LƯỢC TRUYỆN ĐỨC PHẬT THÍCH CA


Tác Giả: Jonathan Landaw Dịch Giả: Thích Chân Tính
14/11/2010 21:33 (GMT+7)
Số lượt xem: 99198
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Phụ chú

 Ðại hội Phật giáo Thế giới họp tại Tokyo (Nhật Bản) năm 1952 đã thống nhất:

1/ Ðức Phật Thích Ca đản sinh năm 624 trước CN - nhập Niết bàn năm 544 trước CN.

2/ Phật lịch (PL) được tính từ năm Ðức Phật nhập Niết bàn: 544 trước CN.

Ðến năm 1960, Ðại hội Phật giáo Thế giới họp tại Phnom Penh (Campuchia) thống nhất ngày đản sinh của Ðức Phật là ngày trăng tròn, tháng Vesakh, là ngày rằm tháng Tư âm lịch.

Theo Phật giáo Bắc tông: Thái tử Tất Ðạt Ða xuất gia đêm mùng 8-2, Thành đạo ngày 8-12, Ðức Phật nhập Niết bàn ngày 15-2 âm lịch. Thái tử xuất gia năm 19 tuổi, 5 năm tìm thầy học đạo, 6 năm khổ hạnh rừng già, 49 ngày tự tu thiền định, thành đạo năm 30 tuổi – 49 năm hóa độ.

Theo Phật giáo Nam tông: Lấy ngày rằm tháng Tư để kỷ niệm ba Ðại lễ: Ðản sinh - Thành đạo - nhập Niết bàn. Thái tử xuất gia năm 29 tuổi, thành đạo năm 35 tuổi – 45 năm hóa độ.

 

Mấy lời tâm huyết 

Thuyết pháp giảng kinh, viết sách giáo lý nhà Phật hoặc in kinh sách đem phát cho mọi người xem, để họ sớm giác ngộ. Ðược như thế công đức vô lượng, đó gọi là pháp thí.

Nếu không đủ điều kiện làm những việc ấy, thì thỉnh một số kinh sách chịu khó đem đến từng nhà cho mượn đọc, rồi sau đó lại lần lượt cho nhà khác mượn nữa, hoặc đọc cho kẻ khác nghe, nhất là cho người không biết chữ nghe, cũng được công đức vô biên, đó cũng gọi là Pháp thí.

Chính Ðức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí chỉ có Pháp thí là công đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng”.

Tưởng về lợi cũng như về danh, chúng ta đừng lo nghĩ vội, mà điều tối cần là làm sao cho rạng rỡ chánh đạo trước cái đã. Ðó là mục đích chính và thiêng liêng cao cả của chúng ta. Nền móng đạo pháp cần nhờ sự chung lưng góp sức của chúng ta. Vậy mỗi người nên xây đắp vào đó một ít vôi, một ít nước, hoặc một tảng đá hay một viên gạch v.v... ngõ hầu cái nền móng ấy được thêm bền vững và kiên cố đời đời.

Chúng ta không nên quan niệm ở công đức vô lượng vô biên, mà điều cần thiết là nên nghĩ nhiều đến những người lầm đường lạc lối, sống trong vòng đầy tội lỗi không có lối thoát, hãy mau cứu vớt họ, cảnh tỉnh họ để cùng quay về chân lý. Nếu được như thế chính ta đã làm lợi ích cho Phật pháp vậy.

Với hoài bão cuộc đời, chúng ta hãy “Tất cả vì Phật pháp". Hy vọng mấy lời tâm huyết này được nhiều vị hảo tâm in kinh sách cho muôn dân xem.

Ðược như vậy công đức không gì sánh bằng! Tha thiết mong mỏi như thế!

Tặng cho thân nhân một số tiền nhỏ, lòng mình không vui.. Nhưng mình không đủ sức tặng nhiều hơn. Chỉ có một cách là tặng các loại sách tu hành để xây dựng cho đời sống thanh cao, thì dù một quyển sách giá không đáng bao nhiêu, nhưng vẫn còn quý hơn bạc vạn.


Âm lịch

Ảnh đẹp