Càng cận kề ngày lễ Phật đản, những thông tin rất kêu nào là “không khí Phật Đản đã lan tỏa khắp phố phường”, hay “Phật Đản rộn ràng khắp nơi”....
Sự thật của những việc đó đều là của các chùa trú xứ cố gắng gồng
mình treo hàng loạt dây cờ, đèn một vài tuyến đường chung quanh mà
thôi, chưa thấy có tư gia nào hăng hái nhập cuộc đề có thể báo cáo
với thế hệ mai sau rằng công tác hoằng pháp đã thành công, trang bị cho
Phật tử tinh thần “uống nước nhớ ngưồn” với đức Từ Phụ ngày Đản sinh
của người.
Kế đó nữa là tinh thần trách nhiệm của một người cư sĩ Phật tử, một
trong tứ chúng quan trọng của Phật giáo, luôn đi đầu trong việc xiểng
dương chính pháp.
Cho đến tận hôm nay, người ta vẫn còn nghe tử miệng các Phật tử thứ
thiệt thốt ra những câu hết sức ngây ngô, thiếu trách nhiệm, đại loại
như “Lo tu tâm, treo cờ tại nhà chỉ là bề ngoài, không quan trọng”, hay “Hồi nào tới bây giờ tui đâu có treo cờ ngày Phật đản mà đâu có nghe ai trách móc gì đâu. Phật đâu có bắt mình phải làm vậy ?”.
Với người có chút khá hơn thì nói rằng “Muốn treo lắm, nhưng chung quanh không có ai treo, mình treo lên kỳ lắm!”.
Có người còn kỹ lưỡng khi hỏi rằng: ”Ủa, treo như vậy có bị Nhà nước bắt bớ gì không?”…
Với người chưa lần nào đến chùa tu học thì nhữing lối phát ngôn ấy
có thể không thành vấn đề, nhưng ở đây đáng buồn – nếu không muốn nói là
xấu hổ - phần lớn những người trực tiếp nói ra những lới ấy lại chính
là những Phật tử có quy y , có lễ sám thường xuyên hẵn hoi.
Thời gian qua, khi các đạo tràng được thời rầm rộ mở các khóa tu học
, có nơi số lượng lên đến hàng ngàn người và mỗi lần như thế không
quên viết báo, chụp ảnh đưa lên các website Phật giáo để…chia vui!
Ban đầu tôi cũng ngây ngô nghĩ rằng như vậy, có thêm một người Phật
tử thì sẽ có thêm một tư gia treo cờ Phật giáo nhân mùa Phật đản hằng
năm.
Sự thật bao nhiêu năm nay đều phản lại suy nghĩ ấy của tôi và cái
không khí yên ắng mùa Phật đản hằng năm ở đường phố Sài gòn cũng đủ làm
chứng nhân cho sự thật đó.
Ba năm nay, tôi luôn có ấn tượng với Phật giáo đất Bắc mà lá cờ Phật
giáo tươi rói, tung bay phơi phới đã làm nên một dáng vẻ con nhà Phật,
hiên ngang sánh với các nơi mỗi mùa Phật đản về. Đường phố Hà Nội,
đường phố hay làng thôn các tỉnh thành phía Bắc đều ngập tràn cờ Phật
đản.
Nó không chỉ loanh quanh các chùa như ở Sài gòn đâu. Thậm chí ven bở
ruộng lúa thanh vắng cũng có hàng loạt hàng cờ Phật giáo đứng ngay
thẳng tung bay trước gió.
Các tư gia nội thành hay ngoại ô cũng vậy, hàng loại cờ Phật giáo cùng kích cỡ như nhau được treo thẳng đều tăm tắp.
Ngay cả các nhà hàng, quán ăn thường ngày kinh doanh rượu thịt nhưng
ngày Phật đản cũng vẫn có một lá cờ Phật treo trước cổng để không bị
trôi dạt bên lề.
Chỉ cần như thế thôi mà ở Sài gòn quê tôi không có được, nếu có chăng thì trên bàn tay chúng ta đếm không hề biết mỏi !
Chỉ có đất Huế, muôn đời vẫn là nơi luôn tạo ra các gương sáng để
người con Phật khắp nơi noi theo. Riêng về khoản treo cờ tư gia thì
Phật tử khắp nơi không sao sánh bằng.
Chẵng những treo cờ mà còn làm lễ đài mi ni trước mặt tiền nhà mình , nhà nào cũng vậy, phố phường nào cũng thế.
Rất cảm kích khi có những ngôi nhà mặt tiền chưa xây xong, hay có
nhà rất lụp xụp, dễ nhận ra mà vẫn không thiếu băngron, cờ và lễ đài
trước nhà mình !
Thật không thể nào không kính phục tinh thẩn Phật đản xứ Huế. Nói
đến đấy tôi chợt nhớ câu của bạn đọc Nguyễn Kha (trên wedsite
Phattuvietnam,.net) nói câu rất chí lý “Phật tử nào thì Tăng Ni đó-Tăng Ni nào thì Giáo hội đó”.
Vì vậy, thêm một năm nữa, tôi và gia đình lại phải treo cờ Phật kính
mừng Phật đản trước sự lạ lẫm, không chỉ riêng khu vực giáo xứ Gia
tô nơi đó, mà còn có không ít Phật ntử của các đạo tràng lớn ở Sài gòn
!
Các bạn có bao giờ có cảm giác cô đơn khủng khiềp khi mình treo cờ
Phật mà dưới mắt thiên hạ đều nhìn mình lạ lẫm như thế bao giờ chưa?
Tôi và gia đình làm việc này từ nhiều chục năm rồi, chứ không phài
chỉ một vài năm nay, dù đi đâu, dư giả hay thiếu thốn, ngày Phật đản
gia đình chúng tôi vẫn có cờ hoa tưng bừng một góc nhỏ.
Viết khi vừa treo xong đèn, cờ mừng Phật đản
Mặt tiền nhà đạo hữu Dương Kinh Thành