Nếu nhìn tổng thể, có thể
thấy rằng Phật giáo Thiền tông và văn hóa bản địa có mối liên hệ mật
thiết, cùng vận hành và phát triển. Nhưng phần nhiều mọi người chỉ huyên
thuyên đưa ra một vài ngữ văn bóng bẩy để bàn luận suông, lãng quên nội
dung những tác phẩm Thiền tông luôn gắn liền và phù hợp với bối cảnh
thời đại nhưng ít lấm phải bụi trần. Văn học Thiền tông như một liều
thuốc giải độc tiêu trừ mọi thống khổ trong kiếp người đầy sóng gió,
mang đến thảnh thơi cõi lòng.
Giáo lý Thiền tông Không lập văn
tự (不立文字), lối diễn tả không nặng tính vay mượn. Từ đời Đường, Tống về
sau, giữa văn học và Thiền sư tương thức nhau, vượt thoát cái bình
thường để thể nhập phương vị xuất thế. Xin nêu lên hai lĩnh vực sau,
nhằm nói rõ mối tương quan trọng yếu giữa Thiền và Văn học.
1.Thiền sư và Thơ
Khổng Tử về già đã san định Thi, Thư,
Lễ, Nhạc; chọn lọc, điểm xuyết, tuyển tập và truyền thừa tư tưởng học
thuật qua nhiều thế hệ cũng như văn học bản địa. Nhưng vì sao mỗi khi
lưu xuất những áng văn chương, luận lý tùy lúc tùy nơi, mỗi lĩnh vực đều
phải thiết lập luận cứ để thuyết minh?. Từ đời Tần, Hán về sau, vì sao
Đạo Nho có những bước chuyển biến; nhất là thời Xuân Thu, trước thời Tấn
thường nhấn mạnh đến Ngũ Kinh, lấy Kinh Thư chế tác thành Kinh Thư,
Kinh Dịch, Kinh Lễ?
Bởi
lẽ tinh thần dân tộc và văn hóa bản địa luôn hòa quyện nhau. Xưa nay,
bản chất văn hóa nhân văn luôn cư ngụ trong lòng người, nhưng cũng có
giao xen chất liệu tín ngưỡng tôn giáo; ngay cả nền văn hóa nguyên thủy
phương Tây cũng thế, đều chịu ảnh hưởng về hệ tư tưởng uyên nguyên tôn
giáo.
Xây dựng văn hóa nhân văn tuyệt nhiên
không tách rời tư tưởng và tình cảm con người, ăn sâu vào cả thân lẫn
tâm. Tôn giáo có thể an định được tình cảm và tư tưởng của mọi giới, là
nơi gửi gắm, an trú bền chắc nhất. Cùng với yếu tính giáo nghĩa thẳm sâu
không thể nghĩ bàn, rồi từ tố chất thuần túy nhân văn mà đạt đến công
năng an tâm, vượt trên các Ngã. Đối với tư tưởng tín ngưỡng tôn giáo,
đôi lúc cũng chỉ thuộc phạm vi tác dụng của tình cảm. Thế nên, muốn
thanh lọc ghềnh thác vui buồn sầu thương thì trong vườn tâm siêu việt
hiện thực. Văn học nghệ thuật mang phạm trù tình cảm rộng lớn, còn tư
tưởng và tình cảm là huyết mạch của con người. Con người nương tựa tôn
giáo mà được thăng hoa, khiến vượt ngoài hoàn cảnh hiện thực, là nơi gửi
gắm tinh thần và tư tưởng. Thế nên, hình thành độc lập mà không có điểm
tựa thì dễ bị an bài trên mặt bằng tự ngã.
Trong nền văn hóa dân tộc bản xứ xưa nay
lớn mạnh là nhờ lấy Thi, Thư làm chuẩn tắc, đây là nét đặc thù, giử cái
nguyên sơ mà tiến bước cùng thời đại. Cổ nhân bảo Thi Lễ Gia Truyền
(诗礼传家) và Thi Thư Thế Trạch (诗书世泽), phần nhiều chúng ta nhận thức mập mờ
mà chưa thẩm thấu mối liên hệ, tính uyên áo của chúng nên chưa cảm nhận
rốt ráo tầng bậc diệu kỳ của cảnh giới văn thơ.
Thời quá khứ, tầng lớp tri thức đa phần
đều thông kim bác cổ về sử học, văn học, rành mạch về Thi, Từ, Ca, Phú;
thông suốt nền tảng căn bản triết học nhân sinh, cho đến nghệ thuật cầm,
kỳ, thi, họa, đều có thể xem là tri thức toàn khoa. Nhưng vào khoảng
năm 561, xuất hiện một số văn nhân, mở nhiều hội cảm tác thơ ca văn
chương, nhưng do trình độ sâu cạn bất đồng và chẳng nắm bắt bối cảnh
hiện tại nên không phân định rành mạch giữa triết học, chính trị, quân
sự, thi nhân, học giả; cũng như một số thi nhân ảnh hưởng quan niệm
phương Tây, lấy thơ văn làm kế sinh nhai, không dứt khoát vượt trên quan
niệm tầm thường ấy để nhận chân biển cả tri thức.
Thiền tông, chẳng những Không lập văn tự
mà còn lấy Vô tướng làm sự thể hiện, lấy Vô môn làm cách thể nhập. Nói
cách khác, Thiền tông cũng lấy cảnh giới Không làm cảnh giới, hoàn toàn
vượt trên chủ nghĩa hình thức tôn giáo, xem trọng tinh thần tu chứng
trên cơ sở đúng đắn, thăng hoa đời sống con người rồi bước lên phương
trời giải thoát toàn triệt, lấy cái mênh mông Vô tướng làm cái tướng của
cảnh giới. Chúng ta hay giải thích về phương tiện, chỉ là tiến trình
vay mượn gốc rễ sự vật để đánh mạnh vào phương pháp sự vật. Ví dụ về
lĩnh vực học vấn thế gian có thể xem như một cảnh giới Thiền tông, rồi
từ đó xuất hiện nhiều ý nghĩa văn chương tuyệt diệu, hệ quả giá trị tác
phẩm ấy sẽ là đỉnh cao nghệ thuật.
Thế nên, từ đời Đường, Tống về sau, các
Thiền sư thuộc Thiền tông mặc tình nghêu ngao ca ngâm văn chương, thơ ca
chuyển tải đầy chất Đạo, nghiễm nhiên những áng văn chương đó đều trở
thành những tuyệt tác cao sâu bậc nhất. Chúng xuôi chảy vào dòng đời một
cách tự nhiên, rồi rải rác cấu thành nội dung văn học, xuyên suốt qua
các đời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Đây là nét đặc sắc đầy quy
cách của văn học Trung Hoa vào thời quá khứ.
2. Tôn giáo và Văn học
Quá
trình tiếp nối văn học hầu như không thể chia cắt, có thể dựa vào tôn
giáo, văn học mới ăn sâu trong vào lòng quần chúng. Do ảnh hưởng của mỗi
thời đại, các tầng lớp xã hội mà tiếp diễn khác nhau, mang phong thái
biểu trưng độc lập, phần lớn dựa vào nội dung tôn giáo mà xây đắp đỉnh
cao văn học. Thế nên, mọi tầng lớp trong xã hội cũng đều am hiểu nguồn
gốc văn học và bước lên chân trời văn học cao rộng, làm nên dòng lịch sử
tôn giáo, trở thành nguồn sinh lực chảy qua bao thời đại.
Chủ trương của đạo Phật và Thiền tông
luôn lấy Tuệ giác làm sự nghiệp (唯慧是业. Duy tuệ thị nghiệp). Có thể khẳng
định Thiền tông tiên khởi từ Trung Hoa, đâm chồi, trổ hoa và lớn mạnh,
phần nhiều ảnh hưởng tư tưởng nghệ thuật, tôn giáo, triết học, khoa
học…Cho nên nội dung của mọi lĩnh vực phong phú, mang giá trị hiện thực
mà lại cao quý, rất quy mô và sâu mầu. Sau này, Phật giáo du nhập vào
Trung Hoa, đã hình thành nét độc đáo trong văn học Phật giáo.
Đối với nhiều tín ngưỡng tôn giáo khác,
đôi khi chúng ta mang tâm niệm cho rằng tôn giáo mình là số một, mọi
người cần phải nghiên cứu giáo nghĩa tôn giáo mình. Bởi do từng cá nhân
cảm thức về tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, giá trị của mỗi một giáo
nghĩa tôn giáo mang tính đặc thù, bao hàm mọi vấn đề phải, trái, sâu,
cạn. Nếu cảm thấy tôn giáo mình là đúng đắn, tâm điểm, đạt đến toàn tại
khi mỗi một cá nhân khuyến hóa mọi người làm lành, giúp tháo gỡ ách nguy
nan, thì đây là một cộng đồng đại tôn giáo thực hành tất cả việc tốt
lành.
Từ luận điểm phân tranh triết học tôn
giáo mà vấn đề trở nên mâu thuẫn đối kháng, như băng tuyết và than hồng
(冰炭); do bảo thủ quan điểm cá nhân trong thời quá khứ, khiến tính văn
hóa nhân văn xuống cấp. Hy vọng trong thời đại này, chúng ta không vướng
kẹt lối mòn ấy mà trân trọng gìn giữ tinh thần văn hóa.
Nhìn chung, văn học và Thiền tông mang
tính trọng yếu. Nhìn sơ lược giản đơn từ một bài thơ thời Đường, thể từ
thời Tống, nhã nhạc thời Nguyên, tiểu thuyết thời Minh… vẫn chưa đủ để
định phẩm tận cùng ý nghĩa, chỉ là ngẫu nhiên mà đón nhận, bằng ký ức mà
đưa đến, tạm thời mà dẫn khởi. Hy vọng mọi người hưởng ứng một mà phản
ứng ba, mới có thể đạt đến cảnh giới thiền định.
Nếu lấy ba hệ tư tưởng Nho, Thích, Đạo
làm nền móng, cùng với nền văn học cổ-hiện đại để phô diễn hình thái
trong văn học thi ca, thì đó là tác phẩm mang nội dung trác tuyệt. Tư
tưởng Thiền tông được kết tinh từ Văn hệ Bát-nhã, là đại diện đầy đủ cho
một thời đại.
Nguyên tác: THIỀN DỮ VĂN HỌC ĐÍCH TRỌNG YẾU TÍNH, trong THIỀN TÔNG VÀ ĐẠO GIÁO (禅宗与道家)