Không
ít trong số chùa sử dụng tranh Maria bồng Jesus đã lấy tranh này làm
hình nền cho cuộc lễ. Vì thế mới dẫn đến việc Tăng Ni Phật tử có trường
hợp phải quỳ trước tranh vẽ Maria bồng Jesus này (!). Jesus là thiên
chúa ngôi hai còn Maria là mẹ thiên chúa!
Trường
hợp như thế, có ý kiến nói với ý xuyên tạc rằng đây là sự “mầu nhiệm”
của “chúa thánh thần” trong việc dẫn dắt “trở lại đạo”. Từ một chuyện
hiểu lầm (nhiều Phật tử vẫn tưởng đó là tranh một bà mẹ miền Bắc bồng
con nếu không để ý đến vần hào quang trên đầu 2 nhân vật trong tranh,
hoặc có khi trong quá trình xử lý ảnh 2 vầng hào quanh đó bị bỏ đi), mà
người ta đã phóng đại thành “phép lạ” Tăng Ni Phật tử quỳ trước Jesus và
Maria.
Tưởng
cũng cần nhắc lại rằng cách vẽ bà Maria bồng Jesus trong trang phục dân
tộc Việt Nam đủ các loại đã được khai thác triệt để từ những năm 1970.
Có khi bà Maria được cho mặc áo dài khăn đóng kiểu Hoàng hậu Nam Phương,
Hai Bà Trưng; có khi mặc áo tứ thân chít khăn mỏ quạ (như trong tranh
Vi Vi) có khi mặc áo bà ba Nam Bộ quấn khăn rằn (dường như Vi Vi có một
bức “Thánh gia” như thế), có khi trong trang phục dân tộc thiểu số Tây
Nguyên…
Vu
Lan năm nay, vẫn thấy có chùa dùng bức Maria chít khăn mỏ quạ bồng
Jesus làm phông lễ Vu Lan, nghe nói có công ty Phật giáo in tranh đó lên
băng rôn “Vu Lan thắng hội”, thậm chí lại thấy xuất hiện trên bìa một
ấn phẩm Phật giáo, trên trang chủ một website Phật giáo…
Vì
vậy, chúng tôi thấy cần thiết lưu ý lại vấn đề này. Tưởng cũng cần nói
thêm, Vi Vi Võ Hùng Kiệt là một họa sĩ Thiên Chúa giáo có vẽ vài bức
tranh Phật nhưng đều với ý xuyên tạc, bôi nhọ mà chúng tôi đã có dịp
phân tích trong những bài viết trước đây.
MT