, thượng mộng kim nhân, hạng bội
nhật nguyệt quang, phi hành điện tiền, cố vấn quần thần. Thông nhân Phó
Nghị đối viết: “Thần văn Tây Vức hữu thần, kỳ danh viết Phật. Bệ hạ sở
kiến đắc vô thị hồ”. Đế khiển lang trung Thái Hâm, trung lang tướng Tần
Cảnh, bác sỹ Vương Tuân đẳng sứ ư Thiên Trúc nhi đồ kỳ hình tượng. Hâm
nhưng dự sa môn Nhiếp Ma Đằng Trúc Pháp Lan đông thiên Lạc Dương. Trung
Quốc hữu sa môn tự thử thỉ dã.
Dịch:
Tử thơ Mâu Tử 2 quyển nói nhiều về Phật pháp (...).
Hậu
Hán thư: Hiếu Minh đế Vĩnh Bình năm thứ 3 (59) vua mơ thấy người vàng,
cổ mang ánh sáng mặt trời mặt trăng, bay đi trước điện. Vua nhìn hỏi
quần thần. Thông nhân Phó Nghị đáp: “Thần nghe Tây Vức có Thần, tên gọi
là Phật. Bệ hạ nhìn thấy, há không phải đó sao?”. Vua sai lang trung
Thái Hâm, trung lang tướng Tần Cảnh, bác sỹ Vương Tuân v.v… đi sứ Thiên
Trúc mà vẽ hình tượng. Hâm cùng với sa môn Nhiếp Ma Đằng Trúc Pháp Lan,
hướng đông đến Lạc Dương. Trung Quốc có sa môn, bắt đầu từ đó.
5. BIỆN CHÍNH LUẬN 6 (ĐTK 2110 tờ 534a11 -13) và QUẢNG HOẰNG MINH TẬP 13
(ĐTK 2103 tờ 185a25-6)
Phiên âm:
Mâu Tử luận vân: Nghiêu Thuấn Châu Khổng Lão thị chi hóa, tỉ chi ư Phật, do bạch lộc chi dự kỳ lân, nhi tử bất năng ngộ.
Dịch:
Mâu Tử luận nói: Nghiêu Thuấn Châu Khổng họ Lão giáo hóa so với Phật, như hươu trắng đối với kỳ lân, mà không thể hiểu.
6a. TẬP CỔ KIM PHẬT ĐẠO LUẬN HÀNH QUYỂN GIÁP (ĐTK 2104 tờ 363c10-364a9)
Phiên âm:
Hán
pháp bản nội truyện vân: Minh đế Vĩnh Bình tam niên, thượng mộng thần
nhân, kim thân trượng lục, hạng hữu nhật quang, phi tại điện tiền, hân
nhiên duyệt chi, minh nhật vấn quân thần: “Thử hà vi thần?” Hữu thông
nhân Phó Nghị viết: “Thần văn Thiên Trúc hữu đắc đạo giả, hiệu viết Phật
dã, phi hành hư không, thân hữu nhật quang, đãi tương kỳ thần hồ!”. Ư
thị thượng ngộ, khiển lang trung Thái Hâm, lang tướng Tần Cảnh, bác sỹ
đệ tử Vương Tuân đẳng nhất thập bát nhân, ư Đại nguyệt chi Trung Thiên
Trúc quốc, tả Phật kinh Tứ thập nhị chương , tạng tại Lan Đài thạch thất
đệ thập tứ gian. Hựu ư Lạc Dương thành Tây Ung môn ngoại vi khởi Phật
tự, ư kỳ bích họa thiên thừa vạn kỵ, nhiễu tháp tam tráp, hựu tương họa
Thích ca lập tượng, nãi ư Nam cung Thanh Lương đài cập Khai dương thành
môn thượng, đồ Phật nghi tượng. Thời tạo thọ làng, danh viết Hiển tiết,
diệc ư kỳ thượng, tác Phật đồ tượng, Quảng như Mâu Tử sở hiển.
Dịch:
Hán
pháp bản nội truyện nói: Minh đế Vĩnh Bình năm thứ 3 (59) vua mơ thấy
người thần, mình vàng trượng sáu, cổ có ánh sáng mặt trời, bay tại trước
điện, hớn hở lòng vui. Hôm sau hỏi quần thần: “Đó là thần nào?”. Có
thông nhân Phó Nghị nói: “Thần nghe Thiên Trúc có người đắc đạo, hiệu
gọi là Phật, bay đi trên trời, mình có ánh sáng mặt trời, há đó thần ấy
ư?” Do thế, vua hiểu, sai lang trung Thái Hâm, lang tướng Tần Cảnh, bác
sỹ đệ tử Vương Tuân v.v… 18 người ở Đại nguyệt chi nước Trung Thiên
Trúc, chép kinh Phật 42 chương chứa ở nhà đá gian 14 của Lan Đài. Lại
ngoài cửa Tây Ung thành Lạc Dương dựng chùa Phật, trên tường vẽ ngàn
muôn xe ngựa nhiễu tháp ba vòng, lại sắp vẽ tượng đứng đức Thích Ca. Lại
ở đài Thanh Lương của Nam cung và trên cửa thành Khai Dương, vẽ nghi
tượng Phật. Bấy giờ tạo thọ lăng gọi là Hiển Tiết, cũng ở trên lăng, làm
vẽ tượng Phật. Rộng như Mâu Tử nói rõ.
6b. QUẢNG HOẰNG MINH TẬP 1
(ĐTK 2103 tờ 98c11-18)
Phiên âm:
Hán Hiển tôn Khai Phật hóa pháp bản nội truyện
Truyện
vân: Minh đế Vĩnh Bình tam niên, thượng mộng thần nhân, kim thân trượng
lục, hạng hữu nhật quang, ngộ dĩ vấn chư thần hạ, Phó Nghị đối chiếu:
Hữu Phật xuất ư Thiên Trúc. Nãi khiến sứ vãng cầu, bị hoạch kinh tượng
cập tăng nhị nhân. Đế nãi vi lập Phật tự họa bích, thiên thừa vạn kỵ,
nhiễu pháp tam tráp. Hưu ư Nam cung Thanh Lương đài cập Cao dương môn
thượng Hiển tiết lăng, sở đồ Phật lập tượng tinh Tứ thập nhị chươngkinh,
giam ư Lan Đài thạch thất. Quãng như tiền tập Mâu Tử sở hiển.
Dịch:
Truyện
nói: Minh đế Vĩnh Bình năm thứ ba, vua mộng người thần, mình vàng
trượng sáu, cổ có ánh sáng mặt trời, thức dậy đem hỏi các thần hạ. Phó
Nghị đáp chiếu nói: Có Phật ra đời ở Thiên Trúc. Bèn sai sứ tìm đến, có
đủ kinh tượng và hai nhà sư. Vua do thế dựng chùa Phật, vách vẽ ngàn xe
muôn ngựa, nhiễu tháp ba vòng. Lại ở đài Thanh Lương Nam cung và trên
cửa Cao dương (cùng) lăng Hiển Tiết vẽ tượng Phật đứng với kinh Bốn mươi
hai chương để ở nhà đá Lan Đài. Rộng như Mâu Tử của tập trước nói rõ.
7. VĂN TUYỂN LÝ THIỆN CHÚ (59 tờ 4b9).
Phiên âm:
Mâu
Tử viết: Hán Minh đế mộng kiến thần nhân, thân hữu nhật quang, phi tại
điện tiền, dĩ vấn quần thần. Phó Nghị đối viết: Thiên Trúc hữu Phật,
tương kỳ thần dả. Hậu đắc kỳ hình tượng.
Dịch:
Mâu
Tử nói: Hán Minh đế mơ thấy người thần, mình có ánh sáng mặt trời, bay ở
trước điện, đem hỏi quần thần. Phó Nghị đáp rằng: “Thiên Trúc có Phật,
hay vị thần ấy”. Sau được hình tượng Phật.
8. CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT 5/1 và 5/6
Phiên âm:
Đệ
nhị thập nhất cứu sa môn đàm thị phi trung lập. Vấn vân: Lão Tử viết;
Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri. Hựu vân: Đại biện nhược nột. Hựu
viết: Quân tử sỹ ngôn quá hành. Thiết sa môn tri chí đạo, hà bất tọa nhi
hành chi, không đàm thị phi, hư luận khúc trực, khởi phi đức hạnh chi
tặc gia? Đáp: Lão diệc hữu ngôn, như kỳ bất ngôn, ngô hà thuật yên. Tri
nhi bất ngôn, bất khả giã, bất tri bất ngôn, ngu nhân giã. Năng ngôn bất
năng hành, quốc chi sư giã. Năng hành bất năng ngôn, quốc chi dụng giã.
Năng hành năng ngôn, quốc chi bảo giã. Tam phẩm chi nội, duy bất năng
ngôn, bất năng hành, vi quốc chi tặc (5/1 279a16-b2).
Mâu
Tử hựu vân: Hoài kim bất hiện nhân, thùy tri kỳ nội hữu vỹ bảo. Phi tú
bất xuất hộ, thụ tri kỳ nội hữu văn thái. Mã phục lịch nhi bất thực, tắc
nô dự lương đồng quần. Sỹ hàm âm nhi bất đàm, tắc ngu dự trí bất phân.
Kim chi tục sỹ, trí vô hào tuấn, nhi dục bất ngôn từ, bất thuyết nhất
phu, nhi tự nhược đại biện. Nhược tu chi đồ, tọa nhi đắc đạo giả, như vô
mục dục thị, vô nhĩ dục thính, khởi bất nan hồ?
Hựu
Mâu Tử viết: Nghiêu sự Doãn Thọ, Thuấn sự Vụ Thành, Khưu học Lão Đam,
Đán sư Lữ Vọng. Tứ sư tuy thánh, tỷ chi ư Phật, do bạch lộc chi tỷ kỳ
lân; tỷ kỳ giáo giã, do ô thước chi tỷ phụng hoàng, tỷ kỳ hình giã, do
khưu điệt chi dự Hoa Hằng (5/6 tờ 324c15-26).
Tha
hựu vấn viết: Cái chư đạo tòng tàn, phàm cửu thập lục, đạm bạc vô vi,
mạc thượng ư Phật. Thần tiên chi thuật, bộc dĩ vi tôn, đãi Phật pháp chi
bất như hồ? Mâu Tử viết: Chỉ nam vi bắc, tự vị bất hoặc, dẫn đông vi
tây, tự vị bất mê. Như nhử sở ngôn, tợ dĩ đê niểu nhi tiếu phụng hoàng,
chấp yến diên nhi trào qui long. Nhiên thế nhân hữu bối nhật nguyệt nhi
hướng đăng chúc, thâm câu độc nhi thiển giang hà, khởi bất mậu hồ? Nhữ
bối Phật pháp, nhi tôn thần tiên giả, thử chi vị giã.
Dịch:
Thiên
21: Cứu sa môn đứng trong việc bàn phải trái, Hỏi rằng: Lão Tử nói:
Người biết không nói. Người nói không biết. Lại nói: Giỏi nói như câm.
Lại nói: Quân tử thẹn lời nói quá việc làm. Nếu sa môn biết đạo lớn, sao
không ngồi mà làm, lại suông bàn phải trái, suông luận ngay cong. Há
chẳng là giặc của đức hạnh? Đáp: Lão (tử) cũng có nói: Nếu ông không
nói, tôi thuật lại làm gì? Biết mà không nói, còn không được. Không biết
mà không nói, là người ngu. Nói được mà làm không được là quốc sư. Làm
được mà nói không được là quốc dụng. Làm được nói được là quốc bảo.
Trong ba loại đó, chỉ không nói được, không làm được là giặc của nước.
Mâu
Tử lại nói: Mang vàng không để người thấy, ai biết trong người có ngọc
vỹ. Mặc gấm không ra khỏi nhà, ai biết áo có màu thêu. Ngựa cúi xuống
máng mà không ăn thì cả nài lẫn chủ họp lại. Kẻ sỹ ngậm lời mà không
nói, thì đứa ngu người trí không phân. Tục sỹ ngày nay, trí không chút
giỏi, mà muốn không nói ra lời. Không bảo được một người mà tự cho như
nói hay. Những bọn như thế, ngồi mà đắc đạo, thì như không mắt mà muốn
thấy, không tai mà muốn nghe, há không khó ư?
Lại
Mâu Tử nói: Nghiêu thờ Doãn Thọ, Thuấn thờ Vụ Thành, Khưu học Lão Đam,
Đán tôn Lữ Vọng. Bốn thầy tuy là thánh, so với Phật, như hươu trắng sánh
với kỳ lân, so về lời dạy thì như quạ đen sánh với phụng hoàng; so về
hình dáng thì như gò đồi sánh với Hoa Hằng.
Người
khác lại hỏi: Bởi các đạo um tùm gồm 96 thứ, mà vô vi đạm bạc không đạo
nào hơn Phật. Thuật thần tiên, tôi cho là cao, đến Phật pháp cũng không
bằng. Mâu Tử đáp: Chỉ nam làm bắc, tự bảo không lầm. Dẫn đông làm tây,
tự bảo không lạc, như chỗ ông nói là đem cú vọ mà cười phụng hoàng, cầm
ếch nhái mà bỡn rùa rồng. Nhưng người đời có kẻ quay lưng với trời
trăng, mà chạy theo đèn đóm, cho ngòi lạch sâu mà chê sông lớn cạn. Há
không lầm ư? Ông quay lưng với Phật pháp mà đi tôn thần tiên, chính là
việc đó.
9. LỊCH ĐẠI PHÁP BẢO KÝ (ĐTK 2075 tờ 179c9-23)
Phiên âm:
Mâu
Tử vân: Tích Hán Hiếu Minh hoàng đế, dạ mộng kiến thần nhân, thân hữu
nhật quang, phi tại điện tiền, ý trung hân nhiên dã, tâm thậm duyệt chi.
Minh nhật truyền vấn quần thần: Thử vi hà vật? Hữu thông sự xá
nhân[51][51] Phó Nghị viết: Thần văn Thiên Trúc hữu đức đạo giả hiệu
viết Phật, kinh cử phi đẳng[52][52] thân hữu nhật quang, đải tương kỳ
thần. Ư thị thượng[53][53] ngộ, khiển sứ Trương Khiên, vũ lâm lang trung
Tần(?), bác sỹ đệ tử Vương Tuân, nhất[54][54] thập nhị nhân, Đại nguyệt
thị[55][55], tả thủ Phật kinh. Tứ thập nhị chương , tại Lan Đài thạch
thất đệ thập tứ, tức thời Lạc Dương thành Tây Ung môn ngoại khởi Phật
tự, kỳ[56][56] bích họa triều đình thiên thừa vạn kỵ, nhiễu kỵ thập tam
tráp. Hựu ư nam cung Thanh Lương đài cập Khai dương môn thượng, tác Phật
hình tượng. Minh đế tại thời, trị mạng vô thường, tiên tạo thọ lăng.
Lăng viết Hiển Tiết, diệc ư kỳ thượng, tác Phật đồ tượng. Ư vị diệt
thời, quốc phong dân ninh, viễn di mộ nghĩa, hàm lai vi đức, nguyện vi
thần thiếp giả, dĩ vi ức số, cố thụy viết Minh dã. Tự thị chi hậu, kinh
thành tả hữu cập châu[57][57] huyện, xứ xứ các hữu Phật tự. Học giả do
thứ nhi tư.
Dịch:
Mâu
Tử nói: Xưa Hán Hiếu Minh hoàng đế đêm mộng thấy người thần, mình có
ánh sáng mặt trời, bay ở trước điện, trong lòng mừng rỡ tâm rất vui vẻ.
Ngày mai truyền hỏi quần thần: “Đó là vật gì?”. Có thông sự xá nhân Phó
Nghị nói: “Thần nghe Thiên Trúc có người đức đạo, hiệu gọi là Phật, nhẹ
cất bay lượn, mình có ánh sáng mặt trời. Hẳn đó là vị thần ấy”. Do thế,
vua hiểu, sai sứ Trương Khiên, vũ lâm lang trung Tần (Cảnh), bác sỹ đệ
tử Vương Tuân v.v.. mười hai người (đi) Đại nguyệt chi, chép lại kinh
Phật bốn mươi hai chương, để ở nhà đá thứ mười bốn của Lan Đài. Tức lúc
ấy ngoài cửa Tây Ung thành Lạc Dương dựng chùa Phật, vách vẽ triều đình
ngàn xe muôn ngựa cưỡi quanh mười ba vòng. Lại ở đài Thanh Lương của Nam
cung và trên cửa Khai Dương, làm hình tượng Phật. Khi Minh đế còn, biết
mạng vô thường, trước tạo thọ lăng. Lăng gọi Hiển Tiết cũng ở trên nó
làm tượng vẽ Phật. Lúc vua chưa mất, nước giàu dân yên, mọi xa mộ nghĩa
đều đến về đức, nguyện làm tôi mọi, lên tới số ức, nên thụy là Minh. Từ
đó về sau, hai bên kinh thành và các châu huyện, chỗ chỗ mỗi có chùa
Phật. Kẻ học do thế mà thịnh.
10. BẮC SƠN LỤC 3 Pháp tịch điển thiên
Phiên âm:
Mâu
Tử vân: Phật kinh tiền thuyết ức tải chi sự, khước đạo vạn thế chi yếu.
Thái tổ vị triệu, thái tử vị sinh, càn khôn triệu hưng, kỳ vi bất khả
ác. kỳ thiêm bất khả nhập. Phật tất di luân kỳ quảng đại chi biểu, phẩn
chiết kỳ yểu miễn chi nội, mỵ bất kỷ chi. Cố kỳ kinh quyển dĩ vạn kể,
ngôn dĩ ức sổ. Thí như lâm hà âm thủy, bảo nhi tự túc, yên tri kỳ dư
tai!
Dịch:
Mâu
Tử nói: Kinh Phật trước nói việc cả ức năm, sau kể chuyện chính muôn
đời. Thái tổ chưa ra, thái tử chưa sinh, càn khôn nổi lên, nhỏ không thể
bắt, bé không thể vào. Phật gồm bao hết bên ngoài sự lớn rộng của nó,
chẻ bẻ bên trong sự nhỏ nhiệm của nó. Cho nên. kinh Phật quyển lấy vạn
mà kể, lời lấy ức mà đếm. Ví như đến sông uống nước, no thì đủ thôi, chứ
đâu lo nước sông còn?
11. THÁI BÌNH NGỰ LÃM
Phiên âm:
Mâu
Tử viết: Châu ngọc thiểu nhi quý, phàm thuộc đa nhi tiện, Thánh nhân
thất kinh nhi dĩ. Phật thoại vạn ức ngôn, khủng phiền nhi vô đáng dã.
Mâu
Tử viết: Tích Công Minh Nghi vị ngưu đàn thanh giốc nhi tháo, phục
thực, như cố, chuyển vị văn manh thanh tắc kiều vĩ nhi niếp điệp.
Mâu
Tử viết: Hoặc vấn viết: Phật kỳ hà nhi sinh? Ninh hữu tiên tổ? Mâu Tử
viết: Phật sanh Thiên Trúc, già hình ương gia. Phụ viết Bạch Tịnh, phu
nhân tử viết Tịnh Diệu, tứ nguyệt bát nhật, Phật tinh tùng thiên lai,
phu nhân trú tẩm, mộng kiến tượng lục gia, hân nhiên duyệt chi, toại
cảm nhi dựng, nhàn dĩ bát nhật tùy mãn hữu hiệp nhi sanh. Thái tử hữu
tam thập nhị tướng, bát thập chủng hảo, giáp như sư tử, bị bất thọ trần
thủy, thư túc giai câu tỏa, mao tất hướng thượng.
Hựu
viết: Tử đắc Phật đạo dĩ lai lương hữu ích phủ. Mâu Tử viết: Ngô tự đắc
Phật đạo lai, như khai phù vân, kiến bạch nhật như chấp hỏa cự nhập
nghi thất hỷ.
Dịch
Mâu
Tử nói: châu ngọc ít mà quý, loài thường nhiều mà rẻ. Thánh nhân chỉ
có bảy kinh mà thôi. Phật bèn lại có vạn ức lời, thì e sợ rườm rà không
đáng.
Mâu
Tử nói: Xưa Công Minh Nghi vì trâu mà gảy loại nhạc Thanh giốc, trâu
vẫn cúi xuống ăn như cũ. Thế mà vì có tiếng muỗi mòng mà nó lại cất đuôi
vọt chạy.
Mâu
Tử nói: Hoặc có người hỏi Phật sanh từ đâu? Há có tiên tổ? Mâu Tử trả
lời: Phật sanh Thiên Trúc mượn hình vương gia. Cha là Bạch Tịnh, mẹ tên
Tịnh Diệu, mồng tám tháng tư, hồn Phật từ nơi trời giúp xuống, phu nhân
ngày ngủ mộng thấy voi trắng sáu ngà, lòng vui hớn hở, bèn cảm lấy mà
có thai. Nhân thế vào ngày 8 thái tử từ hông bên phải của mẹ mà sanh ra,
có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, má giống như sư tử, da không dính nước dơ,
tay chân thon thả, lông tóc đều mọc thẳng.
Lại hỏi: Ông học được đạo Phật từ đó đến nay có ích gì không?
Mâu
Tử trả lời: Tôi từ ngày học được đạo Phật đến nay thì giống như vén
được bức màn che thấy được mặt trời, như cầm cây đuốc lớn mà vào nhà
tối.
12. QUẢNG VẬN
Phiên âm:
Mâu
Tử viết: Hán Minh đế mộng thần nhân, thân hữu nhật quang, phi tại điện
tiền, dĩ vấn quần thần. Phó Nghị đối viết: “Thiên Trúc hữu Phật, tương
kỳ thần giã”.
Dịch:
Mâu
Tử nói: Hán Minh đế mơ thấy người thần, mình có ánh sáng mặt trời, bay
tại trước điện, đem hỏi quần thần. Phó Nghị đáp rằng: “Thiên Trúc có
Phật, chắc là vị thần đó!”
13. BẮC SƠN LỤC TÙY HÀM quyển thượng
Bĩ
vấn viết: Chí bảo bất hoa, chí ngôn bất sức, ngôn ước nhi chí giả lệ,
sự quả nhi đạt giả minh, cố châu ngọc thiểu nhi quí, ngõa thước đa nhi
tiện. Thánh nhân chế thất kinh, bất quá tam vạn dư ngôn, chúng sự bị
yên. Kim Phật kinh, quyển dĩ vạn kể, ngôn dĩ ức sổ, phi dĩ nhân lực sở
kham giã, thị phồn nhi bất yếu giã. Mâu Tử viết: Giang hải dị ư hành lạo
giã, dĩ thâm quãng giã. Sơn nhạc biệt ư khưu lăng giả, dĩ cao đại giã.
Nhược cao bất tuyệt khưu phụ, tắc bề dương lăng kỳ điên. Nhược thâm bất
tuyệt nguyên lưu, tắc nhụ tử dục kỳ uyên. Cố kỳ lân bất xứ uyển hào chi
trung, thốn châu chi ngư bất du sổ nhận chi khê. Phẩu tam thốn bạng, cầu
minh nguyệt chi châu, thám chỉ cức chi sào, cầu phụng hoàng chi sồ, tất
nan hoạch giả.
Hữu
nhân giả vấn ư Mâu Tử vân: Đạo gia vân Nghiêu Thuấn Châu Khổng thất
thập nhị hiền, giai bất tử nhi đăng tiên. Tiên (sic) gia ngôn nhân đương
tử, mạc năng miễn, hà tai? Mâu Tử viết: Thử yêu vọng chi ngôn. phi
thánh ngôn giã. Lão Tử viết: Thiên địa bất đắc trường cửu, nhi huống
nhân hồ. Ngô quan truyện ký, Nghiêu hữu trở lạc, Thuấn hữu Thương Ngô
chi sơn, Vũ hữu Cối Kê chi lăng, Bá Di hữu Thú dương chi cơ, Văn vương
bất cập tru Trụ. Vũ băng bất đãi Thành vương, Châu công hữu cải táng chi
thiên, Trọng Ni hữu lưỡng doanh chi mộng, Bá Ngư hữu tiên phụ chi niên,
Tử Lộ hữu trư hải chi ngữ, Bá Ngưu hữu mệnh tử chi văn, Tăng Sâm hữu
khải túc chi từ, Nhan Hồi hữu bất tú chi dụ. Thế nhân vân nhi bất tử,
khởi bất hoặc hồ!
Hoặc
vấn Mâu Tử trường sinh thần tiên chi đạo giả, tử viết: Nhân nghĩa bất
tu, hiếu để bất lập, hề vi trường sinh, thậm hỷ, nhân chi vô tử giã,
Túng Trọng Ni trị Quảng tang sơn, nãi nhân tiền hành nhân phụ nghĩa,
hiếu để trung tín chi sở cảm giã, khởi thị Khổng Tử thiêu đan phục chi
sở trí hồ?
Dịch:
Kẻ
kia hỏi: Ngọc quí thì không hoa văn, lời hay thì không trang sức. Lời
gọn mà hay là đẹp. Việc ít mà xong là rõ. Cho nên, châu ngọc ít mà quí,
ngói gạch nhiều mà hèn. Thánh nhân viết bảy kinh không quá hơn ba vạn
lời, mà mọi việc đều đủ. Nay kinh Phật, quyển dùng số vạn mà kể, lời
dùng số ức mà đếm, chẳng phải lấy sức người chịu được. Thật rườm rà mà
không cốt yếu. Mâu Tử nói: Sông biển khác với ngòi lạch vì sâu rộng, núi
non khác với gò đống vì cao to. Nếu cao không hơn gò đống thì dê què
đạp lên đỉnh nói, nếu sâu không hơn ngòi rãnh thì trẻ nhỏ tắm trong vũng
nó. Cho nên, kỳ lân không ở trong vườn nhà, cá nuốt được thuyền không
bơi trong khe mấy thước. Mổ con trai ba phân, mong được châu minh
nguyệt, mò tổ chim táo gai, mong bắt con phượng hoàng, ắt phải khó có.
Có
người hiền hỏi Mâu Tử: Đạo gia nói Nghiêu Thuấn Châu Khổng và 72 vị
hiền đều không chết mà lên tiên. Nhà Phật (Nguyên bản viết “tiên”, xin
sửa lại - Lê Mạnh Thát) nói người ta đều chết, không ai thoát được. Sao
vậy? Mâu Tử nói: Đó là lời yêu vọng, chẳng phải là lời thánh hiền. Lão
Tử nói: “Trời đất còn không được lâu dài, huống nữa là con người”. Tôi
xem truyện ký, thì Nghiêu có rơi chết, Thuấn có núi Thương Ngô, Vũ có
lăng Cối Kê, Bá Di có nền Thủ Dương, Văn vương chưa kịp giết trụ, Vũ
băng không đợi Thành vương, Châu công có thiên cải táng, Trọng Ni có
mộng hai cột, Bá Ngư có tuổi trước cha. Tử Lộ có lời thịt thớt, Bá Ngưu
có văn mạng chết, Tăng Sâm có dặn mở chân, Nhan Hồi có ví không hạt.
Người đời bảo bất tử, há không lầm ư?
Có
người hỏi Mâu Tử đạo trường sinh thần tiên, ông nói: Nhân nghĩa không
làm, hiếu để không giữ, thì làm sao trường sinh? Quá lắm là chuyện người
không chết. Túng sử Trọng Ni trị núi Quảng Tang, ấy do trước đó ông đã
làm nhân, gánh nghĩa, hiếu để trung tín mà cảm được. Há do Khổng Tử
luyện đan phục khí mà tới được ư?
14. TAM GIÁO BÌNH TÂM LUẬN quyển hạ
(ĐTK 2117 tờ 792c24-29 và 793c14-17)
Phiên âm:
Hán
hữu Mâu Tử giả, thường trước thư biện minh Phật giáo, danh viết Lý
hoặc, kỳ thuyết viết: Ngô phi biện dã, kiến bác cố bất hoặc nhĩ. Ngô vị
giải Phật kinh chi thời, tụng ngũ kinh chi văn, dĩ vi thiên hạ chi lý,
tận tại ư thị. Ký đổ Phật kinh chi thuyết, hồi thị ngũ kinh, do lâm
thiên tỉnh nhi khuy khê cốc, đăng Tung Đại nhi kiến khưu điệt dã.
Hựu viết: Thiếu sở kiến, đa sở quái, đổ lạc đà, ngôn mã thủng bối.
Mâu
Tử viết: Ngô chi sở bào, do thủ trần ai dĩ phụ Tung Thái, thâu triêu lộ
dĩ ích giang hồ. Tử chi sở báng, do trắc nhất chưởng dĩ ế nhật quang,
cử thổ khôi dĩ tắc hà quyết. Ngô chi sở bào, bất năng sử Phật cao, tử
chi sở báng, bất năng lịnh Phật hạ.
Dịch:
Đời
Hán có Mâu Tử thường viết sách biện minh Phật giáo, tên gọi Lý hoặc.
Thuyết ông nói: Tôi chẳng tranh biện, thấy rộng nên không lầm. Khi tôi
chưa hiểu kinh Phật, đọc văn năm kinh, cho là lý lẽ thiên hạ, đều nằm
hết ở đó. Lúc đã thấy lời dạy của kinh Phật, nhìn lại năm kinh, thì như
đến giếng trời mà xem hang khe, lên Tung Đại mà trông gò đống.
Lại nói: Thấy ít, lạ nhiều. Thấy lạc đà, bảo ngựa sưng lưng.
Mâu
Tử nói: Tôi có khen như lấy bụi bặm bồi cho Tung Thái, gom sương mai
thêm cho sông hồ. Ông có chê thì nghiêng một bàn tay để che ánh sáng mặt
trời, đem một cục đất để lấp sông vỡ. Tôi có khen không thể khiến Phật
cao lên, ông có chê không thể làm cho Phật thấp xuống.
15. CHIẾT NGHI LUẬN[58][58] 4 (ĐTK 2118 tờ 812b13-17)
Phiên âm:
Mâu
Tử vân: Khát giả bất tất đầu giang hải nhi ẩm, cơ giả bất tất đãi Ngao
thương nhi bảo. Đạo vi trí giả thiết, biện vi đạt giả thông, thơ vi hiểu
giả truyền, sự vi kiến giả minh. Ngô dĩ tử tri kỳ ý, cố dẫn nhi thân
chi. Nhược thuyết Phật kinh dĩ đáp ngô tử, thí như manh giả diệu ngũ
sắc, lung giả tấu ngũ âm dã.
Dịch:
Mâu
Tử nói: Người khát không nhất thiết đến sông biển mới uống. Kẻ đói
không nhất thiết đợi kho Ngao mới ăn no. Đạo này cho người trí. Giải
thích cho người hiểu thông. Sách truyền cho người hiểu. Việc rõ cho
người thấy. Tôi nghĩ ông biết ý ấy, nên dẫn mà giải bày. Nếu nói kinh
Phật để đáp ông, thì ví như rọi năm màu cho kẻ đui, tấu năm âm cho người
điếc.
16. BIỆN NGỤY LỤC 2 (ĐTK 2116 tờ 763a26-27)
Phiên âm:
Hậu Hán Mâu Tử văn*: Nghiêu Thuấn Châu Khổng Lão Trang chi hóa, tỷ chi ư Phật, do bạch lộc chi kỳ lân.
* Vi Thương Ngô thái thú.
Dịch:
Mâu Tử * đời Hậu Hán nói: Giáo hóa của Nghiêu Thuấn Châu Khổng Lão Trang so sánh với Phật thì như hươu trắng so với kỳ lân.
* Nguyên chú: Là thái thú Thương Ngô.
PHỤ LỤC 2
DẬT VĂN TỪ HUỆ THÔNG VÀ PHẠM VIỆP
Kể
từ ngày Tokiwa Daijo phát hiện ra Bác di hạ luận của Huệ Thông có những
văn cú tương đương với Lý hoặc luận và kết luận tác giả của Lý hoặc
luận không ai khác hơn là Huệ Thông, những nhà nghiên cứu về sau, đặc
biệt Pelliot và Fujui Kojun, đã phê phán mạnh mẽ quan điểm vừa nêu của
Tokiwa. Tuy nhiên, nếu Huệ Thông không phải là tác giả của Lý hoặc luận,
và Bác di hạ luận của ông lại có những văn cú nhất trí với Lý hoặc
luận, thì rõ ràng Huệ Thông phải rút những văn cú nhất trí ấy chắc chắn
từ Lý hoặc luận, chứ không đâu khác.
Đây
là một bút pháp phổ biến không chỉ vào thời Huệ Thông mà còn về trước
nữa. Cụ thể là Khương Tăng Hội viết An ban thủ ý kinh tự. Chỉ một đoạn
ngắn: “Dư sinh mạt tung, thỉ năng phụ tân, khảo tỷ trở lạc, tam sư điêu
táng, ngưỡng chiêm vân nhật, bi vô chất thọ, quyện ngôn cố chi, san
nhiên xuất thế”, ta đã tìm thấy gần một nửa là rút từ các sách khác, tức
tám câu bốn chữ, thì 3 câu rút từ Lễ ký và Kinh thi[59][59]. Đó là
“năng phụ tân” của Lễ ký chính nghĩa 5 tờ 9a11 và “quyện ngôn cố chi,
san nhiên xuất thế” từ bài thơ Đại đông của Mao thi chính nghĩa 13/1 tờ
4b3.
Vấn
đề do thế là cần trích lại hết những văn cú nhất trí vừa nói trong Bác
Di hạ luận, để làm nguồn tư liệu hiện biết về Mâu Tử vào thế kỷ thứ V,
ngoài Minh Phật luận của Tôn Bính và Hậu Hán thư của Phạm Việp
(398-445). Công tác này trước đây chưa được một nhà nghiên cứu nào quan
tâm. Bản Bác di hạ luận chúng tôi dùng cũng nằm trong Hoằng Minh tập 7
ĐTK 2102 tờ 45b26-47a8.
BÁC DI HẠ LUẬN
1. Tờ 45c26-27: Thiên Trúc, thiên địa chi trung, Phật giáo sở xuất giả dã.
2.
Tờ 45c29-46a2: Thí do trì biều, dục giảm giang hải, trắc chưỡng dĩ tệ
nhật nguyệt, bất năng tổn giang hải chi tuyền, yếm nhật nguyệt chi minh
dã.
3.
Tờ 46a17-20: Tích Công Minh Nghi vi ngưu đàn Thanh giốc chi tháo, phục
thực như cố, phi ngưu bất văn, bất hiệp kỳ nhĩ dã. Chuyển vi văn manh cô
độc chi thanh, ư thị phấn nhĩ trạo vỹ, điệp tiệp nhi thính chi. Kim ngô
tử sở văn giả, cái văn manh chi âm dã.
4.
Tờ 46b7-10: Thí nhược khinh vũ tại cao, ngộ phong tắc phi tế thạch tại
cốc, phùng lưu tắc chuyển, Duy Thái sơn bất vi phiên phong sở động bàn
thạch bất vi tật lưu sở hồi. Thị dĩ mai lý kiến sương nhi lạc điệp, tùng
bá tuế hàn chi bất điêu, tín hĩ.
5.
Tờ 46b12-13: Nhược phù Nhan Hồi kiến Đông dã Tất chi ngự trắc kỳ tương
bại. Tử Cống quan Trâu Lỗ chi phong, thẩm kỳ tất vong.
6. Tờ 46b23-24: Ngạn viết: Chỉ nam vi bắc, tự vị bất hoặc, chỉ tây vi đông, tự vị bất mông.
LÝ HOẶC LUẬN
Điều 1 tờ 1c25-26: Sở dĩ sinh Thiên Trúc giả, thiên địa chi trung, sử kỳ trung hòa dả.
Điều 28 tờ 5c29-6a1: Do ác biều cô dục giảm giang hải, điệp canh lỗi dục tổn Côn lôn, trắc nhất chưỡng dĩ ế nhật quang.
Điều
26 tờ 5c7-10: Công Minh Nghi vi ngưu đàn Thanh giốc chi tháo, phục thực
như cố, phi ngưu bất văn, bất hiệp kỳ nhĩ hĩ. Chuyển vi văn manh chi
thanh, cô độc chi minh, tức trạo vỹ phấn nhĩ, điệp tiệp nhi thính thơ lý
tử nhĩ.
Điều
35 tờ 6c11-14: Khinh vũ tại cao, ngộ phong tắc phi, tế thạch tại khê,
đắc lưu tắc chuyển. Duy Thái sơn bất vi phiêu phong động, bàn thạch bất
vi tật lưu di. Mai lý ngộ sương nhi lạc diệp, duy tùng bá chi nan điêu
hĩ.
Điều 34 tờ 6c4-6: Nhan Uyên thừa tứ chi nhật, kiến Đông dã Tất chi ngự, tri kỳ tương bại.
Tử Cống quan Trâu Lỗ chi hội, chiếu kỳ sở dĩ táng.
Điều 36 tờ 6c20-21: Mâu Tử viết: Chỉ nam vi bắc, tự vị bất hoặc, chỉ tây vi đông, tự vị bất mông.
7. Tờ 46b25-26: Bộc văn Lão thị hữu, ngũ vị chi giới, nhi vô tuyệt cốc chi huấn hĩ.
8. Tờ 46b26-27: Thị dĩ thiền nga bất thực, quân tử thùy trọng, oa mãng huyệt tàng thánh nhân hà quí.
9.
Tờ 46b28-c2: Cố Thuấn hữu Thương Ngô chi phần, Vũ hữu Cối Kê chi lăng,
Châu công hữu cải táng chi thiên, Trọng Ni hữu lưỡng doanh chi mộng,
Tăng Sâm hữu khải túc chi từ, Nhan Hồi hữu bất hạnh chi thán.
10.
Tờ 462-5: Tích giả hữu nhân vị kiến kỳ lân, vấn thường kiến giả viết:
“Lân hà loại hồi” Đáp vân:“Lân như lân dã!” Vấn giả viết: “Nhược
thường kiến lân tắc bất vấn dã, nhi vân lân như lân, hà da?” Đáp vân:
“Lân quẩn thân, ngưu vỹ, lộc đề, mã bối”. Vấn giả nải hiểu nhiên nhi
ngộ.
Điều 30 tờ 6a15-16: Ngô quan Lão thị thượng hạ chi thiên, văn kỳ cấm ngũ vị chi giới, vị đổ kỳ tuyệt ngũ cốc chi ngữ.
Điều 36 tờ 6c22-23: Thiền chi bất thực, quân tử bất quí, oa mãng huyệt tàng thánh nhân bất trọng.
Điều
37 tờ 7a4-10: Thuấn hữu Thương Ngô chi sơn, Vũ hữu Cối Kê chi lăng
(...),Châu công hữu cải táng chi thiên, Trọng Ni hữu lưỡng doanh chi
mộng (...) Tăng Sâm hữu khải túc chi từ, Nhan Uyên hữu bất hạnh đoản
mạng chi ký...
Điều
18 tờ 4b19-22: “Tích nhân vị kiến lân, vấn thường kiến giả lân hà loại
hồ? Kiến giả viết: “Lân như lân dã”. Vấn giả viết: “Nhược ngô thường
kiến lân, tắc bất vấn tử hĩ, nhi vân lân như lân, ninh khả giải tai”.
Kiến giả viết: “Lân quẩn thân, ngưu vỹ, lộc đề, mãbối”. Vấn giả hoắc
giải
Vậy
có mười đoạn văn cú nhất trí giữa Bác di hạ luận và Lý hoặc luận, tối
thiểu khi ta căn cứ vào truyền bản Lý hoặc luận của Hoằng Minh tập. Bởi
vì có khả năng có những câu khác nữa, nhưng vì truyền bản Lý hoặc luận
của Hoằng Minh tập ngày nay không có, nên ta không thể nhận dạng được.
Dẫu thế, qua 10 trích dẫn trên, rõ ràng Huệ Thông chịu ảnh hưởng của Mâu
Tử khá đậm nét. Đặc biệt quan điểm coi Thiên Trúc, quê hương đức Phật,
là trung tâm của trời đất.
Điểm
lôi cuốn là qua những trích dẫn, mà không cần ghi tên người như trên,
chứng tỏ Huệ Thông đã đọc Lý hoặc luận khá lâu trước khi viết Bác Di hạ
luận. Lâu đủ thời gian cho văn phong và tư tưởng của Mâu Tử ngấm sâu vào
thịt xương của Huệ Thông để đến khi Thông viết Bác Di hạ luận, văn
phong và tư tưởng đó trở thành một bộ phận của văn phong và tư tưởng của
Thông. Sự tình này cho phép ta giả thiết Huệ Thông đã đọc Lý hoặc luận
trước khi Lục Trừng đưa Lý hoặc luận vào Pháp luận của mình, nghĩa là
trước những năm 465.
Thực
tế, trước những năm 465 này, Phạm Việp (398-445) khi viết về nước Thiên
Trúc trong Hậu Hán thư 118 tờ 10a9-12, đã kể lại giấc mộng Người vàng
của Hán Minh đế và bảo là do “thế truyền” (đời truyền lại). Điều mà Việp
gọi là thế truyền này, chắc chắn đã đến từ Lý hoặc luận, bởi vì hai
mươi năm sau, lúc viết Pháp luận, Lục Trừng (429-4) đã xác nhận Mâu Tử
là người đầu tiên chép về truyền thuyết giấc mộng ấy. Cho nên để làm tài
liệu tham khảo, chúng tôi cũng cho trích ra đây cùng với trích văn từ
Hậu Hán thư của Pháp Lâm trong Phá tà luận quyển thượng ĐTK 2109 tờ
479a1-6, mà chúng tôi đã cho dẫn trước:
“Thế
truyền Minh đế mộng kiến kim nhân trưởng đại, đỉnh hữu quang minh, dĩ
vấn quần thần. Hoặc viết: Tây phương hữu thần danh viết Phật. Kỳ hình
trường trượng lục xích nhi hoàng kim sắc. Đế ư thị khiển sứ Thiên Trúc,
vấn Phật đạo Pháp, toại ư Trung Quốc đồ họa hình tượng yên”.
(Đời
truyền Minh đế mơ thấy người vàng to lớn đỉnh đầu có ánh sáng, đem hỏi
quần thần. Có người nói: “Tây phương có thần tên gọi là Phật, thân cao
trượng sáu thước, mà có sắc hoàng kim”. Vua do thế sai sứ đi Thiên Trúc,
hỏi đạo Pháp của Phật. Bèn ở Trung Quốc vẽ ra hình tượng.)
Những
dật văn từ Huệ Thông và Phạm Việp, chúng tôi cho in riêng ra, vì chúng
đã không được trích đích danh Mâu Tử. Tuy thế, do có khả năng chúng đã
được rút ra từ Mâu Tử, nên chúng tôi xin ghi lại để làm tài liệu tham
khảo.