Sự
đào thải tổchức ghép là nguyên nhân lớn nhất khiến các ca ghép mô tạng
thất bại. Với sựcảnh giác của hệ miễn dịch, cơ thể xem cơ quan lạ đó là
“kẻ thù” và tìm cách "đuổi" nó đi. Để khống chế quá trình này, bệnh nhân
cần dùng thuốc chống thải ghép.
Sau
khi ghép, để phòng ngừa hiện tượng đào thải, người ta đã sử dụng các
thuốc ức chế hoặc ít ra cũng hạn chế các phản ứng miễn dịch. Về phương
diện này, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều phân tử tác động lên nhiều
giai đoạn của các phản ứng miễn dịch để giới hạn sự phát triển những
phản ứng này. Đó chính là các chất loại bỏ phản ứng miễn dịch
(immunosuppresseurs = IMS).
Hai nhóm thuốc đầu tiên được sử dụng trong lĩnh vực này là corticoid
và azathioprine (thường được phối hợp với nhau). Từ lâu, người ta đã
biết corticoid là chất kháng viêm mạnh, đồng thời cũng có tác dụng IMS.
Điều bất lợi là việc dùng nhóm corticoid lâu dài sẽ dẫn đến các tác dụng
phụ bất lợi cho người bệnh.
Từthập
niên 80 thế kỷ 20, thuốc Ciclosporine A (Sandimum) bắt đầu được sử dụng
đểphòng ngừa sự đào thải trong các ca ghép thận, kết hợp với corticoid
hoặc azathioprine (Imurel). Chất này được ly trích từ một vi nấm, cho
phép giảm bớt liều dùng corticoid, kéo dài sự sống của mô ghép trong cơ
thể. Nhưng ciclosporine cũng có những tác dụng phụ, đặc biệt là trên
thận. Độc tính ấy giờ đây đã được kiểm soát bằng cách giảm liều qua theo
dõi định lượng máu 2 giờ sau khi dùng thuốc. Ngoài ra, ciclosporine còn
làm tăng huyết áp và sự phát triển nang lông, dẫn đến chứng rậm lông.
Các thuốc IMS trở nên phong phú và đa dạng ở những năm 1990.
Tacrolimus (Prograf) có mặt trên thị trường và trở thành chất dùng xen
kẽ với ciclosporine nhờ được trình bày dưới dạng dễ hấp thu hơn
(Neoral). Rồi acide mycophénoliqueđược các nhà chuyên môn sử dụng để tạo
nên cơ chế chống đào thải hiệu quả nhất. Sự kết hợp nhiều loại dược
phẩm nhóm này cho phép bệnh nhân theo đuổi việc điều trị chống đào thải
mô ghép, đồng thời kéo dài tuổi thọ của mô ghép. Cuối thập niên 90,
những chất kháng thể mới như basiliximab (Simulect) và daclizumab
(Zenapax) được tung ra thị trường, góp phần hoàn thiện nhóm thuốc IMS,
đạt được tác dụng chống đào thải mô ghép thật hiệu quả trong những ngày
đầu sau khi mổ.
Từ năm 2000, nhiều thuốc mới đã xuất hiện như sirolimus (Rapamune),
éverolimus (Certican), góp phần mang lại hiệu quả trong việc ghép tim.
Hiện
nay, các viện nghiên cứu dược phẩm đang tiến hành tìm kiếm những phân
tử mới thật đặc biệt, vừa tăng tác dụng chống đào thải vừa làm giảm độc
tính của thuốc IMS. Mục tiêu của các cuộc nghiên cứu là tìm ra những
phương pháp mới cho phépđạt được sự cân bằng tối ưu giữa hiệu quả điều
trị và khả năng dung nạp của bệnh nhân, giúp họ có thể theo đuổi lâu dài
liệu pháp cấy ghép và nâng cao chất lượng sống của mình.
Chuyên đề 2: Sử dụng thuốc kháng khuẩn bôi ngoài da
Có
nhiều loại bệnh da, nhiều tác nhân bên ngoài gây nên các thương tích
ngoài da có thể bịnhiễm trùng, làm mủ, rất lâu lành và khi lành sẽ để
lại sẹo. Ngoài việc dùng thuốc kháng sinh toàn thân, chúng ta cần phải
săn sóc chỗ da bị bệnh và bôi thêm thuốc kháng khuẩn tại chỗ. Vấn đề đặt
ra là việc chỉ định dùng và cách dùng các thuốc bôi này như thế nào cho
đúng.
Chỉ định dùng thuốc
-
Dùng cho các bệnh nhiễm khuẩn da như: viêm nang lông, viêm da mủ, mụn
trứng cá, viêm quầng, chốc, chốc loét, loét sâu quảng, nhọt và nhọt
cụm...
- Trong các bệnh da có bội nhiễm: chàm bội nhiễm, tổ đỉa bội nhiễm, bệnh da bóng nước, ghẻbội nhiễm v.v...
-
Trong các bệnh nội tạng có biểu hiện ra da: tiểu đường, loét lỗ đáo
trong bệnh phong, loét da do tì đè khi bệnh nhân phải nằm lâu do hôn mê,
tai biến mạch máu não...
- Chấn thương làm rách da, trầy da có thể bị nhiễm trùng.
Một số thuốc bôi có tính kháng khuẩn
-
Các dung dịch sát khuẩn: nước muối sinh lý 0,9%, thuốc tím pha loãng
nồng độ 1/10.000 dùng để rửa các vết thương, vết trầy sước do chấn
thương, các vết loét.
-
Thuốc đỏ,dung dịch xanh Méthylène, Eosine, Milian, Castellani ... có
tính sát khuẩn tại chỗ, bôi tại chỗ để phòng và chống bội nhiễm.
-
Các chếphẩm cream có pha các kháng sinh như Gentamycine, Tétracycline
v.v... Các thuốc này được các hãng dược phẩm pha chế sẵn với một nồng độ
thích hợp, đôi khi được thêm vào thuốc kháng viêm có Steroids và (hoặc)
thuốc kháng vi nấm.
-
Thuốc kháng khuẩn tại chỗ Bactroban: Thuốc có tên khoa học là Mupirocin,
đây là một kháng sinh tại chỗ mới, phổ diệt khuẩn rộng có hoạt tính
chống lại hầu hết các vi khuẩn gây nhiễm trùng da. Thuốc này dễ sử dụng,
có hiệu quả tốt và ít tác dụng phụ, chưa có sự đề kháng của vi khuẩn.
-
Dầu mù u là một loại thuốc bôi có tính sát khuẩn tốt, nhất là trong
những trường hợp vết loét da lâu ngày do bệnh nhân nằm lâu. Dầu mù u là
một loại thuốc cổ truyền vàđã được các thầy thuốc áp dụng rộng rãi.
Một số lưu y khi dùng thuốc kháng khuẩn tại chỗ
-
Không tự ý lấy các thuốc kháng sinh toàn thân để dùng tại chỗ. Ví dụ:
Rắc bột Penicilline hay Streptomycine lên vết thương, vì dùng kháng sinh
nguyên chất, liều tác động lên tại chỗ rất cao sẽ làm kích thích da.
Mặt khác, cách dùng thuốc như thế dễgây ra dị ứng và gây sốc phản vệ có
thể làm chết người.
- Phải tuân thủ các nguyên tắc về việc sử dụng thuốc bôi ngoài da nói chung.
-
Cần kết hợp "trong uống ngoài xoa", nhưng chú y sự tương tác của thuốc.
Vì vậy tốt nhất là, nên có chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc.
Chuyên đề 3: Vấn đề truy tìm ung thư phổi và hiệu quả
Nguyễn Văn Tuấn
“Báo
nguy! Tỉ lệ người Việt khám ung thư quá thấp.” Đó là tiêu đề của một
bản tin trên một tờ báo tiếng Việt tại California. “Báo nguy”! “Ung
thư”! Toàn những danh từ nghe qua phát sợ. Bài báo còn cho biết“Ung
thư đứng hàng thứ hai sau bệnh tim về nguyên nhân tử vong ở California
và trên toàn quốc. Phương thức cốt yếu để đề phòng ngừa là các cuộc xét
nghiệm rà ung thư hầu phát hiện sớm khi bệnh dễ chữa trị nhất, và trong
nhiều trường hợp, có thể chữa khỏi hoàn toàn.”.
Phát
hiện ung thư sớm, điều trị có khả năng thành công cao. Đó là thông
điệp mà một số người trong giới y tế không ngừng cho chúng ta biết.
Thoạt đầu mới đọc qua những bản tin như trên thì thấy quá có lí: phát
hiện sớm, chữa trị sớm, hết bệnh. Có gì phải bàn cãiđâu! Ấy thế mà có
đấy. Nói phát hiện sớm để có thể chữa trị sớm là gián tiếp đề cập đến
một giả định: đã có phương pháp chữa trị hiệu quả. Nhưng cũng như nhiều
chuyện khác, đó là một giả định không đúng, và câu phát biểu trên quá
đơn giản, đơn giản đến độ nguy hiểm. Hai nghiên cứu mới nhất vừa công
bố trên tờ tập san New England Journal of Medicine (NEJM) và tập san của
Hiệp hội Y khoa Mĩ (Journal of the American Medical Association hay
JAMA) cung cấp cho chúng ta vài bài học đắt giá về cách hiểu và diễn
dịch hiệu quả của các chương trình truy tìm ung thư.
Trong
số các bệnh ung thư, ung thư phổi là một bệnh nguy hiểm nhất. Nguy
hiểm là vì số trường hợp tử vong do bệnh này gây ra thuộc vào hàng cao
nhất so với các bệnh ung thư khác [1]. Ở nước ta, ung thư phổi ở đàn
ông là loại ung thư phát sinh với tần số cao nhất (với tỉ lệ 39 trên
100,000 dân số tại Thành phố Hồ Chí Minh) so với tất cả các bệnh ung thư
khác [2]. Do đó, có thể hiểu được tại sao chúng ta tìm mọi phương cách
để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt, với hi vọng sẽ điều trị trước khi
ung thư phát triển đến giai đoạn khó cứu chữa. Một trong những phương
pháp đó là chương trình truy tìm ung thư bằng X quang hay các thiết bị
hiện đại khác mà giới y tế Tây phương gọi là “screening”.
(Động từ screen không phải dễ dịch, vì nó không có nghĩachiếu phim hay che chắn; nó có nghĩa đen là sàng lọc. Khái niệmscreening cũng
giống như khái niệm truy tầm những tên khủng bố trong nước Mĩ vậy. Nói
một cách tóm tắt, giới chức dựa vào những thông tin liên quan đến đối
tượng và từ đó ước đoán xác suất đối tượng có thể là một người có tiềm
năng khủng bố. Do đó, tôi dịch chữ cancer screening là truy tìm ung thư, vì trong thực tế nó là một cách truy tìm.)
Vấn
đề đặt ra là các chương trình truy tìm ung thư như thế có hiệu quả hay
không. Năm ngoái (2006), một bài bào công bố trên tập san NEJM kết luận
rằng chương trình truy tìm ung thư phổi bằng CT (một dạng X quang ba
chiều) có thể cứu sống bệnh nhân ung thư phổi [3]. Ngay sau khi công
trình nghiên cứu được công bố, các nhóm vận động truy tìm ung thư ở Mĩ
phátđộng một chiến dịch thông qua các tài tử điện ảnh và các ngôi sao
thể thao đểkêu gọi mọi người nên tham gia vào các dự án truy tìm ung thư
phổi.
Nhưng
mới tuần qua (7/3/2007), tập san JAMA công bố một nghiên cứu khác [4]
với kết luận rằng truy tìm ung thư bằng máy chụp cắt lớp điện toán tia
xoay (spiral CT) không những vô hiệu quả, mà còn có thể gây tác hại cho
bệnh nhân vì những phẫu thuật không cần thiết và có khi nguy hiểm.
Tại
sao hai công trình nghiên cứu qui mô, được công bố trên hai tập san y
học hàng đầu của Mĩ (và thế giới) lại đi đến hai kết luận hoàn toàn trái
ngược nhau? Để trả lời câu hỏi này, thiết tưởng chúng ta cần phải hiểu
rõ khái niệm truy tìm ung thư và những khía cạnh “kĩ thuật” đằng sau
mục tiêu của các chương trình truy tìm ung thư.
Để trả lời câu hỏi này, cần phải thông hiểu hai khái niệm căn
bản trong dịch tễhọc: khả năng sống sót (survivorship) và tử vong
(mortality). Hai khái niệm này có liên quan, nhưng khác nhau, và phân
biệt được có thể giúp cho chúng ta không hiểu lầm về các báo cáo y khoa.
Có thể hiểu hai khái niệm này qua một ví dụ sau đây: Giả dụ một quần
thể gồm 100 người, và tất cả đều tham gia vào chương trình truy tìm ung
thư trong vòng 10 năm. Trong thời gianđó, chương trình truy tìm ung thư
phát hiện được 30 người bị ung thư; và trong số này có 20 người tử vong
vì ung thư trong thời gian theo dõi. Sau thời gian theo dõi nghiên cứu
(sau 10 năm) còn có thêm 5 người nữa tử vong. Tỉlệ sống sót trong thời
gian theo dõi là 80%; tỉ lệ sống sót ở bệnh nhân được chẩn đoán ung thư
là 33.3%. Thế nhưng, con số thực tế là 75% và 16.7%, tươngứng; nhưng
con số này không có báo cáo vì chương trình truy tìm ung thư đã kết
thúc!
Do đó, nếu chỉ dựa vào tỉ lệ sống sót rất dễ sai lầm. Một
“hiệu ứng” khác của vấn đề thẩm định hiệu quả của các chương trình truy
tìm ung thư là vấn đềmà giới dịch tễ học gọi là “lead-time bias” (tôi
tạm dịch là “hiệu dịch thời gian” mượn khái niệm bias trong
vật lí học). Yếu tố này phát biểu rằng đơn thuần phát hiện bệnh sớm
(như qua chẩn đoán bằng spiral CT trong các chương trình truy tìm ung
thư) lúc nào cũng gia tăng chỉ số khả năng sống sót. Hãy xem xét một ví
dụ cụ thể: Bệnh nhân A tham gia chương trình chẩn đoán sớm (screening),
được chẩn đoán bị ung thư lúc 60 tuổi, và tử vong ởtuổi 70. Như vậy
bệnh nhân này sống được sau khi chẩn đoán là 10 năm. Trong khiđó bệnh
nhân B, vì không tham gia vào chương trình chẩn đoán sớm, bệnh nhân phát
bệnh ở tuổi 67, và chỉ sống được sau đó 3 năm. Như thế dễ nhận thấy
bệnh nhân A có thời gian sống sau chẩn đoán ung thư dài hơn nhiều so với
bệnh nhân B (7 năm). Nhưng trong thực tế hai bệnh nhân A và B đều tử
vong và có cùng một tuổi thọ như nhau là 70 tuổi.
Hiểu hai khái niệm đó, bây giờ chúng ta thử đánh giá hai
nghiên cứu trên tập san NEJM và JAMA. Trong công trình nghiên cứu công
bố trên tập san NEJM [3], các nhà nghiên cứu rà soát
31,567 đối tượng bằng CT và phát hiện 484 (tức khoảng 1.5%) trường hợp
ung thưphổi. Tỉ lệ sống sót trong vòng 10 năm ở những bệnh nhân này là
80% — so với tỉ lệ 10% ở những bệnh nhân ung thư phổi trên toàn nước Mĩ.
Công
trình nghiên cứu công bố trên tập san JAMA [4] thăm dò 3,246 đối tượng
và phát hiện 144 (hay 4.4%) trường hợp ung thư phổi. (Tỉlệ phát hiện
trong nghiên cứu này cao hơn vì phần lớn đối tượng là người cao tuổi và
được theo dõi lâu hơn). Trong số 3,246 người này, 38 người chết vì ung
thư phổi – và con số này tương đương với tỉ lệ tử vong ở những người
cùng độ tuổi từng hút thuốc lá và không chụp spiral CT.
Mục tiêu tối hậu của các chương trình truy tìm ung thư là
giảm tử vong — tức cứu người. Bởi vì công trình nghiên cứu trên tập san
NEJM chỉ xem xét chỉ số sống sót, và do đó không
cho chúng ta biết bao nhiêu người đã được cứu sống. Ngược lại, vì công
trình trên tập san JAMA phân tích chỉ số tử vong (tức trực tiếp giải
quyết mục tiêu của chương trình truy tìm ung thư), và do đó kết quả này
cho chúng ta biết được rằng chương trình truy tìm ung thư không có hiệu
quả. Kết quả của nghiên cứu trên tập san JAMA cũng phù hợp với các
nghiên cứu trước: truy tìm ung thư phổi sớm có thể làm gia tăng chỉ số
khả năng sống sót, nhưng không cứu sống bệnh nhân.
Chỉ số khả năng sống sót không phản ảnh được hiệu quả của
chương trình truy tìm ung thư. Và, đây chính là sai lầm của kết luận
trong bài báo trên tập san NEJM, mà một số bác sĩ và nhà nghiên cứu đã
chỉ ra sau khi bài báo được công bố.
Hai nghiên cứu này còn cho chúng ta một khía cạnh khác của
các chương trình truy tìm ung thư: Đó là hiện tượng “overdiagnosis” –
hay “gán bệnh”. Đây là một vấn đề đáng quan tâm đối với phương pháp CT,
bởi vì phương pháp này có thể phát hiện nhiều dấu hiệu bất bình thường
hơn là phương pháp chụp X quang thông thường. Nói cách khác, các chương
trình truy tìm ung thư thường phát hiện những trường hợp ung thư giai
đoạn đầu. Thật vậy, các trường hợp ung thưgiai đoạn I và II hay N0M0
chiếm khoảng 70% đến 93% tổng số trường hợp ung thưphổi phát hiện bằng
CT trong các chương trình truy tìm ung thư [5-6] Cụthể, một chương
trình truy tìm ung thư phổi ở Nhật cho thấy sử dụng máy chụp spiral CT
phát hiện số trường hợp ung thư cao gấp 10 lần so với X quang lồng ngực.
Quan trọng hơn nữa, xác suất phát hiện ung thư phổi (qua chẩn đoán
bằng máy spiral CT) ở những người hút thuốc lá bằng với xác suất ở người
không hút thuốc lá [7]!
Nhưng
tất cả các bệnh nhân với chẩn đoán ung thư phổi đều phảiđược điều trị,
“gán bệnh” cũng có nghĩa là một số người được điều trị một cách không
cần thiết hay điều trị sẽ chẳng đem lại lợi ích sức khỏe cho họ, và có
thể gây tác hại. Phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi sớm
đượcđiều trị bằng phẫu thuật để cắt bỏ một phần lá phổi, một cuộc giải
phẫu lớn với khoảng 5% tử vong trong vòng 1 tháng [8]. Cần nói thêm
rằng một phân tích tổng hợp (meta-analysis) năm 2005 cho thấy tỉ lệ tử
vong ở những người tham gia các chương trình truy tìm ung thư phổi cao
hơn những người không tham gia các chương trình đó [9].
Tuy
nhiên, cả hai nghiên cứu (trên tập san JAMA và NEJM) đều không thể xem
là kết luận sau cùng được, bởi vì cả hai đều không phải là những nghiên
cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên, một chuẩn vàng trong nghiên cứu y
học. Hiện nay, hai nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên đang được
tiến hành (một công trình hợp tác giữa Bỉ và Hà Lan, và một công trình
do Viện ung thư quốc gia Mĩ – National Cancer Institute– tài trợ). Kinh
nghiệm gần đây cho thấy niềm tin có thể sai trước ánh sáng khoa học.
Chẳng hạn như trường hợp thay thế kích thích tố nữ (hormone replacement
therapy) ở những phụ nữ sau mãn kinh, những giả định về lợi ích trong
điều kiện thiếu chứng cứkhoa học có thể gây tác hại cho bệnh nhân. Để
tránh lặp lại sai lầm đó một lần nữa trong y học, chúng ta không nên
khuyến khích truy tìm ung thư phổiđại trà bằng các thiết bị đắt tiền nếu
chưa có bằng chứng về hiệu quả cứu sống bệnh nhân.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Văn Tuấn. Truy tìm ung thư: lợi và hại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ,2007.
2. Anh PH, et al. The situation with cancer control in Vietnam.Japanese J Clin Oncol 2002;32:S92-S97.
3. Henschke CI, et al. Survival of patients with stage I lung cancer detected on CT screening. N Engl J Med 2006;355:1763-71.
4. Bach PB, et al. Computed tomography screening and lung cancer outcomes. JAMA 2007;297:953-61.
5. Nawa T, et al. Lung cancer screening using low-dose spiral CT: results of baseline and 1-year follow-up studies. Chest 2002;122(1):15-20.
6. McWilliams A, et al. Lung cancer screening: a different paradigm.Am J Respir Crit Care Med 2003;168(10):1167-73.
7. Sone S, et al. Mass screening for lung cancer with mobile spiral computed tomography scanner. Lancet 1998; 351:1242-5.
8. Birkmeyer D, et al. Operative mortality with elective surgery in older adults. Effect Clin Pract 2001;4:172-7.
9. Manser R, et al. Surgery for early stage non-small cell lung cancer.Cochrane Database Syst Rev 2005;(1):CD004699
Chuyên đề 4: Làm gì khi bị dị ứng mỹ phẩm?
Cùng
với sựtiến bộ mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ làm đẹp ngày nay
cũng có những bước phát triển đáng kinh ngạc trong thế giới của đồ mỹ
phẩm, trong các cửa hiệu trang điểm, mỹ viện, việc sử dụng tia la-de
chăm sóc làn da... tất cảnhững thành tựu muôn màu sắc ấy nếu được sử
dụng hợp lý đúng cách sẽ giúp cải thiện phải đẹp ngày càng đẹp hơn. Tuy
nhiên, đôi khi đồ mỹ phẩm và cách sử dụng không hợp lý khiến bạn gái
phải chịu những tác hại không đáng có, mặc dù tỷ lệ đồ mỹ phẩm "chơi
không đẹp" không nhiều so với số lượng người sửdụng. Theo một cuộc khảo
sát quốc tế mới đây, trong số 1 triệu lượt dùng mỹphẩm có khoảng 680 lần
bị phản ứng phụ. Tuy nhiên con số người dùng mỹ phẩm bị"khó chịu" trên
thực tế còn nhiều hơn thé, nhưng mức độ không đáng phải đến bác sĩ điều
trị. Thông kê của các phòng khám da liệu cho thấy có khoảng 10% người
mắc bệnh là do s mỹ phẩm, có thể là do dùng "quá liều lượng", dùng sai
phương pháp và mục đích, độ kiềm của mỹ phẩm, mỹ phẩm có nhiều chất bay
hơi và vị trí sử dụng mỹ phẩm vòng quanh mắt. Ðiều mà bạn gái nên biết
về những trường hợp được coi là "dị ứng" với mỹ phẩm là:
-Triệu
chứng mà người sử dụng mỹ phẩm tự cảm thấy được như đau rát, ngứa theo
từng đợt trong vòng 10 phút, thường mắc phải khi dùng mỹ phẩm trên khuôn
mặt.
-Mẩn
ngứa. Có thể lúc đầu mẩn ngứa ít rồi chuyển sang nhiều, thành những nốt
ban đỏ, mụn nước. Vùng mắt nhất là quanh mắt thường bị hiện tượng này.
-Da mặt bịsưng tấy, đôi khi cảm thấy tức ngực khó thở như bị dị ứng thuốc nhuộm.
-Trên
da có vết nhám đen hoặc nhám trắng do một số hoá chất hay chất chiết
suất từ thực vậtđể lại dấu vết trên da khi phản ứng với ánh sáng. Một số
trường hợp nổi mụn trứng cá.
-Móng tay, móng chân bị tróc, thay đổi màu, viêm nhức do thuốc sơn móng, rửa móng..
-Tóc
giòn, gãy, xơ cứng do các loại thuốc nhuộm tóc, uốn tóc... Ngoài ra còn
có những tác hại đối với các bộ phận khác của cơ thể, đôi khi để lại di
chứng lâu dài.
Những
loại mỹphẩm thường gây ra dj ứng: Qua các thử nghiệm y học, đồ mỹ phẩm
dễ gây dị ứng nhất do các bạn gái là nước hoa, thuốc mọc tóc, kem làm
trắng da, kem chống nếp nhăn, thuốc nước hoặc kem chống mọc lông. Tiếp
đó thuốc làm đầu, nhuộm tóc, kem dưỡng tóc, hoá trang mặt, kem trứng cá,
kem lót khi trang điểm, son môi, thuốc vệ sinh, kem tăm, thuốc chống
nắng, thuốc khử mùi và giảm mồ hôi.
Ðiều
bạn gái nên làm khi bị dị ứng mỹ phẩm: Nếu cảm thấy nghi ngờ mình bị bị
ứng loại mỹphẩm nào, điều đầu tiên là bạn phải ngừng sử dụng ngay. Khi
ngừng rồi mà triệu chứng dị ứng vẫn còn thì phải ngừng tất cả các loại
mỹ phẩm mà bạn đang dùng, trừ son môi, mỹ phẩm trang điểm mắt, phấn rôm.
Khi triệu chứng dị ứng khỏi có thể dùng dần từng loại một để xác định
"thủ phẩm" gây dị ứng. Trong trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng cần đến
khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không cố
tình sử dụng mỹ phẩm hoặc tự chữa vì có thểgây nguy hiểm cho bạn.
Cách
lựa chọn mỹ phẩm thích hợp: Hiện nay nghệ thuật quảng cáo mỹ phẩm đạt
đến trình độ rất cao, dễ làm xiêu lòng bạn gái. Nhưng các bạn nên làm
theo lời khuyên chân thành và sáng suốt của các chuyên gia về y tế và
thẩm mỹ: - Chọn mua những loại mỹphẩm mà bạn quen dùng và không hề gây
dị ứng, không mua theo gười khác hoặc sựgiới thiệu của họ. Trường hợp
dùng một loại mỹ phẩm mới phải thử trên một phần da (sau vành tai chẳng
hạn) trong vòng 5-7 ngày. Nếu thấy an toàn mới dùng.
-Nên dùng mỹphẩm có nguồn sản xuất và chất lượng tin cậy được.
-Nên mua mỹphẩm có dung lượng lớn dùng được tương đối lâu nhưng trong quá trình dùng phải bảo quản và giữ vệ sinh cận thẩn.
Chuyên đề 5:
Tự chữa say tàu xe, không dùng thuốc và không phản ứng phụ!
Lương y VÕ HÀSáng
nay, cô Ph., nhà láng giềng, sau chuyến đi miền Trung về đã đến nhà và
hồ hởi báo tin “Nhờ mấy con số anh cho chuyến nầy em đi xe rất thoải
mái, không phải uống thuốc gì mà người vẫn nhẹ như mây!”
Cô Ph. 48 tuổi, đã có 5 con, người khoẻ
mạnh, quanh năm suốt tháng hiếm khi thấy ốm đau, chỉ hiềm một nỗi mỗi
lần có việc phải đi xe hơi là bị chóng mặt, nôn ói, người vả ra như bị
tước hết sinh khí. Sống ở miền Nam, lần nầy, cô có việc phải ra Quảng
Ngải để rước cô con dâu và đứa cháu nội vừa mới sinh được một tháng.
Là người láng giềng, lại xem nhau như thân thuộc, cô thường gọi tôi là
anh xưng em. Biết được chuyến đi và nghe cô than thở về nổi khổ bị say
xe trên đường dài, tôi đã truyền cho cô một “bí kiếp” hộ thân. Đó là
một mảnh giấy nhỏ ghi dãy số 720.640. Cô được căn dặn khi ngồi trên xe, thỉnh thoảng, khi rổi rảnh, hoặc lúc nhớ ra hãy nhẩm niệm trong tâm những con số “bảy hai không sáu bốn không bảy hai không sáu bốn không . . .”.
Hôm nay, cô kể lại, lúc ngồi trên xe
thỉnh thoảng cô lại lẩm nhẩm trong miệng dãy số đó, mỗi đợt khoảng 5, 7
lần. Kết quả là suốt trên đường không bị buồn nôn, khó chịu như những
lần trước. Sau chuyến đi cũng cảm thấy khoẻ hơn trước nhiều. Đặc
biệt, cô con dâu 28 tuổi, vừa sinh con đầu lòng xong, cũng là người vẫn
bị chứng say xe từ nhỏ. Nghe mẹ nói, cô cũng bắt chước niệm thử và
cũng không bị say xe. Dãy số đã có hiệu quả tốt đối với cả 2 mẹ con.
Cơ chế chống say tàu xe.Theo
các nhà khoa học, say tàu xe là do rối loạn hoạt động ở tai trong làm
ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng của cơ thể dẫn đến buồn nôn, nôn ói,
chóng mặt, mệt mỏi. Đối với những người bình thường, sự khó chịu sẽ
chấm dứt khi xong chuyến đi. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh
tim mạch hoặc tiêu hoá, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn hoặc thậm
chí kéo dài sau chuyến đi.
Triệu chứng quan trọng và điển hình nhất
của các chứng say tàu xe là buồn nôn, nôn ói. Theo Đông y, đây là biểu
hiện của khí từ dạ dày nghịch lên. Theo học thuyết kinh lạc, dạ dày bị
chi phối bởi kinh Dương Minh, một kinh nhiều khí nhiều huyết có chức
năng phòng vệ cơ thể chống lại những biến động của môi trường bên
ngoài. Do đó, về mặt cơ chế, chống say tàu xe phải
bao gồm việc ổn định nội khí ở hạ tiêu và làm cho khí của kinh Dương
Minh di chuyển thuận từ trên xuống dưới (thường gọi là thuận khí hay chống khí nghịch).
Chữa say tàu xe bằng tượng số bát quái.Trong
cách chữa trên, nhẫm đọc dãy số 720.640 là nhằm vận dụng phối hợp một
số quy luật của khí công, chu dịch và y học truyền thống. Theo tượng số
bát quái, số 7 là tượng số ứng với dạ dày thuộc dương thổ, số 2 là tượng số thuộc kim ứng với ruột già. Nhẫm đọc 720 sẽ gây ra hiệu ứng thuận khí ở kinh Dương Minh. Trong liệu pháp tượng số, khi nhẩm đọc một nhóm số, khí của con số trước sẽ chuyển cho khí ứng với con số sau. Như vậy, khi nhẫm đọc 720, khí ở kinh Dương Minh thay vì nghịch lên phía trên sẽ chuyển thuận xuống vùng ruột già theo quy luật tương sinh (Thổ sinh Kim).
Do đó, đối với chống say tàu xe, nhóm số 720 là số chánh. Ngoài ra,
số 6 là tượng số của Thận, số 4 là tượng số của Can, nhóm số 640 thêm
vào có tác dụng dưỡng huyết, bổ Can Thận âm. Một trong những lý do của
hư Hoả, của khí nghịch là âm hư. Ở đây, dùng 640 với mục đích bổ âm để tàng dương.
Theo liệu pháp tượng số bát quái, số 0 được thêm vào các nhóm số để
gia tăng tính hoạt hoá của hai khí âm hoặc dương. Dấu chấm ở giữa là
dấu chỉ ngưng một tíc tắc khi đọc nhằm ngăn cách 2 nhóm số với tác dụng
khác nhau. Trên thực tế, người bệnh có thể đọc liên tục bảy hai không
sáu bốn không bảy hai không sáu bốn không . . . Say xe chỉ là những
triệu chứng rối loạn khí hoá. Do đó, sự phối hợp của 2 nhóm số vừa giáng khí vừa tàng dương có thể nhanh chóng tạo sự ổn định chân khí nơi hạ tiêu để chống say xe.
Tác dụng dưỡng sinh của dãy số 720.640.Nhóm số 640 có thể dưỡng âm bổ thận. Nhóm số 720 ngoài hiệu ứng giáng khí nghịch còn có tác dụng kích hoạt dương thổ,
tăng cường khí hoá ở Tỳ Vị, giải phong hàn ở kinh lạc. Sự phối hợp
của 2 nhóm số gồm đủ hai thuộc tính âm dương nên không sợ phản ứng
phụ mà còn có những tác dụng dưỡng sinh nhất định. Ngoài ra, dãy số
720.640 còn có thể dùng để chữa một số trường hợp bệnh lý do âm hư gây
ra như nhức đầu, mất ngủ, viêm xoang mãn tính hoặc một số trường hợp
đau lưng, đau khớp do phong hàn.
|
|
Chúc các bạn luôn vui-khỏe...NDD