20/03/2013 17:18 (GMT+7)
Số lượt xem: 128587
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Người viết không có đủ tư cách  như các Ủy Viên hay Cán Bộ Văn Hóa Phật Giáo để đưa ra lời cảnh báo ấy bởi vì  chuyện đa đoan Phật sự của  các vị với trọng trách khá nặng nề, được Tăng Ni Phật tử cả nước  hay khu vực tín cẩn giao phó,  rất cần được sự tiếp sức  từ nhiều phía, nhất là với những ai có chút quan tâm đến lãnh vực này.


Vì thế lời cảnh báo này có lẽ trước hết dành cho chính người viết vơi cộng đồng trong và ngoài PG còn quan tâm chia sẻ vấn đề này. Ngoài ra chúng tôi không dám có ý gì khác. Rất mong được  tất cả hoan hỷ  đón nhận.

MỘT :Non bốn mươi năm trước, khi tôi còn bé xíu  tung tăng trong màu áo Oanh Vũ, đã  nghe bài hát “Mẹ Hiền Quan Âm” của nhạc sĩ Trần Nhật Thành từ các chị thiếu nữ, vì đó  là bài  hát dành cho các chị trong ngày Hạnh hằng năm.

Đây là bài hát thuộc thể loại nhạc trình diễn của GĐPT và là bài hát duy nhất, hiếm hoi  gọi Bồ tát Quán Thế Âm là MẸ.

Tương tự, trước đó không lâu  nhạc sĩ Bửu Ấn có bài hát “Quan Thế Âm Bồ Tát”nhưng chi tiết và  mang dấu ấn Phật học tương đối chuẩn hơn. Chỉ hai câu kết  chúng ta sẽ  thấy ngay ý nghĩa đó”Mẹ tôi, mẹ của muôn loài. Không sinh không diệt, tên là Quan Âm”. Ngày nay chúng ta có thể tìm nghe lại bài này do ca sĩ Trang Mỹ Dung thể hiện rất thành công qua sự đầu tư, dàn dựng của  thầy Thích Đồng Bổn và nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu  đầu thập niên 90 thế kỳ trước.

Gọi Bồ Tát Quán Thế Âm  bằng từ MẸ thật ra  chẵng có chi sai  cả vì từ trong kinh điền Đại Thừa  đã ví lòng thương xót chúng sanh của Bồ tát như lòng thương của một bà mẹ dành cho đứa con. Văn học, thi ca đã  nhanh chóng dung nạp và chuyễn tải hình tượng này rất tuyệt vời. Chúng ta thử nghe lại bài Đạo ca 4 :QUÁN THỀ ÂM phổ từ thơ Phạm Thiên Thư của cố nhạc sĩ Phạm Duy sẽ thấy ngay điều đó. Tuy nhiên ở đây, Phạm Thiên Thư  rất  tài  tình  khi đặt tên  cho bài  Quán Thế Âm nhưng nội dung chỉ nói về một bà mẹ đi tìm con, và ngược lại một bài  nói về mẹ lại đặt  là Quán Thế Âm!  Vẹn cả đôi đàng , chuyễn tải được hai mặt Đạo Đời rất hay.

Trở lại bài hát Mẹ Hiền Quan Âm, tôi cũng nhanh chóng thuộc lòng ngay từ đó. Nhưng về sau, khi tiếp xúc nhiều  với Phật học, tôi không bao giờ gọi Bồ Tát Quan Thế Âm là Mẹ Quan Âm và rất khó chịu khi  có ai đó  cũng gọi như thế. Tương tự, gọi  Bồ Tát Quán Thế Âm bằng từ “Phật Quan Âm” hay “Phật Bà Quan Âm” với riêng tôi sao mà nghe  trái khuấy làm sao!

Tất nhiên, trong công việc  văn học nghệ thuật Phật giáo, ngòi bút  tôi về viết về vấn đề này có phần mềm mõng hơn  và lặng thinh đồng lõa với mọi người ! Đó là  giai đoạn dài mình phải chấp nhận ở chừng mực  khả năng tư duy Phật học của từng người, từng  khu vực, nhất là trong giới Phật tử bình dân họ gọi Mẹ Quan Âm rất thành kính, điều đó rất khó cho mình   giảng giải mà cũng không thể cho đó là sai.

Có một chuyện  vui trong vấn đề này xin kể ra đây (nếu có chi  sai sử kính xin được lượng thứ)để thấy   niềm tin của giới Phật tử bình dân ở chừng mực nào đó nó vừa sai vừa đáng trách nhưng cũng rất dễ thương: Chị Hai Đức bên cạnh nhà tôi thường  gọi Bồ Tát Quán Thế Âm  là Mẹ Quan Âm rất thành kính; tôi không dám  cải chính nhưng  chỉ nói vui “Chị kêu đức Quan Âm bằng Mẹ hay Phật Bà Quan Âm, vậy còn CHA hay PHẬT ÔNG  đâu” tôi chết lặng người  trước sự  thật thà của chị  khi chị trả lới ngay “Đó! Là CHA THICH CA đó” !!! Mà thật, không lâu sau đó chị nhờ tôi  thỉnh thêm tượng đức Bổn Sư về thờ  luôn cho đủ rằng “Em ơi,  em thỉnh thêm  dùm chị hai tượng CHA THÍCH CA dìa thờ chung với MẸ QUAN ÂM  luôn cho đủ”!!!Trong hoàn cảnh đó tôi chỉ biết lặng thinh  làm theo lời chị nhờ vì nếu hở môi ra  thì e rằng cái chất Phật tử bình dân thiệt thà hết cở ấy của chị có dịp  “thố lộ” thêm thì  chính mình mang tội “ khiêu gợi”không sai, có sám hội biết mấy muôn trùng nào cho hết.

HAI : Khi xu thế tu tập được phổ cập và phát triển rộng khắp các tầng lớp Phật tử thi lãnh vực văn nghệ(ờ đây chỉ xin nói riêng về ca nhạc) cũng được  dịp nở rộ khoe sắc và nó được chọn làm làm một mủi nhọn tiên phong trong công cuộc hoằng pháp chung.

Ngoài nguồn tái năng nội tại, văn nghệ PG còn có sự đóng góp của các nhạc sị ngoài  đời, chính thành phần  mới thực sự góp phần  đưa chánh pháp ra xa nhanh chóng nhất và thành công  nhiều nhất.

Nếu cuộc khảo sát của nhóm chúng tôi  không sai sót thì kể từ sau bài hát “Lạy Phật Quan Âm” của nhạc sĩ Hàn Châu  với sự đóng góp và đầu tư  rất lớn từ hai ca sĩ  Thùy Trang và Nguyễn Đức, góp phần đưa  bài hát lan nhanh đến không ngờ. Cũng trong cuộc khảo sát vừa qua, anh em chúng tôi đúc kết được rằng chính bài “Mẹ Từ Bi” của nhạc sĩ Phật giáo Chúc Linh và bài “Lạy Phật Quan Âm” của nhạc sĩ Hàn Châu luôn đi đầu trong các sở thích ca hát  khắp nơi , và cũng chính hai bài hát này luôn có mặt  trong các album  của những ca sĩ trẻ, dù đó không phài là album  nói về Phật giáo.

Bài hát Mẹ Từ Bi của nhạc sĩ Chúc Linh ai cũng biết  chất đạo  vững vàng trong nội dung, nhưng bài hát được  ưa thích bởi nhạc sĩ khéo chọn dòng nhạc đơn giản, khúc chiết và từ tốn, dễ thể hiện.

Với bài “Lạy Phật Quan Âm” của nhạc sĩ Hàn Châu, ai cũng dễ dàng nhận ra ngay chất nhạc quen thuộc, tuy đơn giản,  kết cấu  không khó cho ngừời thể hiện, cộng vào kinh nghiệm nắm bắt được thị hiếu công chúng  mà bài hát  đã được đón nhận  mau chóng. Điều này các nhạc sĩ nội tại PG nên lưu ý  để  phát triển thêm  khả năng của mình. Hơn nữa, về cấu tạo nội dung, nhạc sĩ Hàn Châu  tài tình ở chổ kết hợp được  kiến thức Phật học  của mình nhưng vẫn dựa vảo phần lớn  những câu trong bài Sám Cầu An ở mỗi sau thời kinh Phổ Môn chúng ta thường đọc tụng hằng ngày, kết hợp vào. Vì vậy, có lẽ chữ Phật Quan Âm trong bài hát của mình nhạc sĩ hẵn đã có sẵn một ngụ ý riêng  mà trước hết là nhắm tới mọi  thành phần trong xã hội.

Từ đây, những bài hát về Mẹ hoặc Phật Quan Âm đã trở nên mốt thời thượng  của các ca nhạc sĩ trẻ, trăm hoa đua nở khắp nơi. KHông biết nên vui hay buồn , riêng  chúng tôi thì  có phần lo; lo vì  trong niềm vui ấy nó hàm chứa vô biên  độc tố  mang vỏ bọc ngọt ngào với nhãn hiệu Mẹ-Phật Quan Âm!( xin dùng chữ nghiêng này để  nhấn mạnh ý niệm sai sót).

Theo thông kê chưa đầy đủ, hiện trong rất nhiều sáng tác về Mẹ-Phật Quan Âm trên  hệ thống ca nhạc onile đó đây, ngoại trừ các bài đã nhắc tới, chỉ có các bài “Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay”thơ Nguyên Hạnh, nhạc Hoàng Tường,”Nhành Dương Cứu Khổ”nhạc và lời Trường Khánh. Và hai bài trong albumCa Ngợi Đức Thế Tôn” của ca sĩ  Quách Tuấn Du “Kính Lạy Bồ tát Quán Thế âm” và “Bồ Tát Quán Thế Âm” (chưa biết tác giả)chấp nhận được trong ý nghĩa Phật học; chỉ nghe tựa đề các bài này thôi đã thấy ngay điều đó; còn lại hầu hết đều là than vãn-nguyện cầu-cầu xin..rất xa lạ với Phật giáo chúng ta. Tuiy nhiên , trong chừng mực nào đó cúng ta có thể chấp nhận được bài “Thành Tâm kính Phật” do ca sĩ Trường Sơn (FM Band)hát trong album  cùng tên với 6 bài  hoàn toàn mang  dấu ấn Phật giáo. Đây là bài hát có giai điệu thanh thoát, nhẹ nhàng và lạc quan.

Ngay như bài hát “Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay”của nhạc sĩ An Thuyên do ca sĩ Hồ Quỳnh Hương thể hiện cũng có rất nhiều  điều nên quan tâm. Có lẽ  tác giả bài hát này  cảm xúc tả về ngôi chùa Bút Tháp, có tượng  Phật Bà Ngàn Mắt Ngàn tay , vì nghe trong nội dung không chỉ nói về Phật Bà mà còn hoa lá, sân chùa, gió  reo, lá rơi…Riêng hai câu “Phật Bà nghìn mắt nghìn tay/ có hay (chúng tôi nhấn mạnh)thế gian nghìn đắng nghìn cay…”thì  chúng tôi chưa  thông lắm  vì còn “kẹt” chữ có hay này.

BA: Trong quá trính anh em chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát này, có  rất nhiều điều khiến cả nhóm  đôi khi mất phương hướng. Ở đây xin đưa ra một chuyện rất lạ lùng mà cho đến bây giờ chúng tôi vẫn chưa biết đó là bài nhạc Phật giáo hay nhạc thánh ca  của Gia Tô giáo. Dĩ nhiên, nói như thế để thấy mức độ xâm thực , bất kỳ thủ đoạn   nào trong  mảnh đất mầu mở của Phật giáo đề cài đạo, chứ kỳ thực  chỉ nghe nội dung thôi  là đã biết ngay df9ây không phải là sản phẫm của Phật giáo chúng ta. Rất tiếc chúng tôi chưa  tìm ra danh tính nhạc sĩ sáng tác, bài hát có tên: Đài Sen Rạng Ngời do ca sĩ Quang Hào hát:

- Chúng con biết chỉ có một con đường/ con đường duy nhất/ là đi theo người/ Người mang lại ấm no/ và bình yên cho trái đất/ Dẫu muôn trùng xa cách/ Muôn trùng gian khó/ Con nguyện không từ.

- Chúng con biết chỉ có một con đường/ Con đường duy nhất / Là đi theo người/ Xin người dẫn dắt chúng con/Với tấm lòng bao dung vị tha/ Chúng con biết nương tựa theo người/ Chúng con biết sẽ về bên người/

Xuân thu mãi mãi lòng com/ sáng ngời (bên người)-đài sen(3lần)

(cuối cùng là hai câu “độc đáo” này)

Nam Mô A Di Đà (3 lần)

Nam Mô (bổng dừng và nói) NAM MÔ Quan Thế Âm Bồ tát./.,

Đấy là chưa nói đền bái hát có tên “Mẹ Tựa Sen Hồng”do Tuyết Mai Ly và Diệu Hiền ca. Tất cả những tựa đề trên các bạn gỏ vào Google sẽ được nghe thoải mái.

Có tìm hiều đôi chút sử liệu chúng ta sẽ dể dàng nhận ra tại sao hoa sen, thắp nhang, có cả múa lân…ngày nay  Gia tô giáo đều không ngần ngại sử dụng, những thứ mà chỉ trước năm 1980 thôi-tức là  năm có thư chung của hội đồng giám mục VN  với chủ trương  rất dân tộc là “ sống phúc âm trong lòng dân tộc” còn là những điều tối kỵ. Vấy đó mà cũng phải mất  hơn 30 năm họ mới làm quen được với những điểu mình vốn không ưa, kể cả cầm đôi đủa trong đám giỗ chạp cũng …mắc tội tổ tông!

Và từng bước, họ đã  đạt được ý muốn.

Vậy nay mai giữa Phật Bà Quan Âm hay Mẹ Hiền Quan Âm có trở thành Phật Bà Maria hay Mẹ Hiền MaRia hay không  tất cả đểu phụ thuộc vào  các vị cán bộ hay Ủy viên Văn hóa Phật giáo  hiện nay. Nhóm anh em bé nhỏ chúng tôi chỉ biết  nói lên những điều mắt thấy tai nghe để tự cảnh báo cho chính mình  và cho những ai đồng cảm với mối ưu hoài  này mà thôi.

Dương Kinh Thành

Âm lịch

Ảnh đẹp