Thiền Minh Triết đem dạy cho thiên hạ, là trở về với “thiên
đường hài nhi” trong thân xác và bộ óc già cỗi - chính là “cuỗm” nơi này
một ít, nơi kia một ít để làm của mình.
Về sự phân chia cuộc đời ra làm ba thời kỳ, ông giảng:
“Để
minh hoạ cho dễ hiểu về các trải nghiệm nêu trên, tôi tạm chia cuộc đời
tôi ra làm ba thời kì, và thời kì sau cùng tạm gọi là đời sống hạnh
phúc. Tôi cũng đã nói những điều này trên skype cho nhiều người nghe. Ba
thời kì đó là:
- Thời kì nước mắt hồn nhiên của tuổi thơ
- Thời kì nước mắt của sự trả giá trong cuộc đời do vô minh, chưa hiểu về bí mật của cái đầu.
- Và thời kì nước mắt xuất hiện của sự trở lại bản tính hồn nhiên trong bộ não già cỗi.
Thời
kì thứ hai là rất cần thiết! Nó là điều kiện không thể thiếu cho thời
kì thứ ba. Không thể thiếu cho tình yêu và trí tuệ Minh Triết nở hoa
trong thời kì thứ ba.
Ở
thời kì thứ hai, do sự trả giá với cuộc đời mà nhiều người muốn trốn
tránh áp lực cuộc đời nên cố nghĩ ra một thế giới chứa chấp sự trốn chạy
của mình.
Đến
thời kì thứ ba, rất giống thời kì thứ nhất, chẳng có nhu cầu đi về đâu
sau cái chết. Quý vị có thể nói đến thiên đàng cho một em bé được không?
Em bé đang ở trong thiên đàng của chính đầu óc nó và của cuộc sống
chung quanh. Nó thật sự không có nhu cầu thiên đàng. Đây là thời kì
trưởng thành của con người nhưng con người chưa đủ khả năng nhận biết,
phải chờ đến thời kì thứ ba vậy.
Nói
đến hạnh phúc hay trưởng thành là nói đến sự thăng hoa về tinh thần, về
đầu óc chứ không nói đến kiến thức, quyền lực chính trị, quyền lực kinh
tế hay thế quyền hoặc thần quyền. Chữ “quyền” không nằm trong phạm trù
trưởng thành hay hạnh phúc.
Trong
hơn 10 năm qua, dù thiếu thốn cực khổ đến đâu, dù chịu bao nhiêu sự
ghen tị, tị hiềm bởi tính ích kỉ của con người, tôi cũng vẫn giữ vững
một đại nguyện, một tấm lòng làm phước giúp cho con người nhìn thấy và
thực hiện con đường làm cho cái đầu an ổn. Từ người trẻ đến người già,
khi lắng nghe và thực hành bài quan sát hơi thở, đầu óc và các cảm xúc
của mình đều được thay đổi rất lớn. Những vị có sự thay đổi lớn là những
vị lúc nào cũng gần gũi, lắng nghe và thực hành những điều tôi chia sẻ.
Để
có thể bước vào giai đoạn thứ ba của cuộc đời, sự tập luyện là cần
thiết chứ không phải góp nhặt kiến thức là cần thiết. Tôi khuyên quý vị
không nên phát triển kiến thức về con đường này. Bởi bất cứ thứ kiến
thức nào cũng làm cho quý vị tiếp tục đắm chìm sâu vào giai đoạn trả giá
với cuộc đời. Kiến thức không đem lại sự thay đổi ngược chiều để tận
hưởng hoan lạc trong giai đoạn thứ ba này. Chỉ có một cách hiệu quả
nhanh nhất và hy vọng nhất là nên nghi ngờ những gì mà mình hiểu biết và
tìm nhiều cơ hội gần gũi tôi. Tuy nhiên, tôi vẫn cố sáng tạo ra vài
phương pháp để giúp quý vị tự tìm hướng tiếp cận con đường xưa.
Từ
trong thực tế rèn luyện tự thân thành người lấy thói quen quan sát làm
lẽ sống của mình, từ thực tiễn kết quả của biết bao nhiêu người học tập
với tôi trong hơn mười năm qua, tôi tạm sáng tạo ra một số bài tập để
giúp cho nhiều người trên khắp thế giới thực tập mà hưởng thụ cuộc sống
tươi đẹp hơn! Chúng tôi lần lượt hình thành các Trung tâm Nghiên cứu và
Ứng dụng Minh Triết vào đời sống trên nhiều quốc gia. Các Trung tâm này
sẽ là nơi hướng dẫn cho những ai quan tâm đến đời sống an tâm, thành
đạt, và hạnh phúc.
Dưới đây là vài phương pháp thực hành để giúp quý vị có thể lặn xuống bên dưới dòng sông suy nghĩ và cảm xúc.
Bây giờ đi vào chi tiết của Thiền Minh Triết”.
Đọc ba thời kỳ nêu trên, ai cũng hiểu cả rồi.
Tuy nhiên, khi phân chia như thế, không biết ông Duy Tuệ có biến thể từ câu chuyện “Núi là núi, sông là sông” của Thiền tông không?
Nó đây, theo cách diễn đạt của tôi:
“Sãi
tôi trước đây 30 năm khi chưa học đạo Thiền thì thấy sông là sông, thấy
núi là núi. Khi đang học đạo Thiền thì sãi tôi thấy sông không phải
sông, thấy núi không phải núi. Khi ngộ đạo Thiền rồi 30 năm sau, sãi tôi
thấy sông vẫn là sông, thấy núi vẫn là núi thôi!”
Rất là dễ hiểu. Người phàm phu, bình thường trên thế gian gọi sông là sông, núi là núi trong thế giới khái niệm quy ước (paññatti) là giai đoạn một, khi chưa tu.
Giai
đoạn hai, khi đang tu, người ấy minh sát mình và ngoại giới, tất thảy
chỉ là những yếu tố đất nước lửa gió kết hợp lại với nhau mà giả danh
gọi tên này hay vật nọ. Ví dụ, cái bàn, chỉ là sự kết hợp của ván, gỗ,
đinh và ý niệm của người thợ - nên giả danh gọi là cái bàn. Rời các yếu
tố tạo nên cái bàn, cái bàn không hiện hữu, không có trong thế giới
thực, chỉ tồn tại nơi ý niệm của con người. Sông, núi và tất thảy sum la
vạn tượng, tên gọi này tên gọi kia đều chỉ là giả danh!
Từ giai đoạn hai, sang giai đoạn ba, người tu Thiền đã thấy rõ (giác ngộ) cái thực, như chân như thực (sabhāva-dhamma),
không còn bị ràng buộc bởi thế giới khái niệm, quy ước ấy nữa nên thung
dung, tự tại cả hai bờ, giờ thấy sông cứ gọi là sông, thấy núi cứ gọi
là núi hoàn toàn vô ngại, rỗng không, giải thoát.
Còn Duy Tuệ, ông nói khá nhiều về giai đoạn hai:
“- Thời kì nước mắt của sự trả giá trong cuộc đời do vô minh, chưa hiểu về bí mật của cái đầu.
Thời
kì thứ hai là rất cần thiết! Nó là điều kiện không thể thiếu cho thời
kì thứ ba. Không thể thiếu cho tình yêu và trí tuệ Minh Triết nở hoa
trong thời kì thứ ba.
Ở
thời kì thứ hai, do sự trả giá với cuộc đời mà nhiều người muốn trốn
tránh áp lực cuộc đời nên cố nghĩ ra một thế giới chứa chấp sự trốn chạy
của mình.
Để
có thể bước vào giai đoạn thứ ba của cuộc đời, sự tập luyện là cần
thiết chứ không phải góp nhặt kiến thức là cần thiết. Tôi khuyên quý vị
không nên phát triển kiến thức về con đường này. Bởi bất cứ thứ kiến
thức nào cũng làm cho quý vị tiếp tục đắm chìm sâu vào giai đoạn trả giá
với cuộc đời”.
Tuy
lặp đi, lặp lại, chẳng có gì mới, nhưng ta cũng có thể tóm tắt chúng là
ở trong giai đoạn tu, dù kiểu tu của ông nói lung tung nhưng cũng nhằm
vào chuyện “làm rỗng cái đầu”.
Giai đoạn ba, ông nói:
“- Thời kì nước mắt xuất hiện của sự trở lại bản tính hồn nhiên trong bộ não già cỗi. Nó rất giống thời kì thứ nhất, chẳng có nhu cầu đi về đâu sau cái chết. Cũng là thời kỳ tình yêu và trí tuệ Minh Triết nở hoa”.
Ông muốn nói đây là giai đoạn trở về với trạng thái hài nhi tuy khối óc đã già cỗi. Hai nhi này là “thiên đường” cho mọi người, dành cho những ai tu tập Thiền Minh Triết. Ở đây cũng tương tợ trở về thế giới “tâm bình thường như thị đạo” của Nam Truyền, và của Thiền: “Sông nói là sông, núi nói là núi”!
Hài nhi này có liên hệ gì với “xích tử chi tâm” (tâm như đứa con đỏ) của Lão Tử?
Hài nhi này có thấp thoáng bóng dáng:“Quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không quay lại như con trẻ thì chẳng thể vào được nước thiên đàng đâu” trong “Ma-thi-ơ 18: 1-3”?
Hài nhi này có được lấy ý trong ba giai đoạn triết học của Nietzsche, với biểu tượng con lạc đà, sư tử và trẻ con
- để nói lên quá trình vận hành đi đến viên mãn của triết lý tâm linh
hướng thượng. Con lạc đà là hình ảnh chở mang hiểu biết, kiến thức, các
giá trị quy ước của cuộc đời, với bước chân đậm đạp, lầm lũi, nặng nề đi
qua những sa mạc cháy bỏng của phải trái, hơn thua, xấu tốt, được
mất...
Con
sư tử là giai đoạn đã kinh qua các trải nghiệm đường đời, đã học được
những bài học máu xương; cho nên nó cất tiếng sư tử hống giữa thế giới
giả tạo, triết thuyết, học thuyết, chủ thuyết, lịch sử cùng mọi nhân
danh xảo dối, trầm kha và bi thống của con người.
Nó đạp đổ tất cả điện đài thiêng liêng ngụy tạo của con người, với tuyên ngôn xanh rờn rợn: “Thượng đế đã chết rồi”; vậy chính mi phải là thượng đế của chính mi, sáng tạo và sáng hóa đời mình với ý chí hùng lực, siêu nhân!
Cuối cùng, giai đoạn ba là trở về với hài nhi, với đứa con đỏ, không
biết gì quê hương, lý lịch, tên gọi, hồn nhiên vô tư vô lự...
Vậy,
quả thật, cái được gọi là ba giai đoạn kia, kỳ lạ không hiểu nổi, là
ông đang đau đớn nên giai đoạn nào cũng có nước mắt? Và tựu trung, nó là
bản sao quá mờ nhạt của Thiền học, Thiên chúa giáo, Lão giáo cùng với
tư tưởng của Nietzsche. Chẳng có cái gì là của ông ta cả. Con đường xưa
cổ nhân chưa có ai đi, Trần tử Ngang đã ngậm ngùi rơi hạt lệ; và bây
giờ? Than ôi! Con đường mà ông mạo nhận tìm kiếm ra đấy, Thiền Minh
Triết đem dạy cho thiên hạ, là trở về với “thiên đường hài nhi” trong thân xác và bộ óc già cỗi - chính là “cuỗm”
nơi này một ít, nơi kia một ít để làm của mình: Một món ăn vụng nấu lại
để cho siu nguội, không bỏ cho thức giả quay lưng, cười chê, khinh bỉ
mình hay sao?
Kết hồi này:
“- Trẻ con hạnh phúc thiên đường
Là Thiền Minh Triết, thị phường bán rao!”